Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

kế toán bằng tiền và các khoản tạm ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.81 KB, 61 trang )

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN THỰC PHẨM AGREX SÀI GÒN
GIỚI THIỆU CHUNG
Tên tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM AGREX SÀI GÒN
Tên tiếng anh: AGREX SAI GON
Tên viết tắt: AGREX SAI GON FOODSTUFFS
Giấy chứng nhận ĐKKD số: 1100928386 ngày 18/02/2009 do Sở kế hoạch và đầu tư
tỉnh Long An cấp.
Trụ sở chính của công ty được đặt tại: Lô H01- H02 Đường Trung Tâm, Khu Công
Nghiệp Long Hậu, Xã Cần Giuộc, Tỉnh Long An.
Vốn điều lệ: 40.000.000.000 VND.
Tổng số vốn điều lệ của công ty được chia thành 4.000.000 cổ phần với mệnh giá là
10.000 đ/cp.
Điện thoại: (84-8) 38728595 – 38725875
Fax: (84-8) 38725194
Website: www.agrexsaigon.com.vn
18

1.Lịch sử hình thành và phát triển:
_Thành lập vào ngày 22/09/1976 với tên gọi đầu tiên là Công Ty Nông Sản Thực Phẩm
Xuất Khẩu, theo quyết định số 3363/QĐ-UB của UBND TP.HCM.
_Năm 1993 công ty chuyển thành Công Ty Nông Sản Thực Phẩm TP.HCM theo quyết
định số 97/QĐ-UB ký ngày 18/03/1993 của UBND TP.HCM.
_Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Agrex Sài Gòn được thành lập từ Công Ty Nông Sản
Thực Phẩm TP.HCM theo quyết định số 04/HĐQT-09 ngày 22/12/2008 và chính thức
hoạt động vào tháng 04 năm 2009.


2.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty:
2.1 Lĩnh vực kinh doanh của công ty:
_Xuất khẩu nông, thủy sản tươi và thực phẩm chế biến, sản phẩm da, quần áo may sẵn,


túi xách và hàng mộc tinh chế.
_Nhập khẩu thiết bị phụ tùng, nguyên liệu cho sản xuất và một số hàng tiêu dùng được
nhà nước cho phép.
_Sản xuất kinh doanh rượu các loại ( trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), thực phẩm,
rau quả, lúa mì xe gắn máy, vải, quần áo, thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu dùng cho
thức ăn gia súc,vật liệu xây dựng và hàng trang trí nội thất.
_Chế biến kinh doanh lương thực, nông sản, dịch vụ bảo quảng hàng hóa và thực phẩm
đông lạnh.
_Các hoạt động liên quan đến bất động sản, cho thuê nhà xưởng, văn phòng, kinh
doanh nhà ở.
2.2Mục tiêu hoạt động của công ty:
_Mục tiêu hoạt động của công ty là không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất,
thương mại và dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty nhằm tối
đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập
18cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà Nước và phát triển công ty

ngày càng lớn mạnh, bền vững.
2.3.Phạm vi kinh doanh và hoạt động:
2.3.1 Phạm vi kinh doanh
_Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt đông kinh doanh theo
quy định của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và điều lệ này phù hợp với quy định
của pháp luật hiện hành và thực hiện các biện pháp thích hợp để đạt được các mục tiêu
của công ty. Công ty có thể tiến hành kinh doanh các lĩnh vực khác được pháp luật cho
phép và Hội Đồng Quản Trị phê chuẩn.
2.3.2 Quy mô hoạt động
_Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Agrex Sài Gòn có mối quan hệ thương mại với các
nước trên thế giới như: Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, các nước Châu Âu…


_Tỉ lệ xuất khẩu sang các quốc gia khác chiếm 70%, trong đó chủ yếu là thị trường

Nhật và tiếp theo là thị trường Châu Âu…
_Tiêu thụ nội địa chiếm 30%, chủ yếu là phân phối cho các siêu thị trong nước.
3.Cơ cấu tổ chức, quản lý và kiểm soát:

Phó giám đốc

Phòng
kinh
doanh
tổng hợp

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng tổ
chức
hành
chính
nhân sự

Phòng
tài chính
kế toán

18


Bộ phận
kinh
doanh
nội địa

Bộ phận
kinh
doanh
xuất
nhập
khẩu

Bộ phận
chứng từ

Bộ phận
thanh
toán

Kế toán trưởng
Hình 3.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ

Kế
Kế
Kế
4. Tổ
chức
bộ
máy

kế
toán
tại
công ty.
toán
toán
toán
ngân
tiền
TSCĐ
hàng
mặt

thanh
toán

Kế
toán
doanh
thu và
công
nợ

Kế toán tổng hợp

Thủ
quy

Kế
toán

kho


Hình 4.1 SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
4.1 Chức năng và nhiệm vụ :
4.1.1 Kế toán trưởng :
Chịu trác nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ công tác kế toán tài chính, lập kế hoạch tài
chính, phân tích tài chính, chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc và các cơ quan quản
lý của nhà nước,
4.1.2 Kế toán tổng hợp :
18_ Có nhiệm vụ kiểm tra tổng hợp số tài liệu kế toán của toàn công ty.

_ Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán để đồng nhất quy trình hạch toán.
_ Thay mặt kế toán trưởng khi kế toán trưởng vắng mặt.
4.1.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng và kế toán tiền mặt :
Ghi chép, theo dõi các khoảng thanh toán liên quan đến tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
của công ty. Báo cáo thường xuyên các tỷ giá của ngân hàng và số liệu chi tiết về các
khoảng mục tiền gửi ngân hàng. Thường xuyên cập nhật số liệu, đối chiếu và kiểm tra
số tiền mặc còn tồn quy.
4.1.4 Kế toán TSCĐ và thanh toán :
_ Có nhiệm vụ ghi chép và theo dõi chi tiết số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố
định hiện có. Tính toán phản ánh chính xác, kịp thời tình hình, trang bị thêm, đổi mới,
sữa chữa, nâng cấp hoặc tháo dỡ làm tăng giảm nguyên giá TSCĐ.


_ Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ và chế độ quy định. Kiểm tra
việc sử dụng bảo quản TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của TSCĐ.
_ Theo dõi tình hình thu chi và tồn quy của các loại tiền tại quy của công ty.
4.1.5 Kế toán doanh thu và công nợ :
_ Thực hiện việc xác định doanh thu của công ty.

_ Ghi chép, theo dõi chi tiết các tài khoảng thanh toán với người mua, người bán, các
khoảng mục tạm ứng cho cán bộ công nhân viên, các khoản phải thu, phải trả khác, lên
kế hoạch thu chi hàng tháng và cuối tháng báo cáo tổng số dư nợ cho Ban Giám Đốc.
_ Kiểm tra đối chiếu với kế toán thanh toán để kịp thời phát hiện những sai sót trong
thanh toán.
4.1.6 Thủ quỹ :
_ Chịu trách nhiệm thu chi tiền trên cơ sở các phiếu thu, phiếu chi hợp lý. Thường
xuyên kiểm tra, đối chiếu số tồn quy với kế toán tiền mặt.
_ Kiểm tra số dư quy hàng tháng.
4.1.7 Kế toán kho :
_Theo dõi số lượng, loại sản phẩm từ đó theo dõi giá trị của hàng nhập, xuất, tồn. Lập
bảng Nhập - Xuất - Tồn báo cáo lên cấp trên.
185. Tổ chức công tác kế toán tại công ty :

5.1 hình thức kế toán tại công ty :
5.1.1 Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán :
_Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
_Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND).

5.1.2 Chế độ kế toán áp dụng :
_Công ty áp dụng luật kế toán Việt Nam, chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán
Doanh Nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ_BTC ngày 20/03/2006 của
Bộ Trưởng Bộ Tài Chính và các Thông Tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán
của Bộ Tài Chính.


_Hình thức kế toán áp dụng: kế toán trên máy vi tinh sử dụng phần mềm EFFECT theo
hình thức ghi sổ Nhật Ký Chung.
5.1.3 Chứng từ và tài khoảng sử dụng :
_Áp dụng theo hệ thống biểu mẫu chứng từ do Bộ Tài Chính ban hành theo Quyết

Định số 15/2006/QĐ_BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.

 Tài khoảng sử dụng
_Công ty áp dụng hình thức kế toán căn cứ hệ thống tài khoảng ban hành theo Quyết
Định số 15/2006/QĐ_BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.
5.1.4 Phương pháp kế toán hàng tồn kho :
_Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp Bình Quân Gia Quyền.
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
5.1.5 Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại :
_Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu
thuế và thuế xuất thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.
_Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được xác định trên cơ sở chênh lệch tạm
thời được khấu trừ, số chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh
18nghiệp.

5.1.6 Phương pháp tính thuế GTGT
_Công ty nộp thuế Giá Trị Gia Tăng theo phương pháp khấu trừ.
5.2.7 Hình thức sổ kế toán áp dụng :
_Công ty áp dụng hình thức “ Nhật Ký Chung “ để ghi sổ kế toán


Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký đặc
biệt

Sổ nhật ký chung

Sổ, thẻ kế toán

chi tiết

Sổ cái

Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân
đối số phát
sinh

Báo cáo tài chính

Hình 5.1 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Chú thích :
18

Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Trình tự ghi sổ :
_Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước
hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật Ký Chung, đồng thời căn cứ số liệu đã
ghi trên sổ Nhật Ký Chung chuyển Sổ Cái theo các tài khoản liên quan đến nghiệp vụ
kinh tế phát sinh. Đồng thời kế toán chi tiết phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.


_Cuối kỳ khóa sổ, chuyển số liệu vào các tài khoản có liên quan trên sổ cái, tính số

tổng cộng trên sổ nhật ký chung, cộng số phát sinh nợ, phát sinh có, tính số dư cuối kỳ
của từng sổ chi tiết và từng tài khoảng trên sổ cái.
_Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết
(được lập từ các sổ thẻ kế toán chi tiết) và bảng cân đối số phát sinh được dùng để lập
các báo cáo tài chính.
 Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán :
Báo cáo quản trị
Để đảm bảo cung cấp thông tin cho nhu cầu quản trị, kế toán cung cấp các báo cáo
như :
- Báo cáo xuất - nhập - tồn hàng hóa
- Báo cáo thu chi tiền
- Báo cáo tình hình công nợ
- Báo cáo doanh thu chi phí
Báo cáo cơ quan chức năng :
Hàng kỳ, kế toán tiến hành tổng hợp sổ sách kế toán và lập báo cáo phục vụ việc báo
cáo với các cơ quan chức năng, gồm :
18- Báo cáo thuế

- Sổ kế toán
- Báo cáo tài chính

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN
VỐN BẰNG TIỀN & CÁC KHOẢN TẠM ỨNG
Kế toán vốn bằng tiền.
 Khái niệm vốn bằng tiền.


_Vốn bằng tiền là bộ phận tài sản lưu động tồn tại dười hình thức tiền tệ.
_Vốn bằng tiền bao gồm: Tiền mặt (111), Tiền gửi ngân hàng (112), Tiền đang chuyển
(113), Ngoại tệ, Vàng bạc, Kim khí đá quý dùng làm phương tiện thanh toán.


 Đặc điểm của kế toán vốn bằng tiền.
- Có tính lưu động cao
- Dễ bị thất thoát tham ô lấy cắp

 Ý nghĩa của kế toán vốn bằng tiền.
_Vốn bằng tiền tại doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp với tính linh hoạt cao nhất và có thể thanh toán ngay các
khoản nợ, thực hiện ngay các nhu cầu mua sắm, chi phí.
_Là mạch máu lưu thông của doanh nghiệp
Có tiền doanh nghiệp sẽ mua nguyên liệu, trả lương tiếp tục quá trình tái mở rộng.

Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền.
Hạch toán vốn bằng tiền phải tôn trọng các nguyên tắc sau :
- Sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất đó là đồng Việt Nam (VNĐ) để ghi sổ kế toán
và lập báo cáo tài chính..
- Doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi hạch toán
18phải sử dụng tỷ giá thực tế do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm

phát sinh nghiệp vụ để quy đổi ra VNĐ.số dư các tài khoản vốn bằng tiền là ngoại tệ
phải được điều chỉnh theo tỷ giá thực tế tại thời điểm lập báo cáo. Chênh lệch do biến
động tỷ giá được phản ánh trên tài khoản 431 “ chênh lệch tỷ giá “.
- Ngoại tệ nhập quy tiền mặt, quy tiền gửi được quy ra đồng Việt Nam theo tỷ giá xuất.
- Tổ chức hạch toán chi tiết theo từng loại ngoại tệ trên tài khoản ngoài bảng (007).
- Vàng bạc, kim khí, đá quý hạch toán vào tài khoản vốn bằng tiền đối với doanh
nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng bạc, kim khí, đá quý phải được theo dõi về
trọng lượng, số lượng, quy cách, phẩm chất và giá trị của từng thứ từng loại. Khi nhập
quy vàng, bạc, đá quý được phản ánh theo giá thực tế. Khi xuất quy có thể áp dụng một



trong các phương pháp tính giá hàng xuất kho như: Giá thực tế đích danh, bình quân
gia quyền, Nhập trước – xuất trước(FIFO), Nhập sau - xuất trước(LIFO).
- Với những ngoại tệ mà ngân hàng không công bố tỷ giá quy đổi ra VNĐ thống nhất
trao đổi qua USD.

Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền.
_Phản ánh chính xác, kịp thời tình hình thu, chi, tồn của từng loại vốn bằng tiền, kiểm
tra nghiêm ngặt việc quản lý các loại vốn bằng tiền nhằm đảm bảo an toàn cho tiền tệ,
phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng tham ô và lợi dụng tiền mặt trong kinh doanh.
_Tổ chức kiểm kê các loại vốn bằng tiền theo quy định qua đó đối chiếu số liệu trong
sổ kế toán với số liệu thực tế hoặc số liệu của ngân hàng nhằm thực hiện tốt việc quản
lý chặt chẽ các khoản vốn bằng tiền
._Tổ chức kiểm tra tình hình chấp hành các quy định về quản lý và hạch toán vốn bằng
tiền.
_Cung cấp số liệu cho việc lập báo cáo và phân tích tình hình thu, chi, tồn về các
khoản vốn bằng tiền.

18

1.Kế toán tiền mặt
1.1 Thủ tục chứng từ kế toán
_Tiền mặt tại quy của công ty gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý.
_Mọi nghiệp vụ thu chi bằng tiền mặt và việc bảo quản tiền mặt tại quy của doanh
nghiệp thực hiện.
_Việc thu chi hằng ngày do thủ quy của công ty tiến hành trên cơ sở phiếu thu, phiếu
chi, chứng từ nhập, xuất hàng có đầy đủ chữ ký, xét duyệt của cấp trên theo quy định
của chế độ chứng từ kế toán.


_Thủ quy phải thường xuyên kiểm tra quy, đảm bảo tiền mặt tồn quy với số dư trên sổ

quy phải bằng nhau.
1.2 Chứng từ sử dụng :
Phiếu thu: lập thành 3 liên
Liên 1: lưu vào sổ quy
Liên 2: giao cho người nộp tiền
Liên 3: giao cho thủ quy để ghi sổ quy sau đó chuyển cho kế toán hạch toán.
Phiếu chi: lập thành 3 liên
Liên 1: lưu vào sổ quy
Liên 2: giao cho người nhận tiền
Liên 3: giao cho thủ quy để ghi sổ
- Biên lai thu tiền
- Biên bản kiểm kê quy
- Bảng kê vàng, bạc, đá quý
1.3 Sổ sách kế toán
- Sổ quy tiền mặt
- Sổ chi tiết tài khoản
18- Bảng tổng hợp sổ chi tiết

1.4 Sổ tổng hợp
- Sổ nhật ký chung
- Sổ nhật ký chuyên dùng : thu, chi tiền mặt
- Sổ cái TK 111
1.5.Tài khoản sử dụng
_Để phản ánh tình hình thu, chi tiền mặt kế toán sử dụng Tài khoản 111- “ Tiền mặt
“.Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 111 – “Tiền mặt”
Tài Khoản 111 – Tiền Mặt


- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, đá quý


- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ đá quý

nhập quy

xuất quy

- Số tiền thừa ở quy phát hiện khi kiểm

- Số tiền thiếu ở quy phát hiện khi kiểm





- Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tăng do

- Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giảm do

đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ

đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ

- Số dư: Tiền mặt, ngoại tệ, đá quý tồn
quy vào cuối kỳ
18

Tài khoản 111 gồm có 3 tài khoản cấp 2 :
-

TK 1111: Tiền Việt Nam


-

TK 1112: Ngoại tệ

-

TK 1113: Vàng, bạc, kim khí quý và đá quý

 Kế toán tiền mặt tại quỹ là đồng việt nam:
Phương pháp phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu :
1.Thu tiền mặt từ việc bán hàng hóa hay cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng và
nhập quy :
Nợ TK 111 (111.1) : Tổng số tiền thu được từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng hóa cung cấp dịch vụ.
Có TK 333.1 : Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
2.Nhập quy tiền mặt từ các khoản thu hoạt động tài chinh1va2 hoạt động khác của
doanh nghiệp :


Nợ TK 111(111.1) : Tổng số tiền thu được
Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 : Thu nhập khác
Có TK 333.1 : Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
3.Thu nợ của khách hàng hoặc nhận tiền ứng trước của khách hàng và nhập quy
Nợ TK 111 (111.1) : Số tiền nhập quy
Có TK 131 : Phải thu khách hàng
4.Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quy tiền mặt
Nợ TK 111 (111.1)


: Số tiền nhập quy

Có TK 112(112.1) : Số tiền rút ra từ ngân hàng
5.Nhận tiền ký cược, ký quy ngắn hạn hoặc dài hạn và nhập quy
Nợ TK 111 (111.1) : Số tiền nhập quy
Có TK 338 (338.8) : Nhận ký cược, ký quy ngắn hạn
Có TK 334

: Nhận ký cược, ký quy dài hạn

6.Thu hồi tiền ký cược, ký quy ngắn hạn hoặc dài hạn và nhập quy
Nợ TK 111 (111.1) : Số tiền nhập quy
Có TK 144 : Ký cược, ký quy ngắn hạn
18

Có TK 244 : Ký cược, ký quy dài hạn
7.Thu hồi vốn từ các khoản đầu tư ngắn hạn dài hạn nhập quy
Nợ TK 111 (111.1) : Số tiền nhập quy
Có TK 121 : Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Có TK 128 : Đầu tư ngắn hạn khác
Có TK 221 : Đầu tư vào công ty con
Có TK 288 : Đầu tư dài hạn khác
8.Chi tiền mặt để mua sắm các thiết bị, vật tư, hàng hóa TSCĐ hoặc chi đầu tư xây
dựng cơ bản
Nợ TK 152 : Nguyên vật liệu
Nợ TK 153 : Công cụ dụng cụ
Nợ TK 156 : Hàng hóa


Nợ TK 211 : TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 : TSCĐ vô hình
Nợ TK 241 : Chi phí đầu tư XDCB (xây dựng cơ bản)
Có TK 111 (111.1) :Tiền mặt
9.Các khoản chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác đã được chi
bằng tiền mặt
Nợ TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 627 : Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 635 : Chi phí tài chính
Nợ TK 641 : Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 811 : Chi phí khác
Có TK 111 (111.1) : Tiền mặt.

18 Kế toán tiền mặt tại quỹ là ngoại tệ :

_Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan
đến ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập bái cáo tài chính theo một đơn vị tiền
tệ thống nhất là tiên đồng Việt Nam.
_Đồng thời phản ánh theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết đối với khoản vốn bằng
tiền, nợ phải thu, nợ phải trả bằng ngoại tệ. Việc quy đổi ngoại tệ sang đồng Việt Nam
theo tỷ giá thực tế do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh
nghiệp vụ.
_Khi đổi ngoại tệ ghi vào các tài khoản có liên quan thì phải tuân thủ các nguyên tắc
sau :


_Đối với các tài khoản phản ánh vốn bằng tiền, nợ phải thu, nợ phải trả có thể sử dụng
tỷ giá thực tế (TGTT) hoặc tỷ giá hạch toán quy đổi. Tỷ giá hạch toán là tỷ giá được sử
dụng ổn định nhất là một kỳ kế toán, có thể sử dụng tỷ giá thực tế ở kỳ trước làm tỷ giá
thực tế hạch toán cho kỳ này.

_Đối với các tài khoản phản ánh vật tư, tài sản, hàng hóa, doanh thu, chi phí thì luôn
ghi theo tỷ giá thực tế khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Số chênh lệch giữa tỷ giá
thực tế và tỷ giá hạch toán phản ánh vào TK 515 hoặc TK 635.
_Đối với doanh nghiệp phát sinh nhiều nghiệp vụ về ngoại tệ thì thông thường dùng tỷ
giá thực tế.
_Đối với các khoản nợ phải thu, phải trả khi thanh toán thì ghi theo tỷ giá lúc ghi nhận
nợ
 Tỷ giá xuất ngoại tệ ghi theo tỷ giá xuất thực tế: có 4 phương pháp
- Thực tế đích danh
- Nhập trước xuất trước
- Nhập sau xuất trước
- Phương pháp bình quân
_Đối với ngoại tệ không có công bố thì kế toán sẽ quy đổi ra USD trước sau đó mới
18quy đổi ra đồng Việt Nam

_Khi lập báo cáo tài chính thì kế toán phải quy đổi số dư cuối kỳ của các tài khoản có
nguồn gốc là ngoại tệ về tỷ giá thực tế lúc cuối kỳ.
Phương pháp phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu :
1.Doanh thu bàn chịu phải thu bằng thu bằng ngoại tệ
Nợ TK 131: Phải thu khách hàng(theo tỷ giá thực tế tại thời điểm ghi nhận nợ phải thu)
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng ngoại tệ
Nợ TK 111 (111.2) : Ngoại tệ nhập quy (theo tỷ giá thực tế tại thời điểm thu được nợ)
(1)Nợ TK 635

: 1<2

Có TK 131 : Phải thu khách hàng (theo tỷ giá lúc ghi nhận nợ phải thu)(2)



Có TK 515 : 1>2
3.Doanh thu bán hàng thu bằng ngoại tệ
Nợ TK 111 (111.2) : Ngoại tệ nhập quy (theo tỷ giá thực tế)
Nợ TK 112 (112.2) : Ngoại tệ gửi ngân hàng (theo tỷ giá thực tế)
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng (theo tỷ giá thực tế)
4.Mua sắm vật tư, hàng hóa, tài sản cố định phải chi bằng ngoại tệ :
Nợ TK 151 : Hàng mua đi đường
Nợ TK 152 : Nguyên vật liệu

Theo tỷ giá thực tế tại thời

Nợ TK 153 : Công cụ dụng cụ

điểm phát sinh nghiệp vụ

Nợ TK 156 : Hàng hóa
Nợ TK 211 : Tài sản cố định hữu hình
Nợ TK 213 : Tài sản cố định vô hình
Nợ TK 635 : TGTT xuất > TGTT
Có TK 111 (111.2) : Tỷ giá thực tế xuất
Có TK 515

: TGTT xuất < TGTT

5.Phản ánh các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ về việc mua chịu vật tư, hàng hóa,
18TSCĐ hoặc được cung cấp dịch vụ

Nợ TK 151, 152, 153, 156 :

Theo tỷ giá thực tế tại thời


Nợ TK 211, 213, 241

:

điểm phát sinh nghiệp vụ

Nợ TK 627, 641, 642

:

Có TK 331

: Theo tỷ giá thực tế tại thời điểm ghi nhận nợ phải trả

 Tiền tại quỹ là vàng, bạc, đá quý :
_Các

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có sử dụng vàng bạc đá quí làm phương tiện

thanh toán, khi nhập được ghi sổ theo giá mua thực tế (hoặc giá được thanh toán). Khi
xuất ghi theo giá bình quân hoặc giá của từng lần nhập.


_Khi phát sinh chênh lệch giữa giá xuất và giá thanh toán ở thời điểm phát sinh nghiệp
vụ thì phản ánh chênh lệch vào TK 515 “ Doanh thu hoạt động tài chính” hoặc TK 635
“ Chi phí hoạt động tài chính”.
_Văn bản quyết định nhận ký cược, ký quy thì nhập theo giá nào, khi xuất hoàn trả
phải ghi sổ theo giá đó; đồng thời phải đếm số lượng, cân trọng lượng và giám định
chất lượng trước khi niêm phong bảo quản.

Phương pháp phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu :
1. Mua VBĐQ nhập quy, căn cứ giá ghi trên hoá đơn, kế toán ghi :
Nợ TK 1113 : Giá mua thực tế ghi trên hoá đơn
Có TK 1111, 1121 : Giá mua thực tế ghi trên hoá đơn
2. Nhận tiền ký cược, ký quy ngắn hạn hoặc dài hạn bằng VBĐQ nhập quy :
Nợ TK.1113 : Giá thực tế nhập quy
Có TK. 3388 : Nếu ký cược ký quy ngắn hạn

: Giá thực tế nhập quy

Có TK. 344 : Ký cược ký quy dài hạn : Giá thực tế nhập quy

183. Khách hàng trả nợ cho DN bằng VBĐQ :

3.1 Trường hợp giá thực tế lúc được thanh toán > Giá thực tế lúc nhận nợ:
Nợ TK 1113

: Giá thực tế khi thanh toán

Có TK 131 : Giá thực tế lúc nhận nợ ( giá thỏa thuận)
Có TK 515 : Chênh lệch do giá thực tế lúc được thanh toán > Giá thực tế lúc
nhận nợ.
3.2 Trường hợp giá thực tế lúc được thanh toán < Giá thực tế lúc nhận nợ :
Nợ TK 1113 : Giá thực tế khi được thanh toán
Nợ TK 635 : Chênh lệch do giá thực tế lúc được thanh toán < Giá thực tế lúc nhận nợ.
Có TK 133 : Giá thực tế lúc nhận nợ
4. Hoàn lại tiền ký cược, ký quy ngắn hạn hoặc dài hạn bằng VBĐQ :
Nợ TK. 3388

: Giá thực tế nhận ký cược, ký qu



Nợ TK 344

: Giá thực tế nhận ký cược, ký quy

Có TK 1113 : Giá thực tế nhận ký cược, ký quy
5. Xuất vàng, bạc, đá quý đi ký cược ký, ký quy ngắn hạn hoặc dài hạn :
Nợ TK 144

: Giá thực tế xuất quy

Nợ TK 244

: Giá thực tế xuất quy

Có TK 1113 : Giá thực tế xuất quy
6. Xuất vàng, bạc, đá quý thanh toán nợ cho người bán :
Nợ TK 331

: Giá thực tế ghi nhận nợ phải trả

Có TK 111.3 : Giá thực tế xuất quy
Có TK 515

: Doanh thu hoạt động tài chính

(Chênh lệch do giá thực tế lúc nhận nợ phải trả < giá thực tế xuất quy )
Ngược lại nếu giá thực tế lúc nhận nợ phải trả > giá thực tế xuất quy thì khoản chênh
lệch được hạch toán vào bên Nợ TK 635 - Chi phí hoạt động tài chính.


Sơ đồ tổng quát kế toán tiền mặt
18

TK 511,711,721

TK 111

Doanh thu bán hàng và thu
nhập hoạt động khác
TK 112

TK 112,113
Gửi tiền vào ngân hàng
tiền đang chuyển
TK 152,153,156,211,213

Rút tiền từ ngân hàng

Mua vật tư,
hàng hóa tài sản

TK 131,136,138,141,144

TK 141,161,627,641,642,811,821


Thu hồi các khoản nợ, các

Sử dụng cho chi phí


khoản ký cược, ký quy
TK 121,128,221,222,228

TK 121,128,221,222,228

Thu hồi các khoản

Đầu tư tài chính

đầu tư tài chính
TK 411,451,461

TK 311,315,333,334,
336,338,341,342

Nhận vốn, nhận liên doanh
liên kết, nhận kinh phí

Thanh toán nợ phải trả

TK 338(3381)
Thừa tiền tại quy chờ xử lý

TK 138(1381)
Thiếu tiền tại quy chờ xử lý

2.Kế toán tiền gửi ngân hàng :
2.1 Khái niệm :
18_Tiền gửi ngân hàng là khoản tiền của doanh nghiệp gửi ngân hàng, kho bạc hoặc công


ty tài chính để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.
2.2Chứng từ sử dụng:
- Giấy báo Nợ, báo Có ngân hàng
- Bản sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu…)
- Biên bản kiểm kê, đối chiếu tiền gửi ngân hàng
- Các chứng từ khác có liên quan.
2.3 Sổ sách
- Sổ cái tiền gửi ngân hàng.
- Sổ chi tiết tài khoản 112
- Bảng tổng hợp chi tiết TK 112


- Sổ nhật ký : Nhật ký chung, Nhật ký chuyên dùng
2.4 Tài khoản sử dụng :
_Kế toán sử dụng tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng” để theo dõi số hiện có và tình
hình biến động về tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp tại ngân hàng.
Kết cấu TK 112 :
TK 112 – “Tiền gửi ngân hàng”
- Các khoản tiền gửi vào ngân hàng

- Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng

- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do

18- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do

đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối

đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối


kỳ

kỳ

- Số dư: Số tiền hiện còn gửi tại ngân
hàng
Tài khoản 112 có 3 tài khoản cấp 2 :
- TK 1121 : Tiền Việt Nam
- TK 1122 : Ngoại tệ
- TK 1123 : Vàng, bạc, đá quý
2.5 Nguyên tắc hạch toán :
_Trường hợp gửi tiền vào ngân hàng bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng Việt
Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân
hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh.
_Trường hợp mua ngoại tệ gửi vào ngân hàng thì phản ánh theo tỷ giá mua thực tế phải
trả.
_Trường hợp rút tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng Việt Nam
theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán TK 112.2 theo một trong các phương pháp
tính giá xuất: bình quân gia quyền, nhập trước – xuất trước, nhập sau – xuất trước.


_Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết từng loại tiền gửi ngân hàng để thuận lợi cho việc
kiểm tra đối chiếu khi cần thiết.
Phương pháp phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu :
1.Xuất quy tiền mặt gửi vào ngân hàng, căn cứ vào giá báo Có của ngân hàng kế toán
ghi sổ
Nợ TK 112 (112.1, 112.2)

: Tiền gửi ngân hàng


Có TK 111 (111.1, 111.2) : Tiền mặt
2.Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về số tiền đang chuyển đã vào tài khoản của
đơn vị
Nợ TK 112 (112.1, 112.2)

: Tiền gửi ngân hàng

Có TK 113 (113.1, 113.2) : Tiền đang chuyển
3.Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về khoản tiền do khách hàng trả nợ bằng
chuyển khoản
Nợ TK 112 (112.1, 112.2) : Tiền gửi ngân hàng
Có TK 131

: Phải thu khách hàng

4.Nhận lại tiền đã ký quy, ký cược ngắn hạn hoặc dài hạn bằng chuyển khoản
Nợ TK 112 : Tiền gửi ngân hàng
18

Có TK 144 : Ký quy, ký cược ngắn hạn
Có TK 244 : Ký quy, ký cược dài hạn
5.Nhận góp vốn liên doanh các đơn vị thành viên chuyển đến bằng tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 112

: Tiền gửi ngân hàng

Có TK 222 : Góp vốn liên doanh
6.Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng hay thu nhập từ
các hoạt động khác của doanh nghiệp thu bằng chuyển khoản

Nợ TK 112

: Tiền gửi ngân hàng

Có TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 : Thu nhập khác


7.Căn cứ phiếu tính lãi của ngân hàng và giấy báo ngân hàng phản ánh lãi tiền gửi định
kỳ
Nợ TK 112

: Tiền gửi ngân hàng

Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính
8.Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quy tiền mặt
Nợ TK 111

: Tiền mặt

Có TK 112 : Tiền gửi ngân hàng
9.Trả tiền mua vật tư hàng hóa, TSCĐ hoặc chi phí phát sinh đã được ghi bằng chuyển
khoản
Nợ TK 151,152,153,156 : Hàng đi đường, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa
Nợ TK 211,213

: Tài sản cố định hữu hình, vô hình

Nợ TK 621,627


: Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641,642

: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 112

: Tiền gửi ngân hàng

Sơ đồ tổng quát tiền gửi ngân hàng
18TK 511,711,721

Doanh thu bán hàng và
thu nhập hoạt động khác
TK 111

TK 112

TK 111

Rút tiền về nhập quy
tiền mặt
TK 152,153,156,211,213

Gửi tiền vào ngân hàng

Mua vật tư, hàng hóa,
tài sản


TK 131,136,141,144

TK 627,641,642

Thu hồi các khoản nợ,
các khoản ký cược, ký quy

Dùng cho chi phí


TK 121,128,221,222,228

TK 121,128,221,222,228

Thu hồi các khoản đầu tư
tài chính

Đầu tư tài chính
TK 311,315,333,334, 336,

TK 411,451,461

338,241,342

Nhận vốn quy

Thanh toán các khoản nợ

nhận kinh phí


phải trả

TK 338 (338.3)

TK 138 (138.8)

Chênh lệch số liệu ngân hàng
lớn hơn số liệu doanh nghiệp

Chênh lệch số liệu ngân hàng
nhỏ hơn số liệu doanh nghiệp

3. Kế toán tiền đang chuyển :
3.1 Khái niệm :
18Tiền đang chuyển là khoản tiền đã nộp vào ngân hàng, kho bạc hay gửi qua bưu điện

để chuyển cho ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có; trả cho đơn vị khác hay
làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa
nhận được giấy báo Nợ hay bản sao kê của ngân hàng.
3.2 Chứng từ sử dụng :
- Giấy nộp tiền, biên lai thu tiền, phiếu chuyển tiền …
3.3 Tài khoảng sử dụng :
TK 113 – Tiền đang chuyển
Kết cấu TK 113 :
Tài Khoản 113


- Các khoản tiền đã nộp vào ngân hàng
hay chuyển vào bưu điện để chuyển cho


- Số kết chuyển vào TK 112 hoặc TK có

ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy

liên quan

báo của ngân hàng.
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do

- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do

đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang

18đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang

chuyển vào cuối kỳ.

chuyển cuối kỳ.

Số dư nợ : Các khoản tiền còn đang
chuyển

Tài khoản 113 tại công ty có 2 tài khoản cấp 2 :
TK 113.1 – Tiền Việt Nam
TK 113.2 – Ngoại Tệ
3.4 Nguyên tắc hạch toán :
Kế toán phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc nhà
nước, đã gửi bưu điện chuyển trả cho các đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo
nợ, giấy báo có hay bản sao kê của ngân hàng.

Tiền đang chuyển xảy ra trong các trường hợp sau :
- Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào ngân hàng
- Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho đơn vị khác
- Thu tiền bán hàng để nạp vào kho bạc nhà nước
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu :


1. Doanh thu bán hàng thu được bằng tiền mặt (hoặc séc) nộp thẳng vào ngân hàng
(hoặc kho bạc), đến cuối kỳ vẫn chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng (hoặc kho
bạc) :
Nợ TK 113 : Số tiền nộp vào Ngân hàng hoặc kho bạc
Có TK 511

: Doanh thu chưa thuế GTGT

Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp
2. Thu nợ của khách hàng bằng tiền mặt (hoặc séc) nộp thẳng vào ngân hàng (hoặc
kho bạc), đến cuối kỳ vẫn chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng (hoặc kho bạc) :
Nợ TK 113

: Số tiền nộp vào Ngân hàng hoặc kho bạc

Có TK 131 : Số tiền nộp vào Ngân hàng hoặc kho bạc
3. Xuất quy tiền mặt nộp vào ngân hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa nhận được giấy
báo
Nợ TK 113

: Tiền đã nộp vào ngân hàng hoặc kho bạc

Có TK 111 : Tiền đã nộp vào ngân hàng hoặc kho bạc


184. Làm thủ tục chuyển tiền qua bưu điện để thanh toán nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa

nhận được giấy báo :
Nợ TK 113

: Tiền đang chuyển

Có TK 111 : Tiền mặt đang chuyển
5. Làm thủ tục chuyển tiền thanh toán nợ cho người bán nhưng đến cuối kỳ vẩn chưa
nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng :
Nợ TK 113

: Tiền đang chuyển

Có TK 112 : Tiền gửi ngân hàng
6. Nhận được giấy báo có của ngân hàng về khoản tiền đang chuyển kỳ trước đã vào tài
khoản tiền gửi ngân hàng :
Nợ TK 112

: Tiền gửi ngân hàng

Có TK 113 : Tiền đang chuyển


×