Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

thử nghiệm mô hình trồngdưa lê mới thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã giao phong, giao thủy, nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.94 MB, 93 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN PHẠM HẠNH DUNG

THỬ NGHIỆM
MÔ HÌNH TRỒNGDƯA LÊ MỚI
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI XÃ GIAO PHONG, GIAO THỦY, NAM ĐỊNH
Chuyên ngành:

Môi trường

Mã số:

60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Ngô Thế Ân
TS. Nguyễn Thế Bình

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Phạm Hạnh Dung

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Ngô Thế Ân và TS. Nguyễn Thế Bình đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Chuyên ngành Khoa học Môi Trường, Khoa Môi Trường - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức thuộc Ủy ban nhân
dân xã Giao Phong và người dân xã Giao Phong đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Phạm Hạnh Dung

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ............................................................................................................. v
Danh mục hình ............................................................................................................vii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 1


1.3.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 1

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn ...................................... 2

Phần 2. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................... 3
2.1.

Tình hình biến đối khí hậu toàn cầu.................................................................... 3

2.1.1. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới.............................................................. 3
2.1.2. Biến đổi khí hậu tại Việt Nam ............................................................................ 7
2.2.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nền nông nghiệp ............................................ 14

2.2.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam ......... 14
2.2.2. Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu đối trong lĩnh vực trồng trọt .................... 16
2.3.

Phụ phẩm nông nghiệp ..................................................................................... 18

2.3.1. Khái niệm, nguồn gốc, thành phần và phân loại phụ phẩm nông nghiệp ........... 18
2.3.2. Nghiên cứu về hàm lượng dinh dưỡng trong phụ phẩm nông nghiệp ................ 20
2.3.3. Thực trạng phụ phẩm nông nghiệp trên Thế Giới và tại Việt Nam .................... 21
2.3.4. Xử lý phụ phẩm nông nghiệp ........................................................................... 24

2.4.

Chế phẩm EMINA ........................................................................................... 26

2.4.1. Nguồn gốc chế phẩm EMINA .......................................................................... 26
2.4.2. Tác dụng chế phẩm EMINA ............................................................................ 27
2.5.

Tác dụng phân bón hữu cơ trong cải tạo đất cát, đất nhiễm mặn ....................... 28

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 31
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 31

3.2.

Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 31

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 31

iii


3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 31


3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định......... 31
3.4.2. Tác động của BĐKH tới sản xuất nông nghiệp tại xã Giao Phong, Giao
Thủy, Nam Định .............................................................................................. 32
3.4.3. Mô hình thử nghiệm trồng dưa lê mới .............................................................. 32
3.4.4. Đánh giá hiệu quả và xây dựng giải pháp nhân rộng mô hình theo hướng
bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu ............................................................ 32
3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 32

3.5.1. Phương pháp thu thập thông tin tài liệu ............................................................ 32
3.5.2. Thử nghiệm mô hình trồng dưa lê mới và ủ phụ phẩm nông nghiệp ................. 34
3.5.3. Đánh giá mô hình............................................................................................. 36
Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 38
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện giao thủy tỉnh Nam Định ................. 38

4.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ............................................................ 38
4.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện .................................................. 44
4.2.

Tác động của BĐKH tới sản xuất nông nghiệp tại xã Giao Phong, Giao
Thủy, Nam Định .............................................................................................. 47

4.2.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp tại xã Giao Phong ......................................... 47
4.2.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tại địa bàn
nghiên cứu ....................................................................................................... 49
4.2.3. Sự thích ứng của người dân đối với BĐKH trong SXNN ................................. 52
4.3.


Mô hình thử nghiệm trồng dưa lê mới .............................................................. 53

4.3.1. Mô hình trồng dưa Kim hoàng hậu................................................................... 53
4.3.2. Mô hình ủ phân compost từ phụ phẩm trồng dưa bằng chế phẩm EMINA ........ 57
4.3.3. Kết nối thị trường trường tiêu thụ sản phẩm dưa .............................................. 63
4.4.

Đánh giá hiệu quả và xây dựng giải pháp nhân rộng mô hình ........................... 65

4.4.1. Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường ........................................................... 65
4.4.2. Khó khăn và thuận lợi khi triển khai các mô hình............................................. 68
4.4.3. Giải pháp nhân rộng mô hình theo hướng bền vững ứng phó với BĐKH .......... 70
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 72
5.1.

Kết luận ........................................................................................................... 72

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 72

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 74
Phụ lục ........................................................................................................................ 77

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.


Diễn biến của chuẩn sai nhiệt độ trên các châu lục trong thế kỷ 20 ...........4

Bảng 2.2.

Mức tăng nhiệt độ và thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các
vùng khí hậu của Việt Nam ......................................................................8

Bảng 2.3.

Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 – 1999
theo kịch bản phát thải thấp (B1) ..............................................................9

Bảng 2.4.

Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 – 1999
theo kịch bản phát thải trung bình (B2) .....................................................9

Bảng 2.5.

Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 – 1999
theo kịch bản phát thải cao (A2) .............................................................10

Bảng 2.6.

Diện tích nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng .........................12

Bảng 2.7.

Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt.........17


Bảng 2.8.

Khối lượng phế thải để lại của một số cây lương thực chính trênthế
giới .........................................................................................................21

Bảng 2.9.

Lượng chất thải hữu cơ trên thế giới năm 2011 .......................................22

Bảng 2.10.

Sản lượng một số cây trồng chính ...........................................................23

Bảng 2.11.

Tiềm năng sinh khối phụ phẩm nông nghiệp ...........................................23

Bảng 3.1.

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ..................................................32

Bảng 3.2.

Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp.......................................................33

Bảng 3.3.

Các chỉ tiêu nông hóa và phương pháp phân tích ....................................35


Bảng 4.1.

Nhiệt độ trung bình huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ............................40

Bảng 4.2.

Diễn biến số ngày nắng nóng gay gắt trong năm huyện Giao Thủy
giai đoạn 1980 - 2014 .............................................................................41

Bảng 4.3.

Diễn biến số ngày rét đậm, rét hại huyện Giao Thủy giai đoạn 1980 – 2014 ..42

Bảng 4.4.

Lịch mùa vụ của một số cây màu chính ..................................................48

Bảng 4.5.

Các hiện tượng thời tiết cực đoan tại xã Giao Phong, huyện Giao Thủy ......49

Bảng 4.6.

Kết quả điều tra biểu hiện của biến đổi khí hậu tại xã Giao Phong,
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. ..........................................................50

Bảng 4.7.

Nhận thức người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến trồng trọt tại
địa bàn nghiên cứu (% số phiếu điều tra) ................................................51


Bảng 4.8.

Các giải pháp thích ứng của người dân với BĐKH trong SXNN .............52

Bảng 4.9.

Kết quả phân tích đất tầng canh tác tại các vườn thực nghiệm.................53

v


Bảng 4.10.

Đặc điểm của các hộ tham gia mô hình ...................................................54

Bảng 4.11.

Tỷ lệ cây cho thu quả đậu quả của dưa Kim hoàng hậu và dưa lê ta ........54

Bảng 4.12.

Đặc điểm quả dưa Kim hoàng hậu và dưa lê ta trồng tại Giao Phong ..........55

Bảng 4.13.

Tình hình sâu bệnh đồng ruộng tìm thấy trên các mô hình ......................55

Bảng 4.14.


Năng suất dưa Kim Hoàng Hậuvà dưa lê ta trồng tại Giao Phong ...........56

Bảng 4.15.

Biến động một số chỉ tiêu nông hóa trước và sau khi trồng dưa...............56

Bảng 4.16.

Phương thức sử dụng phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, thân lá, rác
rau) của nông dân ởđịa bàn nghiên cứu năm 2015...................................57

Bảng 4.17.

Các hình thức xử lý phụ phẩm nông nghiệp sau trồng trọt tại vùng
nghiên cứu ..............................................................................................58

Bảng 4.18.

Tình hình sử dụng phân bón cho nông nghiệp của nông dân ởđịa
bàn nghiên cứu .......................................................................................59

Bảng 4.19.

Lượng phụ phẩm từ các mô hình trồng dưa.............................................60

Bảng 4.20.

Kết quả ủ phụ phẩm nông nghiệp bằng chế phẩm EMINA ......................60

Bảng 4.21.


Khả năng tiếp cận thị trường các hộ tham gia mô hình ............................64

Bảng 4.22.

Hiệu quả kinh tế của mô hình thử nghiệm giống dưa Kim hoàng hậu ..........65

Bảng 4.23.

Ảnh hưởng của biện pháp pháp sử dụng phân compost sản xuất từ
phụ phẩm trồng dưa đến năng suất cây trồng tại địa bàn nghiên cứu .......66

Bảng 4.24.

Hiệu quả kinh tế của mô hình ủ phụ phẩm nông nghiệp bằng chế
phẩm EMINA .........................................................................................67

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Sự thay đổi nhiệt độ của Trái đất qua các năm ..........................................4

Hình 2.2.

Sự thay đổi lượng mưa trên Trái đất qua các năm .....................................5

Hình 2.3.


Xu hướng gia tăng mực nước biển trung bình toàn cầu .............................6

Hình 2.4.

Hình thức sử dụng rơm rạ tại Việt Nam ..................................................24

Hình 3.1.

Mô hình số độ cao Giao Thủy .................................................................31

Hình 4.1.

Bản đồ hành chính huyện Giao Thủy ......................................................38

Hình 4.2.

Diễn biến của mực nước biển tại Trạm hải văn Hòn Dấu ........................43

Hình 4.3.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế......................................................................45

Hình 4.4.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .....................................................................45

Hình 4.5.

Kết quả đo nhiệt độ của mô hình ủ phụ phẩm nông nghiệp .....................61


vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

AVRDC

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á

BĐKH

Biến đổi khí hậu

Bộ NN và PTNT

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

Bộ TNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường(MONRE)

CCFCS

Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão
Trung Ương


CN-TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng Sông Hồng

ĐC

Đối chứng

EMINA

Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu

ENSO

El Nino - Dao động Nam (chỉ hai hiện tượng El Nino và
La Nina)

IMHEN

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

IPCC


Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

NASA

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ

NBD

Nước biển dâng

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN

Thí nghiệm

TNNH

Thổ nhưỡng nông hóa

TP

Thành phố


UBND

Ủy ban nhân dân

VSV

Vi sinh vật

WHO

Tổ chức Y tế Thế Giới

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Phạm Hạnh Dung
Tên luận văn: “Thử nghiệm mô hình trồng dưa lê mới thích ứng với biến đổi khí hậu
tại xã Giao Phong, Giao Thủy, Nam Định”.
Chuyên ngành: Môi trường

Mã số:

60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đề tài được tiến hành tại Giao Phong, một xã có hoạt động trồng trọt rất phát
triển thuộc vùng ven biển của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Đinh. Đề tài này được tiến

hành để thử nghiệm mô hình trồng dưa lê mới (dưa Kim hoàng hậu) thực hiện với biện
pháp quay vòng tái sử dụng vật chất sau canh tác (thông qua ủ phân compost) để cải tạo
môi trường đất, thích ứng với bối cảnh biến đổi khí hậu tại địa phương.
Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là giống dưa mới (Kim hoàng hậu), được
trồng thử nghiệm với biện pháp canh tác quay vòng tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp
thành phân compost(sử dụng chế phẩm EMINA). Thông qua quá trình tập huấn và
hướng dẫn chi tiết với từng hộ dân thí điểm, việc thử nghiệm mô hình giống dưa Kim
hoàng hậu và ủ phụ phẩm nông nghiệp bằng chế phẩm EMINA bước đầu đã mang lại
kết quả tốt.Sau khi kết thúc mô hình đã có một số hộ tiếp tục áp dụng mô hình một cách
tự phát, trong đó có cả hộ không tham gia thử nghiệm mô hình. Lý do chính để các hộ
tiếp tục nhân rộng mô hình là do thấy được khả năng hiệu quả của giống dưa mới (giá
trị kinh tế vàkhả năng kháng sâu bệnh của dưa Kim hoàng hậu cao hơn nhiều so với dưa
lê ta) và việc ủ phân compost tận dụng được nguồn dinh dưỡng từ phụ phẩm nông
nghiệp góp phần giảm chi phí trong sản xuất. Ngoài ra, một lý do hết sức quan trọng là
tất cả các hộ tiếp tục áp dụng mô hình đã cho rằng họ có khả năng kết nối với thị trường
để tiêu thụsản phẩm dưa mới.
Kết quả chính và kết luận
Như vậy, những yếu tố quyết định đến việc áp dụng giống dưa và kỹ thuật canh
tác mới là lợi nhuận kinh tế do có thị trường tiêu thụ tốt và ít rủi ro với điều kiện tự
nhiên trong canh tác. Ngay cả với những cây trồng có giá trị cao, có khả năng thích ứng
tốt với điều kiện đất đai, sâu bệnh thì người dân cũng chỉ trồng khi có đủ thông tin và
dự báo được mức độ an toàn của thị trường.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Pham Hanh Dung
Thesis title: Testing new melon cultivation model adapting to climate change in Giao

Phong, Giao Thuy, Nam Dinh.
Major: The environment

Code: 60.44.03.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
This research was conducted at Giao Phong, a coastal commune of Giao Thuy
district, Nam Dinh province where farming activities is highly developed. The main aim
of the research is to test the climate change adaptation solution of the households in
cultivating annual crops.
Materials and Methods
The melon hybrid variety, Kim hoang hau (KHH) was reported to have many
good characters such as resistance to major diseases, vigorous growth, high yield and
good fruit quality. KHH was therefore introduced in a package of culture practices
which also include the recycling of crop residues (using microbial product EMINA) to
adapt to CC and avoid the damages caused by diseases during spring-summer season.
The pilot testing of the melon KHH and composting agricultural residues by EMINA
initially brought good results. After completing the test, there was a number of
households continued to grow the newly introduced KHH; among those, some
households did not participate in the experiment. This new melon variety was preferred
by farmers to replace local melon because it is less vulnerable to the climatic stressors.
Beside that, the decision to grow the new variety is due to its high price and high
tolerance to the specific disease that often affects the local melon. Farmers were well
aware that they can benefit from applying composted agricultural residues for reducing
the cost of fertilizers.
Main findings and conclusions:
However, they only shifted to a new crop when they could anticipate the
possibility of selling this new product. Farmers who did not continue with the KHH had
difficulties to actively access the market for this new product. This study suggests that

the market information did not drive the process of the adaptation itself, but rather
provided relevant stimuli to farmers enabling them to shift to new crop varieties
successfully.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI
Việt Nam là một trong các quốc gia chịu rủi ro lớn nhất đối với nước biển
dâng và xâm nhập mặn. Mực nước biển dâng dự kiến trung bình là 59cm vào
năm 2100, theo kịch bản phát thải khí nhà kính cao nhất như được nêu trong
Đánh giá lần thứ 4 của Ủy ban quốc tế về Biến đổi khí hậu năm 2007. Các hiện
tượng thời tiết cực đoan như tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa, tăng mức độ rét
đậm, rét hại… kết hợp với nước biển dâng và xâm nhập mặn đang gây khó khăn
cho sản xuất nông nghiệp, đe dọa an ninh lương thực trên toàn quốc.
Giao Thủy là một trong những huyện thuộc vùng ven biển của tỉnh Nam
Định cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như đề cập ở
trên. Hàng năm, người đân địa phương phải gánh chịu những thiệt hại đáng kể
tronghoạt động SXNN, làm giảm thu nhập và tạo ra rất nhiều những hệ lụy trong
sinh kế. Giao Phong là xã đi đầu trong phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện
Giao Thủy.Lợi ích sản xuất lớn nhất của hầu hết các hộ dân trong xã là cây màu,
đặc biệt là dưa và khoai tây. Giống dưa lê ta được trồng phổ biến tại xã và mang
lại một nguồn thu đáng kể cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, theo đánh giá
của người dân, trong thời gian gần đây do nắng nóng và mưa lớn bất thường đã
làm dưa mắc nhiều sâu bệnh, có thể gây chết hàng loạt ở một số hộ. Ngoài ra, giá
cả thị trường cho giống dưa ta cũng rất bấp bênh, gây khó khăn lớn cho việc tiêu
thụ sản phẩm.Vì vậy, giải pháp đưa thêm giống dưa mới có tính thích ứng tốt hơn
là hết sức cần thiết để ổn định sản xuất cho người dân địa phương.
Với những lý do trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu “Thử nghiệm mô

hình trồng dưa lê mới thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Giao Phong, Giao
Thủy, Nam Định”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xây dựng thử nghiệm mô hình trồng dưa lê mới (dưa Kim hoàng hậu)
thích ứng với bối cảnh biến đổi khí hậu tại địa phương và thực hiện biện pháp
quay vòng tái sử dụng vật chất nông nghiệp sau canh tác (thông qua ủ phân
compost) để cải tạo môi trường đất, nâng cao năng suất cây trồng vụ sau.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thích ứng của người dân với biến đổi khí hậu và thị trường
được thực hiện giới hạn với giống dưa Kim Hoàng Hậu (F1) và chế phẩm
EMINA (sử dụng để tạo phân composttừ phụ phẩm trồng dưa).

1


Tính phù hợp của mô hình trồng dưa được thể hiện thông qua khả năng
phát triển tự phát của mô hình và năng lực kết nối của sản phẩm với thị trường
tiêu thụ.
Giới hạn không gian: Xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIỄN
Với bối cảnh ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động SXNN tại xã Giao
Phong, Giao Thủy, Nam Định. Đề tài đã nghiên cứu sử dụng giống dưa mới, kỹ
thuật canh tác phù hợp để thích ứng với BĐKH cho năng suất cao, chất lượng tốt
là một trong hướng đi tích cực trong sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.
Về mặt thực tiễn:Đề tài thử nghiệm giống dưa mới “Kim hoàng hậu”để
góp phần cung cấp thêm lựa chọn cho người dân và ứng dụng chế phẩm EMINA
để xử lý phụ phẩm nông nghiệp trong cải tạo đất, giảm chi phí mua phân bón.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU TOÀN CẦU
2.1.1. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới
BĐKH toàn cầu diễn ra ngày càng nghiêm trọng thể hiện rõ nhất là hiện
tượng nóng lên của Trái Đất. Bên cạnh đó còn hiện tượng nước biển dâng,
lượng mưa thay đổi…BĐKH toàn cầu làm cho các hiện tượng thời tiết biến
chuyển theo chiều hướng cực đoan, khắc nghiệt hơn trước. Khắp nơi trên thế
giới đang phải hứng chịu các hiện tượng cực đoan của thời tiết: lũ lụt, hạn hán,
băng tan, sóng thần…Theo thống kê của WHO (2010) có các hiện tượng cực
đoan: nắng nóng ở Liên bang Nga, Ukraina, Beelarus và 1 số nước châu Âu
khác. Mưa lớn, lũ lụt ở Pakistan, Nepan, Trung Quốc, Việt Nam. Giá rét ở
Canada, Anh, Đông Bắc Trung Quốc.
Nhiệt độ trung bình toàn cầu và mực nước biển tăng nhanh trong vòng
100 năm qua, đặc biệt trong khoảng 25 năm gần đây. Cụ thể như sau:
a. Nhiệt độ tăng
Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC (2007) đưa ra các nhận định:
Trong vòng 100 năm qua (1906 - 2005) nhiệt độ trung bình của toàn cầu
tăng 0,74oC. Tốc độ tăng nhiệt độ trong 50 năm gần đây lớn gấp đôi so với 50
năm trước đó.Từ năm 2001, trong vòng 10 năm nhiệt độ trung bình cao hơn
0,5oC so với giai đoạn 1961 - 1990.
Giai đoạn từ năm 1995 - 2006 (trừ năm 1996) 11/12 năm được xếp vào
danh sách nhiệt độ cao nhất trong lịch sử từ năm 1850, nóng nhất là năm 1998
và 2005. Gần đây nhất là năm 2010 được coi là năm nóng nhất trong lịch sử
và tháng 6 năm 2010 được ghi nhận là tháng nóng nhất trên toàn thế giới kể từ
năm 1880 (IPCC, 2007).
Nhiệt độ cực trị cũng có xu thế phù hợp với nhiệt độ trung bình, kết quả là
giảm số đêm lạnh và tăng số ngày nóng và biên độ nhiệt độ ngày giảm đi chừng
0,07oC mỗi thập kỷ.


3


Hình 2.1. Sự thay đổi nhiệt độ của Trái đất qua các năm
Nguồn: IPCC (2010)Bảng 2.1.Diễn biến của chuẩn sai nhiệt độ trên các châu

lục trong thế kỷ 20
Đơn vị tính: (oC)
Khu vực

1910 1920 1930 1940 1950 1960 1970 1980 1990 2000

Bắc Mỹ

-0,2

-0,3

0,2

0,3

0,2

0,1

0,0

0,2


0,5

0,7

Nam Mỹ

-0,1

-0,2

0,0

0,2

0,1

0,2

0,1

0,0

0,2

0,4

Châu Âu

-0,2


-0,1

0,0

0,1

0,2

0,0

0,1

0,0

0,4

0,8

Châu Phi

-0,1

0,0

0,1

0,1

0,0


0,0

0,0

0,3

0,5

0,7

Châu Á

-0,2

0,0

0,0

0,1

0,1

0,1

0,0

0,3

0,7


0,9

Châu Úc

0,1

-0,1

0,0

0,0

-0,2

0,1

0,1

0,3

0,5

0,5

Toàn cầu

-0,2

0,0


0,1

0,2

0,1

0,4

0,4

0,2

0,4

0,7

Lục địa

-0,2

0,0

0,1

0,2

0,1

0,0


0,0

0,3

0,5

0,8

Đại dương

-0,2

0,0

0,1

0,2

0,1

0,1

0,1

0,1

0,3

0,6


Nguồn: IPCC (2001)

Bảng 2.1 cho thấy giai đoạn (1910-2000) nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng
cao sự chuẩn sai nhiệt độ năm 1910 là -0,2oC đến năm 2000 đã tăng lên 0,7oC.
Riêng vào năm 2000, các khu vực trên thế giới có mức tăng nhiệt độ dao động từ
0,4 - 0,9oC. Mức tăng nhiệt độ trong vòng 90 năm cao nhất là ở Châu Á từ -0,2
lên đến 0,9oC, thấp nhất ở Châu Úc từ 0,1 đến 0,5oC.

4


b. Lượng mưa thay đổi
Trong báo cáo tổng hợp thông tin của Viện khoa học khí tượng thủy văn
và môi trường (IMHEN, 2010) đưa ra: Trong thời kỳ 1901 – 2005 xu thế biến đổi
của lượng mưa rất khác nhau giữa các khu vực và giữa các tiểu khu vực trên từng
khu vực và giữa các thời đoạn khác nhau trên từng tiểu khu vực. Ở Bắc Mỹ,
lượng mưa tăng ở nhiều nơi, nhất là ở Bắc Canada nhưng lại giảm đi ở Tây Nam
nước Mỹ, Đông Bắc Mexico và bán đảo Bafa với tốc độ giảm chừng 2% mỗi
thập kỷ, gây ra hạn hán trong nhiều năm gần đây. Ở Nam Mỹ, lượng mưa lại tăng
lên trên lưu vực Amazon và vùng bờ biển Đông Nam nhưng lại giảm đi ở Chile
và vùng bờ biển phía Tây. Ở Châu Phi, lượng mưa giảm ở Nam Phi, đặc biệt là ở
Sahen trong thời đoạn 1960 – 1980. Ở khu vực nhiệt đới, lượng mưa giảm đi ở
Nam Á và Tây Phi với trị số xu thế là 7,5% cho cả thời kỳ 1901 – 2005. Khu vực
có tính địa phương rõ rệt nhất trong xu thế biến đổi lượng mưa là Australia do tác
động to lớn của ENSO. Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, lượng mưa tăng lên
rõ rệt ở miền Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á. Trên
phạm vi toàn cầu lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ 30oN thời kỳ 1901
– 2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từ thập kỷ 1990. Tần số mưa lớn tăng
lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu thế giảm (Hình 2.2).


Hình 2.2. Sự thay đổi lượng mưa trên Trái đất qua các năm
Nguồn: IPCC (2010)

c. Nước biển dâng - băng tan
Từ giữa thế kỉ 19 tốc độ nước biển dâng đã lớn hơn tốc độ nước biển dâng
trung bình của hai ngàn năm trước đó.Từ 1901 - 2010, trong 100 năm mực nước
biển toàn cầu tăng 0,19m. Do đại dương bị ấm lên (ít nhất là tới độ sâu 3000m)và

5


sự giảm các dòng sông băng và các tảng băng sẽ làm mực nước biển tiếp tục
tăng. Băng trên các vùng núi cả hai bán cầu bị tan với khối lượng đáng kể. Tại
bán cầu Bắc, phạm vi băng phủ giảm đi khoảng 7% so với năm 1900 và nhiệt độ
trên đỉnh lớp băng vĩnh cửu tăng lên 3oC so với năm 1982.Mực nước biển trung
bình toàn cầu đã tăng với tỷ lệ trung bình 1,8mm/năm trong thời kỳ 1961 - 2003
và tăng nhanh hơn với tỷ lệ 3,1mm/năm trong thời kỳ 1993 - 2003. (IPCC, 2007)
Theo NASA (2010) diện tích băng giảm trung bình 10% trên 1 thập kỷ kể
từ 1975 làm diện tích phủ băng ở Bắc cực chỉ còn 30% so với 60% trước đây.
Theo Colin Summerhayes (2009) nếu toàn bộ băng ở phía Tây Nam cực tan, mực
nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng thêm 0,9 - 1,5m vào cuối thế kỷ này. Một
số bộ phận của các tầng băng ở Greenland tan chảy nhanh trong những năm gần
đây, song chưa khẳng định là hiện tượng tạm thời hay thể hiện xu thế dài hạn.
Các tầng băng ở Nam cực cũng bị giảm đi về khối lượng.
Theo dự báo của IPCC (2007) mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng
0,18 -0,80 m vào thời kỳ 2090 - 2099 so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999.

Hình 2.3. Xu hướng gia tăng mực nước biển trung bình toàn cầu
(2000 - 2100)
Nguồn: IPCC (2010)


Hình 2.3 cho thấy trong các kịch bản BĐKH – NBD về mực nước biển
trung bình toàn cầu đều có xu hướng tăng dần qua các năm, các giai đoạn.

6


2.1.2. Biến đổi khí hậu tại Việt Nam
a. Nhiệt độ
Nhiều nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trung bình trong 50 năm (1958 2008) đã tăng 0,5 - 0,7oC và nhiệt độ mùa đông có xu hướng tăng hơn so với
trong mùa hè. Kết luận của Nguyễn Đức Ngữ (2010) đưa ra: Trong 70 năm qua,
nhiệt độ trung bình năm tăng lên 0,1oC/thập kỷ (0,07 - 0,15oC), nhiệt độ trung
bình 4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn 3 thập kỷ trước (1931 - 1960).
Diễn biến nhiệt độ trung bình của 2 giai đoạn 1961 - 1975 (cao nhất rơi
vào nửa thập kỷ 1961 - 1965) và giai đoạn 1991 - 2005 (cao nhất rơi vào nửa
thập kỷ 2001 - 2005).Nhiệt độ mùa đông, cũng như mùa hè và nhiệt độ năm của
giai đoạn gần đây cao hơn các giai đoạn trước.Nhiệt độ trung bình các nửa thập
kỷ trong mùa đông cũng biến đổi nhiều hơn trong mùa hè.Nửa thập kỷ 1996 2000 được coi là có nhiệt độ cao nhất trên các vùng khí hậu phía Bắc và các vùng
khí hậu phía Nam (IMHEN, 2010).
Có thể nhận định như sau về tốc độ xu thế của nhiệt độ các mùa và năm
trong khoảng 50 năm của thời kỳ nghiên cứu:
Mùa đông
Nhiệt độ tăng với tốc độ phổ biến 0,1oC - 0,4oC mỗi thập kỷ, tương đối
cao ở các vùng khí hậu phía Bắc, cao nhất ở Tây Bắc và tương đối thấp ở các
vùng khí hậu phía Nam, thấp nhất ở Nam Bộ. Tốc độ tăng nhiệt độ ở vùng núi
cũng cao hơn vùng đồng bằng vì vậy là một vùng núi ở phía Nam, Tây
Nguyên có tốc độ tăng nhiệt độ vượt cả Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ.
Mùa xuân
Nhiệt độ tăng chủ yếu từ 0,04oC - 0,17oC trên mỗi thập kỷ tương đối đồng

đều trên các vùng khí hậu trừ Tây Bắc với tốc độ tăng nhiệt độ thấp hơn các vùng
khí hậu khác. Tốc độ tăng nhiệt độ của mùa xuân thấp hơn mùa đông.
Mùa hè
Nhiệt độ tăng chủ yếu từ 0,1oC - 0,18oC khá đồng đều trên các khu vực
khí hậu từ Bắc vào Nam. Tốc độ tăng nhiệt độ của mùa hè thấp hơn mùa đông và
xấp xỉ mùa xuân.

7


Mùa thu
Nhiệt độ tăng chủ yếu từ 0,1oC - 0,15oC, thấp hơn mùa đông và xấp xỉ
các mùa khác. Tuy nhiên có sự khác nhau giữa các vùng khí hậu, tương đối
cao ở các vùng khí hậu phía Bắc, cao nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, tương
đối thấp ở các vùng khí hậu phía Nam, thấp nhất ở vùng Nam Bộ. Ở Việt Nam
nhìn chung mức thay đổi nhiệt độ cực đại dao động trên toàn quốc là -3oC đến
3oC, mức thay đổi nhiệt độ cực tiểu dao động -5oC đến 5oC. Xu thế chung của
nhiệt độ cực đại và cực tiểu là tăng, tốc độ tăng của nhiệt độ cực tiểu nhanh
hơn tốc độ tăng của nhiệt độ cực đại, phù hợp với xu thế BĐKH chung của
toàn cầu (Bảng 2.2).
Bảng 2.2. Mức tăng nhiệt độ và thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các
vùng khí hậu của Việt Nam
Nhiệt độ (oC)
Vùng

Lượng mưa (%)
Tháng

Tháng


V-X

XI-IV

0,5

-6

6

-2

0,3

0,6

-9

0

-7

1,4

0,5

0,6

-13


0

-11

Bắc Trung Bộ

1,3

0,5

0,5

-5

4

-3

Nam Trung Bộ

0,6

0,5

0,3

20

20


20

Tây Nguyên

0.9

0,4

0,6

9

19

11

Nam Bộ

0,8

0,4

0,6

6

27

9


Tháng

Tháng

I

VII

Tây Bắc Bộ

1,4

0,5

Đông Bắc Bộ

1,5

Đồng Bằng Bắc Bộ

Năm

Năm

Nguồn: IMHEN (2010)

Việt Nam còn đưa ra các dự đoán trong các kịch bản BĐKH về nhiệt độ:
Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở
các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999
khoảng từ 1,6oC đến 1,9oC và ở các vùng khí hậu phía Nam tăng ít hơn, chỉ

khoảng từ 1,1 oC - 1,4oC được trình bày trong bảng 2.3.

8


Bảng 2.3. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 – 1999
theo kịch bản phát thải thấp (B1)
Vùng

Các mốc thời gian của thế kỉ 21
2020 2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Tây Bắc Bộ

0,5


0,7

1,0

1,2

1,4

1,6

1,6

1,7

1,7

Đông Bắc Bộ

0,5

0,7

1,0

1,2

1,4

1,5


1,6

1,7

1,7

Đồng bằng Bắc Bộ

0,5

0,7

0,9

1,2

1,4

1,5

1,5

1,6

1,6

Bắc Trung Bộ

0,6


0,8

1,1

1,4

1,6

1,7

1,8

1,9

1,9

Nam Trung Bộ

0,4

0,6

0,7

0,9

1,0

1,6


1,0

1,1

1,1

Tây Nguyên

0,3

0,5

0,8

0,8

0,9

1,0

1,0

1,1

1,1

Nam Bộ

0,4


0,6

0,6

1,0

1,1

1,3

1,3

1,4

1,4

Nguồn: Bộ TNMT (2009)

Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ
trung bình năm có thể tăng lên 2,6oC ở Tây Bắc, 2,5oC ở Đông Bắc, 2,4oC ở
Đồng bằng Bắc Bộ, 2,8oC ở Bắc Trung Bộ, 1,9oC ở Nam Trung Bộ, 1,6oC ở
Tây Nguyên và 2,0oC ở Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 được
thể hiện trong bảng 2.4.
Bảng 2.4. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 – 1999
theo kịch bản phát thải trung bình (B2)
Vùng

Các mốc thời gian của thế kỉ 21
2020 2030


2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Tây Bắc Bộ

0,5

0,7

1,0

1,3

1,6

1,9

2,1


2,4

2,6

Đông Bắc Bộ

0,5

0,7

1,0

1,2

1,6

1,8

2,1

2,3

2,5

Đồng Bằng Bắc Bộ

0,5

0,7


0,9

1,2

1,5

1,8

2,0

2,2

2,4

Bắc Trung Bộ

0,5

0,8

1,1

1,5

1,8

2,1

2,4


2,6

2,8

Nam Trung Bộ

0,4

0,5

0,7

0,9

1,2

1,4

1,6

1,8

1,9

Tây Nguyên

0,3

0,5


0,6

0,8

1,0

1,2

1,4

1,5

1,6

Nam Bộ

0,4

0,6

0,8

1,0

1,3

1,6

1,8


1,9

2,0

Nguồn: Bộ TNMT (2009)

9


Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình
năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 1999 khoảng 3,1oC đến 3,6oC, trong đó Tây Bắc là 3,3oC; Đông Bắc là 3,2oC;
Đồng bằng Bắc Bộ là 3,1oC và Bắc Trung Bộ là 3,6oC. Mức tăng nhiệt độ trung
bình năm của các vùng khí hậu phía Nam là 2,4oC ở Nam Trung Bộ; 2,1oC ở Tây
Nguyên và 2,6oC ở Nam Bộ (Bảng 2.5).
Bảng 2.5.Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 – 1999
theo kịch bản phát thải cao (A2)
Vùng

Các mốc thời gian của thế kỉ 21
2020 2030

2040

2050

2060

2070

2080


2090

2100

Tây Bắc Bộ

0,5

0,7

1,0

1,3

1,6

1,9

2,1

2,4

2,6

Đông Bắc Bộ

0,5

0,7


1,0

1,2

1,6

1,8

2,1

2,3

2,5

Đồng bằng Bắc Bộ

0,5

0,7

0,9

1,2

1,5

1,8

2,0


2,2

2,4

Bắc Trung Bộ

0,5

0,8

1,1

1,5

1,8

2,1

2,4

2,6

2,8

Nam Trung Bộ

0,4

0,5


0,7

0,9

1,2

1,4

1,6

1,8

1,9

Tây Nguyên

0,3

0,5

0,6

0,8

1,0

1,2

1,4


1,5

1,6

Nam Bộ

0,4

0,6

0,8

1,0

1,3

1,6

1,8

1,9

2,0

Nguồn: Bộ TNMT (2009)

b. Lượng mưa thay đổi
Lượng mưa biến đổi không nhất quán, có khu vực tăng, có khu vực
giảm.Trong 2 thập kỉ gần đây, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa giảm

trong khi đó lượng mưa ở Đà Nẵng lại tăng. Ở các tỉnh Nam Bộ lượng mưa có xu
thế giảm, kéo theo tình trạng khô hạn tăng lên. Lượng mưa lớn nhất trong 24h
cũng có phần tăng lên trong thập kỉ gần đây. (Nguyễn Đức Ngữ, 2010)
Lượng mưa mùa khô (tháng XI - IV) tăng lên chút ít hoặc thay đổi không
đáng kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía
Nam. Lượng mưa mùa mưa (tháng V - X) giảm từ 5 đến hơn 10% trên đa phần
diện tích phía Bắc nước ta và tăng khoảng 5 đến 20% ở các vùng khí hậu phía
Nam. Xu thế diễn biến của lượng mưa năm tương tự như lượng mưa mùa mưa,
tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc. Khu
vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng mưa năm tăng
mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi đến 20% trong 50 năm qua

10


(Bảng 2.2). Lượng mưa ngày cực đại tăng lên ở hầu hết các vùng khí hậu, nhất là
trong những năm gần đây. Số ngày mưa lớn cũng có xu thế tăng lên tương ứng,
nhiều biến động mạnh xảy ra ở khu vực miền Trung. Tồn tại mối tương quan khá
rõ giữa sự nóng lên toàn cầu và nhiệt độ bề mặt biển khu vực Đông xích đạo Thái
Bình Dương với xu thế biến đổi của số ngày mưa lớn trên các vùng khí hậu phía
Nam (Bộ TNMT, 2012).
Xu thế của lượng mưa năm phổ biến là giảm trên các vùng khí hậu phía
Bắc gồm: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và tăng trên
các vùng khí hậu phía Nam, rõ rệt nhất ở Nam Trung Bộ. Tốc độ xu thế phổ biến
là 2 – 10 mm/năm cá biệt lên đến 15 mm/năm như Trà My, Bảo Lộc, hai trung
tâm mưa lớn ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (IMHEN, 2010).
Theo số liệu lượng mưa trung bình, mùa mưa bắt đầu vào tháng IV, tháng
V ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ, tháng V, tháng VI ở phía Bắc của
Bắc Trung Bộ (Thanh Nghệ Tĩnh), tháng VIII, tháng IX ở phía Nam của Bắc
Trung Bộ (Bình Trị Thiên), phía Bắc của Nam Trung Bộ (Đà Nẵng, Quảng Ngãi,

Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa) rồi trở lại tháng V, tháng VI ở phía Nam của
Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ (IMHEN, 2012).
Cao điểm của mùa mưa trung bình vào tháng VII, tháng VIII ở Tây Bắc,
Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ, tháng IX, tháng X ở Bắc Trung Bộ, tháng X,
tháng XI ở Nam Trung Bộ rồi trở lại vào tháng VIII, tháng IX, tháng X ở Tây
Nguyên, Nam Bộ. Mùa mưa kết thúc vào tháng IX, tháng X ở Tây Bắc, tháng IX,
tháng X, tháng XI ở Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ, tháng XI, tháng XII ở Bắc
Trung Bộ, Nam Trung Bộ rồi trở lại tháng X ở Tây Nguyên, tháng XI ở Nam Bộ.
Theo tổng hợp thông tin của Nguyễn Đức Ngữ (2010), số ngày mưa phùn
cũng giảm đi rõ rệt như ở Hà Nội từ năm (1961 - 1970) trung bình mỗi năm có
29,7 ngày mưa phùn sau đó giảm còn 14,5 ngày trong thập kỉ (1991 - 2000).
c. Nước biển dâng
Theo kết luận trong nghiên cứu của Trần Thục và cs. (2012), số liệu mực
nước đo đạc từ 1993 - 2010 cho thấy xu thế tăng nước biển trên toàn biển Đông
là 4,7 mm/năm, phía Đông của biển Đông có xu hướng tăng nhiều hơn so với
phía Tây. Chỉ tính cho dải ven biển Việt Nam, khu vực Trung Trung Bộ và Tây
Nam Bộ có xu hướng tăng mạnh hơn, trung bình cho dải ven biển Việt Nam tăng
khoảng 2,9 mm/năm.

11


Trong số không nhiều trạm hải văn ở Việt Nam, có thể chọn được 3 trạm
đại diện cho 3 vùng bờ biển để nghiên cứu về xu thế mực nước biển (Sơn Trà,
Cửa Ông và Hòn Dấu). Trong thời kỳ 1960 – 2008, tốc độ xu thế của mực nước
biển trung bình năm là 3,88 mm/năm ở trạm Hòn Dấu (tiêu biểu cho vùng biển
Bắc Bộ) ở Sơn Trà là 3,10 mm/năm (tiêu biểu cho vùng biển Trung Bộ) và 3,38
mm/năm tiêu biểu cho vùng biển Nam Bộ. Giữa các trạm hải văn tiêu biểu cho 3
vùng không có sự khác biệt đáng kể về tốc độ xu thế của mực nước biển trung
bình năm. Trong 50 năm qua, mực nước biển trung bình dâng với tốc độ 3 – 4

mm/năm hay 3 – 4 cm/thập kỷ, nghĩa là trong gần nửa thế kỷ vừa qua, nước biển
ở Việt Nam dâng lên khoảng 15 – 20 cm. Mực nước biển cao nhất có tốc độ xu
thế cao hơn, còn mực nước biển thấp nhất thì ngược lại, tăng ít hơn thậm chí có
nơi thấp so với mực nước biển trung bình. Trong thời kỳ gần đây, mực nước biển
cao hơn thời kỳ 1961 – 1990 về trị số trung bình cũng như trị số cao nhất và trị số
thấp nhất (IMHEN, 2011).
Bảng 2.6. Diện tích nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng
Mực nước
dâng (m)

ĐB sông Hồng,
Quảng Ninh

Ven biển miền
Trung

TP, Hồ Chí
Minh

ĐB sông Cửu
Long

0,5

4,1

0,7

13,3


5,4

0,6

5,3

0,9

14,6

9,8

0,7

6,3

1,2

15,8

15,8

0,8

8,0

1,6

17,2


22,4

0,9

9,2

2,1

18,6

29,8

1,0

10,5

2,5

20,1

39

Nguồn: Bộ TNMT (2012)

Diện tích có nguy cơ bị ngập theo mực nước biển dâng tại ĐBSCL và
TP. Hồ Chí Minh chiếm % diện tích cao nhất. Nếu mực nước biển dâng 1m
ĐBSCL mất đi 39% diện tích, trong khi đó đây là vựa lúa lớn nhất của Việt
Nam nếu diện tích đất bị mất đi nhiều sẽ là tổn thất lớn tới nền kinh tế nông
nghiệp của Việt Nam.
Cuối thế kỷ 21, theo kịch bản phát thải trung bình, nước biển dâng cao

nhất ở vùng từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62 - 82cm, thấp nhất ở
vùng Móng Cái trong khoảng từ 49 - 64cm; trung bình toàn Việt Nam nước biển
dâng trong khoảng từ 57 - 73cm. Theo kịch bản phát thải cao (A1FI), vào cuối

12


thế kỷ 21, nước biển dâng cao nhất ở vùng từ Cà Mau đến Kiên Giang trong
khoảng từ 85 - 105cm, thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu trong
khoảng từ 66 - 85cm; trung bình toàn Việt Nam nước biển dâng trong khoảng từ
78 - 95cm. Mực nước biển trung bình có thể tăng 35cm vào năm 2050, 50cm vào
năm 2070 và dự tính đến năm 2100, có thể tăng khoảng 1m.
d. Hiện tượng thời tiết cực đoan
Hiện tượng El Nino và La Nina ảnh hưởng đến nước ta mạnh mẽ hơn
trong vài thập kỷ gần đây, gây ra nhiều kỷ lục có tính dị thường về thời tiết như
nhiệt độ cực đại, nắng nóng và hạn hán gay gắt trên diện rộng, cháy rừng khi có
El Nino, điển hình là năm (1997 – 1998) mưa lớn, lũ lụt và rét hại khi có La Nina
như năm 2007 (Bộ TNMT, 2008).
- Rét đậm, rét hại: Theo số liệu quan trắc, trong khoảng 70 năm qua (1931
- 2000). Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam giảm rõ rệt trong 2 thập
kỷ gần đây, từ 29 đợt mỗi năm trong các thập kỷ (1971 – 1980), (1981 – 1990)
xuống còn 24 đợt mỗi năm trong thập kỷ (1991 – 2000), đặc biệt trong các năm
1994 và 2007, chỉ có 15 - 16 đợt mỗi năm.
- Nắng nóng, hạn hán: Nắng nóng tăng lên nhiều nơi trong các năm 1981 2000, chủ yếu các tỉnh phía Nam. Những đợt nắng nóng hầu hết xảy ra vào
những năm có El Nino.Đồng thời hạn hán có xu hướng mở rộng ở hầu hết các
vùng, đặc biệt là cực Nam Trung Bộ, dẫn đến gia tăng hiện tượng hoang mạc hóa
làm mất nhiều diện tích đất canh tác của người dân.
- Bão: Đa số các dị thường của mùa bão, bao gồm tháng bắt đầu sớm nhất
và muộn nhất, tháng cao điểm muộn nhất và tháng kết thúc sớm nhất đều xảy ra
trong thời kỳ gần đây. Trong thời kỳ gần đây, mùa bão bắt đầu sớm hơn và kết

thúc muộn hơn so với thời kỳ 1961 – 1990.Tháng cao điểm của mùa bão trong
thời kỳ gần đây sớm hơn chút ít so với thời kỳ 1961 – 1990 (Bộ TNMT, 2012).
Số cơn bão hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam có xu
thế giảm trong 4 thập kỷ qua: ở Biển Đông, từ 114 cơn trong thập kỷ 1961 - 1970
xuống còn 103 cơn trong thập kỷ 1991 - 2000. Tại Việt Nam, từ 74 cơn trong
thập kỷ 1961 - 1970 xuống còn 68 cơn trong thập kỷ 1991 - 2000, số cơn bão
mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn hơn, quỹ đạo bão có vẻ dị
thường hơn và số cơn bão ảnh hưởng tới khu vực Nam Bộ có phần tăng lên trong
những năm gần đây (Bộ TNMT, 2008).

13


2.2. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN NÔNG NGHIỆP
2.2.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế Giới (2007), Việt Nam là một trong
năm nước ảnh hưởng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước
biển dâng, trong đó vùng Đồng bằng Sông Hồng và Sông Mekong bị ngập chìm
nặng nhất. Tình trạng biến đổi khí hậu dã làm thiệt hại 1,3-1,5% GDP cả nước,
trong đó nông nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
Khi nhiệt độ, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nhất là trồng trọt. Biến đổi khí
hậu làm tăng tần số, cường độ tính biến động và tính cực đoan của các hiện
tượng thời tiết nguy hiểm như bão, lốc các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và
mưa như thời tiết khô nóng, lũ lụt, ngập úng hay hạn hán, rét hạn xâm nhập
mặn, các dịch bệnh trên người gia súc, gia cầm và trên cây trồng. Sự bất
thường của chu kỳ khí hậu nông nghiệp không những dẫn tới sự tăng dịch
bệnh, dịch hại, giảm sút năng suất mùa màng mà còn gây ra những rủi ro
nghiêm trọng khác.
-Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp: Theo tính toán nhiệt độ trung bình ở

Việt Nam có thể tăng lên 3oC và mực nước biển có thể dâng 1 m vào năm 2100,
khoảng 1,1 triệu ha trong tổng số 13,8 triệu ha đất nông nghiệp sẽ bị ảnh
hưởng, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng
năng, trong đó 90% diện tích các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ bị
ngập hoàn toàn (Bộ Tài nguyên Môi trường, 2008). Mức ảnh hưởng tới đất
trồng trọt ở vùng Đông bằng sông Hồng ít hơn song nếu nước biển dâng 1m
vùng này có tới 96.500 ha bị ngập lụt. Tại Đồng bằng sông Hồng, Nam Định là
tỉnh bị thiệt hại nặng nhất với 42.000 km2, chiếm 40% quỹ đất trồng trọt của
tỉnh (Nhật Tân, 2011).
- Xâm nhập mặn: Mực nước biển dâng cao chắc chắn làm cho tình trạng
xâm mặn ở các vùng trở lên tồi tệ. Theo nghiên cứu của Văn phòng thường trực
Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương (2001), đồng bằng sông Cửu Long
với 1,77 triệu ha đất nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng
lớn nhất. Một nghiên cứu khác của Raksakulthai (2002) cho biết, nếu mực nước
biển dâng cao 30 cm (kịch bản năm 2050) sẽ tăng độ mặn nước các nhánh chính
của sông Mê Kong kéo dài tới 10km sâu vào lục địa. Nước ngập kèm theo mất

14


×