Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với năng suất cây ngô trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.49 MB, 126 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LƯU HẢI TÙNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI NĂNG SUẤT CÂY NGÔ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đoàn Văn Điếm

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu đến năng suất ngô trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” là
công trình nghiên cứu của bản thân. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận
văn đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả trình bày trong
luận văn hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lưu Hải Tùng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy
cô giáo Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Môi
Trường, những người đã trang bị cho tôi những kiến thức, tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Trong đó có sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy
giáo PGS.TS. Đoàn Văn Điếm trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Khí tượng tỉnh Bắc Giang, Chi cục Thống
kê huyện Yên Dũng đã tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ bảo tận tình trong quá trình tôi thực
tập tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ UBND huyện
Yên Dũng.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã hết lòng tạo
điều kiện, động viên, giúp đỡ và luôn ở bên tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện.
Do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót và
hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy
giáo, cô giáo cùng các bạn học viên cao học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lưu Hải Tùng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................ vi
Danh mục bảng ........................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... x
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của luận văn ............................................................................... 1

1.2.

Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 3


1.4.

Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 3

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ......................................................................................... 4
2.1

Tổng quan về bđkh ........................................................................................... 4

2.1.1.

Khái niệm về BĐKH ........................................................................................ 4

2.1.2.

Nguyên nhân của BĐKH .................................................................................. 5

2.2.

Tình hình bđkh trên thế giới và Việt Nam......................................................... 7

2.2.1.

Tình hình BĐKH trên thế giới .......................................................................... 7


2.2.2.

Tình hình BĐKH tại Việt Nam ....................................................................... 12

2.3.

Ảnh hưởng của bđkh đến tình hình sản xuất nông nghiệp trên thế giới và
ở Việt Nam .................................................................................................... 18

2.3.1.

Ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp trên thế giới và các
nước thuộc khu vực Châu Á. .......................................................................... 18

2.4.

TẦm quan trọng và một số đặc điểm của cây ngô ........................................... 21

2.4.1.

Vị trí và tầm quan trọng của cây ngô .............................................................. 21

2.4.2.

Một số đặc điểm của cây ngô ........................................................................ 22

2.4.3.

Thời vụ .......................................................................................................... 26


2.5.

Các kết quả nghiên cứu về phương pháp đánh giá tác động của bđkh đến
năng suất cây trồng ........................................................................................ 27

iii


Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 30
3.1.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................. 30

3.2.

Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 30

3.3.

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 30

3.3.1.

Thực trạng biến đổi khí hậu ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang .................... 30

3.3.2.

Tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất ngô ........................................... 30

3.3.3.


Dự tính biến động năng suất ngô đến năm 2020, 2030, 2040 .......................... 30

3.3.4.

Đề xuất các giải pháp duy trì năng suất thích ứng với BĐKH ......................... 30

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 30

3.4.1.

Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ............................................................. 30

3.4.2.

Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 30

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 34
4.1.

Đặc điểm tự nhiên, xã hội địa bàn nghiên cứu ................................................ 34

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 34

4.1.2


Tình hình kinh tế - xã hội ............................................................................... 38

4.2.

Đánh giá thực trạng và xu thế biến đổi các yếu tố khí hậu tại huyện Yên
Dũng, tỉnh bắc giang ...................................................................................... 42

4.2.1.

Nhiệt độ ......................................................................................................... 42

4.2.2.

Lượng mưa .................................................................................................... 46

4.2.3.

Số giờ nắng .................................................................................................... 49

4.3.

Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng đến năng suất ngô huyện
Yên Dũng....................................................................................................... 51

4.3.1.

Đánh giá xu thế năng suất ngô giai đoạn 1984-2015 ....................................... 51

4.3.2.


Mối quan hệ giữa năng suất ngô với điều kiện khí tượng ở huyện Yên Dũng ....... 52

4.4.

Tính toán năng suất ngô huyện Yên Dũng năm 2020, 2030, 2040 dựa trên
kịch bản bđkh ................................................................................................. 67

4.4.1.

Biến đổi khí hậu năm 2020, 2030, 2040 so với năm 2010 ............................... 67

4.4.2.

Năng suất ngô huyện Yên Dũng năm 2020, 2030,2040 dựa trên kịch bản
BĐKH ............................................................................................................ 70

4.5.

Đề xuất các giải pháp duy trì năng suất ngô thích ứng với bđkh...................... 70

4.5.1.

Tích hợp BĐKH vào chiến lược, chính sách và quy hoạch phát triển
ngành nông nghiệp của huyện Yên Dũng........................................................ 70

iv


4.5.2.


Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao năng suất
ngô của huyện Yên Dũng. .............................................................................. 71

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 74
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 74

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 75

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 76

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BĐKH

Nghĩa tiếng việt
: Biến đổi khí hậu

F

: Hệ số Fecner

IPCC


: Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

KNK

: Khí nhà kính

MTQG

: Mục tiêu quốc gia

NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PCCCR

: Phòng cháy, chữa cháy rừng

R

: Lượng mưa

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

SS

: Số giờ nắng


T

: Nhiệt độ không khí

TBNN

: Trung bình nhiều năm

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trường

Y

: Năng suất thực

Y’

: Năng suất dự báo

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Dự báo suy giảm tiềm năng năng suất ngô thu năm 2030-2050 dựa
theo kịch bản MONRE, 2009.................................................................... 19
Bảng 2.2. Tổng hợp thiệt hại do tác động của BĐKH đối với một số cây trồng
chính. ....................................................................................................... 20
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp các hàm lượng dinh dưỡng của một số loại cây trồng ..... 22
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai trong 3 năm 2013 – 2015................ 37

Bảng 4.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Yên Dũng qua 3 năm
2013 - 2015 ....................................................................................................... 39
Bảng 4.3. Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Yên Dũng, năm 2015 ............... 40
Bảng 4.4. Nhiệt độ trung bình vụ và các năm tại huyện Yên Dũng qua các giai đoạn ..... 42
Bảng 4.5. Nhiệt độ trung bình tháng trạm khí tượng Bắc Giang qua các giai đoạn......... 43
Bảng 4.6. Xu thế biến đổi nhiệt độ tối cao trung bình qua các giai đoạn huyện
Yên Dũng (1984-2015)............................................................................. 45
Bảng 4.7. Xu thế biến đổi nhiệt độ tối thấp trung bình qua các giai đoạn tại
huyện Yên Dũng (1984-2015) .................................................................. 46
Bảng 4.8. Lượng mưa trung bình tháng, vụ và năm tại huyện Yên Dũng qua các
giai đoạn................................................................................................... 48
Bảng 4.9. Số giờ nắng trung bình tháng, vụ và năm tại trạm khí tượng Bắc Giang
(đơn vị tính: giờ) ...................................................................................... 50
Bảng 4.10. Biến động năng suất ngô (tạ/ha) của huyện Yên Dũng. ............................. 51
Bảng 4.11. Phân tích biến động năng suất ngô (tạ/ha) và nhiệt độ (độ C) trung
bình tháng của Vụ Xuân ........................................................................... 53
Bảng 4.12. Phân tích biến động năng suất ngô (tạ/ha) và nhiệt độ tôi cao trung
bình các tháng của Vụ Xuân ..................................................................... 53
Bảng 4.13. Phân tích biến động năng suất ngô (tạ/ha) và nhiệt độ tôi thấp trung
bình các tháng của Vụ Xuân ..................................................................... 55
Bảng 4.14. Phân tích biến động năng suất ngô (tạ/ha) và lượng mưa (mmm) các
tháng của Vụ Xuân ................................................................................... 56
Bảng 4.15. Phân tích biến động năng suất ngô (tạ/ha) và số giờ nắng (giờ) các
tháng của Vụ Xuân ................................................................................... 57

vii


Bảng 4.16. Hệ số F giữa dao động năng suất ngô với dao động các yếu tố khí
tượng huyện Yên Dũng ............................................................................ 58

Bảng 4.17. Yếu tố có biến động quan hệ tương đối chặt với biến động năng suất ngô ...... 59
Bảng 4.18. Phương trình năng suất thời tiết vụ của huyện Yên Dũng.......................... 63
Bảng 4.19. Năng suất Ngô(tạ/ha) và năng suất ngô dự báo giai đoạn (1984-2013) ...... 65
Bảng 4.20. Kết quả kiểm chứng phương trình năng suất ngô vụ xuân trên cơ sở số
liệu phụ thuộc ........................................................................................... 66
Bảng 4.21. Kết quả kiểm chứng phương trình năng suất ngô trên cơ sở số liệu
độc lập...................................................................................................... 67
Bảng 4.22. Nhiệt độ trung bình qua các giai đoạn ở trạm khí tượng Bắc Giang (0C) ...... 67
Bảng 4.23. Lượng mưa qua các giai đoạn ở trạm khí tượng Bắc Giang (mm) ............. 68
Bảng 4.24. Biến động nhiệt độ tại huyện Yên Dũng năm 2030, 2040 so với năm
2010 (đơn vị: 0C) ...................................................................................... 68
Bảng 4.25. Biến động lượng mưa tại huyện Yên Dũng năm 2030, 2040 so với
năm 2010........................................................................................................... 69
Bảng 4.26. Số giờ nắng TBNN, năm 2010 và biến động số giờ nắng TBNN so với
năm 2010 ................................................................................................. 69
Bảng 4.27. Năng suất ngô ở huyện Yên Dũng (tạ/ha) ................................................. 70

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ cơ cấu đất đai của huyện Yên Dũng, năm 2015 ............................ 36
Hình 4.2. Sự thay đổi của yếu tố nhiệt độ tại huyện Yên Dũng giai đoạn
(1984-2015) .............................................................................................. 44
Hình 4.3. Xu thế biến đổi nhiệt độ tối cao trung bình qua các năm tại huyện
Yên Dũng (1984-2015) ............................................................................. 44
Hình 4.4. Xu thế biến đổi nhiệt độ tối thấp trung bình qua các năm tại huyện
Yên Dũng (1984-2015) ............................................................................. 45
Hình 4.5. Sự thay đổi của yếu tố lượng mưa tại huyện Yên Dũng (1984-2015) ......... 46
Hình 4.6. Biến động năng suất ngô huyện Yên Dũng thời kỳ 1984-2015................... 52

Hình 4.7. Mối quan hệ đồng pha giữa biến động nhiệt độ trung bình tháng 3 và
biến động năng suất ngô ở huyện Yên Dũng .............................................. 60
Hình 4.8. Mối quan hệ đồng pha giữa biến động số giờ nắng thắng 1và biến
động năng suất ngô huyện Yên Dũng ........................................................ 60
Hình 4.9. Mối quan hệ đồng pha giữa biến động số giờ nắng Vụ và biến động
năng suất ngô huyện Yên Dũng ................................................................. 61
Hình 4.10. Mối quan hệ nghịch pha giữa biến động nhiệt độ trung bình tháng 5 và
biến động năng suất ngô ở huyện Yên Dũng .............................................. 61
Hình 4.11. Mối quan hệ nghịch pha giữa biến động lượng mưa của vụ và biến
động năng suất ngô huyện Yên Dũng .......... Error! Bookmark not defined.
Hình 4.12. Biểu đồ mối quan hệ giữa biến động năng suất thực tế và năng suất
thời tiết ước tính của vụ qua phương trình hồi qu....................................... 64
Hình 4.13. Biểu đồ mối quan hệ giữa năng suất thực và năng suất dự báo vụ qua
phương trình hồi quy ................................................................................. 64

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lưu Hải Tùng
Tên Luận văn: “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất ngô trên
địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”.
Ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60.44.03.01
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng biến động của các yếu tố khí tượng trong những năm qua.
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất cây trồng
Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu để giữ vững năng suất cây trồng, giữ
vững an ninh lương thực cho địa phương.
Đánh giá Tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất ngô tại huyện Yên Dũng,

tỉnh Bắc Giang.
Đề xuất một số giải pháp ứng phó với BĐKH để nâng cao năng suấtngô ở huyện
Yên Dũng.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Phương pháp xử lý số liệu:
Đánh giá biến đổi khí hậu khu vực huyện Yên Dũng
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất ngô huyện Yên Dũng: Để
đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất ngô của huyện Yên Dũng, tiến
hành xây dựng phương trình năng suất thời tiết (Phương trình thể hiện mối quan hệ giữa
năng suất cây trồng và các yếu tố thời tiết). Sử dụng hệ số Fecner để đánh giá tác động
của những biến đổi khí hậu đến năng suấ tngô bằng cách dựa vào chuỗi số lượng về
năng suất ngô và các yếu tố khí tượng để so sánh những trường hợp biến động cùng pha
và lệch pha giữa chúng. So sánh năng suất của năm trước và năm sau với sự biến động
của yếu tố khí tượng.
Phương pháp kiểm chứng kết quả
Kết quả chính và kết luận
Tác động của BĐKH đến năng suất Ngô (1984 -2015): Qua hệ số Fecner và hệ số
tương quan cho thấy nhiệt độ, lượng mưa vụ có tác động xấu đến năng suất Ngô.
Dựa trên kịch bản BĐKH sử dụng số liệu nhiệt độ, lượng mưa năm 2020, 2030,
2040 thấy nhiệt độ và lượng mưa có xu hướng tăng so với năm 2010, năng suất ngô tính
toán được vào năm 2040 tăng hơn so với năm 2020, 2030 và tăng hơn so với năm 2010,
như vậy năng suất ngô trong tương lai sẽ tăng theo kịch bản BĐKH nếu chế độ canh tác
ngô như năm 2010 (như hiện nay).

x


THESIS ABSTRACT
Master Student: Luu Hai Tung

Thesis title: “Assessing the impact of climate change on the productivity of
maize: A case study in Yen Dung District, Bac Giang Province”.
Major: Environmental science

Code: 60.44.03.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Assessment of the status changes of meteorological factors in recent years .
Assessing the impact of climate change on Maize yields.
Solutions adapt to climate change to maintain Maize yields and food security for
local people.
Proposed several measures to respond to climate change in order to improve maize
productivity in Yen Dung district.
Research Methods:
- Methods of gathering secondary data.
- Methods of processing data.
Assessing climate change in Yen Dung District
Assessing the impact of climate change on the productivity of maize in Yen Dung
District:
To assess the impact of climate change on maize productivity of Yen Dung
district, this thesis the equation shows the relationship between crop yields and weather
factors. Using Fecner coefficients to assess the impact of climate change on maize
productivity by relying on the number of chains of production of maize and
meteorological factors to compare cases in phase fluctuations and phase difference
between them, comparing the previous year's yield and the following year with the
variation of meteorological factors.
Methods of verification results
Main findings and conclusions
The impact of climate change on corn yield (1984-2015) has been recognized

by Fecner and correlation coefficients, which indicate the temperature, rainfall have
adversely affected to corn yield.

xi


Based on climate change scenarios using temperature data, rainfall on 2020,
2030, 2040 shows that temperatures and rainfall tend to increase over 2010.
Maize yield was going to increase in 2014, comparing to corn yield in 2010,
2020 and 2030, so that maize yields in the future under climate change scenarios will
rise if maize cultivation methods similar to 2010 and recent years.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN VĂN
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011) Biến đổi khí hậu (BĐKH)
đang được xem là vấn đề nóng bỏng nhất, là một trong những thách thức lớn nhất
đối với nhân loại và các hệ sinh thái trên trái đất trong thế kỷ 21, nó có tác động
toàn diện đến sự phát triển bền vững trên toàn thế giới. BĐKH tác động tới môi
trường toàn cầu nhưng rõ rệt nhất là tới đời sống dân cư, hủy hoại sản xuất nông
nghiệp và làm suy thoái đa dạng sinh học và tài nguyên nước.
Theo Trần Thọ Đạt và cs. (2013) Việt Nam được đánh giá là một trong
những quốc gia bị tác động mạnh mẽ nhất bởi biến đổi khí hậu. Là một nước
nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân: Nông nghiệp
chiếm 52,6% lực lượng lao động và 20 % GDP của cả nước, nhưng lĩnh vực này
lại đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu, rõ ràng nhất là làm
giảm diện tích đất canh tác, gây ra tình trạng hạn hán và sâu bệnh, gây áp lực lớn
cho sự phát triển của ngành trồng trọt nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung.

Cụ thể, tổng sản lượng nông nghiệp từ trồng trọt có thể giảm 1- 5%, năng suất
cây trồng chính có thể giảm đến 10 %, trường hợp thời tiết cực đoan có thể mất
mùa hoàn toàn.
Nông nghiệp là một trong những ngành phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí
hậu nên rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do BĐKH. Theo báo cáo của Tổ chức
Lương thực và Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), nhiệt độ Trái đất tăng do
biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, thời gian gieo trồng và ảnh
hưởng đến sản lượng lương thực cũng như lượng nước cung cấp cho cây trồng.
Vùng miền núi và các vùng sinh thái ven biển có xu hướng chịu ảnh hưởng lớn.
Theo đánh giá gần đây của các tổ chức Quốc tế, Việt Nam sẽ là 1 trong 5
nước chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH. Hiện tượng nóng lên của trái đất, nhiệt độ
tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, hạn hán, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Bộ NN & PTNT đã ước tính BĐKH sẽ dẫn đến
hiện tượng mất đất canh tác do mất đất, hạn hán, ngập lụt. Nhiều nhà khoa học đã
tính toán dựa theo kịch bản về Biến đổi khí hậu cho thấy khả năng năng suất ngô
có nguy cơ giảm 444,5kg/ha vào năm 2030 và 781,9kg/ha vào năm 2050, nếu
không có các giải pháp cải thiện về giống, biện pháp canh tác hoặc điều kiện sản

1


xuất. Kết quả ước tính sản lượng ngô có nguy cơ giảm hơn 500.000 tấn vào năm
2030, giảm trên 880.000 tấn vào năm 2050.
Yên Dũng là một là một trong những huyện thấp trũng nhất của tỉnh Bắc
Giang, là nơi hợp long của 3 con sông lớn trong hệ thống sông Thái Bình là sông
Thương, sông Cầu, sông Lục Nam. Những năm gần đây Yên Dũng đã chịu
không ít ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Trung bình mỗi năm có từ 4-6 cơn bão
và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến huyện Yên Dũng cùng với những đợt mưa
lớn đã khiến nhiều công trình, nhà cửa, bị hư hỏng, sản xuất nông nghiệp bị giảm
sút. Nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm đối với các yếu tố khí hậu như nhiệt độ,

số ngày nắng, lượng mưa… vì vậy biến đổi khí hậu tác động rất lớn đến nông
nghiệp. Biến đổi khí hậu đang tác động trực tiếp đến cuộc sống người dân nơi
đây, đặc biệt là cuộc sống của người nông dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi đất
đai bị suy thoái, giảm độ màu mỡ, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi bị
hư hại. Vì vậy nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu từ đó đề ra các giải pháp
thích ứng với biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện là
hết sức cần thiết.
Ngô là một trong những cây trồng quan trọng của huyện Yên Dũng đứng
thứ hai sau cây lúa và được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa dạng về
mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác. Đứng trước những thách thức về nông
nghiệp của cả nước nói chung và huyện Yên Dũng nói riêng trong điều kiện biến
đổi khí hậu. Ngoài việc sản xuất cây trồng chủ đạo như cây lúa thì cây ngô của
huyện Yên Dũng cũng đã và đang phải chịu những tác động mạnh mẽ, đặc biệt là
diện tích, thời vụ và năng suất của ngô.
Từ những yêu cầu cấp thiết trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Đánh giá
tác động của biến đổi khí hậu đối với năng suất cây ngô trên địa bàn huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang".
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nông nghiệp là một trong những ngành phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí
hậu nên rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do BĐKH. Theo báo cáo của Tổ chức
Lương thực và Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), nhiệt độ Trái đất tăng do
biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, thời gian gieo trồng và ảnh
hưởng đến sản lượng lương thực cũng như lượng nước cung cấp cho cây trồng.
Vùng miền núi và các vùng sinh thái ven biển có xu hướng chịu ảnh hưởng lớn.

2


Yên Dũng là một huyện miền núi và cũng chịu tác động nhiều của biến đổi khí
hậu. Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra cho nghiên cứu này đó là: Sự thay đổi các

yếu tố nhiệt độ, lượng mưa và số giờ nắng do BĐKH có xu hướng làm giảm
năng suất ngô ở huyên Yên Dũng, Bắc Giang. Từ đó tìm các giải pháp thích ứng
với biến đổi khí hậu để giữ vững năng suất cây trồng, giữ vững an ninh lương
thực cho địa phương.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá thực trạng biến động của các yếu tố khí tượng trong những
năm qua.
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất cây ngô tại huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu để giữ vững năng suất cây trồng,
giữ vững an ninh lương thực cho địa phương.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang.
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2016.
Số liệu để phục vụ nghiên cứu được thu thập từ năm 1984 đến năm 2015.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Qua quá trình nghiên cứu tính toán cho thấy tác động của biến đổi khí hậu
ảnh hưởng đến năng suất cây Ngô trên địa bàn huyện Yên Dũng như tác động
của nhiệt độ, lượng mưa, số giớ nắng.
Dựa vào các chuỗi số liệu thực tế về năng suất ngô, các yếu tố khí tượng
và kịch bản BĐKH; dựa vào các phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến
năng suất ngô tại huyện Yên Dũng đã đánh giá được xu hướng biến đổi năng suất
ngô huyện Yên Dũng vào năm 2020, 2030 và năm 2040.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ BĐKH
2.1.1. Khái niệm về BĐKH

Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài
thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc
các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động con người làm thay đổi thành phần
của khí quyển hay trong khai thác thành phần đất (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2008).
Công ước chung của Liên hợp quốc về BĐKH quan niệm BĐKH là sự
biến đổi của trạng thái khí hậu do các hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của con
người gây ra sự thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và nó được thêm vào
sự BĐKH tự nhiên quan sát được trong các thời kỳ có thể so sánh được.
Có rất nhiều quan niệm về biến đổi trên thế giới tuy nhiên, nói chung
BĐKH là sự thay đổi các điều kiện khí hậu theo xu thế dần dần trở nên xấu đi
hoặc tốt lên.
Các biểu hiện của BĐKH bao gồm:
Nhiệt độ trung bình tăng lên do sự nóng lên của bầu khí quyển toàn cầu.
Sự dâng cao mực nước biển do dãn nở vì nhiệt và băng tan, dẫn tới sự
ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống và các sinh vật trên Trái Đất.
Sự di chuyển các đới khí hậu trên các vùng khác nhau của trái đất.
Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.
Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thủy quyển, sinh quyển, địa quyển.Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ trung
bình và mực nước biển dâng thường được coi là hai biểu hiện chính của BĐKH.
Ngày nay, do nhận thức được mức độ nguy hiểm của BĐKH, ở Việt Nam
đã có nhiều hơn những nghiên cứu hiện tượng xảy ra cũng như ảnh hưởng của nó

4



đến sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do điều kiện và mức độ phức tạp của hiện
tượng nên những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức độ vĩ mô, các nghiên
cứu cụ thể về ảnh hưởng của BĐKH đến những khu vực tỉnh thành cụ thể cũng
như tác động của nó đến tình hình sản xuất nông nghiệp của những khu vực này
còn rất hạn chế.
2.1.2. Nguyên nhân của BĐKH
Có hai nguyên nhân chính gây ra Biến đổi khí hậu đó là do tự nhiên và do
con người:
Do sự biến đổi của tự nhiên
Trong lịch sử địa chất, sự BĐKH đã nhiều lần xảy ra và không phải là
hiên tượng mới xuất hiện gần đây, đó là những thời kỳ lạnh và nắng nóng kéo dài
hàng vạn năm mà chúng ta gọi là thời kỳ băng hà hay thời kỳ gian băng. Căn cứ
vào tuổi của thực vật hóa thạch, thạch cao mỏ muối, vỉa than, dải đất sét hay cấu
tạo của đá trầm tích, những nguyên nhân cơ bản của BĐKH trong thời kỳ địa
chất xảy ra cách đây hàng trăm triệu năm được giải thích do sự biến động của các
nhân tố liên quan đến quỹ đạo chuyển động và độ nghiêng của trục Trái Đất trên
mặt phẳng quỹ đạo quay xung quanh Mặt Trời (mặt phẳng hoàng đạo), dẫn đến
sự thay đổi lượng bức xạ đến Trái Đất; sự thay đổi cơ bản và hoạt động của Mặt
Trời trong các thời kỳ địa chất; sự thay đổi khối lượng vật chất trong quá trình
Trái Đất chuyển động trong vũ trụ giữa các vì sao do sự hấp thụ khác nhau năng
lượng bức xạ mặt trời.
Ngoài ra, BĐKH trong thời đại địa chất còn liên quan đến các yếu tố địa
chất và khí quyển Trái Đất. Đó là sự thay đổi của bề mặt Trái Đất như sự phân bố
biển và lục địa cùng độ lớn của chúng, quá trình tạo núi và sự nâng lên của các
mảng lục địa lớn, phân bố các dòng hải lưu, hàng loạt khí CO2 tự nhiên trong
không khí và lượng mây, bên cạnh đó còn liên quan đến các nhân tố tự nhiên
ngoài và những nhân tố bên trong Trái Đất.
Núi lửa phun trào - Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí
quyển một lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi và

tro vào bầu khí quyển. Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu
trong nhiều năm. Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởi núi lửa,
các sol khí phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không gian vì
vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất. (Nguyễn Văn
Quỳnh Bôi và Đoàn Thị Thanh Kiều, 2012).

5


Nhìn chung, trong thời kỳ lịch sử địa chất khí hậu có thể coi là ổn định chỉ
dao động gần trạng thái trung bình. Bởi vì trong thời kỳ này không ngừng có
những biến động đáng kể trong phân bố của biển, lục địa, địa hình và sự phân bố
các cực.
Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự nhiên
đóng góp một phần rất nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kỳ kể từ quá khứ đến
hiện nay. Theo các kết quả nghiên cứu và công bố từ Ủy Ban Liên Chính Phủ về
biến đổi khí hậu (IPCC) thì nguyên nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do các hoạt
động của con người.
Do sự tác động của con người
Nguồn gốc cơ bản gây nên BĐKH là sự thay đổi các thành phần vật chất
trong khí quyển, mà sự thay đổi này được xác định chủ yếu là xuất phát từ sự
thay đổi mục đích sử dụng đất, nguồn nước và sự gia tăng lượng phát thải khí
CO2 và các khí nhà kính khác từ hoạt động của con người hiện nay, điều đó cũng
có nghĩa là con người chính là tác nhân chủ yếu, bằng các hoạt động của mình đã
và đang khiến cho tình hình diễn biến BĐKH ngày càng trở nên phức tạp và khó
kiểm soát hơn (Mai Văn Trịnh và cs., 2012).
Bắt đầu từ thời đại công nghiệp, con người đã không ngừng cải tiến và
hoàn thiện công cụ lao động, tác động nhiều hơn vào tự nhiên nhằm thỏa mãn
nhu cầu ngày càng cao của chính mình. Cho đến nay, bằng sự gia tăng các hoạt
động tạo ra khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà

kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác… của con
người khiến cho thành phần các chất khí quyển đang thay đổi rõ rệt, đặc biệt là
sự xuất hiện và gia tăng của hàng loạt khí nhà kính – tác nhân chủ yếu gây
BĐKH.
Khí nhà kính chủ yếu gây nên BĐKH: CO2, CH4, N2O, HFCs và SF6.
CO2 phát thải khí đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là
nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh
ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép…
CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ
thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp. N2O có mức độ
độc hại với môi trường gấp 310 lần CO2.

6


HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là
sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm, làm sạch chất bán dẫn, chất làm
sạch và tạo bọt, có mức độ nguy hại cho môi trường gấp 6.500 – 9.200 lần so với
CO2.
SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê và
trong quá trình sản xuất ô tô, có mức độ gây hại đối với môi trường gấp 23.900
lần so với CO2.

Thµnh phÇn khÝ quyÓn:
Carbon Dioxide CO2

Các nguồn phát thải KHK


- N¨ng l−îng

- C«ng nghiÖp
- Giao th«ng
- N«ng nghiÖp
- L©m nghiÖp
- Sinh ho¹t

Methane CH4

Nitrous Oxide NO2
H»ng ngµy cã 60
million tÊn CO2 th¶i
vµo khÝ quyÓn
1000

N¨m

2000
Source: IPCC 2001

Hình 2.1. Sự gia tăng phát thải khí nhà kính trong thời gian gần đây
Nguồn: Bộ TN & MT (2012)

2.2. TÌNH HÌNH BĐKH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình BĐKH trên thế giới
Biến đổi khí hậu toàn cầu xảy ra do tác động của khí nhà kính qua các hoạt
động của con người, dẫn đến hiện tượng trái đất đang nóng dần lên và kéo theo
nhiều hậu quả khác. Theo báo cáo của IPCC, nhiệt độ của trái đất tăng trung
bình 0.60C trong thế kỷ vừa qua và dự báo có thể tăng 1,4 - 6,4oC vào năm 2010,

lượng mưa tăng không đều, nhiều vùng mưa quá nhiều, nhưng nhiều vùng khác

7


trở nên khô hạn hơn. Theo tính toán mới nhất, mực nước biển có thể dâng lên từ
0,7-1,4 m trong 100 năm tới. Hiện tượng El-Nino hoạt động mạnh lên cả về
cường độ và tần suất. Diện tích vùng băng giá Bắc bán cầu giảm khoảng 1015% kể từ những năm 1950, và có thể không còn vào năm 2030. Băng tại Bắc
cực và các đỉnh núi cao cũng tan đáng kể trong những thập kỷ tới.
Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác
động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu
người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các
nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những
trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những
trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa
đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xẩy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn
Độ...có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những
dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay
đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở
Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, bắc Đại Tây Dương. Một
nghiên cứu với xác suất lên tới 90% cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh
thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất.
Theo số liệu quan trắc khí hậu ở các nước cho thấy, Trái Đất đang nóng
lên với sự gia tăng của nhiệt độ bình quân toàn cầu và nhiệt độ nước biển; băng
và tuyết đã và đang tan trên phạm vi rộng làm cho diện tích băng ở Bắc Cực và
Nam Cực thu hẹp đáng kể, dẫn đến mực nước biển dâng cao.
Nhiệt độ khí quyển tăng nhanh
Theo các kết quả đánh giá của IPCC, 2001, 2007 trong các báo cáo kỹ
thuật 1 và 4 cho thấy nhiệt độ trái đất tăng mạnh ở hầu hết các khu vực trên thế
giới, giai đoạn sau tăng nhanh hơn giai đoạn trước. Theo ước tính nhiệt độ toàn

cầu tăng 0,740C trong giai đoạn 1906-2005; 1,280C giai đoạn 1956-2005 và được
dự báo quá trình này còn tăng mạnh hơn nữa trong các thập niên tiếp theo (Hình
1). Tuy nhiên, điều đáng chú ý là nhiệt độ lại tăng mạnh vào mùa nóng và giảm
mạnh vào mùa đông làm cho khí hậu toàn cầu ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn
đặc biệt đối với các vùng khó khăn, dễ bị tổn thương trên thế giới như các vùng
sa mạc, cận sa mạc, vùng ôn đới, cận ôn đới. Sự nóng lên toàn cầu từ giữa thế kỷ
20 là do sự gia tăng của hàm lượng khí nhà kính (KNK) do con người gây ra.

8


Kết quả so sánh sự khác biệt về nhiệt độ trong thời gian dài từ thế kỷ 19
(1800) đến thế kỷ 21 (2008) cho thấy nhiệt độ toàn cầu bắt đầu có sự tăng lên từ
những năm 1960, tương ứng với giai đoạn bắt đầu có sự bùng nổ về sản xuất
công nghiệp. Như vậy, có thể nói rằng nguyên nhân gia tăng BĐKH có liên
quan mật thiết đến sự hoạt động sản xuất của con người. Con người khai thác
quá mức tài nguyên thiên nhiên để sản xuất sản phẩm, từ đó phát thải ra quá
nhiều chất thải, làm thay đổi và phá vỡ bầu khí quyển dẫn đến thay đổi về khí
hậu, BĐKH lại gây những hậu quả khó lường về sản xuất, tài nguyên thiên
nhiên và môi trường.

Hình 2.2. Biến đổi của nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo thời gian
Nguồn: IPCC (2007)

Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất: Nồng độ các khí trong khí
quyển thay đổi theo chiều hướng tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính.
Nồng độ CO2 tăng khoảng 31%; nồng độ NO2 tăng khoảng 51%; nồng độ CH4
tăng 248%; các khí khác cũng có nồng độ tăng đáng kể so với thời kỳ trước công
nghiệp hóa; một số khí như các dạng khác nhau của khí HFC, PFC, SF6 là những

khí chỉ mới xuất hiện sau cuộc cách mạng công nghiệp.

9


Hình 2.3: Xu hướng biến đổi một số khí nhà kính đến 2005
Nguồn: IPCC (2007)

Hiện tượng băng tan nhanh và nước biển dâng cao
Nhiệt độ toàn cầu tăng lên làm cho băng ở vùng Bắc Cực tan nhanh. Kết
quả nghiên cứu của IPCC, 2007 cũng chỉ ra rằng lượng băng che phủ Bắc Cực
giảm mạnh, trung bình trên 2,7%/thập kỷ, nhiều vùng trước đây được che phủ
bằng lớp băng dầy, nay đã bị tan, nhiều tảng băng lớn hàng trăm ngàn km2 đang
trôi trên đại dương và đang hướng về nước Úc (IPCC, 2007). Hậu quả của hiện
tượng băng tan làm cho mực nước biển dâng cao. Kết quả thống kế của IPCC và
các cơ quan nghiên cứu của Mỹ, Úc cho thấy nước biển toàn cầu dâng trung bình
1,8mm/năm giai đoạn 1961-2003 và 3,1 mm/năm giai đoạn 1993 - 2003, đạt 0,31
m trong một thế kỷ gần đây. IPCC và nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có
Việt Nam đều dự báo rằng mực nước biển tiếp tục tăng trong những thập kỷ tiếp
theo và có thể đạt 100cm vào năm 2100.
Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng lên với mức tăng trung bình
khoảng 1,7 ± 0,5 mm/năm trong thời kỳ từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20; 1,8
± 0,5 mm/năm trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 2003 và đặc biệt tăng nhanh
trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003 với mức 3,1 ± 0,7 mm/năm (theo
IPCC). Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn đến sự ngập úng của các
vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển (Hình 1.4).

10



Hình 2.4: Biến đổi mực nước biển theo thời gian
Nguồn: IPCC (2007)

Một số biểu hiện khác:
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác. Đặc biệt,
sự biến đổi trong chế độ hoàn lưu quy mô lớn trên các lục địa và đại dương, dẫn
đến sự gia tăng về số lượng và cường độ hiện tượng El Ninô.
- Sự thay đổi năng suất sinh học các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần
của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển…
Cũng theo báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC được công bố tháng 2
năm 2007: Năm 2005, nồng độ khí CO2, loại khí nhà kính lớn nhất trong khí
quyển đạt 379ppm, tăng khoảng 30% so với thời kỳ tiền công nghiệp (280ppm).
Tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu đạt 48 tỷ tấn CO2 tương đương vào
2004. Dự tính, đến cuối thế kỷ 21, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển sẽ đạt
540 - 970ppm, nghĩa là tăng ít nhất gấp đôi so với thời kỳ tiền công nghiệp
(1750). Và như vậy, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng 2,0 - 4,5oC. Mực nước
biển trung bình dâng lên tương ứng là 0,18m đến 0,59m vào thời kỳ 2090 - 2099
so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999. Thực tế, lượng phát thải khí nhà kính toàn
cầu trong 15 năm qua, kể từ khi có Công ước Khung của Liên hiệp quốc về biến
đổi khí hậu vẫn tiếp tục tăng. Nếu cứ theo chiều hướng này thì trong 15 năm tới,

11


nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng vượt quá 20C so với thời kỳ tiền công nghiệp,
nghĩa là tình trạng "BĐKH nguy hiểm" với thảm họa sinh thái là không thể tránh
khỏi.Để tránh xảy ra tình trạng "BĐKH nguy hiểm", các nước phát triển phải
giảm ít nhất 80% lượng phát thải, trong đó đến năm 2020 phải giảm 30% so với
mức phát thải năm 1990.

2.2.2. Tình hình BĐKH tại Việt Nam
Sự thay đổi về nhiệt độ
Trong 50 năm qua (1958 - 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã
tăng khoảng 0,1oC qua mỗi thập kỷ. Nhiệt độ trung bình một số tháng mùa hè
tăng khoảng 0,1 - 0,3oC/thập kỷ. Về mùa đông, nhiệt độ giảm đi trong các tháng
đầu mùa và tăng lên trong các tháng cuối mùa. Có thể nhận thấy nhiệt độ tháng 1
(tháng đặc trưng cho mùa đông), nhiệt độ tháng 7 (tháng đặc trưng cho mùa hè)
và nhiệt độ trung bình năm tăng trên phạm vi cả nước trong 50 năm qua. Nhiệt
độ vào mùa đông tăng nhanh hơn so với vào mùa hè và các vùng có nhiệt độ tăng
nhanh hơn là Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (khoảng
1,3-1,5oC/năm). Khu vực Nam Trung Bộ,Tây Nguyên và Nam bộ có nhiệt độ
tháng 1 tăng chậm hơn so với các vùng khí hậu phía Bắc (khoảng 0,6 - 0,9oC/50
năm). Tính trung bình cho cả nước, nhiệt độ mùa đông ở nước ta tăng lên 1,2oC
trong 50 năm qua. Nhiệt độ tháng 7 tăng khoảng 0,3-0,5 oC/50 năm trên tất cả các
vùng khí hậu của nước ta. Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5-0,65 oC/50 năm ở
Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam
Bộ, còn mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào
khoảng 0,5 oC/50 năm. Tính trung bình cả nước, nhiệt độ trung bình năm đã tăng
lên khoảng 0,56 oC/50 năm. (Bộ TN & MT, 2012)
Diễn biến nhiệt độ không khí ở vùng biển nước ta được phân tích dựa trên
số liệu của nhiệt độ không khí tháng 1, tháng 7 và trung bình năm của 10 trạm
đảo ở Việt Nam. Nhận xét ban đầu cho thấy, nhiệt độ ở khu vực ven biển Việt
Nam tăng chậm so với trong đất liền. Tính trung bình cho tất cả các trạm chỉ vào
khoảng 0,4 oC/50 năm. (Nguyễn Văn Thắng và cs, 2010)
Một điểm đáng lưu ý là tuy mức độ tăng của nhiệt độ mùa đông vẫn cao
hơn so với nhiệt độ mùa hè, nhưng sự chênh lệch không rõ rệt trong lục địa, chỉ
khoảng 0,2oC. Rõ ràng, vai trò của biển đã làm giảm mức tăng nhiệt độ ở các khu
vực này.

12



×