Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

quản lý tài nguyên đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.68 KB, 18 trang )

BÀI TẬP MÔN HỌC :

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT
Đề tài:
Tình huống và hướng giải quyết tranh chấp đất giữa anh Thành và anh Khiêm

1


MỤC LỤC
I

Đặt vấn đề

II

Khái niệm, đặc điểm, mục đích

III

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

IV

Đặt tình huống

V

Sơ lược và phân tích vụ việc

VI



Hướng giải quyết

VII

Kết luận

VIII

Tài liệu tham khảo
2


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô giá
ĐẤT
ĐAI

Là điều kiện để tồn tại và phát triển của con người và
sinh vật khác ở trên trái đất
Đối với kinh tế - xã hội, đất đai là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh
tế, văn hóa, an ninh và quốc phòng.

Hiện nay, tình trạng khiếu nại đất đai là một trong những vấn đề “nóng” ở
các địa phương, đòi hỏi phải được giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời.

Điều đó không chỉ nhằm góp phần ổn định trật tự xã hội mà còn phòng tránh
các hậu quả khác có thể xảy ra.


3


II. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, MỤC ĐÍCH
 Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tính phức tạp, gay
gắt của tranh chấp đất đai không chỉ dừng lại ở khía cạnh tranh chấp dân sự
mà còn có thể dẫn đến các vụ án hình sự, thậm chí còn mang tính chính trị,
gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Vì vậy, giải quyết tranh chấp đất đai là
một nội dung rất quan trọng và không thể thiếu của pháp luật đất đai.
1. Khái niệm: Giải quyết tranh chấp đất
đai là hoạt động của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng,
mâu thuẫn giữa các tổ chức, hộ gia đình và
cá nhân để tìm ra giải pháp đúng đắn trên
cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất
đai.

4


II. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, MỤC ĐÍCH
2. Đặc điểm:
- Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để giải quyết
một tranh chấp, các chủ thể có thể sử dụng nhiều biện pháp như tự thương lượng, thỏa thuận với
nhau. Pháp luật đất đai không quan tâm cách thức họ thỏa thuận thế nào, thương lượng ra sao mà chỉ
đưa ra các quy định điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp khi có sự tham gia của cơ quan nhà
nước vào việc giải quyết đó mà thôi. Điều này nhằm thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước với tự do ý
chí, tự do định đoạt của các chủ thể và Nhà nước sẽ cung cấp một công cụ giải quyết tranh chấp cho

họ nếu như họ không có được sự thống nhất. Một khi đã có sự tham gia của cơ quan nhà nước thì các
quy phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp là cần thiết, bởi lẽ có những quy phạm pháp luật này thì
người dân cũng như chính cơ quan nhà nước mới biết chủ thể nào có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp và giải quyết theo trình tự, thủ tục gì.
- Đối tượng của hoạt động giải quyết tranh chấp là tranh chấp đất đai, trong đó các đương sự yêu
cầu cơ quan nhà nước xác định rõ những quyền và nghĩa vụ của các bên đối với khu đất đang bị
tranh chấp.
- Hệ quả pháp lý của việc giải quyết tranh chấp là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ
đất đai sẽ được làm rõ bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.
- Đề cao hòa giải, huy động đoàn thể địa phương tham gia.
- Liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, như: nhà, xây dựng...
- Cần phải hiểu phong tục, tập quán địa phương để có cách giải quyết thỏa đáng.

5


II. KHÁI
NIỆM,ĐẶC
ĐẶC ĐIỂM,
ĐÍCH
I. KHÁI
NIỆM,
ĐIỂM,MỤC
MỤC
ĐÍCH
3. Mục đích:
- Giải quyết bất đồng, bảo vệ quyền cho các chủ thể có quyền sử
dụng đất hợp pháp.
- Duy trì ổn định trật tự xã hội.
- Thể hiện vai trò quản lý của nhà nước về đất đai.


Nguồn: />
6


III. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
1. Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
trong các trường hợp:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ hợp lệ quy định
tại khoản 1, 2 và 3 Điều 100 Luật Đất đai năm 2013.
- Các đương sự không có các loại giấy tờ trên nhưng lựa chọn khởi kiện
tại Tòa án mà không giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền.
- Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.

Nguồn: />
7


III. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
2. Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp:
 Các đương sự tranh chấp về đất mà không có 1 trong các loại giấy tờ nêu trên để chứng minh
quyền của mình đối với đất.
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp cụ thể như sau:
+ Đối với đương sự là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì thẩm quyền giải quyết lần 1
là Chủ tịch UBND cấp huyện, thẩm quyền giải quyết lần 2 là Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
+ Đối với đương sự một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết lần 1 là Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thẩm
quyền giải quyết lần 2 là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường.
 Nếu các đương sự không đồng ý với kết quả giải quyết lần 1 thì có thể khiếu nại để giải quyết lần 2

hoặc khởi kiện tại Tòa án theo trình tự tố tụng hành chính.
Trong trường hợp đặc biệt, khi kết quả giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành
chính thì Quốc hội hoặc Chính phủ sẽ quyết định:
 Quốc hội: quyết định trong trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương mà UBND của các đơn vị đó không đạt được sự nhất trí hoặc việc
giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính.
 Chính phủ: quyết định trong trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn mà UBND của các đơn vị đó không đạt
được sự nhất trí hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính.

8


IV. ĐẶT TÌNH HUỐNG
Năm 2010, vợ chồng anh Thành mua mảnh đất số 59 tọa lạc tại Thị trấn X,
Huyện Y, Tỉnh TN và được UBND Huyện Y cấp Giấy chứng nhận Quyền sử
dụng đất ( GCNQSDĐ ). Năm 2015, vợ chồng anh Thành có ý định muốn xây
nhà trên mảnh đất số 59 tại Thị trấn X, Huyện Y, Tỉnh TN thì phát hiện anh
Khiêm đã xây dựng nhà xưởng trên mảnh đất số 59 đó. Sau đó anh Thành làm
tờ khởi kiện lên UBND Thị trấn X. Sau khi nhận được đơn khởi kiện của anh
Thành thì chủ tịch UBND thị trấn X lên giải quyết tranh chấp giữa anh Thành
và Khiêm. Hai bên có thỏa thuận anh Khiêm sẽ chuyển nhượng mảnh đất số 61
của vợ chồng anh Khiêm gần đó cho vợ chồng anh Thành và phải bù thêm tiền.
Nhưng một thời gian sau, vẫn không thấy anh Khiêm thực hiện những điều theo
thỏa thuận nên vợ chồng anh Thành yêu cầu vợ chồng anh Khiêm phải tháo dỡ
phân xưởng trên mảnh đất của mình. Sau đó anh Thành yêu cầu vợ chồng anh
Khiêm bồi thường 66 triệu đồng tiền thuê đất trên mảnh đất số 59 của mình.
Nhưng không thấy vợ chồng anh Khiêm phản hồi nên vợ chồng anh Thành làm
đơn khởi kiện lên UBND Huyện Y.
9



V. SƠ LƯỢC VÀ PHÂN TÍCH
 SƠ LƯỢC :
 Năm 2010 vợ chồng anh Thành mua mảnh đất số 59 tọa lạc trên thị trấn X,
huyện Y được cấp giấy CNQSDĐ
 Năm 2015 gia đình anh Thành muốn xây dựng nhà trên mảnh đất đó nhưng
phát hiện ra anh Khiêm đã xây dựng nhà trên mảnh đất số 59 của mình
 Anh Thành làm giấy khởi kiện lên thị trấn X và đã được UBND thị trấn tiếp
nhận đơn khởi kiện của anh Thành
 Hai bên có thỏa thuận anh Khiêm sẽ nhượng lại mảnh đất số 61 của anh
Khiêm gần đó cho anh Thành và bù thêm tiền
 Sau thời gian không thấy anh Khiêm thực hiện thỏa thuận nên anh Thành đã
yêu cầu anh Khiêm tháo dỡ phân xưởng
 Vợ chồng anh Thành yêu cầu anh Khiêm phải bồi thường 66tr tiền thuê đất
số 59
 Không thấy vợ chồng anh Khiêm phản hồi nên anh Thành đã làm đơn khởi
kiện lên UBND thị trấn X
10


V. SƠ LƯỢC VÀ PHÂN TÍCH
PHÂN TÍCH VỤ VIỆC :

 Năm 2010 anh Thành mua mảnh đất số 59 và đã được UBND huyện cấp
GCNQSĐ là đúng Điều 105 – Luật đất đai.
 Năm 2015 anh Thành muốn xây nhà trên mảnh đất số 59 đó thì phát hiện
anh Khiêm đã xây dựng nhà xưởng trên mảnh đất nói trên. Anh Khiêm đã
vi phạm những điều cấm của luật đất đai và hành vi trên là sai, được quy
định tại Khoản 1 , Điều 12 – những hành vi bị nghiêm cấm.

 Thứ nhất trong trường hợp này anh Thành thuộc đối tượng điều chỉnh của
luật đất đai Điều 2 – Luật đất đai.
 Anh Thành chuyển đổi thửa đất số 59 cho anh Khiêm là hợp pháp quy định
tại Khoản 1 Điều 167 – Luật đất đai.
 Anh Khiêm không làm đúng trong hợp đồng thì anh Thành có quyền khiếu
nại theo đúng quyền chung của người sử dụng đất Khoản 7 Điều 166 –
Luật đất đai.
11


VI. HƯỚNG GIẢI QUYẾT
Thứ nhất: Văn bản áp dụng Luật đất đai 2013
Thứ hai: Đối tượng áp dụng Khoản 2 Điều 2 Luật đất đai
Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu
toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
2. Người sử dụng đất.
3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.

Thứ ba: Vợ chồng anh Thành là chủ sử dụng đất hợp pháp .

12


VI. HƯỚNG GIẢI QUYẾT
Thứ tư: Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Luật đất đai
“ Việc vợ chồng anh Khiêm xây nhà trên mảnh đất của anh Thành là
trái luật”. Vợ chồng anh Khiêm tự ý xây dựng nhà xưởng trên đất
nhà anh Thành là trái pháp luật .

Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

Thứ năm: Việc UBND thị trấn X hòa giải tranh chấp giữa Thành Khiêm là đúng luật căn cứ Khoản 3 Điều 202 Luật đất đai.
Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp
đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các
tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã
được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu
giải quyết tranh chấp đất đai.

13


VI. HƯỚNG GIẢI QUYẾT
Thứ sáu: Căn cứ Điều 167 thỏa thuận giữa các bên là tự nguyện, là
hợp pháp . Tuy nhiên vợ chồng anh Khiêm đã không thực hiện nên
anh Thành có quyền đổi lợi ích cho mình.
Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa
kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

Thứ bảy: Căn cứ Khoản 5 Điều 166 và Điều 170 quyền lợi anh
Thành được pháp luật bảo hộ nên vợ chồng anh Khiêm phải tháo
dỡ phân xưởng trên mảnh đất của anh Thành.
Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất
5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về
đất đai của mình.
Điều 170. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
14



VI. HƯỚNG GIẢI QUYẾT
Thứ tám: Những thiệt hại phát sinh do tháo dỡ phân xưởng thì vợ
chồng anh Khiêm phải tự chịu trách nhiệm.
Thứ chín: Việc đòi bồi thường 66 triệu của vợ chồng anh Thành là
không có cơ sở pháp lý và cả hai bên đều không có thỏa thuận.
Thứ mười: Anh Thành có quyền nộp đơn khởi kiện lên Tòa Án
Nhân Dân huyện Y. Căn cứ Điều 203, Luật đất đai.
Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

15


VII. KẾT LUẬN
Tình trạng khiếu nại, tranh chấp xảy ra với số lượng lớn trong lĩnh vực
đất đai không chỉ bởi sự thiếu chuyên nghiệp, trình độ còn non kém của
các cán bộ trong việc quản lý đất đai thuộc các cơ quan thẩm quyền, cũng
như thiếu sự hiểu biết của người dân về Luật .

Chính vì vậy, để đảm bảo lợi ích của Nhà nước cũng như các đối tượng
sử dụng đất cần thiết phải có sự nâng cao, tăng cường giáo dục pháp luật
cho người dân cũng như không ngừng bồi dưỡng nghiệp vụ, phẩm chất,
đạo đức cho các cán bộ.

Bên cạnh đó, hệ thống Luật đất đai của chúng ta cần phải hoàn thiện,
phát triển hơn nữa, sao cho có thể lưu trữ một cách đầy đủ các tình huống
có thể phát sinh trong thực tế để có căn cứ chính xác và rõ ràng giải quyết
các vụ việc sau này. Nhằm tránh tình trạng giải quyết tranh chấp không
chặt chẽ ,thiếu sự cân bằng và gây lãng phí kinh phí.

16


VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.



2.



3.

/>
4.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật đất đai, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2010

5.

Hỏi đáp Luật đất đai năm 2013, TS. Nguyễn Thị Nga (chủ biên), Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2015.

6.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Tạp chí luật học, Số chuyên đề về Luật đất đai năm 2013, tháng
11/2014.

7.


Các giải đáp, tư vấn luật trên trang

17


18



×