Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

THẾ GIỚI NHÂN vật TRONG GIẾT CON CHIM NHẠI của HARPER LEE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.64 KB, 56 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Nelle Harper Lee sinh ngày 28 tháng 4 năm 1926 tại Monroeville, Alabama,
Mĩ. Bà đến với văn chương khá muộn song chỉ với cuốn tiểu thuyết “ Giết
con chim nhại” – cuốn tiểu thuyết đầu tay xuất bản năm 1960, tên tuổi của
Harper Lee đã được đông đảo độc giả biết đến.
Tác phẩm của Harper Lee được sáng tạo từ cảm hứng thấm đẫm về quê
hương mình, về miền Nam nước Mĩ những năm 30 của thế kỉ XX. “ To kill a
mocking bird” từ lâu đã là tác phẩm kinh điển của văn học Mĩ hiện đại. cuốn
tiểu thuyết từng nhận được nhiều giải thưởng kể từ khi lần đầu tiên xuất bản
năm 1960 trong đó có giải Pulitzer, được dịch ra hơn 40 thứ tiếng và được
chuyển hành phim vào năm 1962.
Cuốn tiểu thuyết đến nay vẫn còn nguyên sức hấp dẫn. trong một cuộc thăm
dò bạn đọc qua thư viện, nó được xem là cuốn sách mà mọi người nên đọc
trong đời mình. Sau tiểu thuyết “ To kill a mocking bird” này, Harper Lee lui
về sống một cuộc đời ẩn dật, tránh xa sự săn đón của bạn đọc và những nhà
phê bình. Mãi tháng 7 năm 2015, Harper Lee mới công bố cuốn tiểu thuyết
thứ hai mang tên “ Go set a watman”.
Với số lượng tác phẩm ít ỏi nhưng Harper Lee lại được bạn đọc và giới phê
bình đánh giá cao là “ngòi bút tài hoa hàng đầu nước Mĩ”. “ Giết con chim
nhại” là kết quả của sự kết hợp giữa chất hiện đại của văn phong cuối thế kỉ
XIX và sự phóng khoáng, dí dỏm trong chất văn đặc trưng của miền Nam
nước Mĩ. Tiểu thuyết “ Giết con chim nhại” đề cập đến nhiều vấn đề trong
xã hội như nạn phân biệt chủng tộc, những định kiến trong đánh giá con
người, lòng thù hận, sự ích kỉ… nhưng vẫn toát lên tình yêu thương, lòng
nhân ái, hi vọng được nhìn qua đôi mắt trẻ thơ trong một câu chuyện với
những nhân vật đặc sắc và chi tiết khó quên.



Văn học Mĩ có nhiều thành tựu đặc sắc nhưng được bạn đọc Việt Nam tiếp
cận muộn hơn so với các nền văn học nước ngoài khác như văn học Nga,
Pháp, Nhật… và bạn đọc thường cảm thấy quen thuộc với những tên tuổi gao
cội của văn học Mĩ như O.Henry, J. London, E. Hemingway…hơn là Harper
Lee. Hơn nữa, mãi đến năm 2008 “ Giết con chim nhại” mới được dịch ra
tiếng Việt đầy đủ bởi dịch giả Phạm Viêm Phương và Huỳnh Kim Oanh.
Theo Hoàng Tùng thì “Giết con chim nhại” dù là “một cuốn sách phổ biến
nhất thế kỉ XX tuy nhiên đây là tác phẩm kinh điển có ít người phê bình nhất,
cứ một triệu bản in mới có một bài phê bình” nên nhiều khía cạnh cả về nội
dung và nghệ thuật cần được khám phá trong tác phẩm đến nay vẫn còn bỏ
ngỏ. Với đề tài: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “ Giết con chim nhại”
của Harper Lee, người viết hi vọng sẽ đóng góp thêm một tiếng nói, một
hướng phân tích mới trong đặc sắc nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết, đồng thời
2.

khẳng định tên tuổi và tài năng của Harper Lee.
Lịch sử vấn đề
Harper Lee là nữ nhà văn Mĩ nổi tiếng, một hiện tượng đặc biệt của văn học
Mĩ những năm 60 của thế kỉ XX. “ Giết con chim nhại” của Harper Lee
không những có giá trị trong nước Mĩ mà nó còn vượt ra ngoài nước Mĩ và
mang tầm nhân loại. Tuy nhiên, vào thời gian cuốn sách ra đời, chủ đề mà nó
hướng tới đã chạm vào vấn đề nhay cảm nhất của đất nước Mĩ nên dù được
độc giả đón nhận nhưng ít có ai dám viết một bài phê bình sâu sắc về cuốn
sách. Theo nhà phê bình Claudia Durst John phát biểu vào năm 1994: “
Trong suốt 33 năm từ lúc quyển sách xuất bản, chưa bao giờ nó là trung tâm
bình luận và quyển sách chỉ là chủ đề của sáu bài nghiên cứu văn học, mà
nhiều bài trong đó chỉ khoảng vài trang”. Năm 2003, một nhà văn khác cũng
cho rằng “ Quyển sách là một biểu tượng mà nhiều cảm xúc của nó tạo ra
luôn mạnh mẽ, đầy kì lạ vì nó chưa được kiểm chứng”. Chính vì lẽ đó, việc



thu thập những đánh giá về tác phẩm gặp khó khăn do những bài phê bình đó
khá lẻ tẻ và không đề tên tác giả. Trong phạm vi có thể bao quát về lịch sử
vấn đề, chúng tôi nhận thấy:
Các nhà phê bình khi đánh giá truyện của Harper Lee đều lưu ý đến tài năng
kể chuyện của bà. Nhà nghiên cứu Harding Le May viết: “ Harper Lee có tài
năng kẻ chuyện tuyệt vời. Nghệ thuật của bà là khơi dậy thị giác cùng với
các hình ảnh lưu loát và tinh tế, chúng ta thấy cảnh này tan vào cảnh khác mà
không có khớp nối chuyển cảnh”. Bên cạnh đó, Harding Le May và nhà phê
bình Granville Hicks cũng diễn tả nghi ngờ rằng “ Hai đứa trẻ làm sao có thể
hiểu đươc sự phức tạp trong phiên tòa xử Tom”.
Nhà nghiên cứu Jacqueline Tavernier Courbin lại nhận xét tác phẩm về giọng
điệu: “ Tiếng cười bộc lộ sự hủy hoại bên dưới bề mặt đẹp đẽ nhưng bằng
cách hạ phẩm giá nó, người ta khó có thể bị kiểm soát bởi những gì mà họ có
thể cười vào” J. T. Courbin cũng lưu ý rằng “ Lee sử dụng cách nói nhại, trào
phúng, mỉa mai để đề cập đến những vấn đề phức tạp”.
Nhà phê bình Harding Lemy đưa ra ý kiến về phần hai của cuốn tiểu thuyết:
“ Đó là nỗi ô nhục gặm mòn tinh thần của người da trắng miền Nam đã được
khai sáng trong vấn đề đối xử với người da đen”.
Nhà nghiên cứu Chales Shields trong “ Tiểu sử của Harper Lee” đã đưa ra
nguyên nhân giúp cuốn tiểu thuyết trở nên nổi tiếng là “ Bài học về phẩm giá
con người và sự tôn trọng người khác là điều cơ bản”.
Nhà văn Edwen Bruell trong một bài viết năm 1964 về “Hình tượng con
chim nhại” đã viết: “Giết con chim nhại là giết đi một thứ vô hại, cũng giống
như Tom Robinson vậy”.
Nhà phê bình Johnson nhấn mạnh vào nội dung câu chuyện qua điểm nhìn
của nhân vật Scout: “Quyển tiểu thuyết là một bài nghiên cứu cách Jem và
Scout bắt đầu nhận thức được sự phức tạp cua quy tắc xã hội và làm thế nào
hình thể các mối quan hệ bị chi phối bởi các quy tắc đó thất bại hay là nuôi
dưỡng những cư dân của thế giới nhỏ bé đó”. Thomas Mallon trên tờ The



Newyork cũng có chung quan điểm: “ Việc sử dụng giọng kể qua con mắt
của cô bé Scout làm mềm đi rất nhiều vấn đề gai góc đặt ra cho tác phẩm”.
Trong mục điểm sách năm 1960, Peter Green đã bình luận: “ Cô Lee đã tạo
ra một tác phẩm đầu tay xuất sắc. Đây là một quyển sách tuyệt vời miêu tả
những sinh hoạt đời thường không quá ủy mị nhưng cũng không viết để có
vài tiếng cười láu lỉnh nhưng suy cho cùng đây là tiểu thuyết về tuổi thơ
trong trắng bị đánh mất”.
V. Gangadha trong “ Sức hút của Giết con chim nhại” chỉ ra sức hút của tiểu
thuyết nằm ở nhân vật Atticus: “ Atticus Finch- một sáng tạo độc đáo nhất
của tiểu thuyết Mĩ hiện đại. Anh sống trong một xã hội phân biệt chủng tộc
và giới tính nhưng không bị ảnh hưởng bởi môi trường sống. Ông chấp nhận
bào chữa cho một người da đen thể hiện quan điểm rộng rãi, phi thành kiến
của mình và ước mong về những đổi thay.
Hoàng Tùng trong một bài viết đăng trên báo văn nghệ trẻ mang tên: “ Giết
con chim nhại- từ một góc nhìn khác” nhận định rằng: “ Tác phẩm là một
hiện tượng kì lạ của văn học Mĩ nhiều năm. Giọng văn đặc trưng miền Nam,
những mô tả tinh tế về cảnh vật , về con người nước Mĩ với cảm xúc dạt dào
của tác giả đã thực sự đưa người đọc vào mạch văn, tạo sự tương tác mạnh
mẽ và lớn lao với tác phẩm”.
Thanh Hoài với bài viết “Giết con chim nhại- cuốn tiểu thuyết duy nhất của
Harper Lee trên Việt báo khẳng định: “ Cuốn tiểu thuyết viết về nạn phân
biệt chủng tộc và sự hủy hoại những điều vô tội, được kể lại giọng điệu hóm
hỉnh, ấm áp của cô bé Scout”.
Các ý kiến nhận xét trên đây, dù còn lẻ tẻ song thực sự là những gợi dẫn quý
3.

báu cho chúng tôi trong quá trình triển khai đề tài.
Mục đích và nhiêm vụ nghiên cứu

Triển khai đề tài: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “ Giết con chim nhại’
của Harper Lee chúng tôi hướng tới mục đích xác định các kiểu loại nhân vật


và nghệ thuật tổ chức nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này, góp phần khẳng
định giá trị của “ Giết con chim nhại” và tài năng của nhà văn Harper Lee.
Để thực hiện mục đích trên chúng tôi đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Xác định các kiểu nhân vật trong “ Giết con chim nhại” của Harper
-

Lee.
Chỉ ra nghệ thuật tổ chức nhân vật của Harper Lee trong tiểu thuyết “

4.

Giết con chim nhại”.
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài khoa học này nghiên cứu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “ Giết con

5.

chim nhại của Harper Lee”.
Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “ Giết con chim nhại” của
Harper Lee, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát các vấn đề về thế giới nhân vật
qua bản dịch của Huỳnh Kim Oanh và Phạm Viêm Phương dịch (2008) Giết
con chim nhại, Nxb Văn học; còn các vấn đề khác nếu có đề cập tới chỉ làm

6.


sáng tỏ luận điểm trên.
Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng tổng
hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp phân tích, chứng minh.

7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Harper Lee – con chim nhại chỉ một lần cất tiếng hót.
Chương 2: Thế giới nhân vật và phân loại nhân vật trong tiểu thuyết “ Giết con
chim nhại” của Harper Lee.


Chương 3: Nghệ thuật tổ chức nhân vật trong “ Giết con chim nhại” của Harper
Lee.

CHƯƠNG 1: HARPER LEE – “CON CHIM
NHẠI” CHỈ MỘT LẦN CẤT TIẾNG HÓT
1.1

Đôi nét về Harper Lee và tiểu thuyết “ Giết con chim nhại”
1.1.1 Nhà văn Harper Lee
Nelle Harper Lee (28/4/1926) sinh ra ở Monroeville, Alabama,
Mĩ. Bà từng học luật ở Đại học Alabama rồi học thêm một nùa
hè ở Oxford nhưng đến năm 1930, dù chưa tốt nghiệp, bà vẫn
đến New York và làm thư kí cho một hãng hàng không. Trong
khoảng thời gian này, bà có gửi một vài tác phẩm đến các tổ

chức văn học nhờ sự giới thiệu của Capote – một nhà văn cũng
là bạn thân của bà. Cuối thập niên 50, tổng biên tập của một tờ
báo tại J. B Lippincott khuyên bà nên nghỉ việc để viết sách.


Harper Lee đã nghe theo lời khuyên này để có thời gian tập
trung viết sách hơn.
Harper Lee bỏ ra 2 năm rưỡi để viết “ To kill a mocking bird”.
Bà hoàn thành cuốn tiểu thuyết vào năm 1959. Tháng 7 năm
1960, “ Giết con chim nhại” được xuất bản. Qua phỏng vấn,
người ta biết bà cũng bắt tay vào viết một cuốn tiểu thuyết và
một cuốn biên khảo nữa nhưng đều bỏ dở dang do bà không
thấy hài lòng. Sau thành công của cuốn tiểu thuyết đầu tay,
Harper Lee chọn cho mình cuộc sống ẩn dật.
Harper Lee nhận được nhiều giải thưởng, bằng khen, huân
chương với tiểu thuyết “ Giết con chim nhại”. Gần đây nhất,
năm 2007, bà được Tổng thống Mĩ George. W. Bush trao tặng
Huân chương tự do.
Sau nhiều năm vắng bóng, tháng 7 năm 2015, Harper Lee cho
xuất bản cuốn tiểu thuyết “ Go set a watchman” – một cuốn
sách được coi là sự tiếp nối của “ To kill a mocking bird”, kể về
1.1.2

câu chuyện xung quanh Scout khi cô đã lớn.
Tiểu thuyết “ Giết con chim nhại”
“ To kill a mocking bird”- “ Giết con chim nhại được xuất bản
năm 1960 và lập tức trở thành một bestseller, bán được hơn 30
triệu bản và sau đó còn bán cả triệu bản mỗi năm cho đến hôm
nay. Tiểu thuyết này đã mang lại cho Harper Lee giải thưởng
Pulitzer vào năm 1961.

“ Giết con chim nhại” từ lâu đã là tác phẩm kinh điển của văn
học Mĩ hiện đại, được giảng dạy trong hệ thống trung học lẫn
đại học ( hơn 70% số trường ở Mĩ ) và nằm trong chương trình
dạy tiếng Anh như một sinh ngữ tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Sức quyến rũ của nó vẫn còn cho đến tận ngày nay.


Năm 1999, nó được độc giả bình chọn là “ Tiểu thuyết hay nhất
thế kỉ XX” trong cuộc thăm dò do tờ Literary Jounal tổ chức.
Trong danh sách “100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất kể từ 1900
của nhà xuất bản Modern Library công bố năm 1988 dựa trên
bình chọn của độc giả, nó xếp hạng 5. Năm 2006, trong bản
thăm dò ý kiến do các quản thủ thư viện gửi cho độc giả có câu
hỏi: “ Cuốn sách nào mà mọi người lớn nên đọc trong đời
mình?” cuốn này đã được độc giả xếp hàng đầu, sau đó mới đến
“Kinh Thánh” và “ Chúa tể của những chiếc nhẫn”. “ Giết con
chim nhại” thật sự đã ghi dấu ấn trong lòng độc giả và được giới
chuyên môn đánh giá cao.
Tuy nhiên, tác phẩm này cũng chiếm hạng 41 trong danh sách
100 cuốn sách thường bị xét lại giá trị nhất trong khoảng 1990 –
2000 do Hiệp hội thư viện Mĩ công bố. Dĩ nhiên, cuốn sách này
cũng được độc giả da đen và da trắng nhìn nhận khác nhau vì
tác giả của nó là một người da trắng. Nhiều nhà phê bình đồng ý
rằng tuy nhiều nhân vật da đen được mô tả tốt đẹp trong tác
phẩm nhưng cái nhìn của tác giả đối với họ vẫn mang tính hạ
cố. Nhưng nếu nói “Giết con chim nhại” chỉ bàn đến vấn đề
chủng tộc thì không chính xác. Không chỉ dừng lại ở đó, tác
phẩm mở rộng và đề cập đến những thành kiến khác của con
người, những thứ vốn là nền tảng dẫn tới thói đạo đức giả, bất
công xã hội và nhiều tệ nạn khác. Tất cả được mô tả qua cái

nhìn của bé gái Jean Louise Finch, biệt danh Scout. Việc chọn
một em bé làm người dẫn chuyện giúp tác giả có thể đề cập tới
những diều được xã hội quanh em mặc nhiên công nhận là hợp
lí, đương nhiên hoặc không thể thay đổi. Khi nhìn thấy những


hiện tượng đó và so sánh với những gia trị đạo đức được bố em
dạy bảo hoặc chỉ đơn thuần là kể lại sự vụ, em có thể cho người
đọc thấy khía cạnh phi nhân trong xã hội.
“Giết con chim nhại” được đặt trong bối cảnh miền Nam Hoa
Kì trong khoảng 3 năm đầu thập niên 30 của thế kỉ XX. Scout
Finch 6 tuổi sống với anh trai Jem 10 tuổi và bố Atticus- một
luật sư tuổi trung niên. Mẹ Scout mất năm cô bé lên 2 tuổi và
mọi công việc nội trợ trong nhà đều do Calpurnia- một người
phụ nữ da đen nghiêm khắc nhưng tốt bụng đảm đương. Mùa hề
nọ, Jem và Scout kết bạn với Dill- một cậu bé đến chơi với dì
mình ở Maycomb. Ba đứa trẻ cảm thấy vừa hứng thú vừa sợ hãi
về người hang xóm Boo Radley sống ẩn dật trong ngôi nhà kế
bên suốt nhiều năm mà khong hề ra ngoài. Khi nghe những
người lớn ở Maycomb kể về Boo, bọn trẻ tưởng tượng Boo là
kẻ độc ác, quái dị hàng đêm đi bắt mèo, sóc về ăn sống và rình
mò quanh nhà hang xóm. Mùa thu năm ấy Scout đến trường lần
đầu tiên. Những ngày đi học của cô bé không yên ả chút nào.
Scout luôn gặp rắc rối với cô giáo và bạn bè. Trên đường đi học
về, Jem và Scout thường thấy những món quà để trong một hốc
cây trên mảnh đất nhà Radley. Mùa hè năm sau, Dill quay lại.
Ba đứa trẻ lại bày trò để khám phá về Boo Radley cho đến khi
ông Atticus bắt bọn trẻ phải thôi ngay mấy trò nghịch ngợm đó.
Tuy nhiên trong đêm cuối Dill ở thị trấn, ba đứa trẻ lẻn vào
mảnh đất nhà Radley. Thấy động, Nathan Radley bắn chỉ thiên

làm chúng bỏ chạy. Trong lúc chạy trốn, Jem bị mất quần nhưng
khi cậu quay lại tìm, cái quần được vá và treo trên hàng rào.
Jem và Scout vẫn tìm thấy những món quà mà Boo để cho


chúng trong hốc cây. Ông Nathan- anh trai Boo nói cái cây bị
bệnh và tram hốc cây lại bằng xi măng. Jem và Scout rất buồn
vì không còn các món quà nữa. Người cha Atticus được tòa chỉ
định biện hộ cho Tom Robinson- một người da đen bị buộc tội
hãm hiếp một cô gái da trắng tên là Mayella Ewell. Dù cho
nhiều cư dân ở Maycomb chống đối, Atticus vẫn dùng hết sức
mình để bảo vệ Tom. Vì điều này, Jem và Scout bị hang xóm và
bạn be trêu chọc. Bà đầu bếp Calpurnia đã đưa hai anh em đến
nhà thờ của người da đen gần đó và chúng được mọi người chào
đón. Bác Alexandra- chị gái của Atticus đến sống với gia đình
Finch vào mùa hè năm sau. Cậu bé Dill đáng lẽ phải sống với
cha dượng nhưng bị ngược đãi, Dill bỏ trốn đến Maycomb và
được gia đình Scout giúp đỡ. Jem, Scout, Dill trốn nhà để đến
dự phiên tòa xử Tom. Ba đứa trẻ chứng kiến Atticus biện hộ cho
Tom trước sụ chống đối của những người da trắng. Với những
lập luận sắc sảo, Atticus đã chứng minh Tom vô tội và sự thật là
chính Meyella đã quyến rũ anh. Vết thương trên mặt cô ta phải
do một người thuận tay trái gây ra trong khi tay trái của Tom lại
bị tật. Kẻ có tội đích thực là Bob Ewell- cha của Mayella. Tuy
nhiên Tom vẫn bị bồi thẩm đoàn là người da trắng kết tội. Tom
phải vào tù và bị bắn chết sau đó ít lâu vì bỏ trốn. Sau tất cả mọi
chuyện, lòng tin của Jem và Scout vào công lí bị lung lay. Bob
Ewell thắng kiện nhưng hắn vẫn nghĩ rằng mình bị sỉ nhục. Bob
trả thù bằng cách lẻn vào nhà quan tòa Taylor, nhổ vào mặt
Atticus giữa đường rồi đánh Jem và Scout khi chúng trên đường

về nhà từ buổi tối Haloween ở trường. Sau cuộc vật lộn trong
bóng tối, Jem bị gãy tay còn Bob thì biến mất. Scout và Jem


được Boo đưa về nhà. Cảnh sát trương Heck cho biết Bob Ewell
đã chết do ngã vào con dao của chính hắn. Mọi người đều đoán
chính Boo là người can thiệp để bảo vệ lũ trẻ. Scout dẫn Boo về
nhà, cô bé thấy hối hận vì đã từng nghĩ xấu về Boo. Trở về nhà,
Scout nghe bố Atticus đọc truyện “Bóng ma màu xám” và chìm
vào giấc ngủ.
“Giết con chim nhại” được chia làm hai phần. Phần I từ chương
1 đến chương 11 chủ yếu nói về lũ trẻ và Boo Radley. Phần II từ
chương 12 đến chương 31, trọng tâm của phần này là câu
chuyện về Tom Robinson. Có thể nhận thấy, cốt truyện của
“Giết con chim nhại” không qúa li kì, đặc biệt; giọng văn dí
dỏm, hài hước của Harper Lee cũng không phải điều quá mới
mẻ với độc giả. Vậy điều gì đã làm nên sức hấp dẫn của cuốn
tiểu thuyết này? Câu trả lời nằm ở thế giới nhân vật của tác
phẩm. “Giết con chim nhại” đã mở ra một thế giới một thế giới
nhân vật đa dạng mà mỗi nhân vật và mối quan hệ giữa các
nhân vật đều được Harper Lee tổ chức thành công, tạo nên chiều
sâu cho tác phẩm.
Cuốn sach lúc đầu đươc Harper Lee đặt tên là “Atticus” nhưng
sau này, vì muốn tác phẩm vượt ra khỏi hình ảnh một con người
cụ thể, Harper Lee đã đổi tên thành “to kill a mocking bird”.
Tiểu thuyết này có tầm bao quát rất rộng, đề cập đến nhiều vấn
đề trong xã hội loài người. “Giết con chim nhại” đã được dịch ra
hơn 40 thứ tiếng và được dựng thành phim. Sức lan tỏa của
cuốn sách và thông điệp mà Harper Lee gửi gắm trong đó vẫn
1.2


còn nguyên sức hấp dẫn đến tận ngày nay.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành thế giới nhân vật trong “Giết
con chim nhại”


Trong “Giết con chim nhại” thế giới nhân vật hiện lên phong phú và đa
dạng với nhiều mối liên hệ. Bên cạnh yếu tố tài năng của tác giả còn có
sự chi phối của nhiêu yếu tố khác để Harper Lee có thể xây dựng một thế
giới nhân vật sinh động trong tiểu thuyết của mình. Nhà phê bình Trần
Thanh Mại có viết rằng “lấy đời người để cắt nghĩa tác phẩm”. Đây cũng
là một con đường để tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn tiểu sử.
Người đọc yêu mến “Giết con chim nhại” của Harper Lee dễ dàng nhận
thấy thế giới nhân vật trong tiểu thuyết phản ánh khá sâu sắc lịch sử, thời
đại, những vấn đề nóng bỏng của Hoa Kì thế kỉ XX cũng như chính cuộc
đời của Harper Lee.
1.2.1 Yếu tố lịch sử, thời đại
Hoa Kì là một đất nước phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đầy
phức tạp và mâu thuẫn. Trong lịch sử nước Mĩ, có một giai đoạn
đẫm máu từ năm 1861-1865, nội chiến Hoa Kì giữa phe miền
Bắc do tổng thống Lincoln và tướng Ulysses lãnh đạo và phe
miền Nam dưới sự chỉ huy của tướng Robert Lee. Miền Bắc
chiến thắng và Hoa Kì thống nhất. Những người nô lệ được giải
phóng, nới rộng quyền pháp lí cho những người Mĩ gốc Phi.
Miền Nam nước Mĩ suy kiệt và bần cùng cho đến nửa sau thế kỉ
XX trong khi miền Bắc và miền Tây phát triển nhanh chóng và
thịnh vượng. “Giết con chim nhại” lấy bối cảnh miền Nam Hoa
Kì trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỉ XX, khi miền
Nam kiệt quệ kinh tế và sự phân biệt chủng tộc rất gay gắt. Điều
này lí giải vì sao trong tác phẩm Maycomb lại là một thị trấn

“chán ngắt” với nhịp độ hoạt động có phần chậm chạp.
Kinh tế miền Nam vốn đã chạm phát triển hơn nữa vào khoảng
những năm 1929-1933, thời gian mà nhân vật Scout cho rằng
đến Maycomb chẳng có gì vội vã vì chẳng có nơi nào để đi,


không có gì để mua và không có tiền để mua”. Đó là thời kì
khủng hoảng kinh tế lớn trong lịch sử nước Mĩ. Sự khó khăn
trong cuộc sống được Harper Lee miêu tả qua sinh hoạt, lối
sống của thế giới nhân vật trong “Giết con chim nhại”. Bố
Atticus “phải thực hành tiết kiệm hơn bất cứ thứ gì khác”. Dù là
luật sư song Atticus có lối sống rất giản dị. Ông thích đọc sách
báo, thích nghiền ngẫm những cuốn sách. Atticus được xây
dựng như một hình mẫu lí tưởng về con người hết lòng vì gia
đình, vì những đứa con dù trong khi kinh tế đang khó khăn. Hạt
Maycomb “là hạt nông nghiệp” nên phần lớn con người ở mảnh
đất này là người lao động nghèo. Những người trong nhà
Cunningham nghèo đến mức “không giỏ quyên góp trong nhà
thờ,phiếu bạc lẻ cũng không. Họ sống với những gì họ có”
nhưng những con người ấy cũng đầy lòng tự trọng. Họ trả công
cho Atticus “một đống củi”, “bao hạt hồ đào”, “thùng dây
leo”…Những người trong gia đình Ewell sống một cuộc sống
khổ sở, thiếu thốn và lưu manh. Những đứa trẻ không được đi
học, quanh quẩn quanh những bãi rác và hỗn láo với người lớn.
Nhưng đói khổ hơn cả là những người da đen, họ phải làm thuê
khắp nơi mà vẫn không đủ ăn.Chỉ bằng vài nét miêu tả nhà thờ
của những người da đen, Harper Lee đã cho thấy sự thiếu thốn
của họ “ Nhà thờ First Purchase không đóng trần và không được
sơn bên trong. Dọc bức tường nhà thờ có những cây đèn dầu
hỏa chưa thắp sáng”, “sân nhà thờ bằng đất sét cứng như gạch

nung, như nghĩa trang cạnh nó”
Cách giáo dục của nước Mĩ đầu thế kỉ XX cũng được Harper
Lee đưa vào tác phầm để lí giải cho thế giới nhân vật của mình.


Scout và Jem “được giáo dục trên cơ sở nủa thập phân nửa mũ
học dốt”. Cách giáo dục ấy đã sản sinh ra những giáo viên máy
móc, khô cứng như cô Caroline, cô Blount, cô Gates. Những bài
giảng khô cứng , hình thức trên lớp khiến Scout khó chịu “cô
Caroline có vẻ không biết rằng bọn lớp một mặc váy bằng bao
bột mì và áo sơ mi bằng vải bong sờn rách này, hầu hết đều chặt
cây bông và cho heo ăn từ lúc mới biết đi, đã miễn nhiễm với
thứ văn chương tưởng tượng”. Cô giáo còn khó chịu khi thấy
Scout đã biết đọc và biết viết, cô dặn Scout “phải nói với bố tôi
đừng dạy tôi nữa”. Cách giáo dục máy móc, thiếu tình thương ở
trường học đã khiến lũ trẻ dần chán học và ngỗ nghịch hơn.
Có thể nói sự nghèo đói, ngu dốt, lạc hậu trong những năm đầu
thế kỉ XX ở miền Nam nước Mĩ là yếu tố quan trọng hình thành
nên thế giới nhân vật trong “Giết con chim nhại”. Harper Lee đã
cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa kinh tế, giáo dục với sự
hình thành nhân cách con người. Chính sự nghèo đói, ngu dốt
đã khiến những người trong hạt Maycomb trở nên ích kỉ, độc ác
và đẩy những con người khốn khổ và bi kịch.
Sự độc ác. Phi nhân tính thể hiện rõ nhất trong lịch sử nước Mĩ
là nạn phân biệt chủng tộc. Ở Alabama, một tiểu bang miền
Nam nước Mĩ trong “Giết con chim nhại” thì thành kiến chủng
tộc còn nặng nề hơn nữa. Sự phân biệt chủng tộc khiến những
người da đen bị đối xử bất công. Họ phải ở một khu ở riêng
dành cho những người da màu, cuộc sống vất vả thiếu thốn. Chỉ
cần một lỗi lầm nhỏ, những người da đen cũng bị kết tội và phải

chịu hậu quả nặng nề. Thành kiến phân biệt chủng tộc đã ăn sâu
vào suy nghĩ của những công dân hạt Maycomb, đẩy người da


đen vô tội Tom Robinson vào cái chết và những người da đen
khác như Calpurnia, Helen, Zeeboo… phải chịu sự đe dọa, kì thị
từ những người da trắng.
Những vấn đề nóng bỏng trong lich sử, xã hội Mĩ đã góp phần
hình thành thế giới nhân vật trong “Giết con chim nhại” của
Harper Lee khiến những nhân vật trong tác phẩm trở nên chân
1.2.2

thực, sinh động, phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời.
Thế giới quan của nhà văn
Hiện thực được phản chiếu qua con mắt của nhà văn vào tác
phẩm. Không ngạc nhiên khi nhiều nhà văn xây dựng nhân vật
thành công đều bắt nguồn từ một nguyên mẫu hay lấy cảm hứng
từ đời thực. Harpet Lee là một phụ nữ nhạy cảm và sâu sắc nên
mọi biến động, mọi con người xung quanh cuộc sống của bà đều
ghi dấu ấn trong suy nghĩ và trong những trang văn. Thế giới
quan của Harper Lee là hệ thống những sự kiện, những nhân
vật, những phương thức thay đổi suy nghĩ của con người. Thế
giới quan chính là biểu hiện của cách nhìn bao quát đối với thế
giới bao gồm cả thế giới bên ngoài, cả con người và cả mối
quan hệ của con người đối với thế giới. Nó quy định thái độ của
con người với thế giới và là kim chỉ nam cho hành động của con
người.
Cha của Harper Lee là Asama Coleman Lee, là một luật sư
giống nhân vật Atticus. Vào năm 1919, ông bảo vệ cho hai
người da đen bị nghi ngờ giết người. Hai người này sau đó bị

buộc tội treo cổ. Từ đó, ông không tham gia vào vụ án nào nữa.
Harper Lee cũng có một người anh trai hơn bà bốn tuổi tên
Edwin giống như anh trai Jem của Scout. Giống với tiểu thuyết,
gia đình Harper Lee cũng có một quản gia da đen. Nhân vật Dill


cũng được xây dựng dựa trên nguyên mẫu là người bạn thơ ấu
là Truman Capote.
Phía dưới đường của gia đình Lee là là ngôi nhà luôn đóng kín
cửa như nhà Radley trong truyện. Người con trai dính líu đến
rắc rối pháp lí và bị người cha giam giữ suốt 24 năm cho đến
khi chết vào năm 1952. Đây được coi là nguyên mẫu của nhân
vật Boo Radley.
Trong thời gian Harper Lee lên mười, bà được nghe một vụ
tường thuật trên báo của cha bà về một vụ người phụ nữ da
trắng gần Monroeville tố cáo một người đàn ông da đen tên là
Walter Lett hãm hiếp cô. Lett bị buộc tội tử hình nhưng sau đó
được giảm án chung thân do có nhiều bức thư gửi đến tòa nói
Lett bị kết án oan. W. Lett chết trong tù vào năm 1937. Trong
những năm sau đó, vụ thiếu niên da đen tên Emet Till vì lỡ huýt
sáo với một người đàn bà da trắng mà bị giết một cách dã man
đã trở thành chất xúc tác cho phong trào chống phân biệt chủng
tộc đang diễn ra mạnh mẽ ở nước Mĩ lúc bây giờ.
Có thể thấy những biến động, những con người xung quanh
cuộc sống của Harper Lee đều tác động mạnh mẽ đến việc xây
dựng thế giới nhân vật trong “Giết con chim nhại” . Từ nhân vật
Scout, Jem, Dill, Atticus đến Calpurnia, Boo Radley, Tom
Robinson đều có nguyên mẫu ngoài đời thực.
Tiếp xúc với những người da đen giàu tình yêu thương nhưng
phải chịu nhiều bất công, Harper Lee sớm nuôi dưỡng tinh thần

chống phân biệt chủng tộc dù bà là một phụ nữ da trắng. Harper
Lee đề cao khẩu hiệu dân chủ “Quyền bình đẳng cho mọi người,
không có đặc quyền cho bất cứ ai”. Điều này lí giải vì sao
những nhân vật như Atticus, Underwood, Jem trong “Giết con


cchim nhại” lại ra sức đấu tranh chống phân biệt chủng tộc và
đứng lên bảo vệ những người da đen.
Sự bao dung và biết nhìn nhận con người từ nhiều hướng của
Harper Lee đã được thể hiện qua cái nhìn đối với nhân vật Boo
Radley, bà Dubose hay bác Alexandra. Các nhân vật này đều tồn
tại những mặt tốt và mặt xấu nhưng cũng đồng thời tạo niềm tin
vào khả năng cải thiện con người: “Ta không bao giờ thực sự
biết một người chừng nào ta chưa ở địa vị của họ và cư xử theo
kiểu của họ”.
Thế giới quan của Harper Lee đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc
việc hình thành và xây dựng thế giới nhân vật trong “Giết con
chim nhại”. Thông qua các nhân vật, Harper Lee đã vạch trần sự
bất công trong xã hội Mĩ thay vì ém nhẹm và giả vờ như nó
không tồn tại.


CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ
PHÂN LOẠI NHÂN VẬT TRONG “GIẾT CON
CHIM NHẠI” CỦA HARPER LEE
2.1 Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật
Nhà văn Đức Goeth có nói: “ Con người là điều thú vị nhất với con người, và con
người cũng chỉ hứng thú với con người”. Con người là nội dung quan trọng nhất
của văn học. Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con
người trong tác phẩm văn học- cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện

bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ. Trong tác phẩm văn học nói
chung và trong tiểu thuyết nói riêng nhân vật đóng vai trò quan trọng, là mắt xích
cơ bản để xâu chuỗi các biến cố, sự kiện cũng như tư tưởng của nhà văn.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Quốc gia Hà Nội, 2000, nhóm tác giả Lê Bá
Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi định nghĩa: “Nhân vật là con người cụ thể
được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng, cũng
có thể không có tên riêng…Khái niệm nhân vật văn học có khi được sứ dụng như
một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hình tượng nổi bật
nào đó trong tác phẩm… Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ
không thể đồng nhất nó với con người trong đời sống.


Trong cuốn Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006 do Phương Lựu (chủ
biên) đinh nghĩa về nhân vật văn học như sau: “ Nói đến nhân vật là nói đến con
người được miêu tả thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học…khái niệm
nhân vật có khi sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ con người cụ thể nào mà chỉ là
một hiện tương nổi bật trong tác phẩm…nhưng chủ yếu vẫn là hình tượng con
người trong tác phẩm…nhân vật văn học là một hình tượng nghệ thuật ước lệ, có
những dấu hiệu để nhận ra.
Theo cuốn Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006, Hà Minh Đức (chủ biên)
các tác giả cho rằng: “ Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính
ước lệ, đó không phải là sao chụp đầy đủ mọi chi tiết, biểu hiện của con người mà
chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp,
tính cách… và cần chú ý thêm một điều: thật ra khái niệm nhân vật thường được
quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con
người có tên hoặc không tên được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua
trong tác phẩm, mà còn là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng,
tính cách con người.
Một tác phẩm thực sự thành công thì yếu tố cốt yếu không thể thiếu là nhân vật.
Các nhân vật văn học riêng lẻ với những đặc điểm riêng về nghề nghiệp, tuổi tác,

vùng miền, tính cách với những mối quan hệ đã làm nên một thế giới nhân vật. Qua
đó nhà văn không chỉ phản ánh cuộc sống với biết bao bề bộn mà còn bày tỏ quan
niệm, tư tưởng của mình.
Khái niệm thế giới nhân vật là một phạm trù rất rộng. Thế giới nhân vật là một tổng
thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự
chi phối của tư tưởng tác giả. Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác
nghệ thuật của nhà văn và chỉ xuất hiện trong văn học, trong sáng tác nghệ thuật.
Đó là hai mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, có quy luật riêng tim hiểu ở đặc


điểm con người tâm lí, không gian, thời gian xuất hiện gắn liền với một quan điểm
nhất định của chúng về tác phẩm. Thế giới nhân vật là cảm nhận một cách trọn vẹn,
toàn diện và sâu sắc của một chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong
tác phẩm, mối quan hệ, môi trường hoạt động của họ, ý nghĩ, tư tưởng của họ trong
cách đối nhân xử thế, trong giao lưu với xã hội, với gia đình. Thế giới nhân vật vì
thế bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật. Con người trong văn học chẳng
những không gắn với con người thực tại về tâm lí, hành động mà cả ý nghĩa khái
quát, tượng trưng. Trong thế giới nhân vật ngưới ta có thể chia thành các kiểu loại
nhân vật nhỏ hơn ( nhóm nhân vật ) dựa theo những căn cứ, tiêu chí nhất định. Qua
thế giới nhân vật nhà văn không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống mà còn bày tỏ tư
tưởng quan niệm của mình.
2.2 Khảo sát thế giới nhân vật trong “Giết con chim nhại”
Tiểu thuyết “Giết con chim nhại” không phải là một tác phẩm đồ sộ nhưng có số
lượng nhân vật khá phong phú. Trong đó, Harper Lee tập trung miêu tả về những
con người trong thị trấn Maycomb, Alabama. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ thống kê
những nhân vật có tên tuổi cụ thể, đó là những nhân vật là con người chứ không
thống kê những nhân vật được ẩn dụ hóa hay các biểu tượng.
“Giết con chim nhại” của Harper Lee được tường thuật qua đôi mắt của cô bé Scout
– một bé gái trong những năm đầu của bậc tiểu học. Các nhân vật trong tiểu thuyết
dần xuất hiện qua lời kể của Scout, dù là nhân vật có mối quan hệ thân quan hay

chỉ thoáng qua trong những lần gặp gỡ bất ngờ của Scout thì người kể chuyện cũng
đều miêu tả, kể về nhân vật mình tiếp xúc với những hành động, lời nói cụ thể. Từ
đó, với tâm điểm là cô bé Scout, một thế giới nhân vật xoay quanh sự quan sát của
cô bé này dần hiện lên hoàn chỉnh và các câu chuyện lẻ tẻ, vụn vặt ở thị trấn
Maycomb được xâu chuỗi khéo léo để tư tưởng của nhà văn được lộ diện. Khảo sát
tiểu thuyết “Giết con chim nhại”, chúng tôi đã thống kê nhân vật theo bảng sau:


STT

Giới tính

Tuổi tác

Nghề nghiệp

Tên nhân vật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Atticus
Jem
Jack
Alexandra
Francis
Dill
Burish Ewell
Little Chuck
Little
Cecil Jacobs
Walter
Cunningham

Boo Radley
Maudie
Stephanie
Nathan Radley
Dubose
Zeebo
Calpurnia
Caroline
Rachen
Blount
Gates
Tom Robinson
Helen
Heck Tate
Gilmer
Bob Ewell
Mayella Ewell
Dolphus
Taylor
Grace

Nam




Nữ

Trẻ em












Người lớn

Luật sư
Học sinh

Bác sĩ

Nội trợ
Học sinh
Học sinh
Học sinh
Học sinh







Học sinh

Học sinh















































Thất nghiệp
Làm vườn
Làm vườn
Làm vườn
Làm vườn
Quét rác
Giúp việc
Giáo viên
Làm vườn
Giáo viên
Giáo viên
Làm thuê
Giúp việc

Cảnh sát
Luật sư
Thất nghiệp
Nội trợ
Ông chủ đất
Quan tòa
Truyền giáo


31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41

Farrow
Underwood
Perkins
Link Deas
Raynolds
Lula
Tuti
Barber
Cunningham

Scout
Sykes






























Truyền giáo
Nhà báo
Truyền giáo
Ông chủ
Bác sĩ
Làm thuê
Làm vườn
Làm vườn
Nông dân
Học sinh
Mục sư

Qua thống kê ta thấy có 41 nhân vật trong đó có 24/41 nhân vật là nam, 17/41 nhân
vật là nữ; có 8/41 nhân vật là trẻ em, 33/41nhaan vật là người lớn. Nhìn vào bảng
khảo sát, ta thấy nghề nghiệp của các nhân vật rất bình dị như người làm vườn,
giúp việc, làm thuê… Điều này chứng tỏ những nhân vật mà Harper Lee đề cập tới
trong “Giết con chim nhại” đều là những con người bình dị, đời thường.
2.3 Phân loại nhân vật trong “Giết con chim nhại”
Có nhiều cách phân loại nhân vật khác nhau. Dựa trên cuốn Từ điển thuật ngữ văn
học, tập 2, Nxb KHXH, Hà Nội và cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân
biên soạn thì nhân vật được phân loại như sau:
-Dựa trên mối quan hệ với lí tưởng xã hội có: nhân vật chính diện, nhân vật phản
diện.
-Dựa trên vai trò của nhân vật trong kết cấu và cốt truyện của tác phẩm có: nhân vật
chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm.
-Dựa trên cấu trúc hình tượng có: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật
tư tưởng.



Trên cơ sở đó cùng với quan niệm nghệ thuật về con người độc đáo tạo nên hệ
thống nhân vật phong phú, chúng tôi đi tìm hiểu thế giới nhân vật trong “Giết con
chim nhại” theo sự phân chia nhân vật theo sự phát triển của tính cách nhân vật.
Nhân vật có tính cách thường xuyên xuất hiện trong văn học hiện đại. Đó là loại
nhân vật có tính cách nổi bật được xây dựng cụ thể, sinh động như con người ở
ngoài đời. Nhân vật được miêu tả như một người với tư cách cá nhân có những tính
cách nổi bật nào đó.Harper Lee đã xây dựng nên những tính cách lớn thông qua hệ
thống nhân vật của mình.
2.3.1 Nhân vật mạnh mẽ, cá tính
Nhân vật mạnh mẽ, cá tính là những nhân vật có tính cách mạnh mẽ, sôi nổi và đầy
lòng tự trọng. Họ có những suy nghĩ rất riêng. Họ độc lập, quyết liệt và thẳng thắn.
Họ dám nói lên suy nghĩ và dám hành động theo ý muốn của mình. Những nhân vật
mạnh mẽ, cá tính dễ dàng gây ấn tượng với độc giả.
Trong “Giết con chim nhại”, Scout là cô bé có tính cách mạnh mẽ. Chính Harper
Lee cũng nói rằng Scout là hình ảnh của bà khi còn nhỏ. Mẹ mất từ năm Scout lên
hai, cô bé nhận được sự yêu thương của cha và anh trai. Có lẽ một phần do sự giáo
dục tự nhiên của Atticus, một phần là do tính cách mạnh mẽ sẵn có, Scout luôn có
những suy nghĩ, nhận xét và hành động mạnh mẽ, khác hẳn hình ảnh về một cô bé
nhỏ tuổi mà mọi người thường nghĩ. Câu chuyện xung quanh nhân vật Scout được
kể trong vòng 3 năm, từ khi cô bé 6 tuổi đến lúc 9 tuổi. Scout không thích mặc váy,
không thích điệu đà, cô bé chỉ thích mặc áo liền quần để dễ dàng chạy nhảy. Điều
kì lạ là Scout rất ghét bị gọi là con gái. Mỗi lần răn đe Scout, Jem chỉ cần nói “Mày
sắp sửa giống y một đứa con gái vậy” là cô bé sẽ ngoan ngoãn nghe theo lời Jem.
Scout biết chữ từ rất sớm nên khi đến trường, ngay trong buổi học đầu tiên cô bé đã
đọc được hầu hết cuốn My First Reader. Đáng tiếc sự thông minh và tự tin của
Scout không được cô giáo cổ vũ, trái lại, cô giáo Caroline còn tỏ ra khó chịu khi


nghĩ Scout đã được bố dạy đọc và viết. Sự cứng nhắc, khô khan của việc giáo dục
trong trường học khiến Scout phản ứng mạnh mẽ. Scout kể với anh trai “Nếu không

phải ở lại, em đã về. Jem, cái cô đáng ghét đó nói bố Atticus đã dạy em đọc và bố
phải ngừng chuyện đó lại”. Cô bé cũng thẳng thắn nói với bố là mình sẽ không đi
học “Bố không hề đi học mà bố vẫn ngon lành vậy con cũng sẽ ở nhà. Bố có thể
dạy con giống như ông nội dạy bố với chú Jack vậy”. Scout không phải là một đứa
trẻ bướng bỉnh, nhưng cô bé không chịu được cách dạy khô khan và kìm hãm sự
sáng tạo của học sinh ở trường học. Dĩ nhiên, với những lời khuyên của bố Atticus,
Scout vẫn phải đi học mà chẳng thấy vui vẻ gì.
Scout phản ứng quyết liệt với những ai chế giễu Atticus. Ở trường học, khi Cecil
Jacob rêu rao bố của Scout Finch biện hộ cho bọn mọi đen. Cô bé đã giận dữ di tìm
Cecil và đe dọa “Mày rút lại câu đó đi nhóc” và sẵn sàng “bung ra” nắm tay siết
chặt cho cậu nhóc. Với Francis, cháu họ của Scout, khi nó chọc tức Scout bằng
cách chạy và la to “Đồ yêu bọn mọi đen”, Scout đã tìm mọi cách để bắt được nó dù
bị bác Alexandra răn đe, cô bé “đấm vào răng cửa của nó đến toác da đốt ngón tay
đến tận xương”. Tuy nhiên khi bị những người lớn trong gia đình trách mắng, Scout
đành nói dối mình chọc tức Francis trước vì không muốn bố Atticus phải suy nghĩ.
Trong đem Atticus đến nhà tù để bảo vệ Tom, Scout và Jem đã bí mật theo ông.
Mặc dù nhìn thấy đám đông người lớn bao quanh bố và một người lực lưỡng trong
số đó “thô bạo chụp lấy cổ áo Jem” nhưng Scout vẫn không run sợ. Cô bé lao đến
“lẹ lành đá vào người đó” và nói “Ông không được đụng vào anh ấy”. Trong đem
Haloween bị Bob Ewell tấn công, Scout thoát chết khỏi nhát dao của Bob nhờ mặc
bộ quần áo giăm bông vướng víu. Ngay khi nghe tiếng Jem rú lên, Scout không sợ
nguy hiểm chạy theo hướng tiếng rú của Jem và “ập vào cái bụng mềm nhão của
một người đàn ông”. Sự mạnh mẽ trong cá tính và hành động của Scout bắt nguồn


từ tình yêu thương và sự lo lắng dành cho bố và anh trai- những người thân yêu
nhất của cô bé.
Dill là cậu bé luôn song hành cùng Scout trong những trò nghịch ngợm. Giống như
Scout, Dill cũng là một nhân vật mạnh mẽ và đặc biệt. Kki được nghe câu chuyện
bí ẩn về Boo, Dill thắc mắc “không biết hắn ta làm gì trong đó”. Trí tò mò thôi thúc

Dill khám phá ngôi nhà của Boo Radley. Dill thách thức Jem sờ vào ngôi nhà để
thực hiện một ý tưởng rất trẻ con “Chắc chắn hắn sẽ chạy ra đuổi khi thấy mày
trong sân, lúc đó tao và Scout sẽ nhào vô, đè hắn xuống cho tới khi mình nói được
với hắn là mình không tính hại gì hắn”. Chính Dill là người bày trò chui vào vườn
nhà Radley đẻ gặp Boo nhưng không thành công. Dù chỉ là một đứa trẻ nhưng ước
mong khám phá thế giới xung quanh mà không sợ nguy hiểm của Dill khiến người
ta vừa buồn cười vừa khâm phục.
Hành trình đầy phiêu lưu của Dill từ Maridian đến Maycomb và trốn dưới gầm
giường của Scout đã thể hiện cá tính mạnh mẽ và sự dũng cảm của Dill. Dill không
được mẹ và bố dượng quan tâm như những gì Dill khoe với Scout qua những lá
thư. Sauk hi bị bố dượng buộc bằng dây xích và bị bỏ đói, Dill đã trốn thoát , lang
thang hai dặm ra khỏi Maridian, làm thuê cho đoàn triển lãm thú, đi bộ và bám theo
xe chở hang để đến Maycomb. Chấp nhận chịu đói khổ để thoát khỏi sự vô tâm của
mẹ và bố dượng, Dill đã tâm sự với Scout “Họ sống hòa thuận nhiều hơn nếu
không có tao, tao không thể giúp họ bất cứ điều gì”. Là một đứa trẻ nhưng suy nghĩ
đó của Dill giống như suy nghĩ của một người trưởng thành đầy lòng tự trọng. Dill
không muốn sống phụ thuộc, không muốn sống trong ngôi nhà mà mọi người đều
coi cậu bé như người thừa.
Ước mơ của Dill khi lớn lên cũng khiến người ta cảm thấy kì lạ “Tớ nghĩ khi lớn
lên tớ sẽ làm anh hề”. Lí do mà Dill đưa ra là “Trên đời này tớ chẳng làm được gì
cho mọi người, trừ việc làm cho họ cười ầm lên, cho nên tớ sẽ gia nhập một gánh


×