HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
KỶ YẾU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 2018
TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
ĐẾN QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Mã số: CSTC.02.18
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Nam Thắng
Thư ký đề tài: Nguyễn Lê Thạch
HÀ NỘI, THÁNG 9/2018
1
Tập thể cộng tác viên
Bình
Hà
Hậu
Minh
Ngọc
Nhung
Tặng
Thạch
Thắng
Trường
Tuyến
tuyêt
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
ThS. Nguyễn Thanh Bình
TS. Lê Thị Minh Hà
TS. Vũ Văn Hậu
TS. Triệu Quang Minh
PGS,TS. Cung Thị Ngọc
ThS. Tô Thị Nhung
ThS. Nguyễn Văn Tặng
TS. Nguyễn Lê Thạch
TS.Nguyễn Nam Thắng
ThS. Nguyễn Văn Trường
CN. Ngô Thị Kim Tuyến
TS. Đặng Ánh Tuyết
Học viện chính trị khu vực I
Học viện chính trị khu vực I
Học viện chính trị khu vực I
Học viện chính trị khu vực I
Học viện chính trị khu vực I
Học viện chính trị khu vực I
Học viện chính trị khu vực I
Học viện chính trị khu vực I
Học viện chính trị khu vực I
Học viện chính trị khu vực I
Học viện chính trị khu vực I
Học viện chính trị khu vực I
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
TS. Nguyễn Nam Thắng
4
2
BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA CÁCH MẠNG CÔNG
14
NGHIỆP 4.0
ThS. Nguyến Thanh Bình
KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA
25
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (4.0)
ThS. Nguyễn Văn Trường
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
37
VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
ThS. Tô Thị Nhung
TS. Nguyễn Nam Thắng
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VỚI QUAN HỆ
45
BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN
HỆ SẢN XUẤT
TS. Nguyễn Nam Thắng
TS. Triệu Quang Minh
QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
58
VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
ThS. Nguyễn Văn Trường
TS. Nguyễn Lê Thạch
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VỚI SƯ BIẾN
68
ĐỔI QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
PGS,TS. Cung Thị Ngọc
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY NHÂN TỐ CON
78
NGƯỜI TRONG ĐIỀU KIỆN CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
LẦN THỨ TƯ
TS. Đặng Ánh Tuyết
NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VẬN DỤNG QUAN HỆ BIỆN
CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN
87
3
XUẤT TRONG ĐIỀU KIỆN CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
LẦN THỨ TƯ Ở VIỆT NAM
TS.Nguyễn Nam Thắng
Ths.Nguyễn Văn Trường
TS.Nguyễn Lê Thạch
KẾT LUẬN
102
TS. Nguyễn Nam Thắng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
106
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại ngày nay, mọi bước tiến quan trọng của nhân loại đều có
dấu ấn khẳng định của khoa học và công nghệ, của cách mạng công nghiệp.
Nói cách khác, cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản
xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và kỹ thuật.
Cách mạng công nghiệp đã khiến lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, tạo
4
ra lượng của cải vật chất khổng lồ cho xã hội. Năng suất lao động tăng nhanh,
khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng lao động trực tiếp; nền kinh tế tri
thức đã trở thành đặc điểm chính của giai đoạn hiện nay.
Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự tích hợp về
mặt công nghệ, nhờ đó xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số
và sinh học, đem lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể. So sánh với các
cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư phát triển với tốc độ ở cấp số nhân, tạo nên sự biến đổi của toàn bộ các hệ
thống sản xuất, từ các yếu tố của lực lượng sản xuất đến tổ chức, quản lý,
quản trị, phân phối... bao quát đến cả các thành tố của quan hệ sản xuất; làm
thay đổi mạnh mẽ, toàn diện nền kinh tế mỗi quốc gia về cấu trúc, trình độ
phát triển, tốc độ tăng trưởng, mô hình kinh doanh, thị trường lao động…
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất,
lao động xã hội ở nhiều nước với sự xuất hiện ngày càng đông đảo tầng lớp
sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, thiết kế, văn hóa, nghệ thuật,
giải trí, truyền thông, giáo dục, đào tạo, y tế, pháp luật... Về việc làm, trong
trung hạn và dài hạn, các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động kỹ năng
thấp sẽ bị tác động trực tiếp và nhiều nhất do nhu cầu sử dụng lao động tay
nghề cao tăng trong khi nhu cầu sử dụng lao động kỹ năng thấp ngày càng
giảm. Nhóm lao động chịu tác động mạnh nhất là lao động phổ thông do rất
dễ bị thay thế bởi quá trình tự động hóa và người máy... Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư là cơ hội cho mọi dân tộc, nhất là các dân tộc đi sau có thể
phát triển nhanh bằng đi tắt, đón đầu, điều này rất cần thiết đối với các nước
đang có nhu cầu phát triển như Việt Nam. Cũng như ba cuộc cách mạng công
nghiệp trước, dân tộc nào nắm bắt được cơ hội do cuộc cách mạng công
nghiệp đem lại thì phát triển, giàu có; ngược lại, dân tộc nào không nắm bắt
được sẽ bị gạt ra ngoài sự phát triển.
5
Khẳng định vai trò to lớn của khoa học công nghệ trong tiến trình cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: “Khoa
học công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất
hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển khoa
học công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới” 1. Văn
kiện Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát triển mạnh mẽ khoa học
công nghệ, làm cho khoa học công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là
động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri
thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh
tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh”2.
Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với
việc hoàn tất nhiều hiệp định thương mại tự do quy mô lớn như TPP, FTA với
EU, Liên minh kinh tế Á - Âu..., việc tiếp cận thành tựu cách mạng sản xuất
mới sẽ tạo ra công cụ đắc lực giúp Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi giá trị
toàn cầu và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
nhằm phát triển lực lượng sản xuất tiên tiến và xây dựng quan hệ sản xuất
tương ứng phù hợp.
Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công tác
điều hành của Nhà nước, của Chính phủ cũng sẽ có được sức mạnh công nghệ
mới để tăng quyền kiểm soát, cải tiến hệ thống quản lý xã hội. Song, cũng sẽ
đối mặt với áp lực phải thay đổi cách tiếp cận hiện tại của mình để hoạch định
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2011, tr.78.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2016, tr.27-28.
6
và thực hiện chính sách, trong đó quan trọng nhất là phải nâng cao vai trò làm
chủ của người dân. Điều này sẽ càng có ý nghĩa hơn khi Việt Nam đang tiến
vào giai đoan phát triển mới rất quan trọng đòi hỏi đổi mới mạnh mẽ về tư
duy, quyết tâm cao của Chính phủ nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Về phía doanh nghiệp, ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp lần
thứ tư sẽ làm chi phí cho giao thông và thông tin sẽ giảm xuống, dịch vụ hậu
cần và chuỗi cung ứng sẽ trở nên hiệu quả hơn. Các chi phí thương mại giảm
bớt sẽ làm mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhiều ngành
công nghiệp đang có sự du nhập của các công nghệ mới, tạo ra những cách
thức hoàn toàn mới để phục vụ nhu cầu hiện tại và thay đổi triệt để các chuỗi
giá trị ngành công nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp cận được với
các công nghệ hiện đại như thế nào để có thể cải thiện phẩm chất, tốc độ, giá
cả để có giá trị hơn. Bên cạnh đó, người tiêu dùng, người dân cũng có được
những quyền lợi nhất định khi sự minh bạch ngày càng rõ hơn. Sự quan tâm
của người dân, và các khuôn mẫu mới về hành vi, sinh hoạt của người dân
(ngày càng xây dựng dựa trên quyền truy cập vào các mạng di động và dữ
liệu) buộc các doanh nghiệp phải thích nghi với cách mà họ thiết kế, tiếp thị,
và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ. Khi công nghệ và tự động hóa lên ngôi,
họ sẽ đối mặt với áp lực cần nâng cao chất lượng, cải tiến và đổi mới các dây
chuyền công nghệ, tuyển nhân lực có năng lực về công nghệ, đồng thời phải
đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của doanh nghiệp nước ngoài.
Những điều này là thực sự khó khăn trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam
vẫn còn thua kém rất lớn các doanh nghiệp nước ngoài về công nghệ, cũng
như nhân lực và vốn đầu tư như hiện nay.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vừa tạo ra thời cơ, song cũng đang
đặt ra nhiều thách thức mới đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
7
Đó là thách thức tụt hậu xa hơn, lao động chi phí thấp mất dần lợi thế, khoảng
cách công nghệ và tri thức nới rộng hơn dẫn đến phân hóa xã hội sẽ sâu sắc
hơn... Chính phủ, các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu và cơ sở giáo
dục tại Việt Nam cần phải nhận thức được và sẵn sàng thay đổi, phải có chiến
lược phù hợp để phát triển, đảm bảo sự phù hợp biện chứng giữa việc phát
triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong thời kỳ Internet vạn vật và
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tất cả những thuận lợi và khó khăn như trên đang đặt những thách thức
và cơ hội cho sự phát triển của nhân loại nói chung và quan hệ biện chứng giữa
quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất ở Việt Nam nói riêng. Hơn nữa, việc
nghiên cứu này còn có tác dụng trong việc triển khai gảng dạy các chuyên đề
Triết học Mác – Lênin hiện nay.
Do đó, nghiên cứu Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư
đến quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt
Nam hiện nay là cần thiết và cấp bách.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Hiện nay việc nghiên cứu về tác động của cách mạng công nghiệp lần
thứ tư ở Việt Nam được rất nhiều nhà nghiên cứu và các ngành khoa học quan
tâm nghiên cứu.
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (The Fourth Industrial Revolution)
là kỷ nguyên công nghiệp lớn thứ tư kể từ cuộc cách mạng công nghiệp lần
đầu tiên từ thế kỷ XVIII. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể được
mô tả như là một loạt các công nghệ mới đang kết hợp các thế giới vật lý, kỹ
thuật số và sinh học, và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế và các
ngành công nghiệp.đến tất cả các ngành kinh tế và ngành công nghiệp.
8
Klaus Schwab, nhà kinh tế học nổi tiếng thế giới, người sáng lập của
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), công bố công trình nghiên cứu công phu về
vấn đề này trong tác phẩm “The Fourth Industrial Revolution” - Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, được xuất bản đầu năm 2016, ngay trước thời
điểm Diễn đàn kinh tế thế giới nhóm họp vào ngày 20/01/2016 bàn về chủ đề
“Làm chủ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Theo Klaus Schwab,
nhân loại đang đứng trước một cuộc cách mạng có thể làm thay đổi cơ bản
cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau. Cuộc cách mạng này là
cuộc cách mạng có sự kết hợp của công nghệ trong lĩnh vực vật lý, số hóa và
sinh học, đang tạo ra những khả năng hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc
đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới. Ông cũng cho rằng
với tốc độ, quy mô và tác động của những thành tố công nghệ mới, “một cuộc
cách mạng không giống như bất kỳ điều gì mà nhân loại đã trải qua” đang
diễn ra mạnh mẽ. Klaus Schwab tin rằng, cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư này nằm trong sự kiểm soát của tất cả các quốc gia nếu như chúng ta
biết hợp tác trên quy mô toàn cầu. Cuốn sách này được kết cấu thành 3
chương: Chương đầu tiên cung cấp một góc nhìn tổng quan về cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư; Chương thứ hai trình bày các biến đổi chính về
công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra;
Chương cuối cùng phân tích một cách chuyên sâu những tác động cũng như
các hàm ý chính sách mà cuộc cách mạng này đặt ra và từ đó tác giả đưa ra
những ý tưởng, giải pháp thiết thực, hữu hiệu để các quốc gia có thể thích ứng
và khai khác tiềm năng từ những biển đổi to lớn từ cuộc cách mạng này. Giáo
sư Klaus Schwab chỉ ra rằng, nhân loại đang đứng trước một cuộc cách mạng
có thể làm thay đổi cơ bản cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau.
Cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng có sự kết hợp của công nghệ trong
lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học, đang tạo ra những khả năng hoàn toàn mới
9
và có tác động sâu sắc đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế
giới. Với tốc độ, quy mô và tác động của những thành tố công nghệ mới, “một
cuộc cách mạng không giống như bất kỳ điều gì mà nhân loại đã trải qua”
đang diễn ra mạnh mẽ. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này nằm trong
sự kiểm soát của tất cả các quốc gia nếu như chúng ta biết hợp tác trên quy
mô toàn cầu.
Tại Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2016 - Diễn đàn Davos mùa Hè lần
thứ 10 đã được khai mạc ngày 27/6/2016 tại Thiên Tân, Trung Quốc có chủ
đề "Cuộc CMCN lần thứ 4 và những tác động" có sự tham dự của khoảng
1.700 chính trị gia, doanh nhân, học giả và đại diện truyền thông đến từ hơn
90 quốc gia và khu vực. GS. Klaus Schwab, người Đức, Chủ tịch Diễn đàn
Kinh tế Thế giới Davos, khẳng định: “Chúng ta đang tiến tới một cuộc cách
mạng công nghệ, công nghiệp làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm
việc và cách thức giao tiếp. Xét về phạm vi, mức độ và tính phức tạp, sự dịch
chuyển này không giống với bất kỳ điều gì mà con người từng trải qua”.
Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây đã có một số công trình nghiên
cứu về nội dung cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) và sự tác động
của nó đến Việt Nam.
Cuốn sách Cách mạng công nghiệp lần thứ tư – thời cơ và thách thức
đối với Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị, 2017. Cuốn sách là kết quả của Hội
thảo khoa học do Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày
10/5/2017. Tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, để Việt Nam nhanh chóng trở
thành nước công nghiệp hiện đại, cần cải cách, hoàn chỉnh nền giáo dục, đào
tạo, xây dựng và phát triển các nguồn vốn kinh tế, vốn xã hội đã có. Trước sự
phát triển của công nghệ thông tin, việc học tập là yêu cầu đối với tất cả mọi
người để tạo ra con người hành động, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã
hội. Các nhà khoa học tập trung phân tích về một số nội dung như: Đặc điểm
10
và tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới phát triển kinh tế
- xã hội; giải pháp đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của Cuộc cánh mạng vào
phát triển nông nghiệp ở Việt Nam; vấn đề phát triển các yếu tố của lực lượng
sản xuất, việc điều hành của Chính phủ trong bối cảnh Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư v.v… Các ý kiến đều khẳng định, cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư có thể mở ra những cơ hội, thời cơ thuận lợi cho sự phát
triển của Việt Nam, nhưng cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức rất lớn.
Cục Thông tin KH&CN Quốc gia biên soạn Tổng luận “Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4”. Trong cuốn sách này đã cho người đọc cái nhìn
toàn diện về Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, từ quá trình định hình,
khái niệm, các động lực của cuộc cách mạng, những thách thức và cơ hội, tới
những tác động của nó đối với chính phủ, doanh nghiệp, người dân, cũng như
chiến lược và chính sách của một số nước trước cuộc cách mạng này.
Công trình khoa học “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư – Cuộc cách
mạng của sự hội tụ và tiết kiệm” xuất bản năm 2018, của TSKH. Phan Xuân
Dũng, một trong những nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách đầu
ngành của Việt Nam đã chỉ ra rằng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4
xuất hiện đã và đang tạo ra những bước ngoặt phát triển cho các cá nhân,
doanh nghiệp và các quốc gia trên thế giới. Làn sóng Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo công chúng. Công trình
khoa học này truyền tải cho chúng ta câu chuyện về cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư hàm chứa sự thay đổi lớn lao, toàn diện, không chỉ về khoa
học và công nghệ mà còn cả kinh tế, văn hóa và xã hội. Công trình khoa học
này là nguồn động lực thúc đẩy tư tưởng đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và hội
nhập mạnh mẽ trong giới trẻ Việt Nam hiện nay, những con người sẽ chiếm
lĩnh cơ hội mới, rút ngắn khoảng cách và bắt kịp các quốc gia phát triển khác
11
về trình độ công nghệ, về khoa học kỹ thuật, nâng cao vị thế quốc gia, đưa
Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
Đúng như tên gọi của công trình Cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề
đặt ra cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam,
PGS,TS. Trần Thị Vân Hoa đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất về lịch sử
ra đời của các cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cách mạng công
nghiệp 4.0; các xu hướng công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0; những
tác động và chính sách ứng phó với cách mạng công nghiệp 4.0; những cơ
hội, thách thức và yêu cầu đặt ra của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Từ những phân tích về tác động của cách
mạng công nghiệp 4.0 tác giả nêu lên một số giải pháp xây dựng và phát triển
năng lực ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nghiên cứu về cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn nhiều công trình
đăng tải trên các báo và tạp chí khoa học quốc tế và trong nước. Song, các
công trình đó chủ yếu mới tiếp cận từ góc độ lịch sử, kinh tế, xã hội học…
Chưa có công trình nào tiếp cận từ khía cạnh triết học để đi sâu trong việc chỉ
ra sự tác động của nó tới quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận giải có tình dự báo những biến đổi trong mối quan hệ biện chứng
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được gây ra bởi cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư; góp phần nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy
triết học Mác – Lênin ở Việt Nam hiện nay
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
12
- Một là, luận giải về vai trò của cách mạng công nghiệp lần thứ tư
trong quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
- Hai là, phân tích thực trạng lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất ở
Việt Nam và chỉ ra xu hướng biến đổi của lực lượng sản xuất, quan hệ sản
xuất trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Ba là, đề xuất những khuyến nghị nhằm khai thác có hiệu quả những
tác động tích cực và kiềm chế, giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4..1. Đối tượng nghiên cứu:
Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ biện
chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam.
4..2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu sự tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đến quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất ở Việt Nam hiện nay (2012 - 2020).
5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng thể hiện trong các nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể.
Nghiên cứu đề tài dựa trên chủ nghĩa duy vật lịch sử, cụ thể là lý luận Hình
thái kinh tế - xã hội khi phân tích quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất; cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng; tồn tại xã hội và
ý thức xã hội...
5.2. Phương pháp nghiên cứu
13
Cùng với phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, đề tài còn sử dụng kết hợp các phương pháp khoa học
khác, như phân tích văn bản, kết hợp phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgic,
so sánh chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, hệ thống hóa,
… nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài nêu ra.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài góp phần làm rõ các nội dung ảnh hưởng của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất ở Việt Nam.
Đề tài dự báo đề xuất những khuyến nghị nhằm khai thác có hiệu quả
những tác động tích cực và kiềm chế, giảm thiểu những tác động tiêu cực của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quan hệ biện chứng giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam.
BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ
CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
ThS. Nguyễn Thanh Bình
1. Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0
14
Thuật ngữ Công nghiệp 4.0 lần đầu tiên được sử dụng tại Hội chợ
Hanover, Đức, năm 2011, và tiếp đó, vào năm 2013, Chính phủ Đức đã chính
thức xây dựng các kế hoạch và chiến lược hiện thực hóa cách mạng công
nghiệp 4.0 với tư cách là một trong 10 dự án tương lai (Future Projects) nhằm
đưa quốc gia này trở thành vừa là nhà cung cấp và là thị trường công nghiệp
hàng đầu.
Trước tiên, tiếp cận từ khái niệm, một trong những câu hỏi lớn được đặt
ra là: Tại sao nó là Công nghiệp 4.0? Điều đó có nghĩa là gì? Đằng sau khái
niệm này, rõ ràng, là việc chia lịch sử ngành công nghiệp ra thành 4 giai đoạn
khác nhau. Vậy vấn đề đặt ra là trước đó, các cuộc cách mạng 1.0, 2.0 và 3.0
bắt đầu từ thời gian nào, có đặc điểm ra sao.
Những "phiên bản cách mạng" này thực sự chiếm chỗ trong không gian
và trải ra trong một khoảng thời gian của một chuỗi các cuộc Cách mạng công
nghiệp. Bắt đầu từ 1.0, đây là cuộc cách mạng công nghiệp cổ điển được đề
cập tới trong các cuốn sách giáo khoa. Nó là sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất
xảy ra từ những năm 1760 đến những năm 1840. Giai đoạn chuyển đổi này
bao gồm việc sử dụng hơi nước và động cơ cho các mục đích sản xuất. Nhờ
vậy sức mạnh cơ bắp trong sản xuất được thay thế bằng máy móc cơ khí.
Cuộc cách mạng thứ hai được biết đến như là việc điện năng được sử dụng
trong sản xuất và hình thành các dây chuyền lắp ráp hàng loạt. Cuộc cách
mạng này còn đi cùng với một nhóm các phát minh về động cơ đốt trong, máy
bay và điện ảnh. Bởi vậy, nó còn được gọi là Cách mạng công nghệ. Cách
mạng công nghiệp 2.0 diễn ra từ năm 1870 đến năm 1914. Cách mạng công
nghiệp 3.0 bao gồm việc sử dụng máy tính và các dây chuyền tự động hóa
trong lực lượng sản xuất. Cuộc cách mạng này dựa trên nền tảng của công
nghệ số, máy tính cá nhân cùng với sự phát triển của Internet và được khởi
đầu từ những năm 1960. Cuối cùng là công nghiệp 4.0 diễn ra như một cuộc
15
cách mạng trong giao tiếp giữa con người và máy móc. Công nghiệp 4.0 là
viễn cảnh của sự gia tăng số hóa trong quá trình sản xuất.
Bản chất của Cách mạng công nghiệp 4.0 là khả năng máy móc giao
tiếp với con người thông qua kết nối internet hoặc bằng các phương tiện khác.
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ được tạo ra bởi làn sóng đổi mới trong các lĩnh
vực như ôtô không người lái, robot thông minh, vật liệu nhẹ hơn và bền chắc
hơn, và các quy trình sản xuất được thiết lập trên nền tảng của công nghệ in
3D. Công nghiệp 4.0 là thành quả của việc số hóa liên tục, trong đó tất cả mọi
thứ trong chuỗi tạo giá trị được nối mạng và tất cả các thông tin liên quan có
thể được trao đổi trực tiếp và độc lập giữa các liên kết chuỗi riêng lẻ. Nói
cách khác, công nghiệp 4.0 là việc áp dụng trí tuệ nhân tạo, sự kết nối và tin
học hóa rộng rãi hơn trong quá trình sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư có thể được tóm tắt như là một sự mở rộng khả năng kết nối máy
móc với các máy khác và cuối cùng kết nối với người tiêu dùng một nơi nào
đó để tổ chức sản xuất một cách thông minh.
Bởi vậy, khái niệm Công nghiệp 4.0 có thể được mô tả như là một thuật
ngữ bao trùm, đề cập đến một loạt các khái niệm hiện thời và động chạm tới
một số ngành trong lĩnh vực công nghiệp. Các động lực chính cho cuộc cách
mạng công nghiệp thứ tư này có thể được chia thành hai khía cạnh. Đầu tiên
là sự kết hợp của những sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện đại
ngày nay, bao gồm Kết nối vạn vật (Internet of Things - IOT), Kết nối dịch vụ
(Internet of Services - IoS), các vật thể thông minh của các Hệ thống thực tế
ảo (Cyber-Physical Systems - CPS) và dữ liệu lớn (Big data) 1. Các công nghệ
như vậy có thể dẫn đến một sự chuyển đổi mô thức trong sản xuất công
nghiệp, và điều này có thể được mô tả như một sự thúc đẩy của công nghệ.
1
Lasi, H., Fettke, P., Kemper, H.-G., Feld, T., and Hoffmann, M. (2014). Industry 4.0. Business &
Information
Systems Engineering, 6(4).
16
Khía cạnh thứ hai là nhu cầu của các công ty sản xuất, đặc biệt là ở các nước
có mức chi phí cao, làm cho mình không lệ thuộc vào chi phí nhân công cao
bằng cách khai thác công nghệ mới. Các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm những
cách thức mới để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của họ, và thậm chí cả
các mô hình kinh doanh mới sẽ nổi lên 1. Hermann và các cộng sự đã đưa ra
định nghĩa về công nghiệp 4.0 như sau:
“Công nghiệp 4.0 là một thuật ngữ chung cho các công nghệ và các
khái niệm về tổ chức chuỗi giá trị. Trong các nhà máy thông minh có cấu trúc
mô-đun của công nghiệp 4.0, các hệ thống thực tế ảo (CPS) giám sát các quy
trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý và đưa ra các quyết định
phân quyền. Thông qua Kết nối vạn vật (IoT), CPS giao tiếp và hợp tác với
nhau và với con người trong thời gian thực. Thông qua Kết nối dịch vụ (IoS),
cả các dịch vụ nội bộ và giữa các tổ chức đều được cung cấp và sử dụng bởi
những người tham gia vào chuỗi giá trị.”2
Hiện chúng ta đang đứng trên đường biên của cuộc cách mạng công
nghiệp sẽ làm thay đổi về cơ bản cách chúng ta sống, làm việc, và liên hệ với
nhau. Về quy mô, phạm vi và sự phức tạp, sự thay đổi của nó sẽ không giống
với bất kỳ những gì mà loài người đã từng trải qua trước đây.
2. Các yếu tố cấu thành của công nghiệp 4.0
Kagermann cùng các cộng sự3 và Hermann cùng các cộng sự4 đã xác
định ba thành phần của Công nghiệp 4.0. Chúng bao gồm những Hệ thống
thực tế ảo (Cyber Physical Systems - CPS), Kết nối vạn vật (Internet of
1
Kagermann, H., Helbig, J., Hellinger, A., and Wahlster, W. (2013). Recommendations for Implementing the
strategic initiative INDUSTRIE 4.0: securing the future of German manufacturing industry; final report of
the Industrie 4.0 working group. Forschungsunion.
2
Hermann, M., Pentek, T., and Otto, B. (2016). Design principles for industrie 4.0 scenarios, in 49th Hawaii
International Conference on System Sciences (HICSS) IEEE. p. 3928-3937.
3
Kagermann et al. (sđd).
4
Hermann et al. (sđd).
17
Things - IoT) và Nhà máy thông minh (Smart Factory). Chúng sẽ được mô tả
như sau.
2.1. Các hệ thống thực tế ảo (CPS)
Cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư được xây dựng dựa trên việc thực
hiện các hệ thống thực tế ảo (CPS), có tính năng tích hợp dựa trên kết nối đầu
cuối công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) 1. Lee mô tả CPS là sự tích
hợp của sự tính toán và các quá trình vật lý, gắn với các máy tính và mạng
lưới giám sát và kiểm soát các quá trình vật lý 2. Nó có thể được coi là sự hợp
nhất giữa thế giới vật lý và kỹ thuật số 3. Trong bối cảnh sản xuất, CPS bao
gồm các máy thông minh và các cơ sở sản xuất có khả năng tự động trao đổi
thông tin, kích hoạt các hành động và kiểm soát nhau một cách độc lập 4. Lee
và cộng sự mô tả hai thành phần chức năng chính của một hệ thống CPS bao
gồm:
- Khả năng kết nối nâng cao đảm bảo việc thu thập dữ liệu trong thời
gian thực từ thế giới thực và thông tin từ không gian mạng.
- Quản lý dữ liệu thông minh, phân tích và khả năng tính toán xây dựng
không gian mạng5.
Hermann cùng cộng sự xác định ba giai đoạn đặc trưng trong sự phát
triển của CPS, được liệt kê dưới đây:
- Công nghệ nhận dạng (chẳng hạn như: Công nghệ nhận dạng đối
tượng bằng sóng vô tuyến - Radio Frequency Identification - RFID);
- Cảm biến và bộ truyền động với một phạm vi chức năng giới hạn;
1
Kagermann et al. (sđd).
Lee, E.A. (2008). Cyber physical systems: Design challenges, in 11th IEEE International Symposium on
Object Oriented Real-Time Distributed Computing (ISORC), 2008. IEEE. p. 363-369.
3
Lasi et al. (sđd).
4
Kagermann et al. (sđd).
5
Lee, J., Bagheri, B., and Kao, H.-A. (2015). A cyber-physical systems architecture for industry 4.0-based
manufacturing systems. Manufacturing Letters, 3: p. 18-23.
2
18
- Cảm biến phức hợp và bộ truyền động, lưu trữ và phân tích dữ liệu và
khả năng tương thích mạng1.
2.2. Kết nối vạn vật (IoT)
Theo Kagermann và cộng sự, Kết nối vạn vật (IOT) và Kết nối dịch vụ
(IoS) đang thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư như là "Sự kết nối
vạn vật và dịch vụ có thể tạo ra các mạng lưới kết hợp toàn bộ quá trình sản
xuất nhờ vậy chuyển đổi các nhà máy thành môi trường thông minh” 2. Điều
lưu ý là, thuật ngữ Kết nối vạn vật đôi khi được sử dụng ám chỉ cho cuộc cách
mạng công nghiệp thứ tư. Tuy nhiên, kết nối vạn vật chỉ được xem là một
trong những thành phần chính của công nghiệp 4.0, như được xác định bởi
Hermann và cộng sự3. Bằng việc giới thiệu giao thức mạng toàn cầu IPv6,
hiện tại có đủ địa chỉ có sẵn để xác định duy nhất, tài nguyên mạng, thông tin,
vật thể và con người, đang tạo ra IoT và IoS4.
Hermann và cộng sự định nghĩa IOT là một mạng trong đó CPS hợp tác
với nhau thông qua các lược đồ địa chỉ duy nhất5. Slack và cộng sự mô tả nó
như là một sự kết hợp của chip RFID, cảm biến và giao thức mạng toàn cầu
cho phép kết nối vị trí và trạng thái thực của các vật thể 6. Vì "vạn vật" và "vật
thể" có thể được hiểu là CPS, IoT và CPS là các thành phần được liên kết chặt
chẽ của công nghiệp 4.07. Công nghệ mạng toàn cầu trong tương lai sẽ nâng
cao hiệu suất của các hệ thống thực tế ảo (CPS). Khả năng đưa ra một định
danh duy nhất cho mọi đối tượng vật lý (vật thể thực) sẽ cho phép các vật thể
1
Hermann et al. (sđd).
Kagermann et al. (sđd).
3
Hermann et al. (sđd).
4
Kagermann et al. (sđd).
5
Hermann et al. (sđd).
6
Slack, N., Chambers, S., and Johnston, R. (2010). Operations management. Pearson Education.
7
Hermann et al. (sđd).
2
19
được nối mạng trong IoT và được theo dõi, điều này làm cho vật thể trở thành
một vật mang thông tin1.
Slack và cộng sự tiếp tục xây dựng thêm ý nghĩa của IoT về quản lý các
hoạt động. IoT sẽ cho phép liên kết và kết nối dữ liệu từ các sản phẩm, thiết bị
và môi trường, tăng cường thông tin và cho phép phân tích phức tạp hơn. Cụ
thể, Slack và cộng sự xác định các tri thức về nơi mọi thứ đang diễn ra, những
gì đang xảy ra và phải làm gì trong bối cảnh quản lý các hoạt động, vì những
tri thức đó có thể cung cấp hỗ trợ việc ra quyết định một cách hữu ích. IoT sẽ
cho phép thu thập những tri thức này. Hơn nữa, Slack cộng sự nhấn mạnh
rằng IoT sẽ tăng cường giám sát và thu thập dữ liệu, cải thiện kiểm soát quá
trình đáng kể trong một cơ sở sản xuất2.
2.3. Nhà máy thông minh (Smart factory)
Nhà máy thông minh là thành phần thứ ba của công nghiệp 4.0, như
được mô tả bởi Hermann và cộng sự, đây là một nhà máy nơi mà CPS giao
tiếp với nhau qua IoT, hỗ trợ con người và máy móc trong thực hiện nhiệm
vụ3. Nó cho phép thu thập, phân phối và truy cập thông tin liên quan đến sản
xuất trong thời gian thực4. Radziwon và cộng sự đưa ra định nghĩa toàn diện
hơn về thuật ngữ này: “Nhà máy thông minh là một giải pháp sản xuất cung
cấp các quy trình sản xuất linh hoạt và thích ứng để giải quyết các vấn đề phát
sinh trên một cơ sở sản xuất với các khung điều kiện thay đổi nhanh và năng
động trong một thế giới độ phức tạp ngày càng tăng. Giải pháp đặc biệt này,
một mặt, có thể liên quan đến tự động hóa, được hiểu là sự kết hợp giữa phần
1
Anderl, R. (2014). Industrie 4.0-advanced engineering of smart products and smart production, in 19th
International Seminar on High Technology, Technological Innovations in the Product Development,
Piracicaba, Brazil.
2
Slack et al. (sđd)
3
Hermann et al. (sđd).
4
Lucke, D., Constantinescu, C., and Westkämper, E. (2008). Smart factory-a step towards the next
generation
of manufacturing, in Manufacturing systems and technologies for the new frontier. The 41st CIRP
Conference
on Manufacturing Systems. Springer: Tokyo, Japan. p. 115-118.
20
mềm, phần cứng và/hoặc cơ khí, điều này sẽ dẫn đến tối ưu hóa sản xuất, do
đó sẽ giảm lao động không cần thiết và sự lãng phí tài nguyên. Mặt khác, nó
có thể được hình dung ra trong viễn cảnh của sự hợp tác giữa các đối tác công
nghiệp và phi công nghiệp khác nhau, nơi sự thông minh đến từ việc hình
thành một tổ chức năng động.”1 Định nghĩa cuối cùng này mang lại cái nhìn
khái quát hơn về khái niệm nhà máy thông minh, nơi mà từ “thông minh” mô
tả các đối tượng được tăng cường bởi các tính năng bổ sung làm tăng khả
năng của nó. Mặc dù định nghĩa không đề cập trực tiếp tới IoT hoặc CPS,
nhưng các từ "phần mềm", "phần cứng" và "cơ khí" được đưa vào, làm cho no
có liên quan đến các thành phần khác của công nghiệp 4.0 được mô tả ở trên.
“Nhà máy kỹ thuật số” (Digital factory) cũng được sử dụng khi mô tả
khái niệm nhà máy thông minh liên quan đến Công nghiệp 4.0. Yoon và cộng
sự sử dụng thuật ngữ "Nhà máy thông minh" thay thế cho "Nhà máy phổ
biến" và xác định nó là "một hệ thống nhà máy sản xuất tự động và bền vững
bằng cách thu thập, trao đổi và sử dụng thông tin một cách minh bạch ở mọi
nơi, mọi lúc với mạng lưới tương tác giữa con người, máy móc, vật liệu và
các hệ thống, dựa trên công nghệ sản xuất phổ biến” 2. "Nhà máy thông minh"
do đó có thể được coi là một khái niệm trong phạm vi của Công nghiệp 4.0.
Dựa trên các mô tả và định nghĩa trước, người ta có thể nói rằng Nhà máy
thông minh là một nhà máy nơi các thành phần khác của công nghiệp 4.0
được kết hợp và đặt vào bối cảnh sản xuất.
3. Vai trò của Cách mạng công nghiệp 4.0
Bản chất cốt lõi của các cuộc cách mạng là tạo ra những sự thay đổi có
tính đột phá về chất – những sự phá hủy sáng tạo (destructive innovations).
1
Radziwon, A., Bilberg, A., Bogers, M., and Madsen, E.S. (2014). The smart factory: exploring adaptive
and
flexible manufacturing solutions. Procedia Engineering, 69: p. 1184-1190.
2
Yoon, J.-S., Shin, S.-J., and Suh, S.-H. (2012). A conceptual framework for the ubiquitous factory.
International Journal of Production Research, 50(8): p. 2174-2189.
21
Cũng giống như cách cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra trước đây, cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tạo ra những sự thay đổi lớn lao trước
hết về mặt công nghệ, do đó, dẫn đến những sự thay đổi trong sản xuất và đời
sống xã hội. Vì đây là một viễn cảnh trong tương lai hơn là một hiện thực
hiện hữu, do đó, các nhà nghiên cứu đã dự báo nhiều kịch bản thay đổi khác
nhau trong sản xuất và xã hội mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
mang lại. Bài viết này sẽ khái quát 5 xu hướng nổi trội sau:
3.1. Giảm bớt thách thức hiện tại cho các nhà sản xuất
Trong một thế giới biến động thị trường ngày càng tăng, chu kỳ sản
phẩm ngắn hơn, độ phức tạp của sản phẩm cao hơn và các chuỗi cung ứng
toàn cầu, các công ty đang tìm cách trở nên linh hoạt hơn và đáp ứng được
các xu hướng kinh doanh. Tầm nhìn công nghiệp 4.0 đưa ra các khuyến nghị
về cách thức các công ty có thể giảm bớt những thách thức này: Việc số hoá
toàn bộ vòng đời sản phẩm sẽ cho phép các công ty sử dụng dữ liệu từ sản
xuất, dịch vụ và truyền thông xã hội để tiến hành những sự cải tiến sản phẩm
nhanh hơn. Các mặt hàng thông minh sẽ mang lại sự tích hợp mạnh mẽ hơn
giữa nghiên cứu và triển khai, giữa lãnh đạo và thực hiện và do đó làm cho
quá trình sản xuất thông minh hơn và linh hoạt hơn. Với những công nghệ
này, các công ty có thể phản ứng nhanh hơn đối với những sự thay đổi về nhu
cầu và triển khai những định dạng mới dễ dàng hơn hoặc thậm chí lên kế
hoạch sản xuất nhanh hơn nhiều.
3.2. Dẫn đến một nền kinh tế đổi mới
Các chuỗi kỹ thuật số sẽ không chỉ cải thiện hiệu quả mà còn tăng tốc
các đổi mới khi các mô hình kinh doanh mới có thể được triển khai nhanh hơn
nhiều. Dưới đây là hai kịch bản về cách thức Công nghiệp 4.0 làm tăng tốc
các đổi mới: (i). Các nhà sản xuất có thể tạo ra doanh nghiệp mới bằng cách
chia sẻ thiết bị hoặc bán các năng lực mà họ không cần trên thị trường. (ii).
22
Nhờ cảm biến và kết nối, các sản phẩm sẽ được làm giàu bởi các dịch vụ
(chẳng hạn như bảo trì dự báo) hoặc thậm chí chuyển thành dịch vụ. Ví dụ
một nhà sản xuất động cơ có thể không bán động cơ nữa trong tương lai
nhưng cung cấp chúng như một dịch vụ cho khách hàng. Sau đó, ông ta sẽ chỉ
tính phí theo công suất của các động cơ mà khách hàng sử dụng.
3.3. Đặt người tiêu dùng vào trung tâm của tất cả các hoạt động
Người tiêu dùng ngày nay yêu cầu các sản phẩm và dịch vụ phải được
sản xuất có tính riêng biệt (Sản xuất cho tôi - “Made-for-Me”). Các hàng hóa,
máy móc và sản phẩm thông minh sẽ cho phép các nhà sản xuất giảm kích
thước lô hàng và sản xuất các sản phẩm tùy chỉnh mà không phải trả thêm chi
phí. Việc số hóa sẽ dẫn đến việc tìm nguồn cung ứng từ đám đông
(crowdsourcing) dễ dàng hơn, điều này sẽ dẫn đến một quy trình thiết kế
nhanh hơn.
3.4. Đặt con người vào trung tâm của quá trình sản xuất
Khi máy móc ngày càng trở nên thông minh hơn, công việc trong dây
chuyền sản xuất sẽ được làm giàu và nhân bản hóa. Thao tác thủ công đơn
giản sẽ biến mất. Công nhân sẽ trở thành điều phối viên đảm bảo sản xuất
trơn tru và chỉ can thiệp khi một máy móc yêu cầu phải hành động. Tính linh
hoạt sẽ là yếu tố thành công quan trọng. Người lao động sẽ được chỉ định nơi
cần trợ giúp. Điều này sẽ đặt nhu cầu cao hơn về mặt quản lý sự phức tạp, giải
quyết vấn đề và tự tổ chức, nhưng cũng cho phép lực lượng lao động trở nên
linh hoạt hơn. Các ca làm việc cố định mỗi ngày sẽ được bổ sung bằng năng
lực lập kế hoạch năng động và tự tổ chức để xem xét các ưu tiên của nhân
viên. Điều này sẽ cải thiện sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc của tất cả
nhân viên; đồng thời cho phép thời gian phản ứng ngắn hơn đối với một tình
huống thay đổi trật tự.
3.5. Cho phép sự thịnh vượng bền vững
23
Các mô hình công nghiệp hóa cũ đã kết thúc vai trò lịch sử của mình.
Các nền kinh tế và xã hội ngày càng nhận ra những rủi ro của toàn cầu hóa,
mất việc làm và thiếu hụt tài nguyên. Tạo ra lợi nhuận và thực hiện tăng
trưởng phải được đặt trong một viễn cảnh dài hạn hơn, ví dụ phải tìm ra cách
để đối phó với những hạn chế về năng lượng, tài nguyên, môi trường và các
tác động tiêu cực về kinh tế và xã hội. Công nghiệp 4.0 có thể giúp tìm ra giải
pháp cho những thách thức này. Nếu nó thông minh và sáng tạo, qúa trình sản
xuất có thể giảm tiêu thụ năng lượng, giúp các công ty duy trì hoạt động kinh
doanh với các mô hình kinh doanh hiện có và mới; đến gần với thị trường và
người tiêu dùng hơn qua việc sử dụng công nghệ mới để sản xuất trên toàn
thế giới (ngay cả ở các địa điểm có chi phí cao)./.
Tài liệu tham khảo
Anderl, R. (2014). Industrie 4.0-advanced engineering of smart products and
smart production, in 19th International Seminar on High Technology,
Technological Innovations in the Product Development, Piracicaba, Brazil.
Hermann, M., Pentek, T., and Otto, B. (2016). Design principles for industrie
4.0 scenarios, in 49th Hawaii International Conference on System Sciences
(HICSS) IEEE. p. 3928-3937.
Kagermann, H., Helbig, J., Hellinger, A., and Wahlster, W. (2013).
Recommendations for Implementing the strategic initiative INDUSTRIE 4.0:
securing the future of German manufacturing industry; final report of the
Industrie 4.0 working group. Forschungsunion.
Lasi, H., Fettke, P., Kemper, H.-G., Feld, T., and Hoffmann, M. (2014).
Industry 4.0. Business & Information Systems Engineering, 6(4).
Lee, E.A. (2008). Cyber physical systems: Design challenges, in 11th IEEE
International Symposium on Object Oriented Real-Time Distributed
Computing (ISORC), 2008. IEEE. p. 363-369.
Lee, J., Bagheri, B., and Kao, H.-A. (2015). A cyber-physical systems
architecture for industry 4.0-based manufacturing systems. Manufacturing
Letters, 3: p. 18-23.
Lucke, D., Constantinescu, C., and Westkämper, E. (2008). Smart factory-a
step towards the next generation of manufacturing, in Manufacturing systems
24
and technologies for the new frontier. The 41st CIRP Conference on
Manufacturing Systems. Springer: Tokyo, Japan. p. 115-118.
Radziwon, A., Bilberg, A., Bogers, M., and Madsen, E.S. (2014). The smart
factory: exploring adaptive and flexible manufacturing solutions. Procedia
Engineering, 69: p. 1184-1190.
Slack, N., Chambers, S., and Johnston, R. (2010). Operations management.
Pearson Education.
Yoon, J.-S., Shin, S.-J., and Suh, S.-H. (2012). A conceptual framework for
the ubiquitous factory. International Journal of Production Research, 50(8): p.
2174-2189.
KHẢI NIỆM, NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA CUỘC
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (4.0)