Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

HINH ANH NONG THON XU BAC TRONG THO NGUYEN KHUYEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.9 KB, 53 trang )



HÌNH ẢNH NÔNG THÔN
XỨ BẮC TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
01. Lí do chọn đề tài...................................................................................................1
02. Mục tiêu đề tài......................................................................................................1
03. Đối tượng và phạm vi khảo sát.............................................................................1
04. Lịch sử vấn đề......................................................................................................1
05. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3
06. Đóng góp của luận văn.........................................................................................3
07. Bố cục của luận văn.............................................................................................3

Chương 1. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC.......................................4
1.1. Cuộc đời.............................................................................................................. 4
1.2. Sự nghiệp sáng tác..............................................................................................5
1.3. Nội dung thơ Nguyễn Khuyến............................................................................6

Chương 2. HÌNH ẢNH NÔNG THÔN XỨ BẮC TRONG THƠ NGUYỄN
KHUYẾN..................................................................................................................18
2.1. Bức tranh thiên nhiên xứ Bắc - cảnh sắc của làng quê Việt Nam......................18
2.2. Bức tranh sinh hoạt hoạt hàng ngày của chốn làng quê.....................................26
2.3. Tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm sâu đậm...................................................30



Chương 3. NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHUYẾN...................................34
3.1. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến.........................................................................34


3.2. Hình ảnh trong thơ Nguyễn Khuyến.................................................................39
3.3. Một số biện pháp tu từ.......................................................................................43

KẾT LUẬN............................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................48


MỞ ĐẦU

01. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Khuyến là nhà thơ có tài năng về nhiều mặt đồng thời sống trong giai
đoạn đất nước có nhiều biến động, nhưng tài năng thơ văn của Nguyễn Khuyến vẫn
tỏa sáng trên thi đàn dân tộc. Đọc thơ Nguyễn Khuyến chúng ta sẽ cảm nhận sâu sắc
về một tâm hồn yêu nước sâu nặng nhưng cũng rất thầm kín và chân thành. Ông được
coi là “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam” đặc biệt đó là “hình ảnh nông
thôn xứ Bắc” như một dấu son trong nền văn học Trung đại Việt Nam. Đề tài góp phần
tìm hiểu những hình ảnh thơ độc đáo về làng quê xứ Bắc và tình cảm chân thành của
nhà thơ, đồng thời qua đó làm rõ những đặc điểm nghệ thuật trong thơ Nguyễn
Khuyến.

02. Mục tiêu đề tài
Ở đề tài này mục đích của chúng tôi là đi vào tìm hiểu hình ảnh nông thôn, bức
tranh thiên nhiên, cảnh sắc làng quê, tình cảm gia đình bạn bè làng xóm sâu đậm, cảnh
sinh hoạt ở vùng quê xứ Bắc trong thơ Nguyễn Khuyến. Ngoài ra làm nổi bật nghệ
thuật miêu tả thiên nhiên trong thơ ông trên các bình diện: ngôn từ, sử dụng hình ảnh,

biện pháp tu từ và chất liệu đời thường trong thơ ông. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật
miêu tả thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến sẽ giúp người đọc vừa phát hiện ra tài
năng của Nguyễn Khuyến đồng thời yêu quý và trân trọng tấm lòng yêu quê hương,
đất nước của nhà thơ Yên Đổ.

03. Đối tượng và phạm vi khảo sát
Luận văn đi vào tìm hiểu hình ảnh nông thôn xứ Bắc được miêu tả trong thơ
Nguyễn Khuyến cả về nội dung phản ánh đến nghệ thuật miêu tả. Phạm vi khảo sát là
các tập thơ: Đến với thơ Nguyễn Khuyến, Nguyễn Khuyến thơ và lời bình… ở cả hai
thể loại chữ Nôm và chữ Hán.

04. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam cuối thế kỉ XIX, tài
năng nghệ thuật cũng như những đóng góp to lớn của ông cho nền văn học dân tộc là
rất lớn và có ý nghĩa sâu sắc. Làm nên giá trị thơ văn Yên Đổ là toàn bộ những sáng
tác chữ Hán và chữ Nôm, trữ tình cũng như trào phúng. Một phần tạo ra cái độc đáo
của nhà thơ đó là những vần thơ viết về nông thôn, bao gồm những vần thơ viết về con
người, cảnh vật thiên nhiên, những phong tục tập quán.
Ông cũng là người đem đến cho văn chương Việt Nam những bức tranh tâm cảnh
chấm phá, linh hoạt bất hủ. Bỏ qua những trích cú, những vay mượn ồn ào, những vần
1


thơ quý phái tẻ nhạt, Nguyễn Khuyến là người có công đưa văn học về với cội nguồn
dân tộc, làng quê, với đời sống thường nhật của người dân đói nghèo, lam lũ… tạo nên
những sáng tác giàu tính cách tân và có giá trị lâu bền trong đời sống văn hóa tinh thần
của dân tộc. Nguyễn Khuyến xứng đáng trở thành một trong những nhà thơ viết về
nông thôn Việt Nam hay nhất.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu Nguyễn Khuyến nói chung và vấn đề hình ảnh nông
thôn và nông thôn xứ Bắc của Nguyễn Khuyến nói riêng cho đến nay vẫn được xem là

một dòng nước chưa vơi cạn. Nguyễn Khuyến luôn nhận được sự quan tâm của rất
nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, lí luận… từ trước tới nay.
Trong tập Thơ và lời bình với bài Cảm nhận Nguyễn Khuyến, Mã Giang Lân đã
đánh giá: “Làm nên giá trị thơ văn của Nguyễn Khuyến là toàn bộ những sáng tác của
nhà thơ, nhưng làm nên cái đặc sắc riêng của Nguyễn Khuyến là những bài thơ viết về
cảnh và người ở chốn quê, những bài thơ bộc lộ tấm lòng của tác giả, trước đó cũng
có những nhà thơ viết về làng cảnh Việt Nam nhưng chưa có ai để lại ấn tượng sâu
đậm bằng Nguyễn Khuyến” [10; 74]. Như vậy, theo Mã Giang Lân thì mảng thơ viết
về cảnh quê đã tạo nên nét đặc sắc riêng trong thơ Nguyễn Khuyến. Còn theo Nguyễn
Lộc thì: “Gọi Nguyễn Khuyến là nhà thơ của nông thôn, trước hết không phải vì ông
viết về chủ đề nông thôn mà ông viết với tình cảm, với sự trăn trở lo âu của con người
ở nông thôn thực sự, mà chủ yếu là người nông dân” [11; 51].
Vũ Thanh nhận xét: “Nguyễn Khuyến sống đời sống của người nông dân quê ông
và ông viết về cuộc đời họ, cảnh đời họ. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử gần
nghìn năm của văn học dân tộc Việt Nam đời sống nghèo khó của người nông dân với
những cảnh sinh hoạt bình thường ở thôn quê trở thành đối tượng phản ánh của thơ
ca”, và “Nguyễn Khuyến chính là nhà thơ viết về nông thôn số một của văn học dân
tộc (…). Chỉ đến Nguyễn Khuyến mới làm được những điều mà thơ ca truyền thống
chưa làm được (và ngay cả trong thơ hiện đại có lẽ cũng chưa có được một nhà thơ
nông thôn nào tầm cỡ như Nguyễn Khuyến). Một nông thôn thật sự đã hiện ra trong
thơ Yên Đổ. Đó là một nông thôn từng gắn bó máu thịt với nhà thơ ngay từ thưở lọt
lòng” [18; 213-214].
Trong bài Nhà thơ Nguyễn Khuyến, Lê Trí Viễn lại cho rằng: “Cho đến khí vị
thanh đạm (…), đồng thời cũng chan chứa mối thông cảm của ông đối với đời sống
lao động của người nông dân” [19; 189]. Nguyễn Khuyến cả đời gắn bó máu thịt với
làng quê, am hiểu về quê hương và điều đó khiến cho thơ ông giản dị và gần gũi.
Trong bài Quê hương làng cảnh Việt Nam, trong ba bài thơ về mùa thu của
Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đức Quyền nhận định: “Làng cảnh Việt Nam đã hiện lên
trong thơ với những nét tươi sáng, thanh đạm, hồn hậu. Mỗi màu sắc, mỗi đường nét,
mỗi hình ảnh đều thể hiện tâm hồn của thi nhân. Một nhà thơ yêu quê hương làng mạc


2


đến say đắm và điều không kém phần quan trọng là nhà thơ đủ bút lực và tài hoa để
ghi lại quê hương làng cảnh Việt Nam dưới màu sắc của mùa thu và vẻ đẹp của chính
tâm hồn thi nhân” [16; 635].
Theo Nguyễn Huệ Chi: “Nguyễn Khuyến đã đưa lại cho bức tranh làng cảnh Việt
Nam cũng như cho khung cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam hương vị, màu sắc,
đường nét, sức sống như nó vẫn tồn tại, mà ủ kín trong đó là cái hồn muôn đời của
con người, đất nước Việt Nam” [2; 24].
Xuân Diệu cũng đã từng ca ngợi và gọi Nguyễn Khuyến là “nhà thơ của làng
cảnh Việt Nam”. Theo ông: “Thơ Yên Đổ vẫn phảng phất bay lượn giữa quê hương
đồng chiêm trũng Hà Nam, trên quê hương làng mạc Việt Nam tất cả; bởi Nguyễn
Khuyến đã tạo nên một tình yêu quê hương làng mạc trong văn học, tình yêu đồng
bào, bà con dân quê trong xóm mình” [4; 48].
Trên đây là những nhận định, đánh giá khái quát của các nhà nghiên cứu về đời
thơ Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên, để đi vào tìm hiểu hình ảnh nông thôn xứ Bắc trong
thơ Yên Đổ thì vẫn là một vấn đề mới cần được quan tâm nghiên cứu.

05. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh,
thi pháp học … Với những phương pháp này giúp cho việc tìm hiểu hình ảnh thơ và
nghệ thuật miêu tả trong thơ Nguyễn Khuyến trở nên khoa học và biện chứng.

06. Đóng góp của luận văn
Chọn đề tài này chúng tôi mong muốn góp một phần nào đó cho việc nghiên cứu
thơ Nguyễn Khuyến, đồng thời phục vụ cho công tác giảng dạy sau này vì ông là tác
gia được chọn giới thiệu ở trường phổ thông. Đi sâu vào việc tìm hiểu hình ảnh thiên
nhiên trong thơ ông, chúng tôi mong muốn đem đến cái nhìn toàn vẹn hơn về tài năng

của Nguyễn Khuyến trong việc miêu tả thiên nhiên, đặc biệt là hình ảnh nông thôn xứ
Bắc, tìm hiểu những tâm sự mà nhà thơ gửi gắm đằng sau những bức tranh thiên nhiên
tràn đầy màu sắc, hình ảnh, âm thanh và dạt dào cảm xúc ấy. Đề tài hi vọng trở thành
tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm.

07. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
Chương 2: Hình ảnh nông thôn xứ Bắc trong thơ Nguyễn Khuyến
Chương 3: Nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến

3


Chương 1

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
1.1. Cuộc đời
1.1.1. Quê quán
Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn, tự Mãn Chi. Ông sinh
ngày 15 tháng 2 năm 1835 (Ất Mùi) và mất ngày 5 tháng 2 năm 1909, tức là ngày 15
tháng giêng năm Kỷ Dậu, thọ 75 tuổi.
Từ khi sinh đến năm 8 tuổi ông sống tại quê ngoại - làng Văn Khê, xã Hoàng Xá,
huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, sau đó ông chuyển về sống tại quê nội là làng Và, xã
Yên Đổ, nay là thôn Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Nguyễn
Khuyến xuất thân trong một nhà nho nghèo có truyền thống khoa bảng. Cha là Nguyễn
Tông Khởi (1796 - 1853) thường gọi là cụ Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài và làm nghề
dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan (1979 - 1874) là con của Trần Công Trạc, từng đỗ tú tài
thời Lê Mạc.
Từ nhỏ Nguyễn Khuyến đã nổi tiếng là người thông minh, hiếu học. Năm 1852,

mười bảy tuổi, ông đi thi cùng một khóa với cha nhưng bị hỏng, sau cha mất, nhà
nghèo, ông phải bỏ học đi dạy thuê kiếm ăn nuôi mẹ. Con đường khoa cử của ông rất
gập ghềnh: Khoa thi Hương năm 1855 và năm 1858 ông đều không đỗ nhưng không vì
thế mà ông nản lòng, lùi bước, ngược lại Nguyễn Khuyến vẫn ngày đêm đèn sách miệt
mài. Năm Tự Đức 24 (1864) ông đỗ cử nhân đầu trường Hà Nội (Hương Nguyên).
Năm sau (1865) ông vào Huế thi Hội nhưng không đỗ, ông ở lại Huế học trường Quốc
Tử Giám. Thời gian này ông đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến để động
viên mình cần nỗ lực hơn nữa. Năm 1871 Nguyễn Khuyến thi Hội lần thứ hai, ông đã
đỗ đầu thi Hội Nguyên và đỗ đầu cả Đình Nguyên trong năm đó, khi ấy ông 37 tuổi,
xứng đáng là "Nhị giáp tiến sĩ đệ nhất danh", chính vì vậy, mọi người thường gọi ông
là "Tam Nguyên Yên Đổ".
Sau khi thi đậu, Nguyễn Khuyến được bổ làm quan ở nội các Huế, năm sau đổi
làm Đốc học ở Thanh Hóa, rồi Ấn sát Nghệ An, nhưng được mấy tháng thì mẹ mất,
ông xin về để tang mẹ, mãn tang, ông vào kinh làm Biện lý bộ Hộ. Năm 1877, đổi làm
4


Bố chánh Quảng Ngãi. Năm 1879 Nguyễn Khuyến được điều về Kinh sung chức Trực
học sĩ và làm Toản tu ở Quốc sử quán. Năm 1883, triều đình Huế cử ông làm phó sứ
cùng với Lã Xuân Oai, Tuần phủ Lạng Bình (Lạng Sơn, Cao Bằng) làm chánh sứ đi
công cán nhà Thanh, nhưng tình hình biến đổi, tháng 8 năm 1883, Thuận An thất thủ,
việc đi sứ bị đình, ông lại về chức cũ. Tháng 12 năm ấy, thực dân Pháp đánh Sơn Tây
là Nguyễn Đình Nhuận chạy lên Hưng Hóa, kháng chiến cùng với Nguyễn Quang
Bích. Bọn thực dân bắt Nguyễn Hữu Độ cử Nguyễn Khuyến làm quyền Tổng đốc
nhưng ông dứt khoát từ chối, lấy cớ đau mắt nặng xin cáo quan về làng.
Nguyễn Khuyến làm quan mười một năm (1872- 1883), còn phần lớn cuộc đời
ông là ở quê nhà, một vùng đồng chiêm trũng nước. Thời gian làm quan cũng như lúc
về nhà, Nguyễn Khuyến sống gần gũi với quần chúng, hiểu biết những lo toan và tâm
tình của họ.


1.1.2. Thời đại
Cuộc đời của Nguyễn Khuyến nằm trong giai đoạn lịch sử đầy thử thách nhưng dù
ở cảnh ngộ nào ông cũng giữ được phẩm chất trong sạch của một nhà nho khí tiết, một
nhà thơ yêu nước, yêu quê hương. Phẩm chất tốt đẹp đó cùng với tâm hồn rộng mở,
giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên, có điều kiện sinh hoạt gần
gũi với nhân dân lao động ở nông thôn trở thành nguồn mạch chủ yếu tạo ra giá trị
trong thơ Nguyễn Khuyến.
Cụ Nguyễn Khuyến ngoài đức tính thông thường của một sĩ phu chân chính ông
còn rất kiên nhẫn, bền gan, liêm khiết, vui vẻ và bình dị.
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu chè chẳng dám mua
(Chốn quê)
Anh em hàng xóm xin mời cả
Chú Đáo xóm đình lên với tớ
Ông Từ cuối chợ lại cùng ta
(Lên lão)

1.2. Sự nghiệp sáng tác
1.2.1. Chữ Hán
Nguyễn Khuyến sáng tác nhiều. Đương thời ông nổi tiếng là một thi nhân tài hoa,
tác phẩm của ông được tập hợp riêng trong những cuốn sách in hoặc chép tay cả thơ
chữ Nôm và chữ Hán gồm nhiều thể loại: Thơ đường luật, cổ phong, ca từ, lục bát, hát
nói, câu đối, văn sách… nội dung thơ chữ Hán và chữ Nôm hoàn toàn thống nhất, rất
phong phú về đề tài, về phương pháp biểu hiện cảm xúc.

5


Sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Khuyến được cắm mốc lớn từ khi ông cáo quan về ở
ẩn, đây là bước ngoặt trong sự nghiệp sáng tác của ông, bởi cáo quan không có nghĩa

là ông đi ở ẩn mà là phản ứng có ý thức của một nhà nho chân chính. Nói đến Tam
Nguyên Yên Đổ là nói đến một nhà thơ nổi tiếng, một người đã từng đỗ đầu cả ba kì
thi, điều đó chứng tỏ văn chương của ông đã đạt đến mẫu mực. Nguyễn Khuyến sáng
tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm, nhưng số lượng chữ Nôm không nhiều mà phần lớn
viết bằng chữ Hán. Tuy nhiên Tam Nguyên Yên Đổ chỉ nổi tiếng bằng thơ Nôm, chữ
Nôm là chữ dân tộc, dễ hiểu và độc giả lại dễ nắm bắt, có thể diễn tả mọi cung bậc tình
cảm của con người.

1.2.2. Chữ Nôm
Quả thật thơ Nôm Nguyễn Khuyến có thể sánh với bất cứ nhà thơ nào trong làng
văn học dân tộc. Thơ chữ Nôm của ông hướng nhiều tới cảnh ruộng đồng, ao hồ làng
mạc và bà con hàng xóm với tinh thần cởi mở hoà đồng, đồng thời bộc bạch nỗi niềm
của nhà thơ.
Tập Quế sơn thi tập có khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và chữ Nôm, khoảng
100 bài với nhiều loại thể khác. Có bài tác giả viết bằng chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt,
hoặc ngược lại, ông viết bằng chữ Việt rồi dịch sang chữ Hán. Trong bộ phận thơ
Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình.

1.3. Nội dung thơ Nguyễn Khuyến
1.3.1. Tư tưởng nhân văn trong thơ Nguyễn Khuyến
Phần lớn thơ Nguyễn Khuyến được sáng tác trong thời gian ở ẩn, mặc dù vậy thơ
ông vẫn mang một tấm lòng trung trinh đối với đất nước. Là một nhà nho vừa là một
ông quan từng hưởng bổng lộc của triều đình nên tư tưởng yêu nước của Nguyễn
Khuyến trước hết gắn liền với tư tưởng trung quân. Trong Di chúc, ông thể hiện rõ
quan điểm của mình:
Ơn vua chưa chút báo đền
Cúi trông hổ đất ngẩng lên thẹn trời
Nguyễn Khuyến tự hào về học vấn của mình. Ông lấy đó làm vốn sống để dạy
con:
Khi đưa Thầy con rước đầu tiên

Cờ biển vua ban ngày trước
Hình ảnh Vua ở đây là thống nhất với Nước, với Tổ quốc, bởi theo quan niệm
chính thống của Nho gia Nước với Vua là một. Vì chưa trả được ơn vua có nghĩa là
chưa trả được ơn nước. Hình ảnh đất nước thường xuyên xuất hiện trong thơ Nguyễn

6


Khuyến, có khi rất cụ thể như trong bài: Hoàn kiếm hồ, nhà thơ ngậm ngùi, nuối tiếc
bởi sự thay đổi của Thăng Long:
Hành mao hà xứ khởi lâu các,
Già pháo dạ thanh vô quản huyền.
Huyền điểu quy lai mê cựu kính,
Bạch âu mộ hạ túc hành yên
Dịch nghĩa
(Nhà tranh ở nơi nào không thấy, chỉ thấy lâu đài,
Tiếng nổ đì đùng không nghe tiếng đàn sáo.
Chim cuộc trở về quên mất đường cũ
Con cò tối đến lại trú trong đám khói lạnh).
Có khi đó là hình ảnh đất nước nói chung trước sự xâm lăng của giặc:
Rừng xanh núi đỏ hơn ngàn dặm,
Nước độc ma thiêng mấy vạn người.
Khoét rộng ruột gan trời đất cả,
Phá tung phên dậu hạ di rồi…
Sống giữa thời kỳ nước mất nhà tan, Nguyễn Khuyến không đành nhìn giang sơn
rơi vào tay giặc, lại không cam tâm ở lại triều đình để làm bù nhìn nên ông quyết định
xin cáo quan về ở ẩn. Lòng Nguyễn Khuyến không phải không day dứt và đấu tranh tư
tưởng. Ông biết chắc rằng:
Khứ quốc khởi vô bằng bối tại,
Quy gia vị tất tử tôn hiền?

(Cảm tác)
Dịch nghĩa:
(Bỏ chức há không bạn bè ở lại
Về nhà vị tất con cháu đã khen thay?)
Nhưng cuối cùng ông đã quyết định về ở ẩn. Hơn thế nữa, có lúc ông còn ân hận
mình không cáo quan về sớm.
Nghĩ mình vườn cũ vừa lui bước
Ngán kẻ phương trời chẳng dứt dây
(Nghe hát đêm khuya)
Mãi về cuối đời trong bài Di chúc, nhà thơ vẫn nhắc lại việc trở về của ông,
Nguyễn Khuyến vẫn không ân hận mà còn muốn người đời ghi nhận hành động ấy:
Đề vào mấy chữ trong bia
Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu

7


Về sau, thời cuộc biến chuyển, nhiều người tiếp tục từ quan. Nguyễn Khuyến thấy
rất rõ họ không phải là kẻ bất tài, mà trái lại, đó là những kẻ dũng thoái:
Khả hạnh chư quân năng dũng thoái,
Vị ưng nhất chức tẫn phi tài
Bách niên tứ hà vi giả,
Ngô ấp khâu lăng diệc mỹ tai!
(Vũ hậu xuân túy cảm thành)
Dịch nghĩa:
Ðáng mừng các bạn mạnh dạn dám lui về,
Ðâu phải là đối với chức vụ mình không làm nổi
Cuộc đời trăm năm xe ngựa có ra trò gì,
Mà ở quê chúng ta gò núi vẫn tươi đẹp lắm
(Cảm hoài sau bữa chén xuân sau cơn mưa )

Sau khi cáo quan, Nguyễn Khuyến sống ở làng quê và xem quê hương như chiếc
nôi, chỗ dựa vững chắc cho cuộc sống bình dị của mình. Ông sống khiêm tốn, trong
sạch, giữ tiết tháo, chan hòa với mọi người. Ông thường làm các bài thơ ngâm vịnh ca
ngợi vẻ đẹp của các loài hoa, ca ngợi công dụng các loài cây, qua đó muốn nói đến cái
đức ở đời.
Nguyễn Khuyến còn nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn của con người nhằm khẳng định
phẩm chất trong sạch của ông. Nhà thơ quan niệm:
Ngoại mạo bất cầu như mỹ ngọc
Tâm trung thường thủ tự kiên kim
(Mẹ Mốc)
Nhà thơ ca ngợi sự tiết tháo của người đàn bà đáng thương trong bài thơ Mẹ Mốc:
Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết.
Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ.
Nguyễn Khuyến là nhà thơ coi trọng danh dự và khí tiết, ông trăn trở:
Phiên âm:
Thế đồ kim hựu đa kha khảm,
Lợi cục nan năng quả oán vưu.
Vị ngã phất tu chung hữu khích,
Thức nhân thỏa diện tích bằng ưu.
(Tiểu thán)
Dịch nghĩa:
(Trên đường đời, nay lại gặp nhiều bước gập ghềnh,
Trong cuộc đời khó giữ được ít lời oán trách.
8


Kẻ phẩy râu cho mình, rốt cuộc cũng gây nên hiềm khích,
Người ta nhổ vào mặt mình chùi đi, đời xưa còn cho là đáng lo).
(Vài lời than)
Có thể nói, hành động thoái ẩn của Nguyễn Khuyến cũng là cách để nhà thơ giữ

phẩm cách của mình. Nhiều bài thơ tiêu biểu có tính chất triết lý cao như Di chúc,
Vườn Bùi chốn cũ, Vịnh cây tùng, Cây lược đồi mồi, Mẹ Mốc, Xuân dạ lân nga, Nhân
tặng nhục, Tiểu thán...
1.3.2. Tấm lòng yêu nước thiết tha
Dù làm quan hay ở ẩn thì mối quan tâm lo lắng cho đất nước luôn thường trực
trong lòng Nguyễn Khuyến. Đó là nỗi đau của nhà thơ khi không làm được gì để thay
đổi cuộc đời, vì thế lời thơ của ông thường đượm buồn, đầy nước mắt khi nói về đất
nước. Ngày còn làm quan, việc thực dân khai thác tài nguyên đã làm Nguyễn Khuyến
thực sự đau xót với những câu thơ đậm chất tự sự:
Rừng xanh núi đỏ hơn ngàn dặm
Nước độc ma thiêng mấy vạn người
Khoét rộng ruột gan trời đất cả,
Phá tung phên dậu hạ di rồi...
Thôi thôi đến thế thì thôi nhỉ,
mây trắng về đâu nước chảy xuôi..
(Hoài cổ)
Trước thời cuộc đầy biến động, nhà thơ trăn trở:
Ðời loạn người về như hạt độc
Tuổi già hình bóng tựa mây côi.
(Cảm tác)
Hay:
Sách vở ích gì cho buổi ấy
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già
(Ngày xuân dặn các con)
Ông ưu tư :
Cố quốc sơn hà chân thảm đạm
(Hung niên)
Và:
Nhất độ giang sơn nhất bạc đầu
(Thu tứ)


9


Nhà thơ mượn tiếng cuốc kêu để thể hiện tâm trạng nhớ nước da diết, khắc khoải.
Bài thơ Cuốc kêu cảm hứng như một lời nỉ non tâm sự đầy xao xuyến khi nhớ tới non
sông.
Nói chung, âm điệu trong phần lớn thơ trữ tình của Nguyễn Khyến là buồn. Nghe
tiếng hát giữa đêm khuya hay tết đến, xuân về đều khiến nhà thơ buồn tê tái:
Xuân về ngày loạn còn lơ láo
Người gặp khi cùng cũng ngất ngơ...

1.3.3. Thái độ phản kháng đối với xã hội thực dân nửa phong kiến
Lúc Nguyễn Khuyến ra làm quan, tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp đã nổ
ran khắp trong Nam, ngoài Bắc, xã hội biến động dữ dội. Đối với nhà nho từng lấy
việc làm quan làm con đường thực hiện lý tưởng thì việc từ quan về nhà không phải
chuyện dễ.
Nhà thơ đả kích những việc làm gây tiếng vang ầm ĩ lúc bấy giờ, lên án những thủ
đoạn bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp. Bọn chúng đã đẩy hàng vạn người dân vô tội
đến chốn ma thiêng nước độc. Các bài thơ Hội Tây, Hoài cổ, Văn tế Cơ ri vi e â… đã
phản ánh thực trạng đó bằng bút pháp hiện thực trào phúng sâu sắc:
Hỡi ôi!
Ông ở bê Tây,
Ông qua bảo hộ.
Cái tóc ông quăn,
Cái mũi ông lõ,
Ðít ông cưỡi lừa,
Miệng ông huýt chó,
Lưng ông đeo súng lục liên,
Chân ông đi giày có mỏ,

Ông dẹp cờ đen
Ðể yên con đỏ.
Ai ngờ:
Nó bắt được ông,
Nó chặt mất sỏ.
Cái đầu ông đâu?
Cái đít ông đó.
Khốn khổ thân ông
Ðéo mẹ cha nó.
(Văn tế Cơ ri vi e â)

10


Nguyễn Khuyến từng làm quan nên đã thấy rõ hiện thực quan trường và thế giới
khoa bảng nói chung là đổ nát và thảm hại. Ngòi bút của ông đã vạch trần nhiều mặt
xấu xa, thối nát của bọn quan lại, đó là bất tài, vô dụng, dốt nát, hay chỉ là thứ phỗng
đá không hơn không kém, trơ trơ trước sự nguyền rủa của nhân dân.
Thái độ của Nguyễn Khuyến rất dứt khoát, bằng lối nói mát chửi mát, nói ngọt mà
lọt đến xương, Nguyễn Khuyến đả kích, châm biếm, xỏ ngầm rất thâm thúy. Thậm chí
khi cần, ông còn chuyển roi quất mạnh đánh đau bằng các biện pháp nghệ thuật độc
đáo như chơi chữ, nói láy, dùng từ đa nghĩa, dùng âm của chữ Hán chuyển sang tiếng
Việt.
Bồ chứa miệng dân chừng bật cạp,
Tiên là ý chú muốn vòi xu
Từ vàng sao chẳng luôn từ bạc
Không khéo mà roi nó phết cho
(Bồ tiên thi)
Các bài thơ tiêu biểu: Ông phỗng đá, Lời vợ người hát chèo, Hỏi thăm quan tuần
bị mất cướp, Bồ tiên thi, Tặng ông Ðốc học Hà Nam đều là những bài thơ vạch mặt chỉ

tên những tên quan bất tài, hống hách bằng thái độ châm biếm sâu cay:
Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
Trơ trơ như đá, vững như đồng.
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
Non nước đầy vơi có biết không?
(Ông phỗng đá)
Trong bài thơ chữ Hán Quá quận công Hữu Ðộ sinh từ hữu cảm (Cảm nghĩ lúc
qua sinh từ quận công Nguyễn Hữu Ðộ) là thái độ khinh bỉ, mỉa mai của Nguyễn
Khuyến. Nhà thơ đả kích tên Nguyễn Hữu Ðộ, sau khi hắn chết, đi qua sinh từ của
hắn, nhà thơ nghĩ:
Công tại, tứ thời tập quan đới,
Ðắc dự giả hỉ, bất dự bi.
Công khứ, quan đới bất phục tập,
Hương hỏa tịch tịch hoà ly ly.
Dản kiến đệ nhị vô danh công,
Triêu tịch huề trượng lai vu ty.
Trần gian hưng phế đẳng nhàn sự,
Bất tri cửu nguyên thùy dữ quy?
Dịch nghĩa:
Khi ông còn thì áo mũ cân đai bốn mùa tấp nập,
11


Kẻ được dự vào đó thì mừng, kẻ không được dự thì buồn,
Sau khi ông mất rồi thì không thấy mũ áo xúm xít lại nữa,
Hương lửa vắng tanh, lúa mọc rườm rà.
Chỉ thấy có ông Thứ nhì không tên
Sớm sớm chiều chiều chống gậy vào ngôi nhà ấy.
Ở đời có lúc thịnh, lúc suy, đó là việc thường,
Không biết dưới chín suối bây giờ ông theo ai?

Nhưng có lẽ đả kích bọn quan lại mạnh mẽ nhất là khi nhà thơ liệt chúng ngang
hàng “Vợ bợm chồng quan danh phận đó” (Ðĩ Cầu Nôm) dễ làm ta liên tưởng đến câu
tục ngữ “ mèo mả gà đồng” là những tên không ra gì.
Ðặc biệt, ngòi bút của Nguyễn Khuyến không khoan nhượng khi viết về bọn me
Tây, gái điếm:
Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ?
Trời sinh ra cũng để mà chơi!
Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời,
Chơi thủng trống long dùi âu mới thích
Đĩ bao tử càng chơi càng lịch,
Tha hồ cho khúc khích chị em cười:
Người ba đấng, của ba loài,
Nếu những như ai thì đĩ mốc.
Đĩ mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc
Khá khen thay làm đĩ có tông
Khắp giang hồ chẳng chốn nào không.
Suốt Nam Bắc Tây Đông đều biết tiếng.
Đĩ mười phương chơi cho đủ chín,
Còn một phương để nhịn lấy chồng.
Chém cha cái kiếp đào hồng,
Bạn với kẻ anh hùng cho đứng số.
Vợ bợm, chồng quan, danh phận đó,
Mai sau ngày giỗ có văn nôm.
Cha đời con Đĩ Cầu Nôm.
(Đĩ Cầu Nôm)
Trong một vế câu đối Mừng cô Tư Hồng ông viết:
Có tàn, có tán, có hương án thờ vua danh giá lẫy lừng ba mươi sáu tỉnh.
Ở một câu đối khác:

12



Thôi cũng đừng cõng rắn cắn gà nhà, phong lưu chú Bát, phú quý dì Tư, mây nổi
đã từng qua trước mắt.
Có thể nói, cũng như các nhà thơ thuộc khuynh hướng châm biếm hiện thực tố cáo
giai đoạn này, Nguyễn Khuyến đã bám vào đối tượng cụ thể để đả kích. Từng con
người, từng hiện tượng, những sự việc lố lăng trong xã hội đều được ngòi bút sắc sảo
của nhà thơ vạch trần một cách không thương tiếc.
Nhà thơ cũng kịch liệt lên án những tên quan xuất thân từ khoa bảng vì khoa bảng
lúc bấy giờ đã mục nát, suy đồi, nho sĩ không còn sĩ khí, uy thế như xưa, thế nhưng
nhà Nguyễn vẫn cố duy trì ba kỳ thi: Thi Hương, thi Hội, thi Ðình nên đã sinh ra
những ông Nghè, ông Cống hữu danh vô thực.
Nho học, khoa cử đã xuống cấp, không còn được coi trọng, mọi thứ đã có thể dùng
tiền để mua bán, đổi chác, xuất hiện trong xã hội nhiều kẻ chỉ có hư danh mà không có
thực học. Kẻ có thực tài, chữ nghĩa đầy mình thì học vị tiến sĩ chỉ còn là cái danh hão,
cũng đành khoanh tay ngồi nhìn thời cuộc xoay vần, kiến thức sách vở cũ rích không
còn có ích lợi gì trong bối cảnh mới. Tất cả những điều đó đã được Nguyễn Khuyến
thể hiện trong bài thơ Tiến sĩ giấy:
Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai
Cũng gọi ông Nghè có kém ai
Dẫu vậy nhà thơ lại tiếc rẻ:
Chiếc thân xiêm áo sao mà nhẹ
Cái giá khoa danh thế mới hời
Ấy thế còn ra dáng đường bệ:
Ghế chéo lộng xanh ngồi bảnh chọe
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi
Ông mỉa mai cảnh khoa cử suy đồi, đạo đức của kẻ sĩ bị đánh mất trước tiền tài và
danh vọng. Bài thơ Thầy đồ ve gái goá là một ví dụ tiêu biểu:
Ở góa thế gian nào mấy mụ
Ði ve thiên hạ thiếu chi thầy

Yêu thầy cũng muốn cho thầy dạy
Dạy cháu nên rồi mẹ cháu ngây.

1.3.4. Tình yêu thiên nhiên và cảnh vật làng quê
Nguyễn Khuyến thành công cả trên phương diện chữ Hán lẫn chữ Nôm, trữ tình
cũng như trào phúng, nhưng làm nên cái độc đáo của phong cách thơ Nguyễn Khuyến
là thơ Nôm với những vần thơ ông viết về nông thôn, làng quê Bắc bộ. Chính vì những
vần thơ đó mà Xuân Diệu đã tôn xưng Nguyễn Khuyến là “ nhà thơ của quê hương
làng cảnh Việt Nam”. Nguyễn Khuyến cáo quan về quê nhưng ông không hề thoát ly
13


hiện thực, lúc nào ông cũng say sưa, chan hoà với quê hương. Cảnh sắc được ông miêu
tả hết sức chân thật và sống động.
Ông tả cảnh bốn mùa, đặc biệt là cảnh mùa thu thật sắc sảo, đậm nét. Cảnh mùa
thu trong thơ Nguyễn Khuyến không ước lệ, trang trọng, khuôn mẫu như trong văn
chương cổ điển mà rất gần gũi, quen thuộc như trời thu, gió thu, ao thu, trăng thu, lá
thu… được tác giả thi vị hoá một cách tài tình. Ba bài thơ Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh
đã gợi được cái hồn, cái thần, cái tinh tế của cảnh vật mùa thu, là ba bức tranh đặc sắc
về cảnh nông thôn nước ta, nhất là cảnh đồng chiêm trũng miền Bắc.
Bên cạnh đó Nguyễn Khuyến còn những bài thơ tả cảnh hè (Ðêm mùa hạ) và cảnh
xuân (Ngày xuân) rất độc đáo:
Tháng tư đầu mùa hạ,
Tiết trời thật oi ả.
Tiếng dế kêu thiết tha,
Đàn muỗi bay tơi tả.
Nỗi ấy biết cùng ai ?
Cảnh này buồn cả dạ
Biếng nhắp năm canh chầy,
Gà đà sớm giục giã.

( Đêm mùa hạ )
Nhà thơ còn có những bài tả cảnh núi (Vịnh núi An lão), cảnh chùa (Về chơi chùa
Ðọi) và những danh lam thắng cảnh khác của đất nước.
Nguyễn Khuyến nhìn cảnh vật bằng cặp mắt của người thưởng ngoạn và bằng tâm
hồn của thi nhân nên trước vẻ đẹp của đất nước đã vẽ nên một bức tranh nghệ thuật
tuyệt đẹp. Cảnh sông, núi, trăng, sao, thời tiết, mùa màng qua cảm nhận của ông đều
trở nên có hồn và tinh tế.

1.3.5. Tình cảm đối với những nỗi khổ của nhân dân
Nguyễn Khuyến là nhà thơ của nông thôn nên ông viết về nông thôn bằng tất cả
tình cảm thân thuộc, quyến luyến, với những trăn trở lo âu của người nông dân. Ông
đồng cảm với những người dân lao động nghèo, hiểu được cuộc sống khó khăn, vất vả
của họ. Nguyễn Khuyến vui với cái vui của họ, buồn với cái buồn của họ và cùng họ
hi vọng có được cuộc sống đỡ khó khăn hơn. Vì vậy, những vần thơ của ông đều mang
tình cảm chân thành, gắn bó với nhân dân:
Lão làm ái táo, miên tương khởi,
Tân cốc hàm huyên, phúc tiệm phì
(Hạ nhật tân tình)

14


Dịch nghĩa:
Tằm già thích khô ráo, đương ngủ sắp trở dậy,
Lúa mới ngậm hơi ấm, đòng đòng dần mẫn ra.
(Ngày hè mưa mãi mới tạnh)
Bài thơ đã ghi nhận những chi tiết sinh động và chính xác về bức tranh của cuộc
sống nông thôn. Nguyễn Khuyến thấu hiểu sự khó khăn, cực nhọc của nhân dân, trải
lòng mình với chốn quê lam lũ nên ngoài những lo toan, tính toán vì công nợ của nhà
nông, ông còn thấy được nỗi khổ của cảnh mất mùa.

Trong bài Nguyễn Khuyến - Thi hào dân tộc, tác giả Vũ Thanh đã viết: “Những
hình ảnh nên thơ và trở thành điển hình trong thơ Nguyễn Khuyến. Tất cả lần đầu tiên
đi vào văn học dân tộc không phải một cách “dần dần”, “từ từ”, “từng bước”, mà ào
ạt thấm đẫm trong thơ của ông già Yên Đổ. Nhà thơ cũng lo cái lo của người dân,
sống cuộc sống bần hàn, chạy ăn từng bữa, đo đếm cân đong từng xu như họ” [18;
217].
Năm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa.
(Chốn quê)
Đã thế còn phải chia “Phần thuế quan Tây phần trả nợ”, cho nên phải sống tằn
tiện, kham khổ:
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu cau chẳng dám mua
(Nước lụt Hà Nam)
Bức tranh nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến còn phản ánh những sinh hoạt
khác như tâm trạng vui vẻ của người nông dân vào những ngày tết được mùa:
Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng
Ngoài cửa bi bô rủ chung thịt
Hay không khí ảm đạm của phiên chợ cuối năm:
Dở trời mưa bụi còn hơn rét,
Nếm rượu tượng đình được mấy ông?
Hàng quán người về nghe xao xác,
Nợ nần năm trước hỏi lung tung.
(Chợ đồng)
1.3.6. Tình cảm đối với gia đình, bạn bè, làng xóm
Nguyễn Khuyến cáo quan trở về quê hương, ông sống chan hòa với gia đình, bạn
bè, làng xóm. Những tình cảm tưởng chừng bình thường, giản dị ấy đã đi vào thơ
Nguyễn Khuyến rất đáng quý…
15



Lê Trí Viễn nhận xét: “Nguyễn Khuyến còn là một tâm hồn rất dễ cảm xúc trước
cuộc sống. Từ tình cảm gia đình, bạn bè, tình yêu thiên nhiên, đất nước, yêu sinh hoạt
nông thôn, đến lòng yêu nước, yêu dân, người ta thấy ông là một người có tình cảm tế
nhị và phong phú” [19; 186].
Câu đối khóc vợ là một tiếng khóc chân thành, là tình cảm yêu, kính của nhà thơ
dành cho vợ của mình:
Nhà chỉn cũng nghèo thay, nhờ được bà hay làm, hay làm thắt lưng có que, xắn
váy quai cồng, tất cả chân đăm đá chân chiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi việc. Bà đi đâu
vội mấy, để cho lão vất vơ, vất vưởng búi tóc củ hành, buông quần lá toạ, gật gù tay
đũa chạm tay chén, cùng ai kể lể chuyện trăm năm.
Ông rất thương yêu và quý trọng các con, lo lắng, khuyên nhủ các con sống làm
người hữu ích cho xã hội, thấy các con lơ là việc đèn sách, ông khuyên bảo rất chí
tình:
Hoàn cư bất mãn cửu cao thổ,
Tố nghiệp thư tha nhất thúc thư.
Nhi tào hoặc khả thừa ngô chí,
Bút nghiêng vô hoang đạo, thúc, sơ.
(Xuân nhật thị chư nhi I)
Dịch nghĩa:
Khu nhà ở quây quần, không đầy chín sào đất,
Nghiệp cũ chẳng có gì ngoài một bó sách
Các con nối chí cha nên biết
Bút nghiêng đừng quên lúa, đậu, cà
(Ngày xuân dặn các con I)
Nguyễn Khuyến không chỉ viết về gia đình mà còn làm câu đối, làm thơ để tặng
ông thông gia, bác hàng xóm, anh hàng thịt, chú thợ nhuộm, thợ rèn... bài nào cũng
chân tình, giản dị.
Ông còn viết thơ thăm hỏi bạn bè, bỏ qua những khuôn sáo cầu kỳ, lời thơ xuất
phát từ tấm lòng thành (Khóc Dương Khuê, Nước lụt thăm bạn...). Trước sự ra đi của

bạn, Nguyễn Khuyến làm thơ thể hiện tâm trạng đau xót của mình:
Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,
Tôi lại đau trước bác vài ngày.
Làm sao bác vội về ngay,
Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời!
Ai chả biết chán đời là phải,
Sao vội vàng đã mãi lên tiên?
16


Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua, không phải không tiền, không mua
(Khóc Dương Khuê)
Từ những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác chúng ta có thể thấy
Nguyễn Khuyến là một tài năng đa dạng, nội dung thơ của ông phong phú, có tấm lòng
yêu quê hương đất nước, sự cảm thông sâu sắc với những người lao động ở nông thôn.
Nguyễn Khuyến đã dành tình cảm ưu ái với quê hương, ông viết về nông thôn đặc
biệt là hình ảnh nông thôn xứ Bắc một cách đầy trìu mến và da diết yêu thương. Nhà
thơ đã miêu tả cánh đồng chiêm trũng, sự vất vả của người nông dân, tình làng nghĩa
xóm, tình bạn chân thành, những món ăn dân dã, bình dị... nhà thơ quan sát bức tranh
sinh hoạt thôn quê đầy dí dỏm và thi vị.

17


Chương 2

HÌNH ẢNH NÔNG THÔN
XỨ BẮC TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN
2.1. Bức tranh thiên nhiên xứ Bắc - cảnh sắc của làng quê Việt Nam

2.1.1. Cảnh đồng chiêm trũng miền Bắc
Nguyễn Khuyến là nhà thơ sinh ra, lớn lên ở nông thôn, ông sống giản dị, chan
hòa với người dân và quê hương của mình, viết về nông thôn với tình cảm chân thành
mộc mạc, hướng đến những người dân nghèo khổ, giàu lòng yêu thương, tình nghĩa
sâu nặng. Ông sống chủ yếu ở nông thôn, cuộc sống nghèo đói, thiếu túng quanh năm,
là một nho sĩ nhưng ông cũng phải làm lụng vất vả như một người nông dân thực thụ,
chính điều này đã giúp ông hiểu hơn về người nông dân một nắng hai sương.
Hình ảnh người dân quê hiện lên chân thực, sinh động trong thơ ông. Đó là những
hình ảnh bình thường, giản dị nhưng nên thơ và trở thành điển hình trong thơ Nguyễn
Khuyến. Nhà thơ viết về nông thôn với bao trăn trở lo âu, ông trang trải lòng mình với
niềm vui, nỗi buồn của quê hương, vì thế thấy được cảnh mất mùa là khổ:
Năm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa
Phần thuế quan thu, phần trả nợ
Nửa công đứa ở, nửa thuê bò
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu cau chẳng dám mua
(Chốn quê)
Cụ thể trong bài thơ này là cảnh cày cấy mất mùa: vất vả quanh năm nhưng cuối
cùng con người nhận được là sự thất bát, cả hai vụ chiêm và vụ mùa đều “ chân thua”.
Những lo toan trong sinh hoạt của người nông dân được Nguyễn Khuyến miêu tả bằng
những hình ảnh cụ thể: tiền trả công cho đứa ở, tiền công thuê bò, phần thuế nặng nề
cho thực dân Pháp, phần nợ đã mượn... khiến họ phải chạy ăn từng bữa.
Thiên tai thường xuyên xảy ra làm cho người dân quê đối mặt với đói khổ và lam
lũ. Nguyễn Khuyến cùng sống với nhân dân, cùng chịu chung nổi khổ của họ nên
18


những trang viết của ông thể hiện sự đồng cảm, xót thương. Nhà thơ lo lắng cho đời
sống người dân khi có lũ tràn về. Lụt lội triền miên làm cho cuộc sống ngày càng thêm

đói kém với biết bao lo toan chồng chất đặt lên vai người dân lao động, miếng ăn còn
không kiếm đủ nhưng thuế má vẫn nặng gánh:
Bèo nổi lênh đênh đầu nội sạch
Lúa chiêm sâu thẳm cánh đồng không
Nguyễn Khuyến thấm thía với cảnh làm ăn cơ cực của nông dân:
Quai mễ Thanh Liêm đã vỡ rồi
Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi
(Nước lụt Hà Nam)
Đó là thực trạng nông thôn với những cảnh đời lam lũ, cái lo toan tất bật của công
việc đồng áng, vị chua mặn của giọt mồ hôi vất vả, đời sống nhân dân khổ cực, cảnh
lụt lội nước ngập trắng đồng:
Bóng thuyền thấp thoáng dờn trên vách
Tiếng sóng long bong vỗ trước nhà
(Vịnh lụt)
Hay:
Tiếng sáo vo ve chiều nước vọng,
Chiếc thuyền len lỏi bóng trăng trôi
Nhà thơ miêu tả:
Hạn thậm đông tiền cốc bất thu,
Thê phong kim hạ lãnh như thu…
Quốc vận nhược vi gia vận ách,
Đại nhân ưng tác thỉ nhân hô
Dịch nghĩa
(Vụ đông trước vì đại hạn nên mùa đã mất,
Vụ hạ này lại gió rét, lạnh như mùa thu...
Ví phỏng vận nước cũng tai ách như vận nhà,
Thì những hạng ông lớn đều đáng gọi là “ông lợn” cả)
Nguyễn Khuyến trải lòng, ông như cùng bước xuống đồng ruộng với người dân.
Đến với người dân nơi thôn dã, từ cuộc sống lam lũ cũng không kém phần thơ mộng
của làng cảnh Việt Nam, thơ Nguyễn Khuyến được kết tinh và trở nên chân thực, chi

tiết, sinh động.

19


2.1.2. Cảnh sắc ba mùa
a. Cảnh mùa xuân
Trong văn học Việt Nam, trước thời Nguyễn Khuyến, chúng ta gặp không ít những
nhà thơ viết về mùa xuân. Mỗi một tác giả, mỗi một giai đoạn văn học lại có một
phong vị, một sắc thái thơ xuân riêng, biểu hiện tinh thần và cốt cách của nhà thơ và
thời đại mình. Thơ xuân Nguyễn Khuyến không những có ý nghĩa xã hội sâu sắc mà
còn là những bức tranh xuân chân thực về làng quê xứ Bắc, vừa bay bổng, thi vị. Cảnh
không mang màu sắc ước lệ tượng trưng như thơ giai đoạn trước mà giàu hình ảnh
hiện thực.
Chúng ta cùng thưởng ngoạn xem cảnh sắc nông thôn và phong tục của người dân
quê ăn tết đón xuân để thấy được cái nhìn độc đáo của Nguyễn Khuyến. Nhà thơ đã
miêu tả cực kỳ tinh tế cái xao xác đượm buồn của phiên chợ Đồng ngày giáp tết:
Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng
Năm nay chợ họp có đông không?
(Chợ Đồng)
Đọc thơ ông ta như được sống trong không gian, thời gian thuở ấy, như đang đứng
giữa trời mưa bụi còn phảng phất cái ngày mưa phùn gió bấc, phiên chợ làng tất niên
họp ngoài cánh đồng. Đó còn là âm thanh và màu sắc của những ngày hội:
Ình ịch đêm qua trống các làng
Ai ai mà chẳng rước xuân sang
Trước lũy nhấp nhô cò cụ Tổng
Cách ao lẹt đẹt pháo thầy Nhang
(Khai bút)
Thơ Nguyễn Khuyến là những nhuần nhị thấm thía của nét cảnh nông thôn, những
phong cảnh quen thuộc, cảnh là tình, đất đai vườn ruộng là đời của mình, là tâm tư của

ông:
Ban đầy mặt đất khi sương sa
Giận ánh ban mai hãy mập mờ
Hạt quất ngoài vườn chờ nứt vỏ
Giò tiên trong chậu chửa bung hoa.
Âm thầm lệ sớm cành tre rỏ,
Lạc long canh khuya tiếng hạc qua
Ấm chỗ chẳng màn tung áo dậy,
Cổng ngoài vẫn mở, khách chừng thưa.
(Ngày xuân)

20


b. Cảnh mùa hè
Đề tài mùa hè, cảnh hè được nói nhiều trong thơ văn của dân tộc. Các nhà thơ thời
Trung đại đã có những bài thơ rất hay viết về mùa hè:
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông
(Nguyễn Du)
Đề tài mùa hè đã được nhà thơ Nguyễn Khuyến khai thác một cách tỉ mỉ, nhà thơ
đến gần thiên nhiên, nhìn trực tiếp vào thiên nhiên để miêu tả thiên nhiên nó và cảm
nhận mùa hè nơi xứ Bắc:
Bên ao, sen đã nở đêm qua.
Sáng dậy không ngờ hè lại đến.
( Đầu hè)
Và:
Ai xui con cuốc gọi hè
Cái nóng nung người nóng nóng ghê
(Vào hè)
Cảnh ngày hè nóng bức, với tiếng dế kêu thiết tha và đàn muỗi thì bay tơi tả. Đây

là hai nét chấm phá độc đáo, cực tả được cái oi ngột của ngoại cảnh, vừa là cái oi ngột
của nội tâm. Nó chứa đựng sự ngột ngạt của tâm trạng, cái ngột ngạt “vô hồn” đúng
như tựa đề của bài thơ. Than mùa hè tả cảnh một đêm hè nóng nực, bức bối ở nông
thôn:
Tháng tư đầu mùa hạ,
Tiết trời thật ôi ả,
Tiếng dế kêu thiết tha,
Đàn muỗi bay tơi tả.
Nỗi ấy ngỏ cùng ai,
Cảnh này buồn cả dạ.
Biếng nhắp năm canh chầy,
Gà đã sớm giục giã.
(Than mùa hè)
Hay:
Cái nóng nung người, nóng nóng ghê...
Dù vậy thơ ông vẫn thể hiện tâm hồn tươi trẻ, yêu đời. Ông cảm nhận tiếng dế
“thiết tha”, tiếng gà gáy giục giã và thậm chí cái vi tế là tiếng đàn muỗi kêu qua sự
miêu tả của nhà thơ trở nên sống động, có hồn. Cảnh và tình như hòa làm một.
Cái nóng mùa hè như nung, đó là cái nóng mùa hè xứ Bắc. Ngoài ra nhiều hình
ảnh của ngày hè như buổi trưa nắng cháy, buổi chiều tà hay đêm trăng sáng. Mỗi thời
21


×