Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Phân tích cách thức ra quyết định quản lý của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam để tối đa hóa lợi nhuận trên thị trường độc quyền nhóm và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng (2).doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.85 KB, 37 trang )

Kinh tế học quản lý
Mục lục
Mục lục……………………………. ………………………………………………1
Danh mục bảng biểu, sơ đồ……………………………………………………….2
Lời nói đầu…………………………………………………………………………3
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài “Phân tích cách thức ra quyết định
quản lý của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam để tối đa hóa lợi nhuận
trên thị trường độc quyền nhóm và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngân hàng”……………….…...………………………………………...4
1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu…………………………………………………4.
1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu……………………………………………...5
1.3.Các mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………………5
1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài………………………………………..6
1.5.Kết cấu đề tài…………………………………………………………………………...6
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản đề tài nghiên cứu………...7
2.1.Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản………………………………………………..7
2.2. Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu……………………………………………7
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn
đề nghiên cứu……………………………………………………………………..10
3.1. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………10
3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp……………………….……………….10
3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu…………………………………………………..10
3.2. Tổng quan tình hình kinh tế, tài chính ngân hàng và ngân hàng đầu tư và phát
triển Việt Nam………………………………………………………………………………11
3.2.1. Tổng quan tình hình kinh tế, tài chính ngân hàng …………………………….11
Nhóm 6 – lớp 1006MIEC0511
1
Kinh tế học quản lý
3.2.2. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam……………………………………..12
- Giới thiệu
- Các nhân tố ảnh hưởng đến cách thức ra quyết định cạnh tranh của BIDV


3.3. Phân tích các dữ liệu thứ cấp……………………………………………………….15
3.3.1. Quyết định lãi suất……………………………………………………………19
3.3.2. Chính sách khuyến mãi………………………………………………………23
3.3.3. Ứng dụng công nghệ…………………………………………………………26
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng
BIDV trong thời gian tới và các kết luận khi nghiên cứu đề tài……………….29
4.1. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng BIDV trong thời
gian tới…………………………………………………………………………………29
4.2. Kết luận………………………………………………………………………………..29
Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………31
Biên bản họp nhóm lần 1…………………………………………………...32
Biên bản họp nhóm lần 2…………………………………………………...33
Danh mục bảng biểu, sơ đồ
Bảng 1: Kết cục lợi nhuận của hãng Palace và Castle với lựa chọn đặt giá cao hay
thấp(trang 8)
Bảng 2: Dữ liệu liên quan đến lợi nhuận của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam - BIDV từ năm 2005 đến năm 2009(trang 16)
Bảng 3: Kết quả ước lượng lợi nhuận của BIDV(trang 18)
Bảng 4: Kết cục về lượng người đến gửi tiền tại BIDV và Agribank( ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn) khi lựa chọn quyết định giữ nguyên hoặc
tăng lãi suất(trang 20)
Bảng 5: Kết cục lợi ích tương ứng với từng lựa chọn hình thức khuyến mãi của 2
ngân hàng BIDV và SHB- ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội(trang
24)
Biểu đồ 1: Lợi nhuận trước thuế của BIDV từ năm 2005 đến 2009(trang 13)
Nhóm 6 – lớp 1006MIEC0511
2
Kinh tế học quản lý
Lời nói đầu
Từ khi Việt Nam là thành viên WTO, bên cạnh những thuận lợi và thời cơ,

vẫn còn nhiều khó khăn thách thức mà Việt Nam phải vượt qua để có thể sánh tầm
với thế giới. Đối với hệ thống ngân hàng của nước ta, mặc dù trong những năm
qua đã có nhiều thành tựu quan trọng trong đổi mới, đã trưởng thành và lớn mạnh
hơn nhiều so với trước đây, nhưng so với thế giới, với đòi hỏi của thời đại và của
sự phát triển kinh tế đất nước thì vẫn còn nhỏ bé, khiêm tốn và bất cập. Hội nhập
ngày càng sâu rộng cũng đồng nghĩa với việc đối mặt cạnh tranh cao hơn. Vì thế
mà vai trò của những quyết định của nhà quản lý càng phải nâng cao hơn, các
chiến lược phải vừa có tính đúng đắn, kịp thời vừa có tính cạnh tranh với các đối
thủ khác. Các doanh nghiệp luôn muốn thu được lợi nhuận tối đa, muốn phần hơn
chiếc bánh thị trường, do đó mà họ luôn tìm cách để tối ưu quyết định của mình.
Nhóm 6 – lớp 1006MIEC0511
3
Kinh tế học quản lý
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài “Phân tích cách thức ra quyết
định quản lý của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam để tối đa hóa lợi
nhuận trên thị trường độc quyền nhóm và một số giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngân hàng”.
Nhóm 6 – lớp 1006MIEC0511
4
Kinh tế học quản lý
1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong kinh doanh, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu tiên quyết và
quan trọng nhất của nhà quản lý. Trong điều kiện bị rằng buộc bởi các yếu tố đầu
vào và trong môi trường cạnh tranh, nhà quản lý luôn phải đối mặt với sự lựa chọn
ra quyết định kinh doanh cái gì, khối lượng bao nhiêu và đầu tư ở điểm nào để tối
đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp mình. Lợi nhuận cũng chính là chỉ tiêu đo lường
sự hoạt động hiểu quả của doanh nghiệp, là mục tiêu đồng thời cũng là điều kiện
không thể thiếu để mở rộng, phát triển quy mô của doanh nghiệp.
Ngân hàng là ngành cung cấp một lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế và có
mối quan hệ mật thiết với các biến động của nền kinh tế. Đây là ngành chịu ảnh

hưởng đầu tiên khi nền kinh tế gặp khó khăn, nhưng cũng là ngành phục hồi trước
tiên để tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi và đi vào ổn định. Chịu ảnh hưởng
trực tiếp của tỉ lệ lạm phát, giá dầu thế giới, chính sách tiền tệ của nhà nước, tình
hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác,... Trong những năm gần đây,
cùng với những khó khăn hiện hữu của hệ thống ngân hàng do mất cân đối cơ cấu
giữa tài sản và nguồn vốn cộng với tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, tỷ lệ lạm
phát cao, chính sách tiền tệ thắt chặt của nhà nước đã làm cho các ngân hàng bộc lộ
những khiếm khuyết trong hoạt động của mình. Đây chính là thử thách đối với toàn
bộ hệ thống ngân hàng và ngân hàng nào vượt qua được giai đoạn này sẽ có cơ hội
phát triển bền vững trong dài hạn.
Vì vậy, các quyết định để tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện khó khăn này
chính là chìa khóa tồn tại của các ngân hàng, giúp ngân hàng đứng vững, phát triển
và mở rộng thị phần trong tương lai.
Nhóm 6 – lớp 1006MIEC0511
5
Kinh tế học quản lý
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam(tên viết tắt là BIDV) là một trong
những ngân hàng lớn nhất nước ta. Trong những năm gần đây, lợi nhuận ngân hàng
có xu hướng tăng lên mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động và sự cạnh tranh giữa
các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Tuy nhiên, để có được lợi nhuận tối
ưu thì tùy từng giai đoạn mà BIDV phải thực hiện các chiến lược khác nhau để
cạnh tranh về lãi suất, về cung ứng dịch vụ, về hợp tác đầu tư hay cả về hình thức
khuyến mãi với các ngân hàng khác. Điều này đòi hỏi các quyết định ngân hàng
đưa ra phải có tính chiến lược, tính cạnh tranh cao, phù hợp với từng đối tượng,
từng thời điểm cụ thể.
1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Làm thế nào để không những có thể tồn tại mà còn có được lợi nhuận trong
thời buổi cạnh tranh gay gắt hiện nay của nền kinh tế nói chung và ngành ngân
hàng nói riêng, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã có những chiến lược
cạnh tranh gì và sử dụng những chiến lược đó như thế nào, chúng ta đi tìm hiểu đề

tài “Phân tích cách thức ra quyết định quản lý của ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam để tối đa hóa lợi nhuận trên thị trường độc quyền nhóm và một số giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng”.
1.3.Các mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nêu trên nhằm các mục tiêu:
- Hiểu rõ hơn về tính chất cạnh tranh của thị trường độc quyền nhóm.
- Hiểu hơn về cách thức ra quyết định quản lý của ngân hàng đầu tư và phát
triển Việt Nam(BIDV) nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
- Đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng này
trong giai đoạn hiện nay.
1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nhóm 6 – lớp 1006MIEC0511
6
Kinh tế học quản lý
Đề tài tập trung nghiên cứu các quyết định, các chiến lược cạnh tranh của
ngân hàng BIDV và hiệu quả của những quyết định đó trong kinh doanh.
Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi ngân hàng đầu tư và
phát triển Việt Nam trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Về mặt thời gian: Nhận thấy tình hình kinh tế và tài chính có nhiều biến động
trong những năm gần đây nên đề tài tập trung nghiên cứu các quyết định quản lý
của ngân hàng từ năm 2008 đến nay(tháng 11/2010).
1.5.Kết cấu đề tài
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu: Tính cấp thiết của đề tài, xác lập
vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về thị trường độc quyền nhóm, cách
thức ra quyết định quản lý để tối đa hóa lợi nhuận của hãng.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, đánh giá tổng quan vấn đề cạnh tranh
trong lĩnh vực ngân hàng, các kết quả phân tích thực trạng vấn đề này và những
chiến lược tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng BIDV.
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng

BIDV trong thời gian tới và các kết luận khi nghiên cứu đề tài
Nhóm 6 – lớp 1006MIEC0511
7
Kinh tế học quản lý
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản đề tài nghiên cứu
2.1.Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
Độc quyền nhóm: Thị trường do một số ít người bán chi phối, trong đó có ít
nhất một số người bán có sức mạnh đủ lớn so với toàn bộ thị trường để tác động
đến giá thị trường.
Lý thuyết trò chơi là một nhánh của toán học ứng dụng thường được sử dụng
để phân tích kinh tế. Nó sử dụng các mô hình để nghiên cứu các tình huống chiến
thuật, trong đó những người tham gia (người chơi) cố gắng để tối đa kết quả thu
được của mình có tính đến hành động và phản ứng của đối thủ khác.
Hành vi chiến lược: là các hành động được các hãng tiến hành để lập kế
hoạch và phản ứng lại các hành động cạnh tranh từ các hãng đối thủ.
Chiến lược ưu thế: là một chiến lược hoặc hành động mang lại kết cục tốt
nhất dù cho các đối thủ có quyết định làm gì đi chăng nữa.
Cân bằng Nash: là một tập hợp các hành động hay quyết định mà từ đó các
nhà quản lý chọn ra quyết định tốt nhất khi đối thủ của họ đưa ra hành động mà họ
dự đoán.
2.2. Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
Lợi nhuận của các hãng trên thị trường độc quyền nhóm phụ thuộc lẫn nhau:
+ Là đặc điểm riêng có của thị trường độc quyền nhóm.
+ Khi số lượng hãng trên thị trường ít, các quyết định về sản lượng, giá cả,…
của bất kỳ hãng nào cũng tác động đến những điều kiện về cầu và doanh thu cận
biên của các hãng còn lại trên thị trường.
Chiến lược ưu thế: Là một chiến lược hoặc hành động mang lại kết cục
tốt nhất dù cho đối thủ có quyết định làm gì chăng nữa.
Ví dụ: quyết định về giá của hãng Castle và hãng Palace
Nhóm 6 – lớp 1006MIEC0511

8
Kinh tế học quản lý
Giả sử trên thị trường độc quyền nhóm có hai hãng Castle và hãng
Palace cùng cạnh tranh nhau về một sản phẩm .Cả hai hãng đều đứng trước hai sự
lựa chọn là đưa ra mức giá cao hay thấp. Quyết định của hai hãng là đồng thời, từ
chiến lược quảng cáo đó sẽ tạo ra được mức lợi nhuận tương ứng cho từng hãng.

Ta sẽ có bảng:
Nhóm 6 – lớp 1006MIEC0511
9
Kinh tế học quản lý
Palace
Cao(10$) Thấp(6$)
Castle Cao(10$) 1000 ; 1000 500 ; 1200
Nhóm 6 – lớp 1006MIEC0511
10
Kinh tế học quản lý
Thấp(6$) 1200 ; 300 600; 400
Bảng 1

Nhận xét:
+ Cả hai hãng đều có chiến lược ưu thế là đặt giá thấp(6$).
+ Cân bằng Nash( 600 ; 400) là kết cục lợi nhuận khi cả hai hãng đều
lựa chọn đặt giá thấp. Ở trạng thái cân bằng, kết cục của hai hãng đều bị giảm đi so
với trường hợp hai hãng hợp tác với nhau để cùng đặt giá cao 10% để thu được kết
cục lợi nhuận là (1000;1000).
- Chiến lược ra quyết định tuần tự
Một hãng ra một quyết định tồ đến đối thủ của nó ra quyết định khi đã biết
được hành động mà hãng thứ nhất thực hiện
Lợi thế của người quyết định trước: ra quyết định đầu tiên để ảnh hưởng tới

các quyết định sau này của đối thủ, làm đối thủ chọn hành động theo cách làm
bạn có lợi hơn
Lợi thế của người quyết định sau: khi một hãng nhờ phản ứng lại quyết định
thứ nhất của hãng đối thủ và thu được lợi ích cao hơn
Cạnh tranh: là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa
các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ
cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất , tiêu thụ thị trường có lợi nhất.
Lãi suất là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một
khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng
tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì
hoãn chi tiêu.
Nhóm 6 – lớp 1006MIEC0511
11
Kinh tế học quản lý
Mức lãi suất trần: là mức lãi suất cao nhất một tổ chức tài chính áp dụng để
thu hút tiền gửi vào tổ chức của mình -- mức lãi suất trần huy động, hoặc mức cao
nhất mà tổ chức áp dụng đối với các khoản vay nợ của người đi vay - lãi suất trần
cho vay. Ở Việt Nam, chính phủ quy định mức lãi suất trần huy động. Còn lãi suất
cho trần cho vay, theo Bộ luật Dân sự 2005 (tại khoản 1, điều 476) quy định: “Lãi
suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ
bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng”.
Nhóm 6 – lớp 1006MIEC0511
12
Kinh tế học quản lý
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng
vấn đề nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.
Khái niệm: Đó là việc thu thập thông tin, dữ liệu dựa trên các nguồn thứ cấp,
đã qua tổng hợp xử lý, thống kê. Loại tài liệu này có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã

được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải.
Nguồn dữ liệu thứ cấp sử dụng được thu thập bằng cách thu thập từ các
nguồn trong và ngoài ngân hàng.
Trong ngân hàng bao gồm:
+ Các báo cáo, tài liệu của ngân hàng do các phòng ban cung cấp, báo cáo
kết quả kinh doanh từ 2005 – 2010, báo cáo chi tiết về doanh thu, lợi nhuận qua các
năm.
+ Các tài liệu về kế hoạch, phương hướng phát triển dịch vụ ngân hàng trong
tương lai.
Ngoài ngân hàng như: Thu thập số liệu qua sách, các bài báo, tạp chí, qua
internet về báo cáo tổng kết, thống kê của hiệp hội.
3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Là phương pháp sử dụng, phân tích các dữ liệu sau khi đã thu thập được
thông tin, số liệu cần thiết. Phương pháp này tập trung phân tích, xử lý các thông
tin, dữ liệu thu thập được tùy theo mục đích của người sử dụng. Các phương pháp
sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích, so sánh, đồ thị, biểu đồ, bảng biểu.
Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến vấn đề
nghiên cứu.
Nhóm 6 – lớp 1006MIEC0511
13
Kinh tế học quản lý
3.2. Tổng quan tình hình kinh tế, tài chính ngân hàng và ngân hàng đầu tư và
phát triển Việt Nam:
3.2.1. Tổng quan tình hình kinh tế, tài chính ngân hàng
Sau một thời gian gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có
bước chuyển biến rõ rệt theo hướng tạo ra một thị trường mở cửa và có tính cạnh
tranh cao hơn, thúc đẩy khu vực dịch vụ ngân hàng tăng trưởng cả về quy mô và
loại hình hoạt động, thích ứng nhanh hơn với những tác động từ bên ngoài; từ đó có
khả năng đóng góp nhiều hơn và chủ động hơn vào sự phát triển chung của nền
kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là một yêu cầu bức thiết để phát triển nền kinh tế

trong nước nhưng làm thế nào để có thể nắm bắt đúng cơ hội, thời cơ và hạn chế
những tác động tiêu cực lại là một bài toán khó.
Vào cuối năm 2008, đầu 2009 cả thế giới đều biết đến và chịu tác động mạnh
mẽ từ cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ nước Mỹ mà khởi điểm là lĩnh vực
bất động sản và tài chính. Tác động lan tỏa của nó ra toàn thế giới, trong đó có nền
kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Mở cửa hội nhập
đồng nghĩa với sự đón nhận thêm nhiều ngân hàng nước ngoài gia nhập thị trường
ngân hàng. Do đó, tính chất cạnh tranh để chiếm thị phần hay phân chia lợi nhuận
ngày càng thể hiện rõ rệt và mức độ ngày càng tăng lên, cho thấy tỷ suất lợi nhuận
bình quân trong lĩnh vực này đang có xu hướng giảm dần. Với những khó khăn
chung của nền kinh tế, ngân hàng nào có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi tự bản thân
họ phải thực hiện các quyết định kinh doanh hợp lý và tối ưu để có thể tối ưu hóa
lợi nhuận.
Nhóm 6 – lớp 1006MIEC0511
14
Kinh tế học quản lý
3.2.2. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Giới thiệu:
Nhóm 6 – lớp 1006MIEC0511
15
Kinh tế học quản lý
Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
Tên giao dịch
quốc tế:
Bank for Investment and Development
of Vietnam.
Tên gọi tắt: BIDV.
Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi,
Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 04 22205544

Fax: 04 22200399
Website: www.bidv.com.vn.
Nhóm 6 – lớp 1006MIEC0511
16

×