Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Đồ án thiết kế áo jacket 0326627295

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 100 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA DỆT MAY - DA GIẦY

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ
Chủ đề: “Phân tích cấu trúc và thiết kế sản phẩm áo Jacket
nam 2 lớp”

Giảng viên hướng dẫn : BÙI QUANG LẬP
Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỊ HƯƠNG THÙY

Mã sinh viên

: 15101200304

Lớp

: ĐHMA9A3HN

Hà Nội, tháng 05 năm 2018


Lời cảm ơn
Đồ án thiết kế là môn học giúp cho sinh viên ngành Dệt may Da giày
tổng hợp và vận dụng hiệu quả những kiến thức đã học, đúc kết kinh
nghiệm cho những đồ án làm sau này nói riêng và các môn chuyên
ngành nói chung.
Trong thời gian thực hiện đồ án của mình, em đã rất may mắn nhận
được sự giúp đỡ, hướng dẫn từ các quý thầy cô, gia đình và bạn bè.


Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn thầy Bùi Quang Lập đã trực tiếp
tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho em những kiến thức quan trọng
trong quá trình làm môn đồ án của mình.
Đồng thời, em muốn gửi lời cảm ơn đến các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ
để em học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian làm đồ án.
Trong cuốn đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót, em kính
mong thầy cô xem xét và đóng góp ý kiến để cuốn đồ án này hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện.
Nguyễn Thị Hương Thùy


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài giảng thiết kế trang phục 4_Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật và công
nghiệp.
Giáo trình thiết kế quần áo_Trần Thủy Bình_Nhà xuất bản Giáo dục.
Quản lý sản xuất ngành may công nghiệp_Nguyễn Minh Hà_Nhà xuất bản Quốc
gia TPHCM.
Phần mềm hỗ trợ : Phần mềm thiết kế Corel.


Lời mở đầu.
Hiện nay may mặc không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con
người mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước,
cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường , ngành công nghiệp dệt may

Việt Nam cũng không ngừng phát triển. Trên những cơ sở tiềm năng vốn có và
những chiến lược phát triển của mình , ngành công nghiệp dệt may ngày càng
lớn mạnh và trở thành một trong những ngành chiếm tỷ trọng lớn về mặt hàng
xuất khẩu của nước ta. Kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng lên qua hàng năm.
May mặc là ngành nhằm thỏa mãn, đáp ứng và gắn liền với nhu cầu của con
người, do đó sản phẩm rất đa dạng nhằm đáp ứng được mọi nhu cầu của mọi
tầng lớp xã hội. Đây cũng là ngành cần rất nhiều nhân lực ở nhiều bộ phận khác
nhau với nhiều trình độ khác nhau, thu hút rất đông số lượng người lao động,
giảm tình trạng thất nghiệp và ngành còn đóng góp vào ngân sách nhà nước
tương đối lớn, chỉ đứng sau ngành công nghiệp dầu khí.
Việt Nam gia nhập WTO là một cơ hội để các doanh nghiệp may phát triển
mạnh mẽ và khẳng định vị thế của mình với các doanh nghiệp quốc tế . Tuy
nhiên, đây cũng là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp khi phải đối mặt
với sự ra đời của các doanh nghiệp cạnh tranh. Vì vậy để tạo điều kiện cho
những hướng đi thành công, các doanh nghiệp may phải không ngừng mở rộng
mặt hàng chiếm lĩnh thị trường. Do đó các doanh nghiệp May ở Việt Nam đều
đã và đang đầu tư về trang thiết bị, máy móc, áp dụng những thành tựu khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng trang thiết bị
cũng như trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân viên nhằm góp phần cải tiến,
nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Ngoài việc áp dụng khoa học
kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng cao trình độ quản lý, trình độ tay nghề của
công nhân thì các doanh nghiệp còn cần chủ động nguồn nguyên liệu, tiến hành
các công việc chuẩn bị sản xuất một cách tốt nhất, giúp đơn hàng được triển khai
theo đúng kế hoạch và đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
5


1.

PHẦN I: XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

Nhiệm vụ người thiết kế
Thiết kế là một quá trình sáng tạo nhằm hình thành và phát triển một kế

hoạch, mô hình, phác thảo về mặt chức năng, thẩm mỹ cho một đối tượng nào
đó. Nhà thiết kế kết hợp những yêu cầu thực tế với khả năng về mỹ thuật để
chuyển tải những ý tưởng trừu tượng thành các thiết kế cụ thể cho hàng hóa
chúng ta mua, quần áo chúng ta mặc, ấn phẩm chúng ta đọc ...




Nhiệm vụ chính của người thiết kế trong may công nghiệp là:
− Tìm hiểu xu hướng mốt.
− Xây dựng bản vẽ thiết kế sản phẩm.
− Thiết kế mẫu kỹ thuật.
− Xây dựng tài liệu thiết kế mẫu kỹ thuật.
Một số kỹ năng cần có trong công việc thiết kế.
− Kiến thức về các kỹ thuật, nguyên tắc thiết kế cũng như kỹ năng làm


việc với các bản vẽ phác thảo, bản vẽ chi tiết, kiểu mẫu v.v...
Kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo: nhà thiết kế phải biết giải quyết
vấn đề bằng các phương pháp khác nhau, có các ý tưởng mang tính đột





phá, sáng tạo cho một tình huống hoặc đề tài có sẵn.
Kỹ năng học hỏi chủ động: liên tục làm việc với những chất liệu mới




hoặc cập nhật thông tin về chất liệu, xu hướng thời trang...
Kỹ năng phân tích: biết cách phân tích những nhu cầu và yêu cầu với



sản phẩm thiết kế.
Kỹ năng tổ chức và quản lý: quan sát, phác thảo trang đầu những công

việc, mắt xích cần thiết để hoàn thành ý tưởng thiết kế.
− Kỹ năng phối hợp công việc với những người khác trong nhóm.
Yêu cầu đối với nhà thiết kế:
− Phải để ý đến nhu cầu từ nhiều phía: Trước hết anh ta phải có khả năng
dự đoán nhu cầu của người tiêu dùng, để đưa ra những ý tưởng mới để
tạo ra một sản phẩm hấp dẫn. Người sản xuất thường cho rằng họ hiểu
rõ tất cả các sản phẩm của mình nhưng chính họ nhiều khi không biết
sản phẩm được sử dụng như thế nào; tuổi thọ của sản phẩm là bao
nhiêu v.v... Còn phía người sử dụng có khi không thoả mãn với sản

6


phẩm, chẳng hạn như khó sử dụng, màu sắc, chất liệu, không phù
hợp... Họ lại không thể bộc lộ những yêu cầu của mình với ai.
Đây là lý do tại sao nhà thiết kế đóng vai trò quan trọng trong việc
làm ra sản phẩm. Nhà thiết kế thực thụ luôn nhạy bén nắm bắt được
yêu cầu của người sử dụng và dựa vào đó để tạo ra những sản phẩm



hấp dẫn hơn.
Phải có cái nhìn toàn diện và kiến thức về quá trình sản xuất: Công
việc chính của nhà thiết kế là phối hợp chặt chẽ với người sản xuất, có
khả năng thuyết phục nhà sản xuất “làm cái gì, làm như thế nào? Sự
tìm hiểu và quan tâm đến chất liệu và công nghệ chế tạo rất quan trọng
với người làm thiết kế.
Nhà thiết kế biết khai thác đặc tính của công nghệ chế tạo hay đặc thù
của nguyên liệu có thể tạo ra được sản phẩm độc đáo thu hút khách



hàng.
Đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng bằng cách đưa ra những giải
pháp sáng tạo: Nhu cầu của người tiêu dùng thường mơ hồ, không rõ
ràng, hay bị chi phối bởi thói quen, kinh nghiệm, tác động của những
thông tin giả. Nếu chỉ dựa vào đó, không bao giờ chế tạo được sản
phẩm có sức hấp dẫn như mong đợi.
Đặc điểm này đòi hỏi khả năng phân tích, sáng tạo của người làm thiết
kế. Nhà thiết kế là người nhạy bén, nắm bắt được những điều mà ngay
cả người tiêu dùng cũng không giải thích rõ ràng được, và thể hiện ra
bằng những sản phẩm thực tế với tính sáng tạo, đột phá.

2.

Lí do chọn sản phẩm thiết kế

Áo Jacket rất phổ biến ở nước ta và được nhiều người ưa chuộng. Ưu điểm
nổi trội nhất của áo jacket chính là sự đơn giản từ màu sắc đến thiết kế. Đa số
các sản phẩm áo jacket đều mang màu đơn sắc cơ bản: đen, xám , nâu... Để tạo

điểm nhấn cho trang phục, các nhà thiết kế chỉ chọn đặt lên sản phẩm 1 ít nút
hoặc khuy kéo. Chính sự đơn giản này đã giúp áo jacket dễ dàng làm hài lòng
7


các quý ông từ môi trường công sở nghiêm túc đến không gian hội hè thoải mái.
Sự đơn giản lại 1 lần nữa giúp áo jacket ghi điểm trong mắt quý ông. Jacket
chiều lòng được tất cả các họa tiết và màu sắc của chiếc áo bên trong.
Nhược điểm lớn nhất của áo vest, áo coat dài là mặc dù giữ ấm mùa đông
nhưng lại làm hạn chế các vận động của cánh mày râu. Rất may jacket khắc
phục được nhược điểm đó. Với thiết kế ngắn chỉ ngang thắt lưng cùng tay áo
kiểu bầu bo ở cổ tay, sản phẩm jacket giúp nam giới thoải mái vận động mà vẫn
tránh được gió đông.
Cùng với sự phát triển của thời trang, áo jacket cũng được phát triển nhiều
kiểu dáng khác nhau. Vì nhu cầu sử dụng nên có rất nhiều công ty sản xuất áo
jacket. Để công việc được thực hiện một cách hiệu quả nhất đòi hỏi chúng ta cần
phải có kinh nghiệm kiến thức chuyên môn vững và khả năng phân tích sản
phẩm, để đưa ra được những sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Từ những
điều trên, em đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài đồ án là: “Phân tích cấu trúc và
thiết kế sản phẩm áo Jacket nam 2 lớp”. Thông qua đề tài này, em đã học hỏi
thêm những kiến thức để sau khi ra trường em làm việc tốt hơn, nhằm đáp ứng
được những nhu cầu của ngành cũng như đóng góp một phần sức lực của mình
vào sự phát triển của ngành.

PHẦN II: NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM
1.
1.1

Đặc điểm hình dáng và kết cấu sản phẩm


Mô tả hình dáng của sản phẩm
Mã hàng: AJKN07
8




Nghiên cứu mẫu kỹ thuật (mô tả mặt trước, mặt sau, mặt trong)

Mẫu kỹ thuật được mô tả trong bản vẽ

Mặt trước áo

9


10


Mặt sau áo

11




Đặc điểm chung: Áo jacket 2 lớp, cổ đứng khóa kéo đến sống cổ, có nẹp
đậy, dài tay, gấu suông.
− Thân trước có: khóa kéo, đề cúp ngực, thân dưới có 2 túi cơi có may






khóa trang trí.
Thân sau có: đường bổ dọc giữa thân sau.
Tay áo: mang tay sau chia làm 2 phần, cửa tay có măng séc.
Gấu áo: gấu áo suông, kết cấu đơn giản.
Lớp lót áo: có 2 túi 2 viền 2 bên ở vị trí ngang ngực. Lớp lót thân trước
bổ đề cúp, có đáp khóa. Lót thân sau liền.

Mặt trong áo

12


1.2

Thống kê số lượng các chi tiết.
Bảng 1. Bảng thống kê số lượng chi tiết

ST
T
1

Tên chi tiết

Đề cúp ngực

Ngoài

2

Số lượng
Lót

Ghi chú
Dựng
Đối xứng

2

Thân trước dưới

2

Đối xứng

3

Thân sau

2

Đối xứng

4

Tay áo

2


5

Chèn tay sau

2

6

Cổ áo

1

7

Măng séc

2

8

Cơi túi ngoài

2

9

Đáp cơi túi ngoài

2


10

Lót túi cơi ngoài

10

Nẹp đậy

2

1

11

Đáp ve nẹp

2

2

12

Thân trước lót

1

1
2


4

2

Đối xứng
Đối xứng

13


13

Thân sau lót

1

14

Ốp lưng

1

15

Tay áo lót

2

16


Viền túi lần lót

4

17

Đáp túi viền lần lót

2

18

Lót túi viền lần lót

4

19

Măng séc lần lót

2

20

Mác cỡ

1

21


Đáp mác

1

22

Cúc bấm

2

23

Khóa dài

1

24

Khóa ngắn

1

Tổng

35

15

Đối xứng


6

14


Cấu tạo chi tiết lớp chính áo Jacket
15


Cấu tạo chi tiết lớp lót áo Jacket
16


1.3

Kết cấu sản phẩm
 Vị trí cắt các đường may trên sản phẩm.

Vị trí cắt các đường may trên
Thân trước

17


Vị trí cắt các đường may trên
Thân sau

Vị trí cắt các đường may trên
Thân lót


18


Bảng 2. Bảng mô tả chi tiết các đường liên kết
STT

Mặt
cắt

Tên
đường
may

1

A-A

Đường
vai áo

a-Đề cúp ngực
b-Thân sau
1-May chắp vai con
2-May mí vai con
3-May diễu vai con

2

B-B


Đề cúp
ngực

a-Thân trước
b-Đề cúp ngực
1-May chắp đề cúp ngực
2-May mí đường đề cúp
3-May diễu đường đề cúp

3

C-C

Đường
vòng
nách

a-Tay áo
b-Thân áo
1-May chắp tay vào thân
2-May mí vòng nách
3-May diễu vòng nách

4

D-D

Đường
giữa
sống

lưng
(thân
sau)

a-Thân sau trái
b-Thân sau phải
1-May chắp 2 nửa thân
sau
2-May mí thân sau
3-May diễu thân sau

Hình vẽ chi tiết

Chú thích

19


5

E-E

Đường
tay áo

a-Mang tay sau
b-Chèn tay sau
1-May chắp mang tay với
chèn tay sau


6

F-F

Đường
chân cổ
(tra cổ)

a-Thân chính
b-Thân lót
c-Cổ chính
d-Cổ lót
e-Cổ dựng
1-May chắp sống cổ
2-Diễu bản cổ
3-May lá cổ lót vào thân
chính
4-May lá cổ chính vào
thân lót
5-Ghim chân cổ

7

G-G

Túi cơi
có khóa

a-Thân áo
b-Viền túi

c-Khoá
d-Đáp túi
e-Lót túi
1-May lót túi 1 váo khoá
2-May đáp túi vào lót túi
3-May viền túi vào thân
4,5-May mí túi
6-May lót túi

20


8

H-H

Đường
gấu áo

a-Thân ngoài
b-Thân lót
1-May gập gấu

9

I-I

Khóa
nẹp


10

K-K

Đường
gấu tay

a-Tay ngoài
b-Tay lót
c-Măng séc
1-May chắp măng séc
với tay ngoài và với lót
2-May mí măng séc
3-May diễu măng séc

11

L-L

Ốp
lưng

a-Thân áo
b-Ốp lưng
1-May chắp ốp lưng với
thân áo
2-May mí ốp lưng
3-May diễu ốp lưng

a-Thân lót

b-Thân chính
c-Khóa
1-Tra khóa vào lần chính
2-Tra khóa vào lần lót
3-Diễu khóa

21


12

M-M

Ve nẹp

a-Thân áo
b-Đáp ve nẹp
1-May chắp thân áo với
đáp ve nẹp
2-Máy mí đáp ve nẹp
3-May diễu đáp ve nẹp

13

N-N

Túi 2
viền

a-Thân áo

b-Viền túi
c-Khóa
d-Đáp túi
e-Lót túi
1-May lót túi vào khóa
2-May đáp túi vào lót túi
3-May viền túi vào thân
4-May mí túi
5-may lót túi

22


1.4

Lượng dư cử động trong thiết kế
 Khái niệm.
Nếu quần áo được may từ vải không co dãn, kích thước trong của quần áo

nhỏ hơn hoặc bằng chính xác kích thước cơ thể con người thì khi mặc con người
sẽ không thể vận động được. Bởi vậy các kích thước của quần áo luôn phải lớn
hơn các kích thước tương ứng của cơ thể người. Từ đó, ta có lượng dư cử động
chính là độ chênh lệch giữa kích thước của quần áo và các kích thước tương ứng
của cơ thể.


Lượng cử động thông thường được chọn căn cứ vào những yếu tố sau:
− Dáng cơ bản của quần áo: Quần áo bó sát sẽ có lượng cử động nhỏ
nhất, quần áo có dáng suông sẽ có lượng cử động lớn. Căn cứ vào
bản vẽ phác thảo của mẫu hoặc ý đồ thiết kế, người ta chọn một

cách tương đội giá trị của lượng cử động và sẽ điều chỉnh nó trong


quá trình chế thử.
Đặc điểm vật liệu: Thành phần xơ sợi và cấu trúc vải (mật độ, độ



chứa dày..); chiều dày vải; độ dãn đàn hồi.
Đối tượng sử dụng: Tùy vào đối tượng sử dụng mà chúng ta sẽ
chọn lượng cử động. Vd: thiết kế quần áo cho trẻ em và nam giới
thì cần lấy giá trị lượng cử động lớn hơn do các đối tượng này có



cường độ vận động lớn.
Điều kiện sử dụng: Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu của môi trường
sử dụng quần áo, dạng hoạt động vật lý của con người (sinh hoạt,
lao động, thể thao.. ) mà lựa chọn lượng cử động phù hợp để đảm
bảo yêu cầu vệ sinh và vận động của quần áo.



Các loại lượng cử động.

Lượng cử động của quần áo (Cđ) bao gồm 2 loại, mỗi loại có chức năng khác
nhau: lượng cử động tối thiểu và lượng cử động trang trí.
Công thức tính lượng cử động:
Cđ = Cđtt + Cđ tr.tr
23





Trong đó: Cđ_lượng cử động.
Cđtt_cử động tối thiểu.
Cđ tr.tr_cử động trang trí.
Lượng cử động tối thiểu (Cđtt):
− Là lượng cử động cần thiết được cộng vào khi thiết kế tất cả các loại
quần áo giúp cơ thể khi mặc hít thở bình thường, máu lưu thông và


không gây cản trở hoạt động của con người.
Do có lượng cử động sẽ có một khoảng không gian nhất định giữa bề
mặt bên trong của quần áo và bề mặt da của cơ thể, đảm bảo cho cơ thể
khi mặc quần áo có thể cảm thấy thoải mái, dễ chịu cả khi nghỉ ngơi và
khi hoạt động. Lớp không khí trong khoảng không gian này rất cần
thiết trong quá trình trao đổi nhiệt và hơi nước giữa cơ thể, quần áo và
môi trường, khoảng không gian này cũng giúp cho con người có thể
vận động dễ dàng hơn. Đồng thời kích thước khoảng không gian này ở



các khu vực khác nhau sẽ tạo nên nhiều kiểu dáng trang phục.
Lượng cử động tối thiểu lấy lớn hay nhỏ phụ thuộc vào dạng sản phẩm.
Khi thiết kế những loại quần áo bó sát, người ta rất quan tâm đến lượng
cử động tối thiểu của quần áo vì đây là lượng cử động nhỏ nhất cho
phép tạo nên quần áo bó sát nhất cơ thể mà người mặc vẫn cảm thấy




tiện nghi và thoải mái.
Nguyên tắc cơ bản của việc xác định lượng cử động tối thiểu là nghiên
cứu sự biến đổi kích thuớc của cơ thể ở các trạng thái hoạt động khác
nhau so với kích thuớc của cơ thể ở trạng thái tĩnh. Như là quan sát sự
biến đổi kích thước của cơ thể ở trạng thái thở ra và hít vào. Khi cơ thể
hít vào, kích thước vòng ngực tăng lên.



Thông thường, lượng cử động tối thiểu trên đường ngang ngực của áo
được chọn như sau:
+ Đối với áo nhe, áo váy: 4-5 cm
+ Đối với Jacket, vest

: 12 cm

+ Đối với măng tô nhẹ

: 8 cm
24


+ Đối với măng tô có lót ấm: 10-12 cm


Lượng cử động tối thiểu đối với còng eo và vòng mông thường nhỏ hơn
so với lượng cử động tối thiểu đối với ngực và thường bằng khoảng 50%




- 75% lượng cử động tối thiểu của vòng ngực.
Lượng cử động trang trí (Cđ tr.tr)
Giá trị cùa lượng cử động này phụ thuộc vào loại quần áo, bóng dáng



(mức dộ mặc sát) và phụ thuộc vào ý nghĩ của nguời sáng tác mẫu.
Giá trị lượng Cđ tr.tr được xác định trong quá trình sáng tác mẫu do các



nhà thiết kế mẫu định ra vì vậy chúng được xác định hoặc quy định
chính xác chỉ trên bản vẽ dựng hình thiết kế các chi tiết của mẫu cho dến
khi chế thử hoàn chỉnh một mẫu đầu tiên. Nó không nhất thiết phải cộng
vào với tất cả các loại quần áo. Lượng cử động này với các loại quần áo


lấy giá trị khác nhau.
Nguyên tắc xác định giá trị lượng Cđ tr.tr thiết kế trên kích thước rộng
của thân sau và thân truớc sản phẩm phụ thuộc vào hình dáng của sàn
phầm và tính chất cùa vật liệu hay nói cách khác nó phụ thuộc vào ý
nghĩ của người thiết kế. Giá trị lượng Cđtr.tr được phân bố tương ứng
giữa các chi tiết của sản phẩm ngay trong khi dựng hình thiết kế các chi
tiết.



Giá trị lượng cử động đối với áo jacket 2 lớp


Từ những tìm hiểu trên, em có được bảng giá trị lượng cử động của áo jacket
mã hàng AJKN07. Đối với loại áo jacket 2 lớp thì lượng cử động tối thiểu phụ
thuộc vào độ dày của các lớp.
Bảng 3. Bảng lượng dư cử động áo Jacket 2 lớp
STT

Tên cử động

Lượng cử động
( cm )
25


×