Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Báo cáo chuyến đi thực tế quần đảo Cát Bàtiểu luận 10 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.78 MB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG
KHOA MÔI TRƯỜNG

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: Báo cáo thực tế Vườn Quốc Gia Cát Bà.

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Tươi Thắm.
Sinh viên thực hiện

: Bùi Thị Thu Nga.
Nguyễn Thái Sơn.
Khane Chansy.

Lớp

: Quản Lí TN & MT K2.

Uông Bí, ngày 20 tháng 11 năm 2018.


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 2
NỘI DUNG................................................................................................................... 3
I.

Giới thiệu về Vườn quốc gia Cát Bà....................................................................3
1. Giới thiệu chung.............................................................................................3
a) Lịch sử hình thành.........................................................................................3
b) Vị trí địa lý....................................................................................................4
c) Quy mô và diện tích......................................................................................4


d) Địa hình, địa thế...........................................................................................4
e) Mục tiêu, nhiệm vụ........................................................................................5
2. Cơ cấu, tổ chức...............................................................................................5

II. Đặc điểm TNTN của VQG Cát Bà.......................................................................6
1. Tài nguyên rừng.............................................................................................6
2. Tài nguyên khí hậu.......................................................................................11
3. Tài nguyên biển............................................................................................12
4. Tài nguyên đất...............................................................................................14
5. Tài nguyên nước...........................................................................................14
6. Tài nguyên cảnh quan..................................................................................15
a) Tài nguyên cảnh quan.................................................................................15
b) Động Trung Trang.......................................................................................16
 Lịch sử hình thành...............................................................................16
 Sự hình thành động Trung Trang trên cơ sở khoa học.........................18
7. Tài nguyên du lịch..........................................................................................20
8. Tài nguyên sinh vật........................................................................................22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................26

1


MỞ ĐẦU
Cát Bà hiện nay là địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế với các nhà
nghỉ khách sạn và các dịch vụ nghỉ ngơi, tiêu khiển tiện ích nằm kề sát bờ biển. Tới Cát Bà,
du khách không những được khám phá biển xanh, cát trắng nắng vàng, những bãi biển long
lanh thơ mộng , những hang động kỳ bí hay tham quan vịnh Lan Hạ đẹp như chốn bồng lai
tiên cảnh, mà còn được khám phá Vườn quốc gia Cát Bà – khu dự trữ sinh quyển lớn trên
thế giới.

Sau chuyến đi thực tế tại Vườn quốc gia Cát Bà ( Cát Hải – Hải Phòng), nhận thấy Vườn
quốc gia Cát Bà không những chỉ mang giá trị du lịch mà quan trọng hơn cả nó còn mang
những giá trị trong việc bảo tồn các nguồn gen quý trên đất nước Việt Nam nói riêng và
trên thế giới nói chung, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, học tập của rất nhiều nhà
nghiên cứu và sinh viên trên khắp mọi miền tổ quốc.
Mục đích: Giới thiệu về Vườn quốc gia Cát Bà cũng như những đặc điểm , phương pháp
quản lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nơi đây. Từ đó nêu ra những mặt hạn chế,
những kiến nghị của bản thân để khắc phục một số vấn đề còn tồn tại.
Yêu cầu: Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác. Các giải pháp đề xuất
mang tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở.
Ý nghĩa:
Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học :
 Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế.
 Củng cố và nâng cao kiến thức thực tế.
 Tích luỹ kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường và vận dụng kiến thức
vào thực tế
Ý nghĩa thực tiễn :
 Đưa ra các tác động của hoạt động quản lí không phù hợp, từ đó giúp cho các
đơn vị, tổ chức lãnh đạo địa phương có các biện pháp quản lý, ngăn ngừa, giảm
thiểu các tác động xấu tới môi trường nước, cảnh quan và con người.
 Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho mọi
thành viên tham gia hoạt động khoáng sản.
Vì thời gian làm bài có hạn nên trong quá trình làm bài còn nhiều sai sót mong cô và các
bạn sẽ đưa ra ý kiến đóng góp giúp cho bài tiểu luận của nhóm hoàn thiện hơn.

2


NỘI DUNG
I. Giới thiệu về Vườn quốc gia Cát Bà.

1. Giới thiệu chung.
Vườn quốc gia Cát Bà là một trong bốn khu sinh thái Việt Nam được UNESCO
công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 19/12/2004. Cho đến ngày nay,
Cát Bà đã trở thành địa chỉ du lịch quen thuộc với nhiều người đặc biệt là với khách
thích đi du lịch sinh thái.

a) Lịch sử hình thành
Vườn quốc gia Cát Bà nằm trên đảo Cát Bà, huyện Cát Hải - Thành phố Hải
Phòng (cách trung tâm thành phố 60 km).
Được thành lập theo quyết định số 237-CT ngày 01/08/1991 của Chủ tịch hội
đồng bộ trưởng phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật Vườn quốc gia Cát Bà Thành
phố Hải Phòng. Với tổng diện tích trên 17.362,9ha gồm cả diện tích rừng và biển.
Trong đó, diện tích rừng chiếm trên 10 nghìn ha và diện tích biển trên 6 nghìn ha.
Vườn mang nét đặc trưng của cả 3 hệ sinh thái điển hình của Việt Nam là: hệ sinh
thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái biển. Đây là các hệ sinh thái có
tính đại diện cao về đa dạng sinh thái và nguồn gen quý hiếm, nhiều loài có giá trị kinh
tế cao, gồm cả các loài đặc hữu có giá trị nổi bật toàn cầu.
Năm 2004, Tổ chức Văn hoá - Khoa học và Giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO)
công nhận Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà với tổng diện tích là
26.140 ha. Trong đó, Vườn Quốc gia Cát Bà là vùng lõi.
3


b) Vị trí địa lý.
Vườn quốc gia Cát Bà nằm trong quần đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, thành phố
Hải Phòng:







Cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 hải lý về phía Đông.
Cách Hà Nội 150 km.
Phía Bắc giáp xã Gia Luận.
Phía Đông giáp vịnh Hạ Long.
Phía Tây giáp thị trấn Cát Bà và các xã Xuân Đám, Trân Châu, Hiền Hào.
Vườn quốc gia Cát Bà có tọa độ địa lý: 20°44′50″ - 20°55′29″ vĩ độ bắc và
106°54′20″ - 107°10′05″ kinh độ đông.

c) Quy mô và diện tích.
Diện tích Vườn quốc gia Cát Bà trên 17.362,9ha gồm cả diện tích rừng và biển.
Trong đó, diện tích rừng chiếm trên 10 nghìn ha và diện tích biển trên 6 nghìn ha.
Vườn quốc gia được chia thành 3 phân khu chức năng:
• Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 4.914,6 ha
• Phân khu phục hồi sinh thái 11.094 ha.
• Phân khu hành chính dịch vụ 91.3 ha.
d) Địa hình, địa thế.

4


Toàn bộ VQG Cát Bà gồm một vùng núi non hiểm trở có độ cao <500 m, trong đó
đa phần là nằm trong khoảng 50–200 m. Đảo Cát Bà chủ yếu là núi đá vôi xen kẽ
nhiều thung lũng hẹp chạy dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam.
Các kiểu địa hình chính của VQG Cát Bà:
• Địa hình núi đá vôi
• Địa hình đồi đá phiến
• Địa hình thung lũng giữa núi đá
• Cánh đồng Karst

• Thung lũng đá vôi
• Địa hình bồi tích ven biển
Địa chất: Đá mẹ chủ yếu của đảo là đá vôi.
e) Mục tiêu, nhiệm vụ.
Bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên còn tương đối nguyên vẹn. Bảo tồn các nguồn gen
động, thực vật quý hiếm, các loài đặc hữu của vườn (Kim giao, voọc đầu trắng, tu hài,
cá heo, chim cao cát...). Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích khảo cổ và văn hoá
lịch sử. Phục hồi hệ sinh thái rừng tại những điểm đã bị tác động, phục hồi các loài
động thực vật bản địa. Nghiên cứu cơ bản và thực địa phục vụ yêu cầu bảo tồn. Thực
hiện các dịch vụ nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục kết hợp với dịch vụ du
lịch sinh thái. Phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng, quản lý vùng đệm.
2. Cơ cấu, tổ chức.
Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Quần đảo Cát Bà với Ban lãnh đạo sẽ chỉ đạo các
phòng, ban trực thuộc trong việc quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản, đảm bảo sự
bền vững của Di sản. Các phòng, ban trực thuộc Ban Quản lý Quần đảo Cát Bà, bao
gồm:
- Văn phòng.
- Phòng quản lý di sản.
- Phòng Tài chính Kế hoạch.
- Ban Quản lý Dự án.
- Thanh tra Di sản.
- Trung tâm cứu hộ, cứu nạn.
- Trung tâm quản lý phương tiện.
- Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển Quần đảo Cát Bà.
5


- Vườn Quốc gia Cát Bà.
- Ban Quản lý các Vịnh Cát Bà.
Trong số các phòng, ban nói trên, có 03 đơn vị tập trung nhiều nhân lực là: Vườn

Quốc gia Cát Bà, Ban Quản lý các Vịnh Cát Bà; Ban quản lý khu Dự trữ Sinh quyển Quần
đảo Cát Bà.
Ngoài ra còn các trạm kiểm lâm, hạt kiểm lâm, phòng khoa kỹ thuật, trung tâm dịch
vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.
II. Đặc điểm TNTN của VQG Cát Bà.
1. Tài nguyên rừng.
Rừng ở các thung lũng, áng và chân núi đá vôi có 3 tầng cây gỗ, độ tán che từ 0.6
đến 0.8 và ít tác động.
Tầng 1: Cao trên 20m gồm các loài cây: sấu, gội nếp, phay, săng lẻ, lòng mang,
re, cà lổ, lim xẹt,...
Tầng 2: Cao trên 12m gồm các cây: côm tầng, chẹo, ngát, bứa,...
Tầng 3: Cao trên 8m bao gồm các cây gỗ nhỏ của hai tầng và các cây khác nhau
như thau lĩnh, trọng đũa.
Rừng trên các sườn núi đá vôi cũng ít tác động, độ tán che của rừng từ 0.4 đến 0.6.
Tầng rừng đơn giản hơn với hai tầng cây gỗ :
Tầng 1: Cao 15- 20m, gồm có các cây: dâu da xoan, màu cau đá, mọ, trường
sáng, nhãn rừng, xương cá. Nơi có tầng đất dày thì rải rác có cọ Bắc sơn cao 20- 30m
Tầng 2: Cao dưới 10m có: may tèo, lẻo heo và các cây con của tầng trên.
Rừng trên đỉnh và sống đá vôi chịu ảnh hưởng của gió mạnh thường xuyên nên cây
gỗ thường không cao quá 5m, rừng chỉ có 1- 2 tầng. Các loài cây thường gặp là huyết
giác, nhọ nồi,... rải rác có một số cây cọ xẻ, độ tán che 0.2- 0.3. Dưới tán có xương
rồng, chân chim núi mọc xen lẫn với các loại dây leo và cây bụi dây mòng bò,chiên
chiến. Nơi gió quá mạnh thường chỉ gặp loài trúc đũa.
Rừng Kim giao, đây là loài cây quý của hệ thực vật miền Bắc được ghi trong sách
đỏ Việt Nam. Khu rừng quý này phát triển khá tập trung trên diện tích chừng 32 ha ở
khu vực Trung Trang, có giá trị trong việc bảo vệ nguồn gen, phục vụ công tác nghiên
6


cứu khoa học và tham quan du lịch. Những cây Kim giao có đường kính lướn đã bị

chặt hết chỉ còn 1 vài cây có đường kính từ 30 – 40cm ở sâu trong rừng. Cây Kim giao
non có đường kính từ 5 – 15cm, mật dộ trung bình 4000 – 5000 cây/ha, nhiều cây đã
cho quả hàng năm.
Rừng ngập nước phát triển ở khu Ao ếch trên núi, nơi thường xuyên bị ngập nước
với diện tích khoảng 3 ha. Chỉ có cây và nước thuộc họ Liễu phát triển được ở trên
đầm này. Các nhà chuyên môn gọi đây là loại rừng đơn ưu, vì chỉ có một số loài cây
mọc ưu thế trong toàn khu rừng. Cảnh rừng ở đây có thể so sánh với rừng ngập nước
ngọt, với loài ưu thế là cây Đan phong tử ở vườn quốc gia Cát Tiên ( Đồng Nai), hay
phần nào với cảnh những tràm U Minh ở Đồng Bằng sông Cửu Long. Đây là kiểu
rừng đặc sắc, không nơi nào có được ở miền Bắc Việt Nam.
Rừng ngập mặn là kiểu rừng được phân bố phần lớn ở phía Tây bắc của đảo Cát Bà
thuộc vũng bãi triều ở khu vực Phù Long- Cái Viềng. Rừng ở đây bao gồm các cây
thường xanh lá cứng cao từ 1 – 3m, có khi 5 – 7m. Sống ở vùng bãi triều hàng ngày
nước lên xuống nên một số loài cây có đặc tính nảy mầm ngay trên thân cây, khi quả
chín và rụng xuống đất là đã có rễ bám sát vào đất bùn giúp không bị thủy triều cuốn
đi. Đây còn là nơi cư trú, sản sinh, ra nhiều loài tôm cá và loài giáp xác của vùng biển,
cửa sông. Thực vật chủ yếu ở đây bao gồm đước, ô rô, ràng, cỏ roi ngựa, bần, bàng và
thầu dầu.
Khu vực có mức độ đa dạng sinh học cao, đã thống kê được 745 loài thực vật bậc
cao thuộc 495 chi và 149 học, bao gồm:
 Cây gỗ lớn: 145 loài.
 Cây gỗ nhỏ: 120 loài.
 Cây bụi: 81 loài.
 Cây nửa bụi, dây leo: 50 loài.
 Thân thảo đứng: 237 loài.
 Thân thảo leo: 56 loài.
 Quyết thực vật: 56 loài.
 Họ thầu dầu: 44 loài.
 Họ có nứa: 30 loài.
7



 Họ đậu cánh bướm: 26 loài.
 Họ dâu tằm: 25 loài.
 Họ cà phê: 23 loài.
Ngoài ra, còn một số họ khác như học cúc, họ tếch, họ hoa môi, họ na, họ sim, họ
bồ hòn, họ cam….
Theo điều tra nghiên cứu của các nhà nghiên cứu chuyên môn, ở khu vực vườn quốc
gia Cát Bà có 32 loài thú, 69 loài chim và 20 loài bò sát và lưỡng cư. Các loài động vật
ở Cát Bà là vooc đầu vàng, khỉ vàng, khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ, sơn dương, nai, hoẵng,
rái cá, báo, mèo rừng, cầy giông, cầy hương, sóc đen, sóc bụng đỏ, sóc chuột, nhím,
don, dúi, dơi lá mũi với 4 phân loài.
Một số hình ảnh động – thực vật ở Vườn quốc gia Cát Bà:

8


Cây Nguyệt Quế

Rừng Kim Giao

9


Vooc Cát Bà

Sơn Dương

10



Kì nhông
2. Tài nguyên khí hậu.
Khí hậu tại điểm tham quan có vai trò rất quan trọng trong hoạt động du lịch, nó
là nhân tố tạo nên nhu cầu du lịch và cũng là yếu tố giúp du khách lựa chọn thời gian
tham quan, vui chơi giải trí tại điểm đó. Đối với VQG Cát Bà, khí hậu là yếu tố quyết
định tính mùa vụ của hoạt động du lịch.
 Về chế độ nhiệt và bức xạ:
- Khí hậu vùng Cát Bà thuộc chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Cát Bà thường có
một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều (từ tháng 5 đến tháng 10) và một mùa đông
lạnh, ít mưa (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Giữa hai mùa chênh lệch từ 11
-12oC.
- Dao động giữa ngày và đêm là 5 – 60C, trung tâm có thể lên đến 100C.
- Tổng nhiệt là 8000 – 85000C.
- Bức xạ nhiệt: Do độ cao mặt trời các tháng trong năm đều lớn nên bức xạ mặt
trời có giá trị cao. Bức xạ nhiệt trung bình năm đạt 110 – 115kcal/cm2.
 Độ ẩm không khí: tương đối cao, trung bình khoảng 85%. Thấp nhất tháng 1:
76% và cao nhất tháng 4: 91%
 Lượng mưa: 1.700-1.800 mm/năm, dao động theo mùa. Mùa mưa chủ yếu là
tháng 7, 8. Lượng hơi nước hàng năm khoảng 700mm, trong các tháng khô hanh
thường xảy ra khô hạn thiếu nước. Sương mùa thường xuất hiện vào mùa đông và
11


mùa xuân từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thời gian này có mưa phùn (20 – 40
ngày/năm) đã giảm đáng kể chế độ khô hạn trong vùng. Dao động của thủy triều:
3,3-3,9 mét. Độ mặn nước biển: Từ 0,930% (mùa mưa) đến 3,111% (mùa khô).
Điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản.
 Gió bão trong vùng có 2 loại chính: về mùa khô là gió Đông – Đông bắc, về mùa
mưa là gió Đông – Đông nam. Ngoài ra, bão thường xuất hiện từ tháng 6 -10,

bình quân có 2,5 trận bão/năm. Bão thường kéo theo mưa lớn gây lụt lội, nhất là
trong các thung lũng, áng. Bão kèm theo mưa lớn gây ảnh hưởng nặng đến các hệ
thống đê, các khu vực canh tác nuôi trồng thủy sản.
Nhiệt độ trung bình trên đảo 25-28 oC, dao động theo mùa. Về mùa hè có thể lên
trên 30°C, về mùa đông trung bình 15-20°C nhưng có thời điểm có thể xuống dưới
10°C (khi có gió mùa đông bắc).
Là đảo ven bờ, khu vực Cát Bà còn chịu ảnh hưởng và chi phối mạnh của biển
dưới tác động của chế độ gió đất. Biển có tác dụng điều hòa khí hậu, tạo nên mùa đông
ấm hơn và mùa hè mát hơn so với đất liền => Thích hợp phát triển du lịch sinh thái.

3. Tài nguyên biển.
Vườn Quốc gia Cát Bà còn có 1.313 loài sinh vật biển, trong đó 196 loài cá biển,
538 loài động vật không xương sống ở đáy, 89 loài động vật phù du, 189 loài loài thực
vật phù du, trên 75 loài rong biển và 193 loài san hô, 115 loài động vật nổi, 6 loài cỏ
biển....
Số lượng các loài kể trên có thể nói là chưa đủ so với thực có trong thiên nhiên,
một mặt do công tác định loại chưa đầy đủ. Mặt khác, nhiều nhóm động vật ở nước
như động vật nguyên sinh (Protozoa)... chưa được đề cập tới.
- Độ mặn nước biển: Từ 0,930% (mùa mưa) đến 3,111% (mùa khô). Điều kiện để
phát triển nuôi trồng thủy sản.
- Thủy triều tại vườn Quốc gia Cát Bà có chế độ nhật triều thuần nhất, mức nước
trung bình 3,3- 3,5 m, Mùa mưa (tháng 5-tháng 9) thuỷ triều lên cao vào buổi chiều.
Mùa khô (tháng 10 - tháng 4 năm sau) thuỷ triều lên cao vào buổi sáng. Trong năm,
biên độ triều lớn vào các tháng 6, 7 và tháng 11, 12, còn nhỏ hơn vào các tháng 3, 4 và
tháng 8, 9.
- Sóng vùng Cát Bà thường nhỏ, chủ yếu theo hướng Đông Bắc và Đông Nam,
trung bình 0,5 - 1m, lớn nhất có thể đạt tới 2,8m.

12



- Dòng chảy vùng đảo Cát Bà khá phức tạp, tốc độ trung bình 8 - 12 cm/s và có
thể đến 50 cm/s ở các lạch hẹp. Chịu ảnh hưởng của dòng chảy mùa, nên có độ đục
cao vào mùa hè do dòng nước đục từ Đồ Sơn lên (hướng Tây Nam). Vùng ven bờ Cát
Hải dòng triều lên đến Gia Lộc rẽ thành 2 nhánh bao gồm nhánh chảy về bến Gót ở
bên phải và nhánh chảy về Hoàng Châu về bên trái với tốc độ cực đại 90cm/s và dòng
triều xuống có hướng ngược lại.

Sinh vật Đảo Cát Bà

13


4. Tài nguyên đất.
Vườn quốc gia Cát Bà gồm có 5 nhóm đất chính:
 Nhóm đất trên núi đá vôi: Đó là loại đất phong hóa màu nâu đỏ hoặc nâu vàng
phát triển trên đá vôi và sa thạch, tầng đất >50 cm, pH = 6,5-7. Phân bố dưới
tán rừng, rải rác trong vườn.
 Nhóm đất đồi feralit màu nâu vàng hoặc nâu nhạt phát triển trên sản phẩm đá
vôi ít chua hay gần trung tính. Trong nhóm đất này còn có loại feralit màu trắng
xám hay màu nâu vàng phát triển trên diệp thạch sét chua vùng đồi trọc, tầng
đất mỏng, cấu tượng xấu, nhiều đá lẫn, đất khô dời rạc.
 Nhóm đất thung lũng cạn phát triển trên đá vôi hoặc sản phẩm đá vôi, tập trung
ở các thung lũng, được rừng tự nhiên che phủ.
 Nhóm đất thung lũng ngập nước, phát triển chủ yếu do quá trình bồi tụ, mùa
mưa thường ngập nước, tầng đất mặt trung bình hoặc mỏng.
 Nhóm đất bồi tụ ngập mặn do sản phẩm bồi tụ ở cửa sông, phát triển trên vùng
ngập mặn ở Cái Viềng, Phù Long.
5. Tài nguyên nước.
-


Do cấu trúc Sơn văn của địa hình vùng núi đá vôi, nên trong vùng này chỉ có một số
dòng suối có nước quanh năm. Có hệ thống suối nổi tiếng như:

• Suối Thuồng Luồng (xã Trân Châu): Lưu lượng khá tốt, chảy quanh năm cung cấp đủ
nước cho sinh hoạt.
• Suối Trung Trang: Nguồn nước nhỏ, có nhiều nước trong mùa mưa, lưu lượng về
mùa khô chỉ đạt khoảng 0,11lít/giây.
• Suối Treo Cơm (khu Đồng Cỏ): Mùa mưa nhiều nước, về mùa khô chỉ đạt 26 lít/giây.
- Ngoài ra còn có các con suối khác như: suối Gôi, suối Việt Hải... và một số áng
cũng có nước quanh năm như áng Bèo, áng Bợ, áng Thẳm, áng Vẹm… Ao Ếch – diện
tích khoảng trên 3,6 ha, nước có quanh năm, đạt trên dưới 30cm, nằm trong thung núi
đá vôi trên một độ cao khá lớn so với mực nước biển. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất
trên đảo, cung cấp sinh cảnh ngập nước cho các loài động, thực vật tại khu vực này.
- Nguồn nước ngầm khá sâu tồn tại dưới dạng giếng Karst và sông biển. Tuy chưa có
số liệu thăm dò nhưng qua dự đoán của các nhà chuyên môn thì nguồn nước ngầm khá
phong phú. Nước chủ yếu nằm trong lớp phủ trầm tích, khả năng chứa nước của đá
gốc là khá lớn. Đây có thể nói là nguồn tài nguyên vô tận về nước khoáng mà khu vực
chưa tìm hiểu và khai thác.

14


- Suối nước khoáng có cả khả năng chữa trị bệnh, nhất là thấp khớp như suối khoáng
nước nóng Xuân Đàm...

Ao ếch

6. Tài nguyên cảnh quan.
a) Tài nguyên cảnh quan.

Cát Bà là một Vườn Quốc gia đặc biệt, với sự kết hợp của nhiều hệ sinh thái (HST)
khác nhau: HST rừng thường xanh trên núi đá vôi, HST rừng ngập nước trên núi cao
(Ao Ếch), HST rừng ngập mặn vùng duyên hải, HST vùng biển với các rạn san hô gần
bờ, hệ thống hang động với đặc trưng riêng biệt là nơi cư trú của họ nhà Dơi và Hệ
canh tác nằm giữa các thung lũng như ở Khe Sâu hoặc các khu dân cư.
Trong đó, lớn nhất là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi (khoảng 9800 ha) với thảm
thực vật thuộc kiểu rừng nhiệt đới thường xanh và các loại rừng như rừng núi thấp và
ven thung lũng, rừng trên núi đá dốc, rừng trên đỉnh núi cao, rừng ngập nước nội địa
(Ao Ếch).
Cùng với rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn là một tài nguyên quý giá tại đảo Cát
Bà. Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu tại phía Tây Bắc đảo, với bãi sú vẹt tự nhiên lớn
nhất Hải Phòng. Các loài cây phổ biến nơi đây: đước xanh (Rhizophora mucronata),
vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza). Độ cao của thảm thực vật ngập mặn từ 2 - 3 m, mật
độ lớn và sức sống tốt. Rừng ngập mặn là nơi cư trú tốt của các loài động vật thủy sinh
15


như: cá, tôm, các loài nhuyễn thể động vật hai mảnh như: trai, ốc, vẹm; động vật chân
đốt. Đặc biệt, đây còn là nơi ở của các loài chim nước, chim di cư từ phía Bắc.
Ngoài đảo chính, quần đảo Cát Bà còn có 366 đảo nhỏ như đảo Đầu Bê, đảo
Cát Dứa, đảo Bù Lâu, hòn Ghềnh Hang, hòn Đá Lẻ, hòn Xả Lan, hòn Guốc Tiên.
Nhiều đảo có hình dạng kỳ dị, bờ dảo có nhiều mũi nhô, cung lõm và nhiều bờ vách
dốc đứng, chân có ngấn ăn mòn tạo cảm giác kỳ bí, thích thú. Đa số các đảo có
thềm san hô viền quanh và trên đảo có hồ nước mặn, đây là một tiềm năng còn
nhiều tiềm ẩn chưa được khám phá.
Cát Bà có nhiều bãi tắm đặc trưng là sự kín đáo, yên bình. Theo nhận xét của đa
số khách du lịch trong nước và quốc tế được phỏng vấn cho biết, hai bãi tắm lý tưởng
nhất là Cát Cò và Cát Dứa - chỉ cách nhau một eo núi nhỏ. Nước biển ở đây thật ấm
áp, trong xanh nhìn rõ cát vàng dưới đáy. Một số ngư dân được phỏng vấn đã hé lộ
rằng ngoài khơi ở những đảo nhỏ có những bãi tắm thơ mộng và kín đáo như: Cát Trai

Gái, Hiền Hòa, Dương Gianh... Để đến được những đảo kể trên, đặc biệt là đảo Năm
Cát thì khách du lịch có thể đi bằng tàu hoặc đò chỉ mất 20-30 phút với 20.000
đồng/người. Những người có thâm niên làm du lịch trong vùng cho biết xưa kia sau
khi tắm biển du khách còn có cơ hội khám phá những hang ngầm xuyên qua núi ở bãi
tắm Cát Cò. Hang Luồn, Khe Sâu, Kim Cương là những hang kỳ vĩ của thiên nhiên
ban tặng mà chắc chắn du khách không thể tìm thấy ở bất cứ một nơi nào khác. Mỗi
hang đều có vẻ đẹp khác nhau, với những nhũ đá rực rỡ sắc màu làm say lòng du
khách, như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh. Hoàng hôn trên quần đảo Cát Bà là một
cảnh sắc muôn màu. Phía chân trời mầu vàng rực, mặt biển có mầu xanh tím sẫm. Về
phía cảng cá hàng nghìn con tàu neo đậu đã lên đèn tạo một vùng sao đêm huyền ảo!
Thật lý thú du khách sẽ được mời vào các quán ăn bồng bềnh trên sóng nước, giăng
đèn thâu đêm đón khách.
Vườn Quốc gia Cát Bà có hệ thống suối nổi tiếng như:
+ Suối Thuồng Luồng (xã Trân Châu).
+ Suối Trung Trang.
+ Suối Treo Cơm (khu Đồng Cỏ) .

b) Động Trung Trang.
 Lịch sử hình thành.

16


Cách thị trấn Cát Bà (huyện đảo Cát Hải, Tp. Hải Phòng) 15km, Động Trung
Trang có vẻ đẹp bí ẩn do sự kiến tạo của thiên nhiên cộng với huyền tích lịch sử đã thu
hút du khách trong và ngoài nước đến khám phá, trải nghiệm.
Được các nhà khảo cổ học Việt –Pháp phát hiện năm 1938, động Trung Trang với
chiều dài 300m xuyên qua núi, bao quanh bởi những thảm thực vật phong phú và đa
dạng tạo nên không khí trong lành cho du khách tham quan. Ngay từ cửa động, du
khách đã thấy hình khối của một nàng tiên cá mặc bộ áo xiêm cúi chào quý khách đến

với hành trình khám phá đầy thú vị.

Nàng tiên ở cửa vào hang
Theo nghiên cứu của những nhà khoa học, những lớp nhũ đá, măng đá nơi đây
có độ tuổi khoảng 6 triệu năm. Đặc biệt trong động còn có những trụ đá được tạo nên
khi nhũ đá và măng đá gặp nhau mà khi dùng tay vỗ vào sẽ nghe thấy âm thanh vang
lên giống như những bản nhạc.
Đi sâu vào trong động mới cảm nhận được sự kỳ vĩ của kiến tạo địa hình karst
được thiên nhiên ban tặng. Những tảng thạch nhũ còn nguyên độ sắc cạnh và óng ánh
như pha lê được du khách tưởng tượng thành những hình thù khác nhau như bộ xương
đại bàng, cá sấu, cúp bóng đá, chiếc vương miện... tùy theo cảm nhận của mỗi du
khách.

17


Nhũ đá có hình chiếc Cup vàng bóng đá thế giới

Nhũ đá có hình con cá sấu
 Sự hình thành động Trung Trang trên cơ sở khoa học.
Karst (Các-xtơ) là hiện tượng phong hóa đặc trưng của những miền núi đá vôi bị
nước chảy xói mòn. Sự xói mòn không phải do cơ chế lực cơ học, mà chủ yếu là do
khí CO2 trong không khí hòa tan vào nước, cộng với các ion dương H+ tạo thành axít
cacbonic. Axít cacbonic là thủ phạm chính trong quá trình ăn mòn đá vôi. Sản phẩm tự
nhiên của quá trình phong hóa karst là các hang động với các nhũ đá, măng đá, sông
suối ngầm,... Các sản phẩm tự nhiên nổi tiếng tại Việt Nam là: Động Thiên Cung,
Hang Sửng Sốt (vịnh Hạ Long), động Phong Nha (Quảng Bình), hồ Thang Hen (Cao
18



Bằng), động Hương Tích (Hà Nội), Tam Cốc - Bích Động, hang động Tràng An (Ninh
Bình)...
Sự tạo thành của địa hình karst nói chung là kết quả của nước mưa có chứa lượng
cacbonic hòa tan (hay còn gọi là mưa axít nhẹ), tác động lên nền đá vôi hay đôlômít và
hòa tan một phần các chất chứa trong các loại đá này theo thời gian. Quá trình hòa tan
dưới bề mặt đá sẽ diễn ra nhanh hơn nếu đá có nhiều khe nứt và tạo ra địa hình với các
đặc trưng đặc biệt, bao gồm các hố sụt hay thung lũng (các lòng chảo khép kín), các
đường thông thẳng đứng, các dòng suối đột ngột biến mất. Sau một thời gian đủ lớn,
các hệ thống thoát nước ngầm phức tạp này (chẳng hạn các tầng ngậm nước karst) và
các hệ thống hang động có phạm vi rộng có thể được tạo ra.





H2O + CO2 → H2CO3
CaCO3 → Ca2+ + CO32CO32- + H2CO3 → 2 HCO3CaCO3 + H2CO3 → Ca2+ + 2 HCO3-

Nước có tính axít yếu này bắt đầu hòa tan đá từ vị trí các khe nứt và các lớp đá trong
các tầng đá vôi. Theo thời gian các khe nứt này mở rộng dần và nền đá vẫn tiếp tục bị
hòa tan. Các khoảng rỗng trong các lớp đá tăng dần về kích thước và bắt đầu phát triển
hệ thống thoát nước ngầm, cho nhiều nước hơn đi qua và làm tăng tốc độ hình thành
các đặc trưng karst ngầm.
Nguyên nhân ban đầu phải tính đến là sự hoạt động trồi lên của các khối xâm nhập
nông á núi lửa trẻ hơn đá vôi. Các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ cùng với việc
nâng các lớp đá vôi lên cao như ngày nay còn làm phát sinh động đất, đứt gãy và núi
lửa. Tại giao điểm của các đứt gãy hoặc các đới đứt gãy lớn, núi lửa phun lên sẽ làm
biến chất đá vôi, biến đá vôi thành vôi sống (CaO) dễ hoà tan trong nước, đồng thời
mang vào các đứt gãy, khe nứt của đá vôi dăm, cuội, dung nham núi lửa và nước
ngầm. Dung nham này trong môi môi trường nước sẽ bị biến thành bùn, sét - kaolin

mềm bở dễ bị nước cuốn trôi hoặc lắng chìm vào các khe nứt, lỗ hổng do mật độ nặng
hơn đá vôi từ 0,3 - 0,4 g/cm3. Nước đã đóng vai trò dọn dẹp lòng hang (cuốn trôi vôi
sống, bùn, sét - kaolin) và tạo thành các thạch nhũ cho chúng ta thấy như ngày nay.
Xói mòn dọc theo các bờ biển đá vôi, nói chung diễn ra ở vùng nhiệt đới, tạo ra địa
hình karst điển hình, bao gồm bề mặt makatearõ nét phía trên mực nước biển thông
thường và các chỗ cắt ngắn chủ yếu là kết quả của các hoạt động sinh học hay xói mòn
sinh học tại (hoặc phía trên một chút) mực nước biển trung bình.
Canxi cacbonat bị hòa tan bởi nước chứa axít nhẹ có thể tích tụ lại ở bất kỳ chỗ nào.
Trong các hang, các nhũ đá và các măng đá được hình thành nhờ sự tích tụ của canxi
cacbonat và các khoáng chất bị hòa tan khác khi nước nhỏ giọt từ phía trên xuống.
19


Lớp QLTN & MT K2 tại cổng vào động Trung Trang
7. Tài nguyên du lịch.
Quần đảo Cát Bà có vị thế đặc biệt đã được quốc gia, quốc tế công nhận 10 danh
hiệu: Vườn Quốc gia năm 1986; Khu Dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004; Phòng thí
nghiệm học tập về phát triển bền vững đầu tiên trên thế giới năm 2009; Khu Bảo tồn
biển có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế năm 2010; Danh lam thắng cảnh cấp quốc
gia năm 2012; Di tích quốc gia đặc biệt năm 2013; Đề cử Công viên địa chất toàn cầu
Geopark năm 2007; Đề cử Di sản thiên nhiên thế giới năm 2011 và năm 2016; Khu
vực biển nhạy cảm có tầm quan trọng quốc tế PSSA năm 2015; Tiềm năng Công viên
Di sản ASEAN năm 2015...
Các nhóm sản phẩm du lịch hiện nay ở Cát Bà chủ yếu bao gồm:
- Nhóm sản phẩm du lịch tham quan: Tham quan cảnh quan rừng chủ yếu trong khu
vực VQG; Tham quan cảnh quan biển đảo chủ yếu ở khu vực vịnh Lan Hạ, vụng Việt
Hải, vụng Tùng Gấu, khu cửa Cái và quần đảo Long Châu; Tham quan các hang động:
Trung Trang, hang Quân Y, động Thiên Long, động Hoa Cương, hang Quả Vàng;
Tham quan các di tích lịch sử - văn hóa trên đảo (Pháo đài Thần công, di chỉ Cái Bèo,
Thành nhà Mạc...); Tham quan một số điểm nuôi trồng thủy sản ở các bè cá khu vực

Cái Bèo, vịnh Lan Hạ.
- Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái: Trải nghiệm hệ sinh thái rừng ngập nước trên địa
hình núi đá vôi ở Ao Ếch, trên hành trình tuyến tracking Vườn Quốc gia Cát Bà - Việt
20


Hải; Trải nghiệm hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi: tham quan rừng Kim
Giao; Đỉnh Cao Vọng , Đỉnh Mây Bầu và một số tuyến tracking; Trải nghiệm hệ sinh
thái rừng ngập mặn Phù Long; Quan sát Voọc Cát Bà hiện nay chủ yếu phục vụ phân
khúc thị trường rất hẹp là các nhà nghiên cứu, các nhà bảo tồn; Lặn biển ngắm san hô
quanh một số đảo nhỏ ở khu vực hòn Tai Kéo, hòn Ba Rang... trong khu bảo tồn biển
Cát Bà.
- Nhóm sản phẩm du lịch cộng đồng: Tham quan phương thức nuôi trồng thủy, hải
sản, trải nghiệm cuộc sống người dân và thưởng thức ẩm thực địa phương ở Phù Long;
Tham quan phương thức nuôi thủy sản trên các nhà bè, trải nghiệm ẩm thực hải sản ở
khu vực vịnh Cát Bà; Tham quan cuộc sống cộng đồng và tìm hiểu phương thức lao
động, sản xuất (trồng cây ăn quả, nuôi ong lấy mật) ở Gia Luận; Tham quan cuộc sống
cộng đồng và tìm hiểu phương thức canh tác nông nghiệp trồng lúa, trồng rau của cộng
đồng ở Việt Hải; Ở tại nhà dân tại Phù Long, Việt Hải.
- Nhóm sản phẩm du lịch thể thao, mạo hiểm: Leo vách núi tại khu vực Việt Hải và
trên một số đảo nhỏ ở vịnh Lan Hạ; Lặn biển ở khu vực hòn Tai Kéo, Ba Rang...; Chèo
thuyền Kayak ở Vinh Lan Hạ.
- Nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng: Cát Bà là nơi có điều kiện thuận lợi để phát
triển du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh, có thể khai thác các dịch vụ như chèo
thuyền Kayak, bóng chuyền bãi biển, câu cá... Cho đến nay, các khu du lịch nghỉ
dưỡng cao cấp còn chưa nhiều, quy mô hạn chế.
- Nhóm sản phẩm du lịch lịch sử, văn hóa: Tại địa phương có nhiều sự kiện tín
ngưỡng, văn hóa, lễ hội đã và đang thu hút đông đảo du khách và nhân dân địa phương
tham gia, góp phần cho ngành Du lịch của huyện, như: Lễ hội ngày Bác Hồ về thăm
Làng cá Cát Bà - Cát Hải, Lễ cầu Ngư (31- 3 dương lịch); Lễ hội cầu tài cầu lộc đầu

năm Đền Hiền Hào (12-1 âm lịch) … Tuy nhiên, quy mô lễ hội không lớn. Bên cạnh
đó, không có khu vui chơi giải trí tổng hợp có quy mô lớn đáp ứng nhu cầu giải trí của
du khách, đây là một trong những nguyên nhân không giữ được khách lưu lại dài ngày.
8. Tài nguyên sinh vật.
Trên nền địa hình núi đá các tơ và đá phiến, VQG Cát Bà có khu hệ thực vật, động
vật khá phong phú và đa dạng. Qua kết quả điều tra từ trước đến nay (VQG Cát Bà
Viện ĐTQHR Viện ST&TNSV), thống kê ở VQG Cát Bà có 1.561 loài thực vật, thuộc
842 chi, 186 họ và 5 ngành thực vật khác nhau. Trong số các loài thực vật đã thống kê
được, có 58 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007), chiếm 3,65% tổng số loài đã ghi
nhận được ở khu hệ thực vật VQG Cát Bà. Đồng thời, theo danh sách cây bị đe dọa
trên thế giới (IUCN, 2011. The World List of Threatened Trees), VQG Cát Bà có 29
loài chiếm 1,86% tổng số loài. Về động vật cho đến nay VQG đã thống kê được 53
21


loài thú, thuộc 18 họ, 8 bộ; 160 loài chim, thuộc 46 họ, 16 bộ; có 45 loài bò sát thuộc
15 họ, 2 bộ; có 21 loài ếch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ. Trong tổng số 279 loài động vật có
xương sống ở cạn như kể trên, đã xác định 22 loài thuộc diện quý hiếm có tên trong
Sách đỏ Việt Nam (2007) và 7 loài có tên trong Danh lục đỏ thế giới (2011).
Bảng 1: Thành phần các loài động vật có xương sống trên cạn ở Vườn Quốc Gia
Cát Bà.
TT

Lớp động
vật

Số loài

Số họ


Số bộ

Sách đỏ Việt
Nam (2007)

Danh lục đỏ
IUCN( 2011)

1

Thú

53

18

8

9

6

2

Chim

160

46


16

1

0

3

Bò Sát

45

15

2

11

1

4

Ếch nhái

21

5

1


1

0

Cộng

279

84

27

22

7

Do vị trí địa lý của Vườn Quốc gia - sự cách ly với đất liền là nguyên nhân cơ
bản đã hạn chế sự du nhập của các loài thú, chim, bò sát, ếch nhái từ đất liền. Chính vì
vậy, nguồn tài nguyên động vật rừng ở Cát Bà không được phong phú về thành phần
loài nhưng lại có ý nghĩa về mặt bảo tồn cao bởi những đặc điểm riêng của hệ sinh thái
hải đảo, đặc biệt là sự có mặt của loài Voọc đầu trắng (Trachyprithecus
polyocephalus), là loài đặc hữu của Việt Nam hiện nay chỉ phân bố duy nhất ở VQG
Cát Bà với số lượng giao động từ 70 - 80 cá thể. Theo tiêu chí phân hạng của IUCN và
Sách Đỏ Việt Nam (2007) thì đây là loài đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức nguy cấp
(Critical) Endengered.
Về đa dạng loài sinh vật biển Vùng quần đảo Cát Bà: các nhà thực vật học
biển đã xác định được 71 loài và biến loài rong biển, 6 loài cỏ biển, 165 loài và biến
loài thực vật nổi về động vật biển, cho tới nay đã thống kê được 230 loài cá có ở vùng
biển Cát Bà, bằng khoảng 1/10 số loài cá đã thống kê được ở Biển Việt Nam (2.038
loài cá biển), khoảng trên 500 loài động vật không xương sống ở đáy, 115 loài động

vật nổi. Số lượng các loài kể trên có thể nói là chưa đủ so với thực có trong thiên
nhiên, một mặt do công tác định loại chưa đầy đủ, mặt khác, nhiều nhóm động vật ở
nước như động vật nguyên sinh (Protozoa)... chưa được đề cập tới.
Với số lượng các loài sinh vật đã được xác định trong một khu vực không lớn
về diện tích như trên đã cho thấy mức độ đa dạng sinh học khá lớn trong vùng này. Có
thể xem vùng quần đảo Cát Bà là nơi ẩn náu các nguồn tài nguyên thủy sản giàu có,
trong đó có nhiều loài có giá trị quan trọng về kinh tế.
22


Bảng 2. Sự phong phú thành phần loài thủy sinh vật vùng ven biển
quần đảo Cát Bà
Nhóm thủy sinh
vật

Số loài đã
thống kê và
xác định được
(I)

Số loài thống kê có ở
biển Việt Nam (II)

Tỷ lệ giữa I/II

Thực vật nổi
Rong
Cỏ biển
Động vật nổi
Động vật đáy

- Động vật thân
mềm
- Giáp xác
- Giun đốt
- Da gai
San hô cứng ( số
liệu 2002,2003)


165
71
5
115
658
193

537
653
14
657
Khoảng 6.000

0,31
0,15
0,36
0,17
1,9

116
124

8
107

370

0,29

Khoảng 230

2.038

0,113

Điều đáng quan tâm là trong khu vực có đầy đủ tất cả các nhóm loài thủy sinh vật từ
bậc thấp đến bậc cao, đồng thời trong đó nhiều loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam
2007

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kể từ khi được thành lập đến nay thì công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên đã và luôn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của ban lãnh đạo
Vườn quốc gia Cát Bà.
Tuy nhiên công tác bảo tồn còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức do
các nguyên nhân : Đời sống của cộng đồng dân cư tại các khu vùng đệm của Vườn và
trên đảo còn gặp nhiều khó khăn, thiếu đất canh tác, không có công ăn việc làm, thói
quen sống dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên như săn bắt động vật, khai thác
cây cảnh, cây thuốc, lấy mật ong dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học, gây ra cháy
rừng; Việc phát triển nuôi trồng thủy hải sản một cách ồ ạt, không có quy hoạch gây
23



khó khăn cho việc quản lý, hủy hoại và làm ô nhiễm môi trường biển, làm suy giảm
diện tích rừng ngập mặn và tác động tiêu cực đến các rạn san hô, bên cạnh đó còn có
việc tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch như phát triển cơ sở hạ tầng như làm
đường, xây dựng bến tàu làm phá vỡ cảnh quan, cùng với các hoạt động của phương
tiện vận chuyển và tham quan của du khách cũng tác động tiêu cực đến đời sống động
vật hoang dã, rác thải, chất thải gây ô nhiễm môi trường, một số du khách muốn
thưởng thức hoặc sở hữu các đặc sản địa phương cũng là nguyên nhân làm tăng nguy
cơ suy giảm số lượng một số loài động thực vật. Bên cạnh những thách thức kể trên,
công tác bảo tồn của Vườn còn có nhiều khó khăn như phương tiện, nhiên liệu, trang
thiết bị, kinh phí phục vụ công tác bảo tồn còn thiếu thốn rất nhiều.
Từ thực tiễn hoạt động công tác bảo tồn của Vườn cho thấy cần phải tìm ra nhiều
giải pháp kết hợp để việc bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên, môi
trường Vườn quốc gia và Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà đạt hiệu quả cao hơn. Trước
hết, để có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương, ban giám đốc
Vườn cùng với Khu dự trữ sinh quyển cần tổ chức nhiều hội nghị với Đảng Ủy, Ủy
ban nhân dân và các phòng ban chuyên môn của huyện Cát Hải, lãnh đạo các xã vùng
đệm để các cấp chính quyền cùng vào cuộc trong công tác bảo tồn. Bên cạnh đó Vườn
phải xây dựng được những quy chế phối hợp công tác với các lực lượng biên phòng,
công an để hỗ trợ công tác tuần tra, bảo vệ, điều tra xử lý những vụ vi phạm lâm luật.
Việc nhận thức được việc tham gia công tác bảo tồn của quần chúng nhân dân
cũng hết sức quan trọng, vì vậy Vườn nên tổ chức cho người dân trực tiếp tham gia
vào các hoạt động bảo tồn thông qua chương trình khoán bảo vệ rừng của nhà nước
và một số dự án bảo tồn của các tổ chức phi chính phủ. Từ đó để có sự tham gia tích
của cộng đồng địa phương như tổ xung kích, câu lạc bộ khoán bảo vệ rừng. Lực lượng
này đóng góp tích cực vào các hoạt động trong công tác bảo tồn như: tuần tra bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn các hoạt động xâm hại đến các loài động thực vật
và các tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái rừng biển và môi trường.
Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng
của việc bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên, môi trường cho nhân dân
huyện đảo, học sinh các trường học và du khách cần được thực hiện thường xuyên với

nhiều hình thức tuyên truyền: thông qua các buổi truyền thông, tổ chức các cuộc thi
tìm hiểu đa dạng sinh học, tổ chức tham quan thực tiễn và tìm hiểu các giá trị của
Vườn quốc gia và Khu dự trữ sinh quyển.
Cùng với việc thực hiện những giải pháp nói trên thì việc đào tạo, nâng cao năng
lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn của Vườn phải luôn được quan tâm chú
trọng và tiến hành thường xuyên để đáp ứng yêu cầu công tác, cũng như tăng cường
hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các
vườn quốc gia khác.
24


×