Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

câu hỏi sinh lý bệnh và đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 186 trang )

CHỨNG CHỈ SINH LÝ BỆNH ĐẠI CƯƠNG
CAO HỌC Y HOC HỨC NĂNG
NĂM HỌC 2008-2009
Câu 1. Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới áp dụng đánh giá tình
trạng dinh dưỡng theo chỉ số khối cơ thể cho người trưởng thành ở các
nước đang phát triển, gọi là béo phì khi chỉ số khối cơ thể:
A. > 23
B. > 24
C. > 25
D. > 26
E. > 27
Câu 2. Về béo phì xảy ra từ nhỏ, các nhận định sau đây đúng, trừ:
A. Chủ yếu do tăng kích thước tế bào mỡ.
B. Mỡ tích lại chủ yếu dưới dạng triglycerid.
C. Liên quan chủ yếu đến các yếu tố di truyền.
D. Liên quan đến các yếu tố môi trường.
E. Khó điều trị hơn loại mới béo phì
Câu 3. Thông số về máu có giá trị lâm sàng lớn nhất trong tiên lượng
tăng nguy cơ xơ vữa động mạch là:
A. Tăng triglycerid .
B. Tăng cholesterol.
C. Tăng LDL.
D. Tăng cholesterol trong LDL.
E. Tăng lipid.
Câu 4. Tăng thành phần nào sau đây trong lipoprtein máu dễ gây đục
huyết thanh:
A. Triglycerid.
A. Phosholipid.
C. Chlesterol.
D. Protein.
E. Apo protein.


Câu 5. Tăng lipoprotein máu tiên phát typ IIa có thể do:
A. Giảm thụ thể của HDL
B. Giảm thụ thể của LDL hoặc giảm apo B-100
C. Giảm men LCAT (lecithin cholesterol acyl transferase)
D. Giảm lipoprotein lipase hoặc giảm apo C-II
E. Giảm men HTGL (hepatic triglycerid lipase)


Câu 6: Người bị béo phì: (1) Dễ mắc bệnh đái đường týp 2, tăng huyết áp
và bệnh tim mạch. (2) Nguy cơ mắc bệnh càng tăng nếu tỷ lệ vòng bụng trên
vòng mông lớn hơn 1 đối với nam giới và (3) lớn hơn 0,8 đối với nữ giới.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
Câu 7: Đối với người bị béo phì, nhiều công trình nghiên cứu gợi ý
rằng: (1) Tăng khối lượng mỡ ở vùng bụng là một yếu tố nguy cơ độc lập
làm dễ mắc bệnh đái đường và biến chứng tim mạch. (2) Một trong những
đặc điểm của tăng khối lượng mỡ ở bụng là tăng acid béo tự do đến gan
trước khi vào tuần hoàn chung làm cho chức năng gan dễ bị ảnh hưởng hơn
và (3) lipoprotein tỷ trọng cao dễ bị giảm hơn.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
Câu 8: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái đường: (1) Khi đường huyết lúc
đói > 126 mg/dl (7 mmol/l) thì đủ tiêu chuẩn chẩn đoán, khác với trước đây
là > 140 mg/dl. (2) Lý do hạ thấp tiêu chuẩn chẩn đoán là do nguy cơ biến

chứng tim mạch bắt đầu gia tăng khi đường huyết lúc đói > 126 mg/l, (3)
tương đương với ngưỡng đường huyết đo sau 2 giờ uống 75g glucose là >
200 mg/dl.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
Câu 9: Phân loại bệnh đái đường: (1) Đái đường týp 1A do bệnh tự miễn
gây tổn thương tế bào beta đảo tuỵ. (2) Đái đường týp 1B do giảm receptor
ngoại vi đối với insulin trong khi tế bào beta đảo tuỵ bình thường. (3) Đái
đường typ 2 thường gặp ở người truởng thành bị béo phì; insulin máu có thể
bình thường, thấp hoặc cao.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)


Câu 10: Hiện tượng glycat hoá trong bệnh đái đường: (1) Xảy ra do
glucose gắn với protein nhờ tác dụng của hexokinase, tương tự với hiện
tượng glycosyl hoá. (2) Glycat hoá alpha-cristalline của thuỷ tinh thể làm
giảm độ hoà tan của alpha-cristalline, dễ dẫn đến đục thuỷ tinh thể. (3)
Glycat hoá protein của màng cơ bản mạch máu, dễ dẫn đến tổn thương võng
mạc và cầu thận.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)

E. (1), (2) và (3)
Câu 11: Trong bệnh đái đường: (1) Tăng glucose máu dẫn đến tăng thấm
glucose vào các tế bào thần kinh, cầu thận và cả thuỷ tinh thể vì bình thường
chúng thu nhận glucose qua cơ chế tăng gradient nồng độ, không phụ thuộc
insulin. (2) Tăng glucose nội bào dẫn đến tăng chuyển glucose thành
sorbitol. (3) Sorbitol gây tăng áp lực thẩm thấu nội bào làm cho tế bào bị
tổn thương do trướng nước.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
Câu 12: Hemoglobin A1C: (1) Là hemoglobin bị glycat hoá. (2) Có tương
quan thuận với nồng độ glucose máu. (3) Có thể dùng để theo dõi nồng độ
glucose máu trong khoảng 6-12 tuần trước đây.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
Câu 13: Acid uric: (1) Là sản phẩm chuyển hoá của protid có nhân purine
và pyrimydine. (2) Được thải chủ yếu qua thận ra nước tiểu, do vậy suy thận
là nguyên nhân quan trong gây tăng acid uric máu. (3) Sỏi urat không cản
quang, nhưng các hạt tophi hình thành từ sự lắng đọng acid uric tại xương
có thể phát hiện được trên phim X-quang.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)



Câu 14: Tăng cholesterol máu: (1) Có thể do đột biến ở gen mã cho LDL
receptor trên nhiễm sắc thể số 19. (2) Dễ dẫn đến viêm tuỵ cấp hơn tăng
triglycerid máu. (3) Sự lắng đọng cholesterol gây u vàng ở gân và ban vàng
mí mắt.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
Câu 15: Tăng triglycerid máu: (1) Có thể do thiếu lipoprotein lipase.
(2) Tương ứng với tăng VLDL và hạt dưỡng trấp vì đó là hai loại lipoprotein
có tỷ lệ triglycerid cao và (3) có kích thước lớn nên dễ gây đục huyết thanh.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
CÂU 16. Trong béo phì độ I (BMI bằng 25,0 - 29,9), nếu nam giới có
vòng bụng trên 102cm thì nguy cơ mắc bệnh đái đường týp 2, tăng
huyết áp và bệnh mạch vành:
A. bình thường
B. rất thấp
C. thấp
D. cao
E. rất cao
CÂU 17. Trong béo phì độ II (BMI bằng 30,0 - 39,9), nếu nữ giới có
vòng bụng trên 88cm thì nguy cơ mắc bệnh đái đường týp 2, tăng huyết
áp và bệnh mạch vành:

A. bình thường
B. rất thấp
C. thấp
D. cao
E. rất cao
CÂU 18. Trong béo phì trung ương (béo bụng): (1) Tỷ lệ vòng bụng trên
vòng mông ở nam giới lớn hơn 1; (2) Tỷ lệ vòng bụng trên vòng mông ở nữ
giới lớn hơn 1; (3) nguy cơ mắc bệnh đái đường týp 2, tăng huyết áp và
bệnh mạch vành cao hơn béo phì ngoại vi (béo mông):
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)


D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
CÂU 19. Vai trò của yếu tố di truyền trong béo phì: (1) Nếu cha mẹ bị
đều bị béo phì thì tỷ lệ béo phì ở con là 30%; (2) Nghiên cứu thực nghiệm
trên chuột nhận thấy có gen đột biến ob (obesity) gây béo phì; (3) Gen ob
cũng đã được phát hiện ở người nhưng vai trò của nó trong bệnh sinh béo
phì chưa được chứng minh rõ.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
CÂU 20. Các nghiên cứu thực nghiệm trên chuột về vai trò của yếu tố di
truyền trong bếo phì cho thấy: (1) Gen ob mã cho một loại peptid gọi là
leptin; (2) Khi ăn no thì tế bào mỡ tiết nhiều leptin, ngược lại khi đói thì tế
bào mỡ giảm tiết leptin; (3) Leptin tác dụng lên thụ thể của nó tại vùng dưới

đồi gây cảm giác chán ăn.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
CÂU 21. Đặc điểm của mỡ nâu: (1) Bản chất hoá sinh là triglycerid như
mỡ trắng; (2) Mỡ nâu được đốt trực tiếp trong tế bào mỡ để tạo năng lượng,
không được điều động ra tuần hoàn dưới dạng acid béo tự do như mỡ trắng;
(3) Mỡ nâu có nhiều ở động vật ngủ đông.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
Câu 22. Khi thử đường huyết lúc đói: (1) Bị bệnh đái đường nếu glucose
máu trên hoặc bằng 126mg/dL; (2) Bị bệnh đái đường nếu glucose máu trên
hoặc bằng 140mg/dL; (3) Bình thường nếu glucose máu trong khoảng 100125mg/dL.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)


CÂU 23. Trong các tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng chuyển hoá, tiêu
chuẩn nào sau đây là đúng:
A. Triglycerid máu bằng hoặc trên 200mg/dL
B. HDL máu bằng hoặc trên 50 mg/dL
C. Huyết áp bằng hoặc trên 140/90mmHg

D. Glucose máu lúc đói trên 110mg/dL
E. Vòng bụng ở nữ giới trên 102cm
CÂU 24. CÂU 24. Trong tăng đường huyết: (1) Có sự tương quan giữa
nồng độ trung bình của glucose máu với tỷ lệ % Hemoglobin A1C; (2)
Tương quan đó là tương quan nghịch; (3) Hemoglobin A1C là dạng
hemoglobin bình thường đã bị glycat hoá.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
CÂU 25. Về cơ chế tác dụng của thuốc điều trị bệnh đái đường, nhóm
thuốc nào sau đây chủ yếu gây tăng tính nhạy cảm của tế bào cơ thể đối
với Insulin:
A. Sulfonylurea thế hệ 1
B. Sulfonylurea thế hệ 2
C. Biguanide
D. Thuốc ức chế alpha glucosidase
E. Thiazolidinedione
Câu 26. Bản chất của tình trạng béo phì là do tăng khối lượng mỡ trong
cơ thể, do vậy người trưởng thành tăng thể trọng do tăng khối cơ bắp
không phải bị béo phì.
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 27. Rối loạn di truyền có thể gây giảm apo B-100 (loại apo duy nhất
trên LDL) làm cho LDL không gắn được với thụ thể của nó dẫn đến
tăng LDL máu tiên phát.
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 28. Rối loạn di truyền có thể gây giảm apo B-40 làm giảm thủy

phân triglycerid dẫn đến tăng hạt dưỡng trấp tiên phát.
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 29. Trên lâm sàng, tình trạng béo phì ở người trưởng thành được
đánh giá dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI) và cần phải xét đến các yếu tố


liên quan khác như tình trạng chuyển hóa muối nước hoặc tác dụng của
một số thuốc.
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 30. Một số trẻ em bị thiếu men phenylalanin dehydrogenase bẩm
sinh không thể chuyển phenylalanin thành tyrosin, dẫn đến tích
phenylalanin và các sản phẩm chuyển hóa của no,ï gây chậm phát triển
về trí tuệ.
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 31. Khi suy gan cần tăng cung cấp protid vì có giảm tổng hợp
protid huyết tương.
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 32 . Trong suy thận cần giảm cung cấp protid vì thận giảm thải
urê, mặt khác cơ thể có tăng tổng hợp một số axit amin không cần thiết
từ NH3.
A. Đúng.
B. Sai
Câu 33. Dịch rỉ ở vết bỏng chứa nhiều protid do cơ chế tăng tính thấm
thành mạch, và đây là một cơ sở để đánh giá mức độ trầm trọng của
bỏng qua diện bỏng.
A. Đúng.

B. Sai.
Câu 34. Thành phần protid huyết tương thường tăng trong hoại tử mô
là alpha- globulin.
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 35. Hội chứng Fanconi là tình trạng bệnh lý di truyền chứ không
phải là mới mắc phải.
A. Đúng.
B. Sai.



LỜI NGƯỜI SOẠN______________
Nhằm mục đích giúp các bạn sinh viên học tập tốt môn Sinh lý bệnh, tôi đã dựa
vòa tài liệu giáo khoa của Bộ môn, soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm nầy cho đối tượng là
sinh viên y khoa năm thứ 3.
Để sử dụng bộ câu hỏi cho thực sự có hiệu quả, các bạn cần học bài lý thuyết
trước, sau đó mới theo câu hỏi về phần đã học, thử trả lời để tự trắc nghiệm lại và tự
đánh giá phần kiến thức mà mình vừa học. Câu hỏi có ghi chú số trang trong tài liệu
giáo khoa, nếu trả lời sai, các bạn lật sách xem lại để nhớ kỹ hơn.
Bộ câu hỏi nầy không ngoài mục đích đơn giản ấy là giúp cho các bạn ôn tập,
nó hoàn toàn không phải là một bộ đề thi và chắc chắn nó còn nhiều vụng về, thiếu
chính xác. Mong các bạn sử dụng và góp ý để nó được hoàn thiện, người soạn rất
cảm ơn.
Huế, tháng 5, năm 1999
Bs. Phan Thanh Sơn


Chương Khái niệm cơ bản
1. Quan niệm của y học Trung quốc cho rằng (1) Bệnh là do mất cân bằng âm

dương, ngũ hành. (2) Chịu ảnh hưởng của thuyết Thiên địa vạn vật nhất thể. (3)
Nguyên nhân do nội thương hoặc ngoại cảm.(tr.10,11)
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
2. Đông y cho rằng các nguyên nhân bên trong gây bệnh là (1) Trạng thái tâm lý
thái quá (2) Lục tà (Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa). (3) Thất tình (Hỷ, nộ, ái, ố, lạc,
tăng, bi) .(tr.11)
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)


3. Áp dụng trị liệu theo Đông y (1) Dựa vào lý luận sinh khắc của âm dương, ngũ
hành. (2) Nếu hư chứng thì bổ, thực chứng thì tả. (3) Nhằm lập lại cân bằng âm
dương cho cơ thê.(tr.11)
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
4. Y học Ấn độ cổ đại chịu ảnh hưởng (1) Thuyết bất khả tri. (2) Thuyết luân hồi.
(3) Cho điều trị bệnh không quan trọng bằng diệt dục(tr.11)
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)

D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
5. Hippocrate (1) Quan niệm hoạt động sống của cơ thể dựa trên cơ sở của 4 thể
dịch. (2) Cho rằng sự tác động qua lại của 4 thể dịch là nền tảng của sức khỏe và
nguyên nhân của bệnh tật. (3) Quan niệm đó thiếu cơ sở khoa học nhưng lại là một
tiến bộ so với thời đại của ông.(tr.12)


A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
6. Phát biểu: "Sự hoạt động không bình thường của tế bào là nguồn gốc của bệnh
tật" (1) Là phát biểu của Pauling về bệnh lý phân tử. (2) Là phát biểu của Wirchov
về bệnh học tế bào. (3) Thuyết nầy quên mất con người tổng thể. (tr.13)
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
7. Thuyết thần kinh luận trong bệnh lý học (1) Cho bệnh là do rối loạn hoạt động
phản xạ của hệ thần kinh (2) Đã tuyệt đối hóa vai trò của vỏ não. (3) Đã cản trở
những nghiên cứu phát triển các ngành học khác.(tr.14)
A. (1)
B. (2)


C. (1) và (3)
D. (2) và (3)

E. (1), (2) và (3)
8. Theo thuyết phân tâm học của Freud (1) Cho bệnh là sản phẩm của một sự dồn
ép của ý thức lên trên tiềm thức. (2) Bệnh là do những biểu hiện của bản năng chết
(Thanatos) từ trong tiềm thức ra bên ngoài. (3) Thường thể hiện bệnh qua những
hành vi sai lạc, giấc mơ. (tr.14)
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
9. Điều trị bệnh theo Freud là phải: (1) Giải dồn ép (dépression). (2) Chuyển
những dồn ép từ tiềm thức thành ý thức. (3) Bằng phương pháp phân tâm học
(psychanalyse) (tr.14)
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)


D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
10. Phải quan niệm trong con người : (1) Có sự thống nhất giữa nội và ngoại môi.
(2) Có thống nhất nhưng vẫn mâu thuẩn (3) Muốn tồn tại cơ thể phải thích nghi.
Quan niệm như vậy giúp cho người thầy thuốc có thái độ xử lý đúng đối với
bệnh. (tr.15)
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
11. Quan niệm bệnh có tính chất của một cân bằng mới kém bền sẽ dẫn đến thái

độ đúng của người thầy thuốc là (1) Xem trọng công tác phòng bệnh. (2) Tôn trọng
cân bằng sinh lý, can thiệp để nhanh chóng phá vỡ cân bằng bệnh lý theo hướng có
lợi cho cơ thể. (3) Bảo vệ khả năng thích nghi của cơ thể.(15)
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)


D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
12. Quan niệm bệnh giới hạn khả năng thích nghi của cơ thể sẽ dẫn đến thái độ
đúng của người thầy thuốc là (1) Xem trọng công tác phòng bệnh. (2) Hạn chế hiện
tượng hủy hoại bệnh lý, tăng cường phòng ngự sinh lý. (3) Bảo vệ khả năng thích
nghi có hạn của cơ thể.(tr.15,16)
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
13. Quan niệm bệnh hạn chế sinh hoạt bình thường sẽ dẫn đến thái độ đúng của
người thầy thuốc là (1) Đặt nặng công tác phòng chống các bệnh có tính chất xã
hội. (2) Nhanh chóng điều trị trả bệnh nhân về sinh hoạt bình thường sớm (3) Ưu
tiên điều trị bảo tồn.(tr.16)
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)


D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)

14. Môn học nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh, điều kiện phát sinh bệnh là
(1) Bệnh nguyên học. (2) Bệnh sinh học. (3) Có vai trò quan trọng quyết định sự
chính xác của phương pháp điều trị và sự đặc hiệu của biện pháp ngăn ngừa.(tr.16)
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
15. Khái niệm có tính chất toàn diện trong bệnh nguyên học (1) Nhìn nhận có
mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện gây bệnh. (2) Nhìn nhận tầm quan trọng
và vị trí nhất định trong quá trình gây bệnh của nguyên nhân, điều kiện, thể tạng. (3)
Thể hiện qua quy luật nhân quả.(tr.17,18)
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)


E. (1), (2) và (3)
16. Quan niệm khoa học về bệnh nguyên sẽ dẫn đến sự tích cực của công tác
điều trị và dự phòng. Đó là (1) Ngừa nguyên nhân, giới hạn tác dụng của điều
kiện, tăng cường hoạt động tốt của thể tạng. (2) Áp dụng phương châm phòng bệnh
trong điều trị. (3) Bảo vệ khả năng thích nghi của cơ thể đến mức tối đa.(tr.18)
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
17. Trong điều trị học (1) Điều trị nguyên nhân là tốt nhất. (2) Phải nghiên cứu về
cơ chế phát sinh, phát triển, tiến triển và kết thúc của bệnh. (3) Điều trị theo cơ chế

bệnh sinh cũng giúp ích nhiều (khi không biết nguyên nhân).(tr.18)
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)


18. Trong bệnh sinh học, vai trò của yếu tố bệnh nguyên (1) Rất quan trọng trong
mọi khâu của bệnh. (2) Rất quan trọng trong diễn tiến của bệnh. (3) Tùy thuộc cường
độ, thời gian, vị trí.(tr.19)
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
19. Vai trò của phản ứng tính trong bệnh sinh (1) Thay đổi tùy thuộc từng cá thể.
(2) Nói lên mối quan hệ giữa toàn thân và cục bộ trong quá trình bệnh sinh. (3)
Tuổi, giới, môi trường, thần kinh nội tiết,… có thể ảnh hưởng đến phản ứng
tính.(tr.19)
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)


20. Trong quá trình bệnh sinh (1) Nguyên nhân ban đầu gây ra một số hậu quả,
hậu quả đó trở thành nguyên nhân cho các hậu quả khác và có thể tác động xấu
ngược trở lại làm bệnh diễn tiến ngày càng nặng. (2) Nguyên nhân ban đầu gây ra

một số hậu quả, hậu quả đó trở thành nguyên nhân cho các hậu quả khác và cứ thế
bệnh nặng dần. (3) Gọi là vòng xoắn bệnh lý.(tr.19)
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)

Đáp án chương Khái niệm cơ bản:
1C, 2C, 3E, 4D, 5E, 6D, 7E, 8A, 9C, 10E, 11B, 12C, 13E, 14C, 15B, 16A, 17C, 18D,
19C, 20C.


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BLOCK 9 BÀI
SLB ĐẠI CƯƠNG VỀ RỐI LOẠN CÂN BẰNG ĐƯỜNG HUYẾT
1. Hạ glucose máu (1) Khi glucose máu giảm thấp một cách bất thường. (2) Khi
glucose máu giảm dưới 80mg%. (3) Và chỉ có ý nghĩa khi chúng đi kèm với những
dấu chứng lâm sàng đặc trưng.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
2. Trong đói dài ngày, hạ glucose máu có biểu hiện lâm sàng trung bình sau (1) 40
ngày (2) 50 ngày). (3) Do kiệt cơ chất cần cho sự tân sinh đường.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)

3. Hạ glucose máu nguyên nhân từ gan là do (1) Giảm dự trữ glycogène trong gan. (2)
Giảm tiết glucose từ gan vào máu. (3) Giảm tạo glucose từ các nguồn khác.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
4. Hạ glucose máu nguyên nhân từ thận, cơ chế là do (1) Glucose máu vượt quá
ngưỡng thận. (2) Thiếu bẩm sinh men phosphatase ở ống thận. (3) Gây mất glucose
qua nước tiểu.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
5. Trong phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, hạ glucose máu là do (1) Thức ăn xuống ruột
nhanh. (2) Tăng insuline chức năng. (3) Và tăng oxy hóa glucose trong tế bào.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
6. Hạ glucose máu trong thiểu năng tuyến yên, cơ chế là do (1) Giảm ACTH. (2)
Giảm TSH. (3) Giảm GH.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
1



E. (1), (2) và (3)
7. Triệu chứng của hạ glucose máu trong giai đoạn đầu chủ yếu là do (1) Rối loạn
hoạt động của hệ thần kinh trung ương. (2) Hệ giao cảm bị kích thích gây tăng tiết
catécholamine. (3) vì giảm nồng độ glucose 6 phosphate trong tế bào.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
8. Hệ phó giao cảm sẽ bị kích thích khi glucose máu (1) Giảm dưới 0.5g/l. (2) Giảm
dưới 0.3g/l. (3) Khi đó sẽ gây tăng nhịp tim và loạn nhịp.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
9. Biểu hiện của hạ glucose máu trong giai đoạn mất bù là do: (1) Tổn thương hành
não. (2) Tổn thương vỏ não. (3) Dẫn đến những rối loạn về cảm giác, ngôn ngữ,
vận động.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
10. Trong hạ glucose máu giai đoạn mất bù có biểu hiện liệt nửa người (1) kèm dấu tổn
thương bó tháp, Babinski (+). (2) Không kèm dấu tổn thương bó tháp, Babinski (-).
(3) Nếu điều trị kịp thời sẽ khỏi và không để lại di chứng.
A. (1)
B. (2)

C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
11. Yếu tố di truyền trong đái đường type 1 (1) Được quy định bởi một hoặc nhiều
gen. (2) Có mối quan hệ với MHC trên nhiễm sắc thể số 6. (3) Giải thích những
đáp ứng miễn dịch lệch lạc trên bệnh nhân đái đường.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
12. Yếu tố môi trường trong đái đường type 1 được đề cập nhiều nhất là bị nhiễm các
virus sinh đái đường ái tụy tạng, bằng cớ là: (1) Xuất hiện của bệnh đái đường chịu
ảnh hưởng theo mùa (2) Giải phẩu bệnh phát hiện hình ảnh viêm đảo virus (3) Một
số virus có khả năng phá hủy tế bào bêta tuyến tụy trong môi trường nuôi cấy.
A. (1)
B. (2)
2


C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
13. Yếu tố miễn dịch (1) Liên quan đái đường type 1 qua đáp ứng tự miễn sau những
tác động của yếu tố môi trường. (2) Liên quan với đái đường type I qua rối loạn
đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào (3) Đáp ứng phải rất mạnh .
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)

E. (1), (2) và (3)
14. Bệnh lý tự miễn ở đảo tụy gây đái đường type 1 (1) Diễn tiến chậm nhưng liên tục,
có thể bảo vệ súc vật thí nghiệm bằng các phương pháp miễn dịch. (2) Diễn tiến
nhanh nhưng không liên tục nên có thể khống chế được. (3) Là cơ sở cho việc điều
trị đái đường bằng liệu pháp miễn dịch.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
15. Yếu tố môi trường trong đái đường type 2 (1) Liên quan với tuổi, độ béo phì, ít
hoạt động thể lực (2) Liên quan với nhiễm virus và độc tố thức ăn (3) và có tính
quyết định trong sự xuất hiện của bệnh.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
16. Triệu chứng gan nhiễm mỡ trong đái đường cơ chế là do (1) Tăng tiêu mỡ. (2)
Tăng tạo mỡ. (3) gây tích tụ tại gan..
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
17. Triệu chứng đái nhiều trong đái đường là (1) Do đa niệu thẩm thấu. (2) Do hậu
quả của tăng glucose máu trường diễn. (3) gây mất nước và điện giải.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)

D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
18. Biến chứng nhiễm trùng trong đái đường là do (1) Giảm sức đề kháng. (2) Giảm
khả năng tạo kháng thể và thực bào. (3) thường gặp là lao phổi.
A. (1)
B. (2)
3


C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
19. Thương tổn mao mạch trong đái đường là do (1) Tích tụ các glycoprotein bất
thường trong màng cơ bản. (2) Tích tụ các phức hợp kép có chứa glucose hoặc
những dẫn xuất của glucose (3) gây vữa xơ mạch máu..
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
20. Cơ chế trực tiếp dẫn đến hôn mê nhiễm acid céton trong đái đường type 1 là do (1)
Giảm tưới máu não, rối loạn chuyển hóa tế bào não. (2) Thiếu máu não. (3) phối
hợp với rối loạn điện giải và nhiễm độc.
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (3)
D. (2) và (3)
E. (1), (2) và (3)
21. Thương tổn tế bào gan dẫn đến giảm glucose máu là do các cơ chế sau, ngoại trừ:
A. Giảm dự trữ glycogen trong gan

B. Giảm tiết glucose từ gan vào máu
C. Giảm tạo glucose từ lipid
D. Giảm tạo glucose từ protid
E. Ứ glycogen tiên phát ở gan
22. Hiện tượng thất thoát glucose qua thận dẫn đến giảm glucose máu là do các cơ chế
sau, ngoại trừ:
A. Thiếu men phosphatase ở ống thận
B. Giảm ngưỡng thận đối với glucose
C. Nồng độ glucose máu vẫn bình thường
D. Nồng độ glucose lọc qua cầu thận vượt ngưỡng hấp thu của ống thận
E. Men phosphatase bị thiếu bẩm sinh
22’. Hiện tượng thất thoát glucose qua thận dẫn đến giảm glucose máu không do
cơ chế sau đây gây ra:
A. Thiếu men phosphatase ở ống thận
B. Giảm ngưỡng thận đối với glucose
C. Nồng độ glucose lọc qua cầu thận vượt ngưỡng hấp thu của ống thận
D. Giảm hấp thu glucose ở ống thận chứ nồng độ glucose máu vẫn bình thường
E. Men phosphatase bị thiếu bẩm sinh
23. Trường hợp nào sau đây không gây tăng insulin chức năng:
A. Phẩu thuật cắt bỏ dạ dày
B. Giai đoạn tiền đái đường
C. Béo phì
D. Nhạy cảm với leucin
E. U tế bào bêta tuyến tụy
24. Thiểu năng (Rối loạn) tuyến nội tiết nào sau đây không gây hạ glucose máu:
4


A. Thiểu năng tuyến yên
B. Thiểu năng vỏ thượng thận

C. Cường vỏ thượng thận
D. Thiếu hụt tế bào alpha của tụy
E. Suy tủy thượng thận
25. Trong giảm glucose máu giai đoạn đầu, triệu chứng nào sau đây không do
catécholamin gây ra:
A. Co mạch
B. Tăng huyết áp
C. Tăng tiết mồ hôi
D. Giãn đồng tử
E. Giảm nhịp tim
26. Thông thường, khi nồng độ glucose máu giảm dưới mức nào sau đây thì sẽ kích
thích hệ phó giao cảm:
A. < 1g/l
B. < 0.8g/l
C. < 0.7g/l
D. < 0.5g/l
E. < 0.3g/l
27. Trong giảm glucose máu giai đoạn mất bù có biểu hiện tổn thương thần kinh trung
ương, cụ thể là tổn thương vỏ não. Cơ chế là do vỏ não:
A. Ở xa tim nhất
B. Dễ bị tổn thương nhất
C. Nhạy cảm với giảm glucose máu hơn các vùng não khác
D. Có vai trò quan trọng nhất
E. Là nơi phát nguyên của bó tháp
28. Trong giảm glucose máu giai đoạn mất bù, triệu chứng nào sau đây không do tổn
thương vỏ não gây ra:
A. Rối loạn cảm giác
B. Rối loạn thị giác
C. Rối loạn ngôn ngữ
D. Rối loạn vận động

E. Rối loạn tuần hoàn
29. Định nghĩa nào sau đây không phù hợp với đái đường:
A. Đái đường là bệnh chuyển hóa có liên quan với rối loạn sử dụng glucose ở tế
bào
B. Nguyên nhân do thiếu tương đối insulin
C. Nguyên nhân do thiếu tuyệt đối insulin
D. Thể hiện với tăng glucose máu trường diễn
E. Hết thảy đều do di truyền
29’. Định nghĩa nào sau đây không phù hợp với đái đường:
A. ĐTĐ là bệnh chuyển hóa có liên quan với rối loạn sử dụng glucose ở tế bào.
B. ĐTĐ có nguyên nhân do thiếu tương đối hoặc tuyệt đối insulin
C. ĐTĐ có biểu hiện tăng tiêu mỡ.
D. ĐTĐ biểu hiện với tăng glucose máu trường diễn
E. ĐTĐ do nguyên nhân duy nhất là di truyền
5


29’’. Định nghĩa nào sau đây không phù hợp với đái tháo đường:
A. ĐTĐ có nguyên nhân do thiếu tuyệt đối insulin
B. ĐTĐ có nguyên nhân do thiếu tương đối insulin
C. ĐTĐ biểu hiện với tăng glucose máu trường diễn
D. ĐTĐ là bệnh chuyển hóa có liên quan với rối loạn sử dụng glucose ở tế bào
E. ĐTĐ dù nguyên phát hay thứ phát đều có liên quan đến yếu tố di truyền
30. Đái đường thứ phát có thể xuất hiện sau những trường hợp sau, ngoại trừ:
A. Phẩu thuật cắt bỏ tụy
B. Cường phó giáp nguyên phát
C. Thiểu năng tuyến giáp
D. Tăng năng vỏ thượng thận
E. Bệnh to cực
30’. Đái tháo đường sẽ không xuất hiện trong trường hợp nào sau đây:

A. Bệnh to cực
B. Phẩu thuật cắt bỏ tụy
C. Ưu năng vỏ thượng thận
D. Thiểu năng tuyến giáp
E. Cường phó giáp nguyên phát

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BLOCK 9
BÀI SLB ĐẠI CƯƠNG VỀ RỐI LOẠN CÂN BẰNG ĐƯỜNG HUYẾT
Câu 1:
Câu 5:
Câu 9:
Câu 13:
Câu 17:
Câu 21:
Câu 25:
Câu 29:

C
B
D
C
E
E
E
E

Câu 2:
Câu 6:
Câu 10:
Câu 14:

Câu 18:
Câu 22:
Câu 26:
Câu 30:

D
E
C
C
E
D
D
C

Câu 3:
Câu 7:
Câu 11
Câu 15:
Câu 19:
Câu 23:
Câu 27:

E
D
E
A
A
A
C


Câu 4:
Câu 8:
Câu 12:
Câu 16:
Câu 20:
Câu 24:
Câu 28:

D
A
E
C
C
C
E

Mới:
1. Các triệu chứng thần kinh nào sau đây không xuất hiện trong hạ đường huyết
giai đoạn mất bù:
A. liệt 2 chi dưới
B. liệt nửa người
C. hôn mê
D. run rẫy
E. co giật
2. Biến chứng nhiễm trùng trong ĐTĐ thường là do các cơ chế sau, ngoại trừ:
A. giảm khả năng tạo kháng thể
B. nhiễm trùng cơ hội thoáng qua
C. giảm khả năng của các tế bào thực bào
D. nhiễm trùng thường là ở da và lao phổi
6



×