Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

LỜI cảm ơn triet hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.27 KB, 3 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TÀO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Đề tài nhóm 6:
QUAN ĐIỂM VỀ GIÁO DỤC CỦA NHO GIÁO VÀ Ý
NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Nhóm học viên thực hiện.
1. Nguyễn Anh Tam
2. Đoàn Tân Mỹ
3. Lương Đình Tâm
4. Nguyễn Hoàng Đăng Khoa

Tp.Hồ Chí Minh – năm 2018


LỜI CẢM ƠN

Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những
sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay
nhiều, trực tiếp hay gián. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu làm tiểu luận đến
nay, nhóm 6 đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của thầy Nguyễn Sinh
Kế. Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, nhóm 6 xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất từ đáy long đến Thầy đã cùng dùng những tri thức và tâm huyết của
mình để có thể truyền đạt cho chúng nhóm 6 trong vốn kiến thức quý báu suốt
thời gian học môn Triết học, từng buổi nói chuyện, thảo luận về bài tiểu luận.
Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo đó, bài tiểu luận của nhóm 6 đã
hoàn thành một cách hoàn chỉnh nhất. Một lần nữa, nhóm 6 xin gửi lời cảm ơn


chân thành đến thầy. Bài tiểu luận được thực hiện trong 02 tuần. Ban đầu
nhóm 6 còn bỡ ngỡ vì vốn kiến thức của nhóm 6 còn hạn chế. Do vậy, không
tránh khỏi những thiếu sót, nhóm 6 rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
Thầy và các bạn học cùng lớp bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Nhóm 6 xin chân thành cảm ơn!
Tp.HCM, ngày

tháng
Nhóm 6

năm 2018


LỜI MỞ ĐẦU

Nho giáo có một vị thế hết sức to lớn trong đời sống xã hội Trung Quốc
trong nhiều thế kỷ. Nho giáo như là một thành tố văn hoá góp phần làm phong
phú văn hoá Trung Quốc vốn được hình thành trên nền tảng của văn hoá Hán
cùng với sự giao lưu tiếp xúc văn hoá với các tộc người khác. Tuy nhiên, trong
suốt chiều dài lịch sử mất ngàn năm của Trung Quốc, Nho giáo được nhìn nhận
hết sức khác nhau: có những giai đoạn lịch sử, người ta đề cao Nho giáo, coi
đó như là chuẩn mực để xây dựng đời sống xã hội, lại có thời gian, người ta
phê phán, bài bác, thậm chí phủ nhận Nho giáo.
Ở Việt Nam trong những thập niên gần đây việc tìm hiểu Nho giáo có
chiều hướng gia tăng. Bên cạnh nhiều bộ sách kinh điển Nho giáo được tái bản,
nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo lại càng trở nên càng thiết hơn, khi
mà một số nước trong khu vực vốn chịu ảnh hưởng rất sâu đậm Nho giáo đang
vươn lên thành những “con rồng”.
Nét đặc thù của triết học Trung Quốc nói chung hay Nho giáo nói riêng
là có xu hướng đi sâu vào giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị, đạo đức

của xã hội cỏ nội dung bao trùm là con người, xây dựng con người, xã hội lý
tưởng và con đường trị nước. Ngay từ khi xâm nhập vào Việt Nam, Nho giáo
đã nhanh chóng thích nghi và phát triển mạnh mẽ, sự ảnh hưởng, tác động của
nó đến nền giáo dục Việt Nam rất sâu sắc không chỉ trong quá khứ mà vẫn còn
tiếp tục phát huy đến ngày nay, góp phàn phong phú thêm cho nền giáo dục
Việt Nam. Vì vậy, đề tài: “Quan điểm về giáo dục của Nho giáo và ý nghĩa
của nó đối với quá trình đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay” được thực hiện
nhằm làm rõ hơn tư tưởng triết học chủ đạo của Nho giáo cũng như tầm ảnh
hưởng sâu rộng của nó đến nền giáo dục Việt Nam trãi qua bao thế hệ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×