Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá sức tải môi trường đối với một số hợp chất dinh dưỡng khu vực nuôi trồng thuỷ sản đồ sơn hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 84 trang )

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ SỨC TẢI MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI MỘT SỐ HỢP CHẤT DINH DƯỠNG
KHU VỰC NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
ĐỒ SƠN - HẢI PHÒNG

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

2003 - 2005
HÀ NỘI
2005

HÀ NỘI, 2005


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

ĐÁNH GIÁ SỨC TẢI MÔI TRƯỜNG


ĐỐI VỚI MỘT SỐ HỢP CHẤT DINH DƯỠNG
KHUVỰC NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
ĐỒ SƠN - HẢI PHÒNG
NGÀNH: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ:

NGUYỄN THỊ THU HIỀN
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Văn Nhân

HÀ NỘI 2005


Luận văn thạc sĩ khoa học – Đánh giá sức tải môi trường đối với một số hợp chất dinh dưỡng
khu vực nuôi trồng thủy sản Đồ Sơn – Hải Phòng

Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều
của các thầy cô giáo, các chú, bác và các bạn đồng nghiệp. Đặc biệt, tôi xin trân
trọng gửi lời cảm ơn tới Thầy PGS - TS. Trần Văn Nhân - Viện Khoa học và
Công nghệ Môi trường - Đại học Bách khoa Hà nội đã tận tình hướng dẫn, TS
Vũ Dũng, KS Bùi Văn Điền, tập thể các cán bộ Nghiên cứu Trạm Nghiên Cứu
Thuỷ sản Nước lợ - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I luôn tạo điều kiện và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Luận văn chắc chắn không
thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy
cô, đồng nghiệp và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hải phòng, tháng 10 năm 2005
Nguyễn Thị Thu Hiền

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


2

Luận văn thạc sĩ khoa học – Đánh giá sức tải môi trường đối với một số hợp chất dinh dưỡng
khu vực nuôi trồng thủy sản Đồ S ơn – Hải Phòng

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ................................................................................................. 1
MỤC LỤC .................................................................................................. 2
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG.................................................................................... 5
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM VÀ CÁC
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ............................................................................... 9
1.1. Hiện trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam............................. 9
1.2. Một vài nét về tình hình nuôi tôm khu vực Hải phòng ....................... 11
1.3. Đặc điểm khu vực nuôi trồng thuỷ sản Đồ Sơn - Hải Phòng ................ 12
1.3.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn ........................ 12
1.3.2. Đặc điểm hệ thống cấp thoát nước .............................................. 16
1.3.3. Hiện trạng sản xuất .................................................................... 18
1.3.4. Những vấn đề về môi trường dịch bệnh ....................................... 20
1.4. Các vấn đề về nghiên cứu sức chứa môi trường................................... 22
1.4.1. Khái niệm và lý thuyết tính toán về sức tải môi trường ................. 22
1.4.2. Tính toán sức tải môi trường ....................................................... 25
1.4.3. Các công trình nghiên cứu trước ................................................. 26
1.4.4. Tổng quan mô hình phân tán và pha loãng dinh dưỡng ............... 30
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................ 31

2.1. Đối tượng và quy mô nghiên cứu ....................................................... 31
2.2. Phương pháp tiến hành nghiên cứu..................................................... 31
2.2.1. Phương pháp quan trắc và phân tích mẫu nước và trầm tích ... 31

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


3

Luận văn thạc sĩ khoa học – Đánh giá sức tải môi trường đối với một số hợp chất dinh dưỡng
khu vực nuôi trồng thủy sản Đồ S ơn – Hải Phòng

2.2.2. Phương pháp tính toán quỹ dinh dưỡng, ước lượng sức tải ....... . 34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................. ...36
3.1. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ao nuôi .............................................. 36
3.2. Nghiên cứu hiện trạng môi trường ...................................................... 39
3.2.1. Chất lượng nước......................................................................... 39
3.2.2. Chất lượng trầm tích (bùn đáy ao nuôi) ...................................... 41
3.3. Xu hướng biến đổi của dinh dưỡng trong đầm nuôi trồng thủy sản ..... 42
3.4. Ước tính sơ bộ sức tải ........................................................................ 45
3.4.1. Tính toán lượng nước, tỷ lệ trao đổi nước .................................... 45
3.4.2. Tính toán quỹ dinh dưỡng Nitơ tổng số, Photpho tổng số ............. 47
3.4.3. Tính toán nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD5) ...................................... 56
3.4.4. Sự phân tán và pha loãng ........................................................... 58
3.4.5. Tính toán sức tải của hệ thống .................................................... 62
3.5. Các giải pháp tăng sức tải môi trường................................................. 67
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 72
1.1. Kết luận............................................................................................. 72
1.2. Kiến nghị .......................................................................................... 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74
PHỤ LỤC

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


4

Luận văn thạc sĩ khoa học – Đánh giá sức tải môi trường đối với một số hợp chất dinh dưỡng
khu vực nuôi trồng thủy sản Đồ S ơn – Hải Phòng

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1.

Bản đồ vùng ven biển Đồ Sơn - Hải Phòng................................ 13

Hình 1.2.

Bản đồ hệ thống cấp thoát nước, các điểm lấy mẫu khu vực
nghiên cứu ................................................................................ 17

Hình 3.1.

Sơ đồ công nghệ quy trình nuôi tôm ........................................... 36

Hình 3.2

Xu hướng biến đổi dinh dưỡng BOD5 trong hệ thống nuôi trồng

thuỷ sản Đồ Sơn - Hải Phòng ..................................................... 43

Hình 3.3.

Xu hướng biến đổi dinh dưỡng Nitơ tổng số trong hệ thống nuôi
trồng thuỷ sản Đồ Sơn - Hải Phòng ............................................ 44

Hình 3.4.

Xu hướng biến đổi dinh dưỡng Photpho tổng số trong hệ thống
nuôi trồng thuỷ sản Đồ Sơn - Hải Phòng..................................... 44

Hình 3.5.

Sơ đồ dòng dinh dưỡng vào và ra của ao nuôi trồng thuỷ sản....... 49

Hình 3.6.

Biểu đồ thể hiện dòng dinh dưỡng vào và ra của hệ thống ao nuôi
trồng thủy sản khu vực Đồ Sơn, 2004. ........................................ 54

Hình 3.7.

Bản đồ pha loãng hàm lượng dinh dưỡng Nitơ tổng số của khu
vực nghiên cứu Đồ Sơn - Hải Phòng .......................................... 59

Hình 3.8.

Bản đồ pha loãng hàm lượng dinh dưỡng Photpho tổng số của
khu vực nghiên cứu Đồ Sơn - Hải Phòng .................................... 60


Hình 3.9.

Bản đồ pha loãng hàm lượng dinh dưỡng BOD5 của khu vực
nghiên cứu Đồ Sơn - Hải Phòng ................................................. 61

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


5

Luận văn thạc sĩ khoa học – Đánh giá sức tải môi trường đối với một số hợp chất dinh dưỡng
khu vực nuôi trồng thủy sản Đồ S ơn – Hải Phòng

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Diện tích (ha) nuôi tôm của khu vực Hải Phòng năm 2000-2003
(Nguồn: Sở Thuỷ sản Hải phòng) ................................................ 11
Bảng 1.2. Hình thức nuôi và sản lượng nuôi tôm tại Hải phòng (Nguồn: Sở
Thuỷ sản Hải phòng)................................................................... 12
Bảng 1.3. Một vài yếu tố được xem xét để xác định sức tải môi trường vùng
ven biển (Phillip, 1994)............................................................... 23
Bảng 1.4: Quỹ dinh dưỡng tổng Nitơ và tổng Photpho trong ao nuôi bán
thâm canh ở Bangladesh với 1 vụ nuôi tôm (150 ngày).................. 27
Bảng 1.5. Ước lượng diện tích (ha) rừng ngập mặn (Rhizopora) cần thiết để
chuyển hóa lượng Nitơ và Photpho cho 1ha ao nuôi tôm thâm
canh và bán thâm canh (Nguồn: Robertson và Phillip, 1994). ....... 28
Bảng 1.6. Kết quả về tỷ lệ lọc nước và hấp thụ dinh dưỡng bởi một số loài
thân mềm .................................................................................... 29

Bảng 3.1: Một số thông tin chính về ao nuôi tôm P.monodon ....................... 37
Bảng 3.2. Một số thông tin chính của ao nuôi tôm xen lẫn nuôi cua .............. 38
Bảng 3.3. Thông số chất lượng nước tại khu vực nuôi trồng thuỷ sản Đồ Sơn
- Hải phòng (2003-2004). ............................................................. 40
Bảng 3.4: Hàm lượng dinh dưỡng tổng Nitơ (TN), tổng Photpho (TP) và nhu
cầu ôxy sinh hoá (BOD5) tại khu vực NTTS Đồ Sơn - Hải Phòng
(2003- 2004)................................................................................ 40
Bảng 3.5: Hàm lượng (%) các thông số trong trầm tích đáy khu vực đầm
nuôi trồng thủy sản, Đồ Sơn - Hải Phòng năm 2004. .................... 41

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


6

Luận văn thạc sĩ khoa học – Đánh giá sức tải môi trường đối với một số hợp chất dinh dưỡng
khu vực nuôi trồng thủy sản Đồ S ơn – Hải Phòng

Bảng 3.6. Môi trường địa hoá trầm tích vùng nuôi tôm tại Đồ Sơn - Hải
Phòng ........................................................................................ 42
Bảng 3.7: Thông số của hệ thống kênh mương cấp và thoát nước khu vực
nuôi trồng thuỷ sản Đồ Sơn ......................................................... 46
Bảng 3.8. Hàm lượng N và P trong thức ăn, phân bón ................................. 48
Bảng 3.9. Lượng thức ăn, phân bón cung cấp cho hệ và sản phẩm thu hoạch 50
Bảng 3.10. Tính toán lượng dinh dưỡng vào và ra của hệ thống ...................... 51
Bảng 3.11. Hàm lượng (%) của các dòng dinh dưỡng ra và vào trong hệ ......... 53
Bảng 3.12. Tỷ lệ chất thải dinh dưỡng trên một đơn vị sản phẩm .................... 56
Bảng 3.13. Tính toán khối lượng nhu cầu ôxy sinh hoá của vùng nghiên cứu .. 57
Bảng 3.14. Tính toán lượng tăng cao nồng độ dinh dưỡng trong nước qua hệ

thống nuôi trồng thủy sản (mg/m3) ............................................... 63

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


7

Luận văn thạc sĩ khoa học – Đánh giá sức tải môi trường đối với một số hợp chất dinh dưỡng
khu vực nuôi trồng thủy sản Đồ S ơn – Hải Phòng

MỞ ĐẦU
Nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta có xu hướng ngày càng phát triển, đặc biệt là các
vùng ven biển. Đóng góp của nuôi trồng thuỷ sản vào thị phần xuất khẩu, tạo
nguồn thu ngoại tệ của nước ta ngày càng tăng. Do đó, trong những năm gần đây
nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta được ưu tiên phát triển mạnh và được xem là một
giải pháp tổng thể nhằm giảm bớt sức ép cho khai thác thuỷ hải sản ven biển,
góp phần cải thiện đời sống cho cư dân ven biển. Với hơn 3620km bờ biển chạy
dọc đất nước từ Bắc đến Nam là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ
sản.
Nhưng cùng với tốc độ phát triển nuôi trồng thuỷ sản môi trường ven biển các
vùng nuôi tôm nhiều vùng đang ở mức độ ô nhiễm nghiêm trọng do môi trường
không thể đồng hoá hết lượng chất thải từ các vùng nuôi. Môi trường có sức
chứa giới hạn để hấp thụ các chất thải (khả năng tự làm sạch) từ nuôi trồng thuỷ
sản. Điều này người ta gọi là sức chịu tải của môi trường hay sức tải của môi
trường. Nếu khi sức tải vượt quá giới hạn, chất lượng nước giảm sút, bệnh tật lan
truyền nhanh và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản bị giảm sút nhanh chóng và có thể
mất trắng. Và kết quả có rất nhiều người dân bị mất tiền, trở thành nợ nần khi
đầu tư vốn nhưng không thu được sản phẩm. Điều này đã xảy ra trên khắp thế
giới và một số vùng ở Việt Nam.

Nuôi trồng thuỷ sản của vùng Đồ Sơn - Hải Phòng cũng không nằm ngoài những
vấn đề nêu trên. Sản lượng, năng suất nuôi không ổn định, khi được, khi mất mà
nguyên nhân chính là tôm chết do môi trường ô nhiễm và dịch bệnh. Môi trường
ô nhiễm là tác nhân gián tiếp để dịch bệnh phát triển nhanh.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


8

Luận văn thạc sĩ khoa học – Đánh giá sức tải môi trường đối với một số hợp chất dinh dưỡng
khu vực nuôi trồng thủy sản Đồ S ơn – Hải Phòng

Một vấn đề đặt ra là có cần thiết phải sự mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản
và thay đổi vị trí nuôi trồng thủy sản không? Đây vẫn là một câu hỏi mà các nhà
quản lý đang tìm câu trả lời. Để có thể trả lời được câu hỏi đó thì định giá nguồn
tài nguyên làm cơ sở cho kế hoạch phát triển và mở rộng nuôi trồng thuỷ sản là
rất cần thiết. Đây là vấn đề rất phức tạp, đề tài “Đánh giá sức tải môi trường đối
với một số hợp chất dinh dưỡng của hệ thống ao đầm nuôi trồng thủy sản khu
vực Đồ Sơn – Hải Phòng” muốn đóng góp một phần vào đánh giá định tính,
ước lượng các chất thải từ hệ thống ao đầm nuôi trồng thủy sản thải ra môi
trường. Khi nào thì sức tải của môi trường bị vượt quá giới hạn cho phép và vấn
đề tăng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản thì sức tải của môi trường sẽ như thế nào?
Vùng nghiên cứu được lựa chọn là hệ thống đầm nuôi trồng thuỷ sản bán thâm
canh nằm trong đê bao thuộc khu vực Đồ Sơn - thành phố Hải Phòng.
Mục tiêu của đề tài là ước tính sức tải của môi trường về dinh dưỡng đối với hệ
thống đầm nuôi tôm bán thâm canh vùng Đồ Sơn – Hải Phòng, giúp các nhà
quản lý, nhà khoa học và người dân có một cái nhìn tổng quan về môi trường
vùng nuôi tôm khu vực Đồ Sơn để từ đó có thể phát triển nuôi trồng thủy sản bền

vững, kết hợp phát triển nuôi trồng thủy sản với bảo vệ môi trường.
Đối với chất thải của nuôi trồng thủy sản chủ yếu là dinh dưỡng Nitơ, Photpho
và một số hợp chất hữu cơ khác. Với thời gian ngắn, trong khuôn khổ luận văn
tốt nghiệp, đề tài chỉ tập trung giải quyết được một số vấn đề sau:
- Ước tính sức chứa của vùng nuôi đối với hợp chất dinh dưỡng Nitơ và
Photpho.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


9

Luận văn thạc sĩ khoa học – Đánh giá sức tải môi trường đối với một số hợp chất dinh dưỡng
khu vực nuôi trồng thủy sản Đồ S ơn – Hải Phòng

- Ước tính khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng dựa trên một số kết quả
nghiên cứu về khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của rừng ngập mặn và
các yếu tố khác.
- Đề xuất một số giải pháp làm tăng sức chứa của môi trường vùng nuôi
trồng thuỷ sản Đồ Sơn - Hải Phòng.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


10

Luận văn thạc sĩ khoa học – Đánh giá sức tải môi trường đối với một số hợp chất dinh dưỡng
khu vực nuôi trồng thủy sản Đồ S ơn – Hải Phòng


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM VÀ
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.1. Hiện trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam
Nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam bắt đầu cách đây hơn 100 năm, nhưng
nuôi chuyên tôm mới bắt đầu từ năm 1987, khi sản lượng tôm bột đạt giá trị
thương phẩm [1]. Tuy thời gian phát triển nuôi thuỷ sản (đặc biệt là nuôi tôm) ở
nước ta chưa lâu nhưng diện tích đưa vào sử dụng đã tăng rất nhanh. Tiềm năng
diện tích có khả năng nuôi tôm nước ta có khoảng 500.000 ha với 340.000 ha
nuôi tôm biển và 170.000 ha nuôi tôm càng xanh. Năm 1992 diện tích nuôi tôm
205.000 ha trong đó có khoảng 16.000 ha nuôi tôm bán thâm canh năng suất đạt
1,0-1,2 tấn/ha/vụ. Năm 2003 tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1 triệu
ha, tổng sản lượng thuỷ sản đạt khoảng 1.1 triệu tấn. Theo dự kiến về chiến lược
phát triển nuôi tôm của Bộ Thuỷ sản tới năm 2010 diện tích ao nuôi chuyên tôm
là 210.000 ha, trong đó năm 1995 đạt được 156.000 ha [1].
Về sản lượng tôm nuôi tăng lên nhanh, đối tượng tôm biển nuôi chính là tôm Sú
P.monodon, tôm Bạc thẻ P.merguiensis, tôm Nương P.orientalis, tôm Rảo cỏ
Metapenaeus ensis. Trong đó tôm Sú nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng
tôm nuôi.
Năng suất nuôi bước đầu có nhiều tiến bộ, những năm đầu năng suất nuôi tôm
chỉ đạt khoảng 150-300 kg/ha/vụ. Đến nay các ao nuôi chuyên tôm ở Khánh Hoà
đã đạt năng suất ổn định từ 1.500-2.500 kg/ha/vụ [Nguyễn Văn Hảo, 2000]. Ở
miền Bắc mô hình nuôi tôm ít thay nước đạt năng suất cao đã được thực hiện tại
Trạm Nghiên cứu Thuỷ sản Nước lợ, Trại Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản
Quỳnh Liên (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I), bước đầu nuôi thành

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội



11

Luận văn thạc sĩ khoa học – Đánh giá sức tải môi trường đối với một số hợp chất dinh dưỡng
khu vực nuôi trồng thủy sản Đồ S ơn – Hải Phòng

công tôm sú đạt năng suất trên 1.000 kg/ha/vụ. Nhìn chung, năng suất tôm nuôi
trung bình trong cả nước chỉ đạt 300-500 kg/ha/vụ.
Nghề nuôi tôm ở Việt nam mới phát triển nhưng đã vấp phải những khó khăn lớn
đó là sự mâu thuẫn giữa diện tích nuôi tôm càng mở rộng thì năng suất tôm nuôi
càng giảm. Cà Mau và Bạc Liêu, nơi có diện tích nuôi tôm lớn nhất nước, trong
những năm đầu mới đào ao nuôi tôm năng suất đạt từ 250-500 kg/ha/năm, sau đó
năng suất giảm dần. Năm 1986-1988 diện tích ao nuôi tôm ở Cà Mau và Bạc
Liêu tăng từ 72.200 ha lên tới 124.000 ha nhưng sản lượng chỉ tăng từ 21.500 tấn
lên 22.700 tấn, năng suất giảm từ 297 kg/ha/năm xuống 153 kg/ha/năm. Nguy
hại hơn cả là các ao nuôi tôm đang bị “bỏ hoá” với tốc độ nhanh, năm 1988 Cà
Mau và Bạc Liêu mới có 3.000 ha bị bỏ hoá đến năm 1992 là 8.000 ha, năm
1993 đã lên tới 20.000 ha. Diện tích rừng ngập mặn đang bị tàn phá nhanh
chóng, năm 1983 diện tích rừng ngập mặn che phủ 252.000 ha đến năm 1994
diện tích đó chỉ còn 154.214ha. Đây là nguy cơ lớn nhất làm mất cân bằng sinh
thái, thay đổi chế độ thuỷ văn, hạn chế bãi sinh sản của các loài thuỷ sản, giảm
đáng kể nguồn lợi thuỷ sản ven bờ. Nghề nuôi tôm ở Việt nam gặp khó khăn lớn
về môi trường, đặc biệt là chất lượng nước, lượng phù sa bồi lắng lớn, chất độc
thuốc trừ sâu, lượng dầu thải cao, môi trường bị biến động nhiều, nhóm vi khuẩn
gây bệnh phát triển. Năm 1994-1995 dịch bệnh tôm nuôi các tỉnh miền Tây Nam
Bộ lên tới 85.000ha và thiệt hại kinh tế khoảng 294 tỷ đồng. Năm 1996 tuy dịch
bệnh có giảm nhưng sự thiệt hại vẫn còn tới khoảng 24 triệu đô la. Nguyên nhân
chính là do môi trường bị ô nhiễm nặng, chất lượng con giống kém, diện tích
nuôi tôm phát triển ồ ạt và thiếu quy hoạch v.v. Một trong những nguyên nhân
chính là do môi trường suy thoái, ô nhiễm nguồn nước cấp cho vùng nuôi, mầm
bệnh có trong nước quá cao. Để nghề nuôi tôm Việt nam tiếp tục phát triển

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


12

Luận văn thạc sĩ khoa học – Đánh giá sức tải môi trường đối với một số hợp chất dinh dưỡng
khu vực nuôi trồng thủy sản Đồ S ơn – Hải Phòng

chúng ta cần chú ý tới quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản theo hướng bền vững, đặc
biệt là quản lý chất lượng nước và môi trường ven biển [1].
1.2. Một vài nét về tình hình nuôi tôm khu vực Hải phòng
Công nghệ nuôi: đầu tư cho nuôi tôm nhìn chung còn nghèo nàn, phần lớn các
hộ nuôi tôm theo phương thức quảng canh cải tiến. Cho đến những năm 2000 trở
lại đây, xu hướng phát triển theo hình thức nuôi bán thâm canh. Công nghệ nuôi
tôm chủ yếu vẫn là thủ công. Chất lượng thức ăn nuôi tôm chưa ổn định, rất đa
dạng về chủng loại có cả thức ăn tổng hợp, cả thức ăn tươi sống (có thể chế biến
hoặc không chế biến).
Con giống: phần lớn nguồn giống được nhập từ miền Trung ra (65%), nhập từ
Trung Quốc (30%), còn lại nguồn giống của địa phương khoảng 5%. Giá một
con tôm giống khoảng 40-50VND/con. Con giống chất lượng thấp, đặc biệt là
nguồn giống được nhập từ Trung Quốc. Người dân thường thích mua con giống
được sản xuất ở trong nước, nếu nguồn giống của Hải Phòng sản xuất được thì
càng tốt (dễ thích nghi với điều kiện nuôi, môi trường của vùng), nhưng rất khó
phân biệt hai nguồn giống nói trên.
Dưới đây là một vài số liệu về sản lượng nuôi tôm, một số hình thức nuôi tôm
của Hải Phòng
Bảng 1.1: Diện tích (ha) nuôi tôm của khu vực Hải Phòng năm 2000-2003
(Nguồn Sở Thuỷ sản Hải Phòng, 2003)


Hình thức nuôi
Bán thâm canh và
thâm canh (ha)
Quảng canh cải tiến
và quảng canh (ha)

2000
1829,0

2001
2091,0

2002
2200,0

2003
2100

7394,5

8629,0

8620,0

8800

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội



13

Luận văn thạc sĩ khoa học – Đánh giá sức tải môi trường đối với một số hợp chất dinh dưỡng
khu vực nuôi trồng thủy sản Đồ S ơn – Hải Phòng

Tổng diện tích (ha)

9223,5

10720,0

10820,0

10900,0

Bảng 1.2. Hình thức nuôi và sản lượng nuôi tôm tại Hải Phòng
(Nguồn Sở Thuỷ sản Hải Phòng, 2003)
2000

hình
nuôi

2001

Diện
tích

Năng Sản
suất lượng
(ha) (tấn/ha) (tấn)


QCCT 5459

2002

Diện
tích

Năng Sản
suất lượng
(ha) (tấn/ha) (tấn)

Diện
tích

Năng
Sản
suất lượng
(ha) (tấn/ha) (tấn)

0,12

655

3950

0,14

553


4251

0,12

510,12

Bán
thâm
canh

600

0,34

204

2.091

0,27

556

1900

0,25

475,0

Thâm
canh


0

0

0

18

0,51

9,18

8

0,60

4,8

Tổng

6059

0

859

6059

1.118


6159

990

Ghi chú: QCCT - Quảng canh cải tiến

1.3. Đặc điểm khu vực nuôi trồng thuỷ sản Đồ Sơn - Hải Phòng
1.3.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn
• Vùng nghiên cứu được lựa chọn tại khu vực nuôi tôm Đồ Sơn - Hải Phòng
nằm trên vùng cửa sông hình phều Bạch Đằng, giới hạn từ 20o44’20’’ đến
20o45’43’’ độ vĩ Bắc, 106o45’13’’ đến 106o46’51’’ độ kinh đông (hình 1.1).
• Chế độ gió: Chịu ảnh hưởng của hai mùa gió rõ rệt.
Mùa Đông (từ tháng 11 đến tháng 2) chịu sự chi phối của hệ thống gió mùa
Đông Bắc với hướng gió thịnh hành là Bắc, Đông Bắc và Đông, tốc độ gió trung

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


14

Luận văn thạc sĩ khoa học – Đánh giá sức tải môi trường đối với một số hợp chất dinh dưỡng
khu vực nuôi trồng thủy sản Đồ S ơn – Hải Phòng

bình đạt 4,6 - 4,8m/s. Gió mùa đông bắc mang khí hậu lạnh từ phương bắc đổ về
làm nhiệt độ nước xuống thấp.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội



15

Luận văn thạc sĩ khoa học – Đánh giá sức tải môi trường đối với một số hợp chất dinh dưỡng
khu vực nuôi trồng thủy sản Đồ S ơn – Hải Phòng

Hình 1.1. Bản đồ vùng ven biển Đồ Sơn - Hải Phòng

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


16

Luận văn thạc sĩ khoa học – Đánh giá sức tải môi trường đối với một số hợp chất dinh dưỡng
khu vực nuôi trồng thủy sản Đồ S ơn – Hải Phòng

Mùa hè ( từ tháng 6 đến tháng 9) chịu ảnh hưởng của hệ thống gió mùa Tây Nam
biến tính khi thổi vào Vịnh Bắc Bộ có hướng chính là Nam và Đông Nam. Tốc
độ gió trung bình đạt 4,5 - 6,0m/s.
Mùa chuyển tiếp hướng gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông và Đông Nam,
tuy có tần xuất cao nhưng không phân bố tập trung như các hướng gió Bắc,
Đông Bắc (mùa đông) và Nam, Đông Nam (mùa hè). Tốc độ trung bình đạt 4,2 5,2m/s [4].
• Chế độ mưa: Mùa mưa ở khu vực nghiên cứu phân biệt rõ rệt. Từ tháng 10
đến tháng 4 là mùa khô. Lượng mưa thấp, trung bình từ 30 đến 70mm. Mùa mưa
bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 10. Tổng lượng mưa vào mùa này đạt trên
1700mm. Lượng mưa trung bình khoảng 300 –350mm [4].
• Chế độ sóng: Trong thời kỳ gió Bắc và Đông Bắc thịnh hành ở vùng biển Đồ
Sơn, sóng, gió kém phát triển do đà sóng ngắn, vịnh nước lại nông và một phần

do đảo Cát Hải che chắn. Tuy vậy vào thời kỳ triều cường, sóng gió vẫn có điều
kiện phát triển và khúc xạ lan truyền sóng vào bờ, đe doạ các đoạn bờ biển ven
đường 353. Độ cao sóng trung bình đạt 0,5 - 0,6m [1a].
Trong mùa chuyển tiếp chế độ sóng, gió ở khu vực nghiên cứu có hướng thịnh
hành là Đông với tần xuất lập lại 30% (tháng 5) đến 56.3% (tháng 3). Độ cao
sóng trung bình đạt 0.6 - 0.7m [1a].
Về mùa hè chế độ sóng cũng có đặc điểm tương tự, sóng, gió có hướng thịnh
hành là Đông Nam, Nam và Tây Nam với tần xuất xuất hiện cao, dao động trong
khoảng 38 - 70%. Đặc biệt vào tháng 6 -7 sóng gió có hướng Nam chiếm ưu thế.
Độ cao sóng trung bình đạt 0.6 - 0.8m [1a].

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


17

Luận văn thạc sĩ khoa học – Đánh giá sức tải môi trường đối với một số hợp chất dinh dưỡng
khu vực nuôi trồng thủy sản Đồ S ơn – Hải Phòng

Chế độ sóng gió về mùa hè và mùa chuyển tiếp có ảnh hưởng đến khả năng phân
tán các chất ô nhiễm từ nguồn thải.
• Thuỷ triều: Thuỷ triều vùng biển Đồ Sơn có đặc điểm chế độ nhật triều thuần
nhất với biên độ dao động lớn [5]. Thông thường trong một ngày xuất hiện một
đỉnh triều (nước lớn) và một chân triều (nước ròng). Trung bình một tháng có hai
kỳ nước lớn với biên độ dao động mực nước 2,0 - 4,0m, mỗi kỳ kéo dài từ 2 - 3
ngày. Ở thời kỳ nước kém tính chất nhật triều giảm đi rõ rệt, ngược lại tính chất
bán nhật triều tăng lên. Trong kỳ nước lớn, ngày có mực nước triều lớn nhất (có
đỉnh triều cao nhất và chân triều thấp nhất) thường là sau 2- 3 ngày khi mặt trăng
ở vị trí có độ vĩ xích lớn nhất. Ngày nước kém xuất hiện sau 2 - 3 ngày khi mặt

trăng đi qua mặt phẳng xích đạo. Trong năm các kỳ nước kém và nước lớn
không như nhau phụ thuộc vào lực tương tác giữa Mặt trăng - Trái Đất và Mặt
trời.
Theo tài liệu quan trắc nhiều năm tại trạm Hòn Dáu cho thấy: Biên độ dao động
mực nước triều lớn nhất có thể đạt 4,25m và mực nước triều thấp nhất là 0,07m.
• Dòng chảy sông: Khu vực nghiên cứu dòng chảy lũ trong sông có tốc độ cao
thường xảy ra vào tháng 8, đây là thời kỳ hoạt động mạnh mẽ và liên tiếp của các
loại hình thời tiết như bão, áp thấp nhiệt đới, … gây mưa to trên diện rộng, nước
tập trung vào các sông dồn ra biển với lưu lượng lớn. Tốc độ dòng chảy lũ ở cửa
sông Lạch Tray khoảng 0,6 - 0,7m/s. Dòng chảy lũ hàng năm đã đưa hàng triệu
tấn phù sa ra cửa sông, độ đục lớn nhất có lúc lên đến 2500- 3000mg/l. Từ tháng
9 đến tháng 4 năm sau là thời kỳ mưa ít, tốc độ dòng chảy đo được ở cửa sông
Lạch Tray khoảng 15 - 30cm/s, lớn nhất khoảng 40cm/s [1a].

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


18

Luận văn thạc sĩ khoa học – Đánh giá sức tải môi trường đối với một số hợp chất dinh dưỡng
khu vực nuôi trồng thủy sản Đồ S ơn – Hải Phòng

• Dòng chảy do gió: Trong mùa gió Đông Nam, ứng với trường gió Nam vận
tốc 8 - 9m/s. Nhìn tổng thể vùng Đồ Sơn tồn tại hoàn lưu xoáy nghịch, nghĩa là
dòng chảy có xu hướng đi lên phía Bắc và phía Đông Bắc.
• Dòng chảy tổng hợp: Vào mùa hè với hướng gió Đông và Đông Nam thịnh
hành, dòng chảy chủ yếu của khu vực vẫn là dòng triều và dòng dư (do sóng và
dòng chảy sông). Khu từ cửa Cấm đến cửa sông Lạch Tray, đồi Độc tốc độ dòng
trong mùa hè không lớn lắm, dòng chảy bờ biển có hường Tây Bắc - Đông Nam

với tốc độ trung bình là 0,25 - 0,45m/s nhưng ở phía xa bờ từ đường đẳng sâu
2m trở ra dòng chảy lại có hướng ngược lại Đông Nam lên Tây Bắc. Hai dòng
chảy có hai hướng khác nhau đã tạo điều kiện lắng đọng trầm tích. Vào mùa
chuyển tiếp thì dòng chảy chủ yếu là dòng triều, dòng dư không lớn lắm, hoàn
lưu gần giống mùa hè, nhưng cường độ yếu hơn [5].
1.3.2. Đặc điểm hệ thống cấp thoát nước
Diện tích: Tổng diện tích khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung khoảng 683ha, nằm
trong đê bao. Hình thức nuôi tôm chủ yếu ở đây chủ yếu theo phương thức bán
thâm canh. Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm và cua. Tổng số khoảng 720 đầm
nuôi, diện tích trung bình mỗi đầm nuôi từ 0,5 – 1ha. Tổng số hộ gia đình tham
gia nuôi trồng thuỷ sản là 574 gia đình. Trong đó, diện tích nuôi tôm chiếm
khoảng 263ha, diện tích nuôi xen tôm và cua khoảng 394ha. Còn lại khoảng 26,4
ha là diện tích các kênh mương cấp và thoát nước.
Khu nuôi trồng được chia làm 3 lô theo chiều từ biển vào có đặc điểm khác
nhau:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


19

Luận văn thạc sĩ khoa học – Đánh giá sức tải môi trường đối với một số hợp chất dinh dưỡng
khu vực nuôi trồng thủy sản Đồ S ơn – Hải Phòng

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


20

Luận văn thạc sĩ khoa học – Đánh giá sức tải môi trường đối với một số hợp chất dinh dưỡng
khu vực nuôi trồng thủy sản Đồ Sơn – Hải Phòng.

Hình 1.2. Bản đồ hệ thống cấp thoát nước, các điểm lấy mẫu khu vực nghiên cứu

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


21
Luận văn thạc sĩ khoa học – Đánh giá sức tải môi trường đối với một số hợp chất dinh dưỡng
khu vực nuôi trồng thủy sản Đồ Sơn – Hải Phòng.

• Lô 1: Giáp đê biển diện tích 230ha, các ao ở đây có độ sâu từ 1,2 – 2,0m
có chất đáy là bùn cát, nhiều dễ cây sú vẹt… Độ sâu lớn một phần do độ
dốc của bãi triều một phần do đắp đê biển.
• Lô 2: Khu vực giữa có diện tích 230ha, có độ sâu mực nước trung bình 0,8
–1,2 m. Đây là lô có chất đáy bùn cát, trầm tích hữu cơ thấp.
• Lô 3: Giáp đường giao thông tổng diện tích 220ha, đáy ao cao, độ sâu mực
nước thấp chỉ 0,5 – 0,8m. Đây một phần là diện tích chuyển đổi từ nông
nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản.
Hệ thống kênh cấp, thoát nước hình bao gồm: Nguồn nước cấp được lấy từ
ngoài bãi triều thông qua đê quốc gia bằng hai cống cấp: cống Cầm Cập ( cống
cấp 1) và cống Thuỳ Giang (cống cấp 2). Cống thoát nước thải là cống Đồ Sơn
(cống thải số 1) và cống thải Thuỳ Giang (cống thải số 2). Có 2 kênh cấp chính
tổng chiều dài 6km, có 7 kênh cấp nhánh vào đầm nuôi với tổng chiều dài 21km
(hình 1.2).
1.3.3. Hiện trạng sản xuất
Hiện trạng về cung cấp giống tôm: Nhu cầu giống ở các tỉnh phía Bắc tương đối
cao nhưng cung cấp tại chỗ còn ở mức thấp. Tôm sú hầu hết phải di nhập từ

miền Trung và Trung Quốc.
Thức ăn: Thức ăn cho tôm được chia làm 3 loại:
• Thức ăn tự nhiên: Đó là các loài động thực vật phù du, động vật đáy và
mùn bã hữu cơ có ở trong đầm, phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng của
từng đầm và nguồn nước thuỷ triều ra vào. Thức ăn tự nhiên thực ra chỉ có
ý nghĩa trong nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


22
Luận văn thạc sĩ khoa học – Đánh giá sức tải môi trường đối với một số hợp chất dinh dưỡng
khu vực nuôi trồng thủy sản Đồ Sơn – Hải Phòng.

• Thức ăn tươi sống: Gồm các loại tôm, cá tạp, còng, cáy và don dắt... Loại
thức ăn này dễ kiếm, tôm thích ăn và tốc độ sinh trưởng nhanh. Tuy vậy
khó cấp thường xuyên, tỷ lệ dư thừa lớn nên dễ làm ô nhiễm môi trường
nuôi và mang mầm bệnh vào ao nuôi.
• Thức ăn chế biến: Là các loại thức ăn công nghiệp. Tuy tiện lợi, dễ sử
dụng nhưng vấn đề chất lượng và bảo quản là rất quan trọng. Thức ăn viên
hiện được dùng phổ biến là: Hải Vân và KP 90 (Đà Nẵng); CP (Thái Lan),
Hạ Long (Hải Phòng) và một số loại thức ăn khác của Đài loan (Grobest)
và Trung Quốc...
Các loại hoá chất xử lý nước, chế phẩm sinh học, thuốc chữa bệnh cũng được
bán khắp vùng nuôi tôm.
Mùa vụ nuôi tôm: Chủ yếu từ tháng 3, 4 đến tháng 9, 10. Đây là mùa mưa, nhiệt
độ cao thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của tôm Sú nhưng độ mặn lại
giảm thấp và môi trường thường bị ô nhiễm do nguồn nước của các dòng sông
đổ xuống. Do vậy, vấn đề kiểm soát môi trường, dịch bệnh rất quan trọng.
Điều kiện kinh tế, xã hội

Kết quả điều tra cho thấy hoạt động nuôi trồng thuỷ sản khu vực nghiên cứu có
tác động lớn đối với đời sống kinh tế xã hội ở các mặt sau:
• Nghề nghiệp: Khoảng 720 đầm nuôi trồng thuỷ sản với hàng ngàn người có
thu nhập từ nghề nuôi trồng thuỷ sản. Dịch vụ về nuôi trồng thuỷ sản như:
Giống, thú y, thức ăn, phân bón chế biến thuỷ sản, ... cũng phát triển.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


23
Luận văn thạc sĩ khoa học – Đánh giá sức tải môi trường đối với một số hợp chất dinh dưỡng
khu vực nuôi trồng thủy sản Đồ Sơn – Hải Phòng.

• Sản phẩm: hàng năm tạo ra khối lượng sản phẩm thuỷ sản rất có giá trị cho
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Với 683ha, tạo ra 200 - 300tấn tôm, 100 200 tấn cua biển, và hàng chục tấn cá, rong ....
Tuy nhiên bệnh dịch cùng với chất lượng môi trường đang suy thoái sản lượng
hai năm gần đây giảm đáng kể. Năm 2000 năng xuất trung bình 300 - 500kg/ha
thì năm 2003 – 2004 chỉ đạt 100 - 200kg/ha.
Doanh thu
- 20% số hộ thu lãi: 10triệu đồng/ha/năm. Trong đó 60% số hộ nuôi kết hợp
Tôm Cua
- 70% số hộ bị thiệt hại 5 – 10triệu đồng/ha/năm.
- 10% số hộ hoà vốn hoặc lãi không đáng kể.
Những yếu tố chính tác động:
- Dịch bệnh đốm trắng gây thiệt hại 90% số hộ bị nhiễm bệnh.
- Môi trường ô nhiễm làm tôm chậm lớn tỷ lệ sống thấp, tôm thu hoạch nhỏ
giá bán thấp 50%.
Chi phí sản xuất
- Thức ăn công nghiệp tăng giá (100đ/kg). Nguồn thức ăn tươi sống khai

thác tự nhiên sản lượng ngày càng giảm dẫn đến giá tăng.
- Đầm nuôi lâu năm lượng chất thải nhiều chi phí cải tạo cao: chi phí hút
bùn, chi phí hoá chất cải tạo, thuốc hoá chất quản lý môi trường nước (đặc
biệt ở lô 1 và các đầm nuôi cua – tôm)
- Thiếu kinh phí sản xuất một số khâu kỹ thuật bị cắt giảm (như cải tạo ao,

xử lý nước..) môi trường ô nhiễm tôm bị bệnh thiệt hại lớn cho người nuôi.
1.3.4. Những vấn đề về môi trường dịch bệnh
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


×