I Tóm tắt văn bản Tôi Đi Học
Hằng năm cứ vào cuối thu, khung ảnh thiên nhiên lại làm cho tác giả nhớ đến những kỉ niệm về
ngày đầu tiên đi học. Nhân vật tôi được mẹ đưa đến trường trong lòng tràn ngập cảm giác mới lạ:
Hôm nay tôi đi. Cậu tự nhiên thấy muốn tự mình cầm bút thước, thấy những trò quậy phá rong
ruổi với đám bạn đã xa tít tắt. Khi tới trường, quan sát những học sinh cậu thấy họ như những con
chim non còn bỡ ngỡ trong những cử chỉ hành động gần như trở nên thừa thãi. Khi thầy Đốc
trưởng Mĩ Lí điểm danh cho học sinh xếp hàng vào lớp, ai cũng hồi hộp, lo âu, không biết phải làm
gì nhưng sau câu nsoi của thầy mọi chuyện đều ổn. Lớp học bắt đầu với dòng chữ đầu tiên thầy
viết lên bảng đó là bài tập viết: Tôi đi học!
II. Tóm tắt đoạn trích Trong lòng mẹ
Gần đến ngày giỗ đầu bố Hồng, cậu lại rất thương và nhớ mẹ mình thì một hôm, người cô gọi cậu
đến và hỏi có muốn gặp mẹ, gặp “em bé” ko. Sau đó, bà ta làm cho Hồng đau lòng bằng cách nói
về cuộc sống của mẹ Hồng (rách rưới, nghèo khổ đi bán hàng, thấy người quen ko dám chào). Bà
ta càng nói Hồng càng im lặng và cậu bắt đầu khóc. Cậu càng thấy thương mẹ, càng căm ghét
những hủ tục lạc hậu hơn là ghét mẹ trước những lời bôi nhọ mẹ mình của bà cô thâm hiểm, tàn
nhẫn. Một hôm, trên đường đi học về, Hồng thoáng thấy một người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ.
Hồng liền đuổi theo và gọi to. Vài giây sau, Hồng đuổi kịp xe kéo. Và nhận ra đúng là mẹ mình.
Hồng òa khóc nằm trong lòng mẹ. Cậu cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, sự yêu thương và dịu dàng
của mẹ. Cậu quên hết mọi lời nói độc ác của bà cô, chỉ còn niềm xúc động và tình yêu thương mẹ
vô bờ.
III. Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát
cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào
đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám
tay sai đã rất thiết tha van nài các "ông" tha cho chồng "cháu". Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn
hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi
đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi
mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị
Dậu uất ức vùng lên thách thức: "Mày trói chồng bà, bà cho mày xem" và quật ngã cả hai tên tay
sai.
IV. Tóm tắt đoạn trích Lão Hạc
Lão Hạc sống một mình cùng với cậu Vàng - kỉ vật người con trai để lại sau khi đi phu đồn
điền cao su. Lão sống cô độc, nghèo khó nhưng luôn thương yêu cậu Vàng. Sau trận ốm lão
trở nên kiệt quệ, túng quẫn, không đủ sức nuôi bản thân nên quyết định bán cậu Vàng và gửi
tiền cho ông giáo giữ hộ rồi tự mình xin bả chó kết liễu thân phận. Không ai hiểu nguyên nhân
cái chết dữ dội, đau đớn của lão Hạc trừ ông giáo và Binh Tư.
V. Tóm tắt đoạn trích Cô bé bán diêm
Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang rầu rĩ đi bán
diêm trong bóng tối. Cô bé bán diêm ấy đã mồ côi mẹ và cũng đã mất đi người thương yêu em
nhất là bà nội. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào
một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm
áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai, em được thấy một bàn ăn thịnh soạn hiện
lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba và được thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư: Bà nội
hiền từ của em hiện lên đẹp đẽ, gần gũi và phúc hậu biết mấy. Nhưng ảo ảnh đó nhanh chóng tan
đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Cô bé
bán diêm đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.
VI.Tóm tắt đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió
Đôn-ki-hô-tê là một lão quý tộc nghèo vì quá say mê truyện hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ
giang hồ, cùng đi với lão là giám mã Xan-chô-pan-xa. Một lần, hai thầy trò đi trên một cánh đồng.
Đôn-ki-hô-tê nhìn thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió lại tưởng là ba bốn chục tên khổng lồ. Lão
thúc ngựa Rô-xi-nan-tê xông lên chẳng thèm để ý đến giám mã Xan-chô-pan-xa đang hét bảo lão
đừng xông vào đánh nhau với cối xay gió. Gió thổi mạnh làm cánh quạt quay kéo theo ngựa và
người lão văng ra xa. Xan-chô-pan-xa thúc lừa đến đỡ Đôn-ki-hô-tê. Tuy vậy, dù đau đến cỡ nào
nhưng lão cũng không rên rỉ, không ăn uống gì và đêm đến thì thức trắng vì nghĩ đến tình nương.
Còn Xan-chi-pan-xa hơi đau một tí là rên rỉ, ăn ngon lành vừa đi vừa chè chén, đêm đến, bác lăn
ra ngủ một mạch đến sáng.
VII. Tóm tắt bài Chiếc lá cuối cùng
Xiu và Giôn-xi là 2 nữ họa sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Cụ Bơ-men là một họa sĩ
già cũng sống ở đó; cả đời cụ khao khát vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện
được. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt
vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xung sẽ là lúc mình lìa đời.
Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô ích. Biết được ý nghĩ điên
rồ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men âm thầm thức suốt đêm mưa gió để vẽ chiếc lá thường
xuân. Chiếc lá cuối cùng đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn-xi nghĩ lại, cô hy
vọng và muốn được sống. Tuy nhiên, cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi sau một đêm
đội mưa đội gió để vẽ hình chiếc lá cuối cùng lên tường nhằm cứu Giôn-xi. Xiu lặng lẽ
đến bên bạn báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng.
VIII. Tóm tắt đoạn trích Hai cây phong
Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi. Phía trên làng, giữa một ngọn đồi, từ lâu hai cây
phong to lớn. Hai cây phong hùng vĩ như những ngọn hải đăng trên núi, như biểu tượng
của tiếng nói riêng, như tâm hồn riêng của làng.
Vào năm học cuối, bọn trẻ chạy ào lên đấy phá tổ chim, leo lên hai cây phong cao vút để
thấy hiện ra trước mắt chúng biết bao vùng đất chưa từng biết và những con sông chưa
từng nghe.
Thuở ấy, nhân vật "tôi" chỉ cảm nhận sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong được gọi
là "Trường Đuy-sen"