Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Xác định mật độ trồng cho giống ngô LVN10 và CP333 trong điều kiện canh tác bằng nước trời tại thành phố lai châu tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 119 trang )

HỌC VIÊN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HÀ ANH DŨNG

XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ TRỒNG CHO GIỐNG NGÔ LVN10 VÀ
CP333 TRONG ĐIỀU KIỆN CANH TÁC BẰNG NƯỚC
TRỜI TẠI THÀNH PHỐ LAI CHÂU TỈNH LAI CHÂU

Chuyên nghành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng



Tác giả luận văn

Hà Anh Dũng

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Cây lương thực, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND xã San
Thàng thành phố Lai Châu tỉnh Lai Châu, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lai Châu đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Hà Anh Dũng

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ...............................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1

1.2.

Giả thuyết khoa học ........................................................................................2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2


1.4.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................3

1.5.1.

Những đóng góp mới ......................................................................................3

1.5.2.

Ý nghĩa khoa học ............................................................................................3

1.3.3.

Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................4
2.1.

Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và việt nam..............................................4

2.1.1.

Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ................................................................4


2.1.2.

Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam .................................................................6

2.2.

Một số kết quả nghiên cứu giống ngô tại việt nam ...........................................7

2.3.

Một số kết quả nghiên cứu mật trồng ngô trên thế giới và việt nam ............... 12

2.3.1.

Một số kết quả nghiên cứu về mật độ trồng ngô trên thế giới ......................... 12

2.3.2.

Một số kết quả nghiên cứu mật độ trồng ngô tại Việt Nam ............................ 16

2.4.

Tình hình sản xuất ngô tại lai châu ................................................................ 20

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 24
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ..................................................................................... 24

3.2.


Thời gian nghiên cứu .................................................................................... 24

3.3.

Vật liệu nghiên cứu ....................................................................................... 24

3.4.

Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 24

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 25
iii


3.5.1.

Thiết kế thí nghiệm ....................................................................................... 25

3.5.2.

Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định ......................................... 26

3.5.3.

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 29

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 30

4.1.

Diễn biến thời tiết - khí hậu trong thời gian thí nghiệm .................................. 30

4.1.1.

Nhiệt độ ........................................................................................................ 31

4.1.2.

Độ ẩm không khí ........................................................................................... 31

4.1.3.

Lượng mưa ................................................................................................... 31

4.2.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các thời kỳ sinh trưởng của 2 giống
ngô thí nghiệm .............................................................................................. 32

4.2.1.

Các thời kỳ sinh trưởng của 2 giống ngô thí nghiệm trong vụ xuân hè ........... 32

4.2.2.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các thời kỳ sinh trưởng của giống
ngô thí nghiệm .............................................................................................. 33


4.2.3.

Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và giống ngô thí nghiệm đến
các thời kỳ sinh trưởng và tổng thời gian sinh trưởng của 2 giống ngô
thí nghiệm ..................................................................................................... 35

4.3.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng của 2 giống
ngô thí nghiệm .............................................................................................. 36

4.3.1.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
của 2 giống ngô thí nghiệm ........................................................................... 36

4.3.2.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
của 2 giống ngô thí nghiệm ........................................................................... 38

4.3.3.

Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và giống đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của 2 giống thí nghiệm ................................................. 40

4.4.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chí số diện tích lá của 2 giống ngô
thí nghiệm ..................................................................................................... 42


4.4.1.

Ảnh hưởng của yếu tố giống đến chỉ số diện tích lá ....................................... 42

4.4.2.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá....................................... 43

4.4.3.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và giống ngô đến chỉ số diện tích lá.................. 45

4.5.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và giống đến khả năng tích lũy chất khô
cua 2 giông ngô thi nghiêm ........................................................................... 47

4.5.1.

Ảnh hưởng của yếu tố giống tới khả năng tích lũy chất khô ........................... 48

iv


4.5.2.

Ảnh hưởng của mật độ trồng tới khả năng tích lũy chất khô của 2
giống ngô thí nghiệm..................................................................................... 49


4.5.3.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và giống tới khả năng tích lũy chất khô ............ 51

4.6.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ tiêu hình thái bắp cua 2 giông
ngô thi nghiêm .............................................................................................. 52

4.6.1.

Chỉ tiêu hình thái bắp .................................................................................... 52

4.6.2.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ tiêu hình thái bắp của 2 giống
ngô thí nghiệm .............................................................................................. 54

4.6.3.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và yếu tố giống đến chỉ tiêu hình thái bắp ........ 56

4.7.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh của 2 giống
ngô thí nghiệm .............................................................................................. 58

4.8.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của 2

giống ngô thí nghiệm..................................................................................... 60

4.8.1.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 2 giống ngô thí
nghiệm .......................................................................................................... 60

4.8.2.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của 2 giống ngô thí nghiệm ............................................................ 62

4.8.3.

Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và giống đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của 2 giống ngô thí nghiệm .............................. 63

4.9.

Hiệu quả kinh tế ............................................................................................ 66

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 68
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 68

5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 69


Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 70

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CCĐB

Chiều cao đóng bắp

CT

Công thức

CV%

Hệ số biến động

FAO

Tổ chức Nông nghiệp - Lương thực Quốc tế


GT1NC

Giá trị 1 ngày công

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn

LAI

Chỉ số diện tích lá

LSD 0,05

Sai số nhỏ nhất có ý nghĩa

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

P1000

Khối lượng 1000 hạt

TNT


Thu nhập thuần

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2004 - 2013 ...................... 4

Bảng 2.2.

Tình hình sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2013 ............. 5

Bảng 2.3.

Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2013 ....................... 6

Bảng 2.4.

Diện tích, sản lượng ngô tại tỉnh Lai Châu ............................................. 21

Bảng 4.1.

Diễn biến thời tiết vụ Xuân hè 2015 tại thành phố Lai Châu ................... 30

Bảng 4.2.

Các thời kỳ sinh trưởng của 2 giống thí nghiệm ..................................... 32


Bảng 4.3.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các thời kỳ sinh trưởng của 2
giống ngô thí nghiệm ............................................................................. 34

Bảng 4.4.

Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và giống ngô thí nghiệm
đến các thời kỳ sinh trưởng .................................................................... 35

Bảng 4.5.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của 2 giống ngô thí nghiệm ........... 37

Bảng 4.6.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây của 2 giống ngô thí nghiệm .............................................................. 39

Bảng 4.7.

Ảnh hưởng của mật độ và giống đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây trên đất dốc và đất bằng ............................................................. 42

Bảng 4.8.

Ảnh hưởng của yếu tố giống đến chỉ số diện tích lá ................................ 42

Bảng 4.9.


Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá của 2 giống
ngô thí nghiệm ....................................................................................... 44

Bảng 4.10. Ảnh hưởng tương tác mật độ trồng với giống ngô đến chỉ số diện
tích lá của 2 giống thí nghiệm ................................................................ 46
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của yếu tố giống tới khả năng tích lũy chất khô ................... 48
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới lượng chất khô tích lũy của 2
giống ngô thí nghiệm ............................................................................. 49
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mật độ trồng và giống tới khả năng tích lũy chất
khô ........................................................................................................ 51
Bảng 4.14. Chỉ tiêu hình thái của giống ngô LVN10 và CP333 ................................ 53
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các chỉ tiêu hình thái bắp của2
giống ngô thí nghiệm ............................................................................. 54
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của mật độ trồng và giống đến chỉ tiêu hình thái bắp............ 57

vii


Bảng 4.17 a. Ảnh hưởng của mật độ trồng và giống đến đến mức độ nhiễm sâu,
bệnh hại trên khu vực đất bằng ............................................................... 58
Bảng 4.17 b. Ảnh hưởng của mật độ trồng và giống đến đến mức độ nhiễm sâu,
bệnh hại trên khu vực đất dốc................................................................. 59
Bảng 4.18a.Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 2 giống ngô thí
nghiệm ở khu vực đất bằng .................................................................... 61
Bảng 4.18b. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 2 giống ngô thí
nghiệm ở khu vực đất dốc ...................................................................... 61
Bảng 4.19a. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của 2 giống ngô thí nghiệm ở khu vực đất bằng ...................... 63
Bảng 4.19b. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của 2 giống ngô thí nghiệm ở khu vực đất dốc ........................ 63

Bảng 4.20a. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và giống đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất trên khu vực đất bằng ............................... 65
Bảng 4.20b. Ảnh hưởng của mật độ và giống đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất ngô trên đất dốc ................................................................. 65
Bảng 4.21. Hiệu quả kinh tế cuả các công thức thí nghiệm ....................................... 66

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hà Anh Dũng
Tên Luận văn: Xác định mật độ trồng cho giống ngô LVN10 và CP333 trong điều kiện
canh tác bằng nước trời tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
Ngành: Khoa học Cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu này được tiến hành để xác định mật độ trồng thích hợp cho giống ngô
LVN10 và CP333 trong điều kiện canh tác bằng nước trời tại thành phố Lai Châu, tỉnh
Lai Châu.
Phương pháp nghiên cứu:
Thí nghiệm đồng ruộng hai nhân tố được thiết kế theo kiểu Split - plot với 3 lần
nhắc lại. Nhân tố ô lớn là 2 giống ngô thí nghiệm: G1: giống ngô LVN10; G2:giống ngô
CP333. Nhân tố ô nhỏ là 5 mật độ trồng khác nhau: M1: 4,5 vạn cây/ha, M2: 5,5 vạn
cây/ha, M3: 6,5 vạn cây/ha, M4: 7,5 vạn cây/ha, M5: 8,5 vạn cây/ha. Nghiên cứu đã tiến
hành thu thập các nhóm chỉ tiêu: i) sinh trưởng và sinh lý: thời gian sinh trưởng, chiều
cao cây, chỉ số diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô, ii) mức độ nhiễm sâu, bệnh hại,
iii) các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: số bắp/cây, số hàng hạt/bắp, số hạt/bắp,

khối lượng 1000 hạt và năng suất thực thu của của 2 giống ngô thí nghiệm.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hai giống ngô LVN10 và CP333 có các đặc điểm
hình thái, chỉ số diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô, mức độ nhiễm sâu, bệnh hại,
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất có sự khác nhau rõ. Tăng mật độ trồng làm
tăng chỉ số diện tích lá, tăng khả năng tích lũy chất khô, tăng chiều dài đuôi chuột, tăng
mức độ sâu, bệnh hại và năng suất của 2 giống ngô thí nghiệm. Tuy nhiên, khi tăng mật
độ trồng đã làm giảm kích thước bắp, số bắp hữu hiệu/cây, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng.
Năng suất thực thu cao nhất của giống ngô LVN10 là 6,65 tấn/ha (khu vực đất dốc) và
7,01 tấn/ha (khu vực đất bằng). Năng suất thực thu của giống ngô CP333 cao nhất là
6,12 tấn/ha (khu vực đất dốc) và 6,6 tấn/ha (khu vực đất bằng). Như vậy, mật độ trồng
giống ngô LVN10 là 6,5 vạn cây/ha. Mật độ trồng giống ngô CP333 trên khu vực đất
dốc là 6,5 vạn cây/ha, ở khu vực đất bằng là 7,5 vạn cây/ha.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ha Anh Dung
Thesis title: Determine of planting density for LVN10 and CP333 maize in condition
faming rain in Lai Châu city, Lai Châu province.
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
This study was conducted to detemine the effect of planting density for LVN10
and CP333 maize in condition faming rain in Lai Châu city, Lai Châu province.
Materials and Methods:

The field experiment was a split-plot design with three replications. The main
factor consisted of two maize: N1: LVN10 maize ; G2: CP333 maize. The sub-factor
consisted of five planting density levels: M1: 45.000 hill/ha, M2: 55.000 hill/ha, M3:
65.000 hill/ha, M4: 75.000 hill/ha, M5: 85.000 hill/ha. Data were collected for growth
duration, plant height, leaf area index, dry matter accumulation, pests and diseases,
number of panicles/tree, number of row grains/panicle, number of grains/row, 1000
grain weight and grain yield.
Main findings and conclusions:
The results of the experiment showed that LVN10 and CP333 maize is different
growth duration, plant height, leaf area index, dry matter accumulation, pests and
diseases, number of panicles/tree, number of row grains/panicle, number of grains/row,
1000 grain weight and grain yield. Increased planting decreased some branches, number
of grains/panicle, increased leaf area index, dry matter accumulation, pests and diseases
and grain yield of LVN10 and CP333 maize varieties in growing season.
The highest yield of LVN10 maize is 6.65 tons/ha (sloping lands) and 7.01 tons/ha
(equal lands). The highest yield of CP333 maize is 6.12 tons/ha (sloping lands) and
yield of CP333 maize is 6.6 tons/ha (equal lands). The results of field experiments
showed that the planting density of LVN10 maize is 65.000 hill/ha. The planting density
of CP333 maize in sloping lands is 65.000 hill/ha and equal lands is 75.000 hill/ha.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây ngô (Zea mays L.) là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn
cầu. Mặc dù chỉ đứng thứ ba về diện tích (sau lúa nước và lúa mỳ) nhưng có
năng suất và sản lượng cao nhất trong các cây ngũ cốc (Ngô Hữu Tình, 2009).
Lượng ngô sử dụng làm thức ăn chăn nuôi chiếm (66%), nguyên liệu cho ngành
công nghiệp (5%) và xuất khẩu trên 10% (Ngô Hữu Tình, 1997). Với vai trò làm

lương thực cho người (17% tổng sản lượng), ngô được sử dụng để nuôi sống 1/3
dân số toàn cầu, trong đó các nước ở Trung Mỹ, Nam Mỹ và Châu Phi ngô được
dùng làm lương thực chính (Ngô Hữu Tình, 2003).
Ngô được đưa vào trồng ở nước ta khoảng 300 năm trước đây. Trong những
năm gần đây sản xuất ngô không ngừng tăng lên về diện tích và sản lượng, năm
2000 diện tích 730,2 nghìn ha, sản lượng đạt 2.005,9 nghìn tấn nhưng đến năm
2012 diện tích 1.118,2 nghìn ha, tăng so với năm 2000 là 388 nghìn ha, với sản
lượng đạt 4.803,2 nghìn tấn (FAO, 2014). Chính vì những giá trị của cây ngô và
những chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học kỹ thuật của Nhà nước nên
diện tích ngày càng được mở rộng, năng suất ngày càng tăng. Tuy vậy, cho đến
nay sản xuất ngô ở nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp
ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu từ
trên dưới 1 triệu tấn ngô hạt. Để đáp ứng nhu cầu về ngô, có thể giải quyết bằng
việc mở rộng diện tích, đẩy mạnh đầu tư thâm canh, đưa các giống ngô lai mới
có năng suất cao, áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến vào sản xuất. Trong
đó, một hướng đi mới hiện nay là tăng mật độ gieo trồng bằng cách thu hẹp
khoảng cách giữa các hàng và khoảng cách giữa các cá thể.
Thành phố Lai Châu là trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh Lai Châu,
có 5 phường và 2 xã. Tổng diện tích đất tự nhiên là 7.077,4 ha, trong đó đất sản
xuất nông nghiệp 2.175,6 ha gồm đất trồng cây hàng năm 1.482 ha, đất trồng cây
lâu năm 533,3 ha. Thành phố Lai Châu có 1.264 ha diện tích đất trồng ngô.
Trong những năm qua bằng các nguồn vốn của Trung ương và địa phương,
hệ thống khuyến nông và một số cơ quan chuyên môn trên địa bàn tỉnh đã đưa
nhiều giống ngô lai mới phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của
người dân, các tiến bộ kỹ thuật mới được ứng dụng vào sản xuất (các biện pháp
canh tác ngô bền vững trên đất dốc, trồng xen cây họ đậu trong nương ngô,...).
1


Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được sản xuất ngô tại thành phố Lai Châu

còn gặp không ít những khó khăn như: phần lớn diện tích trồng ngô là trên đất
dốc khả năng giữ ẩm kém, rửa trôi mạnh, làm đất bị thoái hóa, bạc màu gây ảnh
hưởng đến năng suất ngô; do sản xuất ngô gần như hoàn toàn phụ thuộc vào
nguồn nước mưa tự nhiên nên phần lớn diện tích chỉ trồng được 1 vụ/năm; kinh
tế của người dân còn khó khăn trong khi giá vật tư phân bón tăng cao làm ảnh
hưởng đến khả năng đâu tư thâm canh; trình độ dân trí của nông dân còn nhiều
hạn chế nên việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, thay đổi tập quán canh tác còn
gặp nhiều khó khăn.
Mật độ trồng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển và
năng suất của ngô. Nếu trồng với mật độ thấp thì cây sinh trưởng tốt, bắp to, tăng
số hạt trên bắp nhưng số lượng cây ít, nên năng suất không tăng. Nếu mật độ cao
thì số cây trên diện tích gieo trồng tăng nhưng cây và trọng lượng bắp nhỏ, do đó
cần xác định mật độ trồng hợp lý. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi thực hiện đề
tài:“Xác định mật độ trồng cho giống ngô LVN10 và CP333 trong điều kiện
canh tác bằng nước trời tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu”.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Các giống ngô mới có tiềm năng cho năng suất cao trong sản xuất là kết quả
tổng hợp của nhiều yếu tố: giống, phân bón, mật độ trồng, điều kiện khí hậu, kỹ
thuật chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh… Trong đó mật độ trồng là một trong
những yếu tố quan trọng nhất tạo thành năng suất của cây ngô. Tuy nhiên, mật độ
là yếu tố tạo thành năng suất dễ biến động và dễ tác động nhất. Mật độ trồng phụ
thuộc vào địa hình, tính chất vật lý và hóa học của đất và đối tượng cây trồng.
Từ đó với giả thiết 2 giống ngô thí nghiệm có kiểu cây, khả năng sinh
trưởng, phát triển khác nhau trong điều kiện canh tác bằng nước trời trên vùng
đất tại thành phố Lai Châu cần nghiên cứu xác định mật độ trồng thích hợp cho
từng giống trên từng địa hình tại thành phố Lai Châu.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định mật độ trồng thích hợp cho 2 giống ngô LVN10 và CP333 tại
thành phố Lai Châu. Kết quả đề tài bổ xung vào quy trình sản xuất ngô của tỉnh,
góp phần tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế sản xuất ngô.

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Giống ngô LVN10 và CP333.
- Thời vụ: Vụ xuân hè năm 2015.
2


- Địa điểm nghiên cứu: Xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.5.1. Những đóng góp mới
Đề tài đã đóng góp thêm những nghiên cứu về mật độ trồng đến sinh trưởng
và năng suất của giống lai LVN10 và CP333 nhằm nâng cao hiệu quả trong quá
trình canh tác.
1.5.2. Ý nghĩa khoa học
Đề tài đóng góp cơ sơ lý luận về mật độ đến sinh trưởng và năng suất của
giống ngô LVN10 và CP333 trong điều kiện canh tác trên đất bằng và đất dốc tại
thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
1.5.3. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học để hoàn thiện quy trình
thâm canh cho giống ngô LVN10 và CP333 trong vụ xuân hè tại thành phố Lai
Châu, tỉnh Lai Châu đồng thời bổ sung những tài liệu về mật độ trồng giống
LVN10 và CP333 nhằm định hướng mở rộng và phát triển sản xuất ngô tại tỉnh
Lai Châu một cách hiệu quả và bền vững.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây ngũ cốc lâu đời và hiện nay diện tích, năng suất và sản lượng

cây ngô không ngừng tăng lên và trở thành một trong những cây trồng phổ biến
nhất trên thế giới. Cây ngô là thực vật quang hợp theo chu trình C4 có các đặc
tính hơn hẳn so với các loại cây trồng khác do vậy mà khả năng sinh trưởng, phát
triển và năng suất rất tốt so với các loại cây trồng khác.
Theo Ngô Hữu Tình và cs, 1997 thì: Ngô còn là cây điển hình được ứng
dụng nhiều thành tựu khoa học về các lĩnh vực di truyền học, chọn giống, công
nghệ sinh học, cơ giới hoá,... vào công tác nghiên cứu và sản xuất do vậy diện
tích, năng suất và sản lượng ngô liên tục tăng trong những năm gần đây.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2004 - 2013

2005
2006

Diện tích
(triệu ha)
147,44
148,61

Năng suất
(tạ/ha)
48,42
47,53

Sản lượng
(triệu tấn)
713,91
706,31

2007
2008


158,60
161,01

49,63
51,09

788,11
822,71

2009
2010
2011
2012
2013
2014

156,93
162,32
170,39
178,55

50,04
51,55
51,84
48,88

790,18
820,62
883,46

872,79

184,24
183,32

55,17
56,64

Năm

1016,43
1038,28
Nguồn: FAOSTAT (2016)

Từ các số liệu trong bảng 2.1 chúng tôi có nhận xét như sau:
Diện tích trồng ngô trên thế giới có xu hướng tăng từ năm 2005 đến năm
2008, giảm ở năm 2009 và tăng nhanh trở lại từ năm 2009 đến năm 2013. Diện
tích ngô trên thế giới năm 2005 là 147,44 triệu ha và sau 3 năm con số này đã
tăng hơn 13 triệu ha và đạt diện tích 161,01 triệu ha vào năm 2008. Năm 2009
diện tích trồng ngô giảm xuống còn 156,93 triệu ha. Đến năm 2014 so với năm
2005 thì diện tích trồng ngô trên thế giới tăng hơn 35 triệu ha lên 183,32 triệu ha.

4


Năng suất ngô biến động từ 47,53 đến 56,64 tạ/ha. Năm 2005 năng suất ngô
là 48,42 tạ/ha đến năm 2014 là 56,64 tạ/ha tăng lên hơn 8 tạ/ha. So sánh giữa sản
lượng và diện tích cho thấy: từ năm 2005 tới năm 2014 diện tích tăng hơn 35
triệu ha, sản lượng tăng hơn 324 triệu tấn. Năm 2014 diện tích giảm so với năm
2013, tuy nhiên năng suất tăng dẫn đến sản lượng tăng so với năm 2013 khi đạt

1038,28 triệu tấn.
Với sự tăng nhanh về diện tích và ổn định về năng suất đã làm sản lượng
ngô trên thế giới từ năm 2005 đến năm 2014 có sự tăng trưởng và đạt giá trị cao
nhất ở năm 2014 với sản lượng 1038,28 triệu tấn ngô hạt.
Có được kết quả trên là nhờ ứng dụng rộng rãi các giống ngô lai mới có
năng suất đồng thời không ngừng cải tiến các biện pháp kỹ thuật canh tác đã góp
phần đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa mì và lúa nước. Chính từ điều
nay càng khẳng định vị trí của cây ngô trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2013

Châu Á

Diện tích
(triệu ha)
59,10

Năng suất
(tạ/ha)
51,46

Sản lượng
(triệu tấn)
304,14

Châu Mỹ

68,39

76,97


526,42

Châu Âu

18,75

69,02

129,42

Châu Phi

36,99

20,98

77,61

Khu vực

Nguồn: FAOSTAT (2016)

Qua bảng 2.2 cho thấy: Châu Mỹ là khu vực có diện tích trồng ngô, năng
suất và sản lượng ngô lớn nhất thế giới với diện tích là 68,39 triệu ha, năng suất
là 76,97 tạ/ha và tổng sản lượng ngô năm 2014 đạt 526,42 triệu tấn. Năm 2014
năng suất ngô bình quân của thế giới chỉ bằng 73,58% năng suất của châu lục
này và sản lượng ngô chiếm 50,70% sản lượng ngô trên toàn thế giới. Sau châu
Mỹ là châu Á có diện tích trồng ngô lớn thứ 2 với 59,10 triệu ha, năng suất đạt
51,46 tạ/ha, sản lượng của châu Á đạt 304,14 triệu tấn (đứng thứ 2 sau châu Mỹ).
Châu Âu đứng thứ 2 trên thế giới về năng suất đạt 69,02 tạ/ha nhưng lại là khu

vực có diện tích trồng ngô thấp nhất (18,75 triệu ha), châu Phi có diện tích đứng
thứ 3 trên thế giới nhưng có năng suất ngô rất thấp chỉ đạt 20,98 tạ/ha thấp hơn
gần 3 lần so với năng suất bình quân của thế giới, do đó sản lượng ngô của khu
vực này cũng thấp nhất. Ở châu Mỹ có trình độ khoa học phát triển cao trong khi
5


Châu Phi nền kinh tế kém phát triển cộng thêm tinh hình chính trị an ninh không
đảm bảo đã làm cho sản xuất nông nghiệp ở khu vực này tụt hậu so với nhiều khu
vực trên thế giới. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về diện tích, năng suất, sản
lượng cây ngô giữa các châu lục trên thế giới là do sự khác nhau rất lớn về trình
độ khoa học kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế chính trị,…
2.1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ở Việt Nam, sản xuất lương thực luôn là một nhiệm vụ quan trọng và được
ưu tiên hàng đầu trong chiến lược sản xuất nông nghiệp. Với với khả năng thích
nghi rộng nên cây ngô sinh trưởng, phát triển và phổ biến khắp các vùng trên cả
nước. Lịch sử trồng ngô của nước ta qua các thời kỳ là một quá trình phát triển
không đồng đều và bền vững thậm chí có thời kỳ rất trì trệ và chưa tương xứng
với tiềm năng sẵn có của cây ngô và điền kiện tự nhiên của nước ta. Trong những
năm gần đây nhu cầu về ngô trong nước cũng như trên thế giới có xu hướng tăng
lên vì vậy sản xuất ngô đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước do đó diện tích, năng suất và sản lượng ngô có những bước tiến lớn mạnh.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2013
Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng

(nghìn tấn)

2006

1.052,60
1.033,10

36,20
37,30

3.787,10
3.854,50

2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

1.096,10
1.140,20
1.086,80
1.126,90
1.081,00
1.118,20
1.172,60
1.178,65


39,30
40,20
40,80
40,90
46,80
42,90
44,30
44,14

Năm
2005

4.303,20
4.573,10
4.431,80
4.606,30
4.684,30
4.803,20
5.193,50
5.202,51
Nguồn: FAOSTAT (2016)

Theo bảng 2.3 tổng hợp về tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam năm 2005
đến 2014 cho thấy:
Sản xuất ngô của nước ta tăng nhanh về diện tích, năng suất và sản lượng
trong giai đoạn 2005 - 2014. Năm 2005 cả nước trồng được 1.052,60 nghìn ha,
năm 2014 là 1.178,65 nghìn ha, tăng hơn 126 nghìn ha so với năm 2005. Việc

6



tăng cường sử dụng giống ngô lai cho năng suất cao kết hợp với các biện pháp kỹ
thuật canh tác tiên tiến, áp dụng những thành tựu khoa học đã khiến cho năng
suất ngô liên tục tăng trong thời kỳ 2004 - 2013 (từ 36,2 tạ/ha lên 44,14 tạ/ha).
Sản lượng ngô năm 2014 đã tăng so với năm 2005 lên mức 5.202,51 nghìn tấn.
Tuy diện tích, năng suất và sản lượng ngô của chúng ta đều tăng nhanh nhưng so
với bình quân chung của thế giới và khu vực thì năng suất ngô của nước ta còn rất
thấp (năm 2011 năng suất ngô của Việt Nam 46,8 tạ/ha, bằng 90,27% năng suất
bình quân của thế giới, nhưng đến năm 2014 năng suất ngô giảm nhẹ xuống còn
44,14 tạ/ha). Điều này đặt ra cho ngành sản xuất ngô Việt Nam những thách thức
và khó khăn to lớn, đặc biệt là trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay.
Đòi hỏi đội ngũ chuyên môn cũng như các nhà khoa học trong cả nước tiếp tục lỗ
lực, nghiên cứu ra những giống ngô và biện pháp kỹ thuật canh tác hiệu quả để
nâng cao năng suất và chất lượng ngô Việt Nam, góp phần vào sự phát triển của
ngành nông nghiệp Việt Nam.
2.2. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIỐNG NGÔ TẠI VIỆT NAM
Ngô là một trong những cây trồng nhập nội vào Việt Nam nên nguồn gen
còn hạn hẹp, công tác nghiên cứu về ngô của nước ta cũng chậm hơn nhiều so
với các nước trên thế giới. Thời kỳ 1955 - 1970 các nhà khoa học cũng đã điều
tra về thành phần loài và giống ngô địa phương. Các chuyên gia Việt Nam trong
một thời gian dài đã nỗ lực thu thập nguồn vật liệu khởi đầu trong nước, hợp tác
với trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế (CIMMYT) trong việc thu thập đánh
giá, phân loại nguồn nguyên liệu cũng như đào tạo cán bộ chuyên môn trong lĩnh
vực nghiên cứu ngô, đặt nền tảng cho mọi hoạt động nghiên cứu và chuyển giao
tiến bộ sản xuất ngô ở Việt Nam.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lân và cs. (2014) cho thấy:
Giống AG59 và NK67 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm chín trung bình
tương tự như giống đối chứng, các giống còn lại có thời gian sinh trưởng thuộc
nhóm chín muộn, phù hợp với cơ cấu gieo trồng ở huyện Mèo Vạc. Khả năng

chống đổ của các giống rất tốt. Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm đạt
từ 58,81 - 79,76 tạ/ha (vụ xuân hè 2012); 58,67 - 74,03 tạ/ha (vụ xuân hè 2013).
Giống AG59 có năng suất thực thu cao nhất, giống DK9901 có năng suất thực
thu cao thứ 2, giống LVN14 có năng suất thực thu thấp nhất.

7


Theo Châu Ngọc Lý và cs. (2013) cho thấy đề tài “Nghiên cứu chọn tạo
giống ngô lai QPM năng suất cao, chống chịu tốt phục vụ chế biến thức ăn chăn
nuôi thời kỳ 2012 - 2016’’ đã thu được kết quả: Duy trì được 35 nguồn vật liệu
và lai tạo được 550 THL mới được đánh giá ở 2 vụ Thu Đông 2012 và Xuân
2013, kết quả vụ Thu Đông 2012 đã chọn được 12 THL tốt và vụ Xuân 2013
chọn được 19 THL tốt, trong số 19 THL chọn được ở vụ Xuân 2013 có 5 THL đã
được chọn lặp lại là QPM242 (125,54 tạ/ha), QPM42 (95,08 tạ/ha), QPM290
(100,44 tạ/ha), QPM184 (116,71 tạ/ha) và QPM226 (103,84 tạ/ha).
Theo Mai Xuân Triệu và Vương Huy Minh (2013) đã tổng kết: Thời kỳ
2011 - 2013 đã có 14 giống ngô được công nhận, trong đó có 4 giống được công
nhận chính thức là LVN146, LVN66, LVN092, SB099; 10 giống được công
nhận sản xuất thử: LVN154, LVN111, LVN81, LVN102, VS36, LVN152,
LVN62, Nếp lai số 5, Nếp lai số 9 và Đường lai 20. Đặc điểm chung về các
giống mới được tạo ra trong thời kỳ này là thích ứng rộng (cả trong và ngoài
nước: Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia); chống chịu tốt hơn với hạn,
sâu bệnh, đổ gãy; thời gian sinh trưởng ngắn hoặc trung bình; tiềm năng năng
suất cao, trong thí nghiệm đạt tới 120 - 130 tạ/ha; chất lượng hạt tốt; đã có các
giống ngô nếp, ngô đường lai đơn có thể cạnh tranh được với các giống nước
ngoài về năng suất, chất lượng và giá giống. Các giống ngô mới đang được Viện,
các trung tâm trực thuộc, một số công ty hạt giống trong nước thử nghiệm rộng
và chuyển giao đến người sản xuất trong cả nước.
Theo Mai Xuân Triệu và Vương Huy Minh (2013) đã tổng kết: Viện

Nghiên cứu Ngô đang lưu giữ 616 nguồn gen ngô là các giống địa phương, giống
thụ phấn tự do, quần thể; hơn 500 dòng tự phối đời cao và khoảng 300 dòng tự
phối đời thấp. Nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cả về chủng loại (ngô tẻ,
ngô nếp và ngô đường), phương pháp chọn tạo (truyền thống, nuôi cấy bao phấn,
sử dụng cây kích tạo đơn bội, chuyển gen bằng công nghệ sinh học) và đa dạng
di truyền.
Theo Nguyễn Văn Tuất và Nguyễn Văn Viết (2013): Ở phía Nam đã phát
triển các giống ngô lai V98-1, V98-2, V-118, VN112 với diện tích hàng năm
2000 ha tại các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây là các giống có thời gian
sinh trưởng ngắn, có tiềm năng năng suất cao, có khả năng phối hợp cao, cho
năng suất cao. Đặc biệt, giống lai đơn V-118 cho năng suất cao trên 80 tạ/ha,
thích hợp trồng trên đất lúa vụ Đông Xuân. Quy trình thâm canh ngô lai trên đất
8


lúa vụ Đông Xuân đã được hoàn thiện và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng ngô
lai trên đất lúa vụ Đông Xuân ở Tây Nguyên vượt 33,06% - 38,12% so với trồng
lúa cùng vụ.
Theo Lương Văn Vàng (2013): Nghiên cứu chọn tạo giống ngô cho vùng
khó khăn thời kỳ 2011 - 2013 đã xác định được một số tổ hợp lai triển vọng như
VS36, CN11-2, CN11-3, SB09-9, VS71 (120,55 tạ/ha), D08-5, H11-9, CN12-1,
VS101, VS104, VS106, H119, H08-7, VS90, H11-1, VS686, VS89, VS90,
VS8N, VS80, H13-2, H282. Các giống tham gia khảo nghiệm VS36, H119,
VS71 và CN11-2 chịu hạn tốt, thích nghi rộng, năng suất khá, ổn định. Giống
ngô lai VS36 đã được công nhận cho phép sản xuất thử trong năm 2012 và đã
được chuyển nhượng bản quyền sử dụng cho Công ty cổ phần Giống cây trồng
Thái Bình; giống ngô H119 đã được chuyển quyền phân phối hạt giống cho Công
ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang.
Qua 2 năm triển khai thực hiện đề tài:“Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai
cho vùng thâm canh” đã cho kết quả 3 giống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn công nhận cho phép sản xuất thử, đó là LVN111, LVN102, LVN62
(Mai Xuân Triệu, 2013).
Theo Bùi Mạnh Cường (2013) nhận xét: từ 6 giống ngô thí nghiệm đã tuyển
chọn được 2 giống là CN08-1 và CN09-3 có năng suất cao và khả năng chống
chịu hạn khá, phù hợp với điều kiện sinh thái và canh tác ở các huyện miền núi
tỉnh Thanh Hóa. Năng suất của hai giống vượt đối chứng CP999 và C919 từ 7,8 21,4%. Xây dựng được quy trình kỹ thuật canh tác cho 2 giống ngô và xác định
được ở công thức M2P2 (6,5 vạn cây/ha với mức phân bón 150N - 120P2O5 120K2O) cả 2 giống đều cho năng suất cao nhất. Xây dựng 3 mô hình thử nghiệm
giống mới CN08-1 (LVN146) với quy mô 5 ha/mô hình. Năng suất của LVN146
đạt trung bình 76 tạ/ha vượt đối chứng C919 9,0 - 11,9% và NK4300 4,3 - 6,9%,
khả năng chịu hạn tốt hơn 2 giống đối chứng. Mô hình thử nghiệm đáp ứng được
yêu cầu của đề tài, bước đầu phát huy hiệu quả trong việc nhân rộng mô hình ra
sản xuất.
Theo Trần Trung Kiên và cs. (2013) kết quả khảo nghiệm 3 giống ngô lai
nhập nội từ Trung Quốc với giống đối chứng NK4300 trong vụ Xuân và Đông
năm 2011, vụ Xuân 2012 tại một số tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã
chọn được giống GY135 là giống triển vọng. Trong thí nghiệm khảo nghiệm cơ

9


bản vụ Xuân và vụ Đông 2011, giống GY135 có năng suất đạt cao nhất và khá
ổn định ở cả 2 thời vụ (82,7 tạ/ha, vụ Xuân 2011 và 67,8 tạ/ha vụ Đông 2011).
Khảo nghiệm sản xuất tại 6 điểm ở 4 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang
và Yên Bái trong vụ Đông 2011 và vụ Xuân 2012 cho thấy giống GY135 đạt
năng suất 61,7 tạ/ha (vụ Đông 2011) và đạt từ 57,8 - 73,4 tạ/ha (vụ Xuân 2012)
cao hơn đối chứng NK4300 từ 101,1 - 105,5%. Giống GY135 được người dân
lựa chọn để mở rộng diện tích gieo trồng ở các vụ sau.
Theo Hoàng Văn Vịnh và Phan Thị Vân (2013) thí nghiệm nghiên cứu khả
năng sinh trưởng, phát triển của 8 giống ngô lai có triển vọng được thực hiện vụ
Đông 2012 và Xuân 2013 và giống đối chứng NK4300. Kết quả cho thấy thời

gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm là 107 - 119 ngày (vụ Đông 2012) và
117 - 124 ngày (vụ Xuân 2013), phù hợp với cơ cấu luân canh vụ Xuân và Đông
tại Thái Nguyên. Giống KK11-6 khả năng chống đổ kém nhất, đánh giả điểm 2 3. Các giống còn lại có khả năng chống đổ tốt, đánh giá điểm 1 - 2. Giống KK113, KK11-11 có khả năng chống chịu sâu đục thân rất tốt đánh giá điểm 1 tương
đương với giống đối chứng. Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm đạt
60,95 - 84,12 tạ/ha (vụ Đông 2012) và 61,53 - 78,95 tạ/ha (vụ Xuân 2013).
Giống KK11-11 năng suất thực thu đạt 78,95 - 84,12 tạ/ha cao hơn đối chứng ở
mức tin cậy 95%. Các giống còn lại năng suất thực thu đạt 60,95 - 78,93 (vụ
Đông 2012) và 61,53 - 72,77 tạ/ha (vụ Xuân 2013) tương đương với giống đối
chứng NK4300.
Theo Đỗ Tuấn Khiêm và Trần Trung Kiên (2005) kết quả so sánh 6 giống
ngô TPTD QPM với 2 đối chứng là Q2 (giống TPTD thường) và HQ2000 (giống
lai QPM) vụ Thu Đông 2004 tại Thái Nguyên đã chọn được giống QP4 có độ
đồng đều tốt, thời gian sinh trưởng trung bình, thấp cây, chống chịu sâu bệnh
khá, chịu hạn tốt, cho năng suất tương đương cả 2 đối chứng (đạt 67,3 tạ/ha). Đặc
biệt, QP4 có hàm lượng Protein đạt 10,76% tương đương HQ2000 (10,88%) và
cao hơn hẳn Q2 (8,95%). QP4 có hàm lượng Lysine/Protein đạt 3,77%,
Methionine/Protein đạt 2,89% tương đương HQ2000 (3,84%, 2,96%) và cao hơn
Q2 (2,71%, 1,98%).
Theo Phan Xuân Hào và Trần Trung Kiên (2004) thu được kết quả như sau:
Thí nghiệm ở vụ xuân và vụ thu đông 2002 cho kết quả hai giống QP2 và QP3
khá đồng đều và ổn định qua hai vụ, có thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng
chống chịu sâu bệnh tốt, có năng suất thực thu tương đương với hai giống đối
10


chứng (Q2 và HQ2000). Đặc biệt, hai giống này có hàm lượng protein đạt 11,1
và 11,4% tương đương HQ2000 (11,3%) và cao hơn hẳn Q2 (8,2%); hàm lượng
lysine/protein đạt 4,1 và 4,3% cao hơn hẳn hai đối chứng (2,6 và 3,9%).
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng và phát triển. Trên cả nước có 7 vùng trồng

ngô chính, mỗi vùng với những đặc trưng riêng về vị trí cây ngô trong hệ thống
trồng trọt, thời vụ và khả năng kinh tế cho sản xuất ngô, nhưng tựu chung ở Việt
Nam cây ngô giữ vị trí là cây màu số một và là cây lương thực thứ hai sau cây
lúa. Song với nền canh tác quảng canh chủ yếu là trồng các giống có dạng hạt đá
và ngô địa phương năng suất thấp nên đến đầu những năm 1980 năng suất ngô ở
Việt Nam vẫn chỉ đạt khoảng 1 tấn/ha. Trong những năm 1980 - 1990, thông qua
sự hợp tác với CIMMYT, Việt Nam đã chọn tạo và đưa vào sản xuất một số
giống ngô thụ phấn tự do cải tiến như VM1, HSB1, MSB2649, TSB2, TSB1 còn
ngô lai vẫn chưa được ứng dụng trong sản xuất. Nguyên nhân ngô lai không phát
triển sớm hơn là:
- Giá thành hạt giống cao, sản xuất không chấp nhận.
- Điều kiện đầu tư thâm canh trong sản xuất thấp, ngô lai không thể phát
huy được ưu thế của nó.
- Thiếu cơ sở vật chất, thiếu vốn cho sản xuất hạt giống.
Sản xuất ngô của Việt Nam thực sự có bước đột phá khi ứng dụng thành
công các kết quả nghiên cứu ngô lai vào sản xuất. Có thể tóm tắt quá trình phát
triển giống ngô lai ở Việt Nam thành các thời kỳ sau:
- Thời kỳ 1991-1995: Nghiên cứu lai tạo, chọn lọc bộ giống ngô mới có
thời gian sinh trưởng khác nhau, thích hợp với cơ cấu mùa vụ, các vùng sinh thái,
chống chịu các điều kiện bất thuận và có năng suất cao phẩm chất tốt. Thời kỳ
này chủ yếu sử dụng các giống lai không quy ước như LS3, LS5, LS6, LS8..., ưu
điểm của bộ giống này là những giống có tiềm năng cho năng suất từ 3 - 7 tấn/ha,
giá bán thấp (5.000 - 8.000 đ/kg) nên mỗi năm diện tích gieo trồng các giống ngô
lai này tăng trên 8000 ha và làm tăng năng suất trên 1 tấn/ha so với trồng giống
ngô thụ phấn tự do. Năm 1992 - 1993 các công ty Pacific, Bioseed và CP Group
đã khảo nghiệm các giống ngô lai đơn ở Việt Nam.
- Thời kỳ 1996 - 2002: Nhờ chính sách đổi mới, được sự quan tâm đầu tư
đúng mức của Nhà nước và sự phát huy nội lực của các nhà chọn tạo giống ngô
11



trong nước, những giống ngô lai quy ước như LVN10, LVN4, LVN20, LVN25,
V98, T9,... đặc biệt là giống LVN10 đã nhanh chóng trở thành các giống ngô chủ
lực trong sản xuất ngô của Việt Nam. Trong thời kỳ này, nhiều công ty giống ngô
nước ngoài đã bán giống ngô ở Việt Nam với số lượng lớn.
Cùng với chọn tạo giống ngô mới thì công nghệ sản xuất hạt giống lai ngày
càng hoàn thiện giúp cho các giống ngô lai của Việt Nam có chất lượng không
thua kém các công ty nước ngoài nhưng giá rẻ hơn.
- Thời kỳ 2003 đến nay: Với sự mở rộng hợp tác quốc tế, các nhà tạo giống
ngô Việt Nam đã thu thập được nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau. Nhờ nguồn
vật liệu phong phú, một số giống ngô lai thế hệ mới được chọn tạo bằng phương
pháp truyền thống hoặc kết hợp giữa phương pháp chọn tạo truyền thống và công
nghệ sinh học như LVN885, LVN145, LVN66, LVN61, LVN154, LVN146,
LVN14, LVN36,... đã được ứng dụng vào sản xuất. Các giống ngô lai thế hệ mới
này có nhiều ưu thế như chịu hạn, chống đổ, ít nhiễm sâu bệnh, chịu thâm canh,
màu hạt đẹp thích ứng tốt trong điều kiện sản xuất hàng hóa. Giống ngô của các
công ty đa quốc gia như Bioseed, Pacific, Syngenta, Bionear, Mosanto và một số
công ty khác đã cung cấp cho sản suất ngô ở Việt Nam số lượng lớn giống ngô
với quy mô chiếm trên 50 % diện tích trồng ngô lai của Việt Nam.
Các giống ngô lai mới như LVN10, LVN20, LVN99,...đã trở thành giống
ngô chủ lực trong sản xuất ngô của Việt Nam. Những thành công của chương
trình ngô lai đã góp phần quan trọng trong việc đưa năng suất ngô trung bình
toàn quốc đạt 4,3 tấn/ha (tăng khoảng 48,7 % so với năm 2000 với tổng sản
lượng 4,8 triệu tấn.
2.3. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MẬT TRỒNG NGÔ TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về mật độ trồng ngô trên thế giới
Theo Arnon (1974) kết luận: Thay đổi mật độ trồng trong điều kiện khô hạn
để đạt được sự cân bằng, giảm số lượng cây che phủ và đổ ẩm đất hạn chế luôn là
một trong những kỹ thuật trồng trọt dễ được chấp nhận. Với các giống ngô lai

mật độ trồng được khuyến cáo trong điều kiện tưới nước và bón phân như hiện
nay cho năng suất cao hơn ít nhất từ 50 - 100% so với giống ngô thụ phấn tự do.
Dẫn theo Arnon (1974) cho thấy: Mật độ trồng ngô ở vùng không được
tưới nước, bán khô hạn của Mỹ được giới thiệu trong phạm vi từ 1,5 - 3 m2. Ở
12


phía Nam bang Dakota ngô trồng trên đất khô hạn, khi điều kiện ẩm thuận lợi
cho năng suất cao nhất ở mật độ 4 cây/m2. Trong điều kiện hạn vừa phải mật độ 2
cây/m2 là tối ưu, dưới các điều kiện khô hạn này mật độ 1 cây/m2 sẽ cho thu
hoạch hạt rất ít hoặc không cho thu hoạch.
Ở vùng phía Nam thảo nguyên bán khô hạn của Ukraina mật độ cây tối đa
là 2,2 đến 2,5 cây/m2, với khoảng cách hàng 140 cm. vùng trồng ngô chính là
vùng thảo nguyên phía Bắc, khu vực phía Nam và khu trung tâm của cao nguyên
rừng. Mật độ gieo trồng tối ưu ở đây là 3,5 đến 4 cây/m2 với khoảng cách hàng là
từ 90 - 105 cm. Ở Đức, khuyến cáo mật độ trồng từ 4 - 10 cây/m2 tùy thuộc trạng
thái cây chín sớm (dẫn theo Arnon, 1974).
Dẫn theo Arnon (1974): Ở Israel, dưới điều kiện tưới nước năng suất ngô
cao nhất đã đạt được với mật độ 5 - 6 cây/m2, với giống ngô lai đơn thấp cây thì
năng suất tốt nhất ở mật độ 7 cây/m2. Ở Angieri, mật độ trồng từ 4 - 5 cây/m2 cho
năng suất tốt nhất.
Theo Krugiulin (1988): Mức tăng năng suất của ngô khi có tưới phụ thuộc
cả mật độ gieo trồng, có liên quan tới độ chiếu sáng khác nhau cũng như với
cường độ quang hợp khác nhau. Khi gieo với khoảng cách 70 x 70 cm năng suất
cao nhất thu được khi gieo từ 3 - 4 cây/hốc (6,1 đến 8 vạn cây/ha) với 1 bắp bình
thường/cây. Còn khi gieo 2 cây/hốc thì năng suất bị giảm đi nhiều, với 4 cây/hốc
thì năng suất tăng thêm không đáng kể.
Kết quả nghiên cứu của Krugiulin (1988) cho rằng trong điều kiện có tưới
ở Bắc Kapcazo, các giống chín sớm cần gieo dày hơn: 3 cây/hốc với mật độ 8
vạn cây/ha. Còn các giồng chín muộn thì mật độ từ 4 - 5 vạn cây/ha. Ở Hunggari,

khi có tưới nước người ta trồng ở mật độ 5 - 6 vạn cây/ha đạt tới năng suất hạt tới
130 - 140 tạ/ha.
Dẫn theo NealC.Stoskopf (1981), thì khi tăng mật độ cây không có ý nghĩa
làm tăng khối lượng vật chất khô. Sự tăng năng suất về mặt lý thuyết chỉ đạt
được khi chỉ số diện tích lá (LAI) xấp xỉ 4,0 và năng suất sẽ không tăng khi chỉ
số diện tích lá là 4,7.
Dẫn theo Neal C.Stoskopf (1981), mối quan hệ giữa năng suất hạt với chỉ
số diện tích lá ở ngô đã phát hiện sự khác nhau rất rõ giữa các kiểu gen ở cây
ngô. Ở mật độ từ 34.600 và 65.200 cây/ha, đo chỉ số diện tích lá tương ứng là
2,27 và 4,00. Ở mật độ cây cao chỉ số diện tích lá rất khác nhau giữa 15 giống từ

13


mức thấp 3,45 đến mức cao 4,61. Sự khác nhau rất lớn về chỉ số diện tích lá ở
mật độ cây cao của các giống, chỉ ra việc quản lý để điều chỉnh diện tích lá thông
qua mật độ cây.
Dẫn theo Robert et al. (1985), mối quan hệ giữa các đặc tính của ngô với
năng suất khi đi kiểm tra các cặp lai đơn gieo trồng ở những mật độ khác nhau cho
thấy: Ở mật độ thấp, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, tỷ lệ hạt/bắp, chiều cao
cây và chiều cao đóng bắp là quan hệ có ý nghĩa đối với năng suất, ở mật độ trung
bình thì đường kính bắp, tỷ lệ hạt/bắp, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp là quan
hệ có ý nghĩa với năng suất; ở mật độ cây cao tất cả các đặc tính là quan hệ ý nghĩa
với năng suất ngoại trừ khối lượng 1000 hạt, ngày tung phấn, ngày phun râu.
Theo Richard (1968) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng đến
chỉ số diện tích lá đã kết luận: giữa chỉ số diện tích và mật độ cây trồng có quan
hệ trực tiếp với nhau. LAI tăng theo đường thẳng khi mật độ cây tăng từ 34.000
đến 69.000 cây/ha cho dù diện tích là giảm khi mật độ cây tăng.
Theo Borleanu (2010): Mật độ gieo trồng có quan hệ mật thiết với năng
suất ngô. Tại vùng Simnic, Rumani trong 2 năm 2009 và 2010 các nghiên cứu về

mật độ gieo trồng đã được tiến hành với các giống ngô lai Fundulea 475,
Kamelias, Danubian, KWS 2376, Rapsodia và Kitty. Trong cả hai năm ngô được
gieo vào ngày 15/4 với 3 mật độ thí nghiệm: 40.000 cây/ha, 50.000 cây/ha và
60.000 cây/ha. Kết quả cho thấy mật độ gieo trồng 60.000 cây/ha cho năng suất
cao nhất 8.190 kg/ha, tiếp theo là mật độ 50.000 cây/ha năng suất đạt 7570 kg/ha
và cuối cùng là mật độ 40.000 cây/ha năng suất đạt 7.430 kg/ha.
Theo Sener O et al. (2004) cho thấy: Năng suất cao nhất (14 tấn/ha) thu
được ở khoảng cách hàng 45 - 50 cm và mật độ 9 - 10 vạn cây/ha.
Theo Chaudhry G. A. And Khan M. A (2003): Thí nghiệm ở Rawalpina với
lượng phân bón 90N + 40P2O5/ha; 46N + 30P2O5/ha và mật độ trồng 55.000 cây/ha
và 110.000 cây/ha với giống ngô Faisal và giống ngô địa phương. Giống Faisal cho
số hạt/bắp, trọng lượng 1000 hạt và năng suất cao ở tất cả các thí nghiệm.
Theo William et al. (2002) đã làm thí nghiệm với 4 giống ngô khác nhau về
thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, kiểu bắp và góc lá tại 6 địa điểm ở vành đai
ngô nước Mỹ, vào năm 1998 - 1999, với 5 mật độ từ 56.000 - 90.000 cây/ha và
khoảng cách hàng là 38 cm, 56 cm và 76 cm đã rút ra các kết luận: Năng suất đạt
cao nhất ở khoảng cách hàng 38 cm và mật độ 90.000 cây/ha.

14


×