Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

KẾ HOẠCH Về việc triển khai mô hình LANGUAGE CAFÉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.86 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
BAN CHỈ ĐẠO ĐANNQG 2020
Số:

/KH-TTNN&TH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đồng Tháp, ngày

tháng

năm 2015

KẾ HOẠCH
Về việc triển khai mô hình “LANGUAGE CAFÉ”
Căn cứ Kế hoạch số 204a/KH-ĐHĐT ngày 22 tháng 7 năm 2015 về việc
xây dựng và triển khai mô hình tiếng Anh cộng đồng (TACĐ) của Hiệu trưởng
Trường Đại học Đồng Tháp;
Ban Chuyên môn xây dựng kế hoạch triển khai mô hình tiếng Anh
“Language Café”, như sau:
1. Tên gọi mô hình: “LANGUAGE CAFÉ”
2. Giới thiệu về mô hình
- “Language Café” là chương trình sinh hoạt ngoại khóa định kỳ hàng tháng tạo
cơ hội tiếp cận môi trường giao tiếp bằng Tiếng Anh (TA) cho sinh viên chuyên ngữ
nhằm hỗ trợ các em ôn tập kiến thức đã học trong chương trình chính khóa, phát triển
kỹ năng nói, kỹ năng tương tác, kỹ năng giao tiếp và giao lưu văn hóa thông qua các
hoạt động sinh hoạt tập thể, trò chơi ngôn ngữ, hát, kể chuyện, về nguồn …
3. Mục tiêu của mô hình
3.1. Mục tiêu chung


- Xây dựng môi trường luyện tập tiếng thân thiện được tổ chức ngoài lớp học để
phát triển kỹ năng Nói và kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh cho sinh viên trong trường
- Tạo dựng một sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các thành viên tham gia;
- Tạo nơi giao lưu, học hỏi, trao đổi phương pháp và kinh nghiệm dạy-học
ngoại ngữ;
- Phát triển khả năng ngôn ngữ và nâng cao sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày;
- Hỗ trợ phần thực hành kỹ năng phiên dịch cho sinh viên chuyên ngữ;
- Tạo ra sức lan tỏa của phong trào học ngoại ngữ trong cộng đồng người học
tiếng Anh trong và ngoài trường;
- Bồi dưỡng năng lực sư phạm, rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể cho
sinh viên chuyên ngữ;
- Giáo dục và nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ cộng đồng cho sinh viên
chuyên ngữ.
3.2. Mục tiêu cụ thể
3.2.1. Kiến thức
- Tích lũy và ôn tập các khối kiến thức về ngôn ngữ như từ vựng, cấu trúc câu,
ngữ âm, ngữ điệu thu được qua giao tiếp với các thanh viên khác, các tình nguyện viên
nước ngoài, các giảng viên tham gia tổ chức Language Café;
- Tích lũy kiến thức về văn hóa xã hội, quốc gia, các lĩnh vực khác liên quan đến
chủ đề của các kỳ sinh hoạt;
- Kiến thức về văn hóa ẩm thực như cách tổ chức và sắp xếp một buổi tiệc đứng
hay cà phê giữa buổi trong các phiên họp, hội nghị hoặc hội thảo.
3.2.2. Kỹ năng


- Phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tổ
chức hoạt động/sự kiện, kỹ năng thuyết phục đối phương, kỹ năng thuyết trình, kỹ
năng phỏng vấn xin việc, kỹ năng giải quyết vấn đề;
- Phát triển kỹ năng quản lý lớp học, quản lý thời gian.
3.2.3. Thái độ

- Tích cực tham gia vào các hoạt động cặp, nhóm
- Tương tác hỗ trợ nhau trong quá trình tham gia hoạt động
- Có tính tổ chức, kỹ luật, tự giác khi tham gia công việc của Language Café
- Có tinh thần phục vụ cộng đồng
- Có thái độ hợp tác trong ứng xử, giao tiếp với mọi người
- Tự tin khi thuyết trình trước đám đông
3.2.4. Năng lực ngôn ngữ
- Sử dụng được các kiến thức về ngôn ngữ để thực hiện các cuộc hội thoại, các
chỉ dẫn, các mô tả, và các bài thuyết trình.
4. Thành phần nhân sự
4.1. Ban chỉ đạo và Ban tổ chức phối hợp thực hiện
- Lãnh đạo trường
- Trưởng các Phòng, Khoa, Trung tâm
- Bí thư Liên chi Đoàn Khoa
4.2. Ban tư vấn chuyên môn
T
T

Họ và tên

1

ThS, GVC. Lê Chánh Trực

2
3
4
5

ThS. Huỳnh Cẩm Thảo Trang

ThS. Võ Thị Kim Thảo
ThS. Ngô Phương Thủy
CN. Nguyễn Thanh Huy

Chức vụ
UV BCĐ Đề án 2020,
Giám đốc TT NN & TH
Phó Giám đốc, CN mô hình
Giảng viên TT NN & TH
Giảng viên TT NN & TH
Giảng viên TT NN & TH

Nhiệm vụ
Trưởng ban
Phó ban
Thành viên
Thành viên
Thành viên, Thư ký

4.3.

Ban trợ giảng
- 40 sinh viên của Khoa Sư phạm Ngoại ngữ (có danh sách kèm theo)
- 02 sinh viên tình nguyện người Brunei: Nurulizzah Binti Mohamad Hudan
(Izzah) và Nur Iffah Basirah Binti Haji Ramli (Iffah)
5. Đối tượng thụ hưởng mô hình
- Sinh viên chuyên ngữ của Khoa sư phạm Ngoại ngữ, trường Đại học Đồng
Tháp
6. Thời gian, thời lượng và địa điểm tổ chức
- Thời gian: 02 lần/tháng, triển khai thí điểm: 06 lần vào các tháng 9, 10, 11/2015

- Thời lượng mỗi buổi sinh hoạt: 120 phút/ buổi tối
- Địa điểm: sân trường, hội trường, canteen, và nhà tập luyện thể thao của trường

7. Nội dung sinh hoạt của mô hình
Một buổi sinh hoạt được tổ chức gồm 02/03 hình thức gắn kết các nội dung với
nhau như:
o Khởi động thảo luận
o Trò chơi ngôn ngữ
o Giao lưu văn hóa, trình bày quan điểm


- “Language Café” chú trọng đến các hoạt động “học mà chơi” (learning by
playing) giúp người tham gia tự tin hơn, nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc
nhóm và kỹ năng tương tác;
- Nội dung, chương trình, các chủ đề và từ vựng gắn kết và hỗ trợ chương trình
chính khóa, đặc biệt là chú trọng thực hành kỹ năng nói theo Khung năng lực ngoại
ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và kỹ năng hùng biện tiếng Anh. Ngoài ra, nội dung các
hoạt động còn hỗ trợ chương trình giao lưu văn hóa, các hội thi hóa trang và thi hát
tiếng Anh;
- “Language Café” còn hỗ trợ chương trình biên và phiên dịch tiếng Anh bằng
các hoạt động thực hành dịch thuật tại các điểm du lịch trong tỉnh;
- Sau mỗi buổi sinh hoạt, các nội dung, hoạt động và các chủ đề được tổ chức
đánh giá tính hiệu quả và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế;
- Sau khi thí điểm thành công, mô hình sẽ được triển khai và chuyển giao về các
trường phổ thông có các lớp chuyên tiếng Anh. Ngoài ra, mô hình này còn được mở
rộng và ứng dụng cho các sinh viên học các ngôn ngữ khác như tiếng Pháp và tiếng
Trung Quốc.
8. Kế hoạch thực hiện
STT
1

2
3

Nội dung công việc
Xây dựng bảng câu hỏi để phân tích nhu
cầu của sinh viên và đánh giá hiệu quả
hoạt động của mô hình (02 bộ)
Phỏng vấn bằng bảng hỏi và phân tích
nhu cầu của sinh viên
Tổ chức hội nghị, công bố bảng phân
tích nhu cầu, chuẩn bị nội dung và phân
công nhiệm vụ cho các Ban trợ giảng

Người thực hiện
- Giảng viên
- Giảng viên
- Sinh viên trợ giảng
- Ban tổ chức
- Giảng viên
- Sinh viên trợ giảng

4

Xây dựng đề cương biên soạn chương
trình hoạt động cho các buổi sinh hoạt

5

Phản biện đề cương chương trình hoạt
động


- Giảng viên

6

Thiết kế các hoạt động và tài liệu học
tập cho các buổi sinh hoạt

- Giảng viên

7

Phản biện nội dung hoạt động và tài liệu
- Giảng viên
học tập cho các buổi sinh hoạt

8

Thông báo cho sinh viên về mô hình
“Language Café”

9

Tổ chức tập huấn cho Ban trợ giảng

10

Triển khai hoạt động “Language Café”

- Giảng viên


- Phòng CTSV
- Đoàn-Hội
- Giảng viên
- Sinh viên
- Giảng viên
- Sinh viên trợ giảng
- Giảng viên
- Sinh viên trợ giảng
- Sinh viên tham gia
mô hình

Thời gian

Ghi chú

23/7-25/7
26/7-31/7
01/8-8/8
Theo
09/8-10/11 kỳ
hoạt
Theo
13/8-10/11 kỳ
hoạt
Theo
15-10/11 kỳ
hoạt
Theo
21-25/8

kỳ
hoạt
Theo
01-10/11 kỳ
hoạt

từng
sinh
từng
sinh
từng
sinh
từng
sinh
từng
sinh

01-10/9
Tháng
9,10,11
mỗi tháng
02 lần

Tổ chức
họp rút
kinh
nghiệm
sau mỗi
buổi sinh



11

Phỏng vấn người tham gia, giảng viên
hướng dẫn và các thành viên trong Ban
trợ giảng bằng bảng hỏi và phiếu phỏng
vấn để đánh giá hiệu quả của mô hình

12

Tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm về
hiệu quả của “Language Café”

13

Báo cáo thẩm định mô hình

- Giảng viên
- Sinh viên trợ giảng
- Sinh viên tham gia
mô hình
- Ban tổ chức
- Giảng viên
- Sinh viên trợ giảng
- Sinh viên tham gia
mô hình
Chủ nhiệm mô
hình

Tháng

9,10,11
mỗi tháng
02 lần

hoạt
Sau mỗi
buổi sinh
hoạt

6/12

18/12

9. Dự trù kinh phí
Theo Dự toán kinh phí thực hiện mô hình 1 “Language Café” kèm theo.
10. Tổ chức thực hiện
10.1. Triển khai thực hiện
10.1.1.Phân công nhiệm vụ
- Ban tư vấn chuyên môn: tổ chức triển khai hoạt động mô hình “Language Café”
theo kế hoạch.
- Thành viên ban tư vấn chuyên môn: xây dựng bảng câu hỏi phân tích nhu cầu,
tổ chức hội nghị, thiết kế chương trình và nội dung hoạt động tổng thể cho các buổi
sinh hoạt.
- Chủ nhiệm mô hình tổ chức phản biện chương trình, nội dung và tài liệu học
tập cho các buổi sinh hoạt; tổ chức họp rút kinh nghiệm và đánh giá hiệu quả các buổi
sinh hoạt.
- Thư ký: tập hợp các bảng hỏi và bảng phân tích nhu cầu; viết báo cáo gửi cho
Trưởng ban tư vấn chuyên môn và Chủ nhiệm mô hình.
- Ban trợ giảng: tham dự đầy đủ các buổi họp xây dựng chương trình hoạt động,
các buổi tập giảng, họp rút kinh nghiệm và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được Ban tư

vấn chuyên môn phân công theo từng buổi sinh hoạt.
10.1.2. Các bước thực hiện
- Công tác chuẩn bị: Xây dựng bảng câu hỏi để phân tích nhu cầu của người
tham gia; phát phiếu phỏng vấn, tổng hợp phiếu; tổ chức hội nghị nghe báo cáo kết
quả phân tích nhu cầu;
- Triển khai thực hiện các buổi sinh hoạt: mỗi kỳ sinh hoạt đều được thực hiện
theo các bước sau:
o xây dựng và phản biện đề cương các buổi sinh hoạt;
o thiết kế, phản biện các hoạt động và tài liệu học tập cho mỗi buổi sinh
hoạt;
o xây dựng các phiếu quan sát;
o quãng bá hoạt động trên trang Facebook và qua trang thông tin nội bộ của
trường - egov;
o tập huấn và tập giảng cho sinh viên trợ giảng;
o thuê địa điểm, trang thiết bị, cơ sở vất chất;
o thực hiện triển khai các hoạt động.


10.2. Đánh giá hiệu quả của mô hình
Để cập nhật và phát triển chương trình hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của
người tham gia và hiệu quả của mô hình, đối với mỗi buổi sinh hoạt, chương trình sẽ
được đánh giá bằng những hình thức sau đây
- Phiếu phỏng vấn (phiếu số 2): người tham gia đánh giá trực tiếp ngay sau khi
buổi sinh hoạt kết thúc;
- Phiếu quan sát (phiếu số 3 - dành cho giảng viên): giảng viên phụ trách quan
sát và ghi nhận những thay đổi về hành vi, nhận thức, thái độ và năng lực ngôn ngữ
của người tham gia và sinh viên trợ giảng ngay sau khi buổi sinh hoạt kết thúc;
- Phiếu quan sát (phiếu số 4 - dành cho sinh viên trợ giảng): sinh viên trợ
giảng quan sát và ghi nhận những thay đổi về hành vi, nhận thức, thái độ và năng lực
ngôn ngữ của người tham gia ngay sau khi buổi sinh hoạt kết thúc;

- Ghi âm, ghi hình, ghi ảnh: giảng viên/chủ nhiệm mô hình ghi âm, ghi hình,
ghi ảnh trong suốt buổi sinh hoạt để ghi nhận những thay đổi về hành vi, nhận thức,
thái độ và năng lực ngôn ngữ của người tham gia và sinh viên trợ giảng.
- Họp rút kinh nghiệm: tổ chức họp để rút kinh nghiệm và đánh giá hiệu quả
của chương trình hoạt động của mỗi buổi sinh hoạt trên cơ sở phân tích các phiếu
phỏng vấn, phiếu quan sát, hình ảnh với sự tham gia của giảng viên, tình nguyện viên
và các sinh viên trợ giảng.
10.3. Giai đoạn chuyển giao, nhân rộng mô hình
Sau khi mô hình được thẩm định, Ban tư vấn chuyên môn và nhóm thực hiện sẽ
tiến hành điều chỉnh bổ sung và hoàn thiện tài liệu mô tả mô hình để chuyển giao cho
Liên chi đoàn Khoa sư phạm Ngoại ngữ. Liên chi đoàn khoa sẽ tổ chức triển khai theo
các bước sau:
- Liên chi đoàn Khoa sư phạm Ngoại ngữ sẽ đề xuất với Khoa, Đoàn trường, nhà
trường tổ chức tập huấn cho sinh viên chuyên ngữ về các bước triển khai, xây dựng đề
cương, biên soạn nội dung chương trình, tài liệu học tập vào đầu mỗi năm học; lập kế
hoạch phân công giảng viên hỗ trợ về mặt chuyên môn;
- Tổ chức góp ý, đánh giá, chỉnh sửa nội dung cho các chủ đề, chủ điểm khác
nhau;
- Mô hình này có thể kết hợp với mô hình “English Clubs”. Trong đó sinh viên
chuyên ngữ sẽ hỗ trợ sinh viên không chuyên ngữ của các khoa đào tạo trong trường
trau dồi tiếng Anh;
- Tạo diễn đàn (Facebook, email) để sinh viên cập nhật thông tin, chia sẻ, giao
lưu và giúp đỡ nhau học tập.
Chủ nhiệm mô hình

Trưởng ban




×