Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

đánh giá hiệu quả áp dụng chương trình em học sống xanh tại các trường thcs, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 74 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VIỆT TRUNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
EM HỌC SỐNG XANH TẠI CÁC TRƯỜNG THCS,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:
Mã số:
Người hướng dẫn khoa học:

Khoa học môi trường
60.44.03.01
TS. Nguyễn Thanh Lâm

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Trung

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thanh Lâm (người hướng dẫn khoa học) và hội đồng tiểu ban
Quản lý môi trường, Khoa Môi trường đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các đồng nghiệp của tôi tại Trung tâm Phát
triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường, đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Trung


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục hình ............................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................viii
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.5.


Ý nghĩa khoa học thực tiễn .............................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 4
2.1.

Khái quát về giáo dục môi trường, truyền thông và truyền thông môi
trường .............................................................................................................. 4

2.1.1.

Giáo dục môi trường ........................................................................................ 4

2.1.2.

Truyền thông và truyền thông môi trường ........................................................ 5

2.2.

Các phương pháp truyền thông dùng trong sư phạm....................................... 13

2.2.1.

Chương trình truyền thông sư phạm trao quyền: ............................................ 13

2.2.2.

Phương pháp thay đổi hành vi theo mô hình vòng xoáy ................................. 17

2.3.


Sự cần thiết của việc truyền thông môi trường ............................................... 22

2.4.

Một số mô hình/ hoạt động về truyền thông môi trường tại Việt Nam và
trên thế giới ................................................................................................... 24

2.4.1.

Tại Việt Nam ................................................................................................. 24

2.4.2.

Trên thế giới .................................................................................................. 26

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 28
3.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 28

3.2.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 28

3.3.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 28

iii



3.4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 28

3.4.1.

Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ............................................................ 28

3.4.2.

Phương pháp lựa chọn địa điểm nghiên cứu: .................................................. 28

3.4.3.

Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp .............................................................. 29

3.4.4.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 30

3.4.5.

Phương pháp đánh giá hiệu quả ..................................................................... 30

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 31
4.1.

Vài nét về trường THCS Trung Hòa và THCS Chu Văn An................................ 31


4.1.1.

Đặc điểm trường THCS Trung Hòa ............................................................... 31

4.1.2.

Đặc điểm trường THCS Chu Văn An ............................................................. 31

4.2.

Xây dựng và kết quả triển khai chương trình truyền thông môi trường
“Em học sống xanh” ...................................................................................... 33

4.2.1.

Nội dung của chương trình “Em học sống xanh” ............................................ 33

4.2.2.

Mục tiêu của chương trình ............................................................................. 35

4.2.3.

Phương pháp thực hiện chương trình ............................................................. 36

4.2.4.

Thực tế khi triển khai chương trình “Em học sống xanh” tại 2 trường
THCS Trung Hòa và THCS Chu Văn An ....................................................... 38


4.3.

Đánh giá hiêu quả của chương trình ............................................................... 41

4.3.1.

Tác động của chương trình tới nhận thức và hành vi của học sinh THCS .............. 41

4.3.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả truyền thông môi trường .......................... 46

4.3.3.

Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai chương trình truyền thông
môi trường cho học sinh ................................................................................ 51

4.4.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình
truyền thông môi trường ................................................................................ 52

4.4.1.

Giải pháp liên quan tới nội dung chương trình ............................................... 52

4.4.2.

Giải pháp liên quan tới cách thức tổ chức chương trình .................................. 53


4.4.3.

Giải pháp liên quan tới nguồn nhân lực .......................................................... 53

4.4.4.

Giải pháp liên quan tới tài chính .................................................................... 53

4.4.5.

Giải pháp về chương trình học tập ................................................................. 54

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 55
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 55

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 56

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 57

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

THCS

Trung học cơ sở

GDMT

Giáo dục môi trường

TTMT

Truyền thông môi trường

CTTT

Chương trình truyền thông

BĐKH

Biến đổi khí hậu

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai CTTT tại 2 trường THCS
Trung Hòa và THCS Chu Văn An .............................................................51

vi



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình truyền thông đơn giản ...................................................................6
Hình 2.2. Các bước để đạt đến mục tiêu truyền thông .................................................7
Hình 2.3. Chương trình Young, Wild and Living Green ............................................11
Hình 2.4. Mô phỏng tháp ghi nhớ .............................................................................14
Hình 2.5. Mô hình trao đổi giao tiếp đơn phương:.....................................................16
Hình 2.6. Mô hình giao tiếp đa phương .....................................................................16
Hình 2.7. Mô hình tuyến tính thay đổi hành vi ..........................................................18
Hình 2.8. Mô hình vòng tròn thay đổi hành vi ...........................................................18
Hình 2.9. Mô hình vòng xoáy tăng nội lực ................................................................19
Hình 2.10. Sự lan tỏa trong xã hội được ví như sự di chuyển của trùng amip ..............21
Hình 2.11. Biểu đồ sự hiểu biết về các hành động sống xanh ......................................23
Hình 2.12. Biểu đồ thể hiện về lối sống sinh thái ........................................................24
Hình 4.1. Mối quan hệ giữa học lực, điều kiện gia đình của học sinh khối lớp 7
hai trường THCS Trung Hòa và THCS Chu Văn An .................................35
Hình 4.2. Tỷ lệ lồng ghép giáo dục môi trường ở lớp 7 hiện nay tính theo tổng số
tiết của từng môn học ................................................................................39
Hình 4.3. Tỉ lệ các môn học không được lồng ghép các nội dung liên quan tới
môi trường ................................................................................................40
Hình 4.4. Tỷ lệ học sinh quan tâm đến chương trình học theo thời gian ....................41
Hình 4.5. Biểu đồ theo dõi mức độ quan tâm của học sinh 2 trường theo các ............43
Hình 4.6. Tỷ lệ về sự thay đổi hành vi thông qua các chủ đề được học sau chương
trình truyền thông ......................................................................................46
Hình 4.7. Phản hồi về không gian học tập của học sinh qua các chủ đề .....................47
Hình 4.8. Mối liên quan giữa tỷ lệ phương tiện dạy học đến mức độ hào hứng của
học sinh trường THCS Trung Hòa và THCS Chu Văn An .........................50

vii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Việt Trung
Tên Luận văn: Đánh giá hiệu quả áp dụng chương trình Em Học Sống Xanh tại các
trường THCS, thành phố Hà Nội.
Ngành: Khoa học môi truờng

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiệu chương trình “Em học sống xanh” tại thành phố Hà Nội.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức và hành vi của học sinh 02 trường
THCS Trung Hòa và THCS Chu Văn An.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương thu thập tài liệu sơ cấp:
• Phương pháp quan sát: Quan sát không gian, thái độ, nắm bắt tâm lý đối
tượng nghiên cứu nhằm đưa ra những kế hoạch truyền thông sao cho hiệu quả.
• Phương pháp điều tra phỏng vấn: Sử dụng các câu hỏi phỏng vấn liên quan
tới từng bài học nhằm mục đích đánh giá sự thay đổi khi học sinh tiếp cận với từng
chủ đề.
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: sử dụng các nguồn tài liệu đáng tin cậy
như các luận văn, các báo cáo về vấn đề truyền thông môi trường trong thực tế, kết hợp
với các phần mềm, thông tin về các phương pháp tiếp cận, phương pháp dạy học và
truyền đạt làm cơ sở dữ liệu, tài liệu tham khảo cho đề tài.
- Phương pháp lựa chọn địa điểm nghiên cứu: Với giả thuyết nghiên cứu là nhận
thức và hành vi của đôi tượng học sinh THCS về vấn đề môi trường có liên quan chặt
chẽ tới các yếu tố như điều kiện môi trường, độ tuổi. Đề tài chọn 02 địa điểm nghiên
cứu là:

• Trường THCS Trung Hòa – Phường Trung Hòa – Quận Cầu Giấy – Tp
Hà Nội.
• Trường THCS Chu Văn An – Thôn Cổ Điển B – Xã Tứ Hiệp – Huyện Thanh
Trì – Tp Hà Nội
- Phương pháp xử lý số liệu trên Excel 2016.
- Phương pháp đánh giá hiệu quả: Sau khi xử lý các biểu đồ, tiến tới so sánh sự
khác nhau giữa các đối tượng nghiên cứu trên cơ sở áp dụng cùng một chương trình và

viii


cùng đối tượng tiếp cận, qua đó đánh giá hiệu quả cũng như các yếu tố tác động tới hiệu
quả thực hiện chương trình truyền thông.
Kết quả chính và kết luận
Chương trình giáo dục truyền thông môi trường “Em học sống xanh” được tổ
chức tại 02 trường THCS Trung Hòa (nội thành) và THCS Chu Văn An (ngoại thành)
trong khoảng thời gian từ 20/09/2015 đến 15/05/2016. Với 10 chủ đề, được giảng dạy
cho hoc sinh khối 7 trong thời lượng 35 tiết học. Kết quả cho thấy chương trình đã thay
đổi nhận thức và hành vi của học sinh, sự tập trung của học sinh dành cho bài học ngày
một nâng cao và vượt xa những đánh giá ban đầu. Ý thức của học sinh về các vấn đề
môi trường xung quanh, những vấn đề tại gia đình đều được cải thiện rõ rệt, không chỉ
là những bài học lý thuyết mà đi kèm theo đó là những hành động cụ thể.
Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện
chương trình như: Yếu tố về thời gian, yếu tố về không gian, về giáo cụ thực hiện
chương trình, kĩ năng truyền thông v...v...
Từ kết quả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện của chương trình:
- Giải pháp cải tiến nội dung chương trình: bổ sung các hoạt động ngoại khóa
nhằm phù hợp với tâm lý lứa tuổi của học sinh.
- Giải pháp về phương tiện giảng dạy: sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy

tăng sự tương tác, kích thích trí tò mò của học sinh.
- Giải pháp về nguồn nhân lực: nâng cao trình độ của điều phối viên từ đó nâng
cao hiệu ứng lan tỏa tới học sinh.
Các giải pháp được đưa ra với tham vọng đưa môn học về môi trường, phong
cách sống thành một môn học chính thức để cải thiện nhận thức và ý thức của học sinh
hướng tới một thế hệ tương lai với sự phát triển bền vững.
Từ khóa: Truyền thông môi trường, giáo dục môi trường.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Viet Trung
Thesis title: Evaluation of the effectiveness of the implementation of the Children Learns
to Live Green program in Hanoi secondary schools.
Major: Environmental Science
Code: 60.44.03.01
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Research Objectives:
The main objectives of this research are:
- Evaluate the effectiveness of the Children Learns to Live Green program in
Hanoi.
- Identify the factors that affect the perception and behavior of students in 02
secondary schools as Trung Hoa and Chu Van An Secondary School.
2. Research Methods:
- Methods used to collect primary data:
• Observation method: Observe space and attitude, grasp the psychology of research
subjects to make plans for effective communication.
• Survey method using interview: Use interview questions associated with each
lesson with the aim to assess the change after students have access to each lesson’s topic.

- The method used to collect secondary data: Use materials from reliable sources
such as essays and reports on environmental communication problems in practice
combined with software and information on teaching and communicating approaches and
methods as databases and references for the research topic.
- The method used to select research locations: With the proposed hypothesis, it is
indicated that the perception and behavior of secondary school students on the subjects of
environmental issues are closely related to factors such as environmental conditions and
age, 02 locations were selected for the study:
• Trung Hoa Secondary School – Trung Hoa Ward – Cau Giay District - Hanoi.
• Chu Văn An Secondary School – Co Dien B Hamlet – Tu Hiep Village – Thanh
Tri District – Hanoi.
- The method used to process data: Data was processed using the Excel 2016
software.
- The method used to evaluate effectiveness: After processing the chart, compare
the differences between the subjects studied on the basis of applying the same program
and the same object approach, thereby assessing results as well as the factors affecting the
effectiveness of the implementation of the communication program.

x


3. Main findings and conclusions
The environmental education and communication program "Children learn to live
green" was held in Trung Hoa Secondary School (urban) and Chu Van An Secondary
School (suburban) during the period from 20/09/2015 to 15/05/2016. 10 topics of the
program, in the duration of 35 lessons, were transferred to students in grade 7. The results
show that the program has changed the perception and behavior of students, the focus of
the students for the lessons has increased and gone beyond initial assessments. Awareness
of students about environmental issues in the surroundings and in their families has been
significantly improved because the content of the program includes not only theoretical

lessons but also specific actions.
Besides, there remain a number of factors affecting the effectiveness of the program
implementation such as time, space, program aids and tools, communication skills, etc.
Based on the evaluation of these factors, several solutions were studied and
proposed in order to improve the effectiveness of program implementation. These
solutions are listed below:
- The solution for program content improvement: include extracurricular activities
that are suitable with the psychology of student age.
- The solution for teaching aids selection: use teaching aids that increased
interaction and stimulate students' curiosity.
- The solution for human resource improvement: improve the coordinator’s ability,
thereby enhancing spillover effects to the students.
These solutions were proposed with the ambition to make this subject on the
environment and lifestyle become an official subject, hence improve the awareness and
consciousness of the students towards a future generation with sustainable development.
Keywords: Environmental education, environmental communication.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Môi trường đang trở thành vấn đề chung của nhân loại, được cả thế giới
quan tâm. Việt Nam cũng là nước có môi trường đang bị xuống cấp nghiêm
trọng do các hoạt động của con người như phá rừng, khái thác tài nguyên thiên
nhiên một cách thiếu kiểm soát… gây nguy cơ mất cân bằng sinh thái, ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sự phát triển của đất nước. Một trong
những nguyên nhân chính đẫn đến hậu quả trên là do nhận thức và thái độ của
con người về môi trường còn nhiều hạn chế. Từ đó yêu cầu đặt ra là phải làm
thế nào để nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường, truyền thông môi trường.

Lý do của thực trạng trên một phần là do các vấn đề môi trường vẫn chưa
được nhận thức một cách đúng đắn và hợp lý. Một lý do quan trọng hơn, đó là
chúng ta vẫn chưa có được một hệ thống giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
ngay từ trên ghế nhà trường. Phải khẳng định rằng, khi có được ý thức từ ngày
bé, sẽ không khó để có thể có những hành động bảo vệ môi trường tự giác và có
hiệu quả khi có sự chung tay từ cộng đồng. Với một đất nước đang phát triển
như Việt Nam, với 20% ngân sách dành cho giáo dục đã là một sự cố gắng rất
lớn của Nhà nước. Vì vậy nên việc đầu tư vào chương trình truyền thông môi
trường cần một khoản kinh phí không hề nhỏ.
Để giải quyết các vấn đề này, đã có nhiều các chương trình truyền thông
môi trường được phổ biến với nhiều đối tượng ở nhiều ngành nghề khác nhau,
thuộc nhiều các lĩnh vực trong xã hội và đã đe lại được những hiệu quả bước
đầu. Tuy vậy cần chú ý đặc biệt đến nhóm đối tượng là học sinh THCS (11-15
tuổi). Có thể coi đây là thời kỳ đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ vì nó là
thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành. Đây là thời kỳ phát triển
phức tạp nhất (về cả tâm lý và sinh lý), là bước chuẩn bị quan trọng nhất cho
quá trình trưởng thành sau này khi nó xác định cơ sở, phương hướng chung của
sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của một con người, điều mà sẽ được
tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên. Mặt khác, cùng với sự trưởng thành, vị
trí của các em trong lứa tuổi này dần được nâng cao, các em sẽ ý thức được sự
thay đổi và tích cực hoạt động cho phù hợp với sự thay đổi đó. Điều này được
đặc trưng bởi khả năng phân tích nhận thức vấn đề và hiệu suất ghi nhớ của các

1


em tăng cao rõ rệt, cùng với đó là ý thức tự giác phát triển đồng thời với thái độ
mong muốn được thể hiện, đóng góp.
“Em học sống xanh” là một chương trình giáo dục vì sự phát triển bền
vững theo mô hình thay đổi hành vi được Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng

đồng và Môi trường (C&E) và trung tâm Hành động vì sự Phát triển Đô thị
(ACCD) thực hiện tại bốn tỉnh Thái Bình, Hà Nội, Quảng Nam và Thừa Thiên
Huế với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Kế hoạch Hỗ trợ toàn cầu (GAP). Được
triển khai từ năm 2011 – 2015, chương trình mang lại cho học sinh những kiến
thức về sống xanh, để có được thái độ đúng đắn và các hành vi hợp lý với các
vấn đề như rác, nước, năng lượng, mua sắm, sức khỏe của bản thân và gia đình,
chăm sóc cây xanh.
Giáo dục ý thức môi trường cho lứa tuổi này có thể coi là thời điểm vừa
đúng để phát huy khả năng nhận thức, tư duy của các em, khi các em có thể biểu
đạt một cách rõ ràng ý nghĩ của mình về một vấn đề hơn so với lứa tuổi tiểu học
– mẫu giáo. Bên cạnh đó, quá trình định hướng thay đổi hành vi cũng sẽ dễ dàng
tiếp cận các em hơn so với lứa tuổi THPT – Đại học, thời điểm đã hình thành hệ tư
tưởng tương đối vững chắc trong việc đối mặt với một vấn đề trong cuộc sống.
Chương trình “Em học sống xanh” đã được thực hiện với đối tượng là
học sinh ở các trường THCS và cần thiết phải có sự đánh giá hiệu quả để làm cơ
sở phát triển, nhân rộng mô hình đào tạo, góp phần nâng cao vai trò của truyền
thông trong BVMT. Vì những lý do trên tôi tiến hành thực hiện đề tài "Đánh giá
hiệu quả áp dụng chương trình Em Học Sống Xanh tại các trường THCS, thành
phố Hà Nội"
1.2. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Có sự khác biệt cơ bản về mặt nhận thức, tiếp cận kiến thức của học sinh
giữa 02 trường THCS tại khu vực nội thành và ngoại thành Hà Nội ảnh hưởng
đến hiệu quả áp dụng Chương trình “Em học sống xanh”.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiệu quả chương trình “Em học sống xanh” tại thành phố Hà Nội.
- Xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức và hành vi của
học sinh 02 trường THCS Trung Hoà và THCS Chu Văn An.

2



1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Trường THCS Trung hòa và trường THCS Chu Văn An.
- Phạm vi thời gian: từ ngày 20/09/2015 đến ngày 15/05/2016.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN
- Bổ sung cơ sở dữ liệu về hoạt động của chương trình “Em học sống xanh”
tại điểm nghiên cứu là hai trường THCS Trung Hòa và THCS Chu Văn An.
- Cung cấp thông tin để giúp các nhà quản lý, gia đình, nhà trường có
những kế hoạch về truyền thông môi trường, có sự hiểu biết về các mô hình
nhằm đưa ra các chiến lược phù hợp.
- Đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả truyền thông
môi trường.
- Đánh giá đầy đủ chương trình truyền thông môi trường tại 2 trường, đưa
ra những ưu điểm, nhược điểm và những sự thay đổi sau truyền thông.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG, TRUYỀN THÔNG VÀ
TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG
2.1.1. Giáo dục môi trường
a. Khái niệm
Giáo dục môi trường (GDMT) là quá trình nhằm phát triển một cộng đồng
dân cư có nhận thức rõ ràng và quan tâm đến môi trường cũng như các vấn đề
liên quan, có kiến thức, kỹ năng, động cơ và sẵn sàng làm việc, độc lập hoặc phối
hợp nhằm tìm ra các giải pháp cho các vấn đề hiện tại và phòng chống các vấn đề có
thể nảy sinh trong tương lai (Giáo dục môi trường (2002).
Theo các tác giả như Abe (1980), Kirk (1980) thì thuật ngữ “giáo dục môi
trường” (Environmental education) lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới năm 1948

(Nguyễn Thị Thấn, 2009).
Năm 1972, tại hội nghị toàn cầu lần thứ nhất về môi trường được tổ chức tại
Stockholm (Thụy Điển) khái niệm giáo dục môi trường chính thức ra đời góp phần
giúp con người nhận thức rõ hơn tác động của mình tới môi trường.
Tuy nhiên, phải đến hội nghị Belgrade (1975) GDMT mới được định
nghĩa trên quy mô toàn cầu (The Belgrade Character, 1975).
Hội nghị quốc tế về GDMT trong chương trình đào tạo của trường học do
IUCN/UNESCO tổ chức tại Nevada (Mỹ) (Learning to change the Future 1970) năm 1970 đã thông qua định nghĩa về GDMT như sau:
“GDMT là quá trình nhận ra các giá trị và làm rõ khái niệm để xây dựng
những kỹ năng và thái độ cần thiết, giúp hiểu biết và đánh giá đúng mối tương
quan giữa con người với nền văn hóa và môi trường vật lý xung quanh. GDMT
cũng tạo cơ hội cho việc thực hành đề ra quyết định và tự hình thành quy tắc ứng
xử trước những vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường” (IUCN, 1970).
Tại hội nghị GDMT của Liên Hợp Quốc tổ chức năm 1975 tại Belgrade –
thủ đô của Nam Tư, Hiến chương Belgrade đã được soạn thảo. Cho đến nay,
Hiến chương Belgrade vẫn được đánh giá cao như một tiêu chuẩn quốc tế của
GDMT. Trong Hiến chương này, mục đích của GDMT được chỉ ra là việc làm
tăng số người trên địa cầu có khả năng nhận biết và quan tâm đến môi trường và

4


các vấn đề môi trường, có tri thức, thái độ, động cơ và ý nguyện sẵn sàng tham
gia với tư cách cá nhân hay tập thể vào việc giải quyết các vấn đề môi trường
hiện tại và phòng ngừa những vấn đề môi trường có thể nảy sinh.
b. Mục tiêu của GDMT
Hiến chương Belgrade đề cập đến 6 mục tiêu của GDMT như sau:
− Nhận biết (Awareness): Hình thành ở các cá nhân và các đoàn thể xã
hội sự quan tâm và khả năng nhận biết về môi trường, các vấn đề liên quan đến
môi trường cũng như trách nhiệm với môi trường.

− Tri thức (Knowledge): Hình thành ở các cá nhân và các đoàn thể xã
hội những hiểu biết cơ bản về môi trường, các vấn đề liên quan đến môi trường
cũng như trách nhiệm với môi trường.
− Thái độ (Attitude): Hình thành ở các cá nhân và các đoàn thể xã hội hệ
thống giá trị, khả năng nhạy cảm với môi trường và ý nguyện tham gia vào việc
bảo vệ, cải tạo môi trường.
− Kỹ năng (Skills): Hình thành ở các cá nhân và các đoàn thể xã hội các
kỹ năng giải quyết các vấn đề môi trường.
− Năng lực đánh giá (Evaluation ability): Hình thành ở các cá nhân và
các đoàn thể xã hội khả năng đo lường hiện trạng môi trường và đánh giá chương
trình giáo dục đứng trên quan điểm sinh thái, chính trị, kinh tế, xã hội, thẩm mĩ
và các quan điểm giáo dục khác.
− Tham gia (Participation): Hình thành ở các cá nhân và các đoàn thể xã
hội sự nhận thức sâu sắc về tính khẩn cấp của các vấn đề môi trường và tinh thần
trách nhiệm trong việc tham gia giải quyết các vấn đề môi trường.
2.1.2. Truyền thông và truyền thông môi trường
2.1.2.1. Truyền thông
Định nghĩa:
Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin giữa các thực thể. Thông tin
có thể được trao đổi thông qua hệ thống các ký hiệu hoặc không cần kí hiệu (sự
thấu cảm) (Trần Đức Viên và cs., 2011).

5


Thông điệp
(thông tin, tình cảm, thái
độ, tư tưởng…)

Truyền tải thông điệp


Người

Người

gửi

nhận
Giải mã, chấp nhận thông điệp

Hình 2.1. Mô hình truyền thông đơn giản
Nguồn: Lê Văn Khoa (2010)

2.1.2.2. Truyền thông môi trường
Định nghĩa:
Truyền thông môi trường (TTMT) là một quá trình tương tác xã hội hai
chiều, giúp cho mọi đối tượng tham gia vào quá trình đó cùng tạo ra và cùng chia
sẻ với nhau các thông tin môi trường, với mục đích đạt được sự hiểu biết chung
về các chủ đề môi trường có liên quan và từ đó có năng lực cùng chia sẻ trách
nhiệm bảo vệ môi trường với nhau.
Truyền thông môi trường không nghiêng quá nhiều vào việc phổ biến
thông tin mà nhằm vào việc chia sẻ nhận thức về một phương thức sống bền
vững và nhằm xây dựng khả năng giải quyết các vấn đề môi trường cho các
nhóm người trong cộng đồng xã hội.
Truyền thông môi trường nhằm đạt được những mục tiêu về bảo vệ, giữ
gìn chất lượng môi trường sống. Cụ thể là:
- Thông tin cho người bị tác động bởi các vấn đề môi trường biết tình
trạng của họ, từ đó họ quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục.
- Huy động kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết địa phương tham gia vào các
chương trình bảo vệ môi trường.

- Thương lượng, hòa giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi
trường giữa các cơ quan trong nhân dân.
- Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào việc bảo vệ
môi trường, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

6


- Khả năng thay đổi các hành vi sẽ được hữu hiệu hơn thông qua đối thoại
thường xuyên trong xã hội (Environmental Communications, 1999).
Để đạt được những mục tiêu của truyền thông môi trường, công tác truyền
thông cần được xây dựng theo từng giai đoạn, từ nhận thức đến hành động, thói
quen. Các giai đoạn này gồm có:
Xây dựng nhận thức về vấn đề môi trường: đối tượng truyền thông có
được nhận thức về vấn đề môi trường mà trước đó chưa được thấy hoặc chưa
lưu tâm.
Tăng cường sự quan tâm về vấn đề môi trường: khi nhận thức được vấn đề
môi trường, người ta sẽ quan tâm hơn khi nhận được thêm thông tin về vấn đề đó.
Thay đổi thái độ về vấn đề môi trường: khi đã có sự quan tâm, người ta có
thể thay đổi thái độ đối với vấn đề môi trường.
Thay đổi hành vi có liên quan đến vấn đề môi trường: khi đã có sự thay
đổi thái độ thì hệ quả logic sẽ là sự thay đổi hành vi.
Củng cố thành tập quán ngay trong cộng đồng để giải quyết vấn đề môi
trường: khi hành vi được duy trì trong một thời gian dài, sẽ là khởi đầu cho một
thói quen mới và từ đó nhanh chóng trở thành tập quán.
Trong thực tế, nhiều khi chúng ta bỏ qua việc phân tích trên, nên thực
sự chưa biết đối tượng cần truyền thông đang ở bước nào để có thể khởi động
ngay bước tiếp theo, mà thường là lại làm lại từ đầu, điều này làm lãng phí các
nguồn lực.


Hình 2.2. Các bước để đạt đến mục tiêu truyền thông
Nguồn: Lê Văn Khoa (2010)

7


Nguyên tắc của truyền thông môi trường
Truyền thông nói chung và truyền thông môi trường nói riêng đều có
những nguyên tắc nhất định. Truyền thông môi trường có 3 nguyên tắc cơ bản:
Thông tin đúng.
Thông tin môi trường tuy rất đa dạng nhưng đòi hỏi được phân tích sâu
sắc trên cơ sở khoa học chuyên ngành.
Đảm bảo chức năng giáo dục môi trường.
Cần cân bằng giữa lượng thông tin thất bại và thành công trong bảo vệ môi
trường, giữa những hành động phạm pháp và những gương tốt. Một trong những
nguyên nhân gây ô nhiễm và suy thoái môi trường đó là sự nghèo đói và trình độ
dân trí thấp. Do đó, dựa trên những phân tích này, người gửi thông điệp cần phải
có tấm lòng vị tha, nhân hậu và làm rõ những nguyên nhân của vấn đề.
Đảm bảo chức năng cảnh báo môi trường.
Cảnh báo là mục tiêu hàng đầu của thông tin điều tra. Để đạt được mục
đích đó, ngoài việc có những nguồn thông tin tốt, đáng tin cậy, cần phải phân tích
sâu sắc và toàn diện các tác động môi trường, kể cả những tác động không nhìn
thấy ngay, những kịch bản, dự kiến đứng phía sau các sự kiện môi trường.
Nếu thiếu hiểu biết về các phương diện trên, những người ra thông điệp có
thể vô tình ca ngợi quá mức những dự án không tốt hoặc phục vụ cho những mục
tiêu không lành mạnh ẩn chứa trong hậu trường.
2.1.2.3 Lịch sử hình thành truyền thông môi trường trên thế giới:
Năm 1970, Sự kiện quốc tế đầu tiên về truyền thông môi trường Earth Day
được tổ chức ( />Năm 1977, Hội nghị Liên chính phủ lần thứ nhất về Giáo dục môi
trường do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc

(UNESCO) tổ chức tại Tbilisi (Grudia) đã đưa ra khái niệm: “Giáo dục môi
trường là quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm
đối với môi trường và các vấn đề môi trường, sao cho mỗi người đền có đủ
kiến thức, thái độ, ý thức và kỹ năng để có thể hoạt động một cách độc lập
hoặc phối hợp, nhằm tìm ra các giải pháp cho các vấn đề môi trường hiện tại
và ngăn chặn những vấn đề môi trường có thể xảy ra trong tương lai”
( />
8


Năm 1981, báo cáo “John Muir, Yosemite and the sublime response: A
study of the rhetoric of preservation” của Christine Oravec đã đem đến một phân
tích lý thuyết điển hình về truyền thông môi trường. Theo đó xác định, quản lý
tài nguyên thiên nhiên và nghiên cứu về phương tiện truyền thông phải kết hợp
chặt chẽ với nhau, đồng thời trở thành nguồn lực ưu thế cho truyền thông môi
trường( />ite_and_the_sublime_response_A_study_in_the_rhetoric_of_preservationism).
Năm 1989, Liên hiệp Media Môi trường (EMA) được thành lập, lần đầu
tiên sử dụng sức ảnh hưởng của các nhân vật nổi tiếng để truyền thông nâng cao
nhận thức về môi trường của cộng đồng ().
Năm 1990, đánh dấu sự hình thành mạng lưới các nhà hoạt động môi
trường tại Mỹ thông qua sự kiện kỷ niệm 20 năm tổ chức Ngày Trái Đất (Earth
Day) ( />Cùng năm 1990, Hội nhà báo môi trường (SEJ) được thành lập tại Bắc
Mỹ, đánh dấu sự tham gia xã hội trong hoạt động truyền thông môi trường
( />Năm 1992, tại Rio de Jancro, Hội nghị thượng đỉnh về BĐKH toàn cầu, đã
có nhiều công bố dành cho GDMT. Các tuyên bố được thông qua đã ghi nhận:
"Giáo dục để phát triển bền vững cần khuyến khích việc hình thành ý thức về
trách nhiệm cá nhân và tập thể, từ đó thay đổi hành vi nếu cần thiết."
( />Cùng với Rio 1992 cũng đề cao truyền thông môi trường, gián tiếp đẩy
mạnh làn sóng các chương trình về môi trường được tổ chức. Sau thời kỳ chững
lại vào những năm 1980, lần đầu tiên số lượng các chương trình truyền thông về

môi trường đã vượt qua 500 chương trình/năm vào năm 1993.
Các năm 1994 và 1995, truyền thông môi trường đã không chỉ giới hạn ở
truyền thông ngoại tuyến (offline) và qua các phương tiện thông tin đại chúng mà
đã chính thức tham gia vào truyền thông trực tuyến (online). Hai kênh online đầu
tiên là Electronic Green Journal (1994) ( và Environmental News Network (1995). (Nguồn:
/>
9


Các năm sau đó, IUCN lần lượt đưa ra các báo cáo về giáo dục và truyền
thông môi trường. Trong đó có thể kể đến Báo cáo “Planning Environmental
Communication and Education: Lesson from Asia” xuất bản năm 1998. Báo cáo
nói về kinh nghiệm của Châu Á trong vấn đề áp dụng tích hợp Giáo dục và
truyền thông môi trường (Mô hình EEC) trong các vấn đề môi trường cấp thiết.
Năm 2004, Báo cáo hàng năm về Truyền thông môi trường lần đầu tiên
được xuất bản với 3 tập, trong đó thống kê các sự kiện quan trọng về truyền
thông môi trường của năm đó cũng như kết quả và các thống kê cơ bản của các
sự kiện.
Tháng 1 năm 2005, Ủy ban UNESCO tuyên bố Thập kỷ Giáo dục để phát
triển bền vững. Đến 3/2005, đã có 55 quốc gia thành viên ký văn kiện "Chiến
lược Giáo dục để phát triển bền vững".
Hoạt động truyền thông môi trường tại Việt Nam:
Trong những năm gần đây, hoạt động truyền thông môi trường tại Việt
Nam đã và đang được quan tâm và chú ý. Điển hình là sự xuất hiện của các tổ
chức phi chính phủ, trung tâm các chuỗi chương trình nhằm tuyên truyền về hoạt
động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E)
Trung tâm được hình thành trên nền tảng kế thừa nhân sự và kinh nghiệm
của Quỹ Môi trường Sida (SEF). Sáng lập viên Trung tâm là các thành viên
Nhóm Cố vấn của Quỹ SEF là những người đã và đang hoạt động thực tiễn liên

quan đến môi trường và phát triển bền vững. Quỹ SEF do Đại sứ quán Thuỵ Điển
tại Hà nội thành lập nhằm khuyến khích và hỗ trợ các sáng kiến của cộng đồng
trong bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Với
12 năm hoạt động (1997-2008) Quỹ SEF đã hỗ trợ 300 dự án nhỏ trong cả nước,
tăng cường năng lực cho các tổ chức cộng đồng, nâng cao nhận thức môi trường
cho công chúng và thúc đẩy mạng lưới xã hội dân sự về bảo vệ môi trường và
quản lý tài nguyên thiên nhiên.Trung tâm xây dựng chương trình truyền thông
hướng đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau như: Thanh niên, phụ nữ và trẻ em
v…v…
Về các chương trình nổi bật trong những năm gần đây có thể nhắc đến
chương trình: “Young, Wild and Living Green”. Là một chương trình dành cho

10


các thanh niên trẻ trong khối ASEAN+1 gồm có Bangladesh, Campuchia,
Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam đã có khoảng thời
gian học tập, tìm hiểu và nghe chia sẻ về nhiều vấn đề khác nhau nhưng cùng
chung một mục tiêu thay đổi nhận thức từ đó thay đổi hành vi, hướng tới lối sống
bền vững hơn. Chương trình bắt đầu với việc tìm hiểu và chia sẻ về hiện trạng
môi trường tại các quốc gia của các các học viên đang sinh sống nói riêng và trên
quy mô ASEAN+1 nói chung. Từ đó, đưa khái niệm “Dấu chân sinh thái” đến
gần hơn với các bạn trẻ để thấy được tầm ảnh hưởng của lối sống, đặc biệt là
cách tiêu dùng của mình đến môi trường.

Hình 2.3. Chương trình Young, Wild and Living Green
Nguồn: Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (2016)

Bên cạnh đó, các bạn trẻ còn cùng nhau chia sẻ về những mô hình bền
vững tại đất nước mình. Hoạt động này góp phần tạo nên sự tương tác hai chiều

giữa những thành viên tham gia khóa tập huấn nói chung và giúp cho các bạn
nhận thấy rằng các mô hình bền vững không ở đâu xa mà nó có ở ngay xung
quanh các bạn, tại nơi các bạn đang sinh sống.
Không dừng lại ở đó, các bạn trẻ còn được trực tiếp tham quan thực trạng
và một số mô hình bền vững tại Hội An.

11


Hơn thế nữa, việc gặp gỡ và trao đổi với các diễn giả và chuyên gia trong
lĩnh vực môi trường trong khóa tập huấn cũng giúp các bạn trẻ có thêm được
những kiến thức mới để có thể áp dụng vào trong chính cộng đồng của mình.
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô thị (ACCD) là một tổ
chức phi lợi nhuận được thành lập vào ngày 22 tháng 12 năm 2006 dưới sự bảo
trợ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Sứ mệnh
của trung tâm là nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân sống tại đô thị
bằng việc kết nối các nhóm nhóm thanh niên, các tổ chức tình nguyện với cộng
đồng để cùng nhau xây dựng những thành phố tươi đẹp hơn.
Mỗi dự án đã thực hiện như: “Nâng cao vị thế của thanh niên khiếm thị ở
Hà Nội thông qua đào tạo nghề và cung cấp cơ hội làm việc bền vững, ổn định”,
“Trách nhiệm của người Hà Nội đối với thành phố của mình”, “Hà Nội 5 phút
và 24 giờ”, “Ngày Giao thông Xanh”, “Sinh viên bình chọn và tôn vinh hàng
quán bình dân”…vv.; và các dự án đang thực hiện như: “Nâng cao năng lực
cộng đồng dân cư ở Hà Nội”, “Trồng rau hữu cơ giúp giảm nghèo và bảo vệ môi
trường, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội”, “Cải tạo không gian công cộng cho người dân
Hà Nội” đều được chúng tôi thực hiện với mong ước được nhìn thấy Hà Nội
ngày càng xanh hơn, đẹp hơn và thân thiện hơn trong con mắt người Việt Nam
và bạn bè quốc tế.
CLB Go Green – là một trong các hợp phần của chương trình Go
Green – Hành trình xanh do Công ty Toyota Việt Nam khởi xướng cùng sự hỗ

trợ của Tổng cục môi trường, Bộ giáo dục đào tạo và Trung ương hội Sinh viên
Việt Nam. Từ năm 2011, CLB Go Green chính thức hoạt động độc lập và tiếp
tục tổ chức các hoạt động có ý nghĩa, hướng vào mục tiêu xây dựng lối sống bền
vững cho cộng đồng. Trải qua gần 6 năm hoạt động, CLB Go Green đã tổ chức
và thực hiện nhiều chương trình tình nguyện môi trường đa dạng, gắn kết hoạt
động thực tiễn song song với hoạt động truyền thông môi trường, từ đó đưa
CLB trở thành một trong những tổ chức tình nguyện môi trường hoạt động
mạnh mẽ, lâu dài và hiệu quả nhất trên cả nước.
Nhằm hướng tới lối sống xanh và bền vững, CLB Go Green đã tổ
chức rất nhiều các hoạt động, trong đó có một vài hoạt động nổi bật như:
Chiến dịch Khu Phố Xanh (06/2009 – 05/2011).
Chiến dịch Túi sinh thái Ecobag (12/2008 – 02/2009).
Chương trình Thợ Xanh Thành Phố - 12/2015

12


2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG DÙNG TRONG SƯ PHẠM
2.2.1 Chương trình truyền thông sư phạm trao quyền:
Mô hình truyền thông áp dụng phương pháp sư phạm trao quyền đã xuất
hiện tại rất nhiều nơi trên thế giới.
Về phương pháp trao quyền nói chung có thể kể đến rất nhiều các hoạt
động về bình đăng giới và trao quyền cho phụ nữ.
Người học có khả năng đưa ra ý kiến đánh giá về các ý tưởng, nghiên cứu,
quyết định, phương pháp… Những đánh giá này dù là định tính hay định lượng
đều dựa trên việc sử dụng các tiêu chí hay tiêu chuẩn trong một lĩnh vực, như
đánh giá về kĩ thuật xử lý tốt nhất, hay đánh giá về kết quả công việc dựa trên cư
sở các tiêu chuẩn sử dụng trong lĩnh vực này.
Rõ ràng với những kỹ thuật và phương pháp sử dụng trong dạy - học
truyền thống người học chỉ có thể đạt được ba cấp độ đầu tiên của mục tiêu học

tập. Để kiểm tra xem điều này có đúng không, chỉ cần xem xét trường hợp về các
bài tập tự kiểm tra kết quả học tập ở cuối một đoạn văn trong bất kỳ cuốn sách
giáo khoa hiện hành. Hầu hết là để làm các bài tập này chỉ cần đơn giản sao chép
các thông tin trong văn bản hoặc để "dịch" và áp dụng. Cũng cần lưu ý rằng các
bài tập đòi hỏi hiểu biết và áp dụng kiến thức của người học (cấp độ hai và ba
của mục tiêu học tập), phần lớn được đánh dấu là bài tập khó và không phải lúc
nào người giáo viên cũng cho tất cả các người học làm.
Học tập tương tác cũng giúp đạt được các mục tiêu của ba cấp độ đầu tiên,
và còn hiệu quả hơn phương pháp truyền thống. Một minh chứng tốt cho luận
điểm trên là tháp ghi nhớ dưới đây.
Tháp ghi nhớ
Công trình nghiên cứu tâm lý xã hội đã phát hiện ra "Tháp ghi nhớ" ở trên
đã chứng minh rõ ràng rằng người học càng tích cực tham gia vào quá trình thu
nhận hiểu biết bào nhiêu thì càng thu được nhiều thông tin bấy nhiêu. Đó là lý do
tại sao các giáo viên trong khuôn khổ mô hình truyền thống đôi khi sử dụng cái
gọi là "kỹ thuật học tập tích cực" (các cuộc trò chuyện gợi mở, các bài tập về vấn
đề, chuẩn bị bài tiểu luận, vv) để người học làm chủ thông tin tốt hơn. Tuy nhiên,
trong trường hợp này, người ta có thể chỉ nói về việc làm tốt nhất cách học
truyền thống. Theo ý kiến của nhóm tác giả, luận điểm này rất quan trọng vì nó
cho phép người giáo viên quyết định công nghệ nào sẽ được sử dụng.

13


×