Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BÀI 18 NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 1918 1939 VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.3 KB, 6 trang )

Ngày soạn: ……..

Tuần:

Ngày dạy: ………

Tiết:

BÀI 18: NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918-1939)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Qua tiết học giúp HS nắm được những nét chính về tình hình kinh tế - xã hội Mĩ sau
chiến tranh thế giới I. Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và những nguyên nhân phát triển
đó, phong trào công nhân, sự thành lập Đảng cộng sản Mĩ.
- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với Mĩ và chính sách (kinh
tế) mới của tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ ra khỏi khủng hoảng.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện các thao tác tư duy cơ bản như: phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Biết sử dụng khai thác tư liệu, tranh ảnh, bối cảnh lịch sử để hiểu rõ những vấn đề
kinh tế xã hội biết so sánh rút ra bài học lịch sử.
- Biết so sánh tình hình nước Mĩ với các nước Tây Âu trong thời kỳ khủng hoảng kinh
tế thế giới 1929 – 1933.
3. Thái độ:
- Giúp HS nhận thức được bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, những đối lập gay gắt
trong lòng xã hội tư bản Mĩ không thể dung hoà.
- Bồi dưỡng ý thức, quan niệm đúng đắn - ý thức đấu tranh chống áp bức bất công xã
hội trong xã hội tư bản.
II. Những năng lực có thể phát triển ở học sinh:
Thông qua bài học nhằm định hướng các năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, tự học, tự nghiên cứu


- Năng lực chuyên biệt:
+ Thực hành bộ môn lịch sử: khai thác lược đồ, hình ảnh có liên quan bài học, lập
bảng so sánh, nhận xét vấn đề.
+ Phân tích mối liên hệ lịch sử, sự ảnh hưởng và tác động giữa các sự kiện lịch sử
trong bài học.


III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học có thể sử dụng:
- Thuyết trình.
- Miêu tả.
- So sánh.
- Thảo luận nhóm.
IV. Phương tiện dạy học:
- Một số hình ảnh mô tả tình hình nước Mĩ những năm của thập niên 20, 30 thế kỉ XX.
- Bản đồ hành chính thế giới, tư liệu về lịch sử Mĩ thời kỳ này.
III. Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh:
1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
a. Mục tiêu:
Với việc quan sát một số hình ảnh (hoặc video clip) về nước Mĩ trong giai đoạn 1918 –
1939. Qua đó kích thích sự tìm hiểu của học sinh, về vấn đề phát triển kinh tế xã hội không
cân đối và nguy cơ khủng hoảng của Mĩ trong giai đoạn này.
b. Phương thức tổ chức hoạt động:
Học sinh quan sát lược đồ, tranh ảnh SGK. Em hãy cho biết tình hình kinh tế xã hội
của nước Mĩ từ 1918 – 1939.
c. Kết quả mong đợi từ hoạt động:
Mỗi học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn
01 sản phẩm nào đó của học sinh để làm tình huống kết nối bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
TG


Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1:
15’

I. Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỷ XX:
- Mục tiêu: biết được những nét chính về tình hình
kinh tế - xã hội Mĩ sau chiến tranh thế giới I. Sự phát
triển nhanh chóng về kinh tế và những nguyên nhân
phát triển đó, phong trào công nhân, sự thành lập
- Sau chiến tranh thế giới thứ
nhất, trong những năm 20
- Phương thức tổ chức hoạt động:
nước Mĩ bước vào thời kì
Giao nhiệm vụ cho HS: dựa vào việc quan sát lược phồn vinh, trở thành trung
tâm kinh tế và tài chính số
đồ, tranh ảnh sgk ở hình 65, 66 và thông tin trong một của thế giới.
Đảng cộng sản Mĩ.


sgk HS thảo luận.

- Công nghiệp chiếm 48%
sản lượng thế giới, đứng đầu
- Theo em hai bức ảnh ở hình 65, 66 phản ánh điều
về nhiều ngành như: Xe hơi,
dầu mỏ, thép… chiếm 60%
gì về nước Mĩ trong thập niên 20 của tk XX?

dự trữ của thế giới.
- Điều gì chứng minh kinh tế Mĩ phồn thịnh trong - Mĩ áp dụng nhiều biện
thập niên 20 của tk XX?
pháp cải tiến khoa học kĩ
- Vì sao nước Mĩ đạt được sự phát triển đó?

thuật thực hiện sản xuất theo

GV gọi HS trả lời và cho HS nhận xét bổ sung hoàn dây chuyền, tăng cường độ
thiện.
lao động của công nhân.
GV nhận xét và chốt ý.
Nhấn mạnh sự phát triển kinh tế của nước Mĩ trong
những năm 20 của tk XX.

- Do bị áp bức bóc lột và
- Qua các hình 65, 66, 67 em có nhận xét gì về phân biệt chủng tộc, phong
những hình ảnh khác nhau của nước Mĩ? Theo em tại trào công nhân phát triển ở
nhiều bang trong nước.
sao có sự khác nhau đó?
Tháng 5.1921, Đảng cộng
- Đảng cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh sản Mĩ thành lập, đánh dấu
nào? (thảo luận nhóm – 3phút)
sự phát triển của phong trào
công nhân Mĩ.
GV gọi HS báo cáo kết quả thảo luận.
GV nhận xét chốt ý.
21’

GV phân tích.

- Các đảng cầm quyền Mĩ bảo vệ quyền lợi giai cấp
tư sản.
- Thực tế người lao động Mĩ trong thời gian này.
GV liên hệ giáo dục tư tưởng.
- Bản chất tốt đẹp của nhà nước ta là chăm lo cho
toàn dân.
- Bài trừ sự bất công trong xã hội.
- Sản phẩm mong đợi:
- Kinh tế Mĩ phồn thịnh trong những 20 của tk XX.
Nguyên nhân.
- Sự phát triển không cân đối giữa các thành phần
dân cư trong xã hội nước Mĩ lúc này.
- Vai trò của đảng cộng sản Mĩ khi ra đời.
- Tháng 10-1929, nước Mĩ


Hoạt động 2:

lâm vào cuộc khủng hoảng
kinh tế. Nền kinh tế tài
II. Nước Mĩ trong những năm 1929-1939:
chính bị chấn động dữ dội…
- Mục tiêu: Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - Năm 1932 sản xuất công
1929 - 1933 đối với Mĩ và chính sách (kinh tế) mới công nghiệp giảm 2 lần so
của tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ ra với năm 1929, khoảng 75%
khỏi khủng hoảng.

dân trại bị phá sản, Hàng

- Phương thức tổ chức hoạt động:


triệu người thất nghiệp.

GV nêu thực trạng của nước Mĩ trong giai đoạn 1929 - Các mâu thuẫn xã hội hết
sức gay gắt, đưa đến các
– 1939 về khủng hoảng kinh tế xã hội và biện pháp cuộc biểu tình diễn ra sôi nổi
trong cả nước.
giải quyết của chính quyền Mĩ.
- Để đưa kinh tế Mĩ thoát
GV giao nhiệm vụ cho hs: hãy quan sát hình 68 và
khỏi khủng hoảng Tổng
nội dung sgk về thực tế của nước Mĩ từ 1929 – 1939 thống Ru-dơ-ven thực hiện
chính sách mới.
trình bày các vấn đề sau:
- Bước sang 1929 nền kinh tế Mĩ khủng hoảng như * Nội dung :
- Phục hưng công nghiệp,
thế nào?
nông nghiệp và ngân hàng
- Gánh nặng của cuộc khủng hoảng ở Mĩ chủ yếu đè
nhằm: Giải quyết nạn thất
lên vai của tầng lớp nào?
nghiệp, phục hồi sự phát
GV gọi hs báo cáo.
triển của các ngành kinh tế GV nhận xét chốt ý.
tài chính và đặt dưới sự
Nhấn mạnh kinh tế Mĩ bước sang 1929 bị khủng
kiểm soát của nhà nước.
hoảng trầm trọng ảnh hưởng đến mọi tầng lớp nhân
dân lao động trong xã hội Mĩ.
- Nước Mĩ đã làm gì để thoát khỏi cuộc khủng hoảng - Tác dụng:

Các biện pháp của chính
kinh tế? kết quả ra sau?
sách mới góp phần giải
- Nêu nhận xét của em về chính sách mới qua hình quyết những khó khăn của
nền kinh tế, Đưa nước Mĩ
69 sgk (thảo luận – 5 phút)
thoát dần khỏi khủng hoảng.
GV gọi nhóm báo cáo sản phẩm thảo luận.
GV nhận xét chốt ý.
GV liên hệ giáo dục tư tưởng.
- Sự đổi mới ở Việt Nam từ 1986.
- Sự đổi mới về tư duy trong học tập lao động để đạt
thành công về sau.


- Sản phẩm mong đợi:
- Nước Mĩ xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế - tài
chính dữ dội từ 1929 – 1939.
- Các biện pháp nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng
hoảng của Tổng thống Ru dơ ven như giải quyết nạn
thất nghiệp, phục hồi kinh tế tài chính qua các đạo
luật phục hưng công nghiệp, ngân hàng với những
quy địng chặt chẽ do nhà nước kiểm soát. Nhà nước
đã cải tổ ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ
người thất nghiệp, tạo việc làm mới…
- Kết quả của Chính sách mới giúp nước Mĩ duy trì
chế độ dân chủ tư sản.
3/ Hoạt động luyện tập: (5 phút)
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố và hoàn thiện kiến thức mới cho học sinh đã được tiếp thu
qua bài học về tình hình kinh tế xã hội của nước Mĩ từ 1918-1939.

b. Phương thức: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc cá nhân trả lời các câu
hỏi trắc nghiệm và tự luận.
1. Bước vào những năm 20 của thế kỉ XX nước Mĩ bước vào thời kì gì?
a. Khủng hoảng
b. Phồn thịnh
c. Lập quốc
d. Giải phóng dân tộc.
2. Đảng cộng sản Mĩ thành lập trong hoàn cảnh nào?
a. Phong trào công nhân phát triển
b. Giải phóng dân tộc thành công
c. Đấu tanh vệ quốc
d. Kinh tế khủng hoảng.
3. Kinh tế Mĩ khủng hoảng bắt đầu từ kĩnh vực nào?
a. Nông nghiệp
b. Công nghiệp
c. Thương nghiệp


d. Tài chính.
4. Trình bày nội dung chủ yếu Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven.
Gợi ý sản phẩm: 1b, 2a, 3d, 4: Phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng
nhằm: Giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính và
đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng (1 phút).
a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn.
- Vai trò của chính quyền Mĩ trong việc phát triển kinh tế củng như các biện pháp đưa Mĩ
thoát khỏi khủng hoảng từ 1929 – 1939.
- HS liên hệ kiến thức lịch sử ở Việt Nam.
- HS sát định: tư tưởng đối với đảng nhà nước ta, trách nhiệm học tập, lao động để phát
triển bản thân.

b. Phương thức:
GV giao nhiệm vụ cho hs bài tập về nhà.
- HS sưu tầm tranh ảnh về sự phát triển của nước ta và quê hương.
- Liên hệ trách nhiệm của bản thân đối với các hoạt động trong nhà trường, gia đình, xã
hội.
c. Sản phẩm mong đợi:
….



×