Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

phát triển sản xuất dưa hấu trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 116 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN TUYỂN

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DƯA HẤU TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Mai Thanh Cúc

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tuyển

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, tôi đã được sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trường Học viện Nông
Ngiệp Việt Nam nói chung và các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và PTNT nói riêng
đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu.
Đặc biêt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS
Mai Thanh Cúc, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các phòng ban trong huyện Yên Dũng đã cung cấp
cho tôi các số liệu và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nội dung đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè
đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp
của mình.
Hà nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Tuyển

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... vi
DANH MỤC BIỀU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ ....................................................................... viii
DANH MỤC HỘP ........................................................................................................... ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................... x
1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................. 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3

1.3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3


1.4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4

1.5.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 4

2.1.2.

Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật sản xuất dưa hấu .................................................. 9

2.1.3.

Nội dung của phát triển sản xuất dưa hấu ...................................................... 12

2.1.4.

Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dưa hấu ........................... 15

2.2.


CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DƯA HẤU ............... 17

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất dưa hấu của các nước trên thế giới ............ 17

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất dưa hấu của các địa phương trong nước .... 18

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................... 25

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 34

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ................................................................................... 34

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 35

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .......................................................... 37


3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 37

iii


3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 38

4.1.2.

Diện tích, năng suất, sản lượng dưa hấu ........................................................ 45

4.1.3.

Thực trạng phát triển sản xuất dưa hấu tại các xã điều tra ............................. 53

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dưa hấu trên địa bàn
huyện Yên Dũng............................................................................................. 73

4.2.1.

Yếu tố thời tiết ................................................................................................ 73

4.2.2.


Cơ chế chính sách của huyện Yên Dũng ........................................................ 74

4.2.3.

Thị Trường tiêu thụ dưa hấu .......................................................................... 77

4.2.4.

Các nhân tố bên trong..................................................................................... 81

4.3.

Giải pháp phát triển sản xuất dưa hấu ở huyện yên dũng .............................. 82

4.3.1.

Căn cứ của giải pháp ...................................................................................... 82

4.3.2.

Các giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất dưa hấu ở huyện Yên Dũng ......... 84

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 90
5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................... 90

5.2.


KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 91

5.2.1.

Đối với tỉnh Bắc Giang .................................................................................. 91

5.2.2.

Đối với huyện Yên Dũng ............................................................................... 91

5.2.3.

Đối với các địa phương sản xuất dưa hấu nói chung ..................................... 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 93
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 95

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BVTV


Bảo vệ thực vật

CNH

Công nghiệp hóa

CN-XD

Công nghiệp xây dựng

HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kĩ thuật

KT-HT

Kinh tế hạ tầng




Lao động

NLN

Nông lâm nghiệp

NN

Nông nghiệp

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NXB

Nhà xuất bản

PTNT

Phát triển nông thôn

TB

Trung bình

TDTT


Thể dục thể thao

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai trong 3 năm 2013 - 2015 ................. 27
Bảng 3.2. Tình hình lao động và sử dụng lao động của huyện Yên Dũng năm
2013 - 2015 .................................................................................................. 28
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế nông thôn huyện Yên Dũng năm
2013 -2015 ................................................................................................... 30
Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra .................................................................................. 36
Bảng 4.1. Thời vụ gieo trồng và thu hoạch dưa hấu tại huyện Yên Dũng ................... 41
Bảng 4.2. Kết quả tập huấn kỹ thuật sản xuất dưa hấu của huyện Yên Dũng năm
2013 - 2015 .................................................................................................. 44
Bảng 4.3. Kết quả tập huấn kỹ thuật sản xuất dưa hấu cho các hộ tại điểm điều
tra năm 2015................................................................................................. 44

Bảng 4.4. Diện tích trồng dưa hấu của toàn huyện Yên Dũng năm 2013 - 2015 ........ 46
Bảng 4.5. Cơ cấu diện tích đất trồng dưa hấu của huyện Yên Dũng............................ 47
Bảng 4.6. Năng suất dưa hấu trên địa bàn huyện Yên Dũng năm 2013 – 2015 ........... 49
Bảng 4.7. Sản lượng dưa hấu của huyện Yên Dũng năm 2013 – 2015 ........................ 50
Bảng 4.8. Đặc điểm cơ bản của hộ sản xuất dưa hấu huyện Yên Dũng ....................... 53
Bảng 4.9. Diện tích trồng dưa hấu của các xã điều tra năm 2015 ................................ 55
Bảng 4.10. Diện tích, năng suất, sản lượng dưa hấu của các hộ điều tra huyện Yên Dũng .... 56
Bảng 4.11. Diện tích đất đai để phát triển sản xuất dưa hấu .......................................... 57
Bảng 4.12. Số lượng các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất dưa hấu tại các hộ
điều tra.......................................................................................................... 58
Bảng 4.13. Cơ cấu về nhu cầu giống dưa hấu qua các kênh tại các hộ điều tra ............ 59
Bảng 4.14. Độ đồng đều và tỷ lệ sống qua các kênh của các hộ điều tra ....................... 60
Bảng 4.15. Một số giống dưa hấu hiện đã được trồng tại các xã điều tra ...................... 61
Bảng 4.16. Danh mục phân bón và thuốc trừ sâu đưa vào sản xuất dưa hấu của các
hộ điều tra..................................................................................................... 63
Bảng 4.17. Tình hình sử dụng lao động cho sản xuất dưa hấu tại các hộ điều tra ........ 64
Bảng 4.18. Tình hình sử dụng vốn đầu tư cho sản xuất dưa hấu trung bình của các
hộ điều tra..................................................................................................... 65
Bảng 4.19. Chi phí sản xuất thực tế của hộ sản xuất dưa hấu huyện Yên Dũng
năm 2015 ...................................................................................................... 66

vi


Bảng 4.20. Kết quả và hiệu quả xuất dưa hấu của các hộ điều tra 2015 ........................ 68
Bảng 4.21. Tác động chuyển dịch kinh tế từ cây dưa hấu ở các hộ điều tra .................. 69
Bảng 4.22. Đánh giá của các hộ điều tra về hiệu quả kinh tế của sản xuất dưa hấu
so với cây trồng khác ................................................................................... 70
Bảng 4.23. Phân tích ma trận SWOT trong phát triển sản xuất dưa hấu tại huyện
Yên Dũng ..................................................................................................... 72

Bảng 4.24. Thời tiết ảnh hưởng đến sản xuất dưa hấu của các hộ ................................. 73
Bảng 4.25 Đánh giá của các hộ về cơ chế chính sách của huyện về phát triển cây
dưa hấu ......................................................................................................... 76
Bảng 4.26. Mức hỗ trợ vật tư cho phát triển sản xuất cây dưa hấu ................................ 77
Bảng 4.27. Dòng thông tin trao đổi giữa các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ
dưa hấu ......................................................................................................... 81

vii


DANH MỤC BIỀU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu đất đai của huyện Yên Dũng năm 2015 ......................................... 26
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất năm 2015 .............................................................. 31
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu diện tích các xã trồng dưa trong huyện Yên Dũng, 2015 .............. 48
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu sản lượng dưa hấu giữa các xã thuộc huyện Yên Dũng năm 2015 ...... 51
Hình 4.1.

Thu hoạch dưa hấu của các hộ trồng dưa huyện Yên Dũng ...................... 52

Sơ đồ 4.1.

Các kênh tập huấn kỹ thuật trồng dưa hấu ................................................. 43

Sơ đồ 4.2.

Các mối quan hệ trong cung ứng giống dưa hấu ....................................... 59

Sơ đồ 4.3.


Kênh tiêu thụ dưa hấu của huyện Yên Dũng ............................................. 79

viii


DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1. Việc truyển tải kiến thức chăm sóc cây dưa hấu đến các hộ trồng dưa là
rất quan trọng… ................................................................................................ 45
Hộp 4.2 Muốn đạt năng suất khi trồng dưa hấu không khó ……................................... 49
Hộp 4.3. Nhắc lại chuyện cũ mà tôi bực mình qua... ...................................................... 59
Hộp 4.4. Từ khi gia đình chúng tôi mở rộng diện tích trồng dưa hấu, kinh tế khá
hơn rất nhiều… ................................................................................................. 69
Hộp 4.5. Sự chuyển mình từ cây dưa hấu… ................................................................... 71

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Tuyển
Tên luận văn: “Phát triển sản xuất dưa hấu trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh
Bắc Giang”.
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất dưa hấu trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh
Bắc Giang từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất dưa hấu trên địa bàn.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập số

liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp; phương pháp xử lý số liệu chủ yếu dùng phần mềm excel
để tính toán số liệu; phương pháp phân tích số liệu là kết hợp phương pháp so sánh,
phương pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích ma trận SWOT.
Ngoài việc mô tả tình hình chung thực trạng sản xuất dưa hấu tại huyện Yên
Dũng, luận văn đã đạt được kết quả sau:
Một là, đã làm rõ được nội dung quá trình sản xuất dưa hấu trên địa bàn huyện
Yên Dũng là xuyên suốt quá trình từ làm đất chăm sóc đến thu hái và bán ra thị trường.
Hai là, đã đánh giá được những nhân tố tác động tới năng suất hiệu quả cũng
như các yếu tố tác động đến quyết định mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng dưa
hấu tại huyện Yên Dũng.
Ba là, luận văn đã đưa ra được một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chất
lượng xây dựng trên địa bàn nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế giảm các nhân tố có
ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình sản xuất dưa hấu dựa trên nội dung thực trạng của quá
trình quản lý và các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất dưa hấu trên địa bàn tỉnh.
Bốn là, luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước nói chung và cơ
quan chính quyền địa phương trực tiếp quản lý nói riêng nhằm đưa ra các chính sách hỗ
trợ người dân tăng gia sản xuất dưa hấu.
Nhìn chung trên địa huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang cây dưa hấu đã và đang
trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ dân. Tuy nhiên, vẫn tồn tại
một số hạn chế cần được khắc phục để người dân có thể nâng cao hiệu quả của cây dưa
hấu hơn và giá trị kinh tế của các hộ trồng dưa hấu.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Tuyen
Thesis title:“Developing water melon production in Yen Dung district,
BacGiang province”.
Major:Agricultural Economic

Code: 60.62.01.15
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
According to evaluate situation of water melon production in Yen Dung district,
BacGiang province, solutions were proposed to develop water melon production.
The thesis applied these research methods: primary and secondary data; excel;
combination between comparative and descriptive analysis; SWOT matrix analysis.
Beside describing general situation of water melon production in Yen Dung
district, the thesis concluded following results:
Firstly, the thesis clarified process of water melon production in Yen dung
district from cropping, caring, collecting and trading to market.
Secondly, the thesis evaluated factors influencing to effective productivity as
well as decision to expand scale production and quality improvement of water melon in
Yen Dung district.
Thirdly, the thesis proposed solutions to enhance quality management, improve
productivity and economic effectiveness, decrease bad influences to water melon
production based on situation of management process and influencing factors to water
melon production in district area.
Fourthly, the thesis also made some recommendations to national government in
general and local government in particular to publish policies supporting producers to
develop their water melon production.
Generally, in Yen Dung district, water melon was becoming the most effective
economic crop for households. However, there was some limitation needed to be solved
in order to help producers improve the effectiveness and economic value of water melon
producers.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Việt Nam là một nước nông nghiệp, nền nông nghiệp phần lớn là sản xuất
lương, thực phẩm, phát huy được các lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, bên
cạnh việc sản xuất các sản phẩm chủ lực đó thì Việt Nam còn thực hiện việc đa
dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi có nhiều giá trị cho tiêu dùng cũng như cho
xuất khẩu, là một nước có thế mạnh về sản xuất nông sản trong nhiều năm qua
Việt Nam đã từng bước thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa các loại
cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất đại trà trên nhiều địa phương, mà
trong đó điển hình là cây dưa hấu. Một số địa phương khi trồng loại cây này đã
đạt được hiệu quả kinh tế cao, nhờ vậy mà càng ngày người dân càng mạnh dạn
chuyển đổi một số loại cây trồng kém hiệu quả để sang trồng cây dưa hấu.
Dưa hấu là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Tuy là cây chịu hạn nhưng
nếu không đủ ẩm, năng suất sẽ bị hạn chế, thậm chí mất trắng nếu gặp hạn hán.
Hiện nay, dưa hấu được trồng ở nhiều nơi với số lượng ngày càng nhiều, đòi hỏi
phải có sự nghiên cứu chuyên sâu hơn cho mỗi vùng, mỗi chất đất khác nhau.
Bên cạnh đó áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến bộ là vấn đề cần thiết để nâng
cao năng suất và hiệu quả kinh tế.
Việt Nam là một nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây dưa hấu
phát triển. Dưa hấu được trồng khá phổ biến, phân bố từ Phú Thọ đến Kiên
Giang. Tổng sản lượng cả nước năm 2015 đạt 1,5 triệu tấn (Trần Trung Hiếu,
2015). Dưa hấu ở Việt Nam cho năng suất, sản lượng tương đối ổn định và có giá
trị kinh tế. Tạo nhiều việc làm cũng như thu nhập cho người lao động, đặc biệt là
các tỉnh trung du và miền núi. Với ưu thế là một cây ăn quả dễ khai thác, nguồn
sản phẩm đang có nhu cầu lớn về xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước, cây
dưa hấu được coi là cây trồng mũi nhọn, một thế mạnh của khu vực trung du và
miền núi.
Yên Dũng là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh
Bắc Giang, cách trung tâm tỉnh lỵ Bắc Giang khoảng 15 km. Chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2006-2015 khẳng định “... tập trung đầu tư cho
nông nghiệp để ổn định nông thôn, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng


1


hóa theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; chuyển dịch mạnh cơ cấu
nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với công nghiệp và dịch vụ...” Yên Dũng
đang nỗ lực xây dựng vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung với khối lượng
lớn, chất lượng cao, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và hàng tiêu dùng. Tuy
nhiên việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa còn chậm,
các mô hình canh tác tiên tiến chưa được triển khai rộng nên hiệu quả chưa cao, sản
xuất nông nghiệp hay gặp rủi ro. Dưa hấu là loại nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế
cao, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang.
Bên cạnh những thuận lợi như đã trình bày ở trên, dưa hấu ở Bắc Giang
nói chung và huyện Yên Dũng nói riêng cũng còn gặp rất nhiều khó khăn. Trước
hết về trình độ khoa học kỹ thuật của người nông dân trong các công đoạn sản
xuất như cách trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.... Công tác tổ chức sản xuất,
quy hoạch vùng sản xuất, quản lý thị trường, tiêu thụ của nhà nước chưa đáp ứng
được yêu cầu của từng ngành. Vì thế năng suất và hiệu quả kinh tế của dưa hấu
chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của nó. Theo kết quả điều tra những
năm gần đây, năng suất dưa hấu đạt từ 8 tạ đến 10,5 tạ/sào, tổng thu nhập kinh tế
trên 1 sào dưa hấu từ 3 đến 4,5 triệu đồng.
Trong nhiều năm qua, sản xuất dưa hấu của huyện Yên Dũng đã có bước
phát triển, song kết quả sản xuất dưa hấu còn chưa cao, dưa hấu vẫn được đánh giá
là cây có nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên diện tích trồng dưa hấu trong những
năm qua chưa có sự gia tăng rõ rệt; năng suất dưa hấu chưa được cải thiện mặc dù
đã có sự ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; tình trạng sâu bệnh phá hoại vẫn
diễn ra, tình trạng trồng chặt phá vẫn còn tồn tại; các hộ nông dân trồng dưa hấu
chưa nắm bắt được thông tin giá cả, xu hướng của thị trường …và nhiều vấn đề cần
phải xem xét, giải quyết. Vậy, phát triển sản xuất dưa hấu của huyện Yên Dũng như
thế nào? Có những yếu tố, nguyên nhân chủ yếu nào ảnh hưởng? Cần có những định
hướng và các giải pháp chủ yếu nào để sản xuất dưa hấu của huyện Yên Dũng phát

triển nhanh, vững chắc và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Xuất phát từ yêu cầu đó tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển sản xuất Dưa hấu
trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu của luận
văn thạc sĩ. Với mong muốn đưa ra những giải pháp góp phần giải quyết những
khó khăn trong việc phát triển sản xuất dưa hấu, thúc đẩy phát triển kinh tế nông
nghiệp của huyện.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu bao trùm của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng
phát triển sản xuất dưa hấu trên địa bàn huyện Yên Dũng thời gian qua, phân tích
nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất dưa
hấu tại huyện trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề phát triển sản
xuất dưa hấu.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất dưa hấu trên địa bàn huyện Yên
Dũng tỉnh Bắc Giang năm 2013 đến năm 2015.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản xuất dưa hấu của
hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Dũng.
- Đề ra định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất
dưa hấu trên địa bàn huyện Yên Dũng trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Quy trình phát triển sản xuất dưa hấu như thế nào?
- Phát triển sản xuất dưa hấu phụ thuộc vào nhứng yếu tố gì?
- Thực trạng phát triển dưa hấu trên địa bàn huyện Yên Dũng qua các năm
như thế nào?

- Kết quả phát triển dưa hấu trên địa bàn huyện Yên Dũng đã làm thay đổi
gì đến đời sống, kinh tế của các hộ trồng dưa?
- Để phát triển dưa hấu trên địa bàn huyện Yên Dũng, huyện cần có chính
sách, giải pháp gì?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ‘Phát triển sản xuất Dưa hấu trên địa bàn huyện Yên
Dũng, tỉnh Bắc Giang”. Nhưng hiện tại trên địa bàn huyện Yên Dũng việc sản
xuất dưa hấu đều do các hộ dân trồng, chưa có tổ chức hay hợp tác xã nào trồng
dưa hấu. Do vậy học viên chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề có tính lý luận và
thực tiễn về phát triển sản xuất dưa hấu với chủ thể là các hộ sản xuất dưa hấu;
những đối tượng tham gia bảo quản, tiêu thụ dưa hấu trên địa bàn huyện.
3


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung phát triển sản xuất cây dưa hấu phù
hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và định hướng của huyện Yên Dũng.
1.4.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Trong đó
tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất dưa hấu của các hộ sản xuất kinh doanh trên
địa bàn 03 xã trồng dưa hấu trên điạ bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
1.4.2.3. Phạm vi thời gian
- Thời điểm bắt đầu thu thập số liệu: Tháng 9/2015
- Thời gian kết thúc : Tháng 10/2016
- Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập trong thời gian: 2013
- 2015.
- Số liệu sơ cấp sẽ khảo sát trong gian đoạn 2015.
1.5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

- Đề tài đã góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề phát
triển sản xuất dưa hấu.
- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá được sự phát triển của sản xuất dưa hấu
của hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Dũng.
- Chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dưa hấu trên
địa bàn huyện Yên Dũng.
- Từ đó đề ra định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản
xuất dưa hấu trên địa bàn huyện Yên Dũng trong thời gian tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT DƯA HẤU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DƯA HẤU
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về phát triển
Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động
tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của
cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát triển là kết quả của
quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra
theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu
nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long, 2009).
Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn
sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền của
công dân. Phát triển còn được định nghĩa là sự tăng bền vững về tiêu chuẩn sống,
bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường. Tăng
trưởng và phát triển là hai mặt của sự phát triển xã hội có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Tăng trưởng diễn tả động thái của nền kinh tế, còn phát triển phản ánh sự

thay đổi về chất lượng của nền kinh tế xã hội để phân biệt các trình độ khác nhau
trong sự tiến bộ xã hội (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung,1997).
Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển,
tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt
lượng của nền kinh tế của một quốc gia. Tăng trưởng kinh tế thường được quan
niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong
một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ
của nền kinh tế tạo ra. Còn phát triển có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay
tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó, bao
gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu
kinh tế xã hội (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1997).
2.1.1.2. Khái niệm về phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế. phát triển kinh tế được xem là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là

5


sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi
quốc gia. (Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung, 2008).
Quá trình biến đổi về lượng là sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh
tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người. Sự biến đổi về chất kinh tế
là sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế và sự biến đổi ngày càng tốt
hơn trong các vấn đề xã hội.
Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không
phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏ nghèo đói,
suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các
dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quần chúng nhân dân v.v…
Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển.
Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế

bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm
đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn.
Theo Vũ Thị Ngọc Phùng và các cộng sự (2010) cho biết trong phạm vi
nền kinh tế quốc dân có dùng các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản
phẩm quốc dân (GNP), thu nhập quốc gia từ sản xuất (NI), thu nhập quốc gia tăng
sử dụng (NDI) và tốc độ phát triển của chúng ta để đánh giá sự phát triển. Như
vậy, phát triển kinh tế là một khái niệm chung nhất về sự chuyển biến của nền kinh
tế từ một trạng thái thấp lên một trạng thái cao hơn. Tuy nhiên có quan điểm cho
rằng phát triển kinh tế cần chú trọng đến phát triển theo chiều rộng, chiều sâu:
* Phát triển kinh tế theo chiều rộng:
Phát triển kinh tế bằng cách tăng số lượng lao động, khai thác thêm các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động trên
cơ sở kỹ thuật như trước. Trong điều kiện một nước kinh tế chậm phát triển,
những tiềm năng kinh tế chưa được khai thác và sử dụng hết, nhất là nhiều người
lao động chưa có việc làm thì phát triển kinh tế theo chiều rộng là cần thiết và có
ý nghĩa quan trọng, nhưng đồng thời phải coi trọng phát triển kinh tế theo chiều
sâu. Tuy nhiên, phát triển kinh tế theo chiều rộng có những giới hạn, mang lại
hiệu quả kinh tế - xã hội thấp. Vì vậy, phương hướng cơ bản và lâu dài là phải
chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu.
* Phát triển kinh tế theo chiều sâu:
Phát triển kinh tế chủ yếu nhờ đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên
tiến, nâng cao trình độ kĩ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất và phân công lại lao

6


động, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn nhân tài, vật lực hiện có. Trong
điều kiện hiện nay, những nhân tố phát triển theo chiều rộng đang cạn dần, cuộc
cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát triển mạnh với những
tiến bộ mới về điện tử và tin học, công nghệ mới, vật liệu mới, công nghệ sinh

học đã thúc đẩy các nước coi trọng chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu.
Kết quả phát triển kinh tế theo chiều sâu được biểu hiện ở các chỉ tiêu: Tăng hiệu
quả kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, giảm hàm lượng
vật tư và tăng hàm lượng chất xám, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất
của đồng vốn.
2.1.1.3. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người.
Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương
mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản
xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu
hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?. Trong
sản xuất, con người đấu tranh với thiên nhiên để làm thay đổi những vật chất sẵn
có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải vật chất
khác phục vụ cho cuộc sống. Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội, việc
khai thác và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phụ thuộc vào trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong sản xuất, con người
là lực lượng sản xuất chủ yếu giữ vai trò quyết định. Có nhiều quan điểm khác
nhau về sản xuất, trong đó có hai quan điểm chính sau:
Theo quan điểm của hệ thống sản xuất vật chất (MPS), thì sản xuất là tạo ra
của cải vật chất, nên trong xã hội chỉ có hai ngành sản xuất là Nông nghiệp và Công
nghiệp. Theo hệ thống tài khoản quốc gia của Liên hiệp quốc, thì quan niệm về sản
xuất rộng hơn. Sản xuất là tạo ra của cải vật chất và dịch vụ, nên trong xã hội có ba
ngành sản xuất là Nông nghiệp, Công nghiệp và dịch vụ. Quá trình sản xuất bắt đầu
từ khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào, để tiến hành sản xuất cho tới khi có các sản
phẩm đủ tiêu chuẩn nhập kho (Nguyễn Văn Công, 2009).
Theo quan điểm sản phẩm vật chất sản xuất, có thể định nghĩa sản xuất là
hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các sản phẩm vật chất đáp ứng
nhu cầu cá nhân và xã hội (Ngô Thị Thuý, 2005).
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các
hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử

dụng, hay để trao đổi thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề
7


sau: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Giá thành sản
xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần
thiết để làm ra sản phẩm? (Nguyễn Thực Huy, 2013)
Như vậy, sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài
nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu
ra). Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng
đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một
hàm sản xuất:
Q = f (X1, X2,..., Xn)
Trong đó: Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định
X1, X2,..., Xn là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng
trong quá trình sản xuất.
Các yếu tố này thường gọi là yếu tố đầu vào hay nguồn lực sản xuất.
2.1.1.4. Khái niệm về phát triển sản xuất
Tăng trưởng là tăng về số lượng, còn phát triển không những tăng về số
lượng mà còn phong phú hơn về chủng loại, chất lượng và phù hợp hơn về cơ
cấu, phân bổ của cải. Theo tác giả Lê Thị Vân (1999) trong cuốn sách “Mô hình
hệ kinh tế, sinh thái phục vụ phát triển nông thôn bền vững” thì phát triển được
định nghĩa là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con
người bằng mở rộng sản xuất. Phát triển cùng với những thay đổi về chất của nền
kinh tế như phúc lợi xã hội, tuổi thọ… và những thay đổi về chất của nền kinh tế.
Từ khái niệm về phát triển, có thể rút ra khái niệm về phát triển sản xuất:
Phát triển sản xuất là quá trình vận động của đối tượng sản xuất tiến lên từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, nó
cũng bao hàm việc phát triển về cả mặt lượng và chất của sản xuất hàng hóa.
2.1.1.5. Phát triển sản xuất dưa hấu

Theo quan điểm phát triển, phát triển sản xuất dưa hấu là sự tăng lên về mặt
số lượng, cải thiện về chất lượng sản phẩm, năng suất sản phẩm, sự hoàn thiện
của cả thị trường đầu vào và đầu ra. Tuy nhiên phải phù hợp với yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng, đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của xã hội về sản phẩm dưa hấu.
Quan điểm phát triển sản xuất dưa hấu trong giai đoạn hiện nay:
- Phát triển sản xuất dưa hấu phải đảm bảo hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và
môi trường.
8


+ Về hiệu quả kinh tế: Phát triển sản xuất dưa hấu nhằm đảm bảo sản xuất
ngày càng nhiều sản phẩm với giá thành hạ, chất lượng sản phẩm tăng, nâng cao
năng suất lao động của người trồng dưa trên cơ sở đó nâng cao thu nhập cho
nguời lao động.
+ Hiệu quả xã hội: Phát triển sản xuất nhằm tạo việc làm, tận dụng lao
động, tạo cơ hội tăng nguồn thu nhập, không ngừng cải thiện mức sống cho
người nông dân.
+ Hiệu quả môi trường sinh thái: Phải quan tâm đến bảo vệ môi trường sinh
thái, bảo vệ nguồn nước, tránh ô nhiễm môi trường do việc phát triển quy mô lớn.
- Phát triển sản xuất dưa hấu theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, phát triển sản xuất dưa hấu phải theo
hướng sản xuất hàng hóa. Do đó, đi đôi với việc phát triển sản xuất cần phải chú
ý mở rộng thị trường, trong đó bao gồm cả thị trường đầu vào như thị trường
vốn, lao động, vật tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm (đầu ra) cùng hệ thống các
dịch vụ khác như dịch vụ khoa học kỹ thuật…
- Phát triển sản xuất dưa hấu phải tính đến việc khai thác lợi thế so sánh.
Phát triển sản xuất dưa hấu phải được đặt trong sự phát triển tổng thể kinh
tế nói chung và phát triển sản xuất của vùng, địa phương vì vậy phát triển ngành
nào, loại cây trồng nào, hoặc sản phẩm nào, tốc độ tăng trưởng bao nhiêu? Cần

thiết phải tính đến lợi thế so sánh của nó, có như vậy mới phát huy được tiềm
năng của vùng, của địa phương, mặt khác mới nâng cao được tính hiệu quả và
bền vững của việc phát triển kinh tế.
-

Phát triển sản xuất dưa hấu phải theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Sản xuất dưa hấu không thể phát triển nếu chỉ dựa trên phát triển sản xuất
truyền thống với quy mô nhỏ, kỹ thuật chăm sóc lạc hậu mà phải hướng tới sản
xuất theo quy mô phù hợp với trình độ thâm canh cao, kỹ thuật công nghệ sản
xuất tiên tiến như giống mới, phân bón… cho phép tăng năng suất tiết kiệm chi
phí và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và đủ
tiêu chuẩn xuất khẩu (Nguyễn Văn Công, 2009).
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật sản xuất dưa hấu
2.1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của dưa hấu
Cây dưa hấu là loại cây hàng năm ngắn ngày, được xếp vào nhóm cây
dưa hấu.

9


Cây dưa hấu có thân bò, chịu hạn tốt và không chịu được úng.
Dưa hấu có nguồn gốc vùng khí hậu nóng nên thích khí hậu ấm áp, khô
ráo. Cây dưa hấu ưa nhiệt độ cao, thích hợp nhất khoảng 250C - 300C, có thể
trồng trên nhiều loại đất với độ pH = 5 - 7 nhưng tốt nhất vẫn là đất thịt nhẹ,
thoát nước tốt. Tùy giống mà thời gian sinh trưởng của cây dưa có thể kéo dài từ
60 - 100 ngày, năng suất đạt trung bình từ 8 tạ đến 10 tạ/sào.
Dưa hấu có thể trồng quanh năm. Tùy điều kiện từng địa phương có thể trồng
các vụ như sau:
- Vụ xuân hè: Gieo hạt tháng 2, thu hoạch tháng 4 - 5

- Vụ hè thu: Gieo hạt tháng 4, thu hoạch tháng 6 - 7
- Vụ thu đông: Gieo hạt tháng 7, thu hoạch tháng 9 - 10
- Vụ đông xuân: Gieo hạt tháng 10, thu hoạch tháng 12 - năm sau để có
dưa hấu vào dịp Noel, tết Dương Lịch và tết Nguyên đán.
Tuy vậy chỉ nên trồng tối đa 2 vụ/năm để có thời gian luân canh cây trồng
khác sẽ ít bị sâu bệnh hại.
Cây dưa hấu rất dễ bị sâu bệnh hại. Nhóm sâu hại thường gặp phải là bọ
dừa, ruồi đục lá, rệp muội, sâu xanh, sâu khoang, bọ trĩ, nhện đỏ,.... Nhóm bệnh
hại gồm có bệnh héo rũ cây con, héo dây, sương mai, cháy lá, nứt than, chảy
nhựa,.... Để phòng trừ sâu bệnh, có thể bắt giết sâu trưởng thành hoặc phun các
thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc bảo về thực vật cần thực
hiện đúng yêu cầu kỹ thuật về an toàn thực phẩm, không được phun thuốc trước
7 - 10 ngày thu hoạch quả (Nguyễn Thực Huy, 2013).
2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế
* Giá trị sử dụng
Nếu ở Hoa Kỳ, dưa hấu được dùng như quả tươi thì ở một số vùng khác
trên thế giới lại được dùng với mục đích khác nhau, như ở Nga dưa hấu dùng làm
bia, đôi khi dùng để chế nước xiro, ở vùng Địa Trung Hải dưa hấu là nguồn thức
ăn chính của người và động vật. Ở châu Á hạt dưa hấu được rang tẩm với muối
hoặc không muối để ăn, ở Trung Quốc hạt dưa hấu dùng để tách dầu, làm nhân
bánh... Còn ở nước ta, dưa hấu chủ yếu cung cấp cho nhu cầu hoa quả tráng
miệng sau bữa ăn hằng ngày và ngày càng được sử dụng rộng rãi.
- Về dinh dưỡng
Dưa hấu có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe con người. Trong
trái dưa hấu chứa 90% nước, Protein, Lipit, Carbonhydrat, Caroten, đường, các
10


chất khoáng như Calcium, Phospho, sắt, các vitamin như Thiamin (B1),
Riboflavin (B2), Niaxin (B3), Acide ascorbic (C), …. Trong 100g phần quả ăn

được cho 15kcal, 1.2g protein, 780ug vitamin A, 7mg vitamin C.
- Về mặt y học
Trong trái dưa chứa vitamin C làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Chất
Lycopen trong trái dưa là chất chống oxy hóa, giúp chống lại các bệnh vể tim
mạch, giảm khả năng mắc bệnh nhồi máu cơ tim. Chất Citrulline trong trái dưa
vào cơ thể người chuyển hóa thành Arginine là acide amin có lợi cho tim mạch,
tuần hoàn và miển dịch. Chất Arginine còn làm tăng hoạt tính Nitrit oxit giúp thư
giãn mạch máu mà không có tác dụng phụ nào, ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt
ở nam giới. Trong trái dưa hấu còn chứa nhiều kali và enzim super oxide
dismutase có khả năng chống oxy hóa, giúp tế bào cơ thể phát triển tốt hơn và
con người ít bị tress hơn.
Mới dây, một phát hiện mới của GS Bhimu Patil thuộc Viện Nghiên cứu
dưa hấu, quả Texas, Hoa Kỳ, chất Arginine làm tăng hoạt tính Nitrit oxit làm thư
giãn mạch máu giống như tác dụng của Viagra dùng cho nam giới.
- Theo đông y
Dưa hấu có vị ngọt, tính hàn có công dụng giải khát, giải say nắng, có
công năng thanh nhiệt tá hỏa, giải say rượu, lợi tiểu, cầm lị ra máu, dưa hấu tươi
nghiền nát thoa nhiều lần trong ngày trị vết nẻ môi và những nốt mẩn đỏ ở da,
đắp những lát mỏng dưa hấu lên mặt để trong nhiều giờ da dẻ mịn màng căn
mọng không bị rộp trong mùa hè, … Được người xưa mệnh danh là “ thiên nhiên
bạch hổ thang”, ý muốn nói dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt mạnh không kém gì
bạch hổ thang, một trong những bài thuốc điển hình của nhóm phương thang có
công năng thanh nhiệt tá hỏa.
Trong vỏ dưa chứa nhiều vitamin ankaloit có tác dụng giải nhiệt hết say
nắng, còn ngăn chặn không cho cholesterol tích động ở thành mạch máu, có tác
dụng chống xơ mỡ động mạch, thường được dân gian dùng dưới dạng sắc, hãm
uống thay trà hoạc chế biến thành các món nộm ăn sống. Phần xanh của vỏ dưa
hấu gọi là áo thủy của dưa hấu có thể chữa các chứng thử nhiệt, phiền khát, phù
nề, tiểu tiện kém và miệng lưỡi viêm nhiệt.
Hạt dưa hấu có chứa dầu béo Xiturlin có tác dụng thanh nhiệt, nhuận

tràng, dứt khát, trợ giúp cho tiêu hóa, dùng để hạ huyết áp, làm giảm triệu chứng
viêm bàng quang cấp, giảm đau, cầm máu, chữa bí tiểu ở người lớn tuổi.

11


Tuy nhiên với người bị tiểu đường, suy thận, rối loạn tiêu hóa không nên
ăn nhiều sẽ làm bệnh nặng thêm (Nguyễn Văn Công, 2009).
* Giá trị kinh tế
Nước ta là nước nhiệt đới ẩm có nhiều vùng thích hợp trồng dưa hấu. Với
điều kiện sinh thái đa dạng và chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm cùng với sự phân hóa
của địa hình nước ta đã tạo nên những vùng khí hậu đặc thù trồng được dưa hấu
quanh năm từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Khí hậu của huyện Yên
Dũng phù hợp trồng dưa ở cả 3 vụ xuân hè, hè thu và đông xuân. Cây dưa hấu có
năng suất và giá trị kinh tế cao đã mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân
(Nguyễn Văn Công, 2009).
* Giá trị xuất khẩu
Ngoài đáp ứng nhu cầu trong nước, sản phẩm dưa hấu còn xuất khẩu ra thị
trường thế giới. Với những cơ hội và thách thức như hiện nay, người nông dân phải
nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen canh tác, chế biến của mình để những sản
phẩm sản xuất ra thực sự an toàn và được người tiêu dùng thế giới đón nhận. Từ
đó giữ được hình ảnh và chỗ đứng cho hàng nông sản Việt Nam trên thế giới
(Nguyễn Văn Công, 2009).
2.1.3. Nội dung của phát triển sản xuất dưa hấu
2.1.3.1. Phát triển về lượng và chất
a. Phát triển về lượng
Nguồn lực trong phát triển sản xuất dưa hấu bao gồm các nguồn lực về đất
đai, nguồn lực về vốn, lao động. Nguồn lực về đất đai cho phát triển dưa hấu phải
xem xét trên các tiêu chí: diện tích canh tác, diện tích có khả năng sản xuất dưa
hấu và diện tích đã sản xuất dưa hấu của hộ nông dân, bên cạnh đó cần đánh giá

chất lượng nguồn đất đai phù hợp cho sản xuất dưa hấu. Nguồn lực về vốn được
xem xét trên phương diện mức độ chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật cho sản xuất dưa hấu. Nguồn lực về lao động bao gồm số lượng lao động
phục vụ sản xuất dưa hấu, chất lượng nguồn lao động.
Có thể nói phát triển về lượng của dưa hấu tại Yên Dũng được thể hiện
qua các số liệu và dẫn liệu của các đơn vị quản lý, chỉ đạo sản xuất cơ sở (Phòng
Nông nghiệp&PTNT, Trạm Khuyến nông, Trạm BVTV, UBND xã....) về diện
tích trồng dưa hấu, cơ cấu cây trồng này trong bộ giống cây nông nghiệp của khu
vực, số hộ trồng dưa hấu....

12


b. Phát triển về chất
Phát triển sản xuất dưa hấu nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra được sản
phẩm dưa hấu đó là kết quả và hiệu quả sản xuất. Kết quả sản xuất đó là sự tăng
lên về quy mô diện tích, khối lượng sản phẩm và tổng giá trị sản xuất dưa hấu,
kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa hấu. Để phản ánh được khả năng
phát triển sản xuất dưa hấu thì việc đánh giá quy mô diện tích, cơ cấu diện tích
cây trồng, diện tích đất có khả năng khai thác phục vụ sản xuất dưa hấu là điều
quan trọng.
Bên cạnh đó để thấy được tính hiệu quả hay chưa hiệu quả trong phương
thức canh tác thì việc đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất, năng xuất, sản lượng,
giá trị sản xuất của cây dưa hấu diễn biến qua các năm để thấy được giá trị kinh
tế của cây dưa hấu.
Hiệu quả sản xuất dưa hấu còn là sự thay đổi về chất: Bao gồm sự thay đổi
tiến bộ về mặt xã hội: công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và sự cải tạo, bảo vệ
môi trường. Như trên đã nói, phát triển là quá trình tăng cả về chất và lượng.
Trong quá trình phát triển dưa hấu, sự thay đổi về chất chính là những thay đổi
tiến bộ trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người dân và sự cải tạo, bảo về

môi trường. Sản xuất dưa hấu là một chuỗi quá trình sản xuất từ chọn giống,
trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ. Trong mỗi khâu sản xuất đều cần một lực
lượng lao động nhất định, việc mở rộng phát triển sản xuất dưa hấu sẽ góp phần
giải quyết công ăn việc làm cho nông dân trong thời gian nhàn rỗi. Vì vậy việc
phát triển sản xuất dưa hấu cần được đánh giá tính hiệu quả không chỉ về mặt
kinh tế mà còn cả về hiệu quả xã hội và môi trường.
Có thể nói phát triển về chất của dưa hấu tại Yên Dũng được thể hiện qua
các số liệu và dẫn liệu của các đơn vị quản lý, chỉ đạo sản xuất cơ sở (Phòng
Nông nghiệp & PTNT, Trạm Khuyến nông, Trạm BVTV, UBND xã....) về hiệu
quả kinh tế thu từ cây dưa hấu, về thay đổi nhận thức và tư duy từ quảng canh
sang thâm canh, ứng dụng các TBKT, về nhận thức và trách nhiệm của người
trồng dưa hấu trong việc tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn và bảo vệ môi
trường canh tác (Nguyễn Văn Công, 2009).
2.1.3.2. Quy hoạch vùng sản xuất
Quy hoạch phát triển vùng sản xuất: Các vùng sản xuất cần được bố trí tập
trung gắn với các nhà máy chế biến, các thị trường tiêu thụ. Đồng thời, lao động
trồng và chăm sóc dưa hấu cũng cần được quy hoạch tốt. Các vùng trồng dưa hấu
thường được phát triển trên đất phù xa hoặc đất mầu mỡ, thường là những nơi
13


×