Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, kém

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.77 KB, 4 trang )

PHÒNG GD & ĐT ĐAK PƠ
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TUẤN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH
Bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém
Năm học 2018-2019
Giáo viên:
TRẦN HỮU TƯỜNG
Đơn vị :
Trường THCS Trần Quốc Tuấn
Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy Vật lý 6, 7, 8, 9B; Công nghệ 8
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG:
* Thuận lợi:
- Đa số học sinh đều chăm ngoan, vâng lời thầy cô, đi học chuyên cần. Ngay từ đầu năm
các em đã có đủ SGK và vở bài tập.
- Với chủ trương chung của ngành trong việc đổi mới phương pháp dạy học, trường đã tổ
chức cho giáo viên dạy học theo hướng đổi mới ở tất cả các môn học. Duy trì và thực
hiện nghiêm túc chế độ thăm lớp, dự giờ, thao giảng.
- Số học sinh ở các lớp là vừa phải nên cũng thuận lợi cho việc quản lí các em.
* Khó khăn:
- Số học sinh giỏi các năm qua có giảm, nhiều học sinh học lệch môn.
- Một số giáo viên trong việc quan tâm, đầu tư cho học sinh mũi nhọn còn hạn chế, dạy
học chưa có kế hoạch, lựa chọn nội dung, phương pháp chưa phù hợp.
- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới.
- Chất lượng không đồng đều.
- Một số bậc phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc học của con em mình ở nhà.
- Học sinh lớp 9 quá đông nên cũng không ít ảnh hưởng đến việc quản lí các em.
II. MỤC TIÊU:


- Nâng cao chất lượng học sinh giỏi nói chung.
- Nâng cao ý thức học tập, nhu cầu học tập của học sinh.
- Đáp ứng với nhu cầu của học sinh, phụ huynh và tạo điều kiện cho các em phát triển
một cách toàn diện.
- Giáo viên bộ môn có kế hoạch cụ thể để phụ đạo cho các em nhằm mục đích nâng cao
chất lượng dần dần cho các em.
- Với mục tiêu nâng các em học lực kém lên thành yếu, các em học lực yếu lên thành
trung bình, trung bình thành khá.
Trên thực tế kết quả học tập của năm học2017-2018 ta thấy rằng học sinh yếu kém
ở các lớp vẫn còn, học sinh giỏi còn hạn chế, điều này dẫn đến việc dạy và học trên lớp
của thầy và trò gặp không ít khó khăn. Thời gian trên lớp chỉ có 45 phút nên không thể đủ
thời gian để vừa chỉ tường tận cho các em học lực yếu, vừa hướng dẫn các em khá, giỏi
giải những bài tập khó. Đây là điều khó khăn và trăn trở của bản thân tôi đang trực tiếp
giảng dạy các lớp đó. Nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp, kế hoạch nhằm nâng


cao chất lượng cho các em còn hạn chế về mặt học lực và tạo điều kiện cho học sinh khá
giỏi phát triển toàn diện.
III. KẾ HOẠCH CỤ THỂ:
1. Bồi dưỡng học sinh giỏi:
a) Các chỉ tiêu phấn đấu:
* Môn Vật lý 9:
- Học sinh giỏi cấp huyện: 1 giải
- Học sinh giỏi trường: 3 em
b) Các biện pháp thực hiện:
- Có thể bồi dưỡng tại lớp mình: Ngay trong giờ học, ra thêm các bài tập khó, nâng cao.
- Bồi dưỡng theo khả năng của giáo viên.
- Kiểm tra lại những tài liệu đã có trên thư viện, bổ sung thêm một số tài liệu cần thiết
cần thiết để phục vụ tốt cho HS.
- Động viên HS tích cực đọc, tham khảo tài liệu ở thư viện, mạng internet, ...

- Bồi dưỡng HSG vào các buổi chiều trong tuần tại phòng học.
- Tham mưu với hội khuyến học, hội phụ huynh, có phần thưởng thích đáng cho những
học sinh đạt giải các cấp.

LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Thời gian

Tháng 8,9

Tháng 10

Tháng 11,12

Tháng 1,2
Tháng 3,4,5

Nội dung công việc
Phát hiện học sinh giỏi:
- Qua đợt khảo sát chất lượng đầu năm
- Qua GVCN
- Lập danh sách học sinh giỏi theo môn.
- Tổ chức khảo sát số học sinh giỏi – chọn đội
tuyển.
- Bổ sung tài liệu tham khảo, bồi dưỡng.
- Bố trí thời gian để BDHS giỏi.
- Ra các dạng bài tập để HS ôn.
- Đưa các đề yêu cầu HS giải.
- GV chấm và chữa đề cho học sinh.
- Bố trí thời gian để BDHS giỏi.
- Ra các dạng bài tập để HS ôn

- Đưa các đề yêu cầu HS giải
- GV chấm và chữa đề cho học sinh
- Khảo sát chất lượng học sinh xếp loại giỏi ở các
khối lớp.
- Bồi dưỡng học sinh có tiềm năng của môn mình.
- Tiếp tục bồi dưỡng học sinh có tiềm năng của
môn mình.

2. Phụ đạo học sinh yếu kém:
a) Các chỉ tiêu phấn đấu:
* Môn Vật lý 9:

Ghi chú


- Học sinh trung bình: 21 em
- Học sinh yếu kém: 01 em
* Môn Vật lý 8:
- Học sinh trung bình: 35 em
- Học sinh yếu kém: 04 em
* Môn Vật lý 7:
- Học sinh trung bình: 42 em
- Học sinh yếu kém: 05 em
* Môn Vật lý 6:
- Học sinh trung bình: 80 em
- Học sinh yếu kém: 08 em
* Môn Công nghệ 8:
- Học sinh trung bình: 42 em
- Học sinh yếu kém: 02 em
b) Các biện pháp thực hiện:

- Bồi dưỡng theo khả năng của giáo viên.
- Dùng các phương pháp khác nhau trong đánh giá kết quả học tập: kiểm tra viết, vấn
đáp, học sinh tự đánh giá lẫn nhau.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, với gia đình học sinh và các tổ chức đoàn thể để
nâng cao ý thức học tập, từng bước nâng cao ý thức học tập của các em.
- Thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh bằng hiều hình thức như
kiểm tra miệng, kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh.
- Động viên HS tích cực đọc, tham khảo tài liệu ở thư viện.
- Phụ đạo HS yếu, kém vào các buổi chiều trong tuần tại phòng học.
LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Thời gian
Tháng 8, 9

Tháng 10

Tháng 11, 12

Nội dung công việc
- Qua đợt khảo sát chất lượng đầu năm
- Qua GVCN
- Lập danh sách học sinh yếu, kém ở các môn .
- Tổ chức khảo sát số học sinh yếu, kém để có kế
hoạch phụ đạo
- Bố trí thời gian để phụ đạo.
- Ra các dạng bài tập dễ để HS có thể làm được
- Giảng và giải kĩ các dạng bài tập quan trọng và
yêu cầu học sinh làm lại cho đến khi nhớ các cách
giải
- Liên tục gọi lên bảng để làm bài tập
- Thường xuyên kiểm tra vở bài tập của học sinh

- Bố trí thời gian để phụ đạo.
- Ra các dạng bài tập dễ để HS có thể làm được
- Giảng và giải kĩ các dạng bài tập quan trọng và
yêu cầu học sinh làm lại cho đến khi nhớ các cách
giải

Ghi chú


Tháng 1, 2

Tháng 3,4,5

- Liên tục gọi HS lên bảng để làm bài tập
- Thường xuyên kiểm tra vở bài tập của học sinh
- Khảo sát chất lượng học sinh để xem em nào tiến
bộ ở các khối lớp
- Động viên khuyến khích các em cố gắng hơn nữa
để có thể tự học và bồi dưỡng cho mình ngày càng
tiến bộ hơn
- Tiếp tục phụ đạo học sinh yêú, kém của môn
mình.

DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN

Đak Pơ, ngày 01 tháng 10 năm 2018
NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

Trần Hữu Tường




×