Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Quản trị chất lượng_QTCL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.24 KB, 4 trang )

Chất lượng và quản lý chất lượng giai đoạn trước thi công dự án xây
dựng công trình
Hiện nay, vấn đề quản lý chất lượng công trình xây dựng đang được đặt ra một
cách vô cùng cấp bách. Để giải quyết vấn đề này người ta tập trung nhiều vào khía cạnh
giám sát thi công xây dựng công trình. Nhưng thực chất các hoạt động quản lý chất lượng
trong giai đoạn thi công có thể ví như để nhiễm bệnh rồi mới chữa trị nên không thể đem
lại hiệu quả cao. Rõ ràng, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chất lượng công trình xây dựng
phải được quan tâm ngay từ khi nó mới hình thành trong ý tưởng.
1. Quan niệm hiện đại về chất lượng công trình xây dựng
Thông thường, xét từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người thụ hưởng sản
phẩm xây dựng, chất lượng công trình được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: công
năng, độ tiện dụng; tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền vững, tin cạy; tính thẩm mỹ;
an toàn trong khai thác, sử dụng, tính kinh tế; và đảm bảo về tính thời gian (thời gian
phục vụ của công trình).
Rộng hơn, chất lượng công trình xây dựng còn có thể và cần được hiểu không chỉ
từ góc độ của bản thân sản phẩm và người hưởng thụ sản phẩm xây dựng mà còn cả trong
quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó với các vấn đề liên quan khác. Một số vấn đề
cơ bản trong đó là:
- Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ trong khi hình thành ý
tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát, thiết kế,
thi công... đến giai đoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ công trình sau khi đã hết thời
hạn phục vụ. Chất lượng công trình xây dựng thể hiện ở chất lượng quy hoạch xây
dựng , chất lượng dự án đầu tư xây dựng công tỳinh, chất lượng khảo sát, chất lượng
các bản vẽ thiết kế...
- Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật
liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng
mục công trình;
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định
nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực
hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân,
kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng.


- Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với người thụ hưởng
công trình mà còn là cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội ngũ công nhân,
kỹ sư xây dựng;
- Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình đã xây dựng có thể phục vụ
mà còn ở thời hạn phải xây dựng và hoàn thành, đưa công trình vào khai thác, sử
dụng;
- Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư phải chi trả
mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà thầu thực hiện các hoạt
động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng...
- Vấn đề môi trường: cần chú ý không chỉ từ góc độ tác động của dự án tới các yếu tố
môi trường mà cả các tác động theo chiều ngược lại, tức là tác động của các yếu tố
môi trường tới quá trình hình thành dự án.


2. Nội dung hoạt đọng quản lý chất lượng công trình xây dựng theo các giai đoạn
của dự án
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là nhiệm vụ của tất cả các chủ thể tham gia
vào quá trình hình thành nên sản phẩm xây dựng bao gồm: Chủ đầu tư, nhà thầu, các tổ
chức và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo
hành và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình xây dựng.
Theo Nghị định 209/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình
xây dựng, hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng xuyên suốt các giai đoạn từ
khảo sát, thiết kế đến thi công và khai thác công trình (hình 1);
Nếu tạm gác vấn đề quy hoạch sang một bên thì theo hình 1, hoạt động quản lý chất
lượng công trình xây dựng chủ yếu là công tác giám sát của chủ đầu tư và các chủ thể
khác. Có thể gọi chung các công tác giám sát và là giám sát xây dựng. Nội dung công tác
giám và tự giám sát của
Hoạt động xây
dựng
Các

khảo sát
chuẩn,
quy

Hoạt động quản
lý chất lượng
- tự giám sát của nhà thầu

Khảo sát

- giám sát của chủ đầu tư
- thẩm tra thiết kế của chủ

đầu tư
chuẩn
xây
dựng

Thiết kế
- tự giám sát của nhà thầu

xây dựng
của chủ

Thi công xây dựng

- giám sát và nghiệm thu
chủ đầu tư
- giám sát tác giả của nhà


thiết kế
Khai thác công
trình

- bảo hành công trình
- bảo trì công nhân

Hình 1. Quản lý chất lượng theo các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng công trình
các chủ thể thay đổi tuỳ theo nội dung của hoạt động xây dựng mà nó phục vụ. Có thể
tóm tắt về nội dung và chủ thể giám sát theo các giai đoạn của dự án xây dựng là:
- Trong giai đoạn khảo sát ngoài sự giám sát của chủ đầu tư, nhà thầu khảo sát xây
dựng phải có bộ phận chuyên trách tự giám sát công tác khảo sát;


-

Trong giai đoạn thiết kế, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình chịu trách nhiệm
trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng công trình. Chủ đầu tư
nghiệm thu san phẩm thiết kế và chịu trách về các bản vẽ thiết kế giao cho nhà thầu.
- Trong giai đoạn thi công xây dựng công trình có các hoạt động quản lý chát lượng và
tự giám sát của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình
và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết
kế xây dựng công trình;
- Trong giai đoạn bảo hành chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công
trình có trách nhiệm kiểm tra tình trạng công trình xây dựng, phát hiện hư hỏng để
yêu cầ sửa chữa, thay thế; giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục, sửa chữa đó.
Ngoài ra còn có giám sát cuả nhân dân về chất lượng công trình xây dựng. Có thể
thấy rất rõ là quản lý chất lượng rất được coi trọng trong giai đoạn thi công xây dựng
công trình, trong khi các hoạt động khảo sát và thiết kế lại có vẻ như chưa được quan tâm
một cách thích đáng.

3. Ảnh hưởng của các hoạt động trước thi công đến chất lượng công trình xây dựng
Mức độ ảnh hưởng của các hoạt động xây dựng đến chất lượng công trình xây
dựng giảm dần theo thời gian tính từ khi mới thành ý tưởng dự án đến khi công trình xây
dựng hoàn thành, được bàn giao vào khai thác, sử dụng (hình 2).
Muốn có công trình xây dựng có chất lượng tốt thì trước hết thiết kế phải tốt.
Muốn có thiết kế đạt chất lượng thì trước hết khảo sát phải đúng. Khảo sát sai sót dẫn
đến thiết kế không đúng, nếu phát hiện sai sót kịp thời sẽ phải chỉ sửa thiết kế, thay đổi
biện pháp thi công, kéo dài thời gian xây dựng, phát sinh chi phí. Trường hợp không phát
hiện kịp thời thì hạu quả sẽ còn lớn hơn, thậm chí có thể dẫn đến các thảm hoạ không thể
lường trước.
Mức độ ảnh hưởng của hoạt động xây dựng đến
chất lượng công trình xây dựng
%
%
100
100
90
90
80
80
70
70
60
60
50
50
40
40

Qúa trình hình thành

công trình XD


30
30
20
20
10
10
ý tưởng

Lập dự án

khảo sát

thiết kế

đấu thầu

thi công

Hình 2. Mức độ ảnh hưởng của các hoạt động xây dựng đến chất lượng công trình
xây dựng
Có thể dẫn ra đây rất nhiều ví dụ chất lượng công trình không đảm bảo là do khảo
sát sai sót hoặc/và thiết kế có vấn đề. Đối với các công trình đó vấn đề thường là bị kéo
dài thời gian xây dựng/hoặc các tiêu chuẩn kỹ thuật không đảm bảo và cuối cùng là phát
sinh chi phí. Một số trường hợp chi phí phát sinh là tương đối lớn. Thậm chí, theo hình
2, nếu ý tưởng đầu tư sai thì có thể dẫn đến toàn bộ công trình bỏ đi.
Tóm lại, ý tưởng đầu tư ban đầu, và tiếp theo đó là các bước nghiên cứu đầu tiên
như lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Báo cáo đầu tư xây dựng công trình)...cần được

chú ý đặc biệt. Sự chú ý đặc biệt đó có thể thể hiện bằng cơ chế khuyến khích, thi tuyển,
hoặc/và thảo luận những ý tưởng đầu tư, bằng cách tăng định mức chi phí cho công tác
lập dự án...
TS. Bùi Ngọc Toàn
(Nguồn tin: T/C Giao thông vận tải, số 12/2006)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×