Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm của công ty cổ phần máy tính tầm nhìn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.33 KB, 37 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Kinh tế
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...............................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.....................................................................1
1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI..................................2
1.2.1.Về lý thuyết..............................................................................................2
1.2.2.Về thực tiễn..............................................................................................2
1.3. CÁC MỤC TIÊU...............................................................................................2
1.3.1.Về lý luận..................................................................................................2
1.3.2.Về thực tiễn..............................................................................................2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................................2
1.5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU..........................................................................................................3
1.5.1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.....................................................3
1.5.2.PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................8
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY TÍNH TẦM NHÌN.....................................................10
2.1. PHƯƠNG PHÁP HỆ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ............................................10
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu...........................................................10
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu............................................................11
2.2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG NHÂN TỐ
MÔI TRƯỜNG ĐỀN VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG...........................................11
2.2.1. Khái quát về công ty cổ phần máy tính Tầm Nhìn.............................11


2.2.2. Tổng quan tình hình phát triển thương mại sản phẩm thiết bị viễn
thông, tin học trên thị trường Việt Nam...................................................................12
2.2.3. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến sự phát triển thương mại
sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học trên thị trường Việt Nam............................14
Lê Mạnh Duy

Lớp K42F2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Kinh tế

2.3. Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập.........................................................17
CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ GIẢI PHÁP THỊ
TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN MÁY TÍNH TẦM NHÌN........................................................................22
3.1. CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU...........................22
3.1.1. Thực trạng hoạt động thương mại của công ty...................................22
3.1.2. Những thành tựu mà công ty đạt được................................................24
3.1.3. Một số tồn tại và nguyên nhân.............................................................24
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY TÍNH TẦM NHÌN...................26
3.2.1. Một số giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm
của công ty cổ phần máy tính Tầm Nhìn..................................................................26
3.2.2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước......................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Lê Mạnh Duy


Lớp K42F2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Kinh tế
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần máy tính
Tầm Nhìn qua các năm………………………………………………………. …….19
Bảng 2.2 Tình hình thực hiện sản lượng theo cơ cấu sản phẩm.............................20
Bảng 2.3 Tình hình thực hiện doanh thu theo cơ cấu sản phẩm………………….21
Bảng 2.4 Doanh thu và tỷ trọng doanh thu của các thị trường...............................22
Bảng

2.5

So

sánh

thị

trường

các

các


năm..................................................................22

Lê Mạnh Duy

Lớp K42F2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Kinh tế

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Biểu đồ 1: Doanh thu tiêu thụ qua các năm……………………………………......20
Biểu đồ 2: Sản lượng tiêu thụ qua các năm………………………………………..20
Biểu đồ 3: Cơ cấu sản phẩm theo sản lượng……………………………………….21
Biểu đồ 4: Cơ cấu sản phẩm theo doanh thu………………………………………21
Biểu đồ 5 Cơ cấu thị trường theo tỷ trọng doanh thu……………………………..22

Lê Mạnh Duy

Lớp K42F2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Kinh tế

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNTT: Công nghệ thông tin
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội

TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
VN: Việt Nam

Lê Mạnh Duy

Lớp K42F2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Kinh tế

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công nghệ thông tin là một lĩnh vực mới trong nền kinh tế nước ta. Sự phát
triển của công nghệ thông tin có ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.
Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách để khuyến khích sự phát triển
của ngành công nghệ thông tin. Với sự ủng hộ nhu vậy, lĩnh vực công nghệ thông tin
nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ.
Thương mại sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học là một bộ phận của thương
mại các sản phẩm CNTT. Hiện nay, hoạt động thương mại các sản phẩn này đang diễn
ra một cách sôi nổi trên thị trường. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào
hoạt động này với sự đa dạng về mẫu mã, chất lượng sản phẩm đáp ứng ngày càng cao
nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên hoạt động thương mại các sản phẩm thiết bị
viễn thông, tin học ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Trong đó, vấn đề nổi cộm
lên đó là thị trường. Các giải pháp thị trường dường như vẫn chưa được một bộ phận
lớn các doanh nghiệp quan tâm một cách đúng mức, chưa tương xứng với sự phát triển
của ngành.
Công ty cổ phần máy tính Tầm Nhìn là một doanh nghiệp hoạt động thương
mại trong lĩn vực sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học.Vì vậy, cũng giống như các

công ty khác trong quá trình hoạt động công ty đã gặp không ít khó khăn về các hoạt
động thị trường. Việc đánh giá các hoạt động trên thị trường của công ty để đề xuất
những giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm của công ty là vấn đề
có ý nghĩa thiết thực. Đây là một giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển
thương mại sản phẩm của công ty trong giai đoạn hiện nay nhằm đem lại hiệu quả cao
hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Xuất phát từ thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và những tồn tại trong
việc phát triển thương mại sản phẩm của công ty cổ phần máy tính Tầm Nhìn, em đã
chọn đề tài: “ Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm của công
ty cổ phần máy tính Tầm Nhìn” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mong
rằng đề tài nghiên cứu của em sẽ giúp ích được cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI
1.2.1. Về lý thuyết
Lê Mạnh Duy
1

Lớp K42F2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Kinh tế

Chuyên đề đề cập đến các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển thương mại sản
phẩm thiết bị viễn thông, tin học của công ty cổ phần máy tính Tầm Nhìn trên thị trường nội
địa như: đặc điểm sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học; bản chất của phát triển thương mại
sản phẩm; đồng thời đưa ra các lý thuyết liên quan đến thị trường, vai trò của phát triển thị
trường với phát triển thương mại.
1.2.2. Về thực tiễn

Về mặt thực tiễn, chuyên đề mô tả khái quát về thực trạng thương mại sản phẩm
thiết bị viễn thông, tin học trên thị trường Việt Nam trong những năm qua; nêu lên những
nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới phát triển thương mại sản phẩm; phân tích thực trạng
thương mại sản phẩm của công ty cổ phần máy tính Tầm Nhìn, từ đó chỉ ra được những
thành công, hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong quá trình phát triển thương mại sản phẩm
của công ty, và đề xuất các giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm thiết
bị viễn thông, tin học của công ty trong những năm tới.
1.3. CÁC MỤC TIÊU
1.3.1. Về lý luận
Chuyên đề hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển thương mại sản
phẩm, thị trường cụ thể là: làm rõ các vấn đề về sản phẩm thiết bị viễn thông tin học,
các lý luận về nội hàm phát triển thương mại, các lý luận về thị trường và vai trò của
phát triển thị trường đối với phát triển thương mại từ đó làm cơ sở cho nghiên cứu thực
trạng phát triển thương mại sản phẩm của công ty trên thị trường Việt Nam.
1.3.2. Về thực tiễn
Vận dụng các kiến thức đã học và những vấn đề lý thuyết đã được hệ thống ở trên,
chuyên đề đi nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm thiết bị viễn thông,
tin học trên thị trường Việt Nam và đặc biệt của công ty cổ phần máy tính Tầm Nhìn
để từ đó phát hiện các vấn đề tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại đó, làm cơ sở đưa
ra các giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm của công ty một cách
có hiệu quả hơn.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vào hoạt động
thương mại của công ty cổ phần máy tính Tầm Nhìn. Trong đó tập trung nghiên cứu
vào quy mô, chất lượng thương mại đối với các sản phẩm của công ty cổ phần máy
tính Tầm Nhìn để từ đó đưa ra các giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản
phẩm của công ty.

Lê Mạnh Duy


2

Lớp K42F2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Kinh tế

 Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vào hoạt động
thương mại sản phẩm của công ty cổ phần máy tính Tầm Nhìn trong giai đoạn 3 năm
từ 2007- 2009 và đề xuất các giải pháp, kiến nghị trong 5 năm từ 2010- 2015.
 Phạm vi không gian nghiên cứu:
- Về đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu vào hoạt động của công ty cổ
phần máy tính Tầm Nhìn và có sự tham khảo tình hình kinh doanh của một số doanh
nghiệp khác trong ngành.
- Về phạm vi địa lý: Đề tài tập trung nghiên cứu trên thị trường Việt Nam.
1.5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1.5.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
a. Khái quát về sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học
Các sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học là bộ phận của sản phẩm công nghệ
thông tin. Chúng là sản phẩm của nền khoa học hiện đại, chúng mang trong mình hàm
lượng chất xám cao và hàm lượng công nghệ cao. Cũng giống như các sản phẩm công
nghệ thông tin, các sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học cũng có vai trò hết sức quan
trọng đối với sự phát triển của kinh tế xã hội nói chung và đối với doanh nghiệp nói
riêng.
Công ty cổ phần máy tính Tầm Nhìn là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
công nghệ thông tin, chuyên mua bán các sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học. Các
sản phẩm chủ yếu của công ty là thiết bị lưu trữ thông tin và thiết bị mạng và một số

thiết bị khác. Các sản phẩm này thuộc nhóm các sản phẩm 84.71, 85.17, 85.25 và
85.28 trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài Chính ban hành.
Sau đây là bảng danh mục một số sản phẩm của công ty và thuế suất nhập khẩu
của chúng trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài Chính ban hành năm 2009:

Mã hàng

Mô tả hàng hóa

8471

50

10

00

8471
8471
8471
8471

60
70
70
70

30
10
20

40

00
00
00
00

Lê Mạnh Duy

Thuế suất
(%)
Bộ xử lý dùng cho máy tính cá nhân
8
(CPU)
Bàn phím máy tính
8
Ổ đĩa mềm
3
Ổ đĩa cứng
3
Ổ đĩa quang, kể cả ổ CD-ROM, ổ DVD
3
và ổ CD có thể ghi được
3

Lớp K42F2


Chuyên đề tốt nghiệp
8471

8517
8517
8525
8528
8525

80
62
62
80
41
49

70
41
51
10
10
10

00
00
00
00
00
00

Khoa Kinh tế
Card âm thanh và Card hình ảnh
Bộ điều biến, giải biến (modem)

Thiết bị mạng không dây
Webcam
Màn hình CRT
Màn hình LCD

3
8
0
10
8
18

b.Nội hàm về phát triển thương mại
Phát triển thương mại là tất cả các hoạt động của con người tác động theo
hướng tích cực đến lĩnh vực thương mại (cụ thể là tác động đến các hoạt động mua
bán sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động hỗ trợ thúc đẩy quá trình mua bán sản phẩm,
dịch vụ) làm cho lĩnh vực này ngày càng được mở rộng về qui mô, tăng về chất lượng,
nâng cao hiệu quả và phát triển một cách bền vững.
Hoạt động phát triển thương mại ở cấp các doanh nghiệp mang bản chất là các
hoạt động xúc tiến thương mại và hoạt động phát triển thương mại ở cấp các tổ chức
hỗ trợ thương mại là những hoạt động nhằm hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến thương
mại của các doanh nghiệp.
Bản chất của sự phát triển thương mại:
Các hoạt động nhằm phát triển thương mại thì phải đảm bảo làm cho lĩnh vực
này có sự mở rộng về qui mô, sự thay đổi về chất lượng, nâng cao tính hiệu quả kinh
tế và đảm bảo phát triển bền vững hoặc cả bốn vấn đề trên.
- Sự mở rộng về quy mô thương mại: Các hoạt động làm cho thương mại có sự
mở rộng về qui mô nghĩa là làm cho lĩnh vực thương mại có sự gia tăng sản lượng tiêu
thụ qua đó gia tăng giá trị thương mại, và có sự mở rộng về thị trường tiêu thụ. Phát
triển thương mại sản phẩm nào đó, xét về mặt qui mô là tạo đà cho sản phẩm bán được

nhiều hơn, quay vòng nhanh hơn, giảm thời gian trong lưu thông, sản phẩm không chỉ
bó hẹp trong một vài thị trường truyền thống mà còn được đưa đến những thị trường
mới, những người tiêu dùng mới.
- Lĩnh vực thương mại phải có sự thay đổi về chất lượng: Không chỉ tăng về
mặt số lượng mà các hoạt động phát triển thương mại cũng phải quan tâm về mặt chất
lượng nghĩa là phải làm thế nào để lĩnh vực thương mại có sự dịch chuyển về cơ cấu
hàng hoá, dịch vụ theo hướng tăng những hàng hoá, dịch vụ có chất lượng tốt, hàm
lượng chất xám cao, mẫu mã đẹp, sang trọng…phải có sự thâm nhập và khai thác tốt
Lê Mạnh Duy

4

Lớp K42F2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Kinh tế

hơn thị trường cũ của sản phẩm nhằm tối đa hoá lợi nhuận và phát triển thị trường của
sản phẩm theo chiều sâu.
- Phát triển thương mại gắn liền với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của thương
mại: Nâng cao hiệu quả kinh tế của thương mại nói chung và hiệu quả kinh tế của lĩnh
vực thương mại sản phẩm nói riêng là việc sử dụng tất cả các biện pháp tác động tới
kết quả hoặc chi phí hoặc cả hai đại lượng trên nhằm làm cho hoạt động thương mại
sản phẩm có kết quả tăng, chi phí giảm; kết quả tăng mà chi phí không tăng; kết quả
tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng chi phí; kết quả không tăng nhưng chi phí giảm
hoặc kết quả giảm nhưng chậm hơn so với chi phí của hoạt động thương mại sản
phẩm. Ngoài ra hiệu quả thương mại còn được phản ánh dựa vào tỷ trọng của ngành
thương mại nói chung và lĩnh vực thương mại sản phẩm nói riêng vào GDP; và được

phản ánh thông qua hiệu quả sử dụng các nguồn lực thương mại sản phẩm.
- Phát triển thương mại hướng tới mục tiêu phát triển bền vững: Phát triển
thương mại hướng tới phát triển bền vững với mục tiêu tạo thêm công ăn việc làm,
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời bảo vệ môi trường. Hay nói
khác đi là phải biết kết hợp giữa mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường thì sự phát
triển thương mại nói chung và lĩnh vực thương mại sản phẩm mới bền vững và lâu dài
không ảnh hưởng đến việc phát triển trong tương lai.
Có nhiều nhân tố tác động đến phát triển thương mại như: những nhân tố về thị
trường, nhân tố năng lực của ngành sản xuất, nhân tố thuộc về các ngành liên quan và
hỗ trợ, nhân tố luật pháp, chính sách vĩ mô của nhà nước…Trong đó một trong những
nhân tố quan trọng nhất là nhân tố thị trường.
Các nhân tố thuộc về thị trường ảnh hưởng tới phát triển thương mại sản phẩm
bao gồm:
- Sở thích, thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng: sở thích và thị hiếu có ảnh
hưởng lớn đến cầu sản phẩm trên thị trường nội địa. Sở thích và thị hiếu của người tiêu
dùng phụ thuộc vào tập tính tiêu dùng, vào thu nhập, vào quan điểm của mỗi người.
Các hàng hoá được bày bán trên thị trường càng phù hợp với sở thích và thị hiếu bao
nhiêu thì càng được ưa chuộng bấy nhiêu, qua đó sức mua sẽ tăng lên thúc đẩy hoạt
động thương mại phát triển.

Lê Mạnh Duy

5

Lớp K42F2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Kinh tế


- Quy mô, cơ cấu thị trường: Qui mô và cơ cấu của thị trường là các nhân tố
xuất phát từ phía cung sản phẩm. Nhân tố này qui định số lượng các sản phẩm được
bày bán trên thị trường, mẫu mã, chủng loại của sản phẩm, qui định sự đa dạng và
phong phú của thị trường sản phẩm, đồng thời nói về qui mô, cơ cấu thị trường cũng là
nói về thị phần chiếm lĩnh của hàng hoá, sản phẩm trên thị trường so với các loại khác,
thể hiện thị phần độc chiếm lớn hay nhỏ.
- Đối thủ cạnh tranh: Nhân tố này bao gồm số lượng các đối thủ; các hình thức
và thủ pháp cạnh tranh; những ưu thế và bất lợi thế cạnh tranh của đối thủ; những hỗ
trợ thương mại; cạnh tranh trong nước và quốc tế; các xu hướng cạnh tranh đa phương.
- Nguồn hàng: Số lượng nhà cung cấp; quy mô, cơ cấu, chất lượng, giá cả hàng
hóa; sự phát triển của các dịch vụ hỗ trợ thương mại; tính ổn định của nguồn hàng và
sự đa dạng các nhà cung cấp; năng lực tài chính, công nghệ và quản trị của nhà cung
cấp; uy tín trong việc thực hiện hợp đồng và giao hàng đúng hạn.
Đặc điểm phát triển thương mại sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học
Hoạt động thương mại các sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học ngoài những
đặc điểm chung với các loại sản phẩm khác, nó còn có những đặc trưng riêng:
- Về sản phẩm và tốc độ tăng trưởng sản phẩm: Các sản phẩm thiết bị viễn
thông, tin học là các sản phẩm công nghệ cao, do đó nó chịu tác động rất lớn của các
thành tựu khoa học. Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học- kỹ thuật, các
sản phẩm thiết bị viễn thông- tin học cũng phát triển theo hướng ngày càng thay đổi
nhanh về mẫu mã, đặc tính, ngày càng hiện đại hơn. Do đó, chu kỳ sống của một sản
phẩm là khá ngắn. Điều này làm cho nhu cầu của người tiêu dùng thường xuyên thay
đổi. Mặt khác, các sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học đều là các sản phẩm được
nhập khẩu từ nước ngoài do đó chúng sẽ chịu ảnh hưởng lớn của các chính sách và
luật pháp về nhập khẩu của Nhà nước cũng như luật pháp quốc tế. Ngoài ra, việc
không sản xuất được ở trong nước cũng khiến các doanh nghiệp khó có thể chủ động
được về nguồn hàng và giá bán các sản phẩm.
- Về thị trường: Hiện nay, cùng với sự phát triển về mọi mặt đời sống kinh tếxã hội, nhu cầu về các sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học là rất lớn. Thị trường các
sản phẩm này trải dài trên khắp toàn bộ nước ta và có triển vọng phát triển cao. Tuy

nhiên, việc phát triển thị trường các sản phẩm này phụ thuộc vào trình độ phát triển cơ
Lê Mạnh Duy

6

Lớp K42F2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Kinh tế

sở vật chất viễn thông- tin học và thu nhập của người dân mỗi địa phương. Do vậy,
mặc dù có thị trường tiềm năng như vậy, nhưng hiện nay hoạt động thương mại các
sản phẩm viễn thông, tin học vẫn chỉ thực sự phát triển mạnh ở các thành phố, các thị
xã;còn vùng nông thôn, miền núi tuy có phát triển nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng
của các khu vực này.
- Về cạnh tranh trên thị trường: Hiện nay, cạnh tranh trên thị trường các sản
phẩm thiết bị viễn thông, tin học đang diễn ra rất khốc liệt. Trên thị trường, hiện có
hàng ngàn doanh nghiệp đang chủ yếu cạnh tranh nhau về giá bán, các chương rình
khuyễn mại, các dịch vụ bán hàng và sau bán nhăm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của
người tiêu dùng, đồng thời mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho doanh nghiệp
mình.
c. Thị trường và vai trò của phát triển thị trường đối với phát triển thương
mại
- Khái niệm thị trường
Thị trường có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể được xem
xét dưới nhiều góc độ và được đưa ra vào nhiều giai đoạn khác nhau trong nền kinh tế
hàng hóa. Thông thường, người ta xuất phát từ góc độ vĩ mô và vi mô để định nghĩa
thị trường.

Tiếp cận thị trường từ góc độ vĩ mô
Thị trường là nơi gặp nhau của người bán và người mua một hàng hóa hoặc một
dịch vụ. Tuy nhiên, đây là một khái niệm không nhất thiết phải gắn với không gian và
thời gian. Người mua và người bán có thể trực tiếp gặp nhau, nhưng cũng có thể giao
dịch thông qua những người trung gian và các phương tiện thông tin liên lạc.
Tiếp cận từ góc độ vi mô
Góc độ tiếp cận này cho phép dẫn tới khái niệm thị trường của doanh
nghiệp.Thị trường của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng tiềm năng của
doanh nghiệp đó, tức là những khách hàng là người mua hoặc có thể mua sản phẩm
của doanh nghiệp. Trong đó, thị trường của doanh nghiệp được chia thành thị trường
đầu vào và thị trường đầu ra.
-Vai trò của phát triển thị trường với phát triển thương mại
Phát triển thị trường là việc doanh nghiệp vừa giữ vững thị trường truyền thống
vừa đảm bảo thị trường chính kết hợp với việc nghiên cứu tìm kiếm nhằm phát triển

Lê Mạnh Duy

7

Lớp K42F2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Kinh tế

thị trường mới. Phát triển thị trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển
thương mại. Nó tác động đến phát triển thương mại cả về chất lẫn lượng.
Phát triển thị trường làm mở rộng quy mô thương mại. Việc mở rộng thị trường
bao gồm việc mở rộng thị trường hiện tại và thâm nhập vào thị trường mới. Do đó, nếu

một doanh nghiệp phát triển thị trường về địa lý thì kéo theo đó là quy mô thương mại
sẽ tăng lên tỷ lệ thuận với số thị trường mở rộng được. Ngoài ra, khi thực hiện phát
triển thị trường thì doanh nghiệp còn đưa các sản phẩm mới vào thị trường hiện tại lẫn
thị trường mới. Từ đây quy mô thương mại của doanh nghiệp lại được tăng thêm một
bước.
Phát triển thị trường góp phần nâng cao chất lượng thương mại. Phát triển thi
trường giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát hơn về thị trường thông qua các thu
thập, đánh giá về thị trường một cách toàn diện nhất.Qua đó, giúp doanh nghiệp có thể
đưa ra các quyết định đúng đắn về việc chuyển dich cơ cấu thương mại sản phẩm của
doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng thương mại của mình. Mặt khác,
trong quá trình thực hiện phát triển thị trường của mình doanh nghiệp phải đối mặt
với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường do các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách tranh
giành thị trường của nhau.Vì vậy, các doanh nghiệp phải chuyển dịch cơ cấu thị trường
một cách hợp lý. Điều này góp phần mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động thương
mại của doanh nghiệp.
Phát triển thị trường làm gia tăng hiệu quả thương mại. Mục tiêu phát triển thị
trường của doanh nghiệp là phải mang lại một hiệu quả tương mại nhất định nào đó.
Hiệu quả thương mại sẽ góp phần đánh giá thực trạng phát triển thị trường của doanh
nghiệp một cách chính xác nhất. Nếu doanh nghiệp có được một chiến lược phát triển
thị trường đúng đắn và phù hợp với các nguồn lực kinh doanh của mình thì thường kéo
theo hiệu quả thương mại cao.
Phát triển thị trường thúc đẩy phát triển thương mại bền vững. Mở rộng thị
trường về địa lý, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh là thành phần
cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thương mại. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp nói chung, của mỗi sản phẩm nói riêng sẽ đảm bảo thương mại phát triển.
Nhưng hiệu quả và bền vững còn phụ thuộc vào việc thị trường của doanh nghiệp có
phải là một thị trường có tiềm năng lâu dài, ổn định về cung cầu, giá cả và môi trường
kinh tế không.Do vậy, phát triển thị trường ảnh hưởng đến cả chiều rộng và chiều sâu
của phát triển thương mại. Bên cạnh đó, khi khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Lê Mạnh Duy


8

Lớp K42F2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Kinh tế

được nâng cao sẽ làm cho thị phần của doanh nghiệp tăng đồng nghĩa với việc tăng
hiệu quả thương mại. Do đó sẽ làm cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn, có
đủ khả năng tài chính để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này tạo điều
kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
1.5.2. PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ hệ thống các vấn đề lý luận đã được thu thập về vấn đề phát triển
thương mại sản phẩm của công ty cổ phần máy tính Tầm Nhìn và từ tình hình nghiên
cứu của đề tài, chuyên đề sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
Về lý thuyết: Hệ thống hóa lại các kiến thức đã học về thương mại và thị
trường, lấy đây là cơ sở nền tảng cho hoạt động nghiên cứu thực trạng về th ương mại
sản phẩm của công ty cổ phâm máy tính Tầm Nhìn bao gồm: Các khái niệm về sản
phẩm, phát triển thương mại, thị trường và vai trò của phát triển thị trường…
Về thực tiễn: Chuyên đề sẽ tập trung nghiên cứu về thực trạng thương mại và
thực trạng thị trường đối với các sản phẩm của công ty cổ phần máy tính Tầm Nhìn.
Trong đó về thương mại sẽ đi đánh giá các vấn đề về quy mô, cơ cấu, tăng trưởng và
hiệu quả tăng trưởng thương mại. Từ đó phát hiện vấn đề trên nhiều mặt nhưng sẽ tập
trung vào thực trạng thị trường của công ty, sẽ đi sâu vào các vấn đề thị trường, năng
lực cung ứng và nguồn hàng của công ty. Qua đó sẽ phát hiện các tồn tại của công ty,
nguyên nhân của chúng và đưa ra các giải pháp để giải quyết những tồn tại đó nhưng
sẽ tập trung vào nhóm các giải pháp thị trường.

Từ các vấn đề trên, nội dung nghiên cứu của chuyên đề được phân chia cụ thể
trong từng chương:
Chương 1 đưa ra tính cấp thiết vì sao lại chọn đề tài này, xác lập và tuyên bố vấn
đề trong đề tài, đồng thời nêu ra được mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của đề
tài và các lý luận cơ bản về các vấn đề nghiên cứu trong đề tài.
Chương 2 sẽ hệ thống các phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu; đánh giá tổng
quát về tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến thương mại các sản
phẩm viễn thông tin học trên thị trường Việt Nam; đưa ra kết quả phân tích các dữ liệu
thu thập được.
Chương 3 là chương cuối của chuyên đề, sẽ đưa ra các kết luận đối với tình hình
thương mại sản phẩm của công ty trong những năm qua, xác định những tồn tại và
nguyên nhân của chúng; đưa ra các giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại
sản phẩm của công ty trong thời gian tới.
Lê Mạnh Duy

9

Lớp K42F2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Kinh tế

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY TÍNH TẦM NHÌN
2.1. PHƯƠNG PHÁP HỆ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
a. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

Chuyên đề có sử dụng phương pháp điều tra và phỏng vấn để thu thập các dữ
liệu sơ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Phương pháp điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện
rộng nhằm phát hiện các quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về mặt định
tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu. Thiết lập phiếu điều tra với hệ thống
câu hỏi bằng văn bản, câu hỏi có các phương án trả lời, người được hỏi chọn câu trả lời theo
quan niệm và nhận thức của mình. Phương pháp này được sử dụng để thu thập dữ liệu
phục vụ cho mục 2.2, 2.3 và 3.1 của chuyên đề.
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp nói chuyện trực tiếp hoặc gián tiếp
giữa người được phỏng vấn với đối tượng cần biết ý kiến để làm rõ một vấn đề nào đó.
Trong phạm vi của chuyên đề này em có sử dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp các
cán bộ, nhân viên công ty để tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,

Lê Mạnh Duy

10

Lớp K42F2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Kinh tế

cũng như hoạt động thương mại của toàn ngành trên thị trường. Phương pháp này
được sử dụng để thu thập dữ liệu phục vụ cho mục 2.2, 2.3 và 3.1 của chuyên đề.
b. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu của đề tài được thu thập từ nhiều
nguồn khác nhau như: sách báo; các văn bản chính sách và luật pháp của Nhà nước;
các nguồn thông tin trên internet, truyền hình và các số liệu thu thập từ các phòng ban

trong công ty. Cụ thể:
Các dữ liệu về tình hình kinh doanh của công ty như doanh thu, lợi nhuận, chi
phí… được thu thập từ các phòng kinh doanh và phòng kế toán của công ty nhằm đánh
giá thực trạng hoạt động thương mại của công ty, tìm ra các tồn tại và nguyên nhân của
chúng. Các dữ liệu này được sử dụng trong mục 2.3 và 3.1 của chuyên đề.
Các dữ liệu về tình hình thương mại của ngành được thu thập từ các nguồn khác
nhau như báo chí; truyền hình; các trang web của Bộ Công Thương, Bộ Khoa học
công nghệ và môi trường, Bộ Kế hoạch và đầu tư, cùng với một số trang web chuyên
ngành khác. Các dữ liệu này được thu thập để đánh giá tổng quan tình hình thương
mại của lĩnh vực thương mại sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học trên thị trường cũng
như các ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động thương mại của lĩnh vực
này. Các dữ liệu này được sử dụng trong mục 2.2 của chuyên đề.
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Đề tài có sử dụng nhiều phương pháp phân tích dữ liệu. Cụ thể: sử dụng
phương pháp so sánh; phương pháp thống kê kinh tế; phương pháp phân tích kinh tế;
phương pháp mô hình hóa.
Phương pháp thống kê được sử dụng để tổng hợp các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp,
đưa ra các bảng số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài. Phương pháp này đươc
sử dụng trong chương 2 của chuyên đề.
Phương pháp so sánh được dùng để phân tích các dữ liệu nhằm thấy được sự
thay đổi quy mô, tốc độ phát triển thương mại của ngành, của công ty qua các năm; so
sánh sự thay đổi của các mặt hàng trong cơ cấu sản phẩm của công ty. Phương pháp
này được sử dụng trong mục 2.2, 2.3 và 3.1 của chuyên đề.
Phương pháp phân tích kinh tế được dùng để phân tích các bảng số liệu thu
thập được. Phương pháp mô hình hóa trong việc sử dụng các bảng số liệu để vẽ các
biểu đồ biểu diễn thực trạng thương mại sản phẩm của công ty. Các phương pháp này
được sử dụng trong chương 2 của chuyên đề.
Ngoài ra, chuyên đề còn sử dụng một số phần mềm như Microsoft Exel để tổng
hợp, phân tích các bảng số liệu và vẽ các biểu đồ phục vụ nghiên cứu.
Lê Mạnh Duy


11

Lớp K42F2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Kinh tế

2.2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG NHÂN TỐ
MÔI TRƯỜNG ĐỀN VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG
2.2.1. Khái quát về công ty cổ phần máy tính Tầm Nhìn
Tên công ty: Công ty cổ phần máy tính Tầm Nhìn
Tên giao dịch: Công ty cổ phần máy tính Tầm Nhìn
Trụ sở chính: 48 Bis - Trần Đình Xu - Quận 1- Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08)62.599.599
Fax: (08)9200362
Email:
Website: www.viscom.vn
Chi nhánh Hà Nội: số 6 - lô1A - khu đô thị Trung Yên 1- Cầu Giấy Hà Nội
Điện thoại: (04)62.599.599

Fax: (04)37.711.465

Chi nhánh Đà Nẵng: 52 – Trần Tống – Thanh Khê – Đà Nẵng
Điện thoại: (0511)62.599.599

Fax: (0511)3655588


Thị trường: Việt Nam
Số lượng nhân viên: 200 người
Lĩnh vực kinh doanh: Công nghệ thông tin.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, mua bán thiết bị điện tử, viễn thông, tin học.
Sản phẩm chính: các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Chủ yếu là
thiết bị lưu trữ thông tin, thiết bị mạng và một số sản phẩm khác.
Công ty cổ phần máy tính Tầm Nhìn- Viscom được thành lập từ năm 2003 bởi
những người đam mê và giàu kinh nghiệm trong ngành Công nghệ thông tin và Truyền
thông. Trải qua quá trình phát triển công ty đã đạt được những thành quả bước đầu.
- Năm 2005: Nhận giải Top10 các Công ty phân phối sản phẩm Seagate SATA
nhiều nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương Quý II 2005. Trở thành Nhà phân
phối chính thức của D-Link tại VN.
- Năm 2006: Thành lập Chi nhánh tại Hà Nội. Phân phối sản phẩm WD Internal
và WD branded External.
- Năm 2007: Thành lập chi nhánh Đà Nẵng. Nhận giải thưởng “Thương hiệu
Uy tín và Chất lượng” 2 năm liên tiếp 2006/2007 do Cơ quan Bộ Thương Mại cấp.
Lê Mạnh Duy

12

Lớp K42F2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Kinh tế

2.2.2. Tổng quan tình hình phát triển thương mại sản phẩm thiết bị viễn
thông, tin học trên thị trường Việt Nam

Trong hai năm gần đây tình hình kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam đang gặp
rất nhiều khó khăn. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới đã khiến cho nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực của nền kinh tế rơi vào tình trạng điêu đứng. Tuy chịu ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng thương mại các sản phẩm thiết bị viễn
thông, tin học vẫn có một số bước phát triển. Sau đây là một vài đánh giá tổng quan về
lĩnh vực thương mại các sản phẩm thiết bị điện tử, viễn thông, tin học:
+ Về sản phẩm và tốc độ tăng trưởng sản phẩm:
Các sản phẩm xuất hiện trên thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây ngày
càng đa dạng và phong phú. Chúng là các sản phẩm có chất lượng cao, của nhiều hãng
uy tín. Các sản phẩm không ngừng thay đổi về mẫu mã, chất lượng, đặc tính công
nghệ kỹ thuật. Điểm đặc biệt là phần lớn các sản phẩm đã có mức giá ngày càng hợp
lý hơn, phù hợp hơn với túi tiền của đa số người tiêu dùng Việt Nam. Sự phong phú về
mẫu mã, chất lượng sản phẩm; giá bán có xu hướng giảm là các nguyên nhân quan
trọng dẫn tới sự phát triển của thương mại các sản phẩm viễn thông, tin học. Tình hình
tốc độ tăng trưởng các sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học liên tục tăng. Cuối năm
2009 tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2008 khoảng 20%. Đây là tốc độ tăng trưởng nói
chung của toàn bộ sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học nói chung chứ không phải của
riêng một sản phẩm cụ thể. Tốc độ tăng trưởng sản phẩm càng cao thể hiện sự phát
triển quy mô thương mại sản phẩm càng nhanh và mạnh.
+ Về thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Thị trường tiêu thụ các sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học ngày càng phát
triển trên phạm vi cả nước. Trong đó thị trường tiêu thụ mạnh nhất là thị trường TP Hồ
Chí Minh với tỷ lệ 45%, sau đó là Hà Nội chiếm tỷ lệ 35%, còn lại là Đà Nẵng, Hải
Phòng…
+ Về số lượng các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường:
Số lượng các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối sản phẩm thiết bị viễn
thông, tin học ngày càng gia tăng trên thị trường. Tính đến năm 2009 đã có hàng nghìn
doanh nghiệp hoạt động phân phối các sản phẩm trên thị trường (chỉ riêng tại Hà Nội
đã có khoảng 700 doanh nghiệp), cùng với đó là sự xuất hiện hàng loạt cửa hàng đại lý
thiết bị viễn thông, tin học trên khắp cả nước. Trong đó có dự tham gia của các doanh

Lê Mạnh Duy
13
Lớp K42F2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Kinh tế

nghiệp lớn như FPT, VTB...Điều này càng tạo thêm sự đa dạng về các doanh nghiệp
hoạt động trên thị trường sản phẩm viễn thông, tin học ở Việt Nam.Cùng với sự tăng
lên về số lượng doanh nghiệp nhập khẩu làm cho số lượng sản phẩm trên thị trường
nội địa cũng tăng lên. Từ đó làm tăng quy mô thương mại sản phẩm. Số lượng sản
phẩm nhập khẩu về trong mỗi doanh nghiệp cũng tăng dần theo sự mở rộng về quy mô
phân phối sản phẩm và nguồn lực tài chính.
+ Về doanh thu tiêu thụ sản phẩm:
Doanh thu tiêu thụ các sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học tăng liên tục qua
các năm. Tuy nhiên trong năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới
nên doanh thu tiêu thụ các sản phẩm này có phần chững lại. Nhưng trong năm 2009 thì
lại có xu hướng tăng lên. Cụ thể doanh thu năm 2009 đạt 4,68 tỷ USD tăng 14% so với
năm 2008, năm 2007 đạt 3 tỷ USD. Việc tăng doanh thu tiêu thụ qua các năm thể hiện
sự tăng nhanh về quy mô thương mại sản phẩm nói chung. Quy mô thương mại sản
phẩm ngày càng mở rộng và phát triển theo xu hướng tích cực.
+ Về môi trường thương mại
Hiện nay môi trường thương mại các sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học được
đánh giá là thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại trên lĩnh
vực này. Cụ thể Nhà nước đã có nhiều chính sách để thúc đẩy hoạt động thương mại
các sản phẩm viễn thông tin học phát triển như chính sách phát triển hạ tầng viễn
thông, CNTT trên cả nước; chính sách thuế nhập khẩu ưu đãi với các mặt hàng thiết bị
viễn thong, tin học; chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp…

2.2.3. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến sự phát triển thương mại
sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học trên thị trường Việt Nam
Quá trình phát triển thương mại sản phẩm chịu ảnh hưởng của rất nhiều các
nhân tố khác nhau trong môi trường kinh doanh, mỗi nhân tố tác động tới sản phẩm
theo các mặt, các hướng khác nhau và mức độ khác nhau.
- Những nhân tố thuộc về chính sách và luật pháp
Các yếu tố chính sách và luật pháp có ảnh hưởng lớn tới việc phát triển thương
mại các sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học trên thị trường. Các yếu tố chính sách và
luật pháp bao gồm các chính sách và luật pháp của Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Nhưng các chính sách và luật pháp của Việt Nam là ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới phát
Lê Mạnh Duy

14

Lớp K42F2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Kinh tế

triển thương mại sản phẩm. Bao gồm các chính sách thương mại, chính sách phát triển
CNTT, luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật CNTT…
Hiện nay, Đảng và nhà nước đang có những chính sách để hỗ trợ và thúc đẩy
phát triển công nghệ thông tin và thương mại các sản phẩm công nghệ thông tin, đặc
biệt là thương mại các sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học. Điều này đã tạo cơ hội
cho thương mại các sản phẩm này phát triển vượt bậc. Tuy nhiên các chính sách và
luật pháp có liên quan của nước ta vẫn còn tồn tại nhiều điểm chưa phù hợp với sự
phát triển như vũ bão của lĩnh vực CNTT. Do đó cũng đã gây không ít khó khăn cho
hoạt động thương mại các sản phẩm thuộc lĩnh vực CNTT trên thị trường. Bên cạnh đó

đa số các sản phẩm CNTT và đặc biệt là các sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học đều
được nhập khẩu từ nước ngoài, vì thế sẽ chịu ảnh hưởng lớn của các chính sách, luật
pháp và các thủ tục hành chính liên quan đến nhập khẩu. Một tồn tại dễ nhận thấy hiện
nay là các thủ tục hành chính rườm rà gây khó khăn cho công tác nhập khẩu hàng hóa.
Bên cạnh đó thuế nhập khẩu cũng là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng.
- Đặc điểm về thị trường
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì thị trường luôn là yếu tố hàng đầu để cho các
hãng quan tâm. Dung lượng thị trường rộng hay hẹp, to hay nhỏ nó sẽ tác động tới tốc độ
tăng trưởng của sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận và đặc biệt thị trường là yếu tố quan trọng
cho phát triển bền vững trong kinh doanh. Đặc điểm về nhu cầu của thị trường đó có ảnh
hưởng lớn tới phát triển thương mại sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học.
Một thực tế dễ nhận thấy ở nước ta là thu nhập của người dân vẫn còn thấp. Do
đó việc tiêu dùng những sản phẩm cao cấp vẫn còn khá hạn chế. Điều đó ảnh hưởng
tới việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thuộc phân khúc sản phẩm cao
cấp. Tuy nhiên với xu hướng phát triển ngày càng cao của nền kinh tế, thu nhập của
người dân ngày càng được cải thiện sẽ dẫn đến nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm cao
cấp ngày càng cao. Bên cạnh đó cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng trẻ hóa do đó
nhu cầu sử dụng các sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học ngày càng cao. Vì vậy, hoạt
động thương mại các sản phẩm này có xu hướng ngày càng phát triển.
- Tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới:
Hiện nay, kinh tế nước ta đang có những bước phát triển vượt bậc và sự nghiệp
công nghiệp hóa- hiện đại hóa cũng đang diễn ra sôi nổi, nhu cầu áp dụng các sản
phẩm công nghệ thông tin vào các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội là rất lớn.
Lê Mạnh Duy
15
Lớp K42F2


Chuyên đề tốt nghiệp


Khoa Kinh tế

Điều này dẫn tới cầu về các sản phẩm CNTT nói chung và các sản phẩm thiết bị viễn
thông, tin học tăng cao. Do đó, hoạt động thương mại các sản phẩm này ngày càng
phát triển.
Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế thế giới cũng đã có những ảnh hưởng tiêu
cực tới hoạt động thương mại các sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học. Nó kìm hãm
sự phát triển của thương mại trên lĩnh vực này. Tuy nhiên, hiện nay kinh tế thế giới
đang từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng và có những dầu hiệu phục hồi. Đây sẽ là
cơ hội phát triển cho lĩnh vực thương mại các sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học.
- Những nhân tố thuộc về nội tại của ngành hàng thiết bị viễn thông, tin
học
+ Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là rất quan trọng và có vai trò tích cực đối với hoạt động kinh doanh
của mỗi công ty. Sản phẩm thiết bị viễn thông, tin học là sản phẩm nhập khẩu do đó nhân
lực trong ngành chủ yếu là nhân viên Marketing phục vụ công tác phân phối sản phẩm. Cơ
cấu trình độ nguồn nhân lực ảnh hưởng rõ nhất tới quá trình kinh doanh, bao gồm: nguồn
nhân lực đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, và các trình độ khác. Trình độ và
kinh nghiệm của nhân viên càng cao thì hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả. Bên cạnh
trình độ nhân lực thì quá trình sử dụng và phối bổ nhân lực cũng ảnh hưởng rất lớn. Ở các
khâu khác nhau của quá trình kinh doanh thì nhân lực sử dụng cũng ở trình độ khác nhau và
hợp lý để tránh lãng phí hay thiếu hụt nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực một cách
hợp lý.
+Giá cả:
Giá cả được coi là một yếu tố rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mỗi
công ty, giá cả quyết định sản phẩm đó có phải vì khách hàng và phục vụ cho lợi ích của
người tiêu dùng hay không. Giá cả có tác dụng kích thích hay hạn chế cung cầu sản phẩm
do ảnh hưởng đến tiêu thụ. Giá cả thường được coi là vũ khí cạnh tranh trên thị trường. Việc
sử dụng giá cả để cạnh tranh thường mang lại hiệu quả cao cho các công ty. Do đó công ty
nào cũng cố gắng đưa ra mức giá hợp lý cho sản phẩm của mình.

+Hệ thống kênh phân phối:
Là toàn bộ các mạng lưới phân phối mà doanh nghiệp thiết lập và sử dụng trong
phân phối hàng hoá. Hệ thống kênh phân phối càng nhiều thì sản phẩm đến được với
người tiêu dùng càng nhanh, nhiều, và gần gũi. Hệ thống kênh phân phối khẳng định
Lê Mạnh Duy
16
Lớp K42F2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Kinh tế

sức mạnh của sản phẩm góp phần làm tăng quy mô và tăng tốc độ tăng trưởng của sản
phẩm. Đặc biệt là đối với mặt hàng thiết bị viễn thong, tin học có nhiều doanh
nghiệp kinh doanh. Bên cạnh việc tăng lên về số lượng hệ thống kênh phân phối còn
có sự gia tăng về quy mô của các hệ thống kênh phân phối và các hình thức kinh
doanh của mỗi hệ thống nhằm đạt hiệu quả kinh doanh.
- Sự cạnh tranh trên thị trường:
Lĩnh vực công nghệ thông tin ở nước ta ngày càng phát triển. Nó như một
miếng bánh béo bở đối với các doanh nghiệp là các nhà đầu tư. Ngày càng có nhiều
doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này với quy mô và tiềm lực của các doanh nghiệp
ngày cao cao. Vì vậy tình hình cạnh tranh trên thị trường diễn ra rất gay gắt. Càng
nhiều đối thủ cạnh tranh dẫn đến tác động vào thương mại sản phẩm thiết bị viễn thông tin
học theo hướng tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực sẽ kích thích các doanh nghiệp hoạt
động hiệu quả hơn. Mặt khác sự cạnh tranh trên thị trường cũng khiến các doanh nghiệp có
thể rơi vào tình trạng khó khăn.
2.3. Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập
Dựa vào quá trình khảo sát điều tra và tìm hiểu về doanh nghiệp, cùng với các
kết quả phân tích, tổng hợp, em tổng kết các dữ liệu đã thu thập được về các doanh

nghiệp khảo sát điều tra. Cụ thể như sau:
2.3.1. Kết quả phân tích các dữ liệu sơ cấp
Trong quá trình viết chuyên đề em có thực hiện phỏng vấn một số cán bộ cao
cấp của công ty. Tổng số người được phỏng vấn là 5 người. Kết quả phỏng vấn được
tổng hợp như sau:
Khi được hỏi về xu hướng biến động của thương mại ngành hàng trong thời
gian tới, 100% số người được phỏng vấn đều cho rằng thương mại ngành hàng có xu
hướng biến động theo hướng tăng trưởng cao trong thời gian tới. Bởi theo họ, hiện nay
tình hình kinh tế đang phục hồi và sự phát triển không ngừng của các sản phẩm CNTT,
nhu cầu của người tiêu dùng càng ngày càng phát triển sẽ là điểm tựa cho viêc phát
triển thương mại ngành hàng.
Được hỏi về nguồn hàng của công ty, tất cả những người được hỏi đều cho rằng
công ty hiện đang có nguồn hàng khá ổn định, tất cả các sản phẩm mà công ty đang
kinh doanh đều được cung cấp bởi các nhà sản xuất có uy tín trên thế giới với số lượng
và chất lượng ổn định như: Tập đoàn Seagate, tập đoàn D-Link…
Lê Mạnh Duy
17

Lớp K42F2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Kinh tế

Khi hỏi về giá cả các sản phẩm của công ty trên thị trường, hầu hết những
người được hỏi đều cho rằng giá các sản phẩm của công ty là khá hợp lý, bởi công ty
đã có nguồn hàng khá tốt, ổn định. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số ý kiến lại cho
rằng giá các sản phẩm của công ty còn chưa thực sự cạnh tranh hiệu quả bởi công tác
quản lý hoạt động kinh doanh của công ty vẫn còn nhiều bất cập gây làm tăng chi phí.

Điều này làm tăng giá bán các sản phẩm của công ty trên thị trường.
Khi hỏi về những tồn tại trong hoạt động thương mại sản phẩm của công ty, hầu
hết mọi người cho rằng trong hoạt động công ty còn tồn tại nhiều vấn đề, nhưng những
vấn đề nổi cộm nhất bao gồm: cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý; mạng
lưới phân phối còn chưa tốt; công tác quảng bá sản phẩm và hình ảnh công ty chưa đạt
hiệu quả.
Được hỏi về giải pháp hiện nay cho việc phát triển thương mại sản phẩm của
công ty thì đa số người được hỏi đều tập trung vào nhóm giải pháp thị trường. Bao
gồm các giải pháp như: phải tìm được nguồn hàng tốt, ổn định với giá cả cạnh tranh; tăng
cường công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường; phát triển mạng lưới phân phối ra các tỉnh
và thành phố trong cả nước dựa vào đặc điểm nhu cầu thị trường đã nghiên cứu; thứ tư là
tăng cường công tác Marketing, có chính sách giá cả cho hợp lý, các dịch vụ sau bán hàng
và các chương trình khuyến mại hợp lý; Bởi theo họ đây là những giải pháp nhằm giải
quyết những bất cập chủ yếu của công ty trong giai đoạn hiện nay.
2.3.2. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần máy tính
Tầm Nhìn qua các năm
Chỉ tiêu
Doanh thu

Đơn vị tính
Tỷ đồng

Tỷ lệ tăng so với %
năm trước
Sản lượng
Chiếc
Tỷ lệ tăng so với %
năm trước
Lợi nhuận

Tỷ đồng
Tỷ lệ tăng so với %
năm trước
Thu nhập bình quân Triệu đồng/ người/
của người lao động
tháng
Lê Mạnh Duy
18

Năm 2007
274,359

Năm 2008
258,932

Năm 2009
266,518

-

-5,623

2,930

180975
-

172686
- 4,58%


175762
1,78%

1,391

1,313

1,351

-

-22,616

17,297

2,3

2,5

2,76
Lớp K42F2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Kinh tế
(Nguồn: Phòng kế toán)

Biểu đồ 1: Doanh thu tiêu thụ qua các năm


Biểu đồ 2: Sản lượng tiêu thụ qua các năm

Lê Mạnh Duy

19

Lớp K42F2


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Kinh tế

Bảng 2.2 Tình hình thực hiện sản lượng theo cơ cấu sản phẩm
Chỉ tiêu
Tổng sản lượng
1. Thiết bị lưu trữ
2. Thiết bị mạng
3. Khác

Năm 2007
Số
Tỷ trọng
lượng
(%)
(chiếc)
180975 100%
97727
54%
63703

35,2%
19545
10,8%

Năm 2008
Năm 2009
Số
Tỷ trọng
Số
Tỷ trọng
lượng
(%)
lượng
(%)
(chiếc)
(chiếc)
172686
100%
175762
100%
87424
50,62%
82790
47,1%
70145
40,62%
76636
43,6%
15117
8,76%

16336
9,3%
(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Biểu đồ 3: Cơ cấu sản phẩm theo sản lượng

Lê Mạnh Duy

20

Lớp K42F2


×