Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

chuong 2 quyết định quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 31 trang )


MỤC TIÊU HỌC TẬP
1


Nắm được khái niệm, vai trò và đặc điểm của quyết định

2

Vận dụng được căn cứ đề ra quyết định

3

Thực hành được các bước của quá trình ra quyết định

4

Sử dụng được một số phương pháp ra quyết định


I. TỔNG QUAN VỀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ


1. Khái niệm quyết định quản lý
• Quyết định quản lý là phương án hợp lý nhất trong các
phương án có thể để giải quyết một vấn đề đã chín muồi
nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra trong điều kiện
môi trường luôn biến động của hệ thống.


2. Hình thức biểu hiện của quyết định quản lý



a. Hình thức phi văn bản



Hình thức này là hình thức biểu hiện của các quyết định quản lý ít
quan trọng, có phạm vi hẹp và thời gian không dài, được biểu
hiện thành lời nói hoặc các tín hiệu khác phi văn bản.
b. Hình thức văn bản
Văn bản quản lý là các văn bản phản ánh các quyết định quản lý,
là hình thức chủ yếu thể hiển quyết định quản lý dù đó là quản lý
nhà nước hay quản lý của các tổ chức kinh tế -xã hội.


3. Phân loại quyết định quản lý

Thời gian Tính chất
Dài hạn

Chuẩn tắc

Mức độ

Phạm
vi

Cơ quan

Phương
pháp


Chiến lược

Toàn
cục

Nhà nước

Tập thể

Tổ chức

Cá nhân

Không
Trung hạn
chuẩn tắc

Chiến thuật Bộ phận

Ngắn hạn

Tác nghiệp


a. Phân theo thời gian thực hiện quyết định
 Theo thời gian có hiệu lực của quyết định, các quyết định chia
thành quyết định dài hạn, trung hạn và ngắn hạn
b. Phân theo tính chất của vấn đề cần ra quyết định
 Quyết định chuẩn tắc (còn gọi là quyết định được lập trình hoá)

là quyết định xuất hiện nhiều lần và mang tính thông lệ, giải
quyết những vấn đề lặp di lặp lại. Ví dụ: quy trình, thủ tục
 Quyết định không chuẩn tắc (còn gọi là quyết định không được
lập trình hoá) là quyết định giải quyết những vấn đề phức tạp,
không lặp lại, xuất hiện ngẫu nhiên hoặc xuất hiện lần đầu. Ví
dụ: quyết định chiến lược hay quyết định đầu tư




c. Phân theo mức độ tổng quát hay chi tiết của vấn đề ra QĐ
 Quyết định chiến lược xác định những mục tiêu tổng quát, những
phương thức cơ bản để thực hiện mục tiêu. Quyết định chiến lược
có đặc điểm là mang tính toàn diện, lâu dài và ổn định.



 Quyết định chiến thuật xác định những giải pháp và công cụ để
thực hiện mục tiêu chiến lược trong những lĩnh vực hoạt động
nhất định, trong thời gian tương đối ngắn, mang đặc điểm một
chiều cục bộ và giai đoạn.
 Quyết định tác nghiệp là những quyết định nhằm xử lý những tình
huống cụ thể,trong công việc hàng ngày của cơ quan quản lý.


d. Phân theo phạm vi điều chỉnh của quyết định
 Các quyết định toàn cục điều chỉnh hầu hết các đối tượng quản
lý.
 Các quyết định bộ phận chỉ điều chỉnh một hoặc một số các đối
tượng quản lý.

Các quyết định bộ phận có vị trí ít quan trọng hơn so với quyết
định toàn cục, thường được đưa ra trên cơ sở quyết định toàn cục.
e. Phân theo cơ quan ra quyết định
 Quyết định quản lý nhà nước do các cơ quan quản lý nhà nước
ban hành như Quốc hội,Chính phủ, các Bộ, địa phương…
 Quyết định quản lý của các tổ chức là những quyết định do hệ
thống quản lý của các tổ chức đưa ra và ban hành trước hết là
người đứng đầu tổ chức, giám đốc, chủ tịch Hội đồng quản
lý(chủ tịch hội đồng quản tri, chủ tịch hội đồng trường, hiệu
trưởng,…).




f. Phân theo số người ra quyết định
 Các quyết định quản lý được chia thành quyết định cá nhân và
quyết định tập thể.



 Quyết định tập thể là quyết định do tập thể có thẩm quyền đưa ra,
trên cơ sở biểu quyết. Quyết định tập thể thường là các quyết
định quan trọng, có phạm vi ảnh hưởng lớn.
 Quyết định cá nhân là quyết định do một người đưa ra trong
phạm vi thẩm quyền. Người đưa ra quyết định cá nhân là người
đứng đầu hệ thống hoặc những người đựợc uỷ quyền như chủ
tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng, giám đốc,...


4. Yêu cầu đối với quyết định quản lý



Tính hợp pháp
Tính khoa học
Tính hệ thống

Yêu
Yêu cầu
cầu

Tính tối ưu
Tính linh hoạt
Tính cô đọng, dễ hiểu
Tính thời gian


a.Yêu cầu về tính hợp pháp
 Quyết định được đưa ra trong phạm vi thẩm quyền của cá nhân
của tập thể.
 Quyết định không trái với nội dung mà pháp luật quy định.
 Quyết định được ban hành đúng thủ tục và hình thức.
b.Yêu cầu về tính khoa học
 Quyết định quản lý được đưa ra trên cơ sở lý luận và thực tiễn.
 Cụ thể là phải phù hợp với xu hướng vận động khách quan,
tuân thủ yêu cầu của các nguyên lý khoa học, vận dụng các
phương pháp khoa học hiện đại, phù hợp với môi trường hiện
tại, tương lai, có đầy đủ thông tin cần thiết, những kết quả phân
tích thực trang và bài học kinh nghiêm trong nước và quốc tế.





c. Yêu cầu về tính hệ thống (thống nhất)
 Các quyết định được ban hành thống nhất theo một hướng, tránh
mâu thuẫn. Hướng thống nhất do mục tiêu chung quyết định.
Các cá nhân và tập thể ra quyết định cần hiểu rõ cây mục tiêu
của hệ thống
 Các quyết định được ban hành tại các thời điểm khác nhau
không được mâu thuẫn, trái ngược và phủ định nhau. Quyết định
nào không còn phù hợp cần được loại bỏ.
d. Yêu cầu về tính tối ưu
 Đòi hỏi phương án mà quyết định lựa chọn phải là phương án phương án đáp ứng tốt nhất các mục tiêu đồng thời phù hợp với
những ràng buộc nhất định, được sự ủng hộ của đối tượng và
những người thực hiện quyết định.




e. Yêu cầu về tính linh hoạt
 Đòi hỏi quyết định quản lý phải phản ánh được mọi nhân tố mới
trong lựa chọn quyết định, phản ánh được tính thời đại, môi
trường mà quyết định ra đời và thực hiện; xử lý tình huống phải
linh hoạt, khéo léo tránh rập khuôn, máy móc, giáo điều. Phương
án quyết định đáp ứng được sự biến đổi của môi trường
f. Yêu cầu về tính cô đọng, dễ hiểu
 Dù được thể hiện dưới hình thức nào, các quyết định đều phải
ngắn gọn, dễ hiểu, đơn nghĩa. Điều đó một mặt tránh cho người
thực hiện hiểu sai về quyết định, mặt khác tiết kiệm được dung
lương thông tin, tiên lợi cho việc lưu trũ và sử dung thông tin về
quyết định.





5. Căn cứ ra quyết định



14


II. QUY TRÌNH QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ

Bước 4

Bước 3

Bước 2

Bước 1


Tổ chức thực hiện
Đánh giá và lựa chọn
Xây dựng các phương án
Phân tích vấn đề


Bước 1: PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ



a

Phát hiện vấn đề

b

Xác định nguyên nhân

c

Quyết định giải quyết vấn đề

d

Xác định mục tiêu

e

Xác định tiêu chí đánh giá


a. Phát hiện vấn đề
 Ra quyết định là nhiệm vụ khi xuất hiện vấn đề hay cơ hội đối với
hệ thống kinh tế - xã hội.



 Vấn đề xuất hiện khi trạng thái của hệ thống có sự khác biệt so với
trạng thái mong muốn, là mâu thuẫn cần được chủ thể quản lý can

thiệp bằng các quyết định để đưa hệ thống vận động theo mục tiêu đã
định.
 Không giải quyết vấn đề, mục tiêu của hệ thống sẽ bị đe doạ.
 Cơ hội là tình huống xẩy ra khi môi trường tạo cho hệ thống khả
năng đi xa hơn so với mục tiêu ban đầu => cần ra quyết định tận dụng
cơ hội


b. Chẩn đoán nguyên nhân của vấn đề
Cần trả lời rõ những câu hỏi:
 Vấn đề liên quan đến ai? Phản ứng của họ trước vấn đề như
thế nào?



 Vấn đề xuất hiện từ bao giờ?
 Vấn đề do đâu mà ra?
 Vấn đề xuất hiện và gây ảnh hưởng ở đâu? như thế nào ?
 Những dữ kiện và sự việc nào thể hiện vấn đề cũng như hậu
quả của nó
 Vấn đề có nghiêm trọng và bức súc đến mục cần phải đưa ra
quyết định để giải quyết không?
 Nguyên nhân của vấn đề là gì?


c. Quyết định giải quyết vấn đề
 Không phải mọi vấn đề nẩy sinh trong hệ thống đều trở thành
vấn đề cần giải quyết. Chỉ những vấn đề chín muồi mang tính




cấp bách và thuộc phạm vi của hệ thống mới trở thành vấn đề
quyết định.
 Trong bước này cần trả lời những câu hỏi:
 Vấn đề có thể tự nó giải quyết được không?
 Vấn đề có bức xúc cần phải giải quyết ngay không?
 Chi phí và lợi ích của giải quyết vấn đề?
 Giải quyết vấn đề có khó khăn và phức tạp không?
 Có trách nhiệm phải giải quyết vấn đề không?



d. Xác định mục tiêu của quyết định
 Sau khi làm rõ được vấn đề, phải xác định kết quả cần đạt được
khi giải quyết vấn đề, tức là mục tiêu của quyết định.
 Mục tiêu của quyết định là trạng thái cần có và có thể đạt được
thông qua quyết định và thực thi quyết định.


e. Xác định tiêu chí đánh giá
 Đây là việc chuyển đổi các mục tiêu thành các tiêu chí và các
điều kiện ràng buộc.



 Hệ thống tiêu chí cần thể hiện được khả năng thực hiện mục tiêu
và mức độ quan trọng của từng mục tiêu.
 Hệ thống tiêu chí cần phản ánh được mức độ tác động của những
ảnh hưởng quan trọng của quyết định.
 Số lượng các tiêu chí không nên quá nhiều.

 Cần cố gắng lượng hoá các tiêu chí đánh giá, tuy khó tránh khỏi
các tiêu chí định tính do sự hiện diện của các tiêu chí xã hội.


Bước 2: XÁC ĐỊNH CÁC PHƯƠNG ÁN QUYẾT
ĐỊNH


Phương án tích cực
Phương án tình thế
Phương án lâm thời


 Phương án quyết định là cách thức can thiệp của chủ thể quản
lý nhằm giải quyết vấn đề quyết định, là tổng thể các mục tiêu
và các phương thức thực hiện mục tiêu.
 Phương án tích cực là những phương án bảo đảm thực hiện
mục tiêu trong điều kiện xu thế biến động của môi trường và
các đối tượng quản lý và cơ bản sẽ diễn ra như dự đoán.
 Phương án tình thế là phương án chứa đựng các biện pháp dự
phòng, áp dụng cho những tình huống ngoài mong đợi.
 Phương án lâm thời là phương án chứa đựng những biện pháp
đối phó với vấn đề đã xẩy ra (mang tính tạm thời) nhưng chưa
giải quyết dứt điểm do chưa làm rõ được nguyên nhân hay chưa
huy động đủ nguồn lực.



23



Bước 3. ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN


1

Dự báo ảnh hưởng của các
phương án quyết định

2

Đánh giá ảnh hưởng theo các
tiêu chí

3

So sánh các phương án và lựa
chọn phương án tối ưu


Bước 4. TỔ CHỨC THỰC THI QUYẾT ĐỊNH


a. Xây dựng kế hoạch
b. Thực hiện
quyết định
d. Tổng kết
rút kinh
nghiệm
c. Kiểm tra việc

thực hiện


×