Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

ÔN kí sinh trùng thực hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.17 KB, 11 trang )

Bài 1: HÌNH THỂ TRỨNG, ẤU TRÙNG VÀ CON TRƯỞNG THÀNH CÁC LOẠI GIUN, SÁN
A. Hình thể giun
I. Giun đũa
1. Con trưởng thành
- Màu trắng hoặc hơi hồng.
- Thân hình ống, thon hai đầu.
- Giun cái dài 20-25cm x 5-6mm. Đuôi thẳng hình nón. Lỗ sinh dục ở 1/3 tr ước thân ở m ặt
bụng, ngang chỗ này thân giun hơi thắt lại.
- Giun đực dài 15-17cm x 3-4mm. Đuôi cong. Lỗ hậu môn cũng là lỗ phóng tinh, ở m ặt bụng
gần cuối thân. Có 2 gai giao hợp.
- Đầu thuôn nhỏ, có ba môi xếp cân đối (1 môi lưng 2 môi bụng). Trên môi bụng có 2 núm
môi, môi lưng 1 núm. Hình thể môi để phân biệt giun.
- Thân được bao bọc bởi vỏ kitin. Ở vỏ có các ngấn ngang thân.
2. Trứng
- Hình bầu dục hoặc hơi tròn.
- Trứng màu vàng.
- Vỏ dày, nhiều lớp. Ngoài cùng là lớp albumin xù xì, tiếp theo là l ớp vỏ dày.
- Nhân chắc gọn thành một khối.
- Trứng chưa thụ tinh: Dài, hai đầu dẹt. Lớp vỏ albumin không rõ. Nhân không chắc gọn mà
phân tán. To hơn trứng đã thụ tinh.
II. Giun tóc
1. Con trưởng thành.
- Màu trắng hay hồng nhạt.
- Thân chia 2 phần, phần đầu dài như sợi tóc, đuôi ngắn và to chi ếm ¼ thân.
- Con cái đuôi thẳng, lỗ sinh dục ở chỗ tiếp giáp gi ữa phần đầu và phần thân.
- Con đực đuôi cong, cuối đuôi có 1 gai sinh dục.
2. Trứng.
- Hình bầu dục, hai đầu có hai nút. Giống quả cau bổ dọc.
- Màu vàng đậm.
- Vỏ dày.
- Nhân chắc, gọn thành một khối.


III. Giun móc mỏ
1. Con trưởng thành
* Giun móc
- Màu trắng sữa hoặc hơi hồng.
- Đầu có bao miệng, bốn răng nhọn bố trí hai bên cân đối, mỗi bên một đôi.
- Đuôi giun cái dài, thẳng và nhọn, lỗ sinh dục ở ½ trước thân.
- Đuôi giun đực xòe ra như hình chân ếch với những đường sống, đường sống sau chia 3
nhánh; Cuối đuôi có đôi gai sinh dục.
* Giun mỏ
- Thân mảnh và ngắn hơn giun tóc.
- Miệng tròn, hơi nhỏ hơn, có 4 răng hình vuông.
- Đuôi giun cái nhọn, lỗ sinh dục ở ½ trước thân.
- Đuôi giun đực xòe ra như giun móc. Có đôi gai sinh dục, đường sống cùng chia làm 2 nhánh.
2. Trứng
- Hình bầu dục.
- Nhân của trứng có màu vàng nhạt. Khối nhân sẫm, thường chia làm 4-8 phôi.
- Vỏ mỏng, không màu, trong suốt.


IV. Giun kim
1. Con trưởng thành
- Hình ống nhỏ, màu trắng, hai đầu nhọn, miệng 3 môi, không có bao miệng.
- Phần cuối thực quản có ụ phình, đây là đặc điểm quan trọng nhất để nhận biết.
- Đuôi giun cái dài và nhọn, lỗ sinh dục ở nửa trước của thân.
- Đuôi giun đực cong và gập vê phía bụng, cuối đuôi có một gai sinh dục lòi ra.
2. Trứng
- HÌnh bầu dụ không cân, lép một góc.
- Không màu, trong suốt.
- Vỏ mỏng,
- Nhân thường thấy có hình ấu trùng.

V. Giun chỉ bạch huyết
Có hai loại thường gặp chỉ kí sinh ở người là : Wuchereria bancrofti và Brugia malayi.
1. Con trưởng thành.
- Giống như sợi tơ màu trắng sữa.
- Giun đực dài khoảng 4cm, ngang 0,1mm. Giun cái dài khoảng 8-10cm, ngang 0.25mm.
Thường sống cuộn vào nhau như mớ chỉ rối trong hệ bạch huyết.
- Giun cái đẻ ấu trùng, ấu trùng chỉ xuất hiện trong máu ngoại vi về đêm.
2. Hình thể ấu trùng.
Đặc điểm
Kích thước
Màng bao
Đầu
Hạt nhiễm sắc
Hạch phía đuôi

Wuchereria bancrofti
Dài khoảng 260 micromet.
Dài hơn thân ít
Có 1 gai
Ít và rõ ràng.
Không đi tới đoạn đuôi, thưa thớt

Brugia malayi
220
Dài hơn thân nhiều
2
Không rõ
Dài đến tận đuôi, dày đặc

B. Hình thể sán

I. Sán lá gan nhỏ
1.Con trưởng thành
- Thân dẹt hình lá. Màu trắng đục hoặc đỏ nhạt. Cơ thể không phủ gai.
- Hấp khẩu miệng và hấp khẩu bám ở xa nhau. Hấp khẩu bám ở vị trí 1/3 trước của thân và
nhỏ hơn hấp khẩu miệng.
- Lỗ sinh dục gần hấp khẩu bụng. Tinh hoàn chia nhánh, không chia múi, nằm ở phía sau
buồng trứng.
- Buồng trứng ở giữa thân. Tử cung là một ống ngoằn ngoèo gấp khúc.
2. Trứng
- Hình bầu dục, giống hạt vừng. Một đầu có nắp và một đầu có gai nhỏ.
- Kích thước nhỏ nhất trong các loại trứng giun sán kí sinh ở đường tiêu hóa.
- Màu vàng.
- Vỏ dày, thường có 2 lớp.
- Nhân là một khối tế bào chiết quang.
II. Sán lá ruột lớn.
1. Con trưởng thành.
- Màu hơi đỏ, dài và dẹt. Lớn nhất trong các loại sán kí sinh ở người.
- Mặt thân có những gai nhỏ xếp thành hàng, nhiều nhất ở gần hấp khẩu bám.
- Hai hấp khẩu gần nhau, hấp khẩu bám to hơn hấp khẩu ăn, ống tiêu hóa có hai nhánh đi
tới tận cuối đuôi.
- Tinh hoàn chia nhánh rất nhiều chiếm hết phần giữa và sau của đuôi.


- Tử cung nằm ở phía trước của thân, chứa nhiều trứng. Buồng trứng chia nhánh. Lỗ sinh
dục gần hấp khẩu bám.
2. Trứng
- Hình bầu dục, một đầu có nắp nhỏ.
- Là trứng có kích thước lớn nhất trong các trứng giun kí sinh ở đường tiêu hóa.
- Màu vàng nhạt.
- Vỏ mỏng nhẵn.

- Nhân là một khối tế bào chiết quang.
III. Sán lá phổi
1. Con trưởng thành.
- Thân dày giống hạt cafe, màu nâu đỏ, một mặt dẹt và một mặt lồi.
- Hấp khẩu miệng và hấp khẩu bám có kích thước tương đương nhau.
- Buồng trứng to chia múi. Tinh hoàn phân nhánh. Lỗ sinh dục ở gần hấp kh ẩu b ụng.
2. Trứng
- Hình bầu dục, ở một đầu có nắp nhỏ, chỗ đối diện với nắp dày lên.
- Vỏ dày mỏng không đều.
- Màu sẫm.
- Nhân là một khối tế bào chiết quang.
IV. Sán dây lợn
1. Con trưởng thành
- Dài 2-8m, đầu gân như 4 góc.
- Chiều ngang đầu là 1mm, có một bộ phận nhô ra va hai vòng móc gồm 25-30 móc, bốn
hấp khẩu tròn. Đốt cổ ngắn và mảnh. Đốt đầu ngang lớn hơn dài, đốt sau ngang bằng dài, đốt cuối
ngang bằng nửa dài.
- Lỗ sinh dục chạy ra cạnh đốt và xen kẽ đều. Đốt già cuối thân thường rụng thành đoạn
ngắn rồi theo phân ra ngoài.
2. Nang trùng
- Bên trong nang sán là đầu sán non, nằm về một phía. Đầu sán non nằm trong môi trường
lỏng, màu trắng đục.
3. Trứng
- Hình tròn hoặc tương đối tròn.
- Vỏ dày, có hai lớp và những thớ ngang.
- Nhân là một khối tròn được bao bọc bởi một màng mỏng, trong nhân thường có 6 vòng
móc chiết quang của ấu trùng.
V. Sán dây bò
1. Con trưởng thành
- Dài 4-12m, đầu có bốn hấp khẩu và không có vòng móc. Đốt sán già không r ụng, t ừng đốt

rời nhau ra và có khả năng tự động bò ra ngoài ống tiêu hóa, rơi ra quần áo hoặc gi ường chi ếu.
2. Ấu trùng
- Giống sán dây lợn
3. Trứng
- Giống sán dây lợn, nhưng không có vết 6 vòng móc của ấu trùng.
BÀI 2: HÌNH THỂ ĐƠN BÀO. KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN
A. HÌNH THỂ ĐƠN BÀO
I. Đặc điểm nhận biết
1. Thể hoạt động
- Hình thể và kích thước thay đổi theo sự hoạt động.


- Ngoại nguyên sinh chất: có thể biến đổi thành bộ phận chuyển động như chân gi ả, màng
vây, roi...
- Nội nguyên sinh chất: chứa nhân, hạt nhiễm sắc, không bào,..
- Nhân: tròn/bầu dục, số lượng 1 hoặc nhiều nhân.
- Bộ phận chuyển động: lông, roi, màng vây, chân giả,..
2. Thể bào nang
- Kích thước thường bé hơn thể hoạt động.
- Hình tròn hoặc bầu dục.
- Vỏ dày, mỏng hoặc hai lớp.
- Có không bào hoặc vết roi trong nguyên sinh chất.
II. Lớp cử động bằng chân giả (Amip)
1. Amip gây bệnh (E.histolytica)
* Thể bào nang/Thể kén
- Hình tròn, vỏ dày, đường kính 10-15 micromet.
- Trong nguyên sinh chất có lấm tấm những hạt nhỏ, không bào chứa glycogen và các thể
nhiễm sắc màu đậm, hình gậy, đầu tày.
- Trên tiêu bản tươi không thấy nhân. Trên tiêu bản nhuộm lugol hoặc hematoxylin bào
nang già có 2 lớp vỏ và thấy được nhân.

- Bào nang non có 1-2 nhân, bào nang già có 4 nhân. Cấu trúc nhân giống như trong thể hoạt
động
- Thể bào nang gặp trong phân khuôn, phân rắn của bệnh nhân lỵ mạn tính.
* Thể hoạt động.
Thể hoạt động gồm hai thể.
- Thể hoạt động ăn hồng cầu và gây bệnh – Thể Magna/ Thể lớn
+ Trên tiêu bản tươi, thể Magna hoạt động mạnh, chân giả phóng ra nhanh.Trong nguyên sinh chất
có hồng cầu đang bị tiêu hóa, màu hồng hoặc vàng chanh. Amip chết khi ra ngoài c ơ th ể, nên c ần
xét nghiệm ngay sau khi bệnh nhân lấy phân mới thấy amip chuy ển động.
+ Trên tiêu bản nhuộm hematoxylin, thể Magna có hình trứng, nguyên sinh chất bắt màu xám nhạt,
một nhân tròn, chính giữa nhân có một trung thể bắt màu đầm, xung quanh trung thể có vòng
nhiễm sắc ngoại vi. Nội nguyên sinh chất chứa hồng cầu bắt màu đen, số lượng hồng cầu có thể
từ 1 đến hàng chục, kích thước không đều.
+ Thường thấy trong phân nhầy máu của bệnh nhân lỵ cấp tính.
- Thể hoạt động không ăn hồng cầu – Thể Minuta/ Thể nhỏ
+ Trên tiêu bản tươi, hoạt động yếu, di chuyển chậm. NSC không có hồng cầu mà chỉ có những
không bào chứa các mảnh thức ăn, vi khuẩn.
+ Trên tiêu bản nhuộm hematoxylin, thường có hình trứng hoặc hơi tròn, bé hơn thể Magna. Khó
phân biệt ranh giới giữa nội và ngoại sinh chất. Trong nội sinh chất không bao gi ờ có hồng c ầu.
Nhân có cấu trúc giống thể Magna.
+ Thường thấy trong phân lỏng, phân nát khi bệnh nhân uống thuốc nhuận tràng/ thuốc tẩy.
2. Amip không gây bệnh (E.coli)
*Thể bào nang/Thể kén
- Hình tròn, vỏ mỏng. Trong nguyên sinh chất có lấm tấm những hạt nhỏ, không bào chứa
glycogen và có thể thấy một vài nhiễm sắc thể rất nhỏ, rất mảnh.
- Trên tiêu bản nhuộm lugol thường thấy 4-8 nhân. Nhân có trung thể chiết quang và nằm
lệch tâm.
* Thể hoạt động
Thường gặp trong phân tươi của người khỏe mạnh sau khi uống thuốc tẩy/ thuốc nhuận
tràng hoặc trong phân nhão, lỏng của những người bị bệnh đường ruột.

- Thể hoạt động nhỏ :
Trên tiêu bản tươi dễ nhầm với thể Minuta của E.histolycia, tuy nhiên có vài đi ểm khác


+ Kích thước lớn hơn.
+ Hiếm thấy chân giả.
+ Khi còn sống thấy rõ nhân với trung thể chiết quang hơn nằm lệch tâm. Xung quanh trung thể là
vòng sáng.
Trên tiêu bản nhuộm hematoxylin, nguyên sinh chất có những hạt lấm tấm, có nhi ều không bào to,
thô, hình thoi rỗng. Có khi thấy không bào chứa vi khu ẩn, tế bào nấm men, tinh bột. Không phân
biệt rõ nội và ngoại sinh chất.
- Thể hoạt động lớn
+ Kích thước lớn hơn. Cấu trúc tương tự như thể nhỏ nhưng các không bào lớn hơn.
+ Hoạt động chân giả nhanh nhưng không theo một hướng nhất định mà loay hoay tại chỗ.
III. Lớp cử động bằng roi (Trùng roi)
1. Trùng roi đường tiêu hóa, sinh dục và tiết niệu.
1.1 Giardia lambia
* Thể bào nang
- Hình bầu dục hoặc hơi tròn.
- Vỏ dày có hai lớp gần nhau.
- Trên tiêu bản nhuộm, nguyên sinh chất có 2-4 nhân và những vết roi cuộc lại thành một bó chạy
chéo sang hai bên. Ngoài ra có thể thấy sống thân và thể cạnh gốc.
* Thể hoạt động
Có hình thể đối xứng
- Trên tiêu bản nhuộm:
+ Nằm sấp hoặc ngửa thì giống quả lê, đầu tròn và đuôi thon nhọn.
+ Nằm nghiêng có hình thìa, hình cung, mặt bụng lõm, mặt lưng phồng và đuôi cong lên.
Mặt bụng, nửa trước lõm vào khá sâu là đĩa bám để trùng roi bám vào niêm mạc ruột.
+ Ở tư thế nằm ngửa thấy rõ 2 nhân tròn, nằm 1/3 phía trước thân và đối xứng hai bên.
Trong nhân có trung thể, ngoài có vỏ nhân. Giữa trung thể và vỏ nhân có khoảng sáng như con mắt

của trùng roi. Giữa 2 nhân có 3 thể gốc roi, thể thứ 4 ở cuối thân. Có 4 đôi roi xu ất phát t ừ 4 th ể
gốc roi. Dọc giữa thân là hai đường sống thân như hai sợi chỉ.
1.2 Trichomonas vaginalis
- Trên tiêu bản nhuộm :
+ Giống hình hạt mơ hoặc quả lê.
+ Có 1 đôi nhân tròn hoặc bầu dục nằm ở phía đầu, trung thể nhỏ và nằm lệch tâm. Nhân
có màng nhân và nhiều hạt nhiễm sắc nhỏ.
+ Có 4 roi tự do và 1 roi thứ 5 dính vào một bên thân tạo thành màng vây/ màng l ượn sóng.
+ Dọc giữa thân có đường sống thân chạy từ đầu đến tận cuối thân và thò ra ngoài như một
cái gai nhọn ở phía đuôi.
+ Có một mồm ở phía trước nhưng khó thấy.
+ Trong nguyên sinh chất hiếm thấy bạch cầu.
- Trên tiêu bản tươi:
+ Rất hay cử động, ziczac hoặc như nhảy, lúc xoay quanh trục thân.
+ Trong nguyên sinh chất có thể thấy không bào chứa vi khuẩn, không thấy nhân.
IV. Lớp cử động bằng lông (Trùng lông)
Chỉ có một loài duy nhất ký sinh ở người và có khả năng gây bệnh là Balantidiun coli.
1. Thể hoạt động
- Trên tiêu bản nhuộm hematoxylin
+ Hình trứng, đầu hơi nhọn, đuôi hơi tròn.
+ Thân có màng bọc, trên tiêu bản nhuộm không thấy rõ lông.
+ Ở phía đầu có một chỗ lõm, hình phễu, đi sâu vào thân gọi là m ồm h ọng.


chất.

+ Ngoại nguyên sinh chất rất mỏng, trong suốt, sát vào màng bọc, còn lại là n ội nguyên sinh

+ Nội NSC có không bào co bóp, là một vòng tròn sáng và nhiều không bào.
+ Trong nội NSC có hai nhân: nhân lớn hình hạt đậu (nhân dinh dưỡng) và ở chỗ lõm của

nhân lớn còn có một nhân nhỏ (nhân sinh sản) nhg thường khó thấy.
- Trên tiêu bản soi tươi
+ Có kích thước lớn nhất và cử động mạnh nên dễ thấy,
+ Hình trứng, màu hơi vàng hoặc màu xám.
+ Xung quanh màng thân có nhiều lông xếp thành hàng chéo song song với nhau.
+ Nội nguyên sinh chất có những hạt lấm tấm, có nhiều không bào chứa vi khu ẩn, nấm và
các mảnh thức ăn khác.
+ Khó thấy nhân.
+ Chuyển động nhanh, vừa đi thẳng vừa xoay quanh trục thân.
+ Đào thải có chu kỳ, vì vậy phải xét nghiệm nhiều lần, mỗi lần cách nhau 3-4 ngày.
2. Thể bào nang
- Tương đối tròn, có 2 lớp vỏ và không có lông.
- Trong nguyên sinh chất chỉ thấy rõ nhân lớn hình hạt đậu.
B. KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN
I. Thu thập và bảo quản bệnh phẩm
1. Chuẩn bị
* Bệnh nhân
Trong vòng 3 ngày trước khi lấy phân cần tránh:
- Thuốc Bismuth, Magnesium, Kaolin, Baryte, thuốc đặt hậu môn có dầu m ỡ.
- Thực phẩm nhiều cặn bã, khó tiêu như ngũ cốc, bắp cải, ngô, ổi, vừng, th ực ph ẩm nhi ều
chất béo, dầu mỡ.
* Dụng cụ
2. Cách lấy phân
* Vị trí
- Phân lấy không dính đất cát, nước tiểu. Nên lấy ở đầu khuôn phân vì ở đó phân rắn, mật đ ộ
trứng giun sán nhiều.
- Lấy ở chỗ bất thường như máu, nhầy, lỏng, bọt, hoặc lấy ngay trong trực trang bằng que Rif để
phát hiện đơn bào.
* Khối lượng
- Thường 5-10gam.

- Để tìm con giun, đốt sán phải lấy toàn bộ.
3. Thời gian XN
- Với chẩn đoán giun sán: trong vòng 12-24h.
- Với chẩn đoán đơn bào: ngay trong 2h để phát hiện thể hoạt động của đơn bào.
4. Dung dịch bảo quản
- Cho vào dd để trứng giun sán không phát triên, đơn bào không bị thoái hóa.
- Formalin, barbagallo,..
- Ưu điểm:
+ Cố định được toàn bộ phân.
+ Dễ pha chế, bảo quản lâu dài.
+ Cặn lắng có thể dùng làm thử nghiệm miễn dịch,
- Nhược điểm
+ Không thể bảo quản thể hoạt động
+ Hình dạng KST không đẹp trên tiêu bản nhuộm.
+ Độc hại.
II. XN trực tiếp bằng nước muối sinh lý và lugol


1. Nguyên tắc
- Dùng nước muối sinh lý và lugol nhằm kết hợp phát hiện trứng giun sán và đơn bào đường ruột
trong mẫu phân.
2. Dụng cụ và hóa chất
Hóa chất
- Dd nước muối sinh lý 9 phần nghìn.
- Dd lugol kép, thành phần có 1g iode, 2g kali iodua, 100ml nước c ất. Ph ải bảo qu ản trong
chai màu và để nơi ít ánh sáng vì dễ phai màu.
- Dd sát trùng.
3. Tiến hành
- Trên phiến kính khô, nhỏ 1 giọt muối sinh lý và 1 giọt lugol cách nhau khoảng 3-4cm.
- Dùng que XN lấy phân bằng đầu que hòa vào giọt muối sinh lý trc, khuấy đều. Sau đó thêm phân

vào giọt lugol kép, khuấy đều.
- Đậy lá kính,
- Soi ở x10 để phát hiện trứng giun sán, x40 để phát hiện đơn bào.
4.Tiêu chuẩn
- Không quá mỏng, vì khối lg phân quá ít khó phát hiện trứng.
- Không quá dày, vì tiêu bản đục, tối khó phát hiện KST.
- Không có bọt khí.
- Dd phân không tràn ra xung quanh lá kính.
5. Cách ghi kết quả
Ít (+) : 1-2 trứng/1 vi trường
Vừa (++) : 3-5
Nhiều (+++) : >6
6. Đánh giá
- Ưu điểm
+ Đơn giản, nhanh, không đòi hỏi dụng cụ phức tạp.
+ Phát hiện đc các loại trứng giun sán kể cả ấu trùng, đơn bào thể hoạt động và bào nang,
các vật thể bất thường trong phân.
+ Trên tiêu bản muối sinh lý thấy đc nguyên hình KST, đơn bào thể hoạt động. Trên tiêu bản
lugol dùng phát hiện các loại bào nang.
- Nhược điểm
+ Lượng phân ít nên trường hợp nhiễm ít chưa phát hiện đc.
+ Độ nhạy thấp.
III. XN phân Willis
1. Nguyên lý
Dựa trên 2 đặc tính của trứng giun sán:
- Trứng giun sán nổi lên trên trong nước muối bão hòa do nước muối bão hòa có t ỷ trọng l ớn h ơn
trứng giun sán.
- Trứng giun sán dễ dính vào thủy tinh.
2. Tiến hành
- Lấy 1-2g phân cho vào lọ XN.

- Đổ nước muối bão hòa (NaCl 30-33%) vào khoảng 1/3 lọ. Khuấy đều.
- Cho tiếp nước muối bão hòa vào cho đến khi đầy lọ, cho đến khi mặt n ước h ơi v ồng lên kh ỏi
miệng lọ.
- Đặt phiến kính sạch lên miệng lọ sao cho dd phân tiếp xúc với mặt kính,
- Chờ 5-10’ sau đó nhấc phiến kính lên và lật nhanh lại.
- Đậy lá kính và đem soi. Làm tiếp tiêu bản thứ hai.
3. Đánh giá
Ưu điểm
- Đơn giản, nhanh chóng phát hiện trứng trong TH nhiễm ít.
Nhược điểm:


- Cho kết quả tốt với các trứng giun móc, giun đũa, giun tóc song không có tác d ụng v ới
trứng sán lá và đơn bào.
BÀI 3: HÌNH THỂ KST SỐT RÉT. KỸ THUẬT XN MÁU
A. HÌNH THỂ KST SỐT RÉT
I. Trên tiêu bản máu đàn.
1. Plasmodium falciparum
*Thể tư dưỡng
- Tư dưỡng non đôi khi có hình dạng chiếc nhẫn, thanh, gọn.Hình thể KST đa dạng: nhẫn, cánh
nhạn, chấm phẩy, chấm than, hình khuyên.Nhân tròn nhỏ, bắt màu đỏ thẫm. NSC m ảnh, b ắt màu
xanh da trời.Chiếm 1/5 –¼ đường kính hồng cầu. Một hồng cầu có thể có 2 thể tư dưỡng.
- Tư dưỡng già có hình tròn, nhân to, chân giả ko rõ, sắc tố tụ lại thành cụm, màu sẫm gần nh ư
đen, NSC có không bào hoặc ko. TH sốt rét ác tính có thể gặp tư dưỡng già ở máu ngoại vi.
* Thể phân liệt
- Chỉ gặp ở máu ngoại vi trong TH sốt rét ác tính, ít gặp ở sốt rét thường.
- KST chia thành nhiều mảnh, trung bình 8-32 mảnh trong 1 hồng cầu.
- Hạt sắc tố thô, đen, lúc đầu rải rác, lúc sau tập trung thành đám.
* Thể giao bào
- Giai đoạn còn non thì dài, khi già thường có hình lưỡi liềm, hình quả chuối, dưa chuột,..

- Giao bào đực NSC màu hồng nhạt, nhân phân tán ko gi ới hạn. Hạt sắc tố to, thô, màu nâu, r ải rác.
Giao bào đực ngắn và rộng.
- Giao bào cái NSC màu xanh da trời, nhân đỏ thẫm nằm gọn ở trung tâm. Hạt sắc tố ít và t ập trung
vào vùng quanh nhân. Hẹp hơn đực.
* Hồng cầu bị kí sinh
- Hình dạng kích thước ko thay đổi trừ hồng cầu mang thể giao bào.
- Có thể xuất hiện hạt sắc tố Maurer hình gật, đa giác, to, thô, ít và phân bố không đều.
2. Plasmodium vivax
* Tư dưỡng
- Non: Thô và dày/ đậm hơn của falci. Chiếm từ 1/3 đến 2/3 đường kình hồng cầu. Ít gặp 2 th ể t ư
dưỡng.
- Già: có nhiều hthe khác nhau. Không bào lớn. Hạt sắc tố nhỏ va ít.
* Phân liệt
- Chia thành 8-24 mảnh, sắp xếp ko đều, rải rác, xung quanh sắc tố màu sẫm. Sắc tố r ải rác hoặc
xen kẽ.
* Giao bào
- Hình tròn hoặc bầu dục.
- NSC bắt màu xanh da trời sẫm.
- Nhân của giao bào cái tròn đặc, của đực mảnh dài và xốp.
- Nhiều sắc tố phân bố khắp.
- Thường ko thấy ko bào.
* Hồng cầu bị kí sinh
- Mang tư dưỡng chưa thay đổi, nhưng khi KST phát triển HC trương to ra, méo mõ. Có hạt sắc t ố
Schuffner nhỏ, nhiều, rải rác trên hồng cầu.
II. Trên tiêu bản giọt đặc
Cơ bản giống giọt đàn, nhưng do phương pháp khác nhau , đặc biệt phá vỡ hồng cầu nên hình thể
có chút thay đổi, cơ bản ko đẹp bằng,
B.KỸ THUẬT XN MÁU



Kỹ thuật làm tiêu bản máu đàn và giọt đặc
I. Phương pháp lấy máu
1. Thời gian
Với KST sốt rét
- Tốt nhất trong thời gian đang lên cơn sốt, vì lúc lên cơn sốt KST tập trung ở máu ngoại vi nhi ều
hơn.
- Trước khi uống thuốc điều trị sốt rét, vì nếu đã uống thì slg giảm hẳn, hình thể thay đổi.
Với tìm ấu trùng giun chỉ
- Do có chu kì xuất hiện ở máu ngoại vi về đêm, nên lấy vào 22h-3h sáng. Cho nằm ngh ỉ 1-2h trc
khi lấy.
2. Vị trí
3. Cách lấy
II. Phương pháp làm tiêu bản.
1. Giọt đặc
- Ưu điểm: nhiều máu nên tập trung nhiều KST.
- Nhược điểm: máu dày nên hình thể có thể nhìn ko rõ, có thể ko thấy hồng cầu.
* Qui trình
- Lấy giọt máu đường kính 5mm trên phiến kính, vtri cân đối, thường ở 1/3 phi ến kính. Dùng góc
của phiến kính khác đánh tròn từ trung tâm ra ngoài theo một chiều nhất định. Quay đc đường
kính 1-1.5 cm.
- Để khô tự nhiên.
* Tiêu chuẩn
- Không quá mỏng hoặc quá dày, phải đều hoặc mỏng dần về phía rìa gi ọt máu.
- Hình dáng tương đối tròn.
- Đường kính 1-1.5 cm
2. Máu đàn
- Ưu điểm: Nền máu mỏng, được cố định bằng cồn, ko có giai đoạn tẩy phá vỡ hồng cầu nên kình
thể KST đẹp và điển hình, các phần khác cũng đẹp.
- Nhược điểm: Lượng KST ít.
* Qui trình

- Lấy giọt máu đường kính 3mm về phía đầu phiến kính cách bờ khoảng 1.5cm.
- Tay thuận cầm một lá kính có bờ phẳng, đặt tiếp tuyến với bờ trái giọt máu, để nghiêng 45 độ,
đợi máu lan khắp bờ lá kính thì kéo ngay.
- Đẩy ngược lá kính về phía đầu kia của phiến kính có máu. Đẩy nhẹ và đều, ko ấn mạnh, ko d ừng.
Để khô tự nhiên.
* Tiêu chuẩn
- Dải mỏng đều, không có vệt sọc hoặc vệt ngang, không chỗ trống hoặc lỗ chỗ và không dài quá
(2-3cm).
- Càng phía cuối càng phải mỏng và thon dần.
Kỹ thuật nhuộm máu tìm KST
1. Dụng cụ và hóa chất
- Thuốc nhuộm Giemsa đựng trong chai thủy tinh màu, trung tính, bảo quản chỗ khô mát, không
ánh sáng.
- Cồn tuyệt đối.
- Dung dịch đệm buffer
2. Pha dung dịch giemsa nhuộm
- Pha dung dịch giemsa gốc với dd đệm đc dd giemsa nhuộm. Không pha sẵn trước vì d ễ kết tủa,
lắng cặn,khi nhuộm sẽ bẩn.
- Tỷ lệ 10% : 1ml giemsa gốc + 9ml dd đệm. Nhuộm nhanh 10-20’.


3%: 0.3
+ 9.7
. Nhuộm thường quy 30-40’.
3. Kỹ thuật nhuộm
B1.
Máu đàn: cố định bằng cồn tuyệt đối trước.
Giọt đặc: Tẩy phá vỡ hông cầu, giải phóng huyết sắc tố.
Nguyên tắc tẩy:
- DD tẩy thường là giemsa 1% hoặc nước cất.

- Phủ dd tẩy lên giọt đặc, quan sát khi màu hồng của máu trôi đi, để l ại gi ọt
máu màu vàng là được.
B2. Nhuộm tiêu bản
B3. Rửa tiêu bản.
4. ĐÁnh giá
Tiêu bản tốt:
- Sạch, ko cặn, ko bụi.
- Hồng cầu bắt màu xanh tím hoặc xanh da trời, hoặc có màu hồng nhạt.
- BC đơn nhân màu xanh tím. NSC của lympho bào màu xanh l ơ nhạt. BC ưa axit màu đ ồng
đỏ rõ. BC đa nhân có hạt to nhot ko đều màu xanh lơ tới đỏ.Tiểu cầu tụ thành đám 2-5, màu đ ỏ
tươi hoặc tím nhạt.
- KST hình thể rõ ràng.
BÀI 4. HÌNH THỂ VI NẤM. KỸ THUẬT XN NẤM
A. HÌNH THỂ VI NẤM
I. Hình thể chung
1. Bộ phận dinh dưỡng
- Sợi nấm hoặc tế bào nấm men. Sợi nấm chia nhánh, chằng chịt với nhau thành tảng hoặc vè
nấm. Tế bào nấm men cũng ken đặc vs nhau.
- Nếu sợi mảnh, bắt màu đều là sợi nấm Actinomycetes.
- Nếu dày, hình ống, có vách ngăn hoặc không, trong ống có tế bào chất và nhân.
2. Bộ phận sinh sản
Là các bào tử. Nấm acti ko có bphan sinh sản, sợi nấm đứt đoạn.
- Hthe bào tử hữu giới:
+ Bào tử trứng
+ Nang bào tử
+ Đàm bào tử
- Hthe bào tử vô giới
+ Bào tử đốt
+ Bào tử chồi
+ Bào tử áo

+ Bào tử thoi
+ Bào tử phấn
+ Bào tử đính: hình chai, hình chổi, hình hoa cúc.
II. Hthe một số loại
1. Aspergillus
Nấm hình sợi, có vách ngăn, chia nhánh theo lối chia hai. Nhánh và trục chính luôn t ạo thành góc 45
độ. Đôi lúc thấy thêm đầu bào đài với các tiểu bào đài và bào tử đính, sxep gi ống hoa cúc.
2. Candida
Là những tb hạt men, trong nuôi cáy có thể xuất hiện sợi nấm giả và bào tử màng dày.
B. KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM NẤM




×