Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân đạm đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô NK66 tại huyện yên mô, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 103 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ NHUNG

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ MỨC
PHÂN ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA GIỐNG NGÔ NK66 TẠI HUYỆN YÊN MÔ,
TỈNH NINH BÌNH
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nhung

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Thế Hùng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Cây lương thực, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức bộ môn Cây lương
thực đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nhung

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục hình ...........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
1.2.
Mục đích, yêu cầu ............................................................................................. 2
1.2.1. Mục đích........................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ............................................................................................................ 2
1.3.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1.
Tình hình sản xuất ngô ...................................................................................... 3
2.1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới .................................................................. 3
2.1.2. Tình hình sản xuất ngô tại việt nam................................................................... 5
2.1.3. Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh ninh bình và huyện yên mô ................................. 7
2.2.
Các kết quả nghiên cứu về liều lượng phân bón và phân đạm cho cây ngô ...... 10
2.2.1. Nhu cầu dinh dưỡng và vai trò của các nguyên tố đa lượng với cây ngô .......... 10
2.2.2. Các kết quả nghiên cứu về liều lượng phân bón và phân đạm cho cây ngô ............. 12
2.3.
Các kết quả nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô .......................... 17
2.4.
Các kết quả nghiên cứu kết hợp mật độ và lượng phân đạm bón cho
cây ngô ............................................................................................................... 21
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 24
3.1.
Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................... 24
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 24
3.1.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 24
3.1.3. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................... 24
3.2.
Nội dung nghiên cứu....................................................................................... 24
3.3.
Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 25
3.3.1. Thiết kế thí nghiệm ......................................................................................... 25
3.3.2. Kỹ thuật canh tác ............................................................................................ 26

iii



3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................................... 26
3.3.4. Xử lý số liệu ................................................................................................... 29
Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 30
4.1.
Diễn biến thời tiết - khí hậu trong thời gian thí nghiệm .......................................... 30
4.1.1. Nhiệt độ .......................................................................................................... 31
4.1.2. Độ ẩm không khí ............................................................................................ 32
4.1.3. Lượng mưa ..................................................................................................... 32
4.1.4. Số giờ nắng ..................................................................................................... 34
4.2.
Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức đạm bón đến thời gian sinh trưởng
của giống ngô nk66 ......................................................................................... 34
4.3.
Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức đạm bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng
của giống ngô nk66 ......................................................................................... 37
4.3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức đạm bón đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây .................................................................................................. 37
4.3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức đạm bón đến động thái ra lá................... 40
4.4.
Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức đạm bón đến đặc điểm hình thái
giống ngô nk66 ............................................................................................... 43
4.4.1. Số lá trên cây .................................................................................................. 43
4.4.2. Chiều cao cây ................................................................................................. 43
4.4.3. Chiều cao đóng bắp......................................................................................... 45
4.4.4. Tỷ lệ chiều cao đóng bắp trên thân .................................................................. 46
4.5.
Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức đạm bón đến chỉ số diện tích lá của
giống ngô nk66 ............................................................................................... 47
4.6.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức đạm bón đến khả năng chống chịu
của giống ngô nk66 ......................................................................................... 49
4.7.
Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức đạm bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống ngô nk66 ......................................................................... 52
4.8.
Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân đạm bón đến năng suất giống
ngô nk66 ......................................................................................................... 54
4.8.1. Năng suất lý thuyết (NSLT) ............................................................................ 54
4.8.2. Năng suất thực thu (NSTT) ............................................................................. 57
4.9.
Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm................................................ 57
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 59
5.1.
Kết luận .......................................................................................................... 59
5.2.
Kiến nghị ........................................................................................................ 60
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 61
Phụ lục 1: xử lý thống kê ............................................................................................. 66
Phụ lục 2: một số hình ảnh thí nghiệm ......................................................................... 91

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CC


Chiều cao cây

CB

Chiều cao đóng bắp

TL CC/CB

Tỷ lệ chiều cao đóng bắp

CIMMYT

Trung tâm cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế

Cs.
FAO

Food and Agriculture Orangization
(Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc)

MRTN

Maximum Return to Nitrogen
(Tối đa lợi nhuận với nitơ)

NDVI

Normalized Difference Vegetation Index
(Chỉ số thực vật)


NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

NUE

Nitrogen use Efficiency
(Hiệu quả sử dụng nitơ)

P1000 hạt

Khối lượng nghìn hạt

TCNN

Tiêu chuẩn nông nghiệp

TGST

Thời gian sinh trưởng

VRT

Variable rate technologies


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Diện tích, năng suất, sản lượng ngô thế giới một số năm gần đây ..............3

Bảng 2.2.

Sản xuất ngô ở các châu lục trên thế giới năm 2014...................................4

Bảng 2.3.

Một số nước sản xuất nhiều ngô trên thế giới năm 2014 ............................4

Bảng 2.4.

Sản xuất ngô của Việt Nam giai đoạn năm 2000-2015 ...............................6

Bảng 2.5.

Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của tỉnh Ninh Bình giai đoạn
2000 – 2015 ..............................................................................................8

Bảng 2.6.

Lượng dinh dưỡng cây ngô lấy đi sau khi thu hoạch 10 tấn hạt/ha ...........10

Bảng 2.7.


Lượng dinh dưỡng cây ngô cần cho 10 tấn hạt/ha ....................................11

Bảng 4.1.

Diễn biến thời tiết vụ đông năm 2015 và vụ Xuân - Hè năm 2016 ...........30

Bảng 4.2.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân đạm bón đến thời gian
sinh trưởng, phát triển của giống ngô NK66. ...........................................35

Bảng 4.3.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức đạm bón đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của giống ngô NK66 ..............................................38

Bảng 4.4.

Ảnh hưởng của từng yếu tố mật độ trồng và mức đạm bón đến động
thái tăng trưởng chiều cao cây của giống ngô NK66 ................................38

Bảng 4.5.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức đạm bón đến động thái ra lá của
giống ngô NK66 ......................................................................................41

Bảng 4.6.

Ảnh hưởng của từng yếu tố mật độ trồng và mức đạm bón đến động

thái ra lá của giống ngô NK66 .................................................................41

Bảng 4.7.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng đạm bón đến đặc điểm hình
thái của giống ngô NK66. ........................................................................44

Bảng 4.8.

Ảnh hưởng của từng yếu tố mật độ và liều lượng đạm đến đặc điểm
hình thái của giống ngô NK66 .................................................................44

Bảng 4.9.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng đạm bón đến chỉ số LAI của
giống ngô NK66. .....................................................................................48

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của từng yếu tố mật độ và liều lượng đạm đến chỉ số LAI
của giống ngô NK66 ...............................................................................48
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mật độ trồng, mức phân đạm bón đến khả năng chống
chịu của giống ngô NK66 vụ Đông năm 2015 .........................................50

vi


Bảng 4.12. Ảnh hưởng của mật độ trồng, mức phân đạm bón đến khả năng chống
chịu của giống ngô NK66 vụ Xuân - Hè năm 2016 ..................................50
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mật độ trồng, mức phân đạm bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất của giống ngô NK66 ………… ......................................52
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của từng yếu tố mật độ trồng và mức phân đạm bón đến

các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô NK66 ...............................53
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức đạm bón đến năng suất của
giống ngô NK66. .....................................................................................55
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của từng yếu tố mật độ trồng và lượng đạm đến năng suất
thực thu của giống ngô NK66 ..................................................................55
Bảng 4.17. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm ........................................58

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Tình hình thời tiết - khí hậu trong thời gian thí nghiệm...............................31
Hình 4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức đạm bón đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của giống ngô NK66 vụ Đông - 2015 ........................39
Hình 4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức đạm bón đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của giống ngô NK66 vụ Xuân - Hè 2016. ..................39
Hình 4.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức đạm bón đến động thái ra lá của
giống ngô NK66 vụ Đông - 2015 ...............................................................42
Hình 4.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức đạm bón đến động thái ra lá của
giống ngô NK66 vụ Xuân - Hè 2016. .........................................................42
Hình 4.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng đạm đến năng suất của giống
ngô NK66 vụ Đông năm 2015 ....................................................................56
Hình 4.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng đạm đến năng suất của giống
ngô NK66 vụ Xuân - Hè năm 2016 ............................................................56

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Nhung

Tên luận văn: Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân đạm đến sinh trưởng và
năng suất của giống ngô NK66 tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
-

Xác định mật độ trồng và lượng phân đạm bón phù hợp cho giống ngô NK66 tại

huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
-

Đề xuất mật độ trồng và mức phân bón thích hợp cho giống ngô NK66 trồng tại

huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm đồng ruộng hai nhân tố: 4 mật độ: M1:5,7 vạn cây/ha; M2: 6,6 vạn
cây/ha; M3: 7,1 vạn cây/ha; M4: 8,3 vạn cây/ha và 2 mức đạm: N1:120kg N/ha; N2:
150kg N/ha. Thí nghiệm bố trí theo kiểu ô lớn ô nhỏ Split - plot với 3 lần nhắc lại được
tiến hành trong hai vụ tại Yên Mô, Ninh Bình. Vụ Đông 2015 bắt đầu từ tháng 9 năm
2015 và kết thúc vào tháng 1năm 2016. Vụ Xuân - Hè tiến hành từ tháng 02 năm 2016
và kết thúc vào tháng 6 năm 2016.
Kết quả chính và kết luận
Căn cứ vào kết quả thực hiện thí nghiệm tại đồng ruộng cho thấy:
-

Khi nghiên cứu ở các mật độ và lượng phân đạm khác nhau, ngô ở các công thức


đều sinh trưởng, phát triển tốt.
-

Mật độ và mức phân đạm khác nhau không ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng

và tổng số lá trên cây, nhưng ảnh hưởng đến chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của
giống ngô NK66.
-

Mật độ và lượng phân bón phù hợp nhất cho giống ngô lai NK66 là mật độ 6,6

vạn cây/ha với lượng phân bón là 150 N + 80 P2O5 + 90 K2O + 10 tấn phân chuồng.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Nhung
Thesis title: Effects of planting density and nitrogen levels on the growth and
yield of maize NK66 in Yen Mo district, Ninh Binh province.
Major: Plant science

Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Determination of planting density and nitrogen fertilizer suitable for maize
NK66 in Yen Mo district, Ninh Binh province.
- Recommended planting density and nitrogen fertilizer level suitable for maize

NK66 in Yen Mo district, Ninh Binh province.
Materials and Methods
The field experiment consisted two factors: four planting densities: M1: 57
thousand plants/ha; M2: 66 thousand plants/ha; M3: 71 thousand plants/ha ; M4: 83
thousand plants/ha and 2 levels of nitrogen: N1: 120kg N/ha; N2: 150kg N/ha. The
experiment was laid out in a Split - plot design with three replications and progressed in
two seasons at Yen Mo, Ninh Binh. The Winter season was started in September, 2015
and ended in January, 2016. Spring- Summer season was conducted from February to
June, 2016.
Main findings and conclusions
Experimental results showed that:
- When researching in the planting densities and different levels of nitrogen
fertilizer, maizes were growing and developing well in the formulas.
- The density and different levels of nitrogen have had no affect to the growth
time and number of leaves but they have had affect to plant height and height to produce
fruit of NK66 variety.
- The density and the level of nitrogen fertilizer is the most suitable for NK66
variety is 66 thousand plants/ha and 150 N + 80 P2O5 + 90 K2O + 10 tons of manure/ha.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây ngô được đánh giá là cây lương thực và thức ăn gia súc quan trọng
bậc nhất trên thế giới. 70% chất tinh trong thức ăn gia súc tổng hợp là từ ngô
(Ngô Hữu Tình, 2003). Hiện nay, 66% sản lượng ngô của thế giới được dùng làm
thức ăn cho chăn nuôi, trong đó các nước phát triển là 76% và các nước đang
phát triển là 57%. Tuy chỉ còn 21% sản lượng ngô được dùng làm lương thực cho
con người, nhưng nhiều nước vẫn coi ngô là cây lương thực chính, như: Mêxico,

Ấn Độ, Philipin. Ở Ấn Độ có tới 90% sản lượng ngô, ở Philippin 66% sản lượng
ngô được dùng làm lương thực cho con người (Dương Văn Sơn và cs., 1997).
Trong những năm gần đây, ngô còn là cây thực phẩm với bắp ngô bao tử làm rau
sạch cao cấp, bắp nếp, bắp đường cho ăn tươi, làm sữa ngô, các loại đồ uống, đồ
hộp. Ngoài ra, ngô cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, hàng hóa xuất
khẩu mang lại ngoại tệ cho nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Với tính thích ứng
rộng, khả năng cho năng suất cao, cây ngô đã có mặt ở hầu hết các nước trên thế
giới và hàng năm diện tích, năng suất, sản lượng không ngừng tăng lên, đặc biệt
là ở Nam Mỹ và Châu Phi.
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa và là cây
thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất. Sản xuất ngô của Việt Nam đã có những thay
đổi vượt bâc từ năm 1990 đến nay do sử dụng các giống ngô lai trong sản xuất. Ở
hầu hết các vùng sinh thái Việt Nam, ngô lai chiếm tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu
giống. Mặc dù cơ cấu đã có sự thay đổi rất lớn nhưng năng suất ngô của nước ta
còn thấp, năm 2014 là 44,1 tạ/ha. Nguyên nhân chính là do kỹ thuật canh tác
chưa đáp ứng được yêu cầu của giống mới. Chưa có quy trình kỹ thuật riêng cho
từng giống ở mỗi vùng sinh thái. Trong các yếu tố kỹ thuật mật độ và phân bón
ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Trong quá trình sinh trưởng của cây ngô lượng
phân bón phụ thuộc vào mật độ trồng. Vì vậy việc nghiên cứu xác định mật độ và
liều lượng đạm phù hợp để phát huy hết tiềm năng năng suất của giống là một
vấn đề cần thiết.
Huyện Yên Mô nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình, có tổng diện tích
đất tự nhiên là 14.474,22 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là
8.113,37 ha, chiếm 56,05% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong sản xuất nông
nghiệp, cây ngô là cây truyền thống được người dân trồng nhiều, ngoài những

1


giống ngô cũ, có năng suất thấp thì hiện nay người dân đã tiếp cận với nhiều

giống ngô mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện địa phương như: DK888,
DK999, LVN4, LVN10, HQ, NK4300, NK66….Nhưng do kỹ thuật sản xuất ngô
của người dân còn nhiều hạn chế, đặc biệt khi xác định mật độ, lượng đạm bón
cho ngô còn chưa phù hợp dẫn đến năng suất chưa cao, trung bình 38,5 tạ/ha/vụ.
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của mật độ
trồng và mức phân đạm đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô NK66 tại
huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình”.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
- Xác định mật độ trồng và lượng phân đạm bón phù hợp cho giống ngô
NK66 tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất mật độ trồng và mức phân bón thích hợp cho giống ngô NK66
trồng tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
1.2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân đạm bón (N) đến
sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô NK66 tại huyện Yên Mô, tỉnh
Ninh Bình. Xác định mật độ trồng và mức phân đạm bón phù hợp.
- Xác định hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm (mật độ trồng
khác nhau và mức phân đạm bón khác nhau).
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng
của các mật độ trồng và mức phân đạm bón khác nhau đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất của giống ngô NK66.
- Qua kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra các luận cứ về ảnh hưởng của mật độ và
mức phân đạm bón đến các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển và năng suất của
giống ngô NK66.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Từ kết quả nghiên cứu đề xuất mật độ trồng và mức phân đạm bón thích
hợp nhằm tăng năng suất giống ngô NK66 trên một đơn vị diện tích.

- Kết quả nghiên cứu góp phần từng bước xây dựng quy trình kỹ thuật thâm
canh giống ngô NK66 tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ
2.1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Trên thế giới, ngô là một trong những cây lương thực quan trọng trong nền
kinh tế.So với lúa mỳ và lúa nước, ngô đang đứng đầu về năng suất và sản lượng,
đứng thứ 2 về diện tích (FAOSTAT, 2013). Nhờ vị trí vai trò quan trọng trong nền
kinh tế nên sản suất ngô trên thế giới luôn được quan tâm và ngày càng phát triển.
Mặc dù trong những năm gần đây diện tích trồng ngô trên toàn cầu không tăng
mạnh như cuối thế kỷ XX do diện tích canh tác có giới hạn nhưng sản lượng ngô
trên thế giới vẫn liên tục tăng trưởng. Nguyên nhân chính là do năng suất ngô ngày
càng được cải thiện nhờ áp dụng các giống ngô lai và các biện pháp kỹ thuật canh
tác tiên tiến vào sản xuất. Năm 2001, diện tích trồng ngô trên toàn thế giới là 140,2
triệu hecta với năng suất bình quân là 4,3 tấn/ha đạt tổng sản lượng trên 600 triệu
tấn, tỷ lệ diện tích trồng ngô chiếm 20% trong tổng diện tích trồng cây ngũ cốc
(Ngô Hữu Tình, 2002). Mức tăng trưởng bình quân hàng năm trong sản xuất ngô
trên toàn thế giới giai đoạn 2001- 2010 về diện tích là 1,78%, năng suất là 1,81%
và sản lượng là 3,64% (Shiferaw et al., 2011). Đến năm 2014, diện tích gieo trồng
ngô trên toàn thế giới là 183.3 triệu ha với năng suất trung bình là 5,66 tấn/ha và
sản lượng đạt trên 1038 triệu tấn (FAOSTAT, 2015).
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô thế giới một số năm gần đây
Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2010

164,05

5,19

851,25

2011

171,38

5,18

887,13

2012

179,06

4,89


875,49

2013

186,02

5,47

1017,75

2014

183,32

5,66

1038,28

Năm

Nguồn: FAOSTAT (2015)

Số liệu bảng 2.1 cho thấy, sản xuất ngô trên thế giới tăng lên không
ngừng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2013, diện tích trồng ngô cao
nhất đạt 186,02 triệu ha, năng suất ngô đạt 5,47 tấn/ha tăng vượt trội so với năm

3


2012, sản lượng ngô tăng 141,7 triệu tấn. Năm 2014, diện tích ngô giảm nhẹ so với

năm 2013 nhưng vẫn cao hơn các năm trước, năng suất và sản lượng đều tăng.
Bảng 2.2.Sản xuất ngô ở các châu lục trên thế giới năm 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Châu Á

59,10

51,47

304,14

Châu Âu

18,75

69,02

129,43


Châu Mỹ

68,40

76,97

526,45

Châu Phi

37,00

20,98

77,62

Châu Đại dương

0,08

82,07

0,64

Châu lục

Nguồn: FAOSTAT (2015)

Số liệu bảng 2.2 cho thấy: Sản xuất ngô của thế giới tập trung và phân bố
không đồng đều ở các khu vực: Châu Mỹ đứng đầu với 68,40 triệu ha, chiếm

37,3%, Châu Á chiếm 32,2% và Châu Phi là 20,2%. Châu Đại Dương có diện
tích sản xuất ngô thấp nhất 0,08 triệu ha, nhưng lại đạt năng suất cao nhất 82,07
tạ/ha, cao hơn năng suất bình quân của thế giới là 25,47 tạ/ha. Đứng thứ hai về
năng suất là Châu Mỹ đạt 76,97 tạ/ha, thấp nhất là Châu Phi với năng suất là
20,98 tạ/ha.
Bảng 2.3. Một số nước sản xuất nhiều ngô trên thế giới năm 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

Mỹ

33,64

107,33

361,09

Trung Quốc

35,98


59,98

215,81

Brazil

15,43

51,76

79,88

Mêxicô

7,06

32,96

23,27

Ấn Độ

8,6

27,52

23,67

Ý


0,87

106,21

9,24

Đức

0,48

106,84

5,14

Hy Lạp

0,18

119,62

21,7

Israel

0,005

340,97

0,16


Nước

Nguồn: FAOSTAT (2015)

4


Nhờ có diện tích và năng suất đều cao, nên sản lượng ngô của Châu Mỹ
đứng đầu với 526,45 triệu tấn, chiếm 50,7% tổng sản lượng ngô của toàn thế
giới. Đứng thứ hai về sản lượng là Châu Á đạt 304,14 triệu tấn chiếm 29,3% sản
lượng ngô của toàn thế giới.
Hiện nay Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia có diện tích trồng ngô lớn
nhất và cao gấp nhiều lần so với các quốc gia khác trên thế giới. Các nước khác
như Đức, Ý, Hy lạp, Israel,…. mặc dù năng suất ngô cao nhưng sản lượng vẫn
còn thấp do diện tích trồng ngô chưa được mở rộng.
Trong những năm gần đây, cây trồng công nghệ sinh học (CNSH) đã và
đang mang lại những lợi ích ổn định và bền vững về kinh tế, môi trường, làm
tăng sản lượng nông nghiệp, cải thiện đời sống người nông dân cho nên ngày
càng được nhiều quốc gia ủng hộ và phát triển. Theo báo cáo hằng năm của
ISAAA, sau 19 năm phát triển (kể từ năm 1996), các loại cây trồng chuyển gen
được thương mại hóa ngày càng tăng qua các năm. Năm 2014, cây trồng biến đổi
gen được trồng rộng rãi tại 28 nước với tổng diện tích khoảng 181,5 triệu ha (số
nước trồng cây biến đổi gen tăng 4 lần, diện tích tăng hơn 100 lần so với năm
1996), tỷ lệ tăng trưởng hằng năm khoảng 3 đến 4%. Trong đó Mỹ là quốc gia
đứng đầu về diện tích cây trồng chuyển gen trên thế giới (73,1 triệu ha, chiếm
40%), tiếp đến là Brazil (42,2 triệu ha), Argentina (24,3 triệu ha), Ấn Độ (11,6
triệu ha), Canada (11,6 triệu ha). Đậu tương, bông, ngô và cây cải dầu vẫn là 4
cây trồng được canh tác rộng rãi nhất. Trong tổng số 111 triệu ha đậu tương,
giống chuyển gen chiếm 85% diện tích, bông chiếm 68% trong tổng số 37 triệu
ha, ngô chiếm 30% trong tổng số 184 triệu ha, cải dầu chiếm 25% trong tổng số

36 triệu ha (ISAAA, 2014).
2.1.2. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam
Ở nước ta, ngô là cây trồng nhập nội được đưa vào Việt Nam khoảng 300
năm và đã trở thành một trong những cây trồng quan trọng trong hệ thống cây
lương thực quốc gia (Ngô Hữu Tình và cs., 1997). Cây ngô đã khẳng định vị trí
trong sản xuất nông nghiệp và trở thành cây lương thực quan trọng đứng thứ hai
sau cây lúa đồng thời là cây màu số một, góp phần đáng kể trong việc giải quyết
lương thực tại chỗ cho người dân Việt Nam, nhờ những đặc tính sinh học ưu việt
như khả năng thích ứng rộng, chịu thâm canh, đứng đầu về năng suất, trồng được
ở nhiều vùng sinh thái và ở các vụ khác nhau trong năm, từ đó diện tích trồng

5


ngô nhanh chóng được mở rộng ra khắp cả nước, đặc biệt là các vùng Trung du
và miền núi phía Bắc. Trong hơn mười năm trở lại đây, những thành công trong
công tác nghiên cứu và sử dụng các giống ngô lai được coi là cuộc cách mạng
thực sự trong ngành sản xuất ngô ở Việt Nam. Những thành tựu nghiên cứu về
cây ngô đã thay đổi sâu sắc tập quán trồng ngô ở Việt Nam và đã có những đóng
góp nhất định cho mục tiêu phát triển cây ngô ở nước ta. Nếu như năm 1991,
diện tích trồng ngô lai ở nước ta chỉ đạt 1% tổng diện tích trồng ngô, nhưng đến
năm 2011, giống ngô lai đã chiếm khoảng 95% trong tổng số hơn 1 triệu ha trồng
ngô. Trong đó giống được cung cấp do các cơ quan nghiên cứu trong nước chọn
tạo và sản xuất chiếm khoảng 50 - 55%, còn lại là của các công ty hạt giống ngô
lai hàng đầu thế giới. Một số giống ngô lai được dùng chủ yếu ở vùng núi hiện
nay như LVN99, LVN4, LVN61, DK888, DK999, B9698, NK54, NK4300,
NK66, NK67, VN8960.
Bảng 2.4. Sản xuất ngô của Việt Nam giai đoạn năm 2000-2015

2000


Diện tích
(nghìn ha)
730,2

Năng suất
(tạ/ha)
27,5

Sản lượng
(nghìn tấn)
2005,9

2001

729,5

29,6

2161,7

2002

816,0

30,8

2511,2

2003


912,7

34,4

3136,3

2004

991,1

34,6

3430,9

2005

1052,6

36,0

3787,1

2006

1033,1

37,3

3854,6


2007

1096,1

39,3

4303,2

2008

1140,2

40,1

4573,1

2009

1089,2

40,1

4371,7

2010

1125,7

41,1


4625,7

2011

1121,3

43,1

4835,6

2012

1156,6

43,0

4973,6

2013

1170,4

44,4

5191,2

2014

1179,0


44,1

5202,3

2015

1179,3

44,8

5281,0

Năm

Nguồn: Tổng cục thống kê (2016)

6


Năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung bình
thế giới trong suốt hơn 20 năm qua. Năm 1980, năng suất ngô nước ta chỉ bằng
34% so với trung bình thế giới, năm 1990 bằng 42%, năm 2000 bằng 59,8%, năm
2005 bằng 74,4% và năm 2010 đạt 80,8%. Năm 1990, sản lượng ngô vượt
ngưỡng 1 triệu tấn, năm 2000 vượt ngưỡng 2 triệu tấn và đến năm 2014-2015
Việt Nam đạt năng suất, diện tích, sản lượng ngô cao nhất từ trước cho đến nay
(năm 2015: diện tích đạt 1.179,3 nghìn ha, năng suất đạt 44,8 tạ/ha và sản lượng
5.281,0 triệu tấn).
Có thể nói tốc độ phát triển ngô lai ở Việt Nam rất nhanh so với lịch sử
phát triển ngô lai trên thế giới. Hiện nay nhiều tỉnh có diện tích trồng ngô lai đạt

gần 100% như: Đồng Nai, An Giang, Trà Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sơn La, Hà
Tây, Vĩnh Phúc. Sự phát triển ngô lai ở Việt Nam đã được CIMMYT và FAO
cũng như các nước trong khu vực đánh giá cao (CIMMYT, IITA, 2010). Việt
Nam đã đuổi kịp các nước trong khu vực về trình độ nghiên cứu tạo giống ngô lai
và đang ở giai đoạn đầu đi vào công nghệ cao (công nghệ gen, nuôi cấy bao phấn
và noãn) (Ngô Hữu Tình, 2003).
Một thực trạng đặt ra hiện nay là mặc dù diện tích, năng suất và sản lượng
ngô của nước ta đều tăng nhanh nhưng so với bình quân chung của thế giới năng
suất ngô nước ta còn rất thấp, mặt khác nhu cầu sử dụng ngô của Việt Nam ngày
càng lớn. Tình trạng cung không đủ cầu ngô ở Việt Nam còn kéo dài. Theo Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam
năm 2013, nước ta phải nhập khẩu 2,19 triệu tấn ngô từ Ấn Độ, Brazil,
Argentina, Campuchia, Lào và Thái Lan, tăng 35,6% về lượng và 34,9% về giá
trị so với cùng kỳ năm 2012 (IAS, 2013). Ngô tiếp tục đóng một vai trò ngày
càng quan trọng, góp phần chuyển đổi nhanh chóng về cơ cấu kinh tế theo hướng
sản xuất hàng hoá nông nghiệp, phát triển an toàn, bền vững và đa dạng. Vì vậy,
đây là những thách thức lớn, đòi hỏi phải không ngừng nâng cao năng suất, chất
lượng giống, quy trình canh tác, ứng dụng cơ giới hóa, tưới tiêu để nâng tổng sản
lượng ngô sản xuất tại Việt Nam.
2.1.3. Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Ninh Bình và huyện Yên Mô
2.1.3.1. Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Hà
Nam; phía Đông Bắc giáp tỉnh Nam Định; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá; phía
Tây giáp tỉnh Hoà Bình; phía Đông Nam giáp biển đông có toạ độ địa lý

7


19050’đến 20027’ vĩ độ bắc và từ 105032’ đến 106027’ kinh độ đông, mới được
chia tách từ năm 1992. Toàn tỉnh có tổng diện tích 137,8 nghìn ha, trong đó đất

sản xuất nông nghiệp là 61,3 nghìn ha, chiếm 44,5% (Tổng cục thống kê, 2014).
Ở vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sông Hồng, Ninh Bình
có điều kiện tự nhiên đa dạng để phát triển kinh tế nông nghiệp bao gồm cả ba
loại địa hình. Vùng đồi núi và bán sơn địa ở phía tây bắc bao gồm các huyện Nho
Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp. Vùng đồng bằng ven biển ở phía đông nam
thuộc 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh. Xen giữa 2 vùng lớn là vùng chiêm trũng
chuyển tiếp.
Trước năm 1995, diện tích trồng ngô chủ yếu vẫn dùng các giống thụ phấn
tự do, giống địa phương có năng suất thấp. Cùng với sự phát triển ngô trong cả
nước, tỉnh Ninh Bình trong những năm gần đây cũng rất quan tâm phát triển sản
xuất ngô và đã thu được nhiều kết quả khả quan.
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của tỉnh Ninh Bình
giai đoạn 2000 – 2015
Năm

Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(nghìn tấn)

2000

6,7

28,2


18,9

2001

5,1

30,4

15,5

2002

4,9

30,4

14,9

2003

5,1

32,9

16,8

2004

5,0


35,2

17,6

2005

5,7

31,9

18,2

2006

5,9

32,9

19,4

2007

8,4

33,9

28,5

2008


6,9

34,9

24,1

2009

6,0

31,8

19,1

2010

7,1

32,5

23,1

2011

7,2

35,8

25,8


2012

6,1

30,8

18,8

2013

6,1

35,2

21,5

2014

6,3

34,3

21,6

2015

6,8

38,5


26,2

Nguồn: Thống kê Ninh Bình (2016)

8


Qua số liệu bảng 2.5 cho thấy diện tích, năng suất, sản lượng ngô của tỉnh
Ninh Bình tăng giảm không đồng nhất trong giai đoan 2000 - 2015, diện tích dao
động từ 4,9 - 8,4 nghìn ha, năng suất từ 28,2 - 38,5 tạ/ha, sản lượng từ 14,9 - 28,5
nghìn tấn.
Năm 2015, toàn tỉnh có 6,8 nghìn ha ngô, năng suất đạt 38,5 tạ/ha cao
nhất từ trước đến nay nhưng vẫn thấp hơn trung bình cả nước, sản lượng ngô đạt
26,2 nghìn tấn.
Điều này chứng tỏ ở tỉnh Ninh Bình, cây ngô chưa phát triển mạnh, cần được
đầu tư phát triển nhiều hơn nữa như tăng vụ, mở rộng diện tích, sử dụng giống mới,
thâm canh tăng năng suất nhằm khai thác tối đa tiềm năng sẵn có của tỉnh.
2.1.3.2. Tình hình sản xuất ngô ở huyện Yên Mô
Huyện Yên Mô nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình, diện tích đất tự
nhiên là 14.474,22 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 8.113,37
ha, chiếm 56,05% tổng diện tích đất tự nhiên. Địa hình của huyện nhìn chung
không bằng phẳng, được phân tách rõ thành hai vùng:
- Vùng đồi núi: Nằm ở phía Tây, Tây Nam huyện Yên Mô diện tích khoảng
1.902 ha (chiếm 13,20% tổng diện tích tự nhiên), bao gồm 9 xã: Yên Đồng, Yên
Thành, Yên Thắng, Yên Thái. Vùng này có khả năng phát triển nông nghiệp kết hợp
với công nghiệp xây dựng, chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê) và trồng rừng.
- Vùng đồng bằng: Diện tích khoảng 12.506 ha (chiếm 86,80% tổng diện
tích tự nhiên), đất chủ yếu là đất phù sa cổ không được bồi. Vùng này có tiềm
năng lớn phát triển nông nghiệp (trồng lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn
ngày), chế biến lương thực, thực phẩm, phát triển làng nghề truyền thống và các

loại hình dịch vụ.
Hệ thống cây trồng của huyện gồm có: nhóm cây lương thực: cây lúa, cây
ngô; nhóm cây củ có bột:cây khoai lang; nhóm cây công nghiệp ngắn ngày: cây
đậu tương, cây lạc; nhóm cây ăn quả như vải,nhãn, dứa, xoài… và một số loại
cây khác như: cây cói, cỏ chăn nuôi.
Năm 2015, toàn huyện có 807,5 ha ngô, trong đó diện tích trồng ngô đông
là 544,7 ha, năng suất đạt 42,1 tạ/ha tăng 1,1 tạ/ha so với năm 2014. Người dân
chủ yếu sử dụng các giống ngô có thời gian sinh trưởng ngắn: Các giống ngô lai
có thời gian sinh trưởng từ 110-120 ngày như: CP888, LVN 10; các giống ngô có
TGST 100-110 ngày như: CP999, CP989, CP333, 3Q, NK66.

9


Cây ngô được trồng trong các công thức luân canh như: lúa xuân - lúa
mùa - ngô, ngô - đậu tương thu - lạc đông, ngô - đậu tương - ngô ngọt - rau, lúa
xuân - ngô ngọt - rau đông, ngô - lúa mùa - lạc đông.
Kỹ thuật trồng ngô áp dụng: Mật độ trồng 4,5 - 5,5 vạn cây/ha với khoảng
cách hàng 70 cm, cây cách cây 25 - 30cm. Lượng phân bón: 200 N + 80 P205 +
90 K20/ha. Bón lót toàn bộ phân lân, phân đạm và phân kali chia hai lần bón vào
hai thời kỳ 3-4 lá và 7-9 lá.
2.2. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN VÀ
PHÂN ĐẠM CHO CÂY NGÔ
2.2.1. Nhu cầu dinh dưỡng và vai trò của các nguyên tố đa lượng với cây ngô
Nhu cầu về dinh dưỡng của cây ngô rất cao, theo Ngô Hữu Tình (1997) để
đạt năng suất 10 tấn/ha, cây ngô lấy đi từ đất 269 kg N, 111 kg P2O5, 269 kg K2O
(bảng 2.6). Cũng theo nghiên cứu này, trong các giai đoạn sinh trưởng và phát
triển của ngô chúng hút các chất dinh dưỡng và tạo lượng chất khô ở mỗi giai
đoạn sinh trưởng và mỗi loại dinh dưỡng với số lượng khác nhau ở các giai đoạn
khác nhau như trình bày ở bảng 2.7.

Bảng 2.6. Lượng dinh dưỡng cây ngô lấy đi sau khi thu hoạch 10 tấn hạt/ha
Lượng dinh dưỡng lấy đi (kg/ha)

Bộ phận
N

P2O5

K2O

Mg

S

Cl

Tỷ lệ (%)

Hạt

190

78

54

18

16


10

52

Thân, lá, rễ

79

33

215

38

18

9

48

Tổng số

269

111

269

56


34

19

100

Nguồn: Ngô Hữu Tình (1997)

10


Bảng 2.7. Lượng dinh dưỡng cây ngô cần cho 10 tấn hạt/ha
5 giai đoạn sinh
Phun
Cây con Con gái
trưởng chính
râu
Lượng dinh dưỡng cây hút qua các thời kỳ (kg/ha)

Tạo
hạt

Chín

Tổng
số

N
P2O5
K2O


21
4,5
25

94
30
116

84
40
81

54
28
40

16
9
7

269
111
269

Tổng chất khô

524

3.595


6.366

6.741

1.498

18.724

31
36
31

20
25
14

6
8
2

100
100
100

Tỷ lệ dinh dưỡng cây hút qua các thời kỳ (%)
N
P2O5
K2O


8
4
9

35
27
41

Nguồn: Ngô Hữu Tình (1997)

Đối với các cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng đạm tham gia vào
các thành phần axit amin, protein, các enzim, chất kích thích sinh trưởng và chất
diệp lục - chất quyết định chính của quá trình quang hợp. Cây trồng được cung
cấp đủ đạm sinh trưởng nhanh, lá phát triển mạnh, tăng khả năng tổng hợp các
chất để tạo nên sinh khối lớn và sản phẩm nông nghiệp. Đạm xúc tiến mạnh phát
triển rễ, thân, lá, chất khô tạo khả năng quang hợp tối đa và tích luỹ nhiều vào
hạt. Đạm làm cho cây ngô có nhiều bắp, bắp to, nhiều hạt, tạo ra năng suất sinh
học và năng suất hạt cao.
Khi thiếu đạm lá sẽ không phát triển đầy đủ hoàn toàn, sự phân chia tế bào
ở đỉnh sinh trưởng bị kìm hãm, giảm tốc độ ra lá, giảm diện tích lá, giảm kích
thước của cây và năng suất. Thiếu đạm làm chậm sinh trưởng của cả hai giai
đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Thiếu đạm hạn chế đến
hiệu quả sử dụng bức xạ, việc cung cấp và tích luỹ đạm ở thời kỳ ra hoa có tính
quyết định số lượng hạt ngô, thiếu đạm trong thời kỳ này làm giảm khả năng
đồng hoá Cacbon của cây, nhất là giai đoạn ra hoa sẽ giảm năng suất hạt (Uhart,
S. A. and F. H. Andrade, 1995). Nhưng nếu bón thừa đạm, cây ngô kéo dài thời
gian sinh trưởng, cây vươn cao, lá xanh thẫm, khả năng chống chịu kém, đến giai
đoạn thu hoạch nhưng lá bi và râu ngô vẫn còn xanh, dẫn đến lãng phí phân bón,
làm giảm hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu của Gues (1967) bón đạm quá cao
cho cây ngô đã làm tăng sự phát triển thân lá, hạn chế đến năng suất hạt ngô

(Trần Văn Minh, 2004).

11


Cây ngô hút đạm trong suốt quá trình sống, nhưng tập trung chủ yếu từ
giai đoạn 4-5 lá cho đến hình thành hạt. Giai đoạn này cây ngô hút tới 86% tổng
lượng đạm cần thiết để tạo thân, lá, phát triển bộ rễ, bông cờ và bắp ngô. Còn
thời kỳ đầu (sau gieo 25 ngày) và giai đoạn cuối (25 ngày sau thâm râu) ngô hút
đạm ít hơn khoảng 14% (Ngô Hữu Tình, 2003).
Kali cần thiết cho hoạt động của nguyên sinh chất, điều khiển đóng mở
khí khổng, nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh, khô hạn và nhiệt độ thấp.
Kali xúc tiến quá trình quang hợp, vận chuyển các sản phẩm quang hợp tích
luỹ từ thân lá về hạt. Kali không nằm trong bộ phận nào của cây - nó có mặt dưới
dạng ion hoà tan trong dịch sáp của cây. Nó kích hoạt nhiều hệ thống enzim
trong cây và đóng vai trò quan trọng trong cân bằng nước của cây. Thiếu kali cây
trồng không thể hoàn thành chu kỳ sống bình thường.
Lân là nguyên tố quan trọng thứ ba đứng sau đạm và kali, lân tham gia
vào hợp chất Nucleotit, ADN, ARN, các hợp chất cao năng ATP, ADP. Đây là
những hợp chất quan trọng trong quá trình phân chia tế bào, tạo mới các bộ phận
của ngô. Lân là nguyên tố tham gia tích cực vào các quá trình trao đổi chất, tổng
hợp gluxit, lipit và quá trình hô hấp sâu của cây ngô. Lân góp phần tạo dựng bộ
rễ phát triển tốt, làm tăng sức sống và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại
cảnh bất lợi, đặc biệt là nhiệt độ thấp và thiếu nước. Lân làm tăng khả năng kết
hạt cũng như phẩm chất của hạt, rút ngắn thời gian sinh trưởng. Thiếu lân quá
trình hình thành bộ rễ kém, phân hóa các cơ quan của ngô bị ảnh hưởng, làm cho
bắp bé, bông cờ nhỏ, ít hoa. Cũng như đạm, cây ngô hút lân trong suốt quá trình
sống, nhưng tập trung chủ yếu từ thời kỳ con gái đến thâm râu (khoảng 88% tổng
lượng phân), các giai đoạn còn lại chỉ hút 12 % (Ngô Hữu Tình, 2003).
2.2.2. Các kết quả nghiên cứu về liều lượng phân bón và phân đạm cho cây ngô

Cây ngô là cây có tiềm năng năng suất lớn, trong các biện pháp thâm canh
tăng năng suất ngô thì phân bón đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến 30,7 %
năng suất ngô, còn lại các yếu tố khác như mật độ, phòng trừ cỏ dại, đất trồng.
Cây ngô cần được cung cấp đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng thì
mới cho năng suất cao và ổn định, đặc biệt các yếu tố đa lượng. Điều này được
chứng minh rất rõ qua các thí nghiệm bón các tổ hợp phân cho ngô qua suốt 28
vụ của Viện nghiên cứu về lân - kali ở Atlanta - Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, chỉ bón cân đối NPK năng suất ngô mới đạt cao và ổn định. Nếu chỉ bón

12


riêng phân đạm thì năng suất ngô đạt tương đối khá ở 1 hoặc 2 vụ đầu, các vụ sau
năng suất giảm nhanh và rất thấp. Các tổ hợp NP, NK cho năng suất khá hơn và
sự suy giảm chậm hơn. Khi bón cân đối NPK thì năng suất ngô đạt cao và ổn
định suốt 28 vụ trồng ngô độc canh liên tục.
Nitrogen (N) đã được công nhận là một trong hầu hết các chất dinh dưỡng
hạn chế. Nhu cầu và việc sử dụng N liên tục tăng lên từng ngày. Vì N có khả
năng linh động nên bị thất thoát lớn hơn từ đất. Ngay cả dưới các kỹ thuật thực
hành quản lý tốt nhất, 30-50% N sử dụng vẫn bị mất, do đó nông dân bắt buộc
phải sử dụng nhiều N hơn so với nhu cầu thực tế của cây trồng để bù lại lượng bị
mất. Lượng N bị mất không chỉ làm tăng chi phí sản xuất mà còn có tác động xấu
tới môi trường. Quản lý phân bón nitơ là yếu tố quan trọng nhất trong việc tăng
năng suất cây trồng. Giá thành phân bón cao nên cần xác định lượng phân bón
thích hợp để làm tăng năng suất, hiệu quả kinh tế và không gây tác động tiêu cực
đến môi trường (Avan et al., 2011).
Stanger and Lauer (2008) ủng hộ ý tưởng rằng nitơ là nguồn đầu tư vào
cây trồng cho tiềm năng kinh tế lớn nhất. Những quyết định quản lý liên quan
đến mức độ sử dụng nitơ thích hợp có thể tác động đến chi phí sản xuất. Quá ít N
có thể dẫn đến giảm năng suất, chất lượng hạt kém hơn và giảm lợi nhuận

(Muhammad et al., 2010). Khi bón thừa N, năng suất và chất lượng ngô thường
không bị ảnh hưởng, nhưng chi phí sản xuất có thể vượt quá lợi nhuận và gây tác
động xấu đến môi trường sau này (Sawyer et al., 2006).
Sự thay đổi trong các nguồn đạm (N), các phương pháp ứng dụng, các cây
trồng trước đó, thời gian của các ứng dụng và các điều kiện môi trường có thể
dẫn đến mâu thuẫn liên quan đến nitơ có sẵn (Kyveryga et al., 2007). Những kỹ
thuật mới đang được sử dụng để chống lại mâu thuẫn như vậy, bao gồm cả việc
sử dụng kỹ thuật xử lý với định lượng thay đổi (VRT). Những tiến bộ kỹ thuật
hiện đại chẳng hạn như lập bản đồ đồng ruộng với những cảm biến phản xạ tán
cây trồng thu thập các giá trị chỉ số thực vật (NDVI), với việc sử dụng ánh sáng
nhìn thấy (VIS: 0,38 - 0,7µm) và cận hồng ngoại (NIR: 0,75 - 1,4 µm), có thể
cho phép sử dụng nitơ trong mùa vụ chính xác hơn (Kitchen et al., 2010). Tuy
nhiên, nhiều người trồng sử dụng nitơ trước khi trồng, do đó hạn chế các ứng
dụng của VRT đối với nitơ. Nguyên nhân chính là do nhu cầu áp dụng N chỉ một
lần và khả năng áp dụng N không quan tâm đến những sự chậm trễ của thời tiết
liên quan. Trong tương lai có thể xem xét tập trung vào việc điều chỉnh quan

13


niệm này, sử dụng một cách thích hợp hơn những công nghệ tiên tiến, nâng cao
hiệu quả sử dụng nitơ (Kyveryga et al., 2007).
Các khuyến nghị sử dụng đạm đã có sẵn trong các ấn phẩm khác nhau của
các nhà nghiên cứu từ khi sản xuất cây trồng được thương mại hóa. Những
khuyến nghị này thường là tăng tỷ lệ đạm cho năng suất cao hơn trong sản xuất
ngô. Kết quả từ một nghiên cứu tỷ lệ nitơ tiến hành tại bang Illinois và Ohio
(Shepard et al., 2011) củng cố thêm rằng có một giới hạn mà không có lợi ích
năng suất khi tăng tỷ lệ nitơ. Qua nghiên cứu 5 mức bón đạm (0, 67, 134, 202,
269 kg N/ha) và tất cả các giống lai trong hơn hai năm cho thấy các năng suất
tăng khi tăng mức bón N ở trước mức bón 202kg N/ha. Derby et al. (2005) đã

đánh giá 6 mức bón N (0, 45, 90, 135, 180, 225 kg N / ha) với kết quả tương tự,
năng suất ngũ cốc chững lại ở mức bón N cao hơn. Năng suất ngũ cốc tăng khi
bón đạm từ 135-180 kg N/ha và không có sự tăng đáng kể từ 180-225 kg N/ha.
Quản lý dinh dưỡng đạm hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng
nhất trong sản xuất ngô. Các khuyến nghị năng suất dựa trên N đã được sử dụng
lâu đời trong các bang Illinois và nhiều vùng Trung Tây trước khi ra đời thuyết
“tối đa lợi nhuận với nitơ” (MRTN) vào giữa năm 2000 (Sawyer et al., 2006;
Fernández et al., 2009; Hernandez and Mulla, 2008). Không giống như các
khuyến nghị năng suất dựa trên N, cách tiếp cận MRTN không kết hợp sự tương
quan giữa năng suất và tỷ lệ N yêu cầu. Thay vào đó là một cách tiếp cận kinh tế:
xem xét giá ngô dự kiến, giá N dựa trên các sản phẩm mong muốn sử dụng, tiềm
năng năng suất đất của một vùng được lựa chọn dựa trên phản ứng N thực tế và
luân canh cây trồng dự kiến (Fernández et al., 2009). Cách tiếp cận này được
thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu phản ứng N có thể dẫn đến các khuyến nghị
tỷ lệ N tối ưu về kinh tế, tối đa hóa lợi nhuận kinh tế cho người trồng. Trong khi
phương pháp MRTN có thể được sử dụng để hợp lý hóa tỷ lệ N cao, tỷ lệ này có
thể không nhất thiết phải phù hợp nhất. Trong các vụ nhất định, tỷ lệ tăng của giá
ngô so với giá của N có thể biện minh cho tỷ lệ N cao hơn mà không ảnh hưởng
đến tài chính. Tăng tỷ lệ N có thể dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng nitơ (NUE), có
thể có ít hoặc không có sự gia tăng năng suất từ việc bổ sung N.
NUE là năng suất ngũ cốc trên một đơn vị N sẵn có trong đất (Hirel et al.,
2007) có thể được chia thành hai quá trình. Hiệu quả hấp thu là khả năng của cây
lấy N từ đất như ion nitrat và amoni và hiệu quả sử dụng là khả năng sử dụng N
để sản xuất năng suất hạt (Hirel et al., 2007). Cải thiện NUE thông qua việc sử

14


×