Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM HSG 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.28 KB, 6 trang )

SỞ GD-ĐT TỈNH BR-VT
TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU –CÔN ĐẢO

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HSG.12 CẤP TRƯỜNG
Năm học 2018 – 2019
Thời gian làm bài: 180 phút
A. Câu 1 (8đ)
I. Mở bài: (1đ)
- Con người và những khát vọng, lí tưởng, hoài bão cao đẹp.
- Đường đến vinh quang, thành công sẽ như thế nào.
- Với Ngô Bảo Châu: Kỉ luật – Đam mê – Quả cảm.
II. Thân bài: ( 6đ)
1. Giải thích từ ngữ: (1đ)
a. Kỉ luật:
- Là tuân thủ những quy định bắt buộc đối với các hành động của
các thành viên torng một tổ chức, cộng đồng.
- Kỉ luật còn là việc đưa ra những nguyên tắc, quy định cho bản thân
để tạo thói quen, nề nếp tốt.
b. Đam mê:
- Trạng thái cảm xúc mãnh liệt, thăng hoa, vui thú, hứng thú, say mê.
c. Quả cảm:
- Lòng quyết tâm, dũng khí, dám đương đầu với khó khăn.
 Trong công việc, cần sống và làm việc theo quy định, nề nếp; có
thói quen tốt; có lòng đam mê; có dũng khí dám đương đầu khó
khăn và vượt qua thử thách.
2. Phân tích và chứng minh: (2đ)
a. Ý nghĩa của tính kỷ luật;
b. Ý nghĩa của đam mê;
c. Ý nghĩa của lòng quả cảm;
 Sự kết hợp hài hoà của 3 phẩm chất này là chìa khoá dẫn đến




thành công.
d. Chứng minh: (2đ)
- Ngô Bảo Châu, người đạt nhiều danh hiệu, giải thưởng quốc tế...
- Con đường dẫn tôi đến với Chủ nghĩa Mác Lê-nin (Nguyễn Ái
Quốc).
- Một việc nhỏ mà bản thân đã cố gắng, nỗ lực vượt khó khăn để đạt
kết quả.
3. Bàn luận: (1đ)
- Chia sẻ của Ngô Bảo Châu là chìa khoá dẫn đến thành công của
mỗi người trong cuộc sống.
- Phê phán những thái độ sai trái: Sống thụ động, an phận; Sống
không đam mê, không khát vọng, không lý tưởng; Sống hèn nhát,
thiếu bản lĩnh, chùn bước trước khó khăn.
III. Kết bài: (1đ)
- Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi mỗi người biết sống có ích
cho bản thân, gia đình, xã hội.
- Sống có hoài bão và lý tưởng, phấn đấu thực hiện mục tiêu, kế
hoạch vạch ra
B. Câu 2 (12đ)
I. Mở bài: (1đ)
- Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực khách quan thông qua
lăng kính chủ quan của người cầm bút.
- Nền văn học Cách mạng (1945-1975) làm tốt nền vai trò của nền
văn học Cách mạng tiên phong phục vụ nhân dân, phục vụ cuộc đấu
tranh của dân tộc.
- Trưởng thành trong khói lửa chiến tranh, nền văn học Cách mạng
(1045-1975) mang tính dân tộc sâu sắc.
II. Thân bài: (10đ)

1. Giải thích khái niệm “Tính dân tộc”. (2đ)
- Tính dân tộc là thiện tính, là thước đo giá trị của các tác phẩm văn


chương nói riêng và của nền văn học dân tộc nói chung; là tiêu chí phân biệt
nền văn học dân tộc này với nền văn học của dân tộc khác.
- Tính dân tộc của một tác phẩm văn học thể hiện ở hai mặt: nội dung
và nghệ thuật của tác phẩm.
+ Về nội dung: Tác phẩm đề cập đến những vấn đề thời sự nóng
bỏng của dân tộc, nói lên được những tình cảm, ý chí, khát vọng của dân tộc.
Về chủ đề tư tưởng, tác phẩm văn học phản ánh hiện thực, lý giải cuộc
sống theo tinh thần dân tộc.
Những biểu hiện cụ thể về nội dung:
* Cảnh đẹp quê hương đất nước, địa danh lịch sử, thắng cảnh.
* Lối sống nhân ái, tình yêu quê hương đất nước, tình nghĩa thuỷ
chung, quy tắc ứng xử, trách nhiệm công dân ...
* Lý tưởng thời đại: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, vì nhân dân,
vì chính nghĩa.
* Văn hoá đời sống, văn hoá ẩm thực, lễ hội dân gian.
+ Về hình thức: Ngôn ngữ là công cụ để khắc hoạ tính dân tộc.
* Thể thơ (Truyền thống; Truyền thống kêt hợp hiện đại)
* Hình ảnh chân thực, gần gũi.
* Sự hài hoà, giàu tính nhạc – hoạ trong văn, câu thơ...
* Nhịp điệu, vần thơ, hiện tượng tiểu đối.
* Hình thức diễn ý, lập ý, cách thức liên tưởng...
 Một tác phẩm mang tính dân tộc, phải thể hiện được hồn vía, thần
thái, mạch nguồn dân tộc, không nhầm lẫn với bất cứ một dân tộc nào khác.
2. Sự thể hiện Tính dân tộc trong “Việt Bắc” (Tố Hữu) (4đ)
- Tố Hữu là cây đại thụ của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Sự nghiệp
thơ ca của Tố Hữu đồng hành sự nghiệp kháng chiến của dân tộc.

- Việt Bắc ra đời trong thời điểm lịch sử đặc biệt, sau Hiệp định Giơne-vơ , cơ quan TW của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà
Nội, để bắt đầu một giai đoạn và nhiệm vụ cách mạng mới. Trong tình cảm
lưu luyến trước cuộc chia tay lịch sử giữa Việt Bắc và người cán bộ cách
mạng, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ này.
- Việt Bắc là khúc hùng ca:


+ Vai trò của Việt bắc đối với cách mạng và kháng chiến
* Thời kì tiền khởi nghĩa
* Trong Kháng chiến chống Pháp
+ Bức tranh toàn dân toàn diện của cuộc kháng chiến, thế trận cùng núi
rừng Việt Bắc cùng đánh giặc: “NHớ khi giặc đến ... quân thù”
+ Cuộc sống Việt Bắc vô cùng gian khổ, người Việt Bắc nghĩa tình, một
lòng một dạ gắn bó, đồng cam cộng khổ với cách mạng.
“ Thương nhau chia củ sắn lùi [..]
[..] Đồng khuya đước sáng những giờ liên hoan”
+ Sự phát triển của quân đội ta trong Kháng chiến chồng Pháp, quân đội
càng đánh càng mạnh, chiến công dồn dập, đi từ nhỏ đến lớn:
[..] “ Những đường Việt Bắc của ta.
Vui lên Việt Bắc, Đèo De núi Hồng.”
- Việt Bắc là khúc tình ca: Tố Hữu mượn lối đối đáp giao duyên vẫn thường
được sử dụng trong ca dao dân ca (thể hiện tình yêu đôi lứa), thể hiện tình
nghĩa cách mạng. Với cách xưng hô “mình –ta” nhẹ nhàng tình cảm, thiết
tha, bài thơ với sự đồng hiện của hai nhân vật trữ tình – chàng cán bộ cách
mạng về xuôi và cô gái Việt Bắc.
+ Thể thơ lục bát truyền thống, giai điệu lời thơ nhịp nhàng, gợi cảm xúc
sâu lắng, thể hiện mối quan hệ khăng khiết giữa Việt Bắc và Cách mạng với
15 năm gắn bó nghĩa tình (1940 – 1954)
* Cô gái Việt Bắc: Gợi kỉ niệm cách mạng thuở hàn vi, người Việt Bắc
cưu mang Cách mạng, đoàn kết, xây dựng lực lượng, quyết tâm đánh giặc,

giờ chia tay bao lưu luyến nhớ nhung.
* Người cán bộ về xuôi: đinh ninh nỗi nhớ quê hương cách mạng, về
đồng bào từng chia ngọt sẻ bùi:
“ Mình đi mình có nhớ mình”
“ Mình đi mình lại nhớ mình”
+ Cảnh – Người Việt Bắc trong hoài niệm của người về, Tố Hữu đã thu
gọn không gian vô cực của thi ca vào bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông:
“ Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người


Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi [...]
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”.
+ Việt Bắc là khúc tri ân của người cán bộ cách mạng đối với Việt
Bắc, toát lên truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc “Uống nước nhớ
nguồn”. Không có một Việt Bắc ân nghĩa thuỷ chung; Cách mạng không thể
thành công được.
3. Sự thể hiện tính dân tộc trong Chương V_ Đất Nước (Trích
Trường ca “Mặt đường khát vọng”) (4đ)
a. Đất Nước trong cuộc sống mỗi gia đình.
- Đoạn thơ mở đầu, tạo cảm giác gần gũi, thân thiết về Đất Nước:
“ Khi ta....có rồi”
- Những hình ảnh đậm chất dân gian, văn hoá truyền thống:
+ Lời mẹ kể
+ Miếng trầu bà ăn
+ Dân mình trồng tre đánh giặc
 Đất Nước được cảm nhận thật gần gũi, hình ảnh đơn sơ giản dị,
thân thiết. Đất Nước là thành quả của nhọc nhằn, vất vả, hi sinh của
thế hệ cha ông đi trước truyền cho thế hệ mai sau.
b. Đất Nước – Không gian tình yêu đôi lứa

- Hình ảnh thơ mới mẻ, sáng tạo, mạch thơ trẻ trung đầy sức sống.
+ Đất nước là nơi anh đến trường.
+ Nước là nơi em tắm.
+ Đất Nước là nơi hai ta hò hẹn.
- Đất Nước là sự kết hợp hài hoà giữa chung và riêng. Đất Nước là nơi
chứng kiến và ghi dấu tình yêu, xe kết bao mối lương duyên tốt đẹp,
ngọt ngào. Nhà thơ đã kết nối tình yêu đôi lứa trong tình yêu Tổ quốc
vĩ đại.
c. Đất Nước – Không gian của văn hoá, địa lý, lịch sử, xã hội.
- Đất Nước gắn liền với không gian địa lý, những sinh hoạt thực tại; là
không gian sinh tồn của các cộng đồng dân tộc:
“ Những ai đã khuất
Những ai bây giờ


Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại...”
- Đất Nước không ở đâu xa, mà được hoá thân, kết tinh trong mỗi con người;
Sự sống mỗi cá nhân gắn liền vận mệnh sống còn của Đất Nước, thế hệ hậu
sinh có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ:
“ Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước”
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ...”
d. Khẳng định tư tưởng – Đất Nước là cảu nhân dân:
- Cảnh quan kì thú của thiên nhiên gắn liền với đời sống dân tộc, được tiếp
nhận và cảm thụ thông qua tâm hồn dân tộc, lịch sử dân tộc: Hòn Vog5 phu,
Hòn Trống mái, Núi Bút non Nghiên.
- Nghĩ về 4000 năm đất nước, tác giả không điểm lại các triều đại lớn, những
anh hùng có tên tuổi mà nhấn mạnh đến vô vàn những người con vô danh,

bình dị - khẳng định họ đã làm ra Đất Nước, lưu giữ các giá trị văn hoá vật
chất và tinh thần. Cao điểm cảm xúc về Đất Nước, tác giả đưa ra định nghĩa
giản dị mà độc đáo: “Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao, thần
thoại.”
Tư tưởng này quy tụ mọi cách nhìn về Đất Nước của nhà thơ, thể hiện ở:
Những thắng cảnh, địa danh trên mọi miền đất nước, lịch sử dựng nước - giữ
nước của dân tộc ta; văn hoá, phong tục tập quán của nhân dân ta về vật chất
và tinh thần.
III. Kết bài: (1đ)
- Việt Bắc (Tố Hữu) và Chương V ( Trích Trường ca Mặt Đường Khát Vọng
– Nguyễn Khoa Điềm) là những tác phẩm xuất sắc, thấm đẫm mạch hồn dân
tộc.
- Qua hai bài thơ, ta gặp lại hình ảnh nhân dân, tâm hồn dân tộc, hiểu được
điều gì làm nên ý chí và sức mạnh của dân tộc Việt Nam.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×