Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu khả năng kết hợp và tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua triển vọng ở vụ thu đông và xuân hè tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 113 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Tieng ngeunh PHENGKHAMMA

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KẾT HỢP VÀ TUYỂN CHỌN
CÁC TỔ HỢP LAI CÀ CHUA TRIỂN VỌNG Ở VỤ THU ĐÔNG
VÀ XUÂN HÈ TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI

Chuyên ngà nh:

Khoa họ c câ y trong

Mã so:

60 62 01 10

Người hướng da" n khoa họ c: PGS.TS. Nguyễn Hồng Minh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất
kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các
thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Tieng ngeunh PHENGKHAMMA

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng từ bản thân, tôi còn nhận được
sự quan tâm giúp đỡ hết sức tận tình và quý báu từ nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy PGS. TS
Nguyễn Hồng Minh - Giám đốc trung tâm nghiên cứu và phát triển rau chất lượng cao, Học
Viện Nông Nghiệp Việt Nam, giảng viên bộ môn Di truyền - Chọn giống cây trồng đã trực
tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ công nhân viên thuộc Trung tâm nghiên cứu và
phát triển rau chất lượng cao - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, đã nhiệt tình giúp đỡ trong
suốt quá trình tôi thực tập tại Trung tâm.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn Di
truyền - Chọn giống cây trồng, Khoa Nông học, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã nhiệt
tình dạy dỗ, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại Trường.
Cuối cùng tôi xin được chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè đã hết lòng giúp
đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Tieng ngeunh PHENGKHAMMA

i


MỤC LỤC
Lời cam đoan .......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.............................................................................................................................. i
Mục lục.................................................................................................................................. ii
Danh mục các chữ viết tắt ...................................................................................................... v
Danh mục bảng ..................................................................................................................... vi
Trích yếu luận văn .............................................................................................................. viii
Thesis abstract ....................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu .................................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu ................................................................................................... 2

1.2.1. Mục đích .................................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ...................................................................................................................... 2
1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. .................................................................... 3


1.3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................................ 3
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu ................................................................................................... 4
2.1.

Nguồn gốc phân loại, giá trị của cây cà chua .............................................................. 4

2.1.1. Nguồn gốc .................................................................................................................. 4
2.1.2. Phân loại .................................................................................................................... 5
2.2.

Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua trên thế giới và ở việt nam ............... 6

2.2.1.

Tình hình nghiên cứu và chọn tạo cà chua trên thế giới .............................................. 6

2.2.2. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo cà chua ở Việt Nam ............................................. 11
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................................... 19
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ................................................................................................ 19

3.2.

Thời gian nghiên cứu ................................................................................................ 19

3.3.


Vật liệu nghiên cứu .................................................................................................. 19

3.4.

Phương pháp bố trí thí nghiệm.................................................................................. 20

3.5.

Kỹ thuật trồng trọt .................................................................................................... 20

3.6.

Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................. 21

3.6.1. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển, động thái tăng trưởng ...................................... 21

ii


3.6.2. Một số chỉ tiêu về hình thái và cấu trúc cây .............................................................. 21
3.6.3.

Đặc điểm nở hoa và tỷ lệ đậu quả ............................................................................ 22

3.6.4.

Đánh giá tình hình nhiễm bệnh virus trên đồng ruộng .............................................. 22

3.6.5.


Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các tổ hợp lai ...................................... 22

3.6.6.

Chỉ tiêu về hình thái quả của các tổ hợp lai .............................................................. 23

3.6.7. Chỉ tiêu về chất lượng quả ........................................................................................ 23
3.7.

Xử lý số liệu ............................................................................................................. 23

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ......................................................................... 24
4.1.

Đánh giá đặc điểm nông học, chất lượng của các tổ hợp lai cà chuavà khả năng
kết hợp của các dòng bố mẹ trong vụ thu đông 2015................................................. 24

4.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai cà chua vụ Thu Đông 2015 .................. 24
4.1.2. Động thái tăng trưởng chiều cao và số lá trên thân chính của các tổ hợp lai cà
chua vụ thu đông 2015 ............................................................................................. 27
4.1.3. Một số đặc điểm về cấu trúc cây của các tổ hợp lai cà chua vụ Thu đông.................. 32
4.1.4. Một số tính trạng hình thái và đặc điểm nở hoa của các tổ hợp lai cà chua vụ
Thu đông .................................................................................................................. 35
4.1.5. Tỷ lệ đậu quả của các tổ hợp lai cà chua vụ Thu đông 2015 ...................................... 37
4.1.6. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai cà chua vụ Thu đông 2015 ........... 40
4.1.7. Một số đặc điểm về hình thái quả của các tổ hợp lai cà chua vụ Thu đông 2015 ....... 43
4.1.8. Một số đặc điểm về phẩm chất quả của các tổ hợp lai cà chua vụ Thu Đông 2015 .. 47
4.1.9. Tình hình sâu bệnh và nứt quả sau mưa của các tổ hợp lai cà chua vụ Thu
Đông 2015................................................................................................................ 50

4.1.10. Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng cà chua nghiên cứu ở vụ thu đông 2015 ......... 52
4.1.11. Chọn lọc một số tổ hợp lai cà chua triển vọng vụ xuân hè 2015 ................................ 56
4.2.

Đánh giá năng suất, chất lượng của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè
2016 tại Gia Lâm - Hà Nội ....................................................................................... 58

4.2.1. Các giai đoạn sinh trưởng chủ yếu của các tổ hợp lai cà chua ................................... 58
4.2.2. Động thái tăng trưởng chiều cao và số lá trên thân chính của các tổ hợp lai
cà chua ..................................................................................................................... 61
4.2.3. Một số đặc điểm về cấu trúc cây cà chua vụ xuân hè ................................................ 65
4.2.4. Một số tính trạng hình thái và đặc điểm nở hoa......................................................... 67
4.2.5. Tỷ lệ đậu quả ............................................................................................................ 70

iii


4.2.6. Tình hình nhiễm bệnh virus và một số sâu bệnh hại khác trên đồng ruộng của
các tổ hợp lai cà chua vụ Xuân Hè sớm 2016 ............................................................ 71
4.2.7. Các yếu tố cấu thành năng suất của các THL cà chua vụ Xuân Hè sớm 2016 ............ 73
4.2.8. Một số đặc điểm hình thái quả .................................................................................. 76
4.2.9. Một số chỉ tiêu về chất lượng quả ............................................................................. 79
4.2.10. Phân tích tương quan của một số tính trạng chọn giống ............................................ 82
4.2.11. Một số đặc điểm của các tổ hợp lai cà chua triển vọng .............................................. 83
Phần 5. Kết luận và đề nghị ............................................................................................... 84
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 84

5.2.


Đề nghị .................................................................................................................... 84

Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 85
Phụ lục................................................................................................................................. 88

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Đ/C

: Đối chứng

ĐDTQ

: Độ dày thịt quả

KLTB

: Khối lượng trung bình

KLTBQ

: Khối lượng trung bình quả


KNKHC

: Khả năng kết hợp chung

KNKHR

: Khả năng kết hợp riêng

NSCT

: Năng suất cá thể

STT

: Số thứ tự

TB

: Trung bình

THL

: Tổ hợp lai

TLĐQ

: Tỷ lệ đậu quả

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai cà chua ở
vụ Thu đông 2015 (ngày) tại Gia Lâm-Hà Nội. ............................................... 25

Bảng 4.2.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) của các THL cà chua
vụ Thu đông năm 2015 (ngày sau trồng) tại Gia Lâm-Hà Nội. ........................ 29

Bảng 4.3.

Động thái tăng trưởng số lá (lá) của các THL cà chua vụ Thu đông
năm 2015 (ngày) tại Gia Lâm-Hà Nội. ............................................................ 31

Bảng 4.4.

Một số đặc điểm cấu trúc cây của các tổ hợp lai cà chua vụ Thu đông
năm 2015 tại Gia Lâm-Hà Nội ........................................................................ 33

Bảng 4.5.

Một số tính trạng hình thái và đặc điểm nở hoa của các tổ hợp lai
cà chua trong vụ Thu đông 2015 tại Gia Lâm-Hà Nội...................................... 36

Bảng 4.6.

Tỷ lệ đậu quả của các tổ hợp lai cà chua vụ Thu đông 2015 tại Gia LâmHà Nội ............................................................................................................ 38


Bảng 4.7.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các THL cà chua vụ Thu
đông 2015 tại Gia Lâm-Hà Nội ....................................................................... 40

Bảng 4.8.

Đặc điểm hình thái quả của các tổ hợp lai cà chua vụ Thu đông năm 2015
tại Gia Lâm-Hà Nội ........................................................................................ 44

Bảng 4.9.

Một số chỉ tiêu về chất lượng quả của các tổ hợp lai cà chua vụ Thu đông
2015 tại Gia Lâm-Hà Nội ................................................................................ 47

Bảng 4.10.

Tỷ lệ nhiễm bệnh vius của các tổ hợp lai cà chua vụ Thu Đông 2015 tại
Gia Lâm - Hà Nội ........................................................................................... 51

Bảng 4.11.

Khả năng kết hợp của các dòng cà chua nghiên cứu theo tính trạng
tỷ lệ đậu quả tại Gia Lâm-Hà Nội .................................................................... 52

Bảng 4.12.

Khả năng kết hợp của các dòng nghiên cứu theo tính trạng tổng số
quả/cây tại Gia Lâm-Hà Nội ............................................................................ 53


Bảng 4.13.

Khả năng kết hợp của các dòng nghiên cứu theo tính trạng khối lượng
trung bình quả (nhóm lớn) tại Gia Lâm-Hà Nội ............................................... 54

Bảng 4.14.

Khả năng kết hợp của các dòng nghiên cứu theo tính trạng năng suất cá
thể tại Gia Lâm-Hà Nội ................................................................................... 55

Bảng 4.15.

Khả năng kết hợp của các dòng nghiên cứu theo tính trạng Độ Brix tại
Gia Lâm-Hà Nội ............................................................................................. 56

vi


Bảng 4.16.

Hệ số chọn lọc trên 5 tính trạng theo từng mục tiêu tại Gia Lâm-Hà Nội ......... 57

Bảng 4.17.

Kết quả ba lần chọn theo chỉ số chọn lọc tại Gia Lâm-Hà Nội ......................... 57

Bảng 4.18.

Một số đặc điểm của các tổ hợp lai triển vọng ở vụ Thu Đông 2015 theo

chương trình Selection index tại Gia Lâm-Hà Nội ........................................... 58

Bảng 4.19.

Các giai đoạn phát triển trên đồng ruộng của các THL cà chua mới vụ
xuân hè sớm 2016 (ngày) tại Gia Lâm - Hà Nội .............................................. 59

Bảng 4.20.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các THL cà chua mới
vụ xuân hè sớm 2016 (cm) tại Gia Lâm - Hà Nội ............................................ 62

Bảng 4.21.

Động thái tăng trưởng số lá trên thân chính của các THL cà chua
vụ xuân hè sớm 2016 (ngày sau trồng) tại Gia Lâm-Hà Nội ............................ 64

Bảng 4.22.

Một số đặc điểm cấu trúc của các THL cà chua vụ xuân hè sớm 2016 tại
Gia Lâm-Hà Nội ............................................................................................. 65

Bảng 4.23.

Một số tính trạng hình thái và đặc điểm nở hoa của các THL cà chua vụ
xuân hè sớm 2016 tại Gia Lâm-Hà Nội ........................................................... 68

Bảng 4.24.

Tỷ lệ đậu quả (%) của các tổ hợp lai cà chua vụ Xuân Hè sớm 2016 tại

Gia Lâm - Hà Nội ........................................................................................... 70

Bảng 4.25.

Tỷ lệ nhiễm bệnh vius của các tổ hợp lai cà chua vụ xuân hè sớm 2016
tại Gia Lâm - Hà Nội....................................................................................... 72

Bảng 4.26.

Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai vụ xuân hè 2016 tại Gia
Lâm-Hà Nội .................................................................................................... 75

Bảng 4.27.

Một số chỉ tiêu về hình thái quả của các THL cà chua vụ xuân hè sớm
2016 tại Gia Lâm-Hà Nội ................................................................................ 78

Bảng 4.28.

Một số chỉ tiêu về chất lượng quả của các THL cà chua vụ xuân hè sớm
2016 tại Gia Lâm-Hà Nội ................................................................................ 80

Bảng 4.29.

Phân tích tương quan một số tính trạng chọn giống ......................................... 82

Bảng 4.30.

Một số tổ hợp lai cà chua triển vọng trong vụ Xuân Hè sớm 2016 tại Gia
Lâm-Hà Nội .................................................................................................... 83


vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Tieng ngeunh PHENGKHAMMA
Tên luận văn:
“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KẾT HỢP VÀ TUYỂN CHỌN CÁC TỔ HỢP LAI CÀ
CHUA TRIỂN VỌNG Ở VỤ THU ĐÔNG VÀ XUÂN HÈ”
Ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá được khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ và chọn ra được các tổ hợp lai cà
chua lai mới có khả năng chịu nóng, có khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng tốt, thích
hợp trồng ở vụ Thu Đông và Xuân Hè.
Nội dung và Phương pháp nghiên cứu.
Đánh giá đặc điểm nông sinh học, chất lượng của các tổ hợp lai trong vụ thu đông và
vụ xuân hè. Bố trí thí nghiệm theo phương pháp khảo sát không nhắc lại. Mỗi ô đất rộng 8 m2
và được trồng 22 cây/ô, theo dõi 6 cây/ô được chọn và gắn thẻ theo dõi.
Các chỉ tiêu theo dõi gồm các giai đoạn sinh trưởng phát triển, chỉ tiêu về cấu trúc cây
và hình thái cây, đặc điểm nở hoa và tỷ lệ đậu quả, tình hình nhiễm một số bệnh sâu hại trên
đồng ruộng, các yếu tố cấu thành năng suất, chỉ tiêu về hình thái và chất lượng quả. Khả năng
kết hợp được xác định nhờ chỉ số SELINDEX theo theo Kemphorne 1957.
Kết luận
- Hầu hết các tổ hợp lai thí nghiệp thuộc dạng hình sinh trưởng bán hữu hạn, tốt ở hai
thời vụ. Chiều cao cây của các tổ hợp lai cà chua ở vụ thu đông thấp hơn vụ thu hè sớm. Thời
giain từ trồng đến chín của các tổ hợp lai cà chua vụ xuân hè dài hơn so với vụ thu đông và đa

số các tổ hợp lai cà chua có khả năng đậu quả tốt ở cả 02 vụ.
- Năng suất cá thể các tổ hợp lai cà chuaở vụ thu đông đạt mức cao hơn vụ xuân hè
sớm. Ở vụ thu đông nhiều tổ hợp lai đạt mức cao (2670g – 2930g) như: B25, B31, B32, G25,
G28, E27, E28.... Ở vụ xuân hè sớm tổ hợp lai đạt mức cao như: A25, B32, E24, A25. Các tổ
hợp lai cà chua thí nghiệm có mẫu mã quả đẹp, có độ dày thịt quả và chất lượng thịt quả tốt,
nhiều tổ hợp lai có độ brix cao hơn 4,6, thịt quả khô và có hương vị cà chua.
- Thời vụ thu đông, đa số các tổ hợp lai thí nghiệm không nhiễm bệnh virus, một số
nhiễm rất nhẹ. Riêng ở vụ xuân hè sớm đã quan sát thấy một số tổ hợp lai có mức nhiễm bệnh
virus cao hơn: B22, G25, B28, A32.

viii


- Kết quả đánh giá khả năng kết hợp theo tính trạng năng suất đã thu được các cặp
bố mẹ có khả năng kết hợp riêng cao như: A23; A24; B30; G24; E21; E27 và kết quả đánh
giá khả năng kết hợp theo tính trạng Độ Brix đã thu được các cặp bố mẹ có khả năng kết
hợp riêng cao như: A30; A21; B32; B30; G23; G24; G31; E25; E26; E28.
- Kết quả đánh giá tập hợp các chỉ tiêu đã chọn lọc ra được một số tổ hợp lai cà chua
triển vọng vụ Thu Đông như: B25, B31, B32, G25, G28, G32, E27, E28, ở vụ xuân hè sớm
là: E24, E21, A25, B31, G31.

ix


THESIS ABSTRACT
Author’s name: Tieng ngeunh PHENGKHAMMA
Thesis title:
"GENETIC COMPATIBILITY AND SELECTION OF POTENTIAL TOMATO
HYBRIDS IN AUTUMN-WINTER AND SPRING-SUMMER SEASONS "
Major: CROP SCIENCE


Code: 60.62.01.10

Training Institution Name: Vietnam National University of Agriculture
Research purposes
- To assess the genetic compatibility of parental lines and to select the new tomato
hybrids with heat tolerance, good growth, yield, and quality, and suitability for AutumnWinter and Spring-Summer seaons.
Research materials and Methods
Evaluation of agoronomic traits, yield and quality of the hybrid combinations in autumwinter and spring-summer seasons. Experiment was carried out using non-repeated survey
method. Each plot was of 8 m2 and plant density was of 22 plants /plot. 6 plants/plot was
selected for measurement
Traits for measurement include time of growth and development, morphological traits,
flowering and fruiting traits, pests and diseases, yield and yield cosmponents, and fruit
quality. SELINDEX was used to select hybrids according to Kemphorne 1957.
Results and conclusions
- Most hybrid combinations were determinated growth and grew well in two crops.
Plant height of the tomato hybrids in the autumn-winter crop is shorter than that in autumnsummer. Growth duration of tomato hybridsin spring - summer is longer than that in autumn –
winter. The majority of tomato hybrids were capable of fruiting in autumn - winter and early
spring - summer (over 65%).
- Yields of tomato hybrid combinations of the autumn - winter is generally higher than
that of early the spring - summer. In autumn – winter, some hybrids had high individual yields
(2670g - 2930g), such as B25, B31, B32, G25, G28, E27, E28 ...In the early spring – summer,
hybrids of high individual yields were A25, B32, E24, A25.
- The majority of tomato hybrid combinations had beautiful fruit, flesh thickness and
good quality. Many hybrids had brix levels higher than 4.6. In autumn - winter, the majority

x


of hybrids were not infected by virus. Some hybrids in early spring - summer were observed

with higher levels of virus infection, such as B22, G25, B28, A32.
- Some pairs of parental lines with high compatibility were A23; A24; B30; G24; E21; E27.
- Genetic compatibility in terms of Brix levels were found for pairs of parental lines A30;
A21; B32; B30; G23; G24; G31; E25; E26; E28. Based on selection index, a number of
promising hybrid tomato combinations were identified forAutumn- Winter (B25, B31, B32,
G25, G28, G32, E27, E28), and for the early spring - summer (E24, E21, A25, B31, G31).

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo số liệu thống kê hàng năm của FAO diện tích cà chua đứng đầu trong 14
loại rau chủ lực được trồng trên 87% diện tích rau an toàn. Cà chua là loại rau có giá
trị kinh tế cao, chứa nhiều chất dinh dưỡng có giá trị cao như đường ở dạng dễ tiêu
chủ yếu là glucoza và fructoza, cung cấp hàm lượng các vitamin A, B1, B2, B6, C…
khoáng chất như Ca, K, Na, P, Mg… và các hoạt chất sinh học phong phú, là thực
phẩm có lợi cho sức khỏe con người. Cà chua là loại quả dễ sử dụng, chế biến với
các sản phẩm đa dạng, có thể sử dụng lâu dài, liên tục và tốt cho tất cả mọi người.
Sản xuất cà chua cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác, là nguồn
hàng xuất khẩu lợi nhuận cao. Từ đó, đặt ra vấn đề lớn cho các nhà chọn tạo giống
trong khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng khắt khe, khí hậu biến đổi, sâu bệnh gia tăng
và quy mô mở rộng ngày càng lớn. Việc chọn tạo giống ra 1 giống cà chua đáp ứng
nhu cầu trên là thực sự cần thiết và cấp bách.
Cây cà chua, tên khoa học là Lycopersicon esculentum Mill, thuộc họ cà
(solanaceae) là loại rau phổ biến được nhiều người ưa chuộng. Cà chua có nguồn gốc
từ châu Mỹ và phổ biến ra toàn thế giới sau thế kỉ XVI bởi những phát hiện tốt mà cà
chua mang lại. Quả cà chua chứa nước 90%, glucid 4%, protid 0,3%, lipid 0,3%, các
acid hữu cơ như acid citric malic, oxalic, nhiều nguyên tố vi lượng, các vitamin A, B1,
B2, B6, C, PP, E, K. Quả còn chứa glucose, fructose, một ít sucarose và một

ketoheptose.
Cà chua được phát triển trên toàn thế giới do sự tăng trưởng tối ưu của nó trong
nhiều điều kiện phát triển khác nhau. Khoảng 150 triệu tấn cà chua đã được sản xuất ra
trên thế giới trong năm 2009. Trung Quốc là nước sản xuất cà chua lớn nhất, chiếm
khoảng một phần tư sản lượng toàn cầu, tiếp theo là Hoa Kỳ và Ấn Độ.
Ở Việt Nam, cây cà chua được trồng từ rất lâu đời, việc phát triển và trồng cà
chua còn có ý nghĩa quan trọng trong mặt thâm canh, tăng vụ và tăng năng suất trên
một đơn vị diện tích. Do có khả năng thích ứng rộng nên cà chua là một trong những
loài cây được trồng phổ biến nhất trong nước, nhưng tập trung nhiều nhất ở khu vực
trung du miền núi phía bắc.
Cà chua trồng rải vụ vào vụ Xuân hè không những giải quyết được rau giáp vụ
mà còn cung cấp nguyên liệu liên tục cho các nhà máy, đem lại hiệu quả cao hơn nhiều
so với chính vụ.
1


Tuy nhiên, cà chua được trồng trong vụ này gặp nhiều khó khăn: điều kiện
ngoại cảnh nóng ẩm, mưa nhiều, dẫn đến thụ phấn, thụ tinh khó khăn, cây dễ nhiễm
các loại sâu bệnh hại đáng kể như héo xanh, virus... Vì vậy, ngoài tuân thủ nghiêm
ngặt các biện pháp kĩ thuật, thì yêu cầu đặt ra là phải chọn giống thích nghi với điều
kiện vụ Xuân Hè. Để có bộ giống tốt, ngoài yêu cầu bình thường về mặt năng suất,
chất lượng, mã quả, khả năng bảo quản, vận chuyển thì điều quan trọng là những
giống đó phải có khả năng chịu nhiệt tốt, tỷ lệ hữu dục cao, quả phát triển đều về hình
dạng và màu sắc trong điều kiện nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, bộ giống của Việt Nam
còn nghèo nàn, hiện nay chủ yếu là các giống địa phương có năng suất thấp, nông dân
tự để giống nên thường nhanh bị thoái hóa, các giống F1 hiện nay chủ yếu là các giống
nhập nội có giá thành cao khó được sản xuất chấp nhận.
Công tác chọn tạo giống ở Việt Nam hiện nay cũng chủ yếu hướng tới chọn
tạo giống cà chua mới có triển vọng năng suất cao, kiểu dáng mẫu mã và chất lượng
tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh, phù hợp với nhu cầu của

người tiêu dùng. Vì vậy, tôi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
khả năng kết hợp và tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua trong vụ Thu Đông và
Xuân Hè”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá được khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ và chọn ra được các tổ
hợp lai cà chua lai mới có khả năng chịu nóng, có khả năng sinh trưởng, năng suất,
chất lượng tốt, thích hợp trồng ở vụ Thu Đông và Xuân Hè tại Gia Lâm-Hà Nội.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng và một số đặc điểm hình thái, cấu trúc cây của
các tổ hợp lai (THL) cà chua trái vụ trồng trong vụ Thu Đông và Xuân Hè.
- Đánh giá khả năng ra hoa, đậu quả, các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của cá THL cà chua trong vụ Thu Đông và Xuân Hè.
- Đánh giá một số đặc điểm hình thái quả và một số chỉ tiêu về chất lượng quả.
- Đánh giá khả năng chịu nhiệt độ cao thông qua khả năng ra hoa, đậu quả trong
điều kiện vụ nóng.
- Đánh giá tình hình nhiễm bệnh virus trên đồng ruộng theo các triệu chứng
quan sát trên cây qua các lần theo dõi ở hai vụ trên.

2


- Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ theo các tình trạng nghiên cứu
ở vụ thu đông.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu khả năng kết hợp, khả năng chịu nóng, đặc điểm nông sinh học
của một số tổ hợp lai cà chua vụ mới vụ Thu Đông và Xuân Hè
- Tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua mới vụ Thu Đông và Xuân Hè.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Từ những kết quả đạt được đề tài đưa ra một số tổ hợp lai cà chua triển vọng
phù hợp với điều kiện sinh thái vùng nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm cho bộ
giống cà chua.
Xác định được tổ hợp lai cà chua triển vọng có khả năng trồng trái vụ góp phần
hoàn thiện cơ cấu giống, thời vụ trồng đối với cây cà chua.
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu
Ở vụ thu đông 2015, đề tài nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và chất lưọng quả
của các tổ hợp lai cà chua thu được theo số lai đỉnh (12x4), đánh giá khả năng kết hợp của
các dòng bố mẹ ở một số tiính trạng như tỷ lệ đậu quả, tổng số quả trên cây, khối lượng
trung bình quả, năng suất cá thể, độ brix.
Ở vụ xuân hè 2016, đề tài nghiên cứu 29 tổ hợp lai chọn từ 48 tổ hợp lai cuả thí
nghiệm trước để đánh giá các đặc điểm nông học, chất lượng quả của những tổ hợp lai
trển vọng.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGUỒN GỐC PHÂN LOẠI, GIÁ TRỊ CỦA CÂY CÀ CHUA
2.1.1. Nguồn gốc
Nhiều nghiên cứu cho rằng quê hương của cà chua ở vùng Nam Mỹ. Theo tài
liệu của các tác giả Choudhury (1970), De Candolle (1884), Luckwill (1943) cho rằng,
cà chua có nguồn gốc ở Peru, Ecuador và Bolivia dọc theo bờ biển Thái Bình Dương,
từ quần đảo Galanpagos tới Chi Lê. Tại đây, ngày nay còn tìm thấy nhiều loài cà chua
hoang dại gần gũi với loài cà chua trồng. Các nghiên cứu về sinh học phân tử và di
truyền phân tử (nghiên cứu các izoenzyme, các marker phân tử, nghiên cứu khoảng
cách di truyền) cũng đã xác định điều đó, đồng thời khẳng định rằng Mehico là nơi đầu
tiên thuần hóa, trồng trọt cà chua (dẫn theo Mai Thị Phương Anh, 2003). Các nhà
nghiên cứu có ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cây cà chua song tập trung chủ yếu
vào hai hướng:

Thứ nhất là cây cà chua có nguồn gốc từ cây cà chua dại (L. esculentum
varpimpine lliforme).
Thứ hai là cà chua Anh Đào (L. esculentum var cerasiforme) là tổ tiên của các
giống cà chua hiện nay trồng trên trái đất.
Đa số tác giả cho rằng, trong tiến hóa đã xảy ra quá trình đột biến liên quan tới
sự liên kết ở noãn, dẫn tới sự hình thành quả lớn. Theo Lesley (1926) dạng đột biến
quả lớn được kiểm soát bởi 2 gen lặn. Kết quả quá trình tích lũy dần các gen đột biến
(lặn) ở dạng dại L.esc.var. pimpinellifolium đã xuất hiện ở cà chua trồng (trích theo
Nguyễn Hồng Minh, 2007a).
Jenkins (1948) đã đề xuất 2 hướng tiến hóa về kích thước và hình dạng quả. Một
hướng liên quan tới việc tăng thêm kích thước ô hạt, hạt và thịt quả, kết quả thành quả
có dạng hình quả mận, hình quả lê và các dạng quả hình dài khác. Hướng thứ 2 là ở
noãn xảy sự liên kết giữa các ô hạt làm tăng về đường kính, hình dạng quả lớn có
nhiều ô hạt.
Theo Luckwill (1943), cây cà chua xuất hiện ở châu Âu vào thế kỉ thứ 16 – 17 và
trồng đầu tiên ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia do những nhà buôn Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha chuyển từ Nam Mỹ tới, từ đó cây cà chua được lan truyền đi các nơi
khác. Thế kỷ 17, cà chua được đưa vào châu Á đầu tiên là Philippin, nhờ các lái buôn
người châu Âu và thực dân Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Sau đó được trồng
phổ biến trên các nước châu Á khác (Kuo and et al., 1998).

4


Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cho rằng cà chua được du nhập vào Việt Nam từ
thời thực dân Pháp chiếm đóng tức và được người dân thuần hóa trở thành cây bản địa.
Từ đó cùng với sự phát triển của xã hội thì cây cà chua đang ngày càng trở thành một
cây trồng có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao.
2.1.2. Phân loại
Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) thuộc chi Lycopersicon, họ cà

Solaneceae. Cà chua được nghiên cứu và lập thành hệ thống phân loại theo quan
điểm riêng của nhiều tác giả: Muller (1940), Luckwill (1943).
Theo Muller (1940) cà chua trồng trọt hiện nay thuộc chi phụ Eulycopersicon.
Tác giả phân loại chi phụ này thành 7 loài, loài cà chua trồng trọt hiện nay
(Lycopersicon esculentum Mill) thuộc loài thứ 1.
Tuy nhiên hiện nay, hệ thống phân loại của Breznep (1964) được sử dụng đơn
giản và rộng rãi nhất.Chi Lycopersicon Tourn được phân làm 3 loài thuộc 2 chi phụ đó
là Eulycopersicon (chi phụ 1) và Eriopersicon (chi phụ 2) (Nguyễn Hồng Minh, 2000).
* Chi phụ 1 (Eulycopersicon): là dạng cây 1 năm, gồm các dạng quả không có
lông, màu đỏ hoặc màu đỏ vàng, hạt mỏng, rộng… Chi phụ này có một loài là
L. esculentum Mill. Loài này gồm 3 loài phụ là:
L. esculentum. Mill. ssp. spontaneum (cà chua hoang dại).
L. esculentum. Mill. ssp. subspontaneum (cà chua bán hoang dại).
L. esculentum. Mill. ssp. cultum (cà chua trồng): là loại lớn nhất, có các biến
chủng có khả năng thích ứng rộng, được trồng khắp thế giới. Breznep đã chia loài phụ
này thành biến chủng sau:
+ L. esculentum var. vulgare (cà chua thông thường): biến chủng này chiếm
75% cà chua trồng trên thế giới, bao gồm các giống có thời gian sinh trưởng khác nhau
với trọng lượng quả từ 50 đến trên 100g. Hầu hết những giống cà chua đang được
trồng ngoài sản xuất đều thuộc nhóm này.
+ L. esculentum var. grandifolium: Cà chua lá to, cây trung bình, lá láng bóng,
số lá trên cây từ ít đến trung bình.
+ L. esculentum var. validum: cà chua anh đào cà chua thân bụi, thân thấp, thân
có lông tơ, lá trung bình, cuống ngắn, mép cong.
+ L. esculentum var. pyriform: cà chua hình quả lê, sinh trưởng vô hạn.
* Chi phụ 2 (Eriopersicon): là dạng cây 1 năm hoặc nhiều năm, gồm các dạng
quả có lông màu trắng, xanh lá cây hoặc vàng nhạt, có các vệt màu antoxyan hay xanh
5



thẫm. Hạt dày không có lông, màu nâu… chi phụ này có 2 loài gồm 5 loại hoang dại:
L. cheesmanii, L. chilense, L. glandulosum, L. hirsutum, L. peruvianum.
Lycopersicun hisrutum Humb: loại cây ngày ngắn, quả chỉ hình thành trong
điều kiện chiếu sáng trong ngày 8-10 h/ngày, quả chín xanh, có mùi đặc trưng. Loài
này thường sống ở độ cao 2200 - 2500 m, ít khi ở độ cao 1100m so với mặt nước biển
như các loài cà chua khác.
Lycopersicum peruviarum Mill: thường mọc ở miền Nam Pêru, bắc Chilê, có xu
hướng thụ phấn chéo cao hơn so với loài L. esculentum Mill. Trong điều kiện ngày
ngắn cây ra quả tốt hơn ngày dài, nó không có đặc tính của
L. hisrutum, có
khả năng chống bệnh cao hơn các loài khác. Loại này thường sống ở độ cao 300 2000m so với mặt nước biển.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHỌN TẠO GIỐNG CÀ CHUA TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo cà chua trên thế giới
Lịch sử công tác chọn tạo giống cà chua trên thế giới bắt đầu ở Châu Âu và đã
có những tiến bộ trong 200 năm trở lại đây. Những người Italia được cho là những
người đầu tiên phát triển các giống cà chua mới, họ chọn các giống có sự khác nhau về
tính trạng quả, chủ yếu là màu sắc quả.
Ớ đầu thế kỷ 20 đã đánh dấu những bước tiến to lớn trong công tác chọn tạo
giống cà chua. Việc cải tiến năng suất, chất lượng luôn là hai mục tiêu hàng đầu và
chung cho tất cả các chương trình chọn tạo giống. Trước năm1925 việc cải tiến giống
cà chua được thực hiện bằng cách chọn các kiểu gen ngay từ bản thân các giống - từ
các đột biến tự nhiên, lai tự do hoặc tái tổ hợp của các biến thể di truyền đang tồn tại
trong tự nhiên (theo Tigchelar, 1986).
Hiện nay công tác chọn tạo cà chua tập trung chủ yếu theo 3 hướng chính:
+ Tạo giống chống chịu với điều kiện bất thuận
+ Tạo giống chống chịu với sâu bệnh
+ Tạo giống có chất lượng tốt phục vụ cho ăn tươi, chế biến
2.2.1.1 Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống cà chua có khả năng chống chịu
với điều kiện bất thuận

Nhiều nghiên cứu cho rằng sinh trưởng, phát triển và chất lượng cà chua phụ
thuộc rất nhiều vào yếu tố ngoại cảnh. Các nhà chọn giống đã sử dụng nguồn gen của

6


cà chua hoang dại và bằng các con đường chọn giống khác nhau để lai tạo, chọn lọc
giao tử dưới điều kiện bất thuận, chọn lọc hợp tử, đột biến nhân tạo nhằm tạo ra các
giống cà chua có khả năng chống chịu tốt vói ngoại cảnh bất thuận.
Theo Kiều Thị Thư (1998) chọn lọc hạt phấn trên cơ sở đa dạng hóa di truyền
của chúng là một trong những phương pháp chọn giống. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở
cà chua bằng cách chọn lọc hạt phấn với nhiệt độ cao, có thể nâng cao sự chống chịu ở
giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng.
Các nhà chọn giống cà chua của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau Châu
Á (AVRDC) đã phát hiện chất lượng quả của các giống cà chua chọn tạo cho vùng khí
hậu ôn đới sẽ kém khi đem trồng chúng trong điều kiện nhiệt đới. Chính vì vậy,
AVRDC đã đặt ra mục tiêu là chọn tạo giống cà chua có khả năng chống chịu với điều
kiện bất thuận của các khu vực có khí hậu nhiệt đới và đã gặt hái được nhiều thành
công, trong đó là tập đoàn các dòng, các nguồn gen thể hiện khả năng vượt trội so với
các giống địa phương về năng suất, tính chịu nhiệt và khả năng chống chịu với sâu
bệnh. Tập đoàn đó bao gồm các dống như: CL33d-0-2-2, CL122-0-3-3, CL502F5-14,
8d-0- 7-1-1, 32d-0-l-l-15, 32d-0-l-4.. . (Villareal, 1978). Trong chương trình về các
dòng tự phối hữu hạn, vô hạn có khả năng cho đậu quả ở giới hạn nhiệt độ cực đại
32°C-340C và cực tiểu 22°C-24°C, các nhà khoa học của AVRDC đã tạo ra được một
số giống cà chua lai triển vọng, được phát triển một số nước nhiệt đới như: CLN161L,
CLN2001C, CL143...(Morris, 1938).
Nhiều thử nghiệm về các giống cà chua được tiến hành ở AVRDC- TOP,
trường đại học Kasestart, phân viện Kamphaeng Thái Lan chọn tạo nhiều giống được
đánh giá là chất lượng tốt kết hợp với tính chịu nóng, năng suất cao và chống bệnh cụ
thể là các giống cà chua anh đào CHT104, CHT92, CHT105 có năng-suất cao, chống

chịu bệnh tốt, màu sắc quả đẹp, hương vị ngon, quả chắc. Các giống PT225, PT3027,
PT4165, PT446, PT4121 cho năng suất cao, chất lượng tốt, chống bệnh và chống nứt
quả (Jinping, 1994).
Di truyền của tính trạng chịu nóng rất phức tạp. Chịu nóng trong giai đoạn ra
hoa, phát hiển nụ và khả năng tạo hoa ảnh hưởng của một gen lặn có hệ số di truyền
rất cao (Marfo and Hall, 1993). Khả năng này trong giai đoạn ra hoa đậu quả được

7


điều khiển bởi một gen trội nhưng lại bị ảnh hưởng rất mạnh bởi môi trường và hệ số
di truyền theo nghĩa hẹp là 0,26 (Marfo and Hall, 1993).
Nguồn gen chịu nóngđược tìm thấy ở L.esculentum. Nhiều mẫu giống có khả
năng chịu nóng cao như UC-6521, Farthest North, Delta-10, Otoba-33 , StaiTire,
Berks 29... Nhiều giống được tạo ra ở vùng nhiệt đới với các mẫu giống như: CLN
130, DC4-2-Ọ. Gen chịu nóng HsfAl, sHSP, hsp21 nhận biết trong loài S.lycopersicon (Amanijot and Grover, 2008).
Từ năm 2000, Trung tâm Rau thế giới đã đi sâu nghiên cứu cải tiến các tính
trạng kháng bệnh, cải tiến kích thước, hình dạng quả năng suất và chất lượng quả.
Nghiên cứu tính trạng chịu nóng của bộ giống cà chua gồm 4.616 mẫu giống đã có 39
có khả năng chịu nóng tốt. Trong các giống chứa gen chịu nóng chủ yếu được dùng
trong lai tạo với các giống trong vùng nhiệt đới, giống L4841 nguồn gốc Philippin,
L3958 nguồn gốc từ Mỹ, L1488 nguồn gốc Nam Phi (AVRDC, 2013).
Cà chua L.esculentum var. primpisnellifolium và L.esculentum var. esculentum
là nguồn vật liệu tốt cho chọn tạo giống chịu nóng, chín sớm. Tính chín sớm, quả tập
trung có thể tìm thấy ở nhiều giống như: Lada, Rannii-83, Bebi, Bonita, Rocket.
2.2.1.2. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống cà chua có khả năng chống chịu
với bệnh hại
Song song với hướng chọn tạo giống cà chua chống chịu với điều kiện bất
thuận, chọn tạo giống cà chua có khả năng chống chịu với các loại bệnh hại cũng là
một hướng đi dành nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học.

Hiện nay có trên 285 marker hình thái, sinh lý chống bệnh ở cà chua đã được
biết đến, 36 isozymes và trên 1000 RFLPs trên một nhiễm sắc thể (NST) của cà chua.
Những thông tin di truyền có thể sử dụng vào rất nhiều mục đích như chọn lọc phân tử
(MAS). Hiện nay, chọn lọc phân tử được nhiều công ty hạt giống ứng dụng để tạo các
giống cà chua chống bệnh. Tiềm năng ứng dụng phân tử trong chọn giống cây trồng
rất lớn, đặc biệt để quy tụ các gen chống chịu bệnh.
Ngoài ra, việc nghiên cứu sâu về di truyền học phân tử, miễn dịch học đã cho
phép xác định vị trí locus nàọ quyết định các tính trạng kinh tế trên 12 NST của cà
chua. Việc chuyển nạp các gen chống chịu các bệnh nguy hại như: sương mai (Ph-1,

8


Ph-2), bệnh héo xanh vi khuẩn (Hrp) đã giúp cho nhà khoa học tạo giống lai chống
chịu đồng thời 3-4 bệnh. Năng suất cà chua nhờ đó tăng từ 18 tấn/ha năm 1980 lên 27
tấn/ha năm 2000 ( Trần Khắc Thi và cs 2008).
Nhiễm bệnh virus xoăn vàng lá (ToLCV) vào giai đoạn ra hoa sẽ làm giảm
đáng kể năng suất cà chua. Từ nărn 2002-2004, các nhà khoa học của AVRDC đã tiến
hành thử nghiệm, đánh giá khả năng kháng bệnh ToLCV của 6 giống cà chua
(CHT1312, CHT1313, CHT1372, CHT1374, CHT1358 và Tainan-ASVEG No.6-đối
chứng) ở bốn địa điểm. Kết quả cho thấy, khả năng kháng của các giống CHT/là rất
tốt, tỷ lệ nhiễm bệnh chỉ từ 5-11% trong khi tỷ lệ nhiễm bệnh của đối chứng luôn ở
mức cao 74- 100% (2002) và 86,5-100% (2003) (AVRDC; 2003; 2005).
Dựa vào những kết quả nghiên cứu của PYTs, Đài Loan đã đưa các giống cà
chua lai CHT1200, CHT1201 vào sản xuất với tên gọi chính thức là Huahen- ASVEG
No. 13 và Hualien-ASVEG No. 14. Các giống này có quả dạng oval, chắc, khi chín có
màu vàng cam, hàm lượng B-caroténe cao, tỷ lệ nứt quả thấp, có khả năng kháng
ToMV và nấm héo rũ Fusarium chủng 1 và 2.
AVRDC có nhiều giống cà chua như CLN2026D; CLN2116B; CLN2123A
thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn, có khả năng chống chịu với nhiều loại bệnh hại

như héo xanh vi khuẩn, héo rũ, xoăn lá, đốm lá, khảm lá, các giống nằy cũng có khả
năng chịu nóng tốt (AVDRC, 2005). Đến tháng 1/2006, AVRDC tiếp tục dựa ra giống
cà chua mới CLN2498 sinh trưởng bán hữu hạn, có gen có chứa alen Ty-2 (được lấy
từ giống H24 của Ấn Độ) giúp giống có khả năng chống chịu đặc biệt vói virus xoăn lá
cà chua (ToLCVs) ở nhiều điều kiện sinh thái khác nhau. Ngoài ra, giống này còn có
năng suất khá (50 tấn/ha), chất lượng tốt (AVDRC, 2006). Năm 2010, AVRDC đã lai
tạo được nhiều dòng cà chua có khả năng kháng bọ phấn và ToLCV cao: LA1777, LA
1418, LA407, LA716, LA171418 và PI344818 (AVRDC, 2010). Một số dòng cà chua
có nhiều đặc tính ảnh hưởng đến sự phát triển của bọ phấn Bemisia tabaci trong điều
kiện nhà lưới tại Agricola như dòng LA1548 có khả năng làm giảm sự sống sót của
sâu non và tăng thời gian phát dục của bọ phấn, dòng LA1739 và PI134417 có khả
năng làm bọ phấn cái trưởng thành khó cư trú dẫn đến làm giảm khả năng đẻ trứng,
dòng PI134417 làm giảm khả năng sống sót của sâu non.

9


Peter (2010) đã quy tụ gen kháng ToLCV ở cà chua từ loài dại S.habrochites,
S.chilense và S.peruvianum vào cà chua trồng và tạo các dòng RIL mang gen kháng.
gồm: Tyl, Ty2, Ty3, Ty4 và Ty5. Trong đó, Tyl, Ty3 trên NST6, Ty2 trên NST11, Ty4
trên NST3 và Ty5 trên NST4. Đến thế hệ F6 chọn được 24 dòng đưa vào đánh giá và
kết quả, điểm kháng bệnh cho thấy quy tụ nhiều gen mức độ kháng cao hơn
2.2.1.3. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống cà chua chất lượng cao phục vụ ăn
tươi, chế biến
Để cải tạo chất lượng giống cà chua thì cà chua hoang dại được coi là nguồn vật
liệu khởi đầu quan trọng vì ở những loài này thường có hàm lượng đường,
vitamin...cao (Tigchelar,1986).
Các nhà khoa học Bungari cho rằng lai giữa dạng trồng với dạng dại
L. racenigerum thuộc biến chủng var. racenigerum sẽ nâng cao được lượng chất khô
trong quả. Còn khi chọn chủng var.chlogatum làm vật liệu sẽ có hàm lượng đường cao.

Hương vị của cà chua được quyết định bởi các yếu tố: hàm lượng đường tự do
(Fructoza và-Glucoza), hàm lượng axít hữu cơ và tỷ lệ đường/axít. Hàm lượng đường
tự do trong quả tạo nên trên 50% lượng chất khô tổng số. Chính vì vậy đã có nhiều
công trình nghiên cứu nhằm làm tăng hàm lượng chất khô cho các giống đã có năng
suất cao thông qua việc lai tạo giữa các loài khác nhau của chi Lycopersicon. Tuy
nhiên, năng suất lại tỷ lệ nghịch với hàm lượng chất khô nên cần dung hoà hai yếu tố
này (dẫn theo Nguyễn Thanh Minh, 2003).
Từ năm 1991-2007, công ty cung ứng giống cà chua của Mỹ đã thu nhập và
giới thiệu tới 600 giống cà chua chất lượng cao phù họp cho ăn tươi và chế biến công
nghiệp. Mặc dù các giống mới được chọn tạo ra hàng năm nhưng các giống cũ vẫn
được duy trì thường xuyên và chúng vừa được dùng trong sản xuất vừa dùng làm
nguồn vật liệu trong lai tạo.
Ngoài việc tăng cường vitamin, hàm lượng đường...các nhà khoa học cũng bắt
đầu chú ý đến việc đưa một số chất kháng sinh vào trong quả cà chua nhằm góp phần
trị bệnh,tăng cường khả năng miễn dịch cho con người. Với mục tiêu này, sau 10
năm nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu công nghệ thuộc Viện Khoa học kỹ thuật
Nông nghiệp Trung Quốc đã cho ra đời giống cà chua có khả năng chống lại sự xâm

10


nhập của virus gây bệnh viêm gan B vào cơ thể con người (dẫn theo Nguyễn Thanh
Minh, 2003).
AVRDC đưa ra giống cà chua quả vàng có hàm lượng 6- Caroten cao gấp 3-6
lần so với giống cà chua màu đỏ. Giống còn có hàm lượng axit, độ ngọt tương đương
so với các-giống cà chua quả đỏ, góp phần làm giảm tỷ lệ quáng gà, mù cho trẻ em,
đặc biệt là trẻ em ở các nước đang và kém phát triển. (AVRDC, 2003).
Chất lượng quả cà chua còn phụ thuộc vào tỷ lệ giữa độ chắc và dịch quả trong
ngăn hạt. Dịch quả là nguồn axit quan trọng và giúp người sử dụng cảm nhận hương vị
của quả cà chua. Việc tăng hàm lượng axit và đường trong thành phần dịch quả là việc

làm cần thiết để tạo hương vị tốt cho những giống cà chua mới, đặc biệt là các giống
phục vụ cho nhu cầu ăn tươi (Stevens, 1978). Bên cạnh hướng chọn giống trên, giống
năng suất, có thời gian bảo quản dài hay chọn tạo giống phục vụ cho công nghiệp cũng
là hướng đi được các nhà khoa học quan tâm. Ở Philipin, một loạt giống được chọn tạo
nhằm phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến như: Peto93, 94, Proaco, BP1, THD1...
Còn ở Cuba, các nhà chọn giống đã sử dụng ưu thế lai và các dòng bất dục đực để tạo
ra các giống có ưu thế lai dương cao hơn hẳn bố mẹ tốt nhất về trọng lượng quả, số
quả trên cây, chiều cao cây, năng suất cá thể và có ưu thế lai âm về thời gian từ trồng
đến ra hoa.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu và chọn tạo cà chua ở Việt Nam
Kể từ khi cây cà chua xuất hiện ở Việt Nam cho đến nay, cây cà chua ngày
càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi khắp cả nước. Nhu cầu sử dụng ngày càng
được nâng cao. Cà chua chính vụ dần dần đã không đáp ứng được nhu cầu của người
tiêu dùng. Chính vì vậy những nghiên cứu cà chua trong nước tập trung chủ yếu chọn
tạo giống cà chua có phổ thích ứng rộng để có thể kéo dài thời gian sử dụng trong
năm. Công tác nghiên cứu chọn tạo giống cà chua đã được tiến hành từ những năm 60
của thế kỷ trước.
- Giai đoạn 1968-1985:
Sản xuất cà chua còn khá nhỏ lẻ, chủ yếu sử dụng giống cà chua múi. Bên cạnh
đó, một số giống cà chua hồng được du nhập như giống Ba Lan, Nozumi, Dazuma
ngày càng mở rộng diện tích. Một số cơ sở nghiên cứu trong nước triển khai các

11


nghiên cứu về thu thập vật liệu (nhập nội), chọn lọc, đánh giá, lai tạo. Cà chua sản xuất
chủ yếu ở vụ đông, những năm cuối thập niên 70 - đầu thập niên 80, các nghiên cứu về
thời vụ (Tạ Thu Cúc, 1985) đề xuất ở miền Bắc có thể được trồng được vụ cà chua
xuân hè để mở rộng thời gian cung cấp sản phẩm.
Theo các tác giả Vũ Tuyên Hoàng, Trần Khắc Thi và Mai Phương Anh thì để

có năng suất cao cần phải chọn được giống có số quả/cây lớn hơn 10 và trọng lượng
trung bình quả đạt 70- 80g. Trong giai đoạn này, bằng nhiều phương pháp khác nhau,
các nhà khoa học của cấc đơn vị nghiên cứu đã chọn tạo được nhỉều giống cà chua có
năng suất cao như: giống cà chua số 7 (khối lượng trung bình quả từ 80-100g), giống
cà chua 214 (năng suất: 40-45 tấn/ ha), giống cà chua "03", giống HP5 (trọng lượng
quả cao 80 – l00g, có khả năng chịu nóng, nhanh cho thu hoạch).
Bên cạnh hướng chọn tạo chính là năng suất, các nghiên cứu về khả năng
kháng bệnh của cà chua cũng được quan tâm. Bằng phương pháp đánh giá tập đoàn
gồm 100 mẫu giống cà chua trồng trong điều kiện vụ xuân hè với các mục tiêu: khả
năng kháng bệnh, năng suất, chất lượng, Tạ Thu Cúc (1985) kết luận rằng: khả năng
chống bệnh giảm dần theo thứ tự: cà chua dại L.racemigerum, Pháp số 7, BCA-5,
Cuba; Cho năng suất cao gồm các giống: BCA-5, Nhật số 2, BCA-1, Ruko 3, BCA 3
và một số giống cho chất Ịượng tốt như: Pháp số 7, Rutgers, Saintpierre, Nhật số 2,
Ogort, Triumph. Cũng bằng việc nghiên cứu trên nguồn giống cà chua nhập nội,
Trung tâm nghiên cứu cây trồng Việt Xô đã chọn tạo được một số mẫu giống chín
sớm, năng suất, cao, phẩm chất tốt, chống chịu bệnh như: Raketa, Salut,
Bogdannovskii (Trần Văn Lái, 2005).
- Giai đoạn từ 1986-1995:
Các nghiên cứu được tập trung vào các chượng trình khoa học cấp Nhà nước
với nhiều mục tiêu: tạo giống chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, giống
kháng bệnh, giống chất lượng,
Từ 1986-1990, trong chương trình “Rau quả và đồ hộp xuất khẩu” (18A) có đề
tài “Nghiên cứu chọn tạo một số loại rau chính” (18A-0KỌ4) do Viện Cây lương thực
và Cây thực phẩm chủ trì . Các giống cà chua mới tạo ra trong giai đoạn này là giống

12


×