Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

11 mẹo tài chính hữu dụng cho cả đời người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.7 KB, 3 trang )

20/11/2018

11 mẹo tài chính hữu dụng cho cả đời người

In trang(Ctr + P)
Thứ hai, 3/9/2018, 08:41 (GMT+7)
11 mẹo tài chính hữu dụng cho cả đời người

Tiết kiệm sớm, lập quỹ về hưu từ tuổi 20, tránh lạm phát theo lối
sống... là những mẹo tài chính hữu dụng cho cả đời người.
Mọi người thường mắc sai lầm về tài chính vào một số thời điểm trong đời, như phung phí vào những thứ
không cần thiết hay bỏ qua việc lập quỹ hưu trí càng sớm càng tốt. Ngay cả những chuyên gia tài chính cũng
thế.
Nhằm giúp tránh được những cạm bẫy tương tự, The Best Money Experts chia sẻ những lời khuyên và thủ
thuật có thể giúp bạn có cuộc sống tài chính tốt nhất bất kể ở độ tuổi nào.
Hãy bắt đầu tiết kiệm
Một cuộc khảo sát từ GOBankingRates cho biết khoảng một nửa dân số Mỹ có ít hơn 1.000 USD tiền tiết
kiệm. Khi nhận được lương, tiêu xài thường hấp dẫn hơn tiết kiệm nhưng các chuyên gia khuyên việc ưu tiên
tiết kiệm lại là điều quan trọng. Một cách nhằm giúp việc này trở nên dễ dàng hơn là dịch vụ tiết kiệm tự
động của ngân hàng.
“Nếu bạn không thấy nó, bạn sẽ không tiêu nó. Hãy tự động chuyển một khoản tiền từ lương vào tài khoản
tiết kiệm”, Sharon Epperson - Phóng viên tài chính cá nhân cao cấp đồng thời là người dẫn chương trình
“Retire Well” của CNBC cho gợi ý.
Tránh lạm phát theo lối sống

Nhà hoạch định tài chính chuyên nghiệp Ted Jenkin cho rằng điều quan trọng là phải luôn tăng tỷ lệ tiết kiệm
bất cứ khi nào bạn bắt đầu kiếm được nhiều tiền hơn, nhằm tiếp tục tăng giá trị tài sản ròng của bạn.
“Tiết kiệm một phần ba mỗi khoản tăng lương bạn nhận được để bạn không vướng phải lạm phát theo lối
sống,” ông nói. Bằng cách bắt đầu thói quen này sớm, bạn sẽ phát triển những thói quen tốt như tiết kiệm,
đầu tư và trả nợ thay vì chi tiêu vào nhiều thứ bạn sẽ không quan tâm tới trong vài năm nữa.
/>


1/3


20/11/2018

11 mẹo tài chính hữu dụng cho cả đời người

Đừng phí tiền cho thứ không cần
Khi nhận được tháng lương đầu hay khoản tăng lương đầu tiên, bạn có xu hướng muốn chi tiêu vào những
mình muốn thay vì mình cần. Nhưng đây có thể là một sai lầm lớn.
“Đừng chi quá nhiều tiền vào quần áo. Tôi đã làm việc toàn thời gian kể từ năm 14 tuổi, nhưng tôi đã không
thực sự bắt đầu tiết kiệm tiền cho đến gần một thập kỷ sau đó", Michelle Schroeder-Gardner, Nhà sáng lập
blog tài chính cá nhân “Making Sense of Cents" nói.
Không mua thứ chỉ làm màu
Theo John Rampton - Nhà sáng lập kiêm CEO Calendar, chi tiêu cho những nhu cầu trước mắt có thể gây
tổn hại đến các nhu cầu trong tương lai của bạn.
“Đừng lãng phí vào những chiếc xe đắt tiền hay tiện ích. Tốt hơn là bạn nên tiết kiệm tiền cho lâu dài và
những thứ có thể tiếp tục kiếm ra tiền, thay vì sử dụng nó”, ông nói
Lập quỹ về hưu ở tuổi 20

Theo cuộc khảo sát về tiết kiệm hưu trí năm 2018 của GOBankingRates, hơn một phần ba dân số Mỹ đã tiết
kiệm được ít hơn 10.000 USD để nghỉ hưu. Khi bạn ở độ tuổi 20, thật dễ dàng tiết kiệm tiền dành cho hưu
trí, mà đó còn là thời điểm tốt nhất để bắt đầu. Bạn càng sớm tiết kiệm thì càng sớm tận dụng lợi thế của lãi
kép.
Đừng ngại về chứng khoán
Làm điều gì đó khiến bạn lo sợ có thể lại là điều tốt cho tài chính của bạn. Các nhà đầu tư chưa có kinh
nghiệm thường lo sợ về thị trường chứng khoán, nhưng chỉ bằng việc bắt đầu, ngay cả trên quy mô nhỏ, bạn
đang xúc tiến cuộc sống tài chính của mình.
Đó là lý do tại sao Tom Hegna – tác giả về tài chính, diễn giả và là nhà kinh tế học – nghĩ rằng bạn nên đầu
tư vào thị trường chứng khoán. Jeff Rose, nhà lập kế hoạch tài chính chuyên nghiệp, cũng đồng tình với ý

kiến trên.
“Hãy đầu tư sớm hơn. Tôi bắt đầu đầu tư ở tuổi 24, nhưng tôi bắt đầu làm việc khi tôi 16 tuổi và đã có thể
dành ra một chút tiền để đầu tư sớm hơn", Rose nói.
Đầu tư chính bản thân
Ngoài việc đầu tư tài chính, điều quan trọng là phải đầu tư vào bản thân bằng cách học mọi thứ có thể về tài
chính cá nhân, nhằm giúp bạn có thể lập ra một kế hoạch tài chính phù hợp với bản thân.

/>
2/3


20/11/2018

11 mẹo tài chính hữu dụng cho cả đời người

“Không ai quan tâm đến sự thành công về tài chính của bạn nhiều như bạn mong muốn. Ngay bây giờ hãy
học hỏi càng nhiều càng tốt", Marsha Barnes - Nhà sáng lập The Finance Bar nói.
Lắng nghe bản thân và hành động

“Tìm ra những gì bạn mong muốn trong cuộc sống, sau đó, đưa ra quyết định dựa trên mục tiêu đó. Khi tôi
hiểu rõ mục tiêu của bản thân, tôi có thể đưa ra các quyết định tài chính hỗ trợ chúng”, J.D. Roth - Nhà sáng
lập website tài chính Get Rich Slowly nhận định.
Khi bạn biết chính xác bạn đang tiết kiệm cho điều gì, nó sẽ thúc đẩy bạn gắn bó với mục tiêu và làm việc
chăm chỉ hơn..
Đừng phí thời gian cho lo lắng
Đừng để nỗi sợ hãi ám ảnh những gì bạn muốn, Jen Sincero, tác giả sách bán chạy nhất của New York Times
kiêm nhà huấn luyện thành công cho hay.
“Việc cầu xin cho những gì bạn không muốn mới là điều đáng lo ngại, vì vậy đừng lo lắng về tài chính và
hãy tập trung vào những gì bạn muốn,” cô nói.
Tiền bạc không là tất cả

Mặc dù bạn cần tiền để trang trải các chi phí trong cuộc sống nhưng nó không phải là điều tốt nhất.
“Hãy đòi hỏi thêm tiền và học cách đàm phán càng sớm càng tốt. Nhưng đừng đuổi theo tiền bạc, vì nó
không phải là điều khó tìm. Hãy tận hưởng. Hãy kiếm thêm nhiều tiền. Nhưng hãy luôn ghi nhớ đó là một
nguồn tài nguyên, không phải là dấu hiệu về ai hay bạn là ai trên thế giới này”, chuyên gia tài chính Brittney
Castro nêu quan điểm.
Đừng để tiền bạc ảnh hưởng đến bạn
Dominique Broadway - Chuyên gia tài chính cá nhân cho thế hệ trẻ kiêm nhà sáng lập Finances Demystified,
đồng ý rằng bạn hay sự thành công của bạn không thể hiện rõ qua tiền bạc.
“Đừng liên kết tiền bạc với thành công. Tiền có thể đến và đi. Tập trung vào việc tiết kiệm và làm tăng tiền
của bạn. Không tập trung vào những thứ hào nhoáng nhằm theo kịp người khác", cô nói.
Phiên An (theo CNBC)

/>
3/3



×