Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

TRÀO LƯU VÀ KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TRÀO LƯU KHUYẾN KHÍCH CÁ NHÂN QUA THÀNH TÍCH HỌC TẬP CỦA NGƯỜI KHÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.53 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
Phần 1: Khái quát về trào lưu.......................................................................................2
1. Định nghĩa:.................................................................................................................. 2
2. Những yếu tố hình thành và đưa sự kiện thành trào lưu:.............................................2
Phần 2: Kế hoạch tạo một trào lưu...............................................................................6
1. Thông tin chung..........................................................................................................6
2. Nội dung thực hiện......................................................................................................6
3. Dự kiến kết quả...........................................................................................................7
4. Tính khả thi.................................................................................................................7
Phần 3: Kết luận............................................................................................................8
Tài liệu tham khảo...........................................................................................................9


Phần 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÀO LƯU
1. Định nghĩa:
Theo từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê, trào lưu là xu hướng đang lôi cuốn
nhiều người theo một lĩnh vực tư tưởng văn hóa,… nào đó. [5]
Theo từ điển Hán – Việt của tác giả Thiều Chửu, trào lưu là từ ghép từ hai từ trào lưu (潮潮), có nghĩa là dòng nước được dâng cao theo thủy triều, chảy theo dòng thành các
ngành (khác lạch sông(1)). Ngoài ra, từ “trào” còn đồng nghĩa với “triều”, dòng nước dân
lên theo chu kỳ tương đối, có lúc dâng cao, có lúc hạ xuống, mức nước cao nhất của thủy
triều được gọi là “trào”, còn “lưu” là dòng chảy (nước) riêng theo một hướng, dòng riêng
thành một xu hướng học tập, nghiên cứu (gần với “lĩnh vực”).[1]
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, trào lưu được định nghĩa là một hiện tượng
xã hội, có một số lượng lớn người tham gia bắt chước một hành động nào đó.[3]
Như vậy, có thể nhận thấy những từ khóa cơ bản để nhận ra một trào lưu bao gồm:
-

Tính xã hội: Trào lưu là một hiện tượng xảy ra và duy trì trong xã hội;
Thu hút nhiều người: Trào lưu có những đặc tính thu hút mạnh mẽ sự tham gia

-



đông đảo của các nhóm xã hội;
Tính lan rộng: Trào lưu có sự lan rộng mạnh mẽ trong cộng đồng, số lượng

-

người tham gia ngày càng lớn;
Bắt chước: Các thành viên trong xã hội tham gia trào lưu bằng cách bắt chước
theo một hành động cụ thể nào đó mà có số đông những người đã tham gia đang

-

thực hiện.
Lĩnh vực cụ thể: Trào lưu thường bắt nguồn và diễn ra trong một lĩnh vực, một
nhóm xã hội cụ thể.

Từ những lý luận trên, có thể rút ra định nghĩa trào lưu như sau: Trào lưu là một
hiện tượng xã hội, có sự lan rộng mạnh mẽ, thu hút nhiều người trong một lĩnh vực cụ
thể cùng tham gia bắt chước một hành động nào đó.

2. Những yếu tố hình thành và đưa sự kiện thành trào lưu:
2.2. Yếu tố hình thành một trào lưu:
a) Trào lưu tự nhiên hình thành:

1 lạch sông: dòng chảy duy nhất trên sông khi lúc thủy triều hạ thấp nhất.

1


Một trào lưu tự nhiên thường bắt nguồn từ một sự kiện có tính phổ biến, thu hút

được sự quan tâm của nhiều người. Nhưng để hình thành trào lưu, sự kiện đó cần phải
hội tụ các yếu tố sau đây:
+ Yếu tố mạnh: Sự kiện xảy ra có tác động lớn, ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu, lợi
ích, quyền lợi, nghĩa vụ,… của số đông trong cộng đồng;
+ Yếu tố thú vị, thu hút sự quan tâm: Sự kiện xảy ra có những yếu tố bất ngờ, hấp
dẫn, kỳ thú,… làm cho những người quan tâm, những người biết đến liên tục cập nhật,
theo dõi thông tin và tương tác với nhau;
+ Hành động mẫu: Tức là hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần tương tự nhau
của những người tham gia vào sự kiện đó, có sự bắt chước ngày càng đông của nhiều
người, trở thành biểu tượng khi nhắc đến sự kiện đó.
+ Yếu tố về tính lan rộng: Sự kiện đó xảy ra ở một lĩnh vực xã hội nào đó và có sức
lây lan mạnh mẽ qua lại giữa các thành viên trọng nhóm xã hội, thu hút mọi người bàn
tán, trao đổi, làm theo hành động liên quan đến sự kiện.
Ví dụ: Như sự kiện Trung Quốc cho giàn thăm dò dầu khí 981 vào vùng đặt quyền
kinh tế của Việt Nam đã dấy lên trào lưu “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” trên
cộng đồng mạng Facebook, những người tham gia đã đăng những dòng trạng thái
chứa câu nói đó và được sự quan tâm, chia sẻ của rất nhiều người.
b) Trào lưu hình thành có mục đích:
Một trào lưu tạo dựng có mục đích thường được hình thành trong các chiến lược
marketting, quảng cáo. Những trào lưu này, phục vụ mục đích kinh tế, thu lợi nhuận
của các nhà đầu tư, doanh nghiệp, công ty, người bán hàng cho sản phẩm của họ. Để
tạo dựng một trào lưu như thế cần có những điều kiện sau:
+ Một hoặc một chuỗi sự kiện liên quan, có tính thú vị, hấp dẫn, tác động đến nhu
cầu, thị hiếu khách hàng;
+ Một môi trường thuận lợi để thông tin sự kiện lan tỏa đến nhiều người, thu hút sự
tham gia ngày càng đông của các nhóm xã hội;
+ Nhân tố phát tán: Nhân tố này thường là một cá nhân có sức ảnh hưởng lớn đến
nhiều người, thu hút được sự quan tâm theo giỏi của một số lượng lớn người hâm mộ.
Giới marketting gọi là Key opinion leaders (viết tắt KOL), đó là những người nổi
tiếng, ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu được nhiều người biết đến. Những người

2


này, sẽ thực hiện hành động mẫu liên quan từ sự kiện nhằm mục đích thu hút sự bắt
chước đông đảo.
Ví dụ: Quảng cáo Điện máy xanh(2) thu hút sự chú ý của số đông khán giả và
những người quan tâm bởi những màu sắc mới lạ, bắt mắt và bài hát thú vị. Tạo nên
trào lưu trên mạng xã hội liên quan, những người tham gia sử dụng những icon chụp
từ video quản cáo để đăng tải, bình luận trong các bài đăng liên quan đến nội dung
thẩm mỹ, học tập, làm việc,… mang tính giải trí.
2.2. Các yếu tố đưa sự kiện thành một trào lưu:
Nhắc đến các yếu tố để đưa sự kiện thành một trào lưu tức là bàn đến cách sử dụng
một sự kiện vừa, đã hoặc sắp xảy ra để làm thành một trào lưu mới. Các yếu tố để góp
phần đưa một sự kiện thành một trào lưu bao gồm:
+ Sự kiện có tính thú vị, thu hút sự tham gia đông đảo và ảnh hưởng lớn đến nhu
cầu, quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ,… của nhiều người.
+ Tạo dựng hành động mẫu: mô phỏng, tái hiện, diễn tả lại chuỗi hành vi hoặc
hành động liên quan để sự kiện.
+ Chọn môi trường tiếp cận đến nhiều người nhất có thể: mạng xã hội, công ty,
trường học, địa điểm du lịch,…
+ Chọn cách thức lan truyền hành động mẫu phù hợp với môi trường tiếp cận: viết
bài, video clip, phim ngắn, hình ảnh, thực hiện thực tế,…
+ Tìm người có sức ảnh hưởng để thực hiện hành động mẫu.
Cần chú ý nhất đến yếu tố người có sức ảnh hưởng, vì trong nhóm này có nhiều
loại khác nhau. Không phải bắt buộc là những ngôi sao trong giới nghệ thuật, hoặc
những người có sức lan truyền thông tin. Mà cũng có thể là một cá nhân nhỏ lẻ, một
doanh nghiệp cùng với sự nhân rộng về số lượng và phạm vi tác động cũng sẽ mang
lại được hiệu quả.
Ví dụ: Năm 2014, Sơn Tùng M-TP(3) tung ra MV Không phải dạng vừa đâu, lúc
mới đầu tung ra MV chưa tạo được làng sóng mạnh mẽ trong giới văn nghệ. Tuy nhiên

sau sự kiện năm 2016, là sự kiện ca khúc “Chúng ta không thuộc về nhau” của Sơn
Tùng M-TP được cho là đạo nhạc của ca khúc We Don’t Talk Anymore của Charlie
2 Điện máy xanh: một thương hiệu thuộc Công ty cổ phần Thế Giới Di Động, tập đoàn kinh doanh thiết bị
hàng hóa tiêu dùng hàng đầu Việt Nam.
3 Sơn Tùng MTP: Tên thật Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1994, quê Thái Bình. Là ca sĩ xếp hàng đầu trong
nhóm có số lượng người hâm mộ đông nhất Việt Nam.

3


Puth. Nhưng sự thật đã được kiểm chứng là không phải như vậy. Kết hợp với nhiều sự
kiện liên quan, ca khúc sáng tác năm 2014 được nhắc lại, tạo nên trào lưu về câu nói
“không phải dạng vừa đâu” – nói đến những người được cho là có năng lực tiềm ẩn,
khả năng hoàn thành công việc hiệu quả, hoặc vược qua khó khăn. Trào lưu này có sự
thu hút mạnh mẽ trên cộng đồng mạng, đem lại lợi nhuận hàng tỷ đồng cho nhà sản
xuất. Ở đây, người nỗi tiếng là Sơn Tùng MTV, hành động mô phỏng là câu hát
“không phải dạng vừa đâu” được hát nhiều lần trong bài hát, cách thức lan truyền là
qua lời bài hát và qua phương tiện mạng xã hội.

4


Phần 2: KẾ HOẠCH TẠO MỘT TRÀO LƯU
1. Thông tin chung
1.1. Tên gọi dự kiến: Khuyến khích cá nhân qua thành tích học tập của người khác.
1.2. Kênh tương tác: Mạng xã hội Facebook
1.3. Nhóm đối tượng: Học sinh cấp 2,3 và Sinh viên, học viên Cao đẳng, Đại học.\
1.4. Ý nghĩa giáo dục:
Nhu cầu tiềm hiểu người khác và nhu cầu được tôn trọng ở mỗi con người là khá
lớn, nhất là lứa tuổi học sinh, sinh viên. Trong đó, kết quả học tập là một trong những

thông tin có giá trị về mặt tinh thần lớn nhất. Ở Học sinh THCS, THPT kết quả học tập là
mục tiêu cao nhất trong suốt quá trình học tập tại trường, vì thế các em gặp rất nhiều áp
lực từ nhiều phía. Nhìn thấy được kết quả học tập của nhau, của các anh chị, cô chú đi
trước sẽ giúp các em phần nào nhận ra năng lực học tập của mình ở mức nào, từ đó định
hướng tích cực lại việc học tập của bản thân.
Trào lưu này nhắm đến mục tiêu tạo hứng thú học tập cho những người khi thấy
được kết quả học tập của người khác và đối chiếu với kết quả học tập của mình. Từ đó tạo
điều kiện để hình thành ý chí phấn đấu, nỗ lực rèn luyện hoặc lạc quan hơn, giảm bớt áp
lực trong học tập.

3. Nội dung thực hiện
2.1. Sự kiện: Nhắc lại chuỗi sự kiện nhiều học sinh tự tử vì áp lực học tập.\
2.2. Ý tưởng thực hiện:
Những người tham gia sẽ đăng minh chứng thành tích học tập của mình lên
Facebook kèm những dòng chữ thể hiện sự tự tin về kết quả học tập đó. Đó là những tấm
hình, video clip có nội dung: Học bạ, phiếu điểm, phiếu liên lạc Tiểu học, THCS, THPT
còn giữ lại của sinh viên hoặc học sinh đang học; Hình ảnh nhận thưởng, nhận bằng khen,
giấy khen, bằng tốt nghiệp các cấp học,…; Hình ảnh lúc còn học Phổ thông của học viên,
sinh viên,…
Nhờ một người có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực giáo dục như: Thầy cô, giảng viên,
hiệu trưởng hay những người thành đạt, những ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, người mẫu nổi
tiếng,… đăng những bài đăng đầu tiên trên hình của mình. Kèm những câu an ủi như:
“Các em đừng quá bi quan về kết quả học tập…”, “Đừng quá căn thẳng về thành tích của
mình,..”, “Các bậc cha mẹ hãy giúp con học tập…”,.v.v.
5


3. Dự kiến kết quả
1.5. Ước lượng phạm vi: Từ 5.000 đến 10.000 người tham gia, thống kê bằng số
lượng bài đăng trên Facebook.

1.6. Nội dung ảnh hưởng: Tác động được số lượng lớn những học sinh, sinh viên,
học viên và cả những bậc cha mẹ tìm hiểu về mình, về con em mình để giúp đỡ
con, em, bản thân nâng cao kết qua học tập đúng biện pháp.

2. Tính khả thi
Trào lưu tác động đến nhu cầu thể hiện bản thân của học sinh, học viên, sinh viên vì
vậy sẽ đón nhận được nhiều sự quan tâm.
Phương tiện truyền tải là Facebook, mạng xã hội hàng đầu Việt Nam với số lượng
người truy cập rất cao. Lợi dụng việc chia sẻ, bình luận của Facebook sẽ đưa thông tin đi
xa hơn, mạnh hơn. Hơn nữa, Facebook là một kênh miễn phí, vì vậy sẽ không tốn nhiều
chi phí cho việc triển khai kế hoạch.
Khó khăn lớn nhất nếu kế hoạch triển khai chính là tìm được những người có sức
ảnh hưởng. Vì những người này thường luôn giữ bí mật những thông tin cá nhân để bảo
vệ hình ảnh của mình. Tuy nhiên, có phương án dự phòng chính là nhờ đội ngũ học sinh,
sinh viên làm chim mồi với số lượng đông cũng sẽ gây được sự ảnh hưởng tương đối.

6


Phần 3: KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu và tìm hiểu cho thấy Trào lưu là một hiện tượng rất phổ biến trong
xã hội ngày nay, đặc biệt là từ sau khi có sự tham gia của mạng xã hội các trào lưu ngày
càng xuất hiện nhiều và mạnh mẽ hơn. Cách trào lưu lan tỏa qua mạng xã hội từ người
này sang người khác một cách nhanh chóng bằng con đường Facebook, Zalo, Intasgram,
Twitter,… Thông thường ở dạng các bài đăng, bài viết, hình ảnh hoặc video clip thú vị.
Một trào lưu được khởi xướng nhất định phải có một sự kiện bắt đầu, đó là những sự
kiện hấp dẫn, thu hút một lượng người quan tâm và tham gia đông đảo. Sự kiện đó có ảnh
hưởng đến nhu cầu, quyền lợi, lợi ích,… của số đông. Trong sự kiện đó còn tồn tại hành
động mẫu được nhiều người thực hiện, trở thành biểu tượng cho sự kiện đó và có sức ảnh
hưởng đến đám đông làm mọi người bắt chước theo.

Nội dung của trào lưu không phụ thuộc quá nhiều vào sự kiện diễn ra, mà phụ thuộc
nhiều vào nhu cầu, hứng thú, sở thích của đám đông bị đánh động bởi sự kiện đó. Do vậy,
muốn tạo một trào lưu thì việc chọn môi trường và đối tượng tiếp nhận là rất quan trọng,
bởi nó sẻ quyết định phạm vi ảnh hưởng và mức độ duy trì của trào lưu.
Trào lưu được hình thành theo cơ chế bắt chước, đối với những người nghiên cứu
Tâm lý học, và các hiện tượng Tâm lý xã hội có ý nghĩa to lớn. Nhà nghiên cứu hiểu được
nguyên nhân, diễn biến và dự đoán được hành vi xã hội của một nhóm xã hội khi tham gia
trào lưu một cách tương đối. Điều này sẽ góp phần giúp nâng cao những hiểu biết xã hội,
những kiến thức về thực tế để xây dựng cho mình một tác phong hành nghề, phong cách
ứng xử, giao tiếp xã hội phù hợp với bối cảnh cộng đồng.

7


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thiều Chửu (chủ biên), Từ điển Hán – Việt (2013), NXB Văn Hoá Thông Tin.
2. Trần Hiệp (chủ biên), Tâm lý học xã hội (1996), trung tâm Khoa học Xã hội và
Nhân văn Quốc gia Viện Tâm lý học, NXB Khoa học Xã hội
3. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Bài giảng Tâm lý học Xã hội, tổ Tâm lý học Giáo dục
Khoa Tâm lý học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Tống Bảo Hoàng, Công thức hình thành trào lưu (2017), truy cập 9/7/2018, từ
/>5. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt (2003), viện Ngôn ngữ học, NXB Đà
Nẵng.

8



×