Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp tăng năng suất đậu tương hè thu tại huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 123 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ THANH THỦY

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
TĂNG NĂNG SUẤT ĐẬU TƯƠNG HÈ THU
TẠI HUYỆN CẨM THỦY, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Thị Trường
PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Thị Thanh Thủy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Trường và PGS.TS Hà Thị Thanh Bình đã tận tình hướng
dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban quản lý đào tạo,
Bộ môn canh tác học, Khoa Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiền đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ - Viện CLT&CTP đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./ .


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Thị Thanh Thủy

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Mục lục ......................................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... vi
Danh mục bảng.......................................................................................................... vii
Danh mục hình ........................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu của đề tài ....................................................................... 2

1.2.1.


Mục đích......................................................................................................... 2

1.2.2.

Yêu cầu .......................................................................................................... 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 3

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học ........................................................................................... 3

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 3

1.4.

Giới hạn của đề tài ......................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu......................................................................................... 4
2.1.

Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam ....................................... 4

2.1.1.


Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới ...................................................... 4

2.1.2.

Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam ....................................................... 6

2.1.3.

Tình hình sản xuất đậu tương tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa ...................... 9

2.2.

Một số kết quả nghiên cứu về cây đậu tương ................................................. 11

2.2.1.

Một số kết quả nghiên cứu về giống đậu tương ............................................. 11

2.2.2.

Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho đậu tương ................................. 16

2.2.3.

Một số kết quả nghiên cứu về mật độ trồng đậu tương .................................. 21

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu......................................................... 26
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ..................................................................................... 26


3.2.

Thời gian nghiên cứu .................................................................................... 26

3.3.

Đối tượng, vật liệu nghiên cứu ...................................................................... 26

3.4.

Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 27

3.5.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 27

iii


3.5.1.

Phương pháp triển khai thí nghiệm đồng ruộng ............................................. 27

3.5.2.

Quy trình kỹ thuật áp dụng trong các thí nghiệm ........................................... 29

3.5.3.


Các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................... 30

3.5.4.

Các Phương pháp phân tích........................................................................... 32

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................... 33
4.1.

Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của 6
giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu năm 2015 .................................... 33

4.1.1.

Thời gian từ gieo đến mọc và tỷ lệ mọc mầm của các giống đậu tương ......... 33

4.1.2.

Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương ............................................. 34

4.1.3.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống đậu tương....................... 35

4.1.4.

Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương.................................................. 36

4.1.5.


Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương .................................. 38

4.1.6.

Khả năng tích lũy chất khô của các giống đậu tương ..................................... 40

4.1.7.

Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các giống đậu tương ..................................... 41

4.1.8.

Mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các dòng giống
đậu tương...................................................................................................... 43

4.1.9.

Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương ............................... 44

4.1.10. Năng suất của các giống đậu tương ............................................................... 46
4.2.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân bón đến
sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương ĐT51 ...................... 48

4.2.1.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân bón đến thời gian sinh
trưởng của giống đậu tương ĐT51 ................................................................. 48


4.2.2.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân bón đến khả năng sinh
trưởng của giống đậu tương ĐT51 ................................................................. 49

4.2.3.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân bón đến chỉ số diện
tích lá của giống đậu tương ĐT51.................................................................. 52

4.2.4.

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón và mật độ trồng đến khả năng tích
lũy chất khô của giống đậu tương ĐT51 ........................................................ 54

4.2.5.

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón mật độ trồng đến khả năng hình
thành nốt sần của giống đậu tương ĐT51 ...................................................... 56

4.2.6.

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón và mật độ trồng đến khả năng
chống chịu của giống đậu tương ĐT51 .......................................................... 59

4.2.7.

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón và mật độ trồng đến các yếu tố cấu
thành năng suất của giống đậu tương ĐT51................................................... 60
iv



4.2.8.

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón và mật độ trồng đến năng suất của
giống đậu tương ĐT51 .................................................................................. 64

4.2.9. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón và mật độ trồng đến lãi thuần
của giống đậu tương thí nghiệm ................................................................. 66
Phần 5. Kết luận và đề nghị .................................................................................... 69
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 69

5.2.

Đề nghị ......................................................................................................... 69

Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 71
Phụ lục ..................................................................................................................... 77

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Cs


Cộng sự

CT

Công thức

CTV

Cộng tác viên

Đ/c

Đối chứng

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Food and Agriculture Ogranization

HCVSSG

Hữu cơ vi sinh Sông Gianh

KL

Khối lượng


KLNS

Khối lượng nốt sần

P

Liều lượng phân bón



Mật độ

NS

Năng suất

NXB

Nhà xuất bản

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

SLNS

Số lượng nốt sần

STT


Số thứ tự

TB

Trung bình

TK

Thời kỳ

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới .......................... 4
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất đậu tương của 5 nước sản xuất đậu tương chủ
yếu trên thế giới......................................................................................... 5
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam .............................................. 7
Bảng 2.4.

Tình hình nhập khẩu đậu tương của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2014 .............. 9

Bảng 2.5. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương tại tỉnh Thanh Hóa
(2010 – 2014) .......................................................................................... 10
Bảng 2.6. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương tại huyện Cẩm Thủy,
tỉnh Thanh Hóa (2010 – 2015) ................................................................. 10
Bảng 3.1. Tên giống và nguồn gốc các giống thí nghiệm ......................................... 26
Bảng 4.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các giống đậu tương ............................. 33
Bảng 4.2. Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương........................................ 34

Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống đậu tương ................. 36
Bảng 4.4. Chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống đậu tương ................................... 37
Bảng 4.5. Số lượng và khối lượng nốt sần của các giống đậu tương ......................... 38
Bảng 4.6. Khả năng tích lũy chất khô của các giống đậu tương................................ 40
Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các giống đậu tương ............................... 41
Bảng 4.8. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống
đậu tương ................................................................................................ 43
Bảng 4.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương ......................... 45
Bảng 4.10. Năng suất của các giống đậu tương trong vụ hè thu 2015 ......................... 47
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân bón đến thời gian
sinh trưởng của giống đậu tương ĐT51.................................................... 48
Bảng 4.12.a. Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng và liều lượng phân bón đến
khả năng sinh trưởng của giống đậu tương ĐT51..................................... 50
Bảng 4.12.b. Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ trồng và liều lượng phân bón
đến khả năng sinh trưởng của giống đậu tương ĐT51 .............................. 51
Bảng 4.13.a. Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng và liều lượng phân bón đến
chỉ số diện tích lá của giống đậu tương ĐT51 .......................................... 52
Bảng 4.13.b. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và liều lượng phân bón
đến chỉ số diện tích lá của giống đậu tương ĐT51 .................................... 54

vii


Bảng 4.14.a. Ảnh hưởng riêng rẽ của liều lượng phân bón và mật độ trồng đến
khả năng tích lũy chất khô của giống đậu tương ĐT51............................. 55
Bảng 4.14.b. Ảnh hưởng tương tác của liều lượng phân bón và mật độ trồng đến
khả năng tích lũy chất khô của giống đậu tương ĐT51............................. 56
Bảng 4.15.a. Ảnh hưởng riêng rẽ của liều lượng phân bón mật độ trồng đến số
lượng và khối lượng nốt sần của giống đậu tương ĐT51 .......................... 57
Bảng 4.15.b. Ảnh hưởng tương tác của liều lượng phân bón mật độ trồng đến số

lượng và khối lượng nốt sần của giống đậu tương ĐT51 .......................... 58
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón và mật độ trồng đến mức độ
nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của giống đậu tương ĐT51 .......... 59
Bảng 4.17.a. Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống đậu tương ĐT51 ....................................................... 61
Bảng 4.17.b. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống đậu tương ĐT51 ....................................................... 63
Bảng 4.18.a. Ảnh hưởng riêng rẽ của liều lượng phân bón và mật độ trồng đến
năng suất của giống đậu tương ĐT51 ....................................................... 64
Bảng 4.18.b. Ảnh hưởng tương tác của liều lượng phân bón và mật độ trồng đến
năng suất của giống đậu tương ĐT51 ....................................................... 65
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón và mật độ trồng đến lãi thuần
của giống đậu tương ĐT51 trên 1ha ........................................................ 68

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống đậu tương ................... 36
Hình 4.2. Năng suất lý thuyết và thực thu của các giống đậu tương ........................... 47

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Thanh Thủy
Tên luận văn: Nghiên cứu một số biện pháp tăng năng suất đậu tương hè thu tại
huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
Ngành: Khoa học cây trồng


Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu xác định được một số giống đậu tương thích hợp, xác định được liều
lượng phân bón và mật độ trồng thích hợp cho giống đậu tương triển vọng trong vụ hè
thu tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
Phương pháp nghiên cứu:
Thí nghiệm 1 nhân tố bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ, nhắc lại 3 lần và
thực hiện trong vụ hè thu năm 2015. Mật độ trồng là 20 cây/m2, lượng phân bón là: 30
kg N : 60 kg P2O5 : 60 kg K2O :1 tấn phân HCVS Sông Gianh.
Thí nghiệm 2 nhân tố bố trí theo kiểu ô lớn ô nhỏ, nhắc lại 3 lần và thực hiện
trong vụ hè thu năm 2016. Mật độ trồng ở ô nhỏ với 4 mức 15 - 25 - 35 - 45 cây/m2 và
liều lượng phân bón được bố trí ở ô lớn với 3 mức là P1 = 10 kg N : 20 kg P2O5 : 20 kg
K2O, P2 = 30 kg N : 60 kg P2O5 : 60 kg K2O và P3= 50 kg N : 100 kg P2O5 : 100 kg K2O
trên nền 1 tấn phân HCVS Sông Gianh/ha.
Kết quả chính và kết luận:
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
- Các giống đậu tương thí nghiệm có yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
khác nhau. Trong đó giống ĐT51 có số quả chắc/cây, tỷ lệ quả 3 hạt, khối lượng 1000
hạt lớn nhất. Năng suất của giống này cũng đạt cao nhất 26,73 tạ/ha.
- Liều lượng phân bón và mật độ trồng có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát
triển, năng suất và lãi thuần của giống ĐT51. Thời gian sinh trưởng có xu hướng giảm
dần khi tăng mật độ trồng và tăng dần khi tăng liều lượng phân bón. Giá trị của các chỉ
tiêu: chiều cao cây, chỉ số diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô, số lượng và khối
lượng nốt sần, khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ và các yếu tố cấu thành năng
suất giảm dần khi mật độ tăng. Ở liều lượng phân bón P2 (30kg N : 60kg P2O5 : 60kg
K2O) và mật độ 25 cây/m2 thì năng suất cá thể, năng suất lý thuyết và năng suất thực
thu và lãi thuần đạt cao nhất.


x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Thi Thanh Thuy
Thesis title: Research some of measures to icrease soybean yield in the
Auntum-Summer season crop at the Cam Thuy, Thanh Hoa.
Major: Plant science

Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agricuture (VNUA)
Research purpose:
- Determine the appropriate soybean varieties in the Auntum-Summer in
CamThuy, Thanh Hoa.
- Determine the dose of fertilizer and planting density for promising soybean
varieties in the Auntum-Summer crop season in Cam Thuy, Thanh Hoa.
Research objectives:
First experiemnt: Trial of 06 soybean varieties were conducted on the Auntumsummer season crop at the Cam Thuy-Thanh Hoa in 2015. The experiments were
conducted with randomized complete block design technique with 3 replications.
Sowing densities were from 20 plants/m2 . . The amount of fertilizer for 1ha was: 1
tonne of organic micro Song Gianh +30kgN + 60kg P2O5 +60kg K2O.
Second experiemnt: Trial of density and Fertilizer manure was arranged in a
large plot, small plot division (split-plot), repeated 3 times. Sowing densities were from
15 plants/m 2 to 25,35 and 45 plants/m 2 . The amount of fertilizer for 1ha were:
1. 10kgN + 20kg P2O5 +20kg K2O + 1 tonne of organic micro Song Gianh.
2. 30kgN + 60kg P2O5 +60kg K2O + 1 tonne of organic micro Song Gianh.
3. 50kgN + 100kg P2O5 +100kg K2O + 1 tonne of organic micro Song Gianh.
The data have analyzed by IRRISTAT software 5.0.
Main results:

Research results have been identified some varieties suitable for AuntumSummer season. Varieties DT51 had growth duration: 90-94 days. The
yield of the soybean varieties were higher than other varities and obtained from 2.673
tons / ha.
Dose of fertilizer and density may affect growth and development, yield and net
grain of DT51. Growth duration tends to decrease as increased density and increased with
increasing fertilizer 30kgN + 60kg P2O5 +60kg K2O + 1 tonne of organic micro Song Gianh
and 25 plants/m 2 obtained highest yield and Net gain.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) thuộc cây họ đậu, là cây công
nghiệp ngắn ngày. Nó được xem là “cây thần diệu”, còn được ví là “vàng mọc từ
đất”... Do đậu tương là một trong những cây có giá trị kinh tế khá cao. Giá trị
kinh tế chủ yếu của cây đậu tương được quyết định bởi các thành phần dinh
dưỡng quan trọng chứa trong hạt đậu tương bao gồm: Protein chiếm khoảng
40%, lipít 18- 25%, gluxit 10-15%. Trong hạt đậu tương có chứa đầy đủ và cân
đối các loại axít amin, đặc biệt là các axit amin không thể thay thế cần thiết cho
cơ thể con người nhờ Triptophan, leuxin, Izolơxin, Valin, Lizin, Methiomin.
Ngoài ra còn có các muối khoáng như: Ca, Fe, Mg, Na, P, K…, các vitamin B1,
B2, D, K, E…. Protein của đậu tương có phẩm chất rất tốt, có thể thay thế hoàn
toàn đạm động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày của con người, vì nó chứa một
lượng đáng kể các amino acid không thay thế cần thiết cho cơ thể . Đậu tương
còn được chế biến thành 600 loại thực phẩm khác nhau, bao gồm các loại thức ăn
cổ truyền: đậu phụ, tương chao, sữa đậu nành... tới các loại thực phẩm, chế phẩm
hiện đại.
Trong công nghiệp dầu đậu tương được sử dụng làm si, sơn, mực in, xà
phòng, chất dẻo, cao su nhân tạo... (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs., 1996) đậu

tương còn cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm dược, ngành công
nghiệp ép dầu.
Đậu tương là cây trồng ngắn ngày nên dễ đưa vào hệ thống luân canh, xen
canh, gối vụ với cây trồng khác góp phần nâng cao năng suất cây trồng, đồng
thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Vấn đề này rất có ý nghĩa trong việc chuyển
đổi cơ cấu và đa dạng hoá cây trồng ở nước ta hiện nay, đặc biệt là chiến lược
thâm canh tăng vụ.
Một tác dụng có ý nghĩa và đóng vai trò quan trọng của cây đậu tương trong
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đó là khả năng cố định đạm do vi khuẩn nốt sần
Rhizobium Japonicum sống cộng sinh ở rễ cho nên đậu tương là một trong những
cây trồng có khả năng cải tạo đất rất tốt. Các nốt sần ở bộ rễ cây đậu tương được
coi như những “nhà máy phân đạm tí hon”. Sau một vụ thu hoạch cây đậu tương
đã trả lại cho đất một lượng đạm đáng kể khoảng 50-80 kg đạm/ha, ngoài lượng
đạm rễ cây cung cấp cho đất thì thân lá của cây đậu tương cũng là nguồn đạm có
1


tác dụng tốt làm tăng thêm độ xốp, màu mỡ cho đất. Sản phẩm đậu tương không
chỉ có giá trị trong xuất khẩu thu đổi ngoại tệ, mà nó còn là động lực thúc đẩy
nghành chăn nuôi trong nước phát triển.
Ở Việt Nam, cây đậu tương là cây trồng truyền thống có diện tích trồng
tương đối lớn, tuy nhiên năng suất và sản lượng đậu tương vẫn còn thấp, chưa
đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Năm 2013 nhập khẩu 2,97 triệu tấn
khô đậu tương làm vật liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, năm 2015 là 3,2 triệu tấn
và dự kiến sẽ tăng trong những năm tới. Như vậy, sản phẩm đậu tương sản xuất
ra là dễ tiêu thụ.
Các giống đậu tương được trồng chủ yếu tại Thanh Hóa là DT84, ĐT12,
DT99. Đây là những giống cho năng suất trung bình và chủ yếu là thích hợp trong
vụ hè nên khi trồng vào vụ đông cho năng suất rất thấp. Bên cạnh đó chế độ canh tác
và biện pháp bón phân của người dân còn nhiều hạn chế.

Các tài liệu nghiên cứu xác định giống phù hợp với điều kiện trồng trọt của
từng địa phương là rất cần thiết làm cơ sở cho các nhà quản lý nông nghiệp , chỉ đạo
sản xuất. Do vậy, việc nghiên cứu bộ giống đậu tương trong đề tài là cần thiết. Mặt
khác, biện pháp kỹ thuật áp dụng chưa hợp lý. Bên cạnh giống tốt cần phải có chế
độ bón phân hợp lý để cung cấp dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Để
giống phát huy được tiềm năng về năng suất của giống cần phải nghiên cứu xác định
sử dụng hạt giống tốt kết hợp với các biện pháp kỹ thuật hợp lý.
Đồng thời Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả
năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
Để giải quyết vấn đề trên chúng tôi tiền hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
một số biện pháp tăng năng suất đậu tương hè thu tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh
Thanh Hóa”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
- Xác định được giống đậu tương triển vọng trong vụ hè thu tại huyện Cẩm
Thủy, Thanh Hóa.
- Xác định được liều lượng phân bón và mật độ trồng thích hợp cho giống
đậu tương triển vọng trong vụ hè thu tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.
1.2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển, khả năng chống chịu và
2


năng suất của một số giống có triển vọng trong điều kiện vụ hè thu tại huyện
Cẩm Thủy, Thanh Hóa.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng, liều lượng phân bón đến sinh
trưởng phát triển, khả năng chống chịu và năng suất của giống đậu tương triển
vọng trong điều kiện vụ hè thu tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.
1.3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, tính chống
chịu và năng suất của sáu giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu năm 2015
tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.
Đề tài giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón
đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương triển vọng trong
điều kiện vụ hè thu 2016 tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định giống đậu
tương cho năng suất cao và xác định được mật độ trồng, lượng phân bón thích
hợp với điều kiện vụ hè thu tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.
- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ bổ sung thêm những tài liệu khoa học về cây
đậu tương.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần xác định được giống đậu tương có
khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao hơn giống sản xuất đại trà
tại địa phương.
- Làm dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất đậu tương vụ hè thu trên đất
Cẩm Thủy, Thanh Hóa.
- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần xác định được mật độ và lượng
phân bón thích hợp cho giống đậu tương triển vọng ĐT51 trong điều kiện vụ
hè thu tại Cẩm Thủy, Thanh Hóa.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐẬU TƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương là một trong tám cây lấy dầu quan trọng nhất trên thế giới

gồm đậu tương, bông, lạc, hướng dương, cải dầu, lanh, dừa và cọ (Ngô Thế Dân
và cs., 1999), đồng thời cũng là cây trồng đứng vị trí thứ tư trong các cây làm
lương thực, thực phẩm (sau lúa mỳ, lúa nước và ngô). Chính vì vậy đậu tương
được trồng phổ biến ở hầu khắp các nước trên thế giới, tập trung nhiều nhất ở các
nước châu Mỹ (chiếm tới 73,0%), sau đó là các nước thuộc khu vực châu Á với
23,15%. Tình hình sản xuất đậu tương của thế giới trong những năm gần đây
được thể hiện qua bảng 2.1 và 2.2.

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới
Năm

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng

2000

74,37

2,16

161,30

2002

78,96


2,30

181,68

2004

91,60

22,4

205,52

2006

95,32

2,33

221,97

2008

96,47

2,40

231,27

2010


102,81

2,58

265,12

2012

105,02

2,30

240,97

2013

111,54

2,48

276,03

2014

117,98

2,66

314,37


(triệu tấn)

Nguồn: FAOSTAT (2014)

Nhìn chung, từ năm 2000 trở lại đây, diện tích và sản lượng đậu tương trên
thế giới liên tục tăng. Tính đến năm 2013, diện tích trồng đã tăng gấp 1,5 còn
sản lượng tăng 1,7 lần so với năm 2000 (diện tích tăng từ 74,37 triệu lên 111,54
triệu ha; sản lượng tăng từ 161,30 triệu tấn lên 276,03 triệu tấn). Và theo ước tính
của Bộ nông nghiệp Mỹ, sản lượng đậu tương năm 2014 đạt 314,37 triệu tấn,
tăng 13,9% so với năm 2013. Năng suất đậu tương cũng có xu hướng tăng, tuy
nhiên tăng không ổn định qua các năm. Năng suất bình quân năm 2014 tăng hơn
so với năm 2000 là 0,49 tấn/ha (tăng 22,6%).
4


Bảng 2.2. Tình hình sản xuất đậu tương của 5 nước sản xuất đậu tương
chủ yếu trên thế giới
Năm
Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014*


Diện tích (triệu ha)

31,00

29,86

30,80

30,70

33,61

Năng suất (tấn/ha)

2,92

2,82

2,66

2,92

3,21

Sản lượng (triệu tấn)

90,61

84,19


82,05

89,48

108,01

Diện tích (triệu ha)

23,33

23,97

24,98

27,91

31,50

Năng suất (tấn/ha)

2,95

3,12

2,64

2,93

3,03


Sản lượng (triệu tấn)

6,88

7,48

6,59

8,17

9,55

Diện tích (triệu ha)

18,13

18,76

17,58

19,42

20,00

Năng suất (tấn/ha)

2,91

2,61


2,28

2,54

2,75

Sản lượng (triệu tấn)

52,68

48,89

40,10

49,31

55,00

Diện tích (triệu ha)

8,52

7,89

6,75

6,79

6,70


Trung Quốc Năng suất (tấn/ha)

1,77

1,84

1,90

1,76

1,76

Sản lượng (triệu tấn)

15,08

14,49

12,80

11,95

11,80

Diện tích (triệu ha)

9,55

10,18


10,84

12,20

11,00

Năng suất (tấn/ha)

1,33

1,20

1,35

0,98

0,95

Sản lượng (triệu tấn)

12,74

12,21

14,67

11,95

10,50


Mỹ

Braxin

Argentina

Ấn Độ

Nguồn: FAOSTAT (2014)

Hiện nay, trên thế giới có khoảng trên 101 nước trồng đậu tương, nhưng
chủ yếu vẫn tập trung ở năm nước Mỹ, Braxin, Argentina, Trung Quốc và Ấn
Độ. Trước năm 1970, Mỹ và Trung Quốc là 2 nước sản xuất đậu tương lớn nhất
thế giới. Tốc độ phát triển đậu tương ở Mỹ nhanh hơn ở Trung Quốc. Sản lượng
đậu tương của Mỹ chiếm khoảng 60% sản lượng đậu tương thế giới năm 1960,
đến năm 1969 con số này là 75%. Trong khi năm 1960, sản lượng đậu tương của
Trung Quốc chiếm khoảng 32% sản lượng thế giới, đến năm 1969 tỷ lệ này giảm
xuống chỉ còn 16% (Phạm Văn Thiều, 2006).
Những năm 1970, khi sản xuất đậu tương phát triển ở Braxin, nước này đã
trở thành quốc gia sản xuất đậu tương lớn thứ hai thế giới. Cũng trong giai đoạn
này, Argentina xuất hiện với tư cách là nước sản xuất đậu tương lớn thứ ba trên
thế giới.
5


Hiện nay, Mỹ vẫn là quốc gia sản xuất đậu tương đứng đầu thế giới, chiếm
28,49% diện tích và 34,36% sản lượng so với thế giới (năm 2014). Braxin là
nước đứng thứ 2 ở châu Mỹ cũng là nước đứng thứ 2 trên thế giới về diện tích và
sản lượng đậu tương. Braxin sản xuất đậu tương chiếm 26,70% về diện tích và

30,38% sản lượng đậu tương trên thế giới.
Ngoài 4 nước trên thì Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Inđônêxia cũng là những
nước sản xuất đậu tương lâu đời. Năm 2014, diện tích trồng đậu tương của Ấn
Độ đạt 11,00 triệu ha chiếm 9,32% về diện tích, sản lượng đạt 10,50 triệu tấn
(chiếm 3,34% sản lượng đậu tương của thế giới).
Trên thế giới, có nhiều nước trồng đậu tương nhưng không phải tất cả đều
cung cấp đủ nhu cầu đậu tương trong nước, phần lớn các nước đều phải nhập
khẩu đậu tương. Châu Á là châu lục có nhiều nước sản xuất đậu tương nhất,
nhưng sản lượng cũng chỉ mới đáp ứng được khoảng 1/2 nhu cầu. Vì vậy hàng
năm các nước Châu Á vẫn phải nhập khẩu một lượng đậu tương rất lớn. Nước
nhập khẩu đậu tương nhiều nhất trên thế giới là Trung Quốc. Theo số liệu của Bộ
nông nghiệp Mỹ, năm 2013 nhập khẩu của thế giới là 111,28 triệu tấn hạt đâu
tương, trong đó riêng Trung Quốc đã nhập 70,36 triệu tấn (chiếm 63,23% lượng
nhập khẩu đậu tương trên thế giới) và năm 2014 con số này 77 triệu tấn (chiếm
64,26% lượng nhập khẩu thế giới).
Quốc gia đảm bảo đủ nhu cầu đậu tương trong nước và có để xuất khẩu
phải kể đến các nước thuộc Châu Mỹ. Đứng đầu và chiếm thị trường xuất khẩu
đậu tương chủ yếu của toàn thế giới là Mỹ và Brazil. Theo Bộ nông nghiệp Mỹ,
năm 2013 Mỹ xuất khẩu 44,57 triệu tấn đậu tương, (chiếm 39,57% lượng đậu
tương xuất khẩu trên toàn thế giới), Brazil xuất khẩu đạt 46,83 triệu tấn (chiếm
41,57 % tổng lượng đậu tương xuất khẩu trên toàn thế giới). Năm 2014, Mỹ xuất
khẩu 49,94 triệu tấn đậu tương (chiếm 39,99% lượng xuất khẩu đậu tương thế
giới), Brazil xuất khẩu đạt 50 triệu tấn (chiếm 40,04 % tổng lượng khẩu thế giới).
Cây đậu tương đang dần chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống cây trồng ở
nhiều nước trên thế giới. Việc phát triển cây đậu tương đã mang tính chiến lược
chung tại nhiều quốc gia.
2.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Theo Ngô Thế Dân và cs. (1999) và Phạm Văn Thiều (2006), cây đậu tương
đã được trồng ở Việt Nam từ rất sớm. Trước năm 1945, diện tích đậu tương của
nước ta còn thấp với 32.000 ha, năng suất 4,1 tạ/ha (1944). Sau khi đất nước thống


6


nhất (1976), diện tích đậu tương cả nước là 39.400 ha, năng suất đạt 0,53 tấn/ha, từ
đó sản xuất đậu tương bắt đầu được mở rộng và phát triển. Tình hình sản xuất đậu
tương của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2014 được trình bày tại bảng 2.3.

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam
Năm

Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(nghìn tấn)

2000

124,1

1,20

149,3

2001


140,3

1,24

173,7

2002

158,6

1,30

205,6

2003

165,6

1,33

219,7

2004

183,8

1,34

245,9


2005

204,1

1,43

292,7

2006

185,6

1,39

258,1

2007

187,4

1,47

275,2

2008

192,1

1,39


267,6

2009

147,0

1,46

215,2

2010

197,8

1,51

298,6

2011

181,1

1,47

266,9

2012

119,6


1,45

173,5

2013

117,2

1,44

168,2

2014

110,2

1,43

157,9

Nguồn: Niên giám thống kê năm (2014)

Theo số liệu thống kê từ năm 2000 đến nay, sản xuất đậu tương của nước ta
có sự biến động khá lớn. Giai đoạn 2000 – 2005, diện tích, năng suất và sản
lượng đậu tương của nước ta liên tục tăng. Sau 5 năm, diện tích tăng 80,0 nghìn
ha (tăng 64,5%), năng suất bình quân tăng 0,23 tấn/ha (tăng 19,2%) và sản lượng
tăng 143,4 nghìn tấn (gấp gần 2 lần). Từ năm 2006, diện tích có biến động giảm
và giảm thấp nhất vào năm 2009, từ 204,1 nghìn ha năm 2005 còn 147,0 nghìn
ha năm 2009, giảm 54,4 nghìn ha, nguyên nhân do gặp điều kiện mưa lũ. Sau đó,
sản xuất phục hồi dần, tuy nhiên không ổn định qua các năm. Thậm chí trong 3

năm liên tiếp từ 2011– 2014 diện tich, năng suất và sản lượng liên tục có chiều
hướng đi xuống.

7


Hiện nay, đậu tương nước ta được trồng ở chủ yếu ở 27 tỉnh. Theo số liệu
thống kê năm 2014, diện tích trồng đậu tương chủ yếu là ở các tỉnh phía Bắc,
khoảng gần 100 nghìn ha (chiếm hơn 80% tổng diện tích cả nước). Trong đó, hơn
60% đậu tương nước ta được trồng ở vùng cao, những nơi đất không cần màu
mỡ. Vùng Trung du miền núi phía bắc có diện tích trồng đậu tương lớn nhất cả
nước với 49,7 nghìn ha (chiếm 45,1% tổng diện tích cả nước) và sản lượng đạt
62,2 nghìn tấn (chiếm 39,4% tổng sản lượng). Tiếp theo là vùng Đồng bằng sông
Hồng có diện tích đậu tương đứng thứ 2, chiếm 36,5% tổng diện tích (40,2 nghìn
ha) nhưng lại có sản lượng đứng đầu cả nước, chiếm 40,2% tổng sản lượng (63,5
nghìn tấn).
Về thời vụ trồng đậu tương, nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
cây đậu tương đã được trồng rộng rãi ở miền Bắc, biến đất 2 vụ lúa thành đất
trồng được 3 vụ trong năm (Trần Đình Long, 1998). Vụ đậu tương xuân gieo từ
10/2 – 10/3, (vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có thể gieo sớm hơn từ 20/1 –
10/2 để tránh gió Tây cuối tháng 4; vùng Tây Bắc Bắc bộ (Sơn La, Lai Châu…)
gieo muộn từ 1/3 – 20/3). Vụ đậu tương hè gieo từ 25/5 – 20/6 (một số tỉnh có
tập quán gieo đậu tương hè giữa 2 vụ lúa thì phải gieo kết thúc trước 1/6 và dùng
giống ngắn ngày). Vụ đậu tương đông được gieo vào 05/9 – 05/10.
Ở các tỉnh miền Nam thường chỉ có 2 vụ đậu tương trong năm và tùy từng
vùng địa lý cụ thể mà có thời vụ trồng thích hợp. Vùng Tây Nguyên và Đông Nam
Bộ: vụ 1 gieo tháng 4, 5 và thu hoạch tháng 7, 8 (hay gặp mưa, chất lượng hạt kém);
vụ 2 gieo tháng 7, 8 và thu hoạch tháng 10, 11. Vùng đồng bằng sông Cửu Long vụ
1 gieo tháng 12, thu hoạch vào tháng 2, 3; vụ 2 gieo cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 và
thu hoạch vào tháng 5.

Việt Nam được xếp hàng thứ 6 về sản xuất đậu tương ở châu Á (sau các
nước Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên và Thái Lan). Trên 40% sản
phẩm đậu tương của nước ta được sử dụng để sản xuất dầu thực vật, phần còn lại
được dùng làm thực phẩm cho người, chế biến thức ăn chăn nuôi và để làm
giống. Hiện nay sản xuất đậu tương của Việt Nam mới chỉ đáp ứng hơn 10% nhu
cầu trong nước. Do vậy, nhiều năm qua nước ta đã phải nhập khẩu đậu tương với
số lượng lớn và phần lớn được sử dụng vào mục đích chế biến thức ăn chăn nuôi.
Năm 2014, Việt Nam đã nhập 1.564 nghìn tấn đậu tương, trong đó 45% nhập từ
Mỹ, 35% từ Brazil còn lại từ các quốc gia khác.

8


Bảng 2.4. Tình hình nhập khẩu đậu tương của Việt Nam
giai đoạn 2011 – 2014
2012

Tổng
Hoa Kỳ

Lượng
(nghìn
tấn)
1.462,71
576,75

Argentina
Canada
Paraguay
Khác


98,96
122,39
57,12
23,03

Quốc gia

2013
Giá trị
(triệu
USD)
844,8
333,3
62,8
66,5
26,6
10,3

2014

Lượng
(nghìn
tấn)
1.261,7
555,5

Giá trị
(triệu
USD)

703,63
318,62

Lượng
(nghìn
tấn)
1.564,0
538,8

Giá trị
(triệu
USD)
913,20
305,28

66,0
38,5
10,0
20,54

35,42
24,51
5,08
12,11

151,6
65,3
56,5
54,0


76,86
40,97
24,99
62,49

Nguồn: Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam (2014)

Những kết quả nghiên cứu thống kê cho thấy, diện tích trồng đậu tương của
nước ta ngày càng thu hẹp trong khi diện đậu tương của thế giới liên tục tăng.
Việt Nam hàng năm vẫn nhập khẩu một lượng lớn đậu tương của nước ngoài để
phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Tình trạng trên do nhiều
nguyên nhân, trong đó năng suất vẫn là vấn đề hạn chế đối với sản xuất đậu
tương ở nước ta. Năng suất đậu tương ở Việt Nam những năm gần đây tuy đã
được cải thiện, nhưng vẫn thấp hơn so với thế giới, chỉ đạt khoảng 60% so với
trung bình chung toàn thế giới. Các biện pháp kỹ thuật canh tác chưa được
nghiên cứu cải tiến đồng bộ theo hướng giảm chi phí sản xuất. Giá thành đậu
tương trong nước vẫn ở mức cao, kém cạnh tranh so với đậu tương nhập khẩu.
Sản lượng đậu tương sản xuất ra không đáp ứng đủ nhu cầu.
Do vậy, cần tiếp tục quan tâm nghiên cứu những yếu tố hạn chế đối với năng
suất đậu tương, đặc biệt tập trung nghiên cứu về giống và biện pháp kỹ thuật phù
hợp nhằm tăng năng suất, góp phần tăng sản lượng, hạ giá thành sản xuất vì trong
điều kiện hiện nay việc tăng diện tích để tăng sản lượng là rất khó khăn.
2.1.3. Tình hình sản xuất đậu tương tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa
* Tình hình sản xuất đậu tương tại Thanh Hóa
Theo số liệu thống kê cho thấy, diện tích và sản lượng đậu tương của tỉnh
biến động thất thường và có xu hướng mở rộng. Diện tích trồng đạt cao nhất vào
năm 2011 (9,5 nghìn ha). Đến năm 2014, diện tích đậu tương của đã giảm 1,9
nghìn ha (giảm 20%), sản lượng tăng 1,9 nghìn tấn (tăng 17%) so với năm 2010.
Năng suất đậu tương năm 2014 của tỉnh đạt 15,3 tạ/ha thấp hơn so với cùng kỳ
năm trước do còn những hạn chế mà tập trung là giống và kỹ thuật.

9


Bảng 2.5. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương
tại tỉnh Thanh Hóa (2010 – 2014)
Năm

Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(nghìn tấn)

2010

6,0

15,6

9,3

2011
2012
2013
2014

9,5

7,8
9,3
7,6

15
15,5
15,1
15,3

14,4
12,1
13,8
11,2

* Tình hình sản xuất đậu tương tại huyện Cẩm Thủy
Cẩm Thủy là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của Thành phố Thanh
Hóa, có địa hình dạng lòng chảo và thấp dần từ phía Tây Nam và Đông Bắc
xuống thung lũng sông Mã, trong đó có trên 80% diện tích là đồi núi. Tuy nhiên,
Cẩm Thủy là huyện có dòng sông Mã chảy qua nên hàng năm cung cấp một
lượng đáng kể phù xa cho diện tích đất nông nghiệp ven sông.
Trong cơ cấu cây trồng của huyện, đậu tương giữ vai trò hết sức quan trọng:
ngô xuân – đậu tương hè thu– cây vụ đông; ngô xuân – đậu tương hè thu – ngô
đông; lúa xuân – lúa mùa sớm – đậu tương đông. Giống đậu tương được trồng
chủ yếu trên địa bàn huyện là giống DT84 do Viện di truyền chọn tạo.
Theo số liệu báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
Cẩm Thủy, Thanh Hóa, diện tích trồng đậu tương hàng năm của huyện trung bình
đạt trên 160 ha, năng suất đậu tương của huyện đạt trên 10 tạ/ha, sản lượng bình
quân trên 200 tấn.
Bảng 2.6. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương tại huyện Cẩm Thủy,
tỉnh Thanh Hóa (2010 – 2015)

Năm
2010
2011
2012
2013
2014
2015

Diện tích (ha)
294,9
242
161,2
256,5
408,24
284,90

Năng suất (tạ/ha)
10.57
10,07
12,84
12,51
10,34
11,14

Sản lượng (tấn)
311,81
243,78
206,95
320,79
422,31

317,39

Sản xuất đậu tương hè thu của huyện Cẩm Thủy còn gặp phải một số khó
khăn như thời tiết bất thuận, mưa bão nhiều trong vụ hè dễ gây ngập úng, thất
thoát khi thu hoạch. Cơ cấu giống nghèo nàn, không có sự đổi mới, bổ xung qua
nhiều năm. Giống do người dân tự để nên có hiện tượng thoái hóa, lẫn tạp. Biện
10


pháp canh tác cũ như trồng dày, bón phân không kiểm soát, không phù hợp với
điều kiện mùa vụ dẫn đến hiện tượng đổ cây, ảnh hưởng đến năng suất và chất
lượng hạt. Do đó, hiện nay cần thiết đưa giống mới và quy trình canh tác phù hợp
với giống và điều kiện địa phương là rất cần thiết.
2.2. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÂY ĐẬU TƯƠNG
2.2.1. Một số kết quả nghiên cứu về giống đậu tương
2.2.1.1. Một số kết quả nghiên cứu về giống đậu tương trên thế giới
Nhận thức được tầm quan trọng của cây đậu tương, nhờ những tiến bộ khoa
học kĩ thuật và quỹ gen phong phú (45.038 mẫu giống đậu tương trên thế giới
được lưu trữ trên 70 quốc gia), nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu và chọn
lọc bằng nhiều phương pháp từ truyền thống đến hiện đại đã chọn tạo thành công
rất nhiều giống đậu tương mới thích nghi với điều kiện thời tiết, đất đai, năng
suất, chất lượng (Trần Đình Long và cs., 2005).
Hiện nay có rất nhiều tổ chức được thành lập và đang nghiên cứu đậu tương
như: Trung tâm nghiên cứu và đào tạo cho vùng Đông Nam Á (The Southeast
Asian Regional Center for Graduate Studyan Research in Agricuture – SEARCA);
Viện nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới (The International Institute of Tropical
Agriculture – IITA); Chương trình hợp tác nghiên cứu cây thực phẩm của các
nước Trung Mỹ (CPPCCMA); Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu châu Á
(The Asian Research and Development Center - AVRDC); Chương trình đậu
tương quốc tế INTSOY và ISVEX…

Các phương pháp chọn tạo giống được áp dụng kết hợp giữa phương pháp
truyền thống như: nhập nội, chọn lọc cá thể, lai hữu tính, chuyển gen, đột biến
gen và các phương pháp chọn tạo hiện đại, sử dụng công nghệ sinh học (chỉ thị
phân tử, biến đổi gen) để tạo ra các giống đậu tương chống chịu, kháng thuốc trừ
cỏ và thuốc trừ sâu. Hiện đậu tương là cây trồng biến đổi gen chiếm diện tích lớn
nhất trong tổng diện tích cây biến đổi gen trên toàn thế giới (60%), sau đó là ngô
(22%) và bông vải (11%).
Mục tiêu chọn tạo giống đậu tương của các nước trên thế giới tập trung theo các
hướng chủ yếu như tạo ra giống có năng suất hạt cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt,
thời gian sinh trưởng ngắn, kháng bệnh gỉ sắt, kháng thuốc trừ cỏ.
Mỹ là một trong những quốc gia đứng đầu về sản xuất đậu tương, cũng là
nước có nhiều thành tựu trong nghiên cứu phát triển đậu tương. Năm 1893, Mỹ
11


đã có trên 10.000 mẫu giống đậu tương thu thập từ các nước trên thế giới. Nguồn
vật liệu phong phú này đã giúp Mỹ gặt hái nhiều thành công trong chọn tạo giống
đậu tương mới. Năm 2010, trường đại học Missouri của nước này đã thành công
trong việc giải mã bộ gen đậu tương. Bộ gen có hơn 46.000 gen, trong đó có
1.110 gen có liên quan đến quá trình tổng hợp lipid. Thành tựu này mở ra hướng
nghiên cứu mới trong cải tiến tiềm năng di truyền cây đậu tương, đồng thời rút
ngắn thời gian tạo giống đậu tương mới thông qua tác động chính xác vào các
gen mục tiêu (Henry Nguyễn, 2010).
Tiếp sau Mỹ là Braxin, Trung Quốc và Argentina, đây là những quốc gia đi
đầu trong phong trào sản xuất và nghiên cứu về đậu tương. Đậu tương ở Braxin
mới chỉ được trồng từ những thập kỷ 60 nhưng cho đến nay, công tác chọn tạo
giống của nước này đã thu được những thành tựu to lớn, góp phần đưa sản lượng
đậu tương tại Braxin xếp hàng thứ 2 thế giới.
Từ năm 1976 đến nay, Trung tâm nghiên cứu quốc gia Braxin đã chọn
1.500 dòng đậu tương từ những giống thích hợp. Nhiều giống tốt đã được tạo ra

như: DoKo, Numbaira, Cristalina…, trong đó giống Cristalina có năng suất cao
nhất, đạt 3,8 tấn/ha. Coi đậu tương là cây trồng ưu tiên số một trong chương trình
công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, năm 2005 Braxin đã đưa vào sản xuất
11 giống đậu tương chuyển gen (GM) với mục tiêu đưa năng suất đậu tương tăng
từ 10 – 20%. Trong đó có giống biến đổi gen RR2 PRO (MON87701 x
MON89788) là giống đậu tương có khả năng chịu thuốc diệt cỏ glyphosate, có
khả năng kháng sâu bướm, một mối đe dọa chính đối với các cây đậu ở Brazil.
Giống đậu tương này cũng được trồng rộng rãi ở cả các nước như Argentina,
Brazil, Nam Phi, Ấn Độ và Trung Quốc. Ngoài ra còn các giống CV127 và
Liberty Link có sức đề kháng tốt hơn RR2 PRO với thuốc diệt cỏ (Nguyễn Lân
Dũng, 2008).
Trung Quốc là nước đã mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới trong lai tạo, nhập nội và cải tiến giống. Nhờ đó, công tác chọn tạo giống
của nước này cũng thu được nhiều thành tựu.
Kết quả nghiên cứu của Wang et al. (2008), lai tạo giống đậu tương siêu
cao sản ở Trung Quốc đã chọn ra được những giống có năng suất cao như
Xindadou No.11 (5.956,2 kg/ha) tại Tân Cương năm 1999, Zhong huang 35
(5.577 kg/ha) tại Shihezi, Tân Cương năm 2007, Zhonghuang 13 (4.686 kg/ha) tại
Thiển Tây năm 2005 và (4.835 kg/ha) tại Hà Nam năm 1999. Phân tích di truyền

12


cho thấy sự tương quan có ý nghĩa (r = 0,56 – 0,71) giữa khối lượng hạt và số quả
trên cây với năng suất. Các nhà chọn giống đã sử dụng các giống đậu tương có
năng suất cao, số quả và số hạt trên cây nhiều và chống đổ tốt để lai tạo giống.
Ngoài bốn nước trên, Ấn Độ cũng là nước có nhiều thành tựu trong chọn
giống. Có khoảng 75 giống đậu tương được chọn tạo và đưa vào canh tác ở Ấn
Độ từ năm 1980 đến năm 2006, trong đó có 32 giống có khả năng kháng hoặc bị
nhiễm nhẹ bệnh gỉ sắt và bệnh khảm vàng, năng suất đều trên 20 tạ/ha, thời gian

sinh trưởng từ 90 – 120 ngày (ICAR, 2006).
Vùng Đông Nam Á ngày nay cũng là một vùng trọng điểm của công tác phát
triển giống đậu tương. Và đây được coi là công tác quan trọng được ưu tiên hàng
đầu trong hệ thống nông nghiệp. Tại Indonesia, các nhà khoa học đã nghiên cứu
chọn tạo giống đậu tương Wilis2000 từ giống gốc Wilis. Wilis2000 cải thiện được
các đặc tính nông học như thời gian sinh trưởng, dạng cây và các đặc điểm của hạt,
đặc biệt là năng suất tăng 5% so với giống Wilis gốc (Takashi et al., 2002).
Thái Lan với sự phối hợp giữa hai trung tâm MOAC và CGPRT đã chọn tạo
được những giống có năng suất cao, chống chịu với một số sâu bệnh hại chính (gỉ
sắt, sương mai, vi khuẩn...) đồng thời có khả năng chịu được chất đất mặn, chịu
được hạn hán và ngắn ngày (Judy and Jackobs, 1979).
Công tác chọn tạo giống của các nước trên thế giới chủ yếu tập trung vào
việc chọn tạo các giống có năng suất cao và khả năng chống chịu tốt với sâu
bệnh hại chính trên cây đậu tương đặc biệt chống chịu với các điều kiện bất thuận
như mặn và hạn hán.
2.2.1.2. Một số kết quả nghiên cứu về giống đậu tương tại Việt Nam

Ở Việt Nam, quá trình nghiên cứu và phát triển cây đậu ăn hạt nói chung và
cây đậu tương nói riêng đã được bắt đầu từ sau cách mạng tháng 8/1945. Nhưng
những nghiên cứu mang tính chất hệ thống mới chỉ được bắt đầu từ năm 1952, khi
Viện Trồng trọt được thành lập tại chiến khu Việt Bắc (Trần Đình Long, 2002).
Công tác chọn tạo giống đậu tương từ lâu đã được quan tâm và có sự định
hướng của nhà nước, song công tác chọn tạo giống chủ yếu bằng phương pháp
truyền thống, chọn tạo giống mới thông qua nhập nội và lai tạo, đột biến thực
nghiệm, việc kết hợp ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện những tính trạng đặc
trưng chỉ mới được quan tâm nghiên cứu gần đây (Bùi Chí Bửu và cs., 2010).
Công tác nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương ở nước ta phần lớn tập trung ở các
trạm, trại, các Viện nghiên cứu và các trường đại học trong cả nước, mục tiêu là
13



×