Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đánh giá đặc điểm nông sinh học, giá trị sử dụng và khả năng thích ứng của cây đậu núi (plukenetia volubilis l ) nhập nội trong điều kiện gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 105 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC, GIÁ TRỊ SỬ
DỤNG VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA CÂY ĐẬU NÚI
(PLUKENETIA VOLUBILIS L.) NHẬP NỘI
TRONG ĐIỀU KIỆN GIA LÂM HÀ NỘI
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Hồng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức trong và ngoài Học viện.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS
Nguyễn Thị Trâm người đã hướng dẫn tận tình chỉ lối và chi kinh phí để tôi thực hiện
và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô trong bộ môn Di truyền và
Chọn giống cây trồng – Khoa Nông học– Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng các anh
chị em trong phòng nghiên cứu và phát triển lúa lai - Viện nghiên cứu và phát triển giống
cây trồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè,
các bạn sinh viên đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên báo cáo của tôi còn nhiều thiếu
sót, tôi kính mong được sự góp ý của các thầy cô và đồng nghiệp để báo cáo được
hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Hồng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Thesis abstract ............................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục đích – yêu cầu ..........................................................................................2

1.3.


Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................4
2.1.

Tình hình nghiên cứu đậu núi trên thế giới .......................................................4

2.1.1.

Nguồn gốc và phân loại cây đậu núi.................................................................4

2.1.2.

Đa dạng di truyền cây đậu núi ..........................................................................5

2.1.3.

Những nghiên cứu về đặc điểm cây đậu núi .....................................................8

2.1.4.

Nghiên cứu thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của đậu núi ...................9

2.1.5.

Yêu cầu ngoại cảnh và kỹ thuật gieo trồng cây đậu núi ..................................17


2.2.

Một số kết quả nghiên cứu cây đậu núi ở Việt Nam .......................................18

2.2.1.

Khảo nghiệm sơ bộ ........................................................................................18

2.2.2.

Nghiên cứu kỹ thuật gieo trồng đậu núi..........................................................19

2.2.3.

Điều tra tình hình sâu bệnh ............................................................................20

2.2.4.

Đánh giá chất lượng hạt đậu núi trồng tại Việt Nam .......................................20

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..........................................................22
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................22

iii


3.2.


Thời gian nghiên cứu .....................................................................................22

3.3.

Vật liệu ..........................................................................................................22

3.4.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................22

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................22

3.5.1.

Bố trí thí nghiệm ............................................................................................22

3.5.2.

Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................23

3.6.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc ............................................................................25

3.6.1.

Ngâm ủ gieo hạt.............................................................................................25


3.6.2.

Trồng ra ruộng sản xuất .................................................................................25

3.7.

Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................26

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................27
4.1.

Đặc điểm thực vật học của cây đậu núi (Plukenetia volubilis L.) ....................27

4.2.

Đặc điểm sinh trưởng của đậu núi ở giai đoạn vườn ươm ...............................31

4.3.

Sinh trưởng phát triển cây đậu núi ở vườn sản xuất ........................................35

4.3.1.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây ở các thời vụ .........................................35

4.3.2.

Động thái tăng đường kính thân chính ...........................................................36


4.3.3.

Động thái và đặc điểm phân cành...................................................................37

4.3.4.

Động thái ra lá và tăng trưởng kích thước lá...................................................38

4.4.

Đánh giá năng suất hạt đậu núi ở giai đoạn đầu ..............................................39

4.4.1.

Khối lượng tươi các bộ phận của cây đậu núi 7 tháng tuổi .............................39

4.4.2.

Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất hạt đậu núi ..............................................................................................40

4.4.3.

Nhận xét về khả năng thích ứng của cây đậu núi qua các thời vụ gieo tại
Gia Lâm Hà Nội ............................................................................................42

4.5.

Kết quả điều tra sâu và thiên địch trên cây đậu núi tại vườn trồng ..................46


4.5.1.

Kết quả điều tra sâu gây hại trên cây đậu núi .................................................46

4.5.2.

Kết quả điều tra thành phần thiên địch trên cây đậu núi tại Gia Lâm Hà
Nội vụ Xuân- Hè 2016 ...................................................................................52

4.6.

Chất lượng dinh dưỡng trong lá, hạt đậu núi và khả năng sử dụng..................53

4.6.1.

Xét nghiệm chất lượng dinh dưỡng và kim loại nặng trong lá ........................53

iv


4.6.2.

Chất lượng dinh dưỡng và khả năng sử dụng lá đậu núi .................................55

4.6.3.

Đánh giá chất lượng hạt đậu núi thu tại Gia Lâm Hà Nội ...............................60

Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................68
5.1.


Kết luận .........................................................................................................68

5.2.

Đề nghị ..........................................................................................................69

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................70
Phụ lục ......................................................................................................................78

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

AFLP

Amplified Fragments Length Polymorphism

ALA

Alpha- Linoleneic acid

ADHD

Rối loạn thần kinh


C18:1

Acid Oleic

C18:2

Acid Linoleic

C18:3

Acid Linolenic

DHA

Docosa Hexaenoi acid

EPA

Eicosa Pentaenoic acid

EFA

Acid béo thiết yếu

FDA

Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ

G


Gluco

HDL

Cholecterol có lợi

HCL

Cholecterol tự do tốt

I

Insulin

KKN

Khảo kiểm nghiệm

LA

Linoleic acid

LDL

Cholecterol có hại

NEFA

Acid béo không thay thế


PUFAs

Poly Unsaturated

SSR

Simple Sequence Repeats

Tg

Triglycerides

TC

Cholecterol tổng số

WEO

Triển vọng kinh tế thế giới (World Economic
Outlook

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

So sánh giá trị dinh dưỡng của dầu đậu núi (Sacha inchi) với một số
loại dầu thực vật khác ..............................................................................15


Bảng 4.1.

Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống đậu núi nhập nội ........................................32

Bảng 4.2.

Đánh giá chất lượng cây trong vườn ươm 35 ngày tuổi ............................34

Bảng 4.3.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây ở các thời vụ ...................................35

Bảng 4.4.

Động thái tăng trưởng đường kính thân chính cây đậu núi .......................36

Bảng 4.5.

Động thái phân cành cấp 1 và đặc điểm phân cành ..................................37

Bảng 4.6.

Động thái ra lá của cây đậu núi ................................................................38

Bảng 4.7.

Động thái tăng trưởng kích thước phiến lá của cây đậu núi ......................38

Bảng 4.8.


Khối lượng tươi các bộ phận của cây đậu núi 7 tháng tuổi .......................39

Bảng 4.9.

Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến thời gian ra hoa, kết quả và số quả
chín ở ngày đầu tiên ................................................................................40

Bảng 4.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất hạt đậu núi qua các lần
thu ở các thời vụ khác nhau .....................................................................41
Bảng 4.11a. Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến thời gian qua các giai đoạn sinh
trưởng của cây đậu núi ............................................................................43
Bảng 4.11b. Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến thời gian qua các giai đoạn sinh
trưởng của cây đậu núi ............................................................................45
Bảng 4.12. Kết quả điều tra thành phần sâu, nhện gây hại cây đậu núi và các bộ
phận bị hại trên cây .................................................................................48
Bảng 4.13. Kết quả điều tra thành phần sâu, nhện đỏ gây hại cây đậu núi và mức
độ phổ biến qua các tháng trong năm 2016 tại Gia Lâm, Hà Nội..............48
Bảng 4.14. Mật độ sâu đục quả và tỷ lệ quả bị hại trên vườn đậu núi gieo mùa
Hè và mùa Đông 2015 tại Gia Lâm, Hà Nội ............................................51
Bảng 4.15. Thành phần thiên địch trên trên cây đậu núi tại Gia Lâm, Hà Nội vụ
Xuân-Hè 2016 .........................................................................................52
Bảng 4.16. Kết quả phân tích chất lượng dinh dưỡng và kim loại nặng trong lá đậu
núi ...........................................................................................................54
Bảng 4.17a. So sánh các chỉ tiêu của rau đậu núi và rau ngót Việt Nam ......................55
Bảng 4.17b. So sánh kết quả đánh giá cảm quan giữa rau ngót và rau đậu núi .............56
Bảng 4.18a. So sánh kết quả phân tích lá đậu núi già khô và rau chùm ngây khô.........57
Bảng 4.18b. Kết quả đánh giá cảm quan các loại trà đậu núi........................................58
vii



Bảng 4.18c. Kết quả xét nghiệm sản phẩm trà đậu núi - Trà Sacha inchi .....................59
Bảng 4.19. Đặc điểm hạt đậu núi thu lần 1 tại Gia Lâm, Hà Nội ................................60
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ nhân và tỷ lệ dầu của hạt đậu núi ..........61
Bảng 4.21. So sánh tỷ lệ dầu ép được của đậu núi với 1 số loại hạt lấy dầu................61
Bảng 4.22a. Kết quả phân tích hàm lượng axit béo trong dầu đậu núi thu tại Hà
Nội so với công bố ở nước ngoài .............................................................64
Bảng 4.22b. Hàm lượng dinh dưỡng ở hạt đậu núi và một số loại hạt khác ..................65

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Hạt đã ngâm 36h sau đó ủ .....................................................................32

Hình 4.2.

Hạt vào bầu sau 10 ngày .........................................................................33

Hình 4.3.

Sau vào bầu 35 ngày cây con được đem ra trồng. Khi trồng cây có
chiều cao trung bình từ 17cm – 20cm số lá có từ 7 – 8 lá. đường kính
thân trung bình là 0,4cm ..........................................................................33

Hình 4.4.

Ảnh cây con trong giai đoạn vườn ươm ...................................................34


Hình 4.5.

Sâu đục quả (Archips sp.) ........................................................................49

Hình 4.6.

Sâu róm hại lá (Euproctis pseudoconspersa ) ...........................................49

Hình 4.7.

Sâu đục thân (Conogethes punctiferalis Guenee) .....................................49

Hình 4.8.

Sâu khoang (Spodoptera litura) ...............................................................49

Hình 4.9.

Sâu đục quả .............................................................................................50

Hình 4.10. Trà sacha inchi ........................................................................................58
Hình 4.11. Dầu đậu núi,Dầu đậu tương ,Dầu vừng đen, Dầu vừng vàng
Dầu lạc, Dầu hướng dương ......................................................................62

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Bích Hồng
Tên Luận văn: Đánh giá đặc điểm nông sinh học, giá trị sử dụng và khả năng thích

ứng của cây Đậu núi (Plukenetia Volubilis L.) nhập nội trong điều kiện Gia Lâm –
Hà Nội.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Xác định được đặc điểm nông sinh học, đặc điểm thực vật học, khả năng sinh
trưởng phát triển, tình hình sâu bệnh, năng suất, chất lượng dinh dưỡng và giá trị sử
dụng của cây đậu núi trồng tại Gia Lâm – Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu:
Thí nghiệm được bố trí 4 thời vụ, mỗi thời vụ cách nhau 3 tháng:
- Thời vụ 1: (mùa Xuân) gieo 1/2/ 2015, trồng 7/3/2015
- Thời vụ 2: (mùa Hè) gieo 1/5/ 2015, trồng 5/6/2015
- Thời vụ 3: (mùa Thu) gieo 1/8/2015, trồng 5/9/2015
- Thời vụ 3: (mùa Đông) gieo 1/11/ 2015, trồng 5/12/2015
Bố trí mỗi thời vụ trên 1 ô, nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại trồng 20 cây trên 1
luống, chiều rộng luống 2m, khoảng cách cây 1,5m, tương ứng với mật độ là 3.333
cây/ha.
Nội dung nghiên cứu
1/ Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển, đặc điểm thực vật học, nông sinh
học, đặc điểm ra hoa, kết quả của cây đậu núi trồng ở 4 thời vụ trong năm.
2/ Điều tra các loại côn trùng gây hại, thiên địch và bệnh trên vườn đậu núi.
3/ Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất cá thể, năng suất thực thu
trong thời gian thực hiện đề tài.
4/ Phân tích chất lượng dinh dưỡng, độc tố, tìm hiểu khả năng sử dụng sản phẩm
thu từ lá cây đậu núi ở thời kỳ thực hiện đề tài.
5/ Phân tích tỷ lệ dầu, thành phần dầu của hạt đậu núi trồng tại Gia Lâm Hà Nội
ở đợt thu đầu tiên.

Kết quả nghiên cứu:
Sau 18 tháng theo dõi đánh giá, chúng tôi cho rằng có thể gieo trồng và phát
triển cây đậu núi thành cây đa dụng ở nước ta vì những lý do sau:

x


1. Về đặc điểm thực vật học
- Đậu núi là cây lâu năm, thân leo bán gỗ, bộ rễ chùm phát triển theo chiều rộng ở tầng
đất mặt. Lá hình trái tim có răng cưa. Hoa lưỡng tính đồng chu, trục hoa dài 15-20cm,
đính 100-250 hoa đực nhỏ màu trắng, mỗi hoa có 23 bao phấn, 8 hạt phấn/1 bao, hạt
phấn hình tam giác. Hoa cái mọc sau ở gốc chùm hoa, mỗi chùm có 2 hoa cái, vòi nhụy
dài, đầu nhụy phân thành 4-7 thùy tương ứng với 4-7 khoang hạt trong quả. Quả hình
ngôi sao, màu xanh lá cây chứa hạt hình tròn dẹt, vỏ cứng màu nâu đen, bên trong có
nhân màu trắng ngà. Nhân gồm 2 mảnh nội nhũ gắn vào nhau ở 1 đầu bởi phôi.
2. Về sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh
Đậu núi là cây trồng lâu năm, do mới lần đầu được trồng tại Gia Lâm – Hà Nội,
mới thu được năng suất lần đầu nên chưa có năng suất ổn định vì vậy chưa đủ số liệu để
tính toán chỉ số ổn định và thích nghi, chỉ mới đánh giá khả năng thích ứng của Đậu núi
tại Hà nội thông qua khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng nhiễm sâu bệnh và năng
suất của cây Đậu núi như sau:
- Cây Đậu núi trồng tại Gia Lâm Hà nội cho thấy sinh trưởng phát triển tốt, có
thể trồng quanh năm (4 vụ xuân, hè, thu, đông).
- Thời gian từ trồng đến khi ra hoa từ 103 – 113 ngày, từ trồng đến thu hoạch
quả lần đầu là 242-260 ngày tùy thời điểm gieo hạt, mỗi năm có thể thu 2 đợt chính vào
tháng 5 tháng 6 và tháng 12 tháng Giêng, các tháng khác quả ra rải rác.
- Trong thời gian triển khai đề tài có phát hiện sâu đục thân, sâu khoang, sâu róm
ăn lá, sâu đục quả và nhện đỏ trích hút nhựa, trong đó sâu róm và sâu đục quả gây hại
nặng hơn, đồng thời cũng tìm được một số loài thiên địch, có thể khai thác, tạo thế cân
bằng trong vườn trồng đậu núi.

3. Năng suất của Đậu núi qua các thời vụ
- Năng suất thực thu ở vụ Hè cao nhất đạt 15,0 tạ/ha, vụ Đông đạt 9,3 tạ/ha và vụ
Xuân đạt 9,5 tạ/ha, vụ Thu chưa cho năng suất (do điều kiện khách quan) nhưng tiềm
năng cho năng suất cao vì số quả đậu /cây lần đầu tiên đạt cao nhất 18 quả/ cây, thấp
nhất vụ xuân đạt 8,78 quả/cây.
4. Những giá trị đặc biệt của cây Đậu núi
- Là cây lấy dầu do đó lượng dầu trong hạt chiếm rất cao từ 35 – 60% dầu trong
đó các thành phần trong dầu chứa nhiều chất xơ, iốt, các vitamin A, E. Đặc biệt rất giàu
omega trong đó omega 3 cao (48%), omega-6 (33,5%) và omega 9 (9%). Hàm lượng
protein chiếm 27-33% trong hạt, khiến cho đậu núi được mệnh danh là "siêu thực
phẩm” của loài người.
- Ngoài ra Đậu núi còn được sử dụng ngọn và lá non làm rau dinh dưỡng, lá già
dùng làm trà túi lọc bổ xung canxi và các chất chống oxy hóa cho cơ thể con người khi
sử dụng trà.
xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Bich Hong
Thesis title: “Evaluate agronomical characteristics, usage and acclaimation of Sacha
inchi plant (Plukenetia Volubilis L.) in Gialam-Hanoi”
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Determine agronomical, biological characteristics, growth and development, pest and
disease resistance, yield, quality and usage of Sacha inchi plant in Gialam - Hanoi
Materials and Methods:

The experiments were conducted in four planting seasons, plants were grown in the
same plot in each season, with 3 replications, 20 plants for each replication, one
replication was a furrow with the width of 2m, planting distance was 1.5m that
equivalent to the density of 3.333 plants/ha.
-

Season 1 (spring season): sowing time: 1/2/ 2015, planting time: 7/3/ 2015
Season 2 (summer season): sowing time: 1/5/ 2015, planting time: 5/6/2015
Season 3 (autumn season): sowing time: 1/8/2015, planting time: 5/9/2015
Season 4 (winter season): sowing time: 1/11/ 2015, planting time: 5/12/2015

Research content:
1/ Evaluating growth and development, biological, agronomical characteristics of
Sacha inchi plant in 4 planting seasons.
2/ Survey of pest, diseases and natural enemy in Sacha inchi.
3/ Evaluating yield components, individual yield, and yield of Sacha inchi.
4/ Determining nutrient content, toxicity and the usage of plant parts of Sacha inchi.
5/ Determining oil components of Sacha inchi in Gialam- Hanoi.
Main findings and conclusions:
After 18 months of observation and evaluation, the results showed that sacha
inchi plant can be grown and developed into a kind of multi-uses in Vietnam for the
following reasons:
1. Characteristics of botany
- Mountain Pass are perennials, vines sell timber, the root cluster developed by

xii


the width in the topsoil. Heart-shaped leaves with serrated. Dong chu bisexual flowers,
15-20cm long floral axis, 100-250 attached little white male flowers, each flower has 23

anthers, the pollen 8/1 bag, triangular pollen. Original female flowers in inflorescences
grow after each beam has two female flowers, taps long pistil, the stigma divided into
lobes corresponding 4-7 4-7 seeds in the fruit compartment. Star shaped fruit, green nuts
contain flat round, dark brown hard shell, stuffed with ivory. Staff consists of 2 pieces
of endosperm fitted together in one started by the embryo.
2. In terms of growth, development and disease
Mountain bean crop is perennial, is grown as the first time in Gia Lam - Hanoi, new
initial productivity gain should not yield stable so not enough data to calculate the
stability index and the likes Comfort, just evaluate the adaptability of the mountain pass
in Hanoi through the growth, development, disease susceptibility and productivity of
mountain peas as follows:
- Mountain Pea plant in Gia Lam, Hanoi showed good growth and development,
can be grown throughout the year (4 for spring, summer, autumn and winter)
- The time from planting to flowering from 103-113 days from planting to
harvest is 242-260 days initial results depends sowing time, every year can collect two
major waves in May and June 5th December January, the month scattered results.
- During the implementation of the project have discovered borers, cutworms,
caterpillars eat the leaves, and spider red bollworm extract sap, which bollworm
caterpillars and heavier damage, as well as trying some predators, can exploit and create
balance in mountain bean plantations.
3. Beans productivity through seasonal mountain
- Productivity actually collected at the Summer highest 15.0 quintal / ha, winter crop at
9.3 kg / ha and spring to 9.5 kg / ha, yielding Autumn yet (due to objective conditions )
but the potential for high yields because of pod / plant for the first time reached the
highest 18 fruits / tree, the lowest reached 8.78 spring fruit / tree
4. The special value of peas mountains
- As oil trees in the county so that oil accounts for a very high between 35 - 60% of the
oil in which the oil component in the fiber, iodine, vitamins A and E. Especially rich in
omega 3 omega including high (48%), omega-6 (33.5%) and omega 9 (9%). Accounting
for 27-33% protein content in the seeds, making the mountain pass was dubbed the

"super food" of mankind.
- In addition Mountain Pass can also be used as vegetable tops and nutritious young
leaves, old leaves tea bags used calcium supplements and antioxidants for human body
when using tea.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây đậu núi (Plukenetia volubilis L.) xuất xứ từ rừng mưa nhiệt đới
Amazon, là cây thân leo bán gỗ, trồng 1 lần cho thu hoạch tới 15-20 năm. Một số
nhà nghiên cứu tại Pêru cho rằng năng suất hạt đậu núi năm đầu thấp (0,7-1
tấn/ha), năm thứ 2 tăng lên 2-3 tấn/ha, từ năm thứ 3 năng suất ổn định hơn (3-4
tấn/ha), những vườn có chế độ dinh dưỡng cao, tưới tiêu nước hợp lý có thể thu
trên 4 tấn từ 5-10 năm liên tục (Hufstader, Chris, 2009). Theo Guillén et al
(2003) thì hạt đậu núi có hàm lượng dầu cao (35-60%), thành phần dầu gồm các
axit béo không bão hòa, chất xơ, iốt, các vitamin A, vitamin E và các chất chống
oxy hóa tự nhiên có lợi cho sức khỏe. Nghiên cứu này còn cho rằng giá trị tinh
dầu của hạt đậu núi rất tốt vì hàm lượng omega-3 cao (48%), omega-6 (33,5%)
và omega 9 (9%). Hàm lượng protein chiếm 27-33% trong hạt, khiến cho đậu núi
được mệnh danh là "siêu thực phẩm” của loài người. Việc chế biến ra các sản
phẩm cao cấp (viên nang ω 3-6-9, bột protein, kẹo sôcola sacha inchi, trà sacha
inchi, kem dưỡng da dưỡng tóc) từ hạt cây đậu núi mang lợi ích cao cho sức khỏe
đã được khẳng định bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới: (Bondioli et al., 2006;
Hamaker et al., 1992; Follegatti-Romero et al., 2009; Gutiérrez et al., 2011;
Maurer et al. 2012).
Việt Nam là nước nông nghiệp nhiệt đới, sản phẩm nông nghiệp đa dạng
nhưng chưa cân đối, chúng ta thừa gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu...để xuất khẩu

nhưng lại thiếu ngô để chăn nuôi, bông để làm sợi vải, và đặc biệt rất thiếu các
loại hạt (đậu tương, lạc vừng, hướng dương, cải dầu...) để chế biến dầu thực vật.
Đậu tương là cây lấy dầu được trồng phổ biến trong nước và có diện tích lớn nhất
thì báo cáo của Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công thương năm 2014 về “ngành
hàng đậu tương” chỉ rõ: “hàng năm, nước ta phải nhập khẩu 700-740 ngàn tấn
dầu đậu tương tinh luyện cho ngành chế biến thực phẩm giầu protein, nhập 1,351,45 triệu tấn hạt đậu tương cho các nhà máy sản xuất dầu ăn tiêu thụ trong nước
và xuất khẩu, nhập 3,1-3,2 triệu tấn khô dầu đậu tương để chế biến thức ăn chăn
nuôi và nuôi trồng thủy sản...” Cũng theo báo cáo này, năm 2013 diện tích trồng
đậu tương là 117,8 ngàn hecta, sản lượng 168,4 ngàn tấn, năm 2014 -2015 diện

1


tích tăng lên 120-130 ngàn hecta, sản lượng tương ứng là 176,7 và 192,4 ngàn
tấn. Qui hoạch tái cơ cấu các ngành hàng nông sản đến năm 2020, xác định diện
tích đậu tương là 350 ngàn hecta, sản lượng 700 ngàn tấn, vẫn thấp rất xa so với
nhu cầu trong nước (Cục xúc tiến thương mai, 2014). Các loại cây lấy dầu khác
như lạc vừng có sản lượng thấp hơn đậu tương rất nhiều.Vì vậy, tìm một loại cây
mới có thể bổ sung vào cơ cấu cây lấy dầu để giảm bớt gánh nặng nhập khẩu
ngành hàng này là hướng nghiên cứu lâu dài nhưng vô cùng cấp thiết của ngành
trồng trọt. Cây đậu núi có thể là một lựa chọn tiềm năng vì các lợi thế sau: Là cây
lấy dầu lâu năm, có năng suất khá, chất lượng cao, xuất xứ từ vùng rừng mưa
nhiệt đới nên có khả năng thích ứng với điều kiện nhiệt đới ẩm ở nước ta. Đậu
núi đã được trồng khảo nghiệm ở một số địa phương (Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La,
Thái Bình, Ninh Bình, Đăk Lăk) từ năm 2013, tuy nhiên vì là cây lâu năm nên
đến nay vẫn chưa có một báo cáo khoa học nào đánh giá đầy đủ về cây đậu núi ở
Việt Nam. Nhằm cung cấp một số thông tin khoa học cần thiết giúp cho việc
đánh giá khách quan trước khi tuyển chọn cây trồng mới này bổ sung vào cơ cấu
cây lấy dầu tại Việt Nam, chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu: “Đánh giá đặc
điểm nông sinh học, giá trị sử dụng và khả năng thích ứng của cây Đậu núi

(Plukenetia volubilis L.) nhập nội trong điều kiện Gia Lâm – Hà Nội”.
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Xác định được đặc điểm nông sinh học, đặc điểm thực vật học, khả năng
sinh trưởng, phát triển, tình hình sâu bệnh, năng suất, chất lượng dinh dưỡng, giá
trị sử dụng và khả năng thích ứng của cây đậu núi trồng tại Gia Lâm – Hà Nội.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá đặc điểm thực vật học của cây Đậu núi tại Gia Lâm – Hà Nội.
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển, tình hình sâu bệnh của cây
Đậu núi (Plukenetia Volubilis L.) trong điều kiện khí hậu, đất đai tại Gia Lâm –
Hà Nội.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất, chất lượng dinh
dưỡng và giá trị sử dụng của các sản phẩm thu từ cây Đậu núi trồng tại Gia Lâm
Hà Nội.
- Đánh giá khả năng thích ứng của cây Đậu núi thông qua các thời vụ gieo
trồng trong 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
2


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm thực vật học, đặc điểm nông sinh
học, điều tra sâu bệnh gây hại, năng suất, chất lượng dinh dưỡng và giá trị sử
dụng của ngọn, lá và hạt cây Đậu núi tại Gia Lâm Hà Nội trong 18 tháng (từ
tháng 2 năm 2015 đến tháng 8 năm 2016).
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những tài liệu khoa học có hệ
thống về đặc điểm thực vật học, đặc điểm sinh trưởng phát triển, đặc điểm ra hoa,
kết quả, tình hình sâu bệnh gây hại, năng suất, chất lượng dinh dưỡng và giá trị
sử dụng các sản phẩm thu từ cây Đậu núi làm căn cứ khoa học để tuyển chọn bổ

sung thêm cây lấy dầu mới có năng suất khá, chất lượng dinh dưỡng cao này vào
Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm tài liệu tham khảo phục vụ
công tác giảng dạy và nghiên cứu về cây lấy dầu nói chung và cây Đậu núi nói
riêng tại Việt Nam.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những mô tả đầy đủ về đặc điểm thực vật học, đặc điểm sinh học của quá
trình ra hoa đực hoa cái, thụ phấn, thụ tinh, đậu quả, tích lũy vật chất vào hạt...,
tình hình xuất hiện sâu bệnh hại và thiên địch, năng suất hạt, năng suất dầu, chất
lượng rau, lá làm trà, chất lượng dầu...mà đề tài công bố là những thông tin hữu
ích cần thiết giúp người trồng cây đậu núi chủ động bố trí sản xuất nhằm thu
được năng suất, chất lượng cao và có phương án khai thác giá trị của các sản
phẩm thu từ cây đậu núi.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐẬU NÚI TRÊN THẾ GIỚI
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại cây đậu núi
Cây Plukenetia volubilis L. Có nhiều tên địa phương khác nhau như: Sacha
inchi, Inca inchi, Inca nut, Sacha peanut, Moutain peanut tạm dịch là đậu
núi. Cây đậu núi thuộc bộ thực vật hạt kín hai lá mầm Malpighiales ; họ: thầu
dầu Euphorbiaceae , họ phụ: Acalyphoideae, nhánh: Plukenetieae, nhánh
phụ: Plukenetiinae, chi: Plukenetia, loài: Plukenetia volubilis, tên khoa
học: Plukenetia volubilis L. (Hamaker et al., 1992; Gutiérrez et al., 2011;
Maurer et al., 2012).
Nguồn gốc xuất xứ của cây đậu núi hoang dại từ rừng mưa Amazon, vùng
nhiệt đới Nam Mỹ (trên lãnh thổ Suriname, Venezuela, Bolivia, Ecuador, Peru,

Tây bắc Brazil) và một số hoang đảo thuộc vùng Caribbean. Cây đậu núi được
các dân tộc bản xứ Pêru trồng từ nhiều thế kỷ trước. Pêru là một trong mười quốc
gia có nhiều vùng khí hậu, nhiều hệ sinh thái khác nhau và có đa dạng sinh học
giầu nhất thế giới. Rừng Amazonia là một trong những trung tâm quan trọng nhất
của thế giới về đa dạng sinh học. Rất nhiều cây trồng nông nghiệp mà nhân loại
đang sử dụng làm lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh...có nguồn gốc xuất
xứ từ vùng rừng Amazonia như: Ngô, sắn, dứa, bông, cao su, cà phê, ca cao,
quinoa, maca…(Blanka Krivankova, et al., 2007). Gần đây, người ta quan tâm
đến một loại cây mà người da đỏ (người Inca) thuần hóa từ cây rừng đã cung cấp
nguồn thức ăn hoang dại trên 3.000 năm nay, loại cây cho dầu này đã thu hút sự
chú ý của nhiều nhà nghiên cứu dầu thực vật, hiện nay đang được gieo trồng khá
rộng ở Trung và Nam châu Mỹ, Tây Nam Florida (nước Mỹ) và vươn tới tận
Đông nam châu Á (Trung Quốc, Thái Lan). Nhiều nghiên cứu đã xác nhận giá trị
cao về nhiều mặt của nó, đó là cây Plukenetia volubilis L. (Dawn Berkelaar, et
al., 2015; Krivankova., 2007). Đậu núi là cây lâu năm, họ thầu dầu, nguồn gốc
phát sinh chủ yếu ở vùng có độ cao 200-1500m trên mức nước biển thuộc rừng
mưa nhiệt đới Amazon (Gutiérrez et al., 2011; Maurer et al., 2012). Một nghiên
cứu khác cho rằng đây là loài cây trồng đặc sản của rừng mưa nhiệt đới
Amazonia ở Peru, nơi mà đậu núi đã được trồng bởi người bản địa trong nhiều

4


thế kỷ, cây thích ứng rộng từ vùng khí hậu nóng ẩm, đất chua ven sông hồ lên
đến độ cao 1.700 mét so với mực nước biển (Dawn Berkelaar, et al., 2015). Năm
1993 nhà thực vật học Gillespie tìm thêm được 2 loài Plukenetia mới và đã xác
định xuất xứ địa lý của 2 loài này ở Madagasca (Gillespie ., 1993, 2007), hạt của
các loài này đều cho hàm lượng dầu cao từ 41-54%, protein từ 25-27%
(Gutiérrez et al., 2011; Hamaker et al.,1992). Cây đậu núi thuộc loại thực vật hạt
kín hai lá mầm, thân bán gỗ dạng dây leo. Đến nay người ta đã tìm được 19 loài

khác nhau có nguồn gốc từ vùng rừng rậm Amazon phân bố từ Bolivia tới
Mexico mà phổ biến nhất là ở Peru (có 12 loài), còn lại là ở Ecuador, Colombia
và các nơi khác (Hamaker et al., 1992).
2.1.2. Đa dạng di truyền cây đậu núi
Các nhà khoa học cho rằng: việc phát triển những công cụ phân tích di
truyền phân tử có thể đánh giá một cách chi tiết nguồn gốc tiến hóa của bộ gen
cây trồng cũng như mức độ biến đổi trong tiến hóa ở một nhóm thực vật nhất
định (Ganga et al., 2004) vì vậy người ta đã sử dụng chỉ thị phân tử AFLP để
đánh giá đa dạng di truyền giữa các mẫu giống trong ngân hàng gen đậu núi lưu
giữ tại Peru (Krivankova, 2012).
Phương pháp chỉ thị phân tử phát hiện tính đa hình trong trình tự DNA đã
được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về đa dạng di truyền. Giữa các chỉ
thị này, chỉ thị kỹ thuật đa hình độ dài đoạn phân cắt chọn lọc (AFLP) có thể phát
hiện một số lượng lớn các locus đa hình và được tái sản xuất, nhanh chóng và
đáng tin cậy (Kardolus et al.,1998). Kỹ thuật này có thể được sử dụng cho bất kỳ
loài thực vật nào và đã được áp dụng trong các nghiên cứu, ví dụ như, chanh dây
vàng (Passiflora edulis f. Flavicarpa) bởi Ganga et al. (2004) và cây cọ
(Mauritia flexuosa L.) bởi (Gomes et al., 2011). Theo Haroldo Silva Rodrigues et
al. (2013) phân tích cụm được dựa trên khoảng cách di truyền đã cho thấy mối
quan hệ giữa mức độ tương đồng và nguồn gốc của các mẫu giống, mức độ phù
hợp nhất nằm trong khoảng 0.75*, theo ước tính dựa trên các chỉ số Mojema.
Cây di truyền phả hệ đã chỉ ra rằng các cấu trúc sinh thể trong ngân hàng
giống đậu núi, nơi mẫu giống được thu thập từ trong kho bảo tồn quốc gia hầu
như giống nhau khi so sánh với các mẫu giống thu thập từ trang trại ở “Nova
Jerusalem” bởi vì hầu hết các mẫu giống từ kho bảo tồn quốc gia là tập trung ở
nhóm A và từ vùng Nova Jerusalem hình thành nên các nhóm riêng biệt. Điều
này cho thấy các mẫu giống trong nước có nền di truyền hẹp hơn so với các
5



nhóm khác. Mẫu được thu thập và quan sát từ nhóm A bao gồm 22 mẫu giống
nhưng trong đó chỉ có 1 mẫu được chọn từ nông trại “Nova Jerusalem”, nhóm B
bao gồm 3 mẫu giống thu thập từ “Nova Jerusalem”, nhóm C gồm 5 mẫu giống
thu thập từ “Nova Jerusalem” và 1 mẫu từ trong kho bảo tồn quốc gia, nhóm D
chứa 2 mẫu giống từ Embrapa và nhóm E có 1 mẫu giống từ “Nova Jerusalem”và
1 từ Embrapa, trong khi đó mẫu giống A1U28 và A2U20 tạo thành các nhóm F
và G, tương ứng (Haroldo Silva Rodrigues, et al., 2013).
Mặt khác thì sự xuất hiện của mẫu giống A2U19 trong nhóm A và sự hiện
diện của các mẫu giống trong nước trong nhóm mẫu thu thập từ vùng “Nova
Jerusalem” cho thấy mức độ tương đồng di truyền không phụ thuộc vào nguồn
gốc của chúng. Để tạo ra một quần thể phân ly đa dạng từ các mẫu giống nghiên
cứu trong mục tiêu sử dụng làm bố mẹ để lai tạo giống mới, tác giả đề xuất các
vật liệu có khả năng kết hợp theo các cặp/tổ hợp như sau: A2U20/A1M14,
A2U20/A2M06,
A2U20/A1M11,
A2U20/A2U15,
A2M08/A1U29,
A2U20/A2M10, A2U01/A1U28, A2U20/A2M05, A2U20/A1U29, và
A2U10/A1U28. Những tổ hợp lai trên cho thấy khoảng cách lớn nhất giữa
các cặp qua ước tính theo hệ số Jaccard. Mẫu giống A2U20 có khác biệt cao
nhất và không được tập trung ở cấp độ thích hợp nhất, làm cho nó trở thành
mẫu tiềm năng để sử dụng cho chương trình lai tạo giống sử dụng ngân hàng
gen mẫu giống đậu núi (Haroldo Silva Rodrigues et al., 2013).
Nhiều nghiên cứu tạo giống đã chỉ ra cách xác định bố mẹ với sự phân
ly di truyền cao (Ganga et al., 2004; Costa et al., 2006). Lai giống sẽ tạo ra
sự phân ly ở các thế hệ con cháu, tạo cơ hội làm tăng xác suất của các kiểu
gen vượt trội. Như vậy, các mô tả về giống khởi đầu là điều cần thiết cho quá
trình tạo giống, đảm bảo các thông tin sẵn có đầy đủ về các mẫu giống của
một ngân hàng và tạo thuận lợi cho việc lựa chọn các gen tiềm năng. Các
nguồn này cũng có thể sử dụng để loại bỏ sự trùng lặp và ngăn ngừa tổn thất

tài nguyên di truyền, đó là nền tảng cho sự thành công của quá trình nhân
giống và sản xuất giống cây trồng nông nghiệp.
Theo Haroldo Silva Rodrigues et al. (2013) các kết quả tư liệu hóa nguồn
gen của ngân hàng giống đậu núi của Embrapa Amazonia Ocidental, đã cung cấp
các thông tin hữu ích giúp ích cho quá trình nhân giống và chọn tạo giống mới.
Cho đến nay không có ghi chép nào định lượng được các biến dị di truyền của
các mẫu giống bằng cách sử dụng công cụ chỉ thị AFLP đã tạo ra được một số

6


lượng lớn các chỉ thị và đảm bảo độ tin cậy cao. Trong các nghiên cứu thử
nghiệm các chỉ thị SSR được lựa chọn ngẫu nhiên từ quần thể đậu núi tự nhiên từ
các nơi lân cận trong thành phố Pucallpa ở Peru, trung bình cứ 16 nhóm đa hình
được sử dụng làm các cặp mồi đã được thu thập. Tác giả kết luận rằng tỷ lệ của
các nhóm đa hình trong quần thể nghiên cứu là khá cao và rằng các chỉ thị này
mang lại nhiều thông tin giúp ước lượng các tham số di truyền của loài này sẽ
giúp ích cho các nghiên cứu trong tương lai (Krivankova et al., 2012).
Các chỉ thị AFLP có hiệu quả trong việc đánh giá đa dạng di truyền
bằng cách phát hiện và đánh giá đa dạng di truyền trong 37 mẫu giống từ
ngân hàng giống đậu núi của Embrapa Amazônia Ocidental, một biểu đồ hiển
thị các cấu trúc địa lý của các mẫu giống, theo nguồn gốc của chúng. Các kết
quả trên có lợi cho quá trình tạo giống trong tương lai của loài này, hỗ trợ
trong việc lựa chọn bố mẹ tiềm năng cho quá trình tạo giống (Haroldo Silva
Rodrigues, et al., 2013). Các mẫu giống đậu núi trong ngân hàng giống của
Embrapa Amazônia Ocidental có sự đa dạng và có thể được khai thác trong
quá trình chọn tạo giống mới. Nhận thấy được sự đa dạng giữa các mẫu giống
của ngân hàng giống đậu núi cũng như một cấu trúc theo vị trí của mối liên kết.
Năm 2013, Haroldo S.R. đã sử dụng 37 mẫu giống đậu núi của ngân hàng
gen Embrapa Amazonia Ocidental tại vùng Manaus-AM (vĩ độ 308’S, kinh độ

59052’W) trong đó 25 mẫu thu thập tại các quốc gia vùng Amazonas năm 1992,
12 mẫu tại nông trại “Nova Jerusalém” thuộc Careiro Castanho-AM năm 2012
(vĩ độ 3031S, kinh độ 59049W). Kết quả nghiên cứu đã phân chia 37 mẫu giống
thành 7 nhóm (A, B, C, D, E, F, G) có giá trị khác biệt di truyền từ 0,7-0,79.
Nghiên cứu còn cho thấy các mẫu giống đậu núi của ngân hàng gen Embrapa
Amazonia Ocidental có khác biệt di truyền rõ nên có thể sử dụng trong các
chương trình chọn giống. Sự khác biệt di truyền giữa các mẫu giống đậu núi
trong ngân hàng gen cũng như cấu trúc địa lý phụ thuộc vào địa phương thu thập
đầu tiên (Haroldo Silva Rodrigues, et al., 2013).
Nhằm đánh giá nguồn gen phục vụ công tác chọn tạo giống mới năng suất
cao, hàm lượng dầu cao (Fuchs et al., 2013; Horn et al., 2011; Pedersen et a.l,
2000; Todt et al., 2006) đã sử dụng phương pháp đánh giá nhanh để xác định
hàm lượng dầu tới hạn trong hạt đậu núi ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
Các kết quả nghiên cứu này phát hiện được sự khác biệt di truyền của các giống
trên cơ sở đó chọn bố mẹ có những tính trạng khác biệt để lai tạo giống mới
mang những tính trạng mong muốn.

7


Theo Haroldo Silva Rodrigues et al. (2013) đa dạng di truyền xảy ra nhiều ở
vùng Amazon và được phát hiện bởi con người từ rất lâu trước khi phát hiện ra
Châu Mỹ. Tuy nhiện, phần lớn các loài được tìm thấy trong quần xã sinh vật này
được bắt đầu từ một phần hoặc hoàn toàn vẫn chưa được các nhà khoa học biết
đến. Vì vậy đòi hỏi phải nghiên cứu để hiểu rõ hơn về quần thể của chúng và khả
năng sử dụng của loài này. Đậu núi thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae), là cây
leo thân gỗ có nguồn gốc từ vùng Amazon, dầu chiết xuất từ hạt có những công
dụng rất hấp dẫn, với tiềm năng to lớn sử dụng làm dược phẩm, dinh dưỡng và
mỹ phẩm (Haroldo Silva Rodrigues et al., 2013).
2.1.3. Những nghiên cứu về đặc điểm cây đậu núi

2.1.3.1. Đặc điểm thực vật học
- Bộ rễ: Theo công bố của Yang et al. (2014) thì rễ đậu núi phát triển tốt
theo chiều rộng trên bề mặt đất nên có thể giữ cho cây không bị đổ ngã và chịu
hạn ở mức độ nhất định vì không có rễ cọc ăn sâu.
- Thân đậu núi thuộc loại bán gỗ, bò leo, cao từ 3-5m hoặc hơn nữa, khả
năng phân cành rất tốt, mỗi nách lá đều có thể phân hóa chồi để phát triển thành
cành. Lá hình trái tim, bản lá dài 10-15cm, rộng 6-10 cm tùy vị trí, mép lá có
viền răng cưa, cuống lá dài 6-8cm (Cai et al., 2012). Đậu núi là cây thân leo bán
gỗ, lá hình tim viền răng cưa, hoa tự chùm, đơn tính đồng chu, hoa đực nhỏ màu
trắng, xuất hiện trước kết thành chùm. Hai hoa cái xuất hiện sau ở gốc chùm hoa
đực, vòi nhụy hình ống, vươn dài 2-2,5cm đầu nhụy phân thành 4-7 thùy màu
trắng, quay ngang không hướng về hoa đực nên khó hứng phấn từ hoa đực cùng
chùm. Là cây leo, thân lá phát triển mạnh trong mùa mưa nên cần làm dàn với
cọc chắc chắn tránh đổ (Taylor et al., 1972).
- Hoa: Đậu núi bắt đầu ra nụ sau khi gieo hạt 5 tháng, từ khi ra nụ đến bắt
đầu nở hoa khoảng 20-25 ngày, trên cây lúc nào cũng có nụ, có hoa nở, có quá
trình thụ phấn thụ tinh, đậu quả và quả chín đan xen nhau. Hai hoa cái mọc từ
gốc chùm hoa, hoa đực nhiều, nhỏ, màu trắng kết thành cụm. Hoa đực có 5 cánh,
23 bao phấn, mỗi bao phấn chia thành 4 thùy, trong 1 thùy có 8 hạt phấn
(Hamaker et al., 1992; Hector Noriega et al., 2010; Taylor et al., 1972).
- Quả và hạt: Quả có từ 4-7 hạt, mỗi hạt nằm trong 1 thùy (Cai et al.,
2011). Hạt đậu núi hình ôvan, dài 15-20mm, rộng 7-8mm chứa 2 mảnh gắn với
nhau ở 1 đầu, khi ngâm nước sẽ xảy ra quá trình chuyển hóa sinh hóa trong hạt,

8


nội nhũ trương lên, các tế bào phôi phát triển biến thành thân mầm, rễ mầm, lá
mầm. Hạt to, dinh dưỡng dự trữ nhiều nên cây con to khỏe, thân mầm dài 610cm, lá mầm to dầy (Guillén et al., 2003).
2.1.3.2. Đặc điểm sinh trưởng và tích lũy của quả

Hamaker et al. (1992) cho rằng cây đậu núi sinh trưởng thân lá mạnh, cần
làm giàn chắc chắn để chúng bò leo, chiều cao giàn không quá 3m để có thể chui
vào hái quả. Cách thu hái thủ công phải chi phí nhiều lao động nên không thể mở
rộng diện tích sản xuất được. Trong mùa mưa, cây ra nhiều cành, nhiều lá và hoa
hơn hẳn mùa khô, chọn địa điểm trồng để tránh gió bão làm đổ giàn, khi giàn đổ
cây không chết nhưng không vào thu hoạch quả được (Guillén et al., 2003).
Longjian Niu et al. (2014) nghiên cứu trên cây đậu núi 1 năm tuổi trồng tại
vườn thực vật nhiệt đới Xishuangbanna, thành phố Menglun tỉnh Vân Nam ở độ
cao 580m trên mực nước biển. Khi hoa cái nở, tiến hành bao cách ly, lấy phấn
hoa đực thụ cho hoa cái và ghi ngày thụ phấn. Từ ngày thứ 15 sau thụ phấn cứ 5
ngày 1 lần thu mẫu mỗi mẫu thu 5 quả để đánh giá trữ lượng dầu. Quả đậu núi từ
khi thụ phấn đến chín kéo dài 145 ngày, kích thước quả và hạt ổn định sau thụ
phấn 40 ngày. Từ ngày thứ 40 đến khi chín không thay đổi kích thước hạt nhưng
có thay đổi ít về kích thước quả. Tại thời điểm 115 ngày sau thụ phấn thì màu vỏ
chuyển từ xanh sang vàng nâu và vỏ hạt chuyển đen dần, sau thụ phấn 145 ngày
quả và hạt chuyển nâu sẫm. Khối lượng tươi của hạt giảm từ 1,75gam xuống còn
1,47gam, khối lượng khô tăng dần trong thời kỳ tích lũy hạt. Có thể chia quá
trình phát triển hạt đậu núi thành 3 giai đoạn chính: giai đoạn 1 (S1) tăng kích
thước và khối lượng tươi (trước 40 ngày sau thụ phấn); Giai đoạn 2 (S2) tăng tích
lũy chất khô (40-115 ngày sau thụ phấn); Giai đoạn 3 (S3): giảm khối lượng tươi,
giảm nhẹ khối lượng khô (sau thụ phấn 115 ngày đến khi hạt chín hoàn toàn)
(Greenwood and Bewley, 1982).
2.1.4. Nghiên cứu thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của đậu núi
2.1.4.1. Thành phần hóa học của hạt đậu núi
Mặc dù cây đậu núi đã được trồng trọt và sử dụng khá lâu nhưng người ta
hiểu biết rất ít về thành phần dinh dưỡng và các chất hóa học trong hạt. Guillén
(2003) đã đánh giá chất lượng hạt đậu núi và xác định là cây cho dầu với hàm
lượng cao từ 35-60%, thành phần dầu có nhiều acid béo không no. So với một số
nghiên cứu khác thì hàm lượng dầu đậu núi trong nghiên cứu của ông cao hơn


9


hẳn (Bondioli and Della Bella, 2006) công bố là 34,42%, nhưng lại thấp hơn so
với kết quả của (Hamaker et al., 1992; Follegatti-Romero et al., 2009) là khoảng
54%. Sự chênh lệch này có thể giải thích do những nghiên cứu này thực hiện trên
các giống hoặc loài phụ khác nhau, cây được trồng tại vùng địa lý có điều kiện
thời tiết khác nhau, thời điểm thu hạt khác nhau hoặc phương pháp ép dầu khác
nhau (Gutiérrez et al., 2011). Dầu đậu núi ép tươi có màu vàng nhạt được dùng
để đánh giá chất lượng dinh dưỡng, kết quả đánh giá được công bố rằng: thành
phần acid béo rất cao, alpha-liolenic (ω-3) là 54% và lioleic (ω-6) là 34%
(Maurer et al., 2012). Hàm lượng acid oleic thấp (9,1%), palmitic: 4,4% và
stearic: 2,4% được công bố bởi Gutiérrez el al. (2011). Những kết quả phân tích
trên phù hợp với công bố của các nghiên cứu của Follegatti-Romero et al., 2009;
Fanali et al., 2011). Tuy nhiên, (Hamaker et al., 1992 and Guillén et al., 2003)
công bố kết quả phân tích hàm lượng alpha-linolenic (ω-3) là 45,2% và và lioleic
(ω-6) là 47,4%. Với hàm lượng alpha-linolenic acid cao như vậy, cây đậu núi sẽ
cung cấp nguồn acid béo không thay thế rất quan trọng bổ sung thêm dinh dưỡng
cho thực phẩm (Guitiérrez et al., 2011).
Hạt đậu núi có hàm lượng protein cao (27%), trong đó giầu cystein,
tyrosin, threonine và tryptophan (Maurer et al., 2012). Hàm lượng các chất này
tương đương với các loại hạt: Vừng (25%), Hướng dương (24%), lạc (23%
(Guitierrez et al., 2011). Dầu đậu núi chứa nhiều axít béo thiết yếu đặc biệt là
omega-3 có tác dụng tăng sức khỏe cho tim mạch, trị viêm khớp, ung thư, nhiễm
khuẩn...Khô dầu sau khi ép còn khá nhiều chất dinh dưỡng nên có thể làm bột và
gọi là: “bột protein”, trong thành phần protein đậu núi có đầy đủ các loại amino
acid cần cho người lớn (Guillén et al., 2003).
Kết quả xét nghiệm thành phần các chất khoáng trong hạt đậu núi trồng tại
miền Nam Colombia năm 2011 xác định rằng trong hạt đậu núi (độ ẩm 3,3 %) có
hàm lượng chất béo là 42%, protein 24,7%, Ash 4% và hydratcacbon 30,9%,

trong 1 kg hạt đậu núi chứa nhiều chất khoáng quan trọng, bao gồm: 5563,5mg
kali, 3210mg mage, 2406 mg canxi, 103,5 mg sắt, 49 mg kẽm, 15,4mg lưu huỳnh
và 12,9mg cooper (Gutiérrez et al., 2011).
Hàm lượng protein ở hạt đậu núi từ 24 – 33%, ngoài ra, hạt đậu núi còn
chứa một số loại khoáng chất: kali (5.563,5 ppm), magiê (3210 ppm) và canxi
(2406 ppm), các Vitamin A, E, acid amin và các chất chống oxy hóa tự nhiên
giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Hàm lượng dầu đậu núi còn chứa

10


Cholesterol tự do tốt (HCL) giúp làm giảm Cholesterol xấu (LCL) trong máu khi
sử dụng (Nascimento et al., 2013; Owen et al., 2005).
2.1.4.2. Nghiên cứu giá trị sử dụng của hạt đậu núi
Để đánh giá độ an toàn khi làm thực phẩm của dầu đậu núi, người ta đã tổ
chức 2 nhóm người lớn mỗi nhóm 30 người có sức khỏe tương đương nhau 1
nhóm ăn dầu đậu núi (giầu omega-3), 1 nhóm ăn dầu hướng dương (giầu omega6), mỗi ngày ăn 10-15ml dầu/người trong 4 tháng liên tiếp. Những người ăn tự
báo cáo đánh giá hàng ngày về sự chấp nhận, sự an toàn (thông qua tác dụng phụ
lên gan, thận). Kết quả cho thấy nhóm ăn dầu đậu núi ở tuần đầu chấp nhận thấp
(37,5%), từ tuần thứ 6 trở đi chấp nhận tăng lên 81,25-93,75% không phân biệt
giới tính, tác dụng phụ ở cả 2 nhóm giảm rõ rệt theo thời gian ăn. Sau 4 tháng
tiến hành xét nghiệm máu ở cả 2 nhóm đều cho kết quả hàm lượng cholecterol có
hại (LDL) trong huyết thanh và huyết áp động mạch giảm rõ với độ tin P<0,05;
Riêng nhóm ăn dầu đậu núi hàm lượng cholesterol có lợi (HDL) trong máu tăng
ở tháng thứ 4 nên được đánh giá là dầu an toàn và tốt cho người sử dụng
(Gonzales and Gonzales, 2014).
Đánh giá tác dụng của dầu đậu núi đối với nhóm bệnh nhân bị rối loạn mỡ
máu được thực hiện như sau: Các bác sỹ chọn 24 bệnh nhân rối loạn mỡ máu ở
độ tuổi từ 35-75, đo hàm lượng cholesterol tổng số (TC), cholesterol tốt HDL,
triglycerides (Tg), gluco (G), axít béo không thay thế (NEFA) và Insulin (I) trong

máu của từng người, sau đó chọn nhẫu nhiên người ăn dầu đậu núi thường xuyên
5ml và 10 ml/ngày trong 4 tháng liên tục. Cuối tháng thứ 4 kiểm tra thấy giá trị
TC và NEFA giảm và HDL tăng ở cả 2 nhóm ăn 5 và 10ml. Riêng nhóm ăn 10ml
thì tăng hàm lượng Insulin trong máu, như vậy ăn dầu đậu núi có lợi cho bệnh
nhân rối loạn mỡ máu (Garmendia, 2013).
Rocio Jackelyn Carrion Rabanal (2014) ở đại học Washington đã nghiên cứu
hoạt tính sinh học của dầu đậu núi và dầu Quinoa lên các tế bào bị tổn thương ở
tĩnh mạch và xác nhận dầu đậu núi có khả năng làm lành màng tế bào và chống
viêm nhiễm.
Nghiên cứu thành phần hóa sinh của dầu ép từ hạt đậu núi, Cisineros et al.
(2014) nhận xét dầu đậu núi có tính ổn định cao về hàm lượng và chất lượng
trong quá trình bảo quản không dùng phụ gia. Hamaker et al. (1992) công bố dầu
đậu núi chứa tới 93% axít béo không no, trong đó 45,2% là α-linolenic acid
11


×