Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài 16 HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919 1925 chương trình mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.91 KB, 5 trang )

Tiết 20
Tuần 20

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 16: HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI
TRONG NHỮNG NĂM (1919 – 1925)

I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trình bày được những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1917 đến năm 1923,
nhấn mạnh đến việc Người tìm thấy con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam
- Trình bày được những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1923 đến năm 1924 ở
Liên Xô để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị về tư tưởng cho sự thành lập Đảng
- Trình bày được những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1924 đến 1925 ở
Trung Quốc để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị về tổ chức cho sự thành lập Đảng.
2. Thái độ:
Giáo dục cho học sinh lòng khâm phục, kính yêu lãnh tụ Nguyễn ái Quốc và các chiến
sĩ cách mạng.
3. Kĩ năng:
Rèn cho học sinh kỹ năng trình bày một vấn đề lịch sử bằng bản đồ. Rèn cách phân
tích, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử.
II. Những năng lực có thể phát triển ở học sinh:
Thông qua bài học nhằm định hướng các năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tự học.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Thực hành bộ môn lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung bài; lập
bảng so sánh; sử dụng lược đồ,….
+ Phân tích, đánh giá mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với
nhau.
III. Phương pháp và KTDH có thể sử dụng:


- Thuyết trình.
- Làm việc nhóm.
- Lập bảng niên biểu.
IV. Phương tiện dạy học
- Lược đồ hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 – 1941.
- Một số tranh ảnh, tư liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài.
- Bảng phụ.
V. Tổ chức các hoạt học của học sinh
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút)
(Hoạt động tạo tình huống hay tình huống xuất phát)
a. Mục tiêu: Với việc quan sát hình ảnh và video clip về hoạt động tìm đường cứu nước
của Nguyễn Ái Quốc. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những
điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
b. Phương thức tổ chức hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát hình ảnh
và video clip về hoạt động tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Em hãy cho biết con
đường ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với các vị tiền bối trước đó?
Và Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động gì để chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra
đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam?
c. Kết quả mong đợi từ hoạt động (Gợi ý sản phẩm): Mỗi HS có thể trình bày sản
phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình
huống kết nối vào bài mới.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:


TG

Hoạt động của giáo viên và học sinh
(hoạt động)
16 phút Hoạt động 1:
I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917-1923):

* Mục tiêu: Trình bày được quá trình hoạt
động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917–
1923).
* Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Dựa vào lược đồ,
quan sát hình ảnh về Nguyễn Ái Quốc và đọc
thông tin trong SGK:
- Sau khi trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã
làm gì? Ý nghĩa của hoạt động này? (GV giới
thiệu thêm về nội dung của bản yêu sách) kết
hợp giáo dục tích hợp môi trường.
- 7/ 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được bản Sơ
thảo lần thứ nhất... của Lênin và Người đã tìm
được con đường cứu nước.
- Sau khi đọc Luận cương của Lênin, Nguyễn
Ái Quốc có chuyển biến như thế nào? (GV
đọc bài thơ Người đi tìm hình cứu nước của
Chế Lan Viên để học sinh hiểu thêm về tâm
trạng của Hồ Chí Minh lúc bấy giờ)
- Tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc còn có những
hoạt động gì?
- Tác dụng của các hoạt động trên là gì?
- Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
có gì mới và khác so với những tiền bối trước
đó? (thảo luận nhóm đôi)
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét và bổ sung
hoàn thiện.
- Giáo viên nhận xét chốt ý và nhấn mạnh:
Đây là giai đoạn người tìm thấy con đường
cứu nước cho cách mạng Việt Nam.

* Sản phẩm mong đợi:
- 6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách
đòi Chính phủ Pháp thừa nhận quyền tự do
dân chủ, quyền tự quyết của nhân dân An
Nam (Gây tiếng vang lớn)
- Người hoàn toàn tin vào Quốc tế thứ 3, và
Chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Tại Đại hội Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ
phiếu tán thành...
- Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari với
mục đích là đoàn kết các dt thuộc địa, thành
lập Báo Người cùng khổ, tham gia viết bài
cho các báo Nhân đạo, viết bản án chế độ thực
dân Pháp.
- Truyền bá Chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong
nước.

Nội dung cần đạt
(đơn vị kiến thức)

- Tháng 6/ 1919, Nguyễn Ái Quốc
gửi tới hội nghị Vec-xai bản yêu
sách đòi Chính phủ Pháp thừa
nhận quyền tự do dân chủ, quyền
tự quyết của dân tộc Việt Nam.
- 7/ 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc
bản Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và
thuộc địa của Lênin, Người đã
tìm thấy con đường cứu nước giải

phóng dân tộc – con đường cách
mạng vô sản.
- 12/ 1920, Nguyễn Ái Quốc tham
gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp
=> chuyển từ Chủ nghĩa yêu nước
sang Chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Người còn thành lập Hội Liên
hiệp thuộc địa ở Pari (10/1921)
với mục đích là đoàn kết các dân
tộc thuộc địa, làm chủ nhiệm
kiêm chủ bút báo Báo Người
cùng khổ, viết bài cho báo Nhân
đạo, viết bản án chế độ thực dân
Pháp viết bằng tiếng Pháp xuất
bản đầu tiên năm 1925, các sách
báo trên bí mật chuyển về Việt
Nam.


- Người không sang Phương Đông mà sang
phuong Tây – nơi có bình đẳng, tự do, bác ái,
Người đã bắt gặp chân lí chủ nghĩa Mác –
Lênin, học hỏi Cách mạng tháng Mười Nga,
đây là con đường đúng và duy nhất hợp với
quy luật phát triển của lịch sử.
8 phút Hoạt động 2:
II. Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923-1924)
* Mục tiêu: Trình bày được quá trình hoạt
động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923–
1924).

* Phương thức tổ chức hoạt động:
GV giao nhiệm vụ cho HS: Dựa vào lược đồ,
quan sát hình ảnh về Nguyễn Ái Quốc và đọc
thông tin trong SGK, thực hiện một số vấn đề
dưới đây:
- Nêu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
ở Liên Xô?
- Những quan điểm cơ bản Chủ nghĩa Mác –
Lênin mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận có tác
dụng gì?
* Sản phẩm mong đợi:
- 6/ 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang
Liên Xô dự hội nghị Quốc tế Nông dân và
được bầu vào Ban chấp hành.
- Tham dự Đại hội V của Quốc tế cộng sản và
đọc bản tham luận về vị trí, chiến lược của cách
mạng ở các nước thuộc địa, về mối quan hệ
giữa phong trào công nhân ở các nước đế
quốc với ptcm ở các nước thuộc địa.
- Trong thời gian ở Liên Xô, Người làm nhiều
việc: nghiên cứu, học tập, viết bài cho các báo
Sự thật và tạp chí Thư tín quốc tế.
- Đây là 1 bước chuẩn bị quan trong về mặt tư
tưởng, chính trị cho sự thành lập chính đảng
vô sản ở Việt Nam.
13 phút Hoạt động 3:
III. Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (19241925)
* Mục tiêu: Trình bày được quá trình hoạt
động của Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc
(1924–1925).

* Phương thức tổ chức hoạt động:
GV giải thích: Phong trào yêu nước, phong
trào công nhân phát triển mạnh và có những
bước phát triển mới. Sau thời gian nghiên cứu
học tập kinh nghiệm xây dựng đảng kiểu mới
ở Liên Xô.
GV giao nhiệm vụ cho HS: Dựa vào lược đồ,
quan sát hình ảnh về Nguyễn Ái Quốc và đọc

- 6/ 1923, rời Pháp sang Liên Xô
dự hội nghị Quốc tế Nông dân và
được bầu vào Ban chấp hành.
- Trong thời gian ở Liên Xô,
Người ra sức học tập và nghiên
cứu chủ nghĩa Mác – Lênin viết
bài cho các báo Sự thật và tạp chí
Thư tín quốc tế.
- 1924, Người tham dự Đại hội V
của Quốc tế cộng sản và đọc bản
tham luận về vị trí, chiến lược của
cách mạng ở các nước thuộc địa, về
mối quan hệ giữa phong trào công
nhân ở các nước đế quốc với
phong trào cách mạng ở các nước
thuộc địa.


thông tin trong SGK, học sinh thực hiện một
số vấn đề dưới đây:
- Sau thời gian học tập và nghiên cứu ở Liên

Xô, Nguyễn Ái Quốc đã đến Trung Quốc,
Nguyễn Ái Quốc đã làm gì?
- Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời
trong hoàn cảnh nào?
- Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ra đời
nhằm mục đích gì?
- Hãy nêu những hoạt động của Hội Việt Nam
Cách Mạng Thanh Niên?
- Những hoạt động này có tác dụng gì?
- Em có nhận xét gì về Hội Việt Nam Cách
Mạng Thanh Niên?
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét, bổ sung và
tự hoàn thiện.
- Giáo viên nhận xét và kết luận. Giáo dục
công lao của Nguyễn Ái Quốc Người đã tìm
ra con đường cứu nước giải phóng đất nước.
* Sản phẩm mong đợi:
- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng
Châu, Người tập hợp những người yêu nước ở
đây, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên nòng cốt là tổ chức Cộng sản đoàn.
=> Phong trào yêu nước, phong trào công nhân
phát triển mạnh và có những bước phát triển
mới.
- Sau thời gian nghiên cứu học tập kinh nghiệm
xây dựng đảng kiểu mới ở Liên Xô.
- Đào tạo cán bộ, truyền bá Chủ nghĩa Mác –
Lênin, chuẩn bị điều kiện thành lập chính
đảng vô sản với nền tảng chủ nghĩa Mác –
Lênin.

- Mở lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán
bộ.
- Xuất bản báo Thanh niên, in cuốn Đường
Kách Mệnh, cử người đi học.
- Bí mật truyền tài liệu về nước.
- Năm 1928, Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh
Niên có chủ trương “vô sản hóa” nhằm tạo
điều kiện cho hội viên tự rèn luyện, truyền bá
chủ nghĩa Mác – Lênin, tổ chức lãnh đạo công
nhân đấu tranh.
- Thúc đẩy phong trào yêu nước, phong trào
công nhân phát triển mạnh, chủ nghĩa Mác –
Lênin được truyền bá vào Việt Nam.
=> Đây là tổ chức cách mạng có xu hướng vô
sản, là bước chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ
chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản sau
này.

- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc
về Quảng Châu, Người tập hợp
những người yêu nước ở đây, thành
lập Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên nòng cốt là tổ chức Cộng sản
đoàn.
- Những hoạt động của Hội:
+ Mở lớp huấn luyện chính trị để
đào tạo cán bộ.
+ Xuất bản báo Thanh niên, in
cuốn Đường Kách Mệnh.
+ Năm 1928, Hội Việt Nam Cách

Mạng Thanh Niên có chủ trương
“vô sản hóa” nhằm tạo điều kiện
cho hội viên tự rèn luyện, truyền bá
chủ nghĩa Mác – Lênin, tổ chức
lãnh đạo công nhân đấu tranh.
- Tác dụng: Thúc đẩy phong trào
yêu nước, phong trào công nhân
phát triển mạnh, chủ nghĩa Mác –
Lênin được truyền bá vào Việt
Nam.


3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (4 phút)
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh
hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong
những năm 1919 - 1925.
b. Phương thức:
GV giao nhiệm vụ cho HS: làm việc nhóm lập bảng niên biểu. Trong quá trình làm việc
HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Lập bảng niên biểu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 - 1925
c. Gợi ý sản phẩm:
Thời gian
Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
1919
Gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vec-xai
7/1920
Đọc sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin
Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế thứ Ba và tham gia sáng lập Đảng
12/1920
cộng sản Pháp

1921
Lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Ra báo “Người cùng khổ”
1923
Dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban chấp hành
1924
Dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V – Đọc tham luận
6/1925
Lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (1 phút)
a. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới
trong học tập và thực tiễn về:
+ Các di tích lịch sử hoặc đường phố, trường học có liên quan đến nhân vật lịch sử ở địa
phương mà học sinh biết.
+ Sưu tầm các mẫu chuyện về Bác
+ Học sinh xác định được trách nhiệm của bản thân trong học tập
- HS tự sưu tầm các mẫu chuyện về Bác.
b. Phương thức:
GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
1. Hãy cho biết di tích lịch sử hoặc đường phố, trường học có liên quan đến nhân vật lịch
sử ở địa phương mà học sinh biết
2. Viết bài giới thiệu ngắn gọn về một di tích lịch sử hoặc nhân vật lịch sử liên quan đến
giai đoạn mà em thích nhất.
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…
c. Sản phẫm mong đợi: (Gợi ý sản phẩm)
1. Giáo dục truyền thống yêu nước
2. Nêu được trách nhiệm: Thể hiện tinh thần học tập tốt, để xây dựng đất nước mai sau
3. Học sinh nắm được công lao của Bác.




×