Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Giáo án kiểu mới 6 bước 5 hoạt động bài 30 Sinh học 10: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.59 KB, 20 trang )

Trường THPT Phong Điền

Ngày:

27/03
Lớp: 10B4

Tiết:7

Môn học: Sinh học

Tuần: 32

GIÁO ÁN SỐ 4
Bài 30 SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
˗ Trình bày được đặc điểm của các giai đoạn trong chu trình nhân lên c ủa virut
trong tế bào chủ.
˗ Phát biểu được khái niệm HIV, AIDS.
˗ Phân tích được các giai đoạn phát triển của AIDS.
˗ Nêu được các con đường lây truyền HIV và biện pháp phịng tránh HIV.
˗ Giải thích được một số nhận thức sai lầm về HIV/AIDS trong cộng đồng.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp và khái qt hóa qua việc quan sát phân
tích kênh hình: các hình ảnh, phim về chu trình nhân lên của virut, về các giai
đoạn phát triển của hội chứng AIDS.
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, làm việc độc lập với SGK.
- Kĩ năng liên hệ thực tiễn.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ và phòng tránh các bệnh truy ền nhiễm do virut gây


nên.
- Có ý thức tuyên truyền về tác hại và cách phịng tránh HIV/AIDS trong cộng
đồng cộng đồng. Có ý thức tuyên truyền thông điệp” Không kỳ thị và phân biệt
đối xử với những người nhiễm HIV” trong cộng đồng.
1


4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học:
+ Học sinh tự nghiên cứu bài học, tìm hiểu thơng tin
+ Học sinh tự tìm các kiến thức liên quan đ ến bài học theo hướng dẫn của
“hoạt động vận dụng và tìm tịi mở rộng” .
- Năng lực giải quyết vấn đề
+ Giải quyết vấn đề từ tình huống của “hoạt động khởi động”
+ Hoàn thành tốt vấn đề đưa ra ở mỗi phiếu học tập.
- Năng lực hợp tác: Cùng nhau thảo luận , tìm kiếm thơng tin để hoàn thành nội
dung của phiếu.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
+ Học sinh biết cách khai thác thông tin từ nhiều ngu ồn khác nhau (báo,
Website, .để hồn thành phần tìm tịi mở rộng)
- Quan sát: Quan sát các phiếu học tập, phân tích và hồn thành u cầu .
- Hình thành khái niệm
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống.
5. Bảng mô tả các mức độ về mục tiêu học tập và hệ thống câu hỏi – bài t ập t ự
đánh giá
Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu


Vận dụng thấp

Vận
cao

1. Chu trình

- Trình bày được

Giải thích được

nhân lên của các giai đoạn

bản

virut

từng giai đoạn

xâm nhiễm và

chất

của

phát triển của
phage.
2. Khái niệm - Phát biểu được
HIV


các khái niệm

3. Các giai

HIV, AIDS.
- Trình bày được

Giải thích được

đoạn phát

các giai đoạn



triển của

của bệnh

khơng

bệnh

giai

chứng
2

đoạn

triệu
dễ

lây

dụng


4. Con đường - Trình bày được

- Phân biệt

truyền bệnh
- Biết cách

lây truyền và các con đường

được các

phòng tránh HIV

biện pháp

và biện pháp

trường hợp có cho bản thân

bạn bè và

phịng ngừa


phịng ngừa.

thể bị lây

- Khơng kỳ thị

mọi người

nhiễm hoặc

với những người xung quanh

không bị lây

bị nhiễm

cùng nhau

nhiễm

HIV/AIDS.

đẩy lùi

HIV/AIDS.

- Tuyên
truyền cho


HIV/AIDS.
- Chung tay
xây dựng
một môi
trường sống
lành mạnh.

II. Chuẩn bị của Gv và Hs
Gv: Chuẩn bị bài giảng CNTT, Phiếu hình thành kiến thức .
Máy Chiếu đa vật thể, Máy tính…
Hs: Soạn bài mới theo mẫu hướng dẫn, tìm hiểu trước các thơng tin về enzim
và vai trị của enzim.
III. Nội dung trọng tâm
- Chu trình nhân lên của virut trong tế bào
- Con đường lây truyền HIV và biện pháp phòng ngừa HIV/AIDS.
IV. Tổ chức hoạt động học tập:
1. Ổn định tổ chức lớp (1phút).
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút).
Câu 1: Virut là gì?
Câu 2: Trình bày cấu tạo chung của virut?
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
(1) Mục tiêu: Học sinh sử dụng kiến thức và kinh nghiệm trong đời sống để giải
3


quyết vấn đề.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Tổ chức trò chơi ô chữ
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
(4) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA

Luật chơi: Có 7 ơ hàng ngang và một từ

HS
+Câu 1: Nanơmet

khóa

+ Câu 2: Nội bào

Mỗi đội lần lượt chọn các ô hàng ngang,

bắt buộc

trả lời đúng được 5 điểm, đồng thời một

+ Câu 3: Capsôme

chữ cái trong từ khóa được mở ra theo

+ Câu 4:

một trật tự bất kì. Mỗi câu hỏi có 10 giây

Nuclêơcapsit


suy nghĩ.

+ Câu 5: Gai

Có quyền trả lời từ khóa bất cứ lúc nào,

glicôprôtêin

trả lời đúng được 10 điểm, sai đội phải

+ Câu 6: Khảm

dừng cuộc chơi.

thuốc lá

Hết 7 ô hàng ngang mà vẫn chưa tìm ra

+ Câu 7: Phagơ

từ khóa sẽ có một gợi ý, trả lời từ khóa

Từ khóa: Sinh sản

sau gợi ý được 5 điểm.
- Ô chữ:
+ Câu 1: Đơn vị nào thường được dùng
để đo kích thước của virut?
+ Câu 2: Điền vào chỗ trống của câu sau
đây: “Virut sống kí sinh........”

+ Câu 3: Vỏ prơtêin (capsit) của virut
được cấu tạo từ các đơn vị hình thái gọi
là gì?
+ Câu 4: Tổ hợp axit nuclêic và vỏ capsit
được gọi là gì?
4

NỘI DUNG


+ Câu 5: Điền vào chỗ trống

+ Câu 6: TMV là một loại virut gây ra
bệnh gì ở thực vật?
+ Câu 7: Loại virut có cấu trúc hỗn hợp,
kí sinh ở vi sinh vật được gọi là gì?
(Gợi ý từ khóa: Khái niệm chỉ q trình
tạo ra cá thể mới, đảm bảo sự phát triển
liên tục của loài)
Dẫn dắt: “Sinh sản” là một đặc trưng cơ
bản của sự sống. Virut khi tồn tại trong
tế bào nó thực hiện q trình sinh sản để
tăng số lượng virut. Dễ dàng nhận thấy
một bệnh do virut gây ra có thể nhanh
chóng lan tràn tạo thành dịch, chứng tỏ
virut sinh sản rất nhanh và theo cấp số
nhân, do đó sinh sản của virut được gọi
là “sự nhân lên”.
Vậy theo các em
1. Virut có được coi là một cơ thể sống

khơng? Vì sao?
2. Nếu chúng ta đưa virut ra mơi trường
độc lập virut có sống được khơng? Vì
sao?
3. Kháng sinh có thể tiêu diệt được virut
không? Tại sao?
5


Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (27 phút)
(1) Mục tiêu:
˗ Trình bày được đặc điểm của các giai đoạn trong chu trình nhân lên của
virut trong tế bào chủ.
˗ Phát biểu được khái niệm HIV, AIDS.
˗ Phân tích được các giai đoạn phát triển của AIDS.
˗ Nêu được các con đường lây truyền HIV và biện pháp phịng tránh HIV.
˗ Giải thích được một số nhận thức sai lầm về HIV/AIDS trong cộng đồng.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật:
- Quan sát tìm hiểu vấn đề
- Phương pháp giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu
Hoạt động 1: Tìm hiểu chu trình nhân lên của virut
THỜI

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO

HOẠT ĐỘNG CỦA

GIAN

15

VIÊN
GV: Sự nhân lên của virut tức

HỌC SINH

phút

là tăng số lượng của virut.

NỘI DUNG

? Vậy tại sao người ta không - HS trả lời: Vì virut
dùng thuật ngữ “ sự sinh sản khơng có cấu tạo tế
của virut” mà lại dùng thuật bào.
ngữ “ sự nhân lên của virut”?
Để hiểu rõ hơn về sự nhân
lên của virut như thế nào ta đi
vào phần I. Chu trình nhân lên

I. Chu trình nhân

của virut

lên của virut

- GV chia lớp thành 6 nhóm,

1. Các giai đoạn

6


yêu cầu HS xem video sự nhân

xâm

nhiễm

lên của virut chú ý đến diễn

phát

triển

biến của phage để hoàn HS quan sát phim và virut
thành PHT và lắp ghép tranh hoàn thành PHT
trong thơi gian 3 phút:
Các

(Đáp án PHT)

giai Đặc điểm

đoạn
1. Hấp phụ
2. Xâm nhập
3. Sinh tổng
hợp
4. Lắp ráp

5.Phóng
thích
- Gọi đại diện 1 nhóm lên
ghép tranh đúng với chu trình
nhân lên của virut.
- u cầu HS nhìn tranh và mơ
tả lại q trình nhân lên của
virut theo từng giai đoạn
- Gọi nhóm khác nhận xét bổ
sung.
- GV khái quát hóa kiến thức
bằng bẳng ( phụ lục).
Gồm có các giai đoạn:
+ Hấp phụ: Virut bám trên
bề mặt của TB chủ nhờ gai

- HS: Nhờ có gai

glicoprotein của phage đặc

glycơprơtêin (virut

hiệu với thụ thể trên bề mặt

động vật) và gai đi

tế bào.

(phage) có tác dụng


Điều này giải thích tại sao chỉ

kháng ngun, tương

có những virut nhất định mới có hợp với các thụ thể
thể gây nhiễm vào các tế bào

trên bề mặt tế bào

nhất định
7


của


Vd: Virut HIV thì chỉ hấp phụ
vào tế bào của hệ miễn dịch,
virut polio chỉ hấp phụ được
trên bề mặt tế bào người và linh
trưởng
Tuy nhiên, có trường hợp cùng
một virut nhưng có thể gây ra
bệnh cho nhiều đối tượng như
virut cúm gia cầm, cúm lợn,...
+ Xâm nhập: Phage đẩy bộ
gen của nó vào trong tế bào
chủ.
GV: Như đã biết thì vi khuẩn có - HS: Nhờ vào 1 loại
thành rất vững chắc, vậy làm

enzyme.
cách nào để phagơ có thể đẩy
bộ gen xuyên qua thành vi
khuẩn?
Phage tiết ra enzim lizozim phá
hủy thành tế bào và bơm A DN
vào và vỏ ở bên ngồi TB. Tuy
nhiên virut động vật thì khác,
virut động vật đưa cả vỏ vào
trong tế bào sau đó cởi vỏ giải
phóng axit nucleic sau.
- GV: Virut phá vỡ vỏ tế bào
bằng cách nào?

- Virut có hệ gen mã
hóa lizôzim làm tan
thành tế bào vật chủ
chui ồ ạt ra ngoài
(virut ĐV) hoặc chui
ra cầu sinh chất từ từ
(VR thực vật).
8


GV: Nếu làm tan tế bào ( phá
vỡ tế bào ) gọi là virut độc.
Người ta gọi đây là chu trình
sinh tan.
- GV: Có phải tất cả virut khi


- HS: không.

nhiễm vào tế bào đều phá vỡ tế
bào vật chủ khơng?
- GV: Khi xâm nhập vào tế bào
chủ, có những virut mà bộ gen
của nó gắn vào NST của tế bào
chủ nhưng tế bào chủ vẫn sinh
trưởng bình thường. Nó có thể
nhân đơi cùng với sự nhân đơi
của tế bào chủ
+ Lợi dụng điểm này người ta
ứng dụng virut để sản xuất các
gen mong muốn.
- GV dẫn dắt: Một trong
những loại virut gây bệnh vô
cùng nguy hiểm, được xem là
một căn bệnh thế kỉ đó chính
là virut HIV. Để tìm hiểu xem
virut này gây bệnh như thế
nào và có cách phịng tránh
đúng đắn thì chúng ta tìm
hiểu sang phần II. HIV/AIDS
Hoạt động 2: Tìm hiểu về HIV và hội chứng AIDS.
THỜI
GIAN
10

HOẠT ĐỘNG CỦA GV


HOẠT ĐỘNG CỦA

NỘI DUNG

HS
- GV cho học sinh xem đoạn

.
9


phút

phóng sự nói về nguồn gốc

II. HIV và hội

và căn bệnh HIV, yêu cầu học - HS: HIV là virut gây chứng AIDS
sinh quan sát và trả lời câu suy giảm miễn dịch ở 1. Khái niệm về
hỏi
người.
HIV
? Qua đoạn phim, em hiểu

-

thế nào là HIV?

y Virus): HIV là


(human immuno deficiency

virut

virus) là virus gây suy giảm
- HS trả lời: Do HIV có

? Tại sao virut HIV gây suy khả năng gây nhiễm
giảm miễn dịch ở người

(Human

Immunodeficienc

- GV nhận xét và bổ sung: HIV

miễn dịch ở người.

HIV

và phá hủy một số tế
bào của hệ thống
miễn dịch (TB limpho
T).

- GV chính xác hóa kiến thức:
Các em đã học về cơ chế rồi,
khi mà virut xâm nhập vào 1
tế bào thì nó sẽ phá hủy tế
bào đó cho nên khi con virut

HIV xâm nhập vào TB miễn
dịch thì nó phá hủy tb miễn
dịch, làm cho số lượng tế bào
ngày càng giảm  hệ miễn - AIDS là giai đoạn
dịch cơ thể giảm
cuối của quá trình
Như vậy, khi bị nhiễm HIV thì nhiễm HIV gây tổn
chúng ta mắc rất nhiều bệnh thương hệ thống miễn
cơ hội và khi nói tới HIV, dịch của cơ thể, làm
người ta thường hay gọi cho cơ thể không cịn
HIV/AIDS, vậy AIDS là gì mà khả năng chống lại các
thường hay đi kèm với HIV tác nhân gây bệnh và
10

gây

suy

giảm miễn dịch ở
người


như vậy?

dẫn đến chết người.
2.

Các

con


- HS trả lời: Lây đường
truyền

qua

lây

đường truyền và biện

GV: HIV có thể lây nhiễm qua tình dục, qua đường phápphòng
những con đường nào?
máu, từ mẹ sang con ngừa.
- 3 con đường:
+ Đường máu
- GV bổ sung và hồn thiện

+ Đường tình dục

kiến thức

+Từ mẹ sang con

+ Lây truyền qua đường tình
dục
+ Qua đường máu: tiêm chích
ma túy, ghép nội tạng, truyền HS trả lời: Không
máu
? Theo các em, bắt tay, hơn
nhau có lây nhiễm HIV

khơng?
GV nhận xét, bổ sung:
+ Bắt tay thì chỉ có da tiếp xúc
thôi, không thể lây HIV được
+ Hôn má: Các nhà khoa học
đã phân tích thành phần các
chất dịch của cơ thể và kết
luận rằng nước bọt của
người mang virut HIV chỉ có
một lượng HIV vơ cùng nhỏ
bé, do đó khơng thể truyền
HIV được. Chỉ có trường hợp
hai người cùng bị loét, xước
da ở trong miệng hay chảy
máu răng mà hôn sâu làm
11


tiếp xúc máu thì mới có khả - Tỷ lệ lây truyền HIV
năng lây thôi.

từ mẹ sang con nếu

+ Từ mẹ sang con: qua nhau khơng có bất kỳ sự
thai hay qua sữa mẹ.

can thiệp nào để dự

? Người mẹ đang mang thai phịng là khoảng 36%
thì tỉ lệ lây HIV sang con là (25% - 40%).

bao nhiêu phần trăm

Nhóm người có nguy
cơ lây nhiễm cao là:
Những người có lối
sống

khơng

lành

? Nhóm đối tượng nào có mạnh, như tiêm chích
nguy cơ lây nhiễm cao nhất?

ma tuý, gái mại dâm
và những người mua
dâm.

3. Các giai đoạn
phát triển của
- Vậy virut HIV xâm nhiễm và

hội chứng AIDS

phát triển trong tế bào vật

- Giai đoạn sơ

chủ như thế nào chúng ta đi


nhiễm

vào 3. Các giai đoạn phát
triển của hội chứng AIDS
GV: Khi nhiễm HIV thì quá
trình phát triển của bệnh sẽ
trải qua các giai đoạn nào ?

- HS nghiên cứu SGK
trả lời: có 3 giai đoạn:
Giai đoạn sơ nhiễm,
giai đoạn không triệu
chứng, giai đoạn biểu
hiện
AIDS

- GV chia lớp thành 6 nhóm
12

triệu

chứng

- Giai đoạn khơng
triệu chứng
- Giai đoạn biểu
hiện triệu chứng


yêu cầu HS quan sát đoạn

phim, mô tả lại các biểu hiện
HIV qua các giai đoạn bằng
cách hoàn thành PHT sau trong
vịng 3 phút.

Giai
đoạn

Thời
gian
kéo
dài

Đáp

án

phiếu

- HS thảo luận nhóm, hình thành kiến
thức
hồn thành PHT.

Biểu
hiện


nhiễm
(Giai
đoạn cửa

sổ)
Khơng
triệu
chứng
Biểu
hiện
triệu
chứng
AIDS
- Đại diện một nhóm trình
bày 1 giai đoạn. Các nhóm
khác nhận xét, bổ sung và gỡ - HS: Do người bệnh
đáp án từng giai đoạn

đang ở giai đoạn sơ

- GV chính xác hóa kiến thức.

nhiễm hoặc ở giai

? Tại sao bệnh nhân AIDS ở đoạn không triệu
giai đoạn đầu khó phát hiện? chứng, thường ko
biểu

hiện

triệu

chứng, do vậy có thể
truyền HIV qua người

khác mà khơng biết
- Đã có khả năng Lây
13


nhiễm

cho

người

khác
- AIDS giai đoạn đầu khó
phát hiện làm cho nhiều
người khơng biết mình bị HIV
vậy điều đó có nguy hiểm
như thế nào đối với xã hội?
- Hiện nay vẫn chưa có
vacxin phịng ngừa hữu hiệu
nên để biết cách phịng tránh
cho bản thân và cộng đồng
thì chúng ta sang phần 4.Các

4.

biện pháp phòng ngừa.

phòng ngừa.

- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi


Biện pháp phòng

đội chọn ra 4 người xếp 2

ngừa:

hàng trên bảng.

Biện

pháp

- Hiểu biết về

+ Luật chơi như sau: Các

AIDS

thành viên trong đội thảo

- Loại trừ tệ nạn

luận với nhau để tìm ra các

xã hội. tiêm chích

biện pháp phịng ngừa HIV

ma túy…

đúng đắn , Lúc nào GV hô -HS thảo luận nhóm - Thực hiện các
1,2,3 bắt đầu thì người đầu và tham gia trò chơi.
biện pháp vệ
tiên sẽ phải nhanh chóng ghi
sinh y tế theo quy
biện pháp đầu tiên lên bảng,

trình

ghi xong chạy về trao phấn

ngặt.

cho người thứ 2 ghi và cứ

- Sống lành mạnh

tiếp tục như thế trong thơi

chung thủy một

gian là 2 phút.

vợ một chồng.

Kết thúc trò chơi, nhóm nào

Quan hệ tình dục

tìm ra được nhiều biện pháp


an toàn.
14

nghiệm


hơn và tất nhiên là phải
chính xác thì nhóm đó sẽ HS:
giành chiến thắng và nhận - Khơng tiêm chích ma
được một phần quà.

túy…

- GV bổ sung thêm một số - Thực hiện các biện
biện pháp phòng tránh, giáo pháp vệ sinh y tế
quy
dục ý thức cho HS trong lối theo
sống cũng như biết cách nghiệm ngặt.

trình

phịng tránh các bệnh truyền - Sống lành mạnh
nhiễm nói chung và HIV nói chung thủy một vợ
riêng, không kỳ thị với những một chồng, quan hệ
tình dục an tồn.
người bị nhiễm HIV.
Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (4 phút)
(1) Mục tiêu: Học sinh ôn lại kiến thức vừa học bằng cách gi ải quy ết các bài t ập
tư duy

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Tổ chức trị chơi ơ chữ: “Hấp phụ”
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
(4) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
- Tổ chức trị chơi ơ chữ:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Câu 1. Loại virut gây nên căn bệnh

- HIV

thế kỉ là virut gì?
Câu 2. Đây là một trong những đối - Mại dâm
tượng mà dễ bị nhiễm HIV.
Câu 3. Đây là một trong các giai đoạn
nhân lên của virut có đặc điểm sau:
vỏ capsit được hình thành và bao lấy

- Lắp ráp

lõi AND, các bộ phận như đĩa gốc,
đuôi gắn lại với nhau tạo thành
15

NỘI DUNG


phage mới.
Câu 4. Giai đoạn mà ở đó phagơ phá - Phóng thích

hủy thành tế bào để chui ra ngồi,
được gọi là giai đoạn gì?
Câu 5. Các vi sinh vật mà lợi dụng
cơ thể suy giảm miễn dịch để tấn

- Cơ hội

công và làm cơ thể mắc các bệnh,
- Máu

những bệnh này được gọi là gì?
Câu 6. Đay là một trong những con
đường mà lây nhiễm HIV?
Câu 7: HIV bám lên da lành khơng bị
tổn thương có thể lây nhiễm được
khơng ? Tại sao ?

HS: Khơng, trên da ln
có tế bào chết, thụ thể
của tế bào khơng tương
thích, da khơng bị tổn
thương, thời gian tồn
tại của vr ngoài tế bào
ngắn

Hoạt động 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3 phút)
(1) Mục tiêu: Tìm hiểu về một số vấn đề liên quan kiến thức bài học trong th ực
tế
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân

(4) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Yêu cầu học sinh trả lời
câu hỏi:
Câu 1: Đưa virut ra môi
trường độc lập virut có sống
được khơng? Vì sao?

HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Virut khơng thể sống độc lập
do khơng có hệ enzim giúp thực
hiện các phản ứng hóa sinh, nó
phải nhờ vào hệ enzim của tế
bào chủ mà nó xâm nhập.
16

NỘI DUNG


Câu 3: Theo các em kháng

- Do virus nằm trong vật chất di

sinh có thể tiêu diệt được

truyền của tế bào chủ cho nên

virut không? Tại sao?

nếu KS tiêu diệt virus thì đồng

nghĩa với diệt cả tế bào chủ
(người hoặc động vật). Hơn nữa,
virus cịn có khả năng nằm ẩn
mình vài năm trong tế bào ở thể
không hoạt động và ln thay
đổi hình dạng nên có khả năng
kháng lại thuốc rất cao.

Hoạt động 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TỊI MỞ RỘNG ( 2 phút)
1) Mục tiêu: Tìm hiểu về một số vấn đề mở rộng liên quan ki ến thức bài h ọc
trong thực tế
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Trả lời câu hỏi
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
(4) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hiện nay đã có thuốc Chưa, do virut kí sinh bắt buộc
chữa được HIV/AIDS trong nội tế bào. Vì vậy các
chưa? Tại sao?

thuốc kháng sinh khơng có tác
động được đến virut, hoặc
trước khi tác động đến virut thì
chính thuốc kháng sinh đã phá
huỷ tế bà

2. Vậy biện pháp tốt
nhất để phòng chống lại
17


NỘI DUNG


các bệnh do virut hiện - Tiêm vacxin phòng bệnh định
nay đang dùng là gì?

kì tại các trung tâm y tế ( sởi,
bại liệt, viêm não, quai bị, đậu
mùa, …)

4. Hướng dẫn học sinh tự học
-

Trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ.
Xem trước bài 45 Virut gây bệnh, ứng dụng của virut.
Chuẩn bị một số tranh ảnh một số virut gây bệnh và ứng dụng của nó.

TỜ NGUỒN PHIẾU HỌC TẬP
Các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS
Nghiên cứu SGK bài 44, trang 150, em hãy điền thông tin vào bảng sau:
Các giai đoạn phát triển

Biểu hiện

Thời gian

Chưa có biểu hiện rõ, có thể sốt

2 tuần - 3 tháng


của hội chứng AIDS
Sơ nhiễm

nhẹ.

18


Không triệu chứng

Không biểu hiện triệu chứng, số

1 – 10 năm

lượng tế bào lympho T giảm
dần.
Biểu hiện triệu chứng

Viêm niêm mạc thực quản, phế

Tùy vào cơ thể,

AIDS

quản, phổi… viêm não, ung thư

vài tháng đến

da và máu.


vài năm

Các giai đoạn

Đặc điểm

1. Hấp phụ

Phagơ bám lên bề mặt tế bào chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ
thể của tế bào chủ

2. Xâm nhập

Bao đuôi của phagơ co lại đẩy bộ gen của phagơ chui vào
trong tế bào chủ

3. Sinh tổng hợp

Bộ gen của phagơ điều khiển bộ máy di truyền của tế bào chủ
19


tổng hợp ADN, vỏ capsid và các thành phần khác cho mình
4. Lắp ráp

5. Phóng thích

Vỏ capsid bao lấy lõi ADN, các bộ phận như là đĩa gốc, đuôi
gắn lại với nhau tạo thành phagơ mới

Các phagơ mới được tạo thành phá vỡ vỏ tế bào chủ chui ra ồ
ạt ra ngoài hoặc tạo thành một lỗ thủng trên vỏ tế bào chủ và
chui ra ngoài.

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên th ực t ập

Cô Nguyễn Thị Hiền

Cao Th ị Huy ền

20



×