Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

QD HUONG DAN VIET SANG KIEN HUYEN MO DUC 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.03 KB, 15 trang )

UBND HUYỆN MỘ ĐỨC
HỘI ĐỒNG KH, SK HUYỆN

Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

/QĐ-HĐKHSK

Mộ Đức, ngày

tháng 4 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH
Về việc Ban hành hướng dẫn trình tự đăng ký,
hình thức, nội dung trình bày và báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến
trên địa bàn huyện Mộ Đức
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN HUYỆN MỘ ĐỨC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 25/11/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19/6/2009;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng, ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số Điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP, ngày 02/3/2012 của Chính phủ về
việc Ban hành điều lệ sáng kiến;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; số 39/2012/NĐCP ngày 27/4/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐCP ngày 15/4/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua,
Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen
thưởng; số 65/2014/NĐ-CPngày 01/7/2014 quy định chi tiết thi hành Luật sửa


đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;
Căn cứ Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN, ngày 01/8/2013 của Bộ Khoa
học và Công nghệ về hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ sáng kiến;
Căn cứ Thông tư số 35/2015/-BGDĐT, ngày 31/12/2015 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng ngành giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 1379/QĐ-UBND, 15/9/2011 của Chủ tịch UBND
Quảng Ngãi về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Khoa học, sáng
kiến tỉnh Quảng Ngãi để xét duyệt công nhận sáng kiến, giải pháp công tác, đề
tài nghiên cứu cấp tỉnh khi xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”, và đề
nghị Thủ tướng Chính phủ phong tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”;
Căn cứ Quyết định số 05/2015/QĐ-UBND, ngày 29/01/2015 của UBND
tỉnh Quảng Ngãi về việc Ban hành Quy chế thi đua khen thưởng;
Căn cứ Quyết định 4718/QĐ-UBND, ngày 13/9/2011 của Chủ tịch UBND
huyện Mộ Đức về việc thành lập Hội đồng Khoa học, sáng kiến huyện Mộ Đức
để xét duyệt công nhận sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu cấp tỉnh
khi xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và đề nghị cấp có thẩm quyền
tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”;
Căn cứ Quyết định số 58/QĐ-HĐKHSK, ngày 03/3/2016 của Chủ tịch
Hội đồng Khoa học, Sáng kiến huyện Mộ Đức về việc Ban hành hướng dẫn
1


trình tự đăng ký, hình thức, nội dung trình bày và báo cáo kết quả thực hiện sáng
kiến trên địa bàn huyện Mộ Đức;
Quyết định số 260/QĐ-UBND, ngày 15/02/2016 của Chủ tịch UBND
huyện Mộ Đức về việc Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng khoa học,
sáng kiến huyện Mộ Đức.
Xét đề nghị của phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện tại Tờ trình số /TTrKTHT, ngày /04/2017 về việc đề nghị Ban hành hướng dẫn trình tự đăng ký,
hình thức, nội dung trình bày và báo cáo kết quả thực hiện Sáng kiến trên địa
bàn huyện Mộ Đức,

QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành hướng dẫn trình tự đăng ký, hình thức, nội dung trình
bày và báo cáo kết quả thực hiện Sáng kiến trên địa bàn huyện Mộ Đức.
(Kèm theo Hướng dẫn rình tự đăng ký, hình thức, nội dung trình bày và
báo cáo kết quả thực hiện Sáng kiến)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế
Quyết định số 58/QĐ-HĐKHSK, ngày 03/3/2016 của Chủ tịch hội đồng Khoa
học, Sáng kiến huyện Mộ Đức về việc Ban hành hướng dẫn trình tự đăng ký,
hình thức, nội dung trình bày và báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến trên địa bàn
huyện Mộ Đức.
Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện; Thủ trưởng các phòng:
Nội vụ, Giáo dục – Đào tạo, Kinh tế và Hạ tầng huyện; Thủ trưởng các cơ quan
Khối Đảng, Mặt trận và Hội, đoàn thể huyện; Các cơ quan HC-SN thuộc huyện;
Chủ tịch UBND các xã, thị trấn; Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên
quan trên địa bàn huyện căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN
CHỦ TỊCH

- Hội đồng TĐKT tỉnh Q.Ngãi;
- Ban TĐKT Quảng Ngãi;
- Sở KH&CN tỉnh Q.Ngãi;
- TT Huyện ủy; TT HĐND huyện;
- CT, các PCT UBND huyện;
- Thành viên Hội đồng TĐKT huyện;
- Thành viên Hội đồng KHSK huyện;
- Các cơ quan TW, tỉnh đóng trên địa bàn huyện;
- Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện;
- Các phòng, ban, ngành, Hội, đoàn thể huyện;

- UBND các xã, thị trấn
- VPHU;
- VPUB: C, PVP, CVNC;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH UBND HUYỆN MỘ ĐỨC

Trần Văn Mẫn

2


UBND HUYỆN MỘ ĐỨC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG KH, SK HUYỆN
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hướng dẫn trình tự đăng ký, hình thức, nội dung trình bày
và báo cáo kết quả thực hiện Sáng kiến trên địa bàn huyện Mộ Đức
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-HĐKHSK, ngày /4/2017
của Hội đồng Khoa học, sáng kiến huyện Mộ Đức)
CHƯƠNG I
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
VÀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Điều 1. Xác định các vấn đề nghiên cứu
1. Xác định vấn đề nghiên cứu là xác định về các vấn đề khoa học chứa
đựng một nội dung, một thông tin nhằm giải quyết những vấn đề có tính cấp
thiết trong thực tế công tác;
Ví dụ: Nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác xử lý

văn bản hành chính; Thiết lập trang thông tin điện tử của cơ quan; Giải pháp
thực hiện cải cách các thủ tục hành chính tại cơ quan…
2. Xác định không gian nghiên cứu là xác định địa điểm để áp dụng, giải
quyết các vấn đề khoa học có tính cấp thiết trong thực tế công tác;
Ví dụ: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác xử lý văn
bản hành chính tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện; Thiết lập trang thông tin
điện tử của phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện; Giải pháp thực hiện cải cách thủ
tục hành chính tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện…
3. Xác định thời gian nghiên cứu là xác định thời điểm để áp dụng, giải
quyết các vấn đề khoa học có tính cấp thiết trong thực tế công tác;
Ví dụ: Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác xử lý văn bản hành
chính tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện trong năm 2012…
Điều 2. Xác định những cơ sở để quyết định lựa chọn lĩnh vực nghiên
cứu
1. Ý nghĩa của sáng kiến là tác dụng và lợi ích mà sáng kiến mang lại khi
thực hiện hoạt động thực tế công tác;
Ví dụ: Thiết lập trang thông tin điện tử của phòng Kinh tế và Hạ tầng
huyện Mộ Đức nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các thủ tục hành chính và
góp phần tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho tổ chức, công dân.
2. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu là sự cần thiết phải thực hiện, mức
độ ưu tiên nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của đơn vị.
Ví dụ: Thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai đúng quy
định, đúng thời gian cho tổ chức công dân…vì vậy phải đưa ra các Giải pháp
thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện.

3


CHƯƠNG II

ĐẶT TÊN VÀ ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN
Điều 3. Đặt tên Sáng kiến
Yêu cầu cơ bản của tên Sáng kiến:
1. Ngắn gọn về ngôn ngữ nhưng dễ hiểu, không có ẩn ý;
2. Phản ánh rõ bản chất của quá trình biến đổi từ lúc chưa áp dụng sáng
kiến cho đến khi đạt được kết quả;
3. Chỉ rõ giới hạn của việc nghiên cứu: Xác định được phạm vi, nội dung
nghiên cứu cụ thể của Sáng kiến;
4. Tránh vấn đề quá chung chung hoặc có phạm vi quá rộng khó có thể
giải quyết trọn vẹn trong một Sáng kiến;
5. Phải gắn với đơn vị, cơ quan.
Ví dụ: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân tại Phòng tiếp dân
của UBND huyện Mộ Đức; Thiết lập, công khai các thủ tục hành chính tại
phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Mộ Đức trong công tác thẩm định hồ sơ xây
dựng cơ bản…
Điều 4. Đăng ký Sáng kiến
Thời gian bắt đầu và kết thúc đăng ký Sáng kiến như sau:
1. Ngành Giáo dục - Đào tạo huyện: Từ ngày 01/10 đến trước ngày 31/12
hàng năm;
2. Các cơ quan, đơn vị còn lại: Thời gian đăng ký đợt 01 đến hết ngày
15/5 hàng năm và đợt 02 đến hết ngày 15/7 hàng năm.
Nội dung Đơn đăng ký Sáng kiến gửi về Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện
Mộ Đức theo Mẫu 01/ĐĐKSK của hướng dẫn này.
CHƯƠNG III
CẤU TRÚC CÁC NỘI DUNG CHÍNH BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Điều 5. Nội dung phần mở đầu
1. Lý do chọn lĩnh vực nghiên cứu:
Trình bày sự cần thiết tiến hành nghiên cứu lĩnh vực đã chọn, đáp ứng nhu
cầu công tác hoặc nhằm giải quyết vấn đề được xuất phát từ yêu cầu thực tế của
đơn vị, gồm các ý chính sau:

a) Nêu rõ vấn đề trong thực tiễn công tác mà tác giả đã chọn để viết nội
dung sáng kiến;
b) Ý nghĩa và tác dụng (về mặt lý luận) của vấn đề đó trong công tác;
c) Những mâu thuẫn giữa thực trạng (có những bất hợp lý, có những điều
cần cải tiến sửa đổi…) với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết;
d) Khẳng định tính mới về khoa học của vấn đề trong điều kiện thực tế
của đơn vị;
e) Khẳng định lý do quyết định chọn tên Sáng kiến để thể hiện nội dung
cần viết về lĩnh vực nghiên cứu .
2. Mục đích của Sáng kiến:
a) Xác định nội dung Sáng kiến nhằm mục đích giải quyết được những
mâu thuẫn, những khó khăn có tính bức xúc trong công tác;
4


b) Trình bày vắn tắt về không gian, thời gian, thực trạng của việc thực
hiện nghiên cứu vấn đề;
c) Tổng quan những thông tin về vấn đề cần nghiên cứu như: thực trạng
vấn đề, tình hình nghiên cứu vấn đề trong và ngoài huyện.
3. Phạm vi và đối tượng:
a) Xác định phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của Sáng kiến;
b) Xác định phạm vi áp dụng và đối tượng áp dụng của Sáng kiến.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Xác định và áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
a) Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
b) Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập;
c) Phương pháp điều tra;
d) Phương pháp tổng kết kinh nghiệm công tác;
đ) Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
e) Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;

f) Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm;
g) Phương pháp thống kê toán học.
Điều 6. Nội dung chính của Báo cáo sáng kiến
1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu là căn cứ vào những khái niệm,
những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn để viết nội dung, làm cơ sở định
hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp nhằm khắc phục những
mâu thuẫn, khó khăn đang gặp trong thực tế;
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu là phân tích những tồn tại, bất cập từ
thực tiễn công tác so với yêu cầu thực tế, đang tìm cách giải quyết để đạt hiệu
quả tốt hơn;
3. Giải pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu là những giải pháp, các bước
tiến hành để giải quyết vấn đề, đồng thời xác định vai trò, tác dụng, hiệu quả của
những giải pháp và các bước tiến hành đó;
4. Hiệu quả của việc áp dụng nội dung vấn đề nghiên cứu là kết quả sau
thời gian áp dụng nội dung nghiên cứu, đạt được tốt hơn khi đối chiếu, so sánh
với kết quả trước thời gian áp dụng nội dung nghiên cứu;
Điều 7. Kết luận - kiến nghị
1. Kết luận: Nêu những nhận định có tính bao quát toàn bộ nội dung Sáng
kiến, khẳng định giá trị của nội dung Sáng kiến, gồm:
a) Ý nghĩa của Sáng kiến đối với thực tế công tác;
b) Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của Sáng kiến.
2. Kiến nghị: Kiến nghị phải phù hợp với khả năng thực tế của đơn vị.
CHƯƠNG IV
QUY ĐỊNH HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Điều 8. Quy định trình bày trang văn bản
1. Nội dung được in trên một mặt (hoặc hai mặt) giấy trắng khổ A4
(210mmx297mm); cuốn toàn văn Báo cáo Sáng kiến từ 10 trang đến tối đa 80
5



trang, đóng quyển, có bìa, đánh số trang cụ thể ở chính giữa phần lề trên của
trang;
2. Nội dung được trình bày bằng phông chữ Time New Roman cỡ 14;
khoảng cách giữa các đoạn văn cách dòng đôi (6pt); khoảng cách giữa các dòng
cách dòng đơn; lề trên 20mm; lề dưới 20mm; lề trái 30mm; lề phải 20mm. Số
trang được đánh ở giữa, phía trên mỗi trang giấy.
Điều 9. Quy định thứ tự và hình thức trình bày cuốn toàn văn Báo
cáo Sáng kiến
1. Trang bìa (Mẫu 02/TBBCSK);
2. Trang đề xuất (Mẫu 03/TĐXBCSK);
3. Lời cam đoan (Mẫu 04/LCĐBCSK);
4. Mục lục (Mẫu 05/MLBCSK);
5. Nội dung chính;
1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn Sáng kiến:
1.2. Mục đích của Sáng kiến:
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu, áp dụng của Sáng kiến:
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
2. Phần nội dung:
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
2.2.1. Thực trạng về vấn đề:
2.2.2. Giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
2.2.3. Hiệu quả của việc áp dụng nội dung Sáng kiến:
3. Phần kết luận - kiến nghị:
3.1. Kết luận:
3.2. Kiến nghị:
6. Tác giả (đồng tác giả) ký và ghi rõ họ tên;
7. Cơ quan, đơn vị xác nhận, đóng dấu và ghi rõ họ tên;
8. Bảng biểu và Hình vẽ (nếu có);

9. Phiếu đánh giá sáng kiến (Mẫu 06/PĐGBCSK);
Điều 10. Quy định bảng biểu, hình vẽ
1. Bảng biểu, hình vẽ lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ,
ghi phía dưới, bên phải, trong ngoặc đơn (….) bằng chữ nghiêng.
2. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía
dưới hình.
Điều 11. Quy định trình bày trang bìa
1. Tên cơ quan: Trình bày bằng loại chữ in hoa, cỡ chữ 16, phông chữ
Time New Roman, kiểu chữ đứng, dòng trên không in đậm, dòng dưới in đậm; ở
dưới có một đường gạch ngang liền nét, có độ dài bằng 1/2 đến 1/3 dòng dưới;
2. Dòng Báo cáo sáng kiến: Trình bày bằng loại chữ in hoa, cỡ chữ 16,
phông chữ Time New Roman, kiểu chữ đứng, đậm;
3. Tên đề tài: Trình bày bằng loại chữ in hoa, cỡ chữ 18, phông chữ Time
New Roman, kiểu chữ đứng, đậm;
6


4. Họ và tên tác giả: Trình bày bằng loại chữ in hoa, cỡ chữ 14, phông chữ
Time New Roman, kiểu chữ đứng, đậm;
5. Chức vụ của tác giả: Trình bày bằng loại chữ in thường, cỡ chữ 14,
phông chữ Time New Roman, kiểu chữ đứng;
6. Dòng cuối cùng: Trình bày bằng loại chữ in thường, cỡ chữ 13, phông
chữ Time New Roman, kiểu chữ đứng, đậm.
CHƯƠNG V
QUY ĐỊNH THỜI HẠN
NỘP HỒ SƠ YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Quy định thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu công nhận Sáng kiến
1. Ngành Giáo dục - Đào tạo huyện: trước ngày 15 tháng 5 hàng năm;
2. Các cơ quan, đơn vị còn lại: trước ngày 15 tháng 11 hàng năm;

3. Các tổ chức, các nhân được xem xét, đề nghị công nhận Danh hiệu
“Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh” sau khi được thông báo phải thực hiện Báo cáo nội
dung Sáng kiến theo Mẫu 07/BCSK-CT
Điều 13. Tổ chức thực hiện
1. Các cơ quan Khối Đảng, Mặt trận và Hội, đoàn thể huyện;
2. Các cơ quan HC-SN thuộc huyện;
3. Chủ tịch UBND các xã, thị trấn;
4. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn huyện;
Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, trong quá trình thực hiện có vấn
đề nào chưa rõ hoặc còn vướng mắc cần liên hệ với Phòng Kinh tế và Hạ tầng
huyện Mộ Đức hoặc qua số điện thoại 055.3933755 để trao đổi, hướng dẫn thực
hiện hoặc tham mưu cho Hội đồng Khoa học, sáng kiến huyện Mộ Đức điều
chỉnh, sửa đổi cho phù hợp./.
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN
CHỦ TỊCH

Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức
Trần Văn Mẫn

7


CƠ QUAN CHỦ QUẢN
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Mẫu 01/ĐĐKSK
Mộ Đức, ngày

tháng
năm
Kính gửi: Hội đồng Khoa học, sáng kiến huyện Mộ Đức
Đơn đăng ký sáng kiến năm…
Phần 1: Thông tin cá nhân, tổ chức:
(1) Họ và tên
(2) Chức vụ
(3) Trình độ chuyên môn
(4) Đơn vị công tác
(5) Nhiệm vụ được giao tại cơ quan, đơn vị
Phần 2: Thực trạng nhiệm vụ, công tác trước khi áp dụng Sáng kiến:
Những yếu tố khách quan
Những yếu tố chủ quan
Sáng kiến được đề xuất khi thực hiện nhiệm vụ, công tác
Phần 3: Nội dung đăng ký:
(1) Tên Sáng kiến
(2) Lĩnh vực áp dụng
(3) Mô tả nội dung, bản chất của Sáng kiến
(4) Phạm vi áp dụng
(5) Đối tượng áp dụng
(6) Hiệu quả khi áp dụng
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
(Ký xác nhận, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

8

Người đăng ký đề tài
(Ký xác nhận và ghi rõ họ tên)



CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC

Báo cáo sáng kiến năm ...........

TÊN ĐỀ TÀI

Người thực hiện:
Đơn vị công tác:
Chức vụ:

Mộ Đức – Năm 20..

9

Mẫu 02/TBBCSK


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Mẫu 03/TĐXBCSK
Mộ Đức, ngày tháng
năm 20.....
Báo cáo sáng kiến năm .....
Kính gửi: Hội đồng Khoa học, sáng kiến huyện Mộ Đức
1. Họ và tên:
2. Năm sinh:
3. Đơn vị công tác hiện nay:
4. Chức vụ hiện nay:
5. Trình độ chuyên môn:

6. Nhiệm vụ được giao tại cơ quan, đơn vị:
7. Qua thời gian công tác tại ............................................ với trách
nhiệm ........................ để thực hiện các công tác đã được ...................... giao
nhiệm vụ. (Bản thân) ...... đã thấy được tầm quan trọng
của ................................. trong khi thực hiện các nhiệm vụ để phục vụ lợi ích
hợp pháp của ...............
Vì vậy, tác giả đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến “..........................”
(Nội dung kèm theo: Báo cáo sáng kiến gồm có Phần mở đầu; Phần
nội dung; Phần Kết luận-Kiến nghị với ..... trang giấy A4)
Kính đề nghị Hội đồng Khoa học, sáng kiến của huyện Mộ Đức xem
xét và kết luận./.
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
(Ký xác nhận, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

10

Người viết sáng kiến
(Ký xác nhận và ghi rõ họ tên)


Mẫu 04/LCĐBCSK
LỜI CAM ĐOAN
Tôi (chúng tôi) cam đoan đây là sáng kiến (giải pháp, đề tài khoa học,
áp dụng công nghệ) của tôi (chúng tôi);
Các kết quả, số liệu được nêu trong báo cáo là trung thực, được áp
dụng lần đầu tiên tại cơ quan (đơn vị) và chưa từng công bố trong bất kỳ báo
cáo nào khác;
Người viết sáng kiến
(Ký xác nhận và ghi rõ họ tên)


11


Mục Lục

Mẫu 05/MLBCSK
Trang
Mục lục....................................................................................1
1. Phần mở đầu.........................................................................
1.1. Lý do chọn đề tài:
1.2. Mục đích của đề tài:
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu, áp dụng của đề tài:
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
2. Phần nội dung:
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
2.2.1. Thực trạng về vấn đề:
2.2.2. Giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
2.2.3. Hiệu quả của việc áp dụng nội dung đề tài:
3. Phần kết luận - kiến nghị:
3.1. Kết luận:
3.2. Kiến nghị:

12


Mẫu 06/PĐGBCSK
UBND HUYỆN MỘ ĐỨC
HỘI ĐỒNG KH,SK HUYỆN


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN NĂM 201
- Tên Sáng kiến:…………………………………………………………..
- Tác giả, đồng tác giả:……………………………………………………
- Đơn vị công tác:…………………………………………………………

TT

Tiêu chí

Điểm

I

Thể thức trình bày (tối đa 10 điểm)
Trang bìa; báo cáo đề xuất; mục lục; nội dung và thứ tự trình
bày đúng quy định
II Phần mở đầu (tối đa 10 điểm)
1 Lý do chọn đề tài (tối đa 03 điểm)
Nêu rõ sự cần thiết đối với đơn vị; nêu được ý nghĩa và tác
dụng của vấn đề trong công tác; nêu được những mâu thuẫn
- giữa thực trạng của đơn vị với vấn đề cần phải đổi mới; nêu
được vấn đề cần giải quyết của đơn vị; nêu được tính mới về
khoa học của vấn đề
2 Mục đích của đề tài (tối đa 03 điểm)
Nêu được mục đích giải quyết các mâu thuẫn, khó khăn; nêu
được không gian thực hiện; nêu được thời gian thực hiện;
- nêu được những thông tin cơ bản về vấn đề nghiên cứu; nêu

được thực trạng của vấn đề trong cơ quan, đơn vị và bên
ngoài
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu, áp dụng của đề tài (tối
3
đa 02 điểm)
Nêu được đối tượng nghiên cứu, áp dụng phù hợp với vấn
đề; nêu được phạm vi nghiên cứu, áp dụng hợp lý với vấn đề
4 Phương pháp nghiên cứu (tối đa 02 điểm)
- Nêu được phương pháp nghiên cứu phù hợp
III Phần nội dung (tối đa 70 điểm)
1
2
3
-

Cơ sở lý luận của vấn đề (tối đa 10 điểm)
Nêu được đúng những căn cứ về vấn đề cần nghiên cứu như:
Văn bản quy định, Đề án, Kế hoạch…; nêu đúng những khái
niệm, những kiến thức cơ bản hoặc những hiểu biết phải phù
hợp với vấn đề cần nghiên cứu
Thực trạng vấn đề nghiên cứu (tối đa 10 điểm)
Nêu đúng các nội dung được quy định, quy chuẩn kỹ thuật…
đang được áp dụng tại cơ quan, đơn vị; phân tích được những
tồn tại, bất cập từ hiện trang của cơ quan, đơn vị
Giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề (tối đa 15 điểm)
Giải pháp có tính mới: Lần đầu tiên được áp dụng, không
trùng với nội dung của các đề tài công nhận trước đó
13

Ghi

chú


4
IV
1
2
-

Giải pháp có tính khả thi: Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
được giao; phù hợp với điều kiện thực hiện nhiệm vụ của
đơn vị tại thời điểm đưa ra sáng kiến và được áp dụng ngay
trong hoạt động công tác cá nhân, đơn vị và có khả năng phổ
biến rộng rãi
Hiệu quả việc áp dụng nội dung đề tài (tối đa 35 điểm)
Nêu được các đối tượng áp dụng cụ thể
Nêu kết quả đạt được khi áp dụng như: Nâng cao năng suất
lao động, tiết kiệm về thời gian, nâng cao chất lượng dịch vụ,
cải thiện điều kiện làm việc…
Phần kết luận - kiến nghị (tối đa 10 điểm)
Kết luận (05 điểm)
Nêu được nhận định có tính bao quát toàn bộ nội dung đề tài,
khẳng định giá trị của nội dung đề tài
Kiến nghị (tối đa 05 điểm)
Nêu những kiến nghị phù hợp với nhiệm vụ được giao, có
khả năng thực hiện được
Tổng điểm

Nhận xét của người đánh giá:


Người đánh giá
(Ký tên xác nhận, ghi rõ họ và tên)

* Lưu ý:
1. Phiếu chấm điểm hợp lệ là phiếu chấm điểm rõ ràng, điểm số không vượt quá khung
điểm hướng dẫn, tổng điểm từ 0 đến 100 điểm, ký tên xác nhận.
2. Phiếu chấm điểm không hợp lệ là phiếu chấm điểm có ít nhất một nội dung trái ngược
với Phiếu chấm điểm hợp lệ.
* Phân loại và công nhận sáng kiến:
1. Sáng kiến đạt Loại A khi có từ 60% số phiếu chấm điểm hợp lệ và điểm trung
bình đạt từ 85 điểm đến 100 điểm, đồng thời điểm trung bình của mỗi tiêu chí về t hể thức
trình bày; phần mở đầu; phần nội dung; phần kết luận và kiến nghị, phải đạt tối thiểu 65%
số điểm của tiêu chí đó;
2. Sáng kiến đạt Loại B khi có từ 60% số phiếu chấm điểm hợp lệ trở lên và điểm
trung bình đạt từ 65 điểm đến dưới 85 điểm; đồng thời điểm trung bình của mỗi tiêu chí về
thể thức trình bày, phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và kiến nghị, phải lớn hơn 0
(không);
3. Sáng kiến đạt Loại C khi có dưới 60% số phiếu chấm điểm hợp lệ hoặc điểm
trung bình đạt dưới 65 điểm hoặc điểm trung bình của mỗi tiêu chí về thể thức trình bày,
phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và kiến nghị, được chấm điểm bằng 0 (không).

14


Mẫu 07/BCSK-CT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN (ĐỀ TÀI, GIẢI PHÁP)
Tên sáng kiến……………..

A. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt):
- Sinh ngày, tháng, năm:
Giới tính:
- Quê quán: (xã, phường, thị trấn; huyện, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh):
- Trú quán:
- Đơn vị công tác:
- Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể):
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
- Học hàm, học vị, giải thưởng:
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. PHẦN MỞ ĐẦU
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Thời gian thực hiện: Từ năm…đến năm...
2. Đánh giá thực trạng…
a) Kết quả đạt được:
b) Những mặt còn hạn chế:
c) Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Căn cứ thực hiện:
2. Nội dung, giải pháp và cách thức thực hiện
a) Nội dung, phương pháp…
b) Giải pháp thực hiện…
IV. KẾT LUẬN
Kết quả đạt được và phạm vi áp dụng…, vận dụng vào thực tiễn, đã
được ghi nhận..
V. CÁC DANH HIỆU THI ĐUA ĐƯỢC GHI NHẬN
XÁC NHẬN
CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN


NGƯỜI THỰC HIỆN

15



×