Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Quy định về quyền của phụ nữ và trẻ em khuyết tật trong Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2006 và nội luật hóa ở Việt Nam Bài tập nhóm 9 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 14 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1
NỘI DUNG......................................................................................................................... 1
I. Khái niệm quyền của phụ nữ và trẻ em khuyết tật...........................................................1
1. Khái niệm phụ nữ và trẻ em khuyết tật............................................................................1
2. Khái niệm quyền của phụ nữ, trẻ em khuyết tật..............................................................1
II. Quy định về quyền của phụ nữ và trẻ em khuyết tật trong Công ước quốc tế về quyền
của người khuyết tật năm 2006 và nội luật hóa ở Việt Nam................................................1
1. Quy định về quyền của phụ nữ và trẻ em khuyết tật trong Công ước quốc tế về quyền
của người khuyết tật năm 2006............................................................................................1
a) Quyền của phụ nữ khuyết tật...........................................................................................1
b) Quyền của trẻ em khuyết tật............................................................................................2
2. Nội luật hóa ở Việt Nam..................................................................................................3
a) Về quyền của phụ nữ.......................................................................................................3
b) Về quyền của trẻ em khuyết tật........................................................................................3
III. Thực trạng đảm bảo quyền phụ nữ và trẻ em khuyết tật ở Việt Nam và ví dụ thực tiễn
chứng minh.......................................................................................................................... 5
1. Thành tựu đạt được..........................................................................................................5
2. Một số hạn chế................................................................................................................9
KẾT LUẬN....................................................................................................................... 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................
PHỤ LỤC..............................................................................................................................


MỞ ĐẦU
Sự ra đời của Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật đánh dấu một mốc
son trong lịch sử nhân quyền của nhân loại. Công ước đưa ra các quy định ngăn cấm sự
can thiệp tùy tiện, trái pháp luật vào đời sống riêng tư, gia đình của người khuyết tật; xóa
bỏ những rào cản ngăn trở người khuyết tật tiếp cận, hưởng thụ quyền và hòa nhập cộng
đồng đặc biệt là phụ nữ, trẻ em khuyết tật.


NỘI DUNG
I. Khái niệm quyền của phụ nữ và trẻ em khuyết tật
1. Khái niệm phụ nữ và trẻ em khuyết tật
Trên phạm vi quốc tế lẫn khu vực hiện nay, chưa có một khái niệm cụ thể về trẻ em
khuyết tật hay phụ nữ khuyết tật. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy
nhiên dựa trên định nghĩa về người khuyết tật có thể thấy, trẻ em khuyết tật được hiểu là:
“Những trẻ từ 0 đến 18 tuổi có có khiếm khuyết lâu dài về thể chất, tâm thần, trí tuệ hoặc
giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác nhau có thể phương hại đến sự tham
gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác”.
Phụ nữ khuyết tật là “những phụ nữ có khiếm khuyết lâu dài về thể chất, tâm thần,
trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác nhau có thể phương hại
đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những
người khác”
2. Khái niệm quyền của phụ nữ, trẻ em khuyết tật
Quyền của phụ nữ, trẻ em khuyết tật là: Quyền con người của phụ nữ, trẻ em
khuyết tật, là một bộ phận của quyền con người, có quan hệ chặt chẽ với quyền con người.
Theo đó, phụ nữ, trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền tự nhiên vốn có, được
thực hiện hoặc không thực hiện các hoạt động một cách tự nguyện mà không ai được phép
cản trở, xâm phạm hay phân biệt đối xử chỉ vì lý do khuyết tật của họ.
II. Quy định về quyền của phụ nữ và trẻ em khuyết tật trong Công ước quốc tế về
quyền của người khuyết tật năm 2006 và nội luật hóa ở Việt Nam
1. Quy định về quyền của phụ nữ và trẻ em khuyết tật trong Công ước quốc tế về
quyền của người khuyết tật năm 2006
a) Quyền của phụ nữ khuyết tật
Một số nhóm người khuyết tật đặc thù gồm: phụ nữ khuyết tật và trẻ em khuyết tật.
Qua nghiên cứu cho thấy CRPD đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em
khuyết tật. Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là vấn đề đã được đề cập
đến trong các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Phụ nữ, đặc biệt là các
bé gái khuyết tật dễ bị phân biệt đối xử hơn so với những người khuyết tật khác. Đây là


1


nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, khả năng tiếp cận với các hoạt động giáo dục, y tế, việc
làm cũng như các dịch vụ xã hội khác vẫn còn nhiều hạn chế. Phụ nữ KT thường là đối
tượng chịu nhiều tác động nhất của nghèo đói do các rào cản về giới. Tỷ lệ nghèo đói,
thiếu việc làm… của người KT cao hơn rất nhiều so với người bình thường, trong đó
những khó khăn mà phụ nữ KT gặp phải cao ít nhất 3 lần so với nam giới. Họ ít được tiếp
cận với những cơ hội phát triển cá nhân, có những hạn chế trong tiếp xúc xã hội, kinh tế,
các dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông… Đặc biệt,
phụ nữ KT thường gặp nhiều rủi ro, dễ bị lạm dụng lao động và tình dục hơn so với những
phụ nữ bình thường, các quyền về sức khoẻ sinh sản của họ ít được quan tâm và đảm
bảo… Những khó khăn này cản trở người KT nhất là phụ nữ KT trong cuộc sống và hoà
nhập với cộng đồng…
Ngay trong lời nói đầu, tại điểm q Công ước của Liên hợp quốc về quyền người
khuyết tật cũng đã “Thừa nhận rằng phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật thường phải chịu
những rủi ro lớn hơn cả trong gia đình và ngoài xã hội như bạo hành gia đình, bị thương
tích hay bị lạm dụng, bị đối xử thờ ơ, bị ngược đãi hay bị bóc lột”. Đây là một trong
những cơ sở dẫn đến việc quy định nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ tại Điều 3 của
công ước. Cụ thể hóa nguyên tắc này, Công ước về quyền người khuyết tật dành riêng
điều 6 để tập trung vào quyền của phụ nữ khuyết tật: “ Quốc gia thành viên thừa nhận
rằng, phụ nữ và các bé gái khuyết tật dễ bị phân biệt đối xử, do vậy quốc gia thành viên
phải tiến hành các biện pháp bảo đảm cho họ được hưởng trọn vẹn và bình đẳng các
quyền và tự do cơ bản của con người.
Quốc gia thành viên tiến hành các biện pháp thích hợp để bảo đảm cho phụ nữ có
được sự phát triển đầy đủ, sự tiến bộ tối đa và quyền năng hoàn toàn, nhằm mục đích bảo
đảm cho họ thực hiện và thụ hưởng các quyền và tự do cơ bản của con người được Công
ước này bảo vệ.”
b) Quyền của trẻ em khuyết tật
Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật đã giành quy định

riêng về vấn đề trẻ em khuyết tật. Điểm R trong Lời nói đầu của Công ước Quốc tế về
Quyền của NKT công nhận rằng trẻ em khuyết tật phải được hưởng thụ đầy đủ tất cả các
quyền con người trên cơ sở bình đẳng với các trẻ em khác.
Điểm H trong Điều 3 của Công ước Quốc tế về Quyền của NKT kêu gọi sự “tôn trọng đối
với khả năng đang phát triển của trẻ em khuyết tật và tôn trọng quyền của trẻ em khuyết
tật được giữ gìn bản sắc của mình”. Khoản 3, Điều 4 của Công ước Quốc tế về Quyền của
NKT yêu cầu các quốc gia đã thông qua Công ước Quốc tế về các Quyền của NKT phải
tham vấn những NKT, bao gồm cả trẻ em khuyết tật, trong quá trình đưa ra quyết định.

2


Điều 7 của Công ước Quốc tế về Quyền của NKT tập trung vào quyền hưởng thụ
đầy đủ tất cả các quyền con người của trẻ em khuyết tật trên cơ sở bình đẳng với những
trẻ em khác; quyền tự do bày tỏ quan điểm của trẻ em khuyết tật; và “được cung cấp sự hỗ
trợ phù hợp với tình trạng khuyết tật và tuổi tác để thực hiện quyền đó.”
So với người khuyết tật nói chung, trẻ em khuyết tật là đối tượng chịu nhiều thiệt
thòi hơn cả bởi sự phân biệt đối xử và nguy cơ tổn thương gây ra từ nhiều yếu tố. Và,
cũng giống như các trẻ em không khuyết tật khác, trẻ em khuyết tật cũng là chủ thể của
các quyền và quá trình phát triển. Đó không chỉ là công dân non nớt về thể chất và trí tuệ
như trẻ em bình thường, mà còn là công dân đặc biệt, mang trong mình những mặc cảm tự
ti do khiếm khuyết về cơ thể, dễ bị tổn thương do sự non yếu về thể chất, tinh thần, kinh
nghiệm sống… Chúng luôn phải đối mặt với nguy cơ bị bỏ mặc, lạm dụng, bị đối xử bất
công, bạo hành, đặc biệt là trẻ em gái khuyết tật. Chính vì vậy yêu cầu cần bảo đảm quyền
cho trẻ em khuyết tật đang ngày càng cần nhận được sự quan tâm ủng hộ.
2. Nội luật hóa ở Việt Nam
a) Về quyền của phụ nữ
Về nguyên tắc, phụ nữ khuyết tật được đảm bảo các quyền lợi cơ bản của người
khuyết tật nói chung theo những quy định pháp luật chung cho người khuyết tật. Ngoài ra,
để bảo vệ đầy đủ các quyền lợi cho phụ nữ khuyết tật (dặc biệt là những quyền có dặc thù

về giới), Nhà nước đã lồng ghép rất nhiều nội dung quy định có ý nghĩa bảo vệ phụ nữ
khuyết tật trên các lĩnh vực như là chính sách, chương trình để tạo điều kiện nâng cao
năng lực cho phụ nữ KT, đặc biệt là những chính sách ưu đãi về tín dụng, chăm sóc sức
khỏe… Đồng thời, quyền của phụ nữ khuyết tật cũng được quy đinh tại các văn bản như:
Luật đào tạo dạy nghề 2006, Nghị định 136/2013/NĐ-CP về Quy định chính sách trợ giúp
xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội,.. Tuy nhiên, quyền của phụ nữ khuyết tật chưa
được cụ thể hóa trong pháp luật Việt Nam mặc dù họ chiếm một số lượng khá lớn trong xã
hội.
Qua tìm hiểu các quy định của Luật Người khuyết tật, Bộ luật Lao động, Luật Bảo
hiểm y tế,… có thể thấy pháp luật Việt Nam chưa có những quy định riêng thể hiện sự
quan tâm đặc biệt trong việc đảm bảo các quyền cho phụ nữ khuyết tật. Nhìn chung,
quyền lợi của nhóm người khuyết tật đặc thù này trên các lĩnh vực hiện vẫn được đảm bảo
thông qua những quy định dành cho người khuyết tật nói chung.
b) Về quyền của trẻ em khuyết tật
Trong lộ trình phê chuẩn Công ước về quyền của người khuyết tật, nhiều chính sách
riêng cho trẻ em khuyết tật đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý để chăm sóc và bảo
vệ quyền lợi của nhóm đối tượng yếu thế này. Đặc biệt, từ khi trở thành quốc gia đầu tiên

3


ở Châu Á và quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em
1948, đồng thời còn là thành viên thứ 118 tham gia ký Công ước quốc tế về quyền của
Người khuyết tật năm 2007, Việt Nam đã và đang nỗ lực trong tiến trình nội luật hóa, đưa
pháp luật Việt Nam lại gần hơn với chuẩn mực chung của pháp luật quốc tế về quyền của
trẻ em khuyết tật. Do đó, tại kỳ họp thứ 7, ngày 17 tháng 6 năm 2010, Quốc hội nước
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XII đã thông qua Luật người khuyết tật, góp
phần hoàn thiện hơn nữa hệ thống chính sách dành cho người khuyết tật nói chung và trẻ
em khuyết tật nói riêng. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là văn bản pháp luật ghi nhận
những quyền cơ bản của trẻ em khuyết tật một cách hoàn chỉnh, thống nhất và có hiệu lực

pháp lý trên phạm vi toàn quốc. Đó thực sự là thành tựu lớn nhất trong công tác lập pháp
về lĩnh vực này.
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách trợ giúp trẻ khuyết tật theo quy định
của Luật người khuyết tật, đồng thời thực hiện cam kết của 34 Chính phủ Việt Nam về 7
lĩnh vực ưu tiên trong Thập kỷ thứ II Thiên niên kỷ Biwako về người khuyết tật khu vực
Châu Á Thái Bình Dương, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt các
Đề án, trong đó liên quan trực tiếp và tập trung đến trẻ em khuyết tật là: Quyết định số
647/QĐ-TTg ngày 26/04/2013 về việc Phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi
nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa
học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng
đồng giai đoạn 2013 – 2020.
Có thể thấy, hệ thống pháp luật về trẻ khuyết tật được xây dựng khá hoàn thiện và
có nhiều nét tương đồng với quy định của pháp luật quốc tế. Đi liền với việc tạo hành lang
pháp lí cần thiết thì việc quy định và áp dụng các biện pháp chế tài thích hợp đối với chủ
thể đã xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của trẻ cũng được chú trọng
quan tâm và xây dựng. Tùy từng đối tượng, từng trường hợp vi phạm mà có thể áp dụng
một hoặc đồng thời một số loại trách nhiệm pháp lí như: trách nhiệm kỉ luật, trách nhiệm
hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Như vậy, quyền của trẻ
em khuyết tật chỉ được đảm bảo đảm thực hiện khi có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
Mặc dù đã xây dựng được hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh về quyền trẻ
em khuyết tật, tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế như sau:
Một là, Việt Nam đã ban hành Luật người khuyết tật vào năm 2010, nhưng những
quy định trong luật chủ yếu hướng về người khuyết tật nói chung. Quy định về trẻ em
khuyết tật đa phần mang màu sắc ý chí chủ quan của cơ quan lập pháp, chủ yếu dựa trên
cơ sở suy đoán mà chưa thực sự đi sâu tìm hiểu nguyện vọng của trẻ khuyết tật. Hơn nữa,
các quy định đó chỉ mang tính nguyên tắc và được lồng ghép, nhắc đến trong một vài điều

4



khoản mà chưa có hướng dẫn thực hiện cụ thể như: Nhà nước có chính sách ưu tiên thực
hiện bảo trợ và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em (khoản 3 Điều 5); ưu tiên khám chữa
bệnh cho trẻ em khuyết tật (khoản 2 Điều 23)…. Việc thiếu các quy định mang tính chất
cụ thể hóa là nguyên nhân dẫn đến khó khăn khi thực hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình thụ hưởng quyền của trẻ.
Hai là, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều đề án, chương trình như: Đề án trợ
giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào
cộng đồng giai đoạn 2011-2020; Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2022;
Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015; Chương trình hành động
quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 -2020… Tuy nhiên, những chương trình, đề án đó là
dành cho người khuyết tật hoặc trẻ em nói chung chứ không phải dành riêng cho trẻ em
khuyết tật. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một chương trình nào đặc biệt dành riêng
cho trẻ khuyết tật. Đặt ra vấn đề này bởi xuất phát từ đặc điểm riêng về tâm sinh lý và
khiếm khuyết cơ thể, trẻ khuyết tật vừa có nhu cầu như những trẻ em bình thường, lại vừa
có nhu cầu giống như người khuyết tật khác. Vì vậy, việc áp dụng chung các chương trình,
đề án đó sẽ phần nào hạn chế việc đáp ứng mong muốn của nhóm đối tượng bị tổn thương
kép này.
Ba là, về các biện pháp xử phạt đối với hành vi vi phạm quyền của trẻ em khuyết
tật. Mặc dù Luật trẻ em và Điều 14 Luật người khuyết tật đã liệt kê khá đầy đủ các hành vi
bị nghiêm cấm, quy định rõ ràng trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan, tổ chức xã hội
đối với trẻ khuyết tật và khẳng định sẽ nghiêm trị mọi hành vi vi phạm làm tổn hại đến
quyền trẻ em, nhưng không có bất cứ điều khoản nào quy định về các biện pháp chế tài cụ
thể được áp dụng nếu có hành vi vi phạm những quyền đó. Điều này gây khó khăn trong
việc xử lý vi phạm, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp của trẻ em khuyết tật.
III. Thực trạng đảm bảo quyền phụ nữ và trẻ em khuyết tật ở Việt Nam và ví dụ
thực tiễn chứng minh
1. Thành tựu đạt được
Về cơ bản, những quyền lợi cơ bản của phụ nữ và trẻ em khuyết tật đã dần được đảm bảo
tại Việt Nam.

 Về vấn đề đảm bảo quyền được giáo dục,
Năm 2015 có hơn 500 tnghìn trẻ khuyết tật được đến trường (tăng hơn 10 lần). Hệ
thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập được xây dựng đồng bộ; mạng lưới
bồi dưỡng đào tạo cán bộ, giáo viên cho giáo dục hoà nhập cũng được hình thành và phát
triển ở hầukhắp các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu. Theo thống kê của Bộ

5


Giáo dục và đào tạo, đến nay cả nước có khoảng 2500 trường phổ thông tiến hành giáo
dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, 4 trường Đại học sư phạm đã mở mã ngành sư phạm giáo
dục đặc biệt; 3 trường cao đẳng sư phạm thành lập khoa giáo dục đặc biệt nhằm đào tạo
giáo viên trình độ cử nhân và cao đẳng sư phạm về tật học. Đội ngũ cán bộ quản lí và giáo
viên tham gia giáo dục người khuyết tật ngày càng tăng với hơn 700 giáo viên được đào
tạo trình độ cao đẳng về giáo dục hòa nhập và hơn 10.000 giáo viên mầm non và tiểu học
đã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng dạy học hòa nhập cho các loại trẻ khuyết tật khác
nhau.
Ví dụ về sự thành công của mô hình giáo dục hòa nhập sau đây là minh chứng cụ
thể, rõ ràng cho khẳng định này:
Trường tiểu học Hồ Thị Kỷ đặt tại địa chỉ 105 đường Hồ Thị Kỷ, Phường 1, Quận
10, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm học 2014-2015, trường có 1221 học sinh chia thành 34
lớp và có 93 cán bộ, giáo viên và công nhân viên, trong đó bao gồm 1 hiệu trường và 2
hiệu phó. Trong năm học này, trường cũng tiếp nhận 22 học sinh khuyết tật học hòa nhập.
Khuyết tật là một trong những rào cản cá nhân chính của trẻ. Có những học sinh khiếm
thính gặp khó khăn trong giao tiếp với giáo viên và bạn bè đồng trang lứa vì không hiểu
ngôn ngữ kí hiệu. Trẻ có thể trở nên tức giận khi không thể bộc lộ ý kiến và chia sẻ thông
tin với người khác. Khiếm khuyết có thể cản trở các học sinh trong việc học và chơi với
bạn bè. Ngoài ra, cũng có những học sinh khuyết tật vận động gặp khó khăn trong việc di
chuyển và sử dụng các phương tiện giao thông. Có thể là quãng đường từ nhà tới trường
quá xa, trẻ khuyết tật vận động không thể tự đi đến trường và trong gia đình cũng có

người có thể đưa trẻ đi học.
Từ năm 2004, nhà trường xây dựng Phòng hỗ trợ GDHN với sự hỗ trợ của Ủy ban
nhân dân quận 10, Phòng GD&ĐT, các nhà tài trợ và các đơn vị trường học khác. Phòng
này là một phòng chức năng của nhà trường nhằm đảm bảo hỗ trợ học sinh có nhu cầu
giáo dục đặc biệt một cách toàn diện để giúp các em phát triển khả năng và tiềm năng
trong học tập, tham gia và hòa nhập xã hội để trở thành những thành viên hữu ích của xã
hội. Phòng hỗ trợ được trang bị các thiết bị cần thiết và có giáo viên chuyên trách để hỗ
trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn về tâm lý, những kĩ năng đặc thù, và kĩ năng sống kịp
thời.
Tất cả học sinh đều học chung chương trình giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, giáo
viên thực hiện những điều chỉnh và thích ứng chương trình phù hợp với khả năng và nhu
cầu giáo dục đặc biệt của học sinh. Với mỗi học sinh khuyết tật, có một bản kế hoạch giáo
dục cá nhân. Mặc dù còn có những hạn chế nhưng học sinh khuyết tật đã đạt được những

6


kiến thức và kĩ năng phù hợp. Ví dụ, học sinh khiếm thính có thể sử dụng ngôn ngữ kí
hiệu cơ bản, học sinh ADHD có những hành vi phù hơp tại trường lớp,...
Có nhiều hoạt động của nhà trường như “Vòng bạn bè”. Tất cả các học sinh đều có
cơ hội giúp đỡ bạn có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Tất cả các học sinh đều được hưởng lợi
từ hoạt động này, trẻ trở nên đoàn kết và nhân ái hơn. Trẻ biết cách quan tâm đến người
khác và giúp đỡ lẫn nhau.
Anh (học sinh trường Hồ Thị Kỉ - ảnh ở phụ lục) là một bé trai bị khiếm thính bẩm
sinh. Anh rất lanh lợi và có rất nhiều bạn, em rất thích vẽ. Trong tấm ảnh trên, em đang
cầm một hộp bút chì màu mới thậm chí đang trong giờ ra chơi với các bạn cùng lớp. Đây
là một món quà từ bố mẹ của em. Trong tấm ảnh dưới, Anh và các bạn đang đứng ngoài
phòng chức năng và xem một tiết mục văn nghệ. Thầy giáo và các bạn học sinh đang
luyện tập văn nghệ để chuẩn bị cho một hoạt động của nhà trường. Anh là một bé trai rất
vui vẻ. Em luôn chủ động giao tiếp không chỉ bằng ngôn ngữ kí hiệu mà còn cả bằng lời

nói. Giáo viên và các em học sinh khác cũng cố nói chậm và rõ ràng để Anh có thể nghe
và hiểu. Hiểu được sở thích về vẽ của em, giáo viên và phụ huynh rất khuyến khích em
học vẽ và tham gia các cuộc thi vẽ. Với các hoạt động học tập, giáo viên và các bạn cùng
lớp luôn giải thích ý nghĩa của từ vựng cho Anh một cách cẩn thận và hướng dẫn Anh nói
từ đó một cách chính xác.1
 Về tiếp cận giao thông
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện Công
ước Liên hợp quốc về quyền của NKT và kế hoạch hành động hỗ trợ NKT tham gia giao
thông giai đoạn 2016 – 2020, trong đó ưu tiên hoạt động tuyên truyền, thí điểm lắp đặt
thiết bị hỗ trợ NKT trên xe buýt, cải tạo hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành
khách công cộng, xây dựng các chương trình, giáo trình, tài liệu tập huấn cho lái xe phục
vụ hành khách là NKT tham gia giao thông. Chính sách miễn giảm giá vé cho NKT từ
25%- 100% cho NKT khi tham gia giao thông công cộng; lĩnh vực hàng không giảm 15%
giá vé cho NKT, các hãng hàng không đều chấp nhận vận chuyển khách với các dịch vụ
đặc biệt không thu phí…, giảm 30% giá vé đi tàu, các ga có cửa bán vé riêng cho các đối
tượng hành khách là NKT2. Điều này đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật nói chung
và phụ nữ, trẻ em khuyết tật nói riêng.
 Về vấn đề bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe
Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đến nay, các địa phương đã
thực hiện khá tốt công tác phẫu thuật chỉnh hình, hỗ trợ phục hồi chức năng cho hàng trăm
1 />2 />
7


ngàn trẻ em cũng như phụ nữ khuyết tật; cung cấp tương đối đầy đủ các phương tiện trợ
giúp như: xe lăn, xe đẩy, chân tay giả; hoạt động ưu tiên, ưu đãi trong khám chữa bệnh
cho trẻ em khuyết tật nhằm chuẩn đoán đúng và điều trị chăm sóc kịp thời cũng đạt được
hiệu quả khá cao. Bên cạnh đó, mạng lưới trạm y tế xã đã phát triển ở hầu hết các tỉnh,
thành phố trên cảnước. Theo số liệu thống kê có khoảng 98,6% xã, phường có trạm y tế
xã; trong đó 67,7% xã, phường có bác sỹ; và gần 85% thôn bản có cán bộ y tế cộng đồng,

đảm bảo đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh tối thiểu cho phụ nữ và trẻ khuyết tật.
Hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cũng đạt được kết quả cao: Việt Nam
đã điều tra, phát hiện, tạo điều kiện quản lý sức khỏe cho hơn 170.000 người khuyết tật,
tiến hành biện pháp phục hồi chức năng cho 23,2% người có nhu cầu và 44,7% người
khuyết tật, trong số đó có phụ nữ và trẻ em khuyết tật.3
 Về quyền được tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, giải trí
Trong những năm qua, việc triển khai đảm bảo thực hiện quyền được tham gia vào
các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí của trẻ em và phụ nữ khuyết tật đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể. Nhiều hoạt động văn hóa, giải trí dành cho trẻ khuyết tật đã được được
các đơn vị thực hiện tích cực trong những năm gần đây. Vào dịp những dịp lễ như Trung
thu, Ngày Quốc tế Thiếu nhi, Tết Nguyên Đán,...nhiều hoạt động dành cho trẻ khuyết tật
được tổ chức ở khắp các địa phương trên cả nước. Dịp Quốc tế Thiếu nhi 2018, tại TP.
Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, ngày hội dành cho trẻ em khuyết tật lần thứ 6 được khai mạc,
sự kiện có nhiều hoạt động phong phú dành cho các em thiếu nhi khuyết tật, thu hút gần
600 học sinh và 200 giáo viên các trường khuyết tật đến từ 24 tỉnh thành trên toàn
quốc.Qua các lần tổ chức, Ngày hội Trẻ em khuyết tật không chỉ tạo sân chơi cho trẻ kém
may mắn, giúp các em có thêm động lực tiếp tục cuộc hành trình hòa nhập với cuộc sống
mà qua đó còn kêu gọi những tấm lòng nhân ái cùng sẻ chia khó khăn với các em. 4
Phụ nữ khuyết tật có cơ hội tham gia vào những hội, nhóm xã hội với nhiều hoạt
động giao lưu văn hóa bổ ích. Ví dụ, vào ngày 18/4, hưởng ứng hoạt động Người khuyết
tật Việt Nam (18-4) Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM đã tổ chức Ngày hội phụ nữ khuyết tật
với chủ đề “Vẻ đẹp vầng trăng khuyết”. Ngày hội là nơi để các chị em phụ nữ khuyết tật
gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống. Thông qua
các hoạt động sôi nổi như giao lưu tiếng hát “Giai điệu trái tim”; trao 170 triệu đồng vốn
hỗ trợ cho 27 phụ nữ khuyết tật để giúp phát triển kinh tế gia đình; tặng quà cho 173
người khuyết tật; giao lưu các gương gia đình phụ nữ khuyết tật vượt khó… Ngày hội đã
3 />4 />
8



tạo sân chơi bổ ích để phụ nữ khuyết tật được thể hiện khả năng, ý chí vượt lên số phận,
hoàn cảnh, tự khẳng định bản thân.
2. Một số hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc bảo đảm quyền cho trẻ em và phụ nữ
khuyết tật vẫn còn một số hạn chế.
Theo số liệu của cuộc Tổng điều tra dân số 2009, chỉ 66,5% TKT độ tuổi 6-10 được
đi học tiểu học, trong khi tỷ lệ toàn quốc là 97,0%. Ngay cả đối với các em được đi học,
hệ thống giáo dục hiện nay chưa đủ điều kiện để cung cấp chương trình giáo dục phù hợp
và rất nhiều em TKT bị đúp cho đến khi các em quá tuổi tham gia vào giáo dục đại trà. Bỏ
học cũng là một vấn đề đáng lo ngại, với khoảng 33,0% các TKT được đi học đã bỏ học
vào một thời điểm nào đó. Vấn đề giới cũng là một vấn đề cần được quan tâm; theo một
báo cáo năm 2007 của Viện Khoa học. Giáo dục Việt Nam về giáo dục TKT, 55,5% các
em gái chưa từng được đặt chân đến trường; tỷ lệ tương tự cho các em trai chỉ là 39,0%
(NCCD, 2010).
Bên cạnh đó, nhiều chính quyền địa phương, nhà trường, cán bộ, giáo viên chưa
thấy trách nhiệm mà còn coi việc chăm sóc, giáo dục TKT chỉ như việc làm thêm, từ thiện
và các em chỉ có thể học tập tại các cơ sở giáo dục trẻ chuyên biệt. Bộ GD và ĐT cho biết
dù đã chỉ đạo triển khai giáo dục TKT trên toàn quốc, song chỉ những trường ở những
vùng thuận lợi, được sự hỗ trợ của các tổ chức khác nhau triển khai thực hiện và chủ yếu
tiếp nhận TKT nhẹ và trung bình. TKT nặng ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa
chưa có nhiều cơ hội đến trường. Số lượng giáo viên bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn giáo
dục TKT mới chỉ đáp ứng 15% số TKT được đi học và tập trung ở những nơi có chương
trình dự án. Ngoài ra, cơ sở vật chất cho giáo dục TKT còn thiếu về số lượng và kém về
chất lượng, các cơ sở giáo dục hòa nhập TKT chưa có những trang thiết bị cần thiết để dạy
học như sách giáo khoa chữ nổi cho học sinh khiếm thị, sách dạy phát âm và ngôn ngữ ký
hiệu cho học sinh khiếm thính, thiết bị dạy học đặc thù, các dụng cụ luyện tập và phục hồi
chức năng cho TKT trí tuệ…5
Rất nhiều hạn chế vẫn còn tồn tại trong việc bảo đảm việc làm cho phụ nữ khuyết
tật. Thực tế cho thấy, phụ nữ khuyết tật là một lực lượng lao động không nhỏ trong xã hội
và đòi hỏi phải được bảo vệ bằng luật pháp để bảo đảm quyền bình đẳng tham gia vào các

hoạt động của xã hội, trong đó có quyền bình đẳng về việc làm bền vững. Tuy nhiên, theo
nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Thu Hoài (Học viện Phụ nữ Việt Nam) về vấn đề việc làm
cho PNKT: Với 463 mẫu định lượng và 45 mẫu định tính, khảo sát tại 3 tỉnh (Thái
Nguyên, Thừa Thiên - Huế, Tây Ninh) thì có chưa tới 1/3 số PNKT có việc làm. Có những
5 />
9


người đã từng đi làm, nhưng phải bỏ công việc vì nhiều lý do, trong đó phần nhiều họ
không tìm được công việc phù hợp với sức khỏe của mình. Nhiều người bị sa thải hoặc từ
chối do hiệu quả công việc thấp, bị kỳ thị, phân biệt, khó khăn trong việc đi lại.Thường
thường, PNKT bị kỳ thị từ khi tuyển dụng cho đến khi được tuyển dụng.Nhiều khi nhà
tuyển dụng mang lại cho họ tâm lý khả năng sức khỏe của họ không đảm bảo công việc.
Những công việc PNKT đang làm thường là những công việc mang tính tự phát do không
có nhiều lựa chọn. Chủ yếu là các lao động giản đơn, tỷ lệ được đào tạo nghề không cao
và đào tạo rồi cũng không phải ai cũng làm được và có thu nhập. Cứ bốn người PNKT
đang làm việc thì có một người phải làm việc trong điều kiện không tốt.6
Vấn đề sức khỏe sinh sản của phụ nữ khuyết tậtchưa được quan tâm đúng mức.
Kênh thông tin về SKSS và tình dục cho đối tượng NKT còn rất hạn chế, họ không có
điều kiện để tiếp cận. Ví dụ, với người khiếm thị họ thiếu hụt hình ảnh và họ vẫn chưa
nhận được thông tin nào chỉ ra cách khắc phục, bù đắp sự thiếu hụt ấy… Ngay cả ở những
trang tin dành riêng cho NKT như sách báo của hội người mù cũng không có những thông
tin về SKSS và tình dục cho riêng nhóm khuyết tật. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng tại các cơ
sở dịch vụ chăm sóc SKSS, tình dục hiện tại chưa thân thiện với NKT. Các cán bộ y tế
chưa thật nhạy cảm khi thăm khám và chỉ dẫn cho NKT. Theo lời kể của một phụ nữ
khuyết tật, chị đã bị bác sĩ buông lời khiếm nhã khi đi khám thai, cụ thể: “Ngày trước chị
đi khám thai, chị có cảm giác như người ta ngỡ ngàng khi thấy mình mang bầu. Ông bác
sĩ khám thai còn bảo “em giỏi thế, em “làm việc” cả “chỗ đấy” nữa cơ à?”.7
KẾT LUẬN
Người khuyết tật, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, vẫn đang phải đối mặt với sự kỳ thị,

phân biệt đối xử, cản trở tiếp cận giáo dục, y tế và việc làm. Do vậy, việc bảo vệ quyền
của người khuyết tật là “một mệnh lệnh của lương tri," khẳng định tính thiết yếu của việc
công nhận quyền của người khuyết tật trong việc xây dựng các xã hội lành mạnh, bền
vững, có lợi cho tất cả mọi người.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật người khuyết tật Việt Nam, Nxb. CAND,
6 />7 />
10


Hà Nội, 2011
2. Luật người khuyết tật năm 2010
3. Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2006
4. Trang chủ Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội,Công tác hỗ trợ người khuyết tật cần
sự chung tay góp sức của cả xã hội
/>5. Báo mới, Sức khỏe sinh sản của người khuyết tật bị… bỏ ngỏ
/>6. />7. />8.

/>
ve-quyen-cua-nguoi-khuyet-tat-va-viec.aspx
9. />
PHỤ LỤC
1. Anh- học sinh trường Hồ Thị Kỉ

11


2. Lớp học của trẻ khiếm thính tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội


3. Giao lưu Ngày hội "Vẻ đẹp vầng trăng khuyết" tại TP. Hồ Chí Minh

12


4. Các em khuyết tật vẽ tranh tại ngày hội Trẻ em khuyết tật lần thứ V tại Khánh

Hòa (31/5/2017)

13



×