Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

đánh giá ảnh hưởng của khu công nghiệp lễ môn – thành phố thanh hóa đến chất lượng nước mặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 108 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THẾ TRỌNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP
LỄ MÔN – THÀNH PHỐ THANH HÓA
ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
Chuyên ngành:

Khoa học Môi trường

Mã số:

60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Hoàng Thái Đại

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Thế Trọng

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Thái Đại,
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi rất tận tình, chu đáo trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo Khoa Tài nguyên Môi
trường, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã dành nhiều tâm huyết để truyền đạt
những kiến thức quý báu về chuyên ngành khoa học môi trường cho chúng tôi.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè tôi, những người đã
luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Học viện Nông
Nghiệp Việt Nam.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Thế Trọng

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục hình .......................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis Abstract ............................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu ......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2

1.3.

Yêu cầu của đề tài ........................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ................................................................ 3
2.1.

Hiện trạng phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam ........................................ 3

2.1.1.


Hiện trạng phát triển và phân bố khu công nghiệp tại Việt Nam ...................... 3

2.1.2.

Hiện trạng phát triển và phân bố khu công nghiệp tại Thanh Hóa .................. 13

2.2.

Các vấn đề ô nhiễm môi trường nước do hoạt động của khu công nghiệp...... 15

2.3.

Hiện trạng quản lý môi trường khu công nghiệp tại Việt Nam ....................... 21

2.3.1.

Chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi
trường khu công nghiệp ................................................................................ 21

2.3.2.

Hệ thống quản lý môi trường KCN ............................................................... 25

2.3.3.

Áp dụng các công trình bảo vệ môi trường.................................................... 26

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 28
3.1.


Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 28

3.2.

Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 28

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 29

3.3.1.

Phương pháp điều tra, khảo sát ..................................................................... 29

3.3.2.

Các phương thu thập số liệu thứ cấp ............................................................. 29

3.3.3.

Phương pháp điều tra phỏng vấn ................................................................... 29

3.3.4.

Phương pháp lấy mẫu ................................................................................... 29

iii



3.3.5.

Phương pháp phân tích ................................................................................. 30

3.3.6.

Phương pháp đánh giá kết quả ...................................................................... 31

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 33
4.1.

Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khu vực khu công nghiệp Lễ Môn ............. 33

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 33

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội phường Quảng Hưng ............................................ 34

4.2.

Giới thiệu về khu công nghiệp Lễ Môn ......................................................... 41

4.2.1.

Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Lễ Môn ......................... 42

4.2.2.


Hiện trạng đầu tư và các quy định về bảo vệ môi trường KCN Lễ Môn......... 48

4.3.

Hiện trạng khai thác và hiện trạng môi trường tại KCN Lễ Môn ................... 51

4.3.1.

Hiện trạng hoạt động của các cơ sở tại khu công nghiệp Lễ Môn .................. 51

4.3.2.

Hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải của Khu công nghiệp Lễ Môn ........ 54

4.3.3.

Hiện trạng công tác thực hiện các thủ tục pháp lý về môi trường tại KCN
Lễ Môn ......................................................................................................... 77

4.4.

Đánh giá tác động của nước thải KCN Lễ Môn đối với môi trường tiếp nhận ..... 79

4.4.1.

Chất lượng nước mặt sông Thống Nhất ......................................................... 79

4.4.2.


Chất lượng nước thải từ KCN Lễ Môn .......................................................... 81

4.4.3.

Đánh giá ảnh hưởng của nước thải KCN Lễ Môn đối với nước mặt sông
Thống Nhất................................................................................................... 83

4.5.

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nước thải KCN Lễ Môn ....................... 87

4.5.1.

Giải pháp về công tác quản lý KCN .............................................................. 87

4.5.2.

Giải pháp về xử lý nước thải KCN ................................................................ 90

4.5.3.

Giải pháp về quy hoạch................................................................................. 91

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 92
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 92

5.2.


Kiến nghị ...................................................................................................... 93

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 95

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

KCN

Khu công nghiệp

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

KCX

Khu chế xuất

KKT

Khu kinh tế

ĐTM


Đánh giá tác động môi trường

ĐMC

Đánh giá môi trường chiến lược

KHBVMT

Kế hoạch bảo vệ môi trường

CKBVMT

Cam kết bảo vệ môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

QLMT

Quản lý môi trường

CTR

Chất thải rắn

NT

Nước thải


UBND

Ủy ban nhân dân

CP

Chính phủ

CV

Công văn

TP

Thành phố

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

NNPTNN


Nông nghiệp phát triển nông thôn

CTNH

Chất thải nguy hại

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

MTV

Một thành viên

QCCP

Quy chuẩn cho phép

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê số lượng các khu công nghiệp tại Việt Nam ................................. 4
Bảng 2.2.

Tình hình phát triển các KCN tại các tỉnh, thành phố tính đến tháng 10
năm 2009................................................................................................................... 5

Bảng 2.3. Các khu công nghiệp đã có quyết định thành lập ở Đồng bằngsông
Hồng đến tháng 6/2013 ............................................................................... 8

Bảng 2.4. Quy mô và ngành sản xuất tại một số khu công nghiệp đã được thành
lập ở Duyên hải Nam Trung Bộ ................................................................. 10
Bảng 2.5. Hiện trạng các khu công nghiệp ở Đông Nam Bộ năm 2010 ...................... 12
Bảng 2.6. Quy mô và loại hình sản xuất của các KCN trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa ................................................................................................ 14
Bảng 2.7. Ước tính tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong
nước thải từ các KCN thuộc các tỉnh của 4 vùng KTTĐ năm 2009 ............ 16
Bảng 2.8. Một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trường KCN .............. 22
Bảng 4.1. Cơ cấu sử dụng đất trong khu công nghiệp ................................................ 42
Bảng 4.2. Tổng hợp khối lượng tuyến đường KCN ................................................... 43
Bảng 4.3. Số lượng dự án đầu tư vào KCN Lễ Môn giai đoạn 2004-2015 .................. 49
Bảng 4.4. Tổng hợp các cơ sở sản xuất tại khu công nghiệp Lễ Môn (2015) .............. 50
Bảng 4.5. Tổng hợp các cơ sở sản xuất tại khu công nghiệp Lễ Môn ......................... 53
Bảng 4.6. Thành phần và khối lượng chất thải rắn thông thường phát sinh từ các
cơ sở trong KCN Lễ Môn .......................................................................... 55
Bảng 4.7. Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại các cơ sở trong KCN
Lễ Môn ..................................................................................................... 58
Bảng 4.8. Nguồn phát sinh và hệ thống xử lý khí thải tại các cơ sở trong KCN
Lễ Môn ..................................................................................................... 62
Bảng 4.9. Thành phần và tính chất nước thải KCN Lễ Môn....................................... 63
Bảng 4.10.Thống kê lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ các doanh nghiệp trong
KCN Lễ Môn ............................................................................................ 65
Bảng 4.11. Ước tính tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt KCN Lễ Môn ...... 67
Bảng 4.12. Thống kê lượng nước thải sản xuất phát sinh từ các doanh nghiệp trong
KCN Lễ Môn ............................................................................................ 68
vi


Bảng 4.13. Tải lượng chất ô nhiễm hàng năm trong nước mưa chảy tràn từ KCN
Lễ Môn ..................................................................................................... 70

Bảng 4.14. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt tại một số cơ sở trong KCN
Lễ Môn ..................................................................................................... 73
Bảng 4.15. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại HTXLTT của KCN Lễ Môn..... 75
Bảng 4.16. Kết quả phân tích chất lượng nước thải của nhà máy sữa Lam Sơn .................. 76
Bảng 4.17. Tổng hợp tình hình thực hiện thủ tục pháp lý về môi trường tại KCN
Lễ Môn ................................................................................................. 78
Bảng 4.18. Diễn biến nước sông Thống Nhất đoạn chảy qua KCN Lễ Môn giai đoạn
2012-2016 ............................................................................................................... 80
Bảng 4.19. Kết quả phân tích nước thải từ cống tập trung của KCN Lễ Môn ............... 82
Bảng 4.20. Kết quả phân tích nước sông Thống Nhất trước và sau nhận thải ............... 84

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Kết quả quan trắc lưu vực sông Nhuệ - Đáy năm 2013 ............................. 18
Hình 2.2. Hàm lượng BOD5 lưu vực sông Thương................................................... 19
Hình 2.3. Hàm lượng dầu mỡ lưu vực sông Thương ................................................ 19
Hình 2.4. Hàm lượng Coliform lưu vực sông Thương .............................................. 19
Hình 2.5. Hàm lượng TSS lưu vực sông Thương ..................................................... 19
Hình 2.6. Hàm lượng COD lưu vực sông Cầu .......................................................... 20
Hình 2.7. Hàm lượng Coliform lưu vực sông Cầu .................................................... 20
Hình 2.8. Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường KCN tại Việt Nam ............................. 26
Hình 2.9. Tỷ lệ xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các
KCN đã đi vào hoạt động (T10/2009) ....................................................... 27
Hình 2.10. Tỷ lệ KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung. ............ 27
Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Lễ Môn ............................ 45
Hình 4.2. Sơ đồ hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt ................................... 72
Hình 4.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa Lam Sơn ............................. 74


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Thế Trọng
Tên Luận văn: Đánh giá tác động của sự phát triển khu công nghiệp Lễ Môn, thành
phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến chất lượng môi trường nước mặt.
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá được tác động của khu công nghiệp
Lễ Môn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến chất lượng môi trường nước mặt
khu vực KCN Lễ Môn và đề xuất được một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nước trong KCN Lễ Môn. Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nước trong KCN Lễ Môn, đáp ứng mục tiêu chung của nền kinh tế đất nước là
tiến tới phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Trong luận văn đã sử dựng các phương pháp nghiên cứu để thực hiện như: (1)
Phương pháp Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp; (2) Phương pháp khảo sát thực địa,
lựa chọn số mẫu và vị trí lấy mẫu; (3) Phương pháp lấy mẫu; (4) Phương pháp phân tích
và các chỉ tiêu đánh giá; (5) Phương pháp so sánh đánh giá hiện trạng môi trường; (6)
Phương pháp xử lý số liệu.
Báo cáo đã đưa ra được các tác động chính, các yếu tố gây ô nhiễm môi trường
của các doanh nhiệp hoạt động trong khu công nghiệp Lễ Môn và đề xuất các giải pháp
giảm thiểu các tác động tiêu cực của sự hoạt động khu công nghiệp Lễ Môn đến chất
lượng nước mặt khu vực.

ix



THESIS ABSTRACT
Name of Student: Le The Trong
Thesis title: Assess the impact of the development Le Mon Industrial Zone, Thanh Hoa
City, Thanh Hoa Province to the environmental quality of surface water.
Major: Environmental Science

Code: 60.44.03.01

Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research purpose of the thesis was to evaluate the impact of Le Mon Industrial
Zone, Thanh Hoa City, Thanh Hoa Province to the environmental quality of surface
water areas and recommended Le Mon Industrial Zone are some solutions to reduce
water environment pollution in Le Mon Industrial Zone. Recommend measures to
reduce water pollution in Le Mon Industrial Zone, meet the overall goals of the
country's economy toward industrial development in the direction of industrialization
and modernization.
In the thesis has used the method to carry out such research: (1) Method Method
secondary data collection; (2) Method of field surveys, selection of samples and
sampling locations; (3) sampling methods; (4) Method of analysis and assessment
criteria; (5) The method compares the current state of environmental assessment; (6)
Data processing method.
The report issued by the main impacts, the factors causing environmental
pollution of the photography business activity in Le Mon industrial zone and propose
solutions to minimize the negative impact of the activity parks Le Mon industrial to
regional surface water quality.

x



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo định hướng của Đảng và Nhà nước trong việc chú trọng phát triển
nông nghiệp theo hướng cơ giới hoá tập trung, công nghiệp hoá, hiện đại hoá các
ngành công nghiệp nặng, trong những năm gần đây Thanh Hóa là một trong
những tỉnh có sức hút đầu tư phát triển công nghiệp rất lớn. Hiện nay trên địa bàn
tỉnh đã và đang hình thành nhiều khu và cụm công nghiệp, trong đó các khu cụm
lớn bao gồm: Khu kinh tế Nghi Sơn, KCN Lễ Môn, KCN Tây Bắc Ga, KCN
Hoàng Long, KCN Hậu Lộc, KCN Bỉm Sơn, KCN Lam Sơn, CCN Cẩm Thủy,
CCN Đông Sơn, CCN Ngọc Lặc… và một số công trình trọng điểm Quốc gia
trên địa bàn tỉnh (đường cao tốc Hà Nội - Vinh).
Tuy nhiên, song song với thúc đẩy phát triển kinh tế, sự phát triển của các
KCN đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trường. Với đặc thù là nơi tập trung
các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, nếu công tác
bảo vệ môi trường không được đầu tư đúng mức thì chính các KCN trở thành
nguồn thải thải lượng lớn các chất gây ô nhiễm môi trường (đặc biệt là môi
trường nước), gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và các hệ sinh thái khác.
Theo thống kê, hiện nay khoảng 70% trong số hơn 1 triệu m3 nước thải /ngày từ
các KCN được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ra ô
nhiễm môi trường nước mặt và môi trường nước ngầm. Do đó, phần lớn các thủy
vực tiếp nhận nước thải từ KCN như lưu vực Sông Cà Lồ, sông Cầu, sông Nhuệ Đáy ... đều đang có dấu hiệu ô nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu do phần lớn các nhà
máy, xí nghiệp khi đầu tư vào KCN đều đã hoàn thiện các thủ thục pháp lý và
thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Song trên
thực tế, việc quản lý và thực hiện các biện pháp trên còn hạn chế và thiếu đồng
bộ vì vậy vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Khu công nghiệp Lễ Môn là một trong những khu công nghiệp lớn nhất
của tỉnh Thanh Hóa với đa dạng loại hình sản xuất khác nhau như sản xuất thức
ăn gia súc, sản xuất gạch, chế biến hải sản, may mặc, sản xuất giầy... Sự phát
triển của KCN Lễ Môn đã góp phần đáng kể và sự phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh Thanh Hóa, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong

nhiều năm qua, do thường xuyên tiếp nhận nước thải từ KCN Lễ Môn, nước
sông Thống Nhất đã có sự thay đổi về chất lượng. Bên cạnh đó chưa có những
1


nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của KCN Lễ Môn tới chất lượng nước sông
Thống Nhâts để cung cấp thông tin về hiện trạng ô nhiễm và đưa ra phải pháp
khắc phục.
Xuất phát từ các vấn đề trên tôi đã quyết định thực hiện đề tài: “Đánh giá
ảnh hưởng của khu công nghiệp Lễ Môn – Thành phố Thanh Hóa đến chất
lượng nước mặt”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đánh giá được tác động của khu công nghiệp Lễ Môn, thành
phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến chất lượng môi trường nước mặt khu vực
KCN Lễ Môn và đề xuất được một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nước trong KCN Lễ Môn.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở các thông tin, số liệu, tài liệu điều tra phải
trung thực, chính xác, đảm bảo độ tin cậy và phản ánh đúng thực trạng phát triển
và quản lý khu công nghiệp Lễ Môn – Tp. Thanh Hóa, tác động của sự phát triển
khu công nghiệp này đến chất lượng môi trường nước trên địa bàn nghiên cứu.
Việc phân tích, xử lý số liệu phải trên cơ sở khoa học, có định tính và định
lượng bằng các phương pháp nghiên cứu phù hợp.
Đánh giá đúng thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nói chung và môi trường nước nói riêng, phù hợp với điều kiện cụ thể của
địa phương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và chính sách của Nhà nước.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
2.1.1. Hiện trạng phát triển và phân bố khu công nghiệp tại Việt Nam
a. Hiện trạng phát triển khu công nghiệp
Được hình thành từ đầu những năm 1990 và đặc biệt phát triển mạnh
trong những năm gần đây, khu công nghiệp (KCN) có vai trò quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Các KCN đã và đang là nhân tố
chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư
trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu tạo công ăn
việc làm và thu nhập cho người dân và hạn chế tình trạng ô nhiễm do chất thải
gây ra. Cùng với sự phát triển các KCN, các đô thị mới, các cơ sở phụ trợ và dịch
vụ đã không ngừng phát triển, góp phần tạo ra sự chuyển dịch tích cực trong cơ
cấu kinh tế - xã hội của các địa phương và cả nước, đồng thời góp phần thực hiện
mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Tính đến năm 2009, cả nước đã thành lập được 223 KCN với tổng diện
tích tự nhiên đạt 57.264 ha, phân bố trên 56/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương. Trong đó, diện tích đất sử dụng cho phát triển công nghiệp có thể cho thuê
theo quy hoạch đạt gần 40.000 ha, chiếm khoản 65% diện tích đất quy hoạch các
KCN. Trong số 223 KCN hiện nay của cả nước có 171 KCN đã đi vào hoạt động,
52 KCN đang trong quátrình xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chủ yếu là các KCN mới
thành lập trong những năm gần đây. Tính chung cho toàn bộ các KCN cả nước
thì tỷ lệ lấp đầy chỉ đạt 46% với 17.107 ha đất công nghiệp đã cho thuê.
Tính đến năm 2013, trên cả nước có 289 KCN với tổng diện tích đất tự
nhiên 81.000 ha, trong đó, 191 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự
nhiên 54.060 ha và 98 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và
xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 27.008 ha. Trong năm 2013 đã
đưa thêm 06 KCN đi vào hoạt động. Đến cuối năm 2013, trong số cả nước có
289 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN , trong đó có 26 dự án có vốn
đầu tư nước ngoài và 153 dự án đầu tư trong nước đã hoàn thành xây dựng cơ
bản và đi vào hoạt động. Các dự án còn lại đang trong giai đoạn triển khai đền

bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản và chủ yếu là các KCN được thành
lập từ năm 2009 trở lại đây.
3


Tính đến hết tháng 7/2015, cả nước có 299 KCN được thành lập với tổng
diện tích đất tự nhiên gần 84 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể
cho thuê đạt 56 nghìn ha, chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó
212 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 60 nghìn ha và 87
KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với
tổng diện tích đất tự nhiên 24 nghìn ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho
thuê đạt trên 26 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy 48%.
Bảng 2.1. Thống kê số lượng các khu công nghiệp tại Việt Nam
Năm

Số lượng
KCN

Sô lượng KCN
đã đi vào hoạt
động

Số lượng KCN
trong gian đoạn
xây dựng

Diện tích
tự nhiên
(ha)


Tỷ lệ lấp
đầy (%)

2009

223

171

52

57.264

46

2013

289

191

98

54.060

46

2015

299


212

87

60.000

48

Nguồn: Vụ Quản lý các KKT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015)

Đánh giá về quá trình phát triển KCN, giai đoạn 2004-2008 có một vấn đề
tồn tại không nhỏ đó là sự gia tăng về số lượng KCN không tỷ lệ thuận với tỷ lệ
lấp đầy KCN. Trong giai đoạn 2004-2007, tỷ lệ lấp đầy KCN giảm trung bình
giảm 4%/năm, năm 2008 chỉ đạt 46%, các KCN chủ yếu tập trung tại các vùng
kinh tế trọng điểm (KTTĐ) với 74,9% tổng số KCN và 81,8% tổng diện tích đất
tự nhiên các KCN cả nước. Trước thực trạng trên, ngày 21/08/2006, Thủ tướng
Chính phủ đã ký Quyết định số 1107/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát
triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Do vậy,
trong giai đoạn từ 2009 đến nay, tỷ lệ lấp đầy các KCN đã có xu hướng ổn định
và tăng nhẹ (từ 46-48%).

4


Bảng 2.2. Tình hình phát triển các KCN tại các tỉnh, thành phố tính đến tháng 10 năm 2009
TT

Tên tỉnh/Tp


Số
KCN

DT quy
hoạch

DT đã
cho
thuê

DT sử
dụng

TT

Tên tỉnh/Tp

Số KCN

DT quy
hoạch

DT đã
cho thuê

DT sử
dụng

1


Bắc Giang

5

1.239

195*

777

29

Kon Tum

2

210

44*

44*

2

Bắc Cạn

1

74


-

51

30

Lâm Đồng

2

359

112

209

3

Bắc Ninh

9

3.295

779*

2.263

31


Nghệ An

1

60

30*

42

4

Cao Bằng

1

62

-

40

32

Phú Yên

3

770


520

770

5

Hà Giang

1

255

-

173

33

Quảng Bình

2

161

79

112

6


Hà Nam

3

571

245

571

34

Quảng Nam

3

750

260

529

7

Hà Nội

11

2.000


732*

1.523

35

Quảng Ngãi

2

262

79

194

8

Hải Dương

9

1.904

476*

1.267

36


Quảng Trị

2

304

72

161

9

Hải Phòng

6

1.094

348*

506

37

Thừa Thiên-Huế

2

369


84*

243

10

Hoà Bình

1

300

-

-

38

An Giang

2

58

-

17

11


Hưng Yên

6

1.465

247

921

39

BR-VT

10

7.900

1871

5.297

12

Nam Định

2

478


261

369

40

Bến Tre

2

171

78

116

13

Ninh Bình

2

496

318

347

41


Bình Dương

23

7.010

918*

1819*

14

Phú Thọ

2

506

138

392

42

Bình Phước

2

309


2*

73*

15

Quảng Ninh

3

771

161

490

43

Cà Mau

1

360

48

217

5



TT

Tên tỉnh/Tp

Số
KCN

DT quy
hoạch

DT đã
cho
thuê

DT sử
dụng

TT

Tên tỉnh/Tp

Số KCN

DT quy
hoạch

DT đã
cho thuê


DT sử
dụng

16

Thái Bình

2

188

114

118

44

Cần Thơ

3

562

226

432

17

Thái Nguyên


1

320

-

-

45

Đồng Nai

28

8.816

3.554*

5832

18

Thanh Hoá

1

88

53


60

46

Đồng Tháp

3

253

139

170

19

Tuyên Quang

1

170

27

69

47

Hậu Giang


1

126

-

80

20

Vĩnh Phúc

5

1.395

426

916

48

TP HCM

15

2.9

1154*


1.939

21

Yên Bái

1

138

-

82

49

Long An

13

4.09

589*

1851*

22

Bình Định


2

558

277

418

50

Sóc Trăng

1

251

130

174

23

Bình Thuận

4

743

68*


68*

51

TâyNinh

2

394

234

259

24

Đà nẵng

4

901

476

631

52

Tiền Giang


4

875

84*

245*

25

Đắc Lắc

1

182

21

114

53

Trà Vinh

1

100

42


62

26

Đắc Nông

1

181

141

181

54

Vĩnh Long

2

268

93*

185

27

Gia Lai


1

109

77

80

55

Ninh Thuận

2

777

16

536

28

Khánh Hoà

1

136

87


136

56

Kiên Giang

2

315

-

-

Nguồn: Báo cáo môi trường khu công nghiệp Việt Nam (2009)
Ghi chú: * số liệu thống kê chưa đầy đủ

6


b. Phân bố các khu công nghiệp tại Việt Nam
Tính đến thời điểm năm 2013, tất cả 63 tỉnh, thành phố đều đã có KCN
tuy nhiên tập trung chủ yếu tại 3 vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung
và miền Nam (chiếm gần 80% tổng diện tích các KCN trên cả nước). Số liệu về
số lượng KCN mới thành lập và mở rộng năm 2008 cũng như những năm trước
cho thấy, mặc dù sự phân bố KCN đã được điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện
cho một số địa bàn đặc biệt khó khăn ở Trung du miền núi Bắc Bộ (Yên Bái,
Tuyên Quang, Hoà Bình, ...), Tây Nguyên (Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum,...), Tây
Nam Bộ (Hậu Giang, An Giang,....) nhằm phát triển công nghiệp để chuyển dịch

cơ cấu kinh tế song các KCN vẫn tập trung ở 23 tỉnh, thành phố thuộc 4 vùng
Kinh tế trọng điểm. Đến cuối tháng 12 năm 2008 với 167 KCN tổng diện tích đất
tự nhiên đạt 46.825 ha, các KCN thuộc 4 vùng KTTĐ chiếm tới 74,9% tổng số
KCN và 81,8% tổng diện tích đất tự nhiên các KCN cả nước.
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, số lượng khu công nghiệp còn rất
hạn chế và chỉ tập trung ở vùng Đông Bắc (không kể Quảng Ninh vì đã đưa vào
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc). Cho đến hết năm 1999, vùng có 2 khu công
nghiệp:
- Khu công nghiệp Thụy Vân (Phú Thọ) được thành lập năm 1997, trên diện tích
70 ha, do Việt Nam đầu tư với số vốn 120 tỷ đồng cho kết cấu hạ tầng. Đến nay,
Công ty phát triển hạ tầng đang lập phương án đền bù, giải phóng mặt bằng.
- Khu công nghiệp Sông Công 1, trên cơ sở khu công nghiệp Thái Nguyên cũ,
diện tích 69 ha, vốn đầu tư kết cấu hạ tầng là của các doanh nghiệp trong nước
với khoảng 77 tỷ đồng và đã bắt đầu khởi công xây dựng từ tháng 12/1999.
Từ năm 1997 đến 2012, Chính phủ đã kí quyết định thành lập tại vùng
Đông Bắc 9 khu công nghiệp, đó là Cái Lân, Hải Yên, Việt Hưng (Quảng Ninh);
Thụy Vân, Trung Hà (Phú Thọ); Đình Trám, Quang Châu (Bắc Giang); Sông
Công 1 (Thái Nguyên) và Thanh Bình (Bắc Kạn). Tổng diện tích đất tự nhiên là
1653 ha, trong đó, diện tích có thể cho thuê là 1110 ha, diện tích đã cho thuê là
323 ha. Các khu công nghiệp trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa là hạt
nhân hình thành các đô thị và giữ vai trò trung tâm, tác động đến sự phát triển
kinh tế chung của vùng.

7


Vùng Đồng bằng sông Hồng
Tính đến tháng 6 năm 2011, toàn vùng Đồng bằng sông Hồng có 93 khu
công nghiệp đã có quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ, trong đó phần

lớn đã đi vào hoạt động. Các địa phương có nhiều khu công nghiệp, tập trung là
Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nội.
Bảng 2.3. Các khu công nghiệp đã có quyết định thành lập ở Đồng bằngsông
Hồng đến tháng 6/2013
STT

Tỉnh, thành phố

Tên khu công nghiệp

Hà Nội

Nội Bài, Sài Đồng B, Bắc Thăng Long, Đài Tư – Hà Nội,
Daewoo – Hanel, Nam Thăng Long, Quang Minh, Bắc
Phú Cát.

Vĩnh Phúc

Kim Hoa, Phú Yên, Bình Xuyên, Bình Xuyên II, Bá
Thiện, Bá Thiện II, Khai Quang, Hội Hợp, Chấn Hưng,
Vĩnh Tường, Vĩnh Thịnh, Tam Dương I, Tam Dương II,
Lập Thạch I, Lập Thạch II, Thái Hòa, Liên Sơn, Liên
Hòa, sông Lô I, sông Lô II.

Bắc Ninh

Quế Võ, Yên Phong, Đại Đồng – Hoàn Sơn, Nam Sơn –
Hạp Lĩnh, Quế Võ II, Việt Nam – Singapore, Yên Phong
II, Thuận Thành II, Thuận Thành III, Đại Kim Bắc Ninh,
Hanaka, Từ Sơn, Quế Võ III, Gia Bình, Tiên Sơn, Liên

Sơn – Liên Hòa.

4

Hải Dương

Đại An, Nam Sách, Phúc Điền, Việt Hòa – Kenmark,
Tân Trường, Cộng Hòa, tàu thủy Lai Vu, Phú Thái, Lai
Cách, Lương Điền – Cẩm Điền.

5

Hải Phòng

Nomura, Đình Vũ, Đồ Sơn.

6

Hưng Yên

Phố Nối A, Phố Nối B, Thăng Long III.

7

Thái Bình

Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Sông Trà, Tiền Hải,
Sơn Hải, Gia Lễ, Cầu Nghìn, An Hòa.

8


Hà Nam

Đồng Văn I, Đồng Văn II, Châu Sơn, Hòa Mạc, Kim
Bảng, Liên Cần – Thanh Bình, Liêm Phong, Itahan.

9

Nam Định

Hòa Xá, Mỹ Trung, Thành An, Bảo Minh, Hồng Tiến,

1

2

3

8


STT

Tỉnh, thành phố

Tên khu công nghiệp
Nghĩa An, Mĩ Lộc, Xuân Kiên, Trung Thành, Thịnh
Long, Nghĩa Bình,Tàu Thủy.

10


Ninh Bình

Gián Khẩu, Khánh Phú, Tam Điệp, Khánh Cư, Phúc Sơn,
Xích Thổ, Sơn Trà.
Nguồn: Vụ Quản lí KCN và KCX – Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Website Ban quản lí các KCN các tỉnh (2015)

Vùng Bắc Trung Bộ
Tính đến năm 2010 trên địa bàn của vùng đã có 21 khu công nghiệp với
tổng diện tích gần 5700 ha. Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy mới ở mức 40,6% diện tích
đất công nghiệp có thể cho thuê của vùng.
Tỉnh Thanh Hóa có 5 khu công nghiệp (Lễ Môn, Lam Sơn, Bỉm Sơn,
Đình Hương – Tây Gia và Nghi Sơn), tỉnh Nghệ An có 3 khu công nghiệp (Bắc
Vinh, Nam Cấm và Hoàng Mai), tỉnh Hà Tĩnh có 3 khu công nghiệp (Gia Lách,
Vũng Áng và Hạ Vàng), tỉnh Quảng Bình có 2 khu công nghiệp (Tây Bắc Đồng
Hới, Hòn La), tỉnh Quảng Trị có 2 khu công nghiệp (Nam Đông Hà, Quán
Ngang), tỉnh Thừa Thiên – Huế có 6 khu công nghiệp (La Sơn, Phú Bài, Phong
Điền, Tứ Hạ, Phú Đa và Quảng Vinh).
Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
Tính đến năm 2010, Duyên hải Nam Trung Bộ có 26 khu công nghiệp
đang hoạt động ở 8/8 tỉnh, thành phố.

9


Bảng 2.4. Quy mô và ngành sản xuất tại một số khu công nghiệp đã được
thành lập ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Khu công nghiệp


Tỉnh, thành phố

Diện tích
tự nhiên
(ha)

Các ngành công nghiệp chủ yếu

KCN Đà Nẵng

Đà Nẵng

63

Dệt – May, da – giày, điện tử - tin học,
thực phẩm – đồ uống

KCN Liên Chiểu

Đà Nẵng

374

Luyện cán thép, hóa chất, xe máy

KCN Hòa Cầm

Đà Nẵng

137


Điện tử - tin học, cơ khí lắp ráp, thực
phẩm – đồ uống

KCN Hòa Khánh

Đà Nẵng

572

Cơ khí, điện tử - tin học, thực phẩm –
đồ uống, dệt – may, vật liệu xây dựng
cao cấp

KCN Điện Nam –
Điện Ngọc

Quảng Nam

390

Lắp ráp xe máy, điện tử, thực phẩm –
đồ uống, thiết bị văn phòng

KCN Tịnh Phong

Quảng Ngãi

139


Vật liệu xây dựng, kỹ thuật cao

KCN Quảng Phú

Quảng Ngãi

100

Chế biến mía đường, nước giải khát,
chế biến thủy sản, da – giày

KCN Phú Tài

Bình Định

348

Chế biến thực phẩm, vật liệu xây
dựng, điện tử

KCN Long Mỹ

Bình Định

100

Chế biến lâm sản, phân bón, thức ăn
gia súc, cơ khí

KCN Hòa Hiệp


Phú Yên

102

Chế biến nông – thủy sản, dệt – may,
da – giày

KCN Suối Dầu

Khánh Hòa

78

Chế biến thực phẩm, đồ uống, điệntử tin học

KCN Ninh Thủy

Khánh Hòa

206

Chế biến thực phẩm, đồ uống, vật liệu
xây dựng

KCN Phước Nam

Ninh Thuận

370


Chế biến thủy sản, sửa chữa tàu
thuyền

KCN Tháp Chàm

Ninh Thuận

126

Chế biến lâm sản, dệt – may, hóa chất

KCN Phan Thiết

Bình Thuận

109

Chế biến thủy sản, đóng tàu

KCN Tuy Phong

Bình Thuận

1000

Sản xuất nước khoáng, hóa chất, chế
biến thủy sản, cơ khí, điện tử, dệt –
may


Nguồn: Vụ quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011)

10


Về tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp (tỷ lệ diện tích đã cho thuê/diện tích
có thể cho thuê của khu công nghiệp) của Duyên hải Nam Trung Bộ trung bình là
68,7%, cao hơn trung bình của cả nước (61,0%). Trong số đó, một số khu công
nghiệp có tỷ lệ lấp đầy cao như khu công nghiệp Hòa Hiệp (91,2%), khu 44
công nghiệp Hòa Khánh (88,3%), khu công nghiệp Đà Nẵng (83,7%), khu công
nghiệp Suối Dầu (85,5%), khu công nghiệp Hòa Cầm (80,9%). Tỷ lệ lấp đầy các
khu công nghiệp cao phản ánh tình hình quy hoạch cũng như kêu gọi đầu tư của
vùng rất hiệu quả.
Vùng Tây Nguyên
Toàn vùng có 13 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 1668 ha
(lấp đầy được hơn 30% diện tích) và 60 cụm công nghiệp với 2846 ha tổng diện
tích quy hoạch (lấp đầy được hơn 10% diện tích). Sự phân bố các khu công
nghiệp và cụm công nghiệp không đều giữa các tỉnh:
+ Tỉnh Kon Tum có 4 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là
459 ha, gồm: khu công nghiệp Hòa Bình I có diện tích quy hoạch là 60 ha, khu
công nghiệp Hòa Bình II có diện tích quy hoạch là 100 ha, khu công nghiệp Sao
Mai có diện tích quy hoạch là 150 ha và khu công nghiệp Đắk Tô có diện tích
quy hoạch là 150 ha. Ngoài ra, trong tỉnh còn 7 cụm công nghiệp với tổng diện
tích quy hoạch là 476 ha.
+ Tỉnh Gia Lai có 5 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch khoảng
508 ha, gồm: khu công nghiệp Trà Đa có diện tích quy hoạch là 109 ha, khu công
nghiệp Tây Plây Ku có diện tích quy hoạch là 200 ha, khu công nghiệp Song An,
khu công nghiệp Ia Sao, khu công nghiệp Chư Sê, (3 khu công nghiệp này có
tổng diện tích quy hoạch là 199 ha). Ngoài ra, trong tỉnh còn có 24 cụm công
nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 968 ha.

+ Tỉnh Đắk Lắc có khu công nghiệp Hòa Phú với tổng diện tích quy
hoạch là 182 ha và 6 cụm công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 326 ha.
+ Tỉnh Đắk Nông có khu công nghiệp Tâm Thắng với diện tích quy hoạch
là 181 ha và 8 cụm công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 332 ha.
+ Tỉnh Lâm Đồng có 2 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là
274 ha, gồm khu công nghiệp Lộc Sơn có diện tích quy hoạch là 185 ha và khu
công nghiệp Phú Hội có diện tích quy hoạch là 89 ha.Ngoài ra, trong tỉnh còn có
13 cụm công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 686 ha.

11


Phần lớn các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở Tây Nguyên đều đang
xây dựng cơ sở hạ tầng và tỷ lệ lấp đầy còn hạn chế.
Vùng Đông Nam Bộ
Tính đến năm 2010, vùng Đông Nam Bộ đã có 110 khu công nghiệp, khu
chế xuất với tổng diện tích tự nhiên trên 40 nghìn ha, trong đó có 79 khu công
nghiệp đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy bình quân là 55%.
Bảng 2.5. Hiện trạng các khu công nghiệp ở Đông Nam Bộ năm 2010
Khu công nghiệp
Khu vực hành chính

Diện tích tự

Tỷ lệ lấp

Tổng số

Đang hoạt động


nhiên (ha)

đầy (%)

Toàn vùng

110

79

40274

55

TP.Hồ Chí Minh

16

13

3494

80

Đồng Nai

30

23


9578

59

Bình Dương

27

24

7617

65

Bình Phước

18

5

6325

50

Tây Ninh

5

5


4464

13

Bà Rịa – Vũng Tàu

14

9

8796

45

Nguồn: Vụ Quản lí khu công nghiệp, khu chế xuất (2011)

Các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh là
những nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất (có 87 khu với diện
tích tựnhiên là 29,5 nghìn ha, chiếm 79% số lượng khu công nghiệp và 73% tổng
diện tích khu công nghiệp toàn vùng). Trong số này dẫn đầu là tỉnh Đồng Nai (30
khu công nghiệp, khu chế xuất trên diện tích 9579 ha). Đông Nam Bộ có tỉ suất
đầu tư trung bình của các dự án FDI/ha đất công nghiệp đã cho thuê là 3,22 triệu
USD, cao hơn mức trung bình của cả nước. Tỷ lệ tạo việc làm/ha đất công nghiệp
đã cho thuê cũng cao nhất nước với 87 lao động. Các khu công nghiệp, khu chế
xuất phân bố dọc theo các tuyến quốc lộ 1, 51 và 13. Sự phân bố các khu công
nghiệp, khu chế xuất cũng không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố.

12



Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Tính đến nay, Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 60 khu công nghiệp
được Chính phủ quyết định thành lập, đang xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc đã đi
vào hoạt động. Một số khu công nghiệp ở các địa phương:
+ Tỉnh Long An có các khu công nghiệp Xuyên Á (306 ha), Tân Kim (117
ha), Tân Đức giai đoạn 1 (273 ha), Vĩnh Lợi 2 (226 ha), Long Hậu (142 ha),
Thạch Đức (255 ha), Đức Hòa 1 (274 ha), Thuận Đạo – Bến Lức (114 ha),…
+ TP. Cần Thơ có các khu công nghiệp Trà Nóc 1 (135 ha), Trà Nóc 2
(165 ha), Hưng Phú (350 ha),…
+ Tỉnh Tiền Giang có các khu công nghiệp Mỹ Tho (79 ha), Tân Hương
giai đoạn 1 (197 ha),…
+ Tỉnh Vĩnh Long có các khu công nghiệp Hòa Phú (121 ha), Bình Minh
(132 ha),…
Các tỉnh Cà Mau, Đồng Tháp, Kiên Giang có số khu công nghiệp không
nhiều (5 – 7 KCN/tỉnh). Các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang có ít khu công
nghiệp nhất vùng.
2.1.2. Hiện trạng phát triển và phân bố khu công nghiệp tại Thanh Hóa
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 01 khu kinh tế và 06 KCN đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020 với tổng diện tích quy hoạch là 5.014ha. Các khu kinh tế và
khu công nghiệp đều đã có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng với 350 dự án đã được
cấp phép đầu tư vào KCN, 292 dự án đã đi vào hoạt động, 32 dự án đang xây
dựng và 26 dự án chưa xây dựng. Bảng trình bày quy mô và loại hình sản xuất tại
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

13


Bảng 2.6. Quy mô và loại hình sản xuất của các KCN trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa

STT
1

Tên KCN
KCN Nghi Sơn

Diện tích (ha)
2475

Công nghiệp cảng biển, hóa dầu, đóng sửa tàu
biển, xây dựng.
Chế biến nông lâm thủy sản, sản xuất hàng tiêu

KCN Lễ Môn
2

Loại hình sản xuất

87,61

dùng (dệt may, da-giày, lắp ráp cơ khí điện tử),
sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp và thủ công
mỹ nghệ truyền thống.

700

Sản xuất vật liệu xây dựng, bê tông đúc sẵn,
gạch ngói, cơ khí, chế biến hàng nông lâm sản,
may mặc


1000

Sản xuất mía đường và sản phẩm sau đường,
giấy-bột giấy, chế biến lâm sản, chế biến thực
phẩm, cơ khí chế tạo, lắp ráp, phân bón, hóa
chất.

66

Cơ khí sửa chữa, máy động lực, chế tạo, lắp ráp,
chế biến nông hải sản, công nghiệp may mặc,
sản xuất bao bì gia dụng công nghiệp, sản xuất
lắp ráp điện tử-viễn thông.

1000

-

KCN Bỉm Sơn
3

KCN Lam Sơn
4

5

6

KCN Đình Hương
– Tây Bắc ga


KCN Như Thanh

Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn (2015)

- KCN Nghi Sơn
KCN Nghi Sơn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
604/QĐ-Ttg ngày 17/05/2001.KCN thuộc địa phận huyện Tĩnh Gia nằm cạnh
quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam, là cửa ngõ giao lưu quốc tế bằng đường
biển và đường bộ. Đến nay, UBND huyện Tĩnh Gia đã bàn giao cho các chủ đầu
tư thuộc KCN Nghi Sơn 610,32/2475 ha tổng diện tích dự án. Một số nhà máy có
công suất lớn thuộc KCN: Nhà máy xi măng Nghi Sơn với công suất 2,15 triệu
tấn/năm và đang triển khai mở rộng nâng gấp đôi công suất; Dự án đóng mới và
sửa chữa tàu thủy công suất 100.000 tấn/năm; Nhà máy nhiệt điện công suất
3000 MW (đã hoàn thành giai đoạn đầu 600 MW).

14


×