Bài 11:
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận thức rõ
_ Sự thống trị, bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân làm cho phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát trtiển ở các nước Đông
Nam Á nói riêng.
_ Giai cấp công nhân ngày một trưởng thành, từng bước vươn lên nắm giữ
vai trò lãnh đạo trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
_ Những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu vào cuối thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX diễn ra ở các nước Đông Nam Á, trước tiên là In-đô-
nê-xi-a, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam.
2. Tư tưởng:
_ Nhận thức đúng về thời kì phát triển sôi động của phong trào giải phóng
dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
_ Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và
tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực
3. Kĩ năng:
_ Biết sử dụng lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX trong SGK để trình
bày những sự kiện tiêu biểu.
_ Phân biệt được những nét chung, riêng của các nước trong khu vực Đông
Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
II/ TÀI LIỆU – PHƯƠNG PHÁP
1) Tài liệu:
_ Bản đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX (treo tường)
_ Các tài liệu, chuyên khảo về In-đô-nê-xi-a, Lào ….
2) Phương Pháp: Phát vấn, thảo luận, diễn giảng, trực quan …
III/ TRỌNG TÂM:
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
_ Trình bày quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc cuối TK
XIX – đầu TK XX
_ Lập bảng niên biểu tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc
chống đế quốc phong kiến từ năm 1842 đến năm 1911.
_ Trình bày về Tôn Trung Sơn và nội dung Học thuyết Tam dân.
2/ Giới thiệu bài mới: Do sự thống trị, bóc lột của chủ nghĩa thực dân
phương Tây ở Đông Nam Á, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu
vực này cũng diễn ra sôi nổi.
I/ QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN Ở CÁC
NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Phần giảng
* Gv: Treo bản đồ “Các nước Đông Nam Á
cuối TK XIX – đầu TK XX” và giới thiệu
ngắn gọn về khu vực Đông Nam Á: Vị trí
địa lí, tầm quan trọng về chiến lược, tài
nguyên, là khu vực có nền văn minh lâu
đời.
Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành
đối tượng xâm lược của các nước đế quốc
phương Tây ?
_ Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang
Đông, có vị trí chiến lược quan trọng …
_ Giàu tài nguyên.
_ Có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu
thụ lớn.
Phần ghi
_ Là khu vực có vị trí địa lí quan trọng,
giàu tài nguyên.
_ Từ nửa sau TK XIX, các nước tư bản
phương Tây xâm chiếm làm thuộc địa.
Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện.
Pháp chiếm Việt Nam, Cam-pu-
chia, Lào.
_ Chế độ phong kiến cầm quyền suy yếu.
* Gv: Sử dụng bảng đồ giúp học sinh nhận
rõ quá trình xâm lược của thực dân phương
Tây.
Mĩ chiếm Phi-líp-pin
Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-
nê-xi-a
II/ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Phần giảng
Ngay sau khi bị thực dân phương Tây
xâm lược, nhân dân các nước đã làm gì ?
Kiên quyết đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
Sau khi thôn tính các nước Đông Nam
Á, thực dân phương Tây đã tiến hành các
chính sách cai trị ra sao ? Cai trị hà
khắc: vơ vét, đàn áp, chia để trị.
Chính sách thuộc địa của thực dân
phương Tây ở Đông Nam Á có những điểm
chung nào nổi bật ? Vơ vét tài nguyên
đưa về chính quốc, không mở mang công
nghiệp ở các thuộc địa, tăng các loại thuế,
mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào
yêu nước.
Phần ghi
1/ In-đô-nê-xi-a:
* Gv: Sử dụng bản đồ Đông Nam Á, chỉ vị
trí In-đô-nê-xi-a: đây là nước lớn nhất, một
quần đảo rộng lớn với hành nghìn đảo nhỏ.
Hình thù giống như “một chuổi ngọc quấn
vào đường Xích đạo”.
_ Học sinh đọc đoạn in nghiêng trong Sgk.
* Gv:giới thiệu Phi-líp-pin là một quốc gia
hải đảo, được ví như một “vải lụa” trên
biển vì sự hoạt động của nhiều núi lửa.
Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc diễn
ra như thế nào ? Quyết liệt.
Mĩ tiến hành xâm lược Phi-líp-pin như
thế nào ? Mược cớ”giúp đỡ” nhân dân
Phi-líp-pin chống Tây Ban Nha để thôn tính
nước này.
* GV diễn giảng: Lào và Cam-pu-chia là
hai nước trên bán đảo Đông Dương có quan
hệ mật htiết với Việt Nam. ba dân tộc đã
liên minh chặt chẽ trong cuộc chiến đấu
chống thực dân Pháp xâm lược.
_ Năm 1905 công đoàn xe lửa thành
lập.
_ Năm 1908, Hội liên hiệp công nhân
ra đời.
_ Tháng 5 – 1920 Đảng công sản thành
lập.
2/ Phi-lip-pin:
_ Năm 1896 – 1898, cách mạng bùng
nổ dẫn tới sự ra đời nước cộng hoà Phi-
lip-pin
_ Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha và
thôn tính Phi-lip-pin.
3/ Cam-pu-chia:
Kể tên những cuộc khởi nghĩa lớn ở
Cam-pu-chia ?
_ Cuộc khởi nghĩa do A-cha-Xoa lãnh đạo
ở Ta Keo (1863 – 1866).
_ Cuộc khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô ở
Cra-chê ( 1866 – 1867).
* Gv Diễn giảng: sự đoàn kết, phối hợp
chiến đấu của nhân dân ba nước Đông
Dương. Đây là biểu hiện đầu tiên của liên
minh chiến đấu giữa ba dân tộc trên bán
đảo Đông Dương vì độc lập, tự do của mỗi
nước.
* Gv cho học sinh thảo luận và trả lời câu
hỏi:
Nêu nhận xét chung về phong trào giải
phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào
cuối TK XIX – đầu TK XX. Tại sao đều
thất bại ?
_ Liên tục nổ ra, anh dũng, lực lượng tham
gia đông đảo là công nhân và nông dân.
_ Năm 1863 vua Nô-rô-đôm thừa nhận
nền đô hộ của Pháp.
_ Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân
đã nổ ra.
4/ Lào:
cuộc khởi nghĩa của nhân dân tỉnh Xa-
va-na-khét và cao nguyên Bô-lô-ven
(1901).
5/ Miến Điện: cuộc kháng chiến chống
thực dân Anh diễn ra quyết liệt (1885)
6/ Việt Nam: phong trào nông dân Yên
Thế (1884 – 1913)
_ Lực lượng bọn xâm lược mạnh, chính
quyền phong kiến làm tay sai, chưa có
đường lối cứu nước đúng đắn, thiếu tổ chức
và thiếu lãnh đạo chắt chẽ.
3/ Củng cốvà làm bài tập tại lớp:
a) Trình bày khái quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực
dân phương Tây.
b) Hãy trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước
Đông Nam Á vào cuối TK XIX – đầu TK XX. Tại sao những phong trào này
đều thất bại ?
c) Phát phiếu học tập cho học sinh làm bài tại lớp.
4/ Dặn dò:
_ Học bài và xem trước bài 12 ở nhà.
_ Làm bài tập thực hành lịch sử bài 11.