Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.41 KB, 4 trang )

1. Người đại diện hợp pháp của DN theo quy định của pháp luật hiện hành:
a)Người đại diện theo pháp luật của DN:
Người đại diện theo pháp luật của DN là người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều
lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền (Điều 141 Bộ luật Dân sự năm 2005).
Căn cứ các Điều 46, 67, 95 và 116 Luật DN năm 2005, người đại diện theo pháp luật của DN
có thể là Chủ tịch hoặc Giám đốc hay Tổng Giám đốc (sau đây gọi chung là Giám đốc).
Cụ thể, với từng loại DN người đại diện theo pháp luật là những người dưới đây: Đối
với công ty TNHH 1 thành viên là Chủ tịch Hội đồng tư vấn (HĐTV) hay Chủ tịch Công ty
hoặc Giám đốc; đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên là Chủ tịch HĐTV hoặc Giám đốc.
Nếu Chủ tịch HĐTV là người đại diện theo pháp luật, các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó
(khoản 4, Điều 49, Luật DN). đối với công ty cổ phần là Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT)
hoặc Giám đốc, đối với công ty hợp danh là tất cả các Thành viên hợp danh, đối với công ty nhà
nước là Giám đốc (khoản 1, Điều 23 và khoản 1, Điều 38, Luật DNNN); đối với DN tư nhân là
Chủ DN; đối với Hợp tác xã (HTX), là Trưởng Ban quản trị hoặc Chủ nhiệm HTX.
Những trường hợp không được làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Đó là cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; sĩ quan, hạ sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội
nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân Việt Nam; cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở
hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp
của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị
Toà án cấm hành nghề kinh doanh; người giữ chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch và
các thành viên Hội đồng quản trị của công ty, tổng công ty 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá
sản không được cử đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào, kể từ ngày
công ty, tổng công ty nhà nước bị tuyên bố phá sản, người được giao đại diện phần vốn góp của
Nhà nước ở doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được cử đảm
đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước, chủ doanh nghiệp
tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các
thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp, Chủ nhiệm, các thành
viên Ban quản trị hợp tác xã bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp,


1


hợp tác xã, không được làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn từ một đến
ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con
của những người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan (Nhà nước) không được góp
vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện
việc quản lý nhà nước và những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quyền, nghĩa vụ và chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định trong điều
lệ doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp, đồng thời, các
giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó. Luật Doanh nghiệp không quy định cụ thể về quyền và
nghĩa vụ người đại diện theo pháp luật mà chỉ xác định ai là người đại diện trong doanh nghiệp
đối với từng loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, với tư cách người đại diện theo pháp luật, họ có
quyền nhân danh doanh nghiệp xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của doanh nghiệp
đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp là người đứng đầu doanh nghiệp, được doanh nghiệp uỷ quyền, thay mặt
doanh nghiệp thực hiện các giao dịch vì lợi ích của doanh nghiệp, với đối tác, khác hàng và với
cơ quan Nhà nước.Trong nội bộ, người đại diện theo pháp luật quyết định các vấn đề quan trọng
như việc tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự, quản lý, sử dụng tài
khoản, con dấu của doanh nghiệp.Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, người đại diện theo
pháp luật chỉ là một người làm thuê và quyền của họ còn bị giới hạn trong hợp đồng lao động ký
với doanh nghiệp. Nếu người đại diện theo pháp luật ký kết hợp đồng vượt quá thẩm quyền, hợp
đồng đó vẫn có thể bị tòa án tuyên vô hiệu. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
phải thường trú tại Việt nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền
bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp để thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Điều 16, Nghị định số
102/2010/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Doanh nghiệp).
b) Người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp:
Căn cứ vào khoản 2 Điều 48 quy định người đại diện theo uỷ quyền phải có các tiêu

chuẩn và điều kiện sau: Đủ năng lực hành vi dân sự; không thuộc đối tượng bị cấm thành lập
và quản lý doanh nghiệp; có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc
trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty; đối với công ty con của công ty có phần vốn
góp hay cổ phần sở hữu nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi,
2


mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ
nhiệm người quản lý công ty mẹ không được cử làm người đại diện theo uỷ quyền tại công ty
con.
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền được quy định tại khoản 3,4,5
Điều 48 Luật Doanh nghiệp năm 2005: Người đại diện theo uỷ quyền nhân danh thành viên
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên theo quy định của Luật
này. Mọi hạn chế của thành viên đối với người đại diện theo uỷ quyền của mình trong việc thực
hiện các quyền thành viên thông qua Hội đồng thành viên đều không có hiệu lực pháp lý đối với
bên thứ ba, người đại diện theo uỷ quyền có nghĩa vụ tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội
đồng thành viên; thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên một cách
trung thực, cẩn trọng, tốt nhất, bảo vệ tối đa lợi ích hợp pháp của thành viên và công ty, người
đại diện theo uỷ quyền có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp được uỷ quyền.
Trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong
phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại
làm việc tại doanh nghiệp; Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty
hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công
ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty, Hội
đồng quản trị, Hội đồng thành viên công ty hợp danh quyết định cử người khác làm người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
2. Một vài nhận xét về các quy định của pháp luật về người đại diện hợp pháp của DN

Pháp luật quy định về người đại diện hợp pháp của DN đã tạo ra cơ sở cho hoạt động của
DN thuận lợi hơn.Tuy nhiên, đối với trường hợp đại diện theo pháp luật, việc dồn toàn bộ quyền
đại diện cho doanh nghiệp vào tay người đại diện theo pháp luật còn tạo khả năng cho người
này trốn tránh trách nhiệm với đối tác từ các hợp đồng đã ký. Về mặt hoạt động, người đại diện
theo pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề phát sinh như kinh doanh, thương
mại, tài chính, kế toán thậm chí là các vấn đề kỹ thuật… Những quy định pháp luật cần phải
được bổ sung hợp lý, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của những tổ chức, cá nhân tham
gia sản xuất, kinh doanh trong mọi lĩnh vực dưới hình thức Doanh nghiệp.
3


DANH MC TI LIU THAM KHO
1. Luật doanh nghiệp năm 2005.
2. Ngh nh s 139/2007/N-CP ngy 05-9-2007 ca Chớnh ph Hng dn chi tit thi
hnh mt s iu ca Lut DN.
3. Trờng Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thơng mại (tập 1 và tập 2),
Nxb. CAND, Hà Nội, 2006.
4. Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật kinh tế (tập 1: Luật
doanh nghiệp), Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2006.

4



×