Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bài 11 CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.19 KB, 8 trang )

Tuần: 9
Tiết: 18

Ngày soạn:…../…../…..
Ngày dạy:…../…../……

Bài 11
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
CUỐI THẾ KỸ XIX-ĐẦU THẾ KỸ XX
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức:
-Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển mạnh
mẽ ở Đông Nam Á là kết quả tất yếu của sự thống trị, bóc lột của chủ
nghiã thực dân.
-Trong khi giai cấp phong kiến trở thành công cụ, tay sai cho chủ nghĩa
thực dân, thì giai cấp tư sản dân tộc ở thuộc địa, mặc dù còn non yếu,
đã tổ chức, lãnh đạo các phong trào đấu tranh. Đặc biệt, giai cấp công
nhân ngày một trưởng thành, từng bước vươn lên nắm giữ vai trò lãnh
đạo trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
-Về diễn biến các phong trào diễn ra rộng khắp ở các nước Đông Nam Á
từ cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỹ XX
2. Kỹ năng:
-Biết sử dụng lược đồ Đông Nam Á để trình bày sự kiện tiêu biểu.
-Phân biệt đươc những nét chung, riêng của các nước trong khu vực
Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỹ XX.
3. Thái độ
-Nhân thức đúng về thời kỳ phát triển sôi động của phong trào giải
phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
-Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc dấu tranh vì độc lập, tự
do và sự tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực.
- Ý thức đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ di sản văn hóa của


dân tộc (ở địa phương)
II.NHỮNG NĂNG LỰC CÓ THỂ PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH
Thông qua bài học nhằm định hướng các năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tự học.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Thực hành bộ môn lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến nội
dung bài; sử dụng lược đồ, bản đồ để tổng hợp những yếu tố cơ bản….
+ Phân tích, nhận xét mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện
lịch sử với nhau.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Thuyết trình
- Làm việc nhóm


IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Lược đồ khu vực Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX.
- Các tranh ảnh, tài liệu có liên quan: ảnh đền thờ Thiên Hộ Dương...
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1.Hoạt động khởi động: 5’
a. Mục tiêu: Với việc quan sát lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX, các em có thể biết được ĐNA gồm những quốc gia nào? Từ đó,
khao khát kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ( vì
sao các nước ĐNA trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương
Tây, phong trào đấu tranh ở khu vực ĐNA diễn ra như thế nào?)
b. Phương thức tổ chức hoạt động:
GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát lược đồ khu vực Đông Nam Á
cuối thế kỉ XIX, cho biết khu vực ĐNA gồm những quốc gia nào?

c. Kết quả mong đợi từ hoạt động: (Gợi ý sản phẩm): Mỗi HS có thể trình
bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên bổ sung hoàn chỉnh để làm

tình huống kết nối vào bài mới.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
TG
(hoạt động)
13’ Hoạt động 1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa
thực dân ở các nước Đông Nam Á.
* Mục tiêu:
- Giải thích được vì sao khu vực ĐNA trở thành
đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương
Tây
- Biết tên các nước đế quốc nào xâm lược nước
nào ở Đông Nam Á- xác định trên lược đồ.
* Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: dựa vào lược đồ ĐNA
và kênh chữ SGK giới thiệu ngắn gọn về khu vực

Nội dung cần đạt
(đơn vị kiến thức)


Đông Nam Á ( Vị trí địa lý, tài nguyên thiên
nhiên, tình hình chính trị- xã hôi ). Thảo luận:
?Nhận xét của em về vị trí địa lý, tài nguyên thiên
nhiên
? Tình hình chính trị- xã hội khu vực ĐNA
- Gọi Hs trả lời và cho HS bổ sung hoàn thiện
- GV nhận xét và chốt ý
- Đông Nam Á có vi
trí địa lí quan trọng,

giàu tài nguyên, chế
độ phong kiến suy
yếu.
Từ nửa sau thế kĩ XIX, tư bản phương Tây đẩy
mạnh xâm lược:
? Hãy cho biết tên các nước đế quốc nào xâm lược
nước nào ở Đông Nam Á?
- Gọi Hs trả lời và cho HS bổ sung hoàn thiện
- GV nhận xét và chốt ý
- Từ nửa sau thế kỉ
XIX, tư bản phương
Tây đẩy mạnh xâm
lược:
+ Anh chiếm Mã
Lai, Miến Điện
+ Pháp chiếm Việt
Nam, Lào và Campu-chia
+ Tây Ban Nha,
rồi Mĩ chiếm Philíp-pin
+ Hà Lan và Bồ
Đào Nha chiếm Inđô-nê-xi-a .
- Xiêm( nay là Thái
? ĐNA có còn nước nào thoát khỏi tình trạng là Lan ) là nước duy
thuộc địa của TB phương Tây không ?
nhất ở Đông Nam Á
GV giải thích: - Xiêm (Thái Lan) là nước duy vẫn còn giữ được
nhất ở ĐNA còn giữ được độc lập. Do Thái Lan có độc lập.
chính sách ngoại giao khôn khéo, biết lợi dụng
mâu thuẩn giữa Anh, Pháp để giữ chủ quyền quốc
gia. Đồng thời phải hy sinh nhiều quyền lợi cho

các nước đế quốc như cắt đất nhường cho chúng.


Thực chất, Thái Lan cũng trở thành phụ thuộc
của Anh, Pháp.
* Sản phẩm mong đợi:
- Đông Nam Á có vi trí địa lí quan trọng, giàu tài
nguyên, chế độ phong kiến suy yếu.
- Xác định trên lược đồ vị trí các nước ĐNA bị tư
bản phương Tây xâm lược:
+ Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện
+ Pháp chiếm Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia
+ Tây Ban Nha, rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin
+ Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a .
- Xiêm( nay là Thái Lan ) là nước duy nhất ở
Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập.
(hoạt động)
(Đơn vị kiến thức)
20’ Hoạt động 2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc.
* Mục tiêu:
- Nêu được chính sách thuộc địa của TD phương
Tây có những điểm chung nổi bật.
- Trình bày những nét lớn về phong trào GPDT ở
các nước ĐNA cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Tại
sao những phong trào đều thất bại.
- Tích hợp lịch sử địa phương, giáo dục ý thức bảo
vệ di sản văn hóa
* Phương thức tổ chức hoạt động:
? Vì sao nhân dân Đông Nam Á tiến hành cuộc

đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ?
- Gọi Hs trả lời và cho HS bổ sung hoàn thiện
- GV nhận xét và chốt ý
a. Nguyên nhân
- Thực dân phương
tây đã thi hành
chính sách “chia để
trị” vơ vét của cải
của nhân dân .
- Mâu thuẫn dân tộc
ngày càng gay gắt,
? Kể tên một số phong trào đấu tranh tiêu biểu ở hàng loạt phong


Đông Nam Á trong thời gian này?

trào đấu tranh nổ ra

- GV dùng lược đồ để trình bày

+ Ở In-đô-nê-xi-a:
Năm 1905, các tổ
chức công đoàn
thành lập và bắt đầu
truyền bá chủ nghĩa
Mác. Chuẩn bị cho
sự ra đời của Đảng
cộng sản (1920) .
+ Ở Phi-líp-pin:
cuộc cách mạng

chống Tây Ban Nha
(1896 – 1898), thắng
lợi, dẫn tới sự thành
lập nước Cộng hòa
Phi-líp-pin, nhưng
ngay sau đó Mĩ thôn
tính .
+ Ở Cam-pu-chia:
có cuộc khởi nghĩa
của A-cha-Xoa
(1863 – 1866), và
khởi nghĩa của nhà
sư Pu-côm-bô (1866
– 1867) , có liên kết
với nhân dân Việt
Nam.
+ Ở Lào: cuộc đấu
tranh vũ trang do
Pha-ca-đuốc lãnh
đạo (1901) và cuộc
khởi nghĩa ở cao
nguyên Bô-lô-ven
(1901-1907), lan
sang cả Việt Nam.

? Nét nổi bật trong phong trào đấu tranh của 3
nước Việt Nam- Lào- Campuchia là gì?
- Gọi Hs trả lời và cho HS bổ sung hoàn thiện
- GV nhận xét và chốt ý
- GV dung hình ảnh và giới thiệu sơ lược vê nhân



vật Thiên Hộ Dương
- Giáo dục bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương
(khu di tích Gò Tháp)
- Thảo luận:
? Nhận xét phong trào giải phóng dân tộc ở ĐNA
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX về:
+ Quy mô
+ Thành phần tham gia
+ Hình thức đấu tranh
+ Kết quả
- Gọi Hs trả lời và cho HS bổ sung hoàn thiện
- GV nhận xét và chốt ý
? Nguyên nhân nào các phong trào đấu tranh đều
lần lược thất bại
- Gọi Hs trả lời và cho HS bổ sung hoàn thiện
- GV nhận xét và chốt ý
* Sản phẩm mong đợi:
a. Nguyên nhân
- Thực dân phương tây đã thi hành chính sách
“chia để trị” vơ vét của cải của nhân dân .
- Mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt, hàng loạt
phong trào đấu tranh nổ ra
b. Phong trào tiêu biểu ở các nước
+ Ở In-đô-nê-xi-a, Ở Phi-líp-pin, Ở Cam-pu-chia,
Lào, Việt Nam…

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 4’
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã

được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: các nước ĐNA cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX
- Phương thức tổ chức hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc các
nhân trả lời các câu hỏi tự luận và xác định trên lược đồ
+ Vì sao ĐNA trở thành đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây?
+ Xác định trên lược đồ các quốc gia ĐNA bị tư bản phương Tây xâm lược?
+ Nguyên nhân thất bại của phong trào GPDT ở các nước ĐNA
- Sản phẩm mong đợi:


+ Đông Nam Á có vi trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến
suy yếu.
+ Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện
+ Pháp chiếm Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia
+ Tây Ban Nha, rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin
+ Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a .
+ Do: Kẻ thù xlược còn mạnh, chính quyền PK nhiều nước đã thỏa hiệp làm
tay sai cho giặc
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG: 3’
- Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải
quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về:
+ Lập niên biểu về phong trào GPDT.
+ Trách nhiệm của học sinh về bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ di sản
văn hóa
- Phương thức tổ chức hoạt động: giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà làm bài
tập
1. Lập niên biểu các cuộc đấu tranh của nhân dân ĐNA theo mẫu
Tên nước
Thời gian
Phong trào tiêu biểu

Ở In-đô-nê-xi-a
Phi-líp-pin
Cam-pu-chia
Lào
Việt Nam
2. Liên hệ bản thân: đấu tranh bảo vệ đất nước, bảo vệ di sản văn hóa
3. GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…
c. Kết quả mong đợi:
1. Lập niên biểu các cuộc đấu tranh của nhân dân ĐNA
Tên nước
Thời gian
Phong trào tiêu biểu
Ở In-đô-nê-xi-a 1905
Các tổ chức công đoàn thành lập
Phi-líp-pin
1896 -1898 Cuộc cách mạng chống Tây Ban Nha
Cam-pu-chia
1863-1866 Cuộc khởi nghĩa của A-cha-xoa ở Tà Keo
1866-1867 Khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-pô ở Cra-chê
Lào
1901
Cuộc đấu tranh vũ trang ở Xa-van-na-khét do Pha-cađuốc lãnh đạo
1901-1907 Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven
Việt Nam
1885-1896 Phong trào Cần vương
1884-1913 Phong trào nông dân Yên Thế


2. Nêu được trách nhiệm: đối với nhà trường, gia đình, xã hội..
+ Nhà trường: lao động, học tập...

+ Gia đình: Tuyên truyền ý thức truyền thống đấu tranh bảo vệ đất nước,
di sản văn hóa...
+ Xã hội: tham gia các hoạt động xã hội (đền ơn đáp nghĩa, thăm gia đình
liệt sĩ...)



×