Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ CÁC ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH ĐỐI VỚI HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 18 trang )

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0 VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VÀ CÁC ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH ĐỐI VỚI HẢI PHÒNG
TS. Lê Xuân Sang
Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
Email:
1. Lời mở đầu
Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng đang trong quá trình cải cách,
phát triển và tái cơ cấu, dưới những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng
với quá trình tự do hóa kinh tế (thương mại, đầu tư, tài chính), Cách mạng Công
nghiệp lần thứ 4 (CMCN4), vốn đang diễn ra với gia tốc ngày càng cao, có tác
động sâu rộng đến kinh tế, xã hội và từng cá nhân; do đó, đang và sẽ tạo ra những
cơ hội không dễ năm bắt và và thách thức không dễ giải quyết đối với quản lý nhà
nước trong thế kỷ thứ 21, nhất là đối với nước đang phát triển ở trình độ thấp và
đang chuyển đổi như Việt Nam.
Bài viết này phân tích, giới thiệu những vấn đề về tác động của CMCN4,
cùng với quá trình tự do hóa kinh tế đối với quản lý nhà nước, cung cấp những
kinh nghiệm, vấn đề cần giải quyết từ kinh nghiệm của một số nước (Phần 2). Phần
này giới thiếu các vấn đề thực tiễn trong QLNN đối với nhận dạng các tác động đối
với lao động tay nghề thấp và trung bình, ứng phó với tác động của CMCN.4
(trương hợp Grab và Uber) và Sử dụng thành quả của CMCN 4.0 trong quản lý nhà
nước, hành chính công. Phần kế tiếp đánh giá khái lược thực trạng phát triển khoa
học - công nghệ và các nền tảng phát triển khác ở Việt Nam và Hải Phòng; qua đó,
Phần cuối đưa ra các định hướng chính sách chủ yếu đối với Hải Phòng.
2. Các vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý Nhà nước dưới tác động
của CMCN 4.0 và tự do hóa thương mại
Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN4) hiện đang diễn ra với gia
tốc ngày càng cao, có tác động sâu rộng đến kinh tế, xã hội và từng cá nhân; do đó,
đang và sẽ tạo ra những cơ hội không dễ năm bắt và và thách thức không dễ giải
quyết đối với quản lý nhà nước trong thế kỷ thứ 21, nhất là đối với nước đang phát
triển ở trình độ thấp và đang chuyển đổi như Việt Nam.




Đến nay, chưa thể đánh giá đầy đủ những thay đổi sẽ diễn ra và khó có ai
khẳng dịnh chắc chắn những gì sẽ xảy ra. Ngay cả những nước có nền công nghệ
tiên tiến và có những bước tiến dài về phát triển công nghệ đã xây dựng chương
trình hành động cụ thể để thực hiện CMCN 4.0 như Mỹ, Đức, Nhật, Hàn Quốc,
Trung Quốc cũng thừa nhận đang phải đối mặt với nhiều loại hình thách thức nhiều
mặt.
Sự phát triển nhanh chóng, khó lường của công nghệ trong bối cảnh mới đặt
ra vai trò, nhiệm vụ cao hơn, tinh xảo hơn để xây dựng khung pháp lý đón bắt cơ
hội và giảm thiểu tác động tiêu cực. Các lĩnh vực cốt yếu sau Nhà nước cần phải
đóng vai trò chủ động, dẫn dắt trong dự báo, chủ động ứng phó hữu hiệu.

2.1. Nhận dạng các tác động đối với lao động tay nghề thấp và trung bình
Hiện nay, có 2 xu thế chủ đạo về tác động của người máy và trí tuệ nhân tạo
đối với lao động tay nghề thấp và trung bình. Hầu hết các ý kiên cho rằng,
CMCN4, thông qua người máy sẽ đe dọa mất việc làm ở cấp độ khác nhau trên thế
giới (Hình 1). Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã dự báo 86% lao động trong
ngành dệt may và da giày của Việt Nam sẽ có nguy cơ mất việc.
Hình 1: Rủi ro mất việc làm bởi tự động hóa ở các nước trên thé giới

Xu hướng phát triển người máy tại các nước phát triển, nhất là những nước
ký kết FTA bậc cao với Việt Nam. Tại Liên minh châu Âu, số người máy đã tăng
hơn 2 lần trong giai đoạn 2010-2015, rieng giai đoạn 2017-19 dự kiến tăng trung
bình 13%/năm. 2/3 nước EU có mức robot/vạn LĐ trên mức trung bình thế giới.
Công nghiệp robot và trí tuệ nhân tạo (AI) đe dọa lao động tay nghề thấp và trung
bình tại các nước thu nhập thấp và trung bình kể cả việc DN FDI rút Robot về
nước lẫn việc đặt Robot ở tại thị trường đầu tư (để né xuất xứ CO) cũng như né
pháp lý điều chỉnh hoạt động người máy (hiện đang soạn thảo).



Hình 2: Eu: Số lượng robot/1 vạn lao động trong ngành công nghiệp chế biến (CNCB)

Nguồn: World Robotics Report 2016

Tuy nhiên, không nên quá lâu ngại (nhất là trong ngành dệt may) về vấn đề
mất việc làm nhanh chóng. Vấn đề cơ bản là giá thành Robot và tính hữu dụng/lĩnh
vực hoạt động của Robot so với con người như thê nào. Bên cạnh đó, công việc
dịch vụ đòi hỏi đam mê, đòi hỏi tình cảm do đó, trong một số trường hợp, người
máy + AI khó có thể làm tốt hơn và rẻ hơn so với con người. Cho đến nay vẫn
chưa thực sự ngã ngũ người máy là “vị cứu tinh hay ác quỷ” đối với người lao
động, cũng như có nên đánh thuế người máy hay không (EU đã từ chối); cũng
chưa xuất hiện làn sóng rút ồ ạt đầu tư nước ngoài về các nước phát triển như một
số dự đoán, có thể sẽ có những quyết định riêng lẻ trong tương lai.
Ngoài ra có lập luận cho rằng, việc mất việc còn đã được đặt ra trong các
cuộc cách mạng trước song thực tế không quá lo ngại như từng có.
Trong bối cảnh nguy cơ mất việc làm, áp lực nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực là rất lớn, đòi hỏi Nhà nước phải có chiến lược căn cơ, tâm nhìn dài hạn.
Nhà nước phải thuyết phục, tạo điều kiện, khuyến khích người lao động từ thành
thị đến nông thôn học tập suốt đời, sẵn sàng học một nghề mới, hợp tác với những
cộng sự đến từ nước khác. Hệ thống giáo dục sẽ phải phát triển để thực hiện nhiệm
vụ khó khăn này..Nếu không đạt được đồng thuận xã hội, tạo việc làm mới cho
những lao động mất việc vì người máy, xung đột xã hội sẽ khó tránh khỏi như đã
diễn ra việc công nhân mất việc tấn công người máy.
2.2. Ứng phó với tác động của CMCN.4: Trường hợp Grab và Uber


UBER và Grab là điển hình của tác động CMCN4 đối với nhiều quốc gia
đương đại, đã, đang và sẽ chịu khiếu kiện tại nhièu nước chủ yếu liên quan đến vấn
đề pháp lý. Nhìn chung, trong khi tại nhiều nước, loại hình dịch vụ này (nhất là

UBER) là được phép thì tại nhiều nước khác các hãng này đang bị khiếu kiện, buộc
ngững hoạt động, thậm chí ở cùng một nước (ví dụ, Hoa Kỳ, Ấn Độ) (Hình 2).
Bản chất của vấn đề sự lách luật của UBER (giữa công ty công nghệ với
dịch vụ vận chuyển), qua đó có thế mạnh cạnh tranh. Điều này vấp phải sự phản
đối từ các hãng taxi truyền thống, các cơ quan quản lý Nhà nước do có liên quan
tới các vấn đề giấy phép vận tải, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm sức khỏe cho
khách hàng và cạnh tranh, giám sát doanh thu, sự bình đẳng kinh doanh giữa các
loại hình doanh nghiệp,... dẫn đến loại hình này bị hạn chế, cấm ở nhiều nước.
Hình 2: Bản đồ hoạt động toàn cầu của UBER: Được phép và cấm

Đôi khi, UBER bị cấm một số địa phương, thời điểm do những nguyên nhân
không liên quan đến kinh tế, ví dụ do cáo buộc hiếp dâm (Ân Độ) hoặc mâu thuần
dân sự (ném trứng và bột mỳ, Bỉ), hoặc mâu thuẫn cá nhân các quan chức (Israen).

Hình 3: Các hình thức hạn chế hoạt động đối với UBER


Ngoài cách thức cấm hoàn toàn động, chính quyền địa phương tại các nước
còn sử dụng các công cụ quản lý như cấm khuyến mại (discount) (Đức và Pháp, ví
dụ, tại Pháp đối với UberPOP và UberX ), hoặc trì hoãn ban hành văn bản pháp
quy chuyên biệt cho UBER (Hàn Quốc), hoặc đơn giản là phản hồi từ các phản
ứng quá mạnh từ chính quyền các cấp (ví dụ, Panama City Beach, Florida, Mỹ).
Lưu ý là một số quốc gia cho phép, song các doanh nghiệp địa phương cạnh
tranh (có thể với sự ủng hộ của chính quyền) đã cạnh tranh đủ mạnh và mua lại,
hoặc đánh bật Uber (ví dụ, ở Nga (sáp nhập bới công ty Yandex. Taxi (công ty mẹ
là công tìm kiếm lớn nhất của Nga) và ở TQ (công ty Didi Chuxing ).
2.3. Sử dụng thành quả của CMCN 4.0 trong quản lý nhà nước hành
chính công
Cách hoạch định chính sách truyền thống trong thời đại mới sẽ chịu áp lực
thay đổi lớn do sự thay đổi nhanh, ngày càng mang tính phức tạp, đa chiều và

xuyên biên giới. Điều này đòi hỏi quản lý nhà nước phải có khung quản lý nhà
nước, hoạch định chính sách linh hoạt hơn nhiều.
Chức năng, phương pháp, hình thức hoạt động của nhà nước đã sẽ phải thay
đổi theo hướng thúc đẩy, tạo điều kiện cho sự sáng tạo và đổi mới nhanh chóng
thay vì muốn ổn định, kiểm soát xã hội theo những cách thức, tiêu chí đã lỗi thời
và thiếu hiệu quả lẫn hiệu lực.
Nhà nước trong bối cảnh mới cần nâng cao chất lượng dự báo kinh tế - xã
hội, kết hợp giữa dự báo tiến bộ KH&CN với những quyết định đầu tư kinh tế -xã
hội, khắc phục cách quyết định theo “nhóm lợi ích tiêu cực” hay mang tính tùy


hứng, quyết định tại chỗ, thiếu căn cứ khoa học và kinh tế - kỹ thuật. Cần có quy
chế nghiêm ngặt về chế độ phản biện độc lập, trách nhiệm cá nhân của người phản
biện và giám sát, tránh cách làm man tính hình thức.
Những yêu cầu đặt ra đối với Nhà nước đòi hỏi công cụ làm mới, đó đó ứng
dụng ngay chính thành tựu của CMVN4 trong hoạt động hoạch định và thực thi
chính sách. Trung Quốc đã bắt đầu ứng dụng những công cụ như big data, internet
vạn vật và trí tuệ nhân tạo trong đánh giá chính sách công và giám sát hành chính
công. Tiềm năng sử dụng các công cụ này trong phân tích, dự báo là không nhỏ.
Hy vọng rằng, CMCN 4 sẽ đẩy nhanh tiến trình cải cách nhà nước theo hướng nhà
nước kiến tạo, liêm khiết, sáng suốt, trọng dụng nhân tài và thúc đẩy KH&CN.
2.4. Sử dụng các công cụ chính sách để thúc đẩy tác động của cách mạng
vào phát triển công nghệ trong nước
Đối với những nước có những nền tảng để phát triển công nghệ thấp như
Việt Nam, dưới tác động mạnh mẽ của CMVN4, thì việc phát triển các cơ sở ươm
tạo/ vươn ươm công nghệ là rất cần thiết và là giải pháp cuối cùng. Lý do là khi
các nguồn lực (tài lực, nhân lực) và điều kiện cần cho phát triển công nghệ, đổi
mới sáng tạo và thương mại hóa sản phẩm (các liên kết, thị trường vốn và văn hóa
kinh doanh) trong nền kinh tế chưa hình thành đủ mạnh thì không thể phát triển
công nghệ thành công, nhất là công nghệ nguồn.

Do đó, việc phát triển các vườn ươm một cách chuyên nghiệp, kiên định với
tư duy không định kiến, tính tới điều kiện trong nước, địa phương là cần thiết.
Chính cá các vừờn ươm sẽ là nơi kết nối 3 nhà, cập nhật các công nghệ mới, kết
nối các nguồn lực, là nơi test hiệu quả hoạch định chính sách và nung nấu tinh thần
khởi nghiệp, phát triển thị trường vốn tốt nhất (xem thêm Hình 4).

Hình 4: Quy trình, cách thức và nội dung ươm tạo công nghệ của một cơ sở ươm tạo công
nghệ điển hình


Nguồn: Lê Xuân Sang (2015).

3. Thực trạng công nghệ, các nhân tố phát triển công nghệ của Việt
Nam và Hải Phòng và một số gợi suy chính sách
3.1. Việt Nam đang ở đâu trong các con sóng cách mạng công nghệ và
làng công nghệ thế giới
Nhìn chung, Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng thường bị lạc lối,
không dứt được đúng các con sóng cách mạng công nghệ. Do trình độ yếu kém, đi
sau nên Việt Nam luôn là người thụ hưởng? hay là “người tiêu dùng vĩ đại” thay vì
trở thành một “nhà cung ứng”. Sau khi bỏ lỡ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
hai trong thời kỳ Pháp thuộc, sang tới thời kỳ thế giới chuẩn bị cho cách mạng
công nghiệp lần thứ ba thì Việt Nam đang trong giai đoạn chiến tranh và không đủ
khả năng chuẩn bị để trở thành nhà cung ứng. Vì thế, khi Việt Nam đang nỗ lực
đổi mới kinh tế xã hội thì cách mạng công nghiệp lần thứ ba trên thế giới đã đạt tới
giai đoạn “trưởng thành”, và chúng ta buộc phải trở thành người tiêu dùng.
Đối với cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra, Việt nam có nguy
cơ lớn lại lỡ nhịp, nhận con sóng đổ vào đầu thay vì cưỡi sóng (Hình 5).

Hình 5: Vị thế Việt Nam giữa 4 con sóng cách mạng công nghiệp



Nguồn: Thu Quỳnh (2017) dựa trên Nguyễn Thế trung (2015)

Hiện dáng dấp của tác động CMCN 4 có thể thấy qua ứng dụng
UBER/Grab, cắt CNC, một số cánh tay rô bớt phẩu thuật, một số máy in 3 D nhập
khẩu (làm tượng hay hình khối 3 D), may quần áo cá nhân,… và các máy bay
không người lái. Thành tựu mà tự Việt Nam phát triển được trong in 3 D (do đại
học bách khoa thử nghiệm) là chiếc giày nhưa thô số và máy bay không người lái
(thụ hưởng nhiều từ chuyển giao công nghệ quân sự của Nga). Lưu ý là khi Dày
nhựa là sản phẩm in 3D của ViỆT Nam thì Trung Quốc đã ứng dụng in 3D trong
xây dựng nhà, Nga đã chuẩn bị cho ra in 3 D nội tạng (gan, tim).
Trình độ công nghệ thấp là hệ lụy của các yếu tố nền tảng cho phát triển
công nghệ yếu kém như nhân lực. Chất lượng vốn nhân lực (HCI) còn thấp và
chậm cải thiện. Riêng chất lượng vốn nhân lực từ 24-54 t rất thấp (70/130 nước);
tuy nhiên, số từ 15-24 của Việt Nam năm 2016 xếp hạng 31/130 nước được khảo
sát. Lao động không tay nghề có tỷ trọng cao tuy đã dần cải thiện (Hình 6).
Hình 6: Trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật Việt Nam

Nguồn: VIE (2015) và tổng hợp của tác giả


Một nguyên nhân của trình độ nhân lực, công nghệ thấp là do chất lượng các
thể chế hỗ trợ phát triển khoa học, công nghệ và cạnh tranh còn yếu kém, không có
dấu hiệu cải thiện (Bảng 1). Xuất phát điểm thấp, hệ thống giáo dục kém phát triển
là những nguyên nhân cơ bản liên quan trực tiếp tới phát triển công nghệ yếu kém
hiện nay.
Bảng 1 : Xếp hạng chất lượng thể chế hỗ trợ doanh nghiệp của Việt Nam

Nguồn: Tập hợp của Tác giả (2017),


Ngoài ra, các nhân tố hỗ trợ cạnh tranh và phát triển thị trường công nghệ và
sức cạnh tranh quốc gia yếu kém, chậm cải thiện (tuy có nhiều nỗ lực của CP mới
gần đây) cũng là các nhân tố chủ yếu, dai dẳng khiến công nghệ và đổi mới công
nghệ - đổi mới sáng tạo chậm phát triển.
Đối với Hải Phòng nói riêng:
Hải Phòng là một tỉnh phía Bắc, có Hải cảng quan trọng ở Bắc Trung Bộ.
So với các tỉnh khác, trình độ phát triển công nghệ, kinh tế xã hội vào dạng top
10-20, nhìn chung vào dạng trung bình khá. Hệ thống doanh nghiệp công nghệ,
công nghiệp chế biến cũng trong vị thế tương tự. Hệ thống đại học, trung học
chuyên nghiệp cũng chưa thực sự phát triển.


Hình 7: Các trụ cột, thể chế ảnh hưởng tới sức cạnh tranh quốc gia và phát triển công nghệ

Nguồn: WEF (2016).

Công nghệ thông tin Hải Phòng, một nền tảng trọng yếu cho phát triển kinh
tế, xã hội và công nghệ, quản lý nhà nước, cũng phát triển với mức trung bình
khá, xếp thứ 13 theo Chỉ số Sẵn sàng về công nghệ thông tin ICT Index (Bảng 2),
Các chỉ số khác liên quan đến năng lực ứng dụng CNTT, cung ứng dịch vụ và phát
triển kinh doanh cũng vào top 10 - 20 (xem Phụ lục 2 đến Phụ lục 6).
Bảng 2. Xếp hạng chung ICT Index của các tỉnh, TP, 2014-2016

Nguồn: Báo cáo ICT Index 2017.

Tuy nhiên, Hải phòng có ưu thế nhất định về hạ tầng nhân lực của các cơ
quan quản lý nhà nước (xếp thứ 5 toàn quốc).
Bảng 2. Xếp hạng hạ tầng nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước



Nguồn: Báo cáo ICT Index 2017

Các nền tảng khác cho ứng dụng, phát triển công nghệ của Hải Phòng cũng
không nổi bật. Hải phòng là 1 trong 10 địa phương có sàn giao dịch công nghệ và
thiết bị. Theo Chiến lược phát triển khoa học và Công nghệ của Hải Phòng đến
năm 2010, Hải Phòng sẽ thí điểm phát triển hệ thống ươm tạo công nghệ. Tuy
nhiên các quy định cụ thể vẫn chưa được xây dựng cụ thể.
3.2. Một số gợi ý chính sách phát triển khoa học - công nghệ đối với Hải
Phòng
Sự phát triển khoa học - công nghệ của một quốc gia tùy thuộc vào các yếu
tố quan trọng khác, từ hệ thống giáo dục, chính sách ngành, chính sách đổi mới
sáng tạo quốc gia, chính sách phát triển doanh nghiệp, phát triển thị trường vốn và
phát triển thị trường và tự do hóa kinh tế. Ngoài ra, yếu tố bản sắc văn hóa, xã hội,
và vị trí địa kinh tế cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển khoa học công
nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đối với một địa phương như Hải Phòng, dư địa tự xây dựng cho mình một
hệ thống thể chế phát triển khoa học công nghệ riêng là không nhiều, song không
hẳn là không có, thông qua hệ thống khuyến khích đổi mới sáng tạo phù hợp. Các
dư địa có thể phát triển đó là nâng cấp hệ thống giáo dục trên địa bàn và phát triển
hệ thống ươm tạo công nghệ, và hệ thống liên kết doanh nghiệp (thông qua sắp xếp
lại hệ thống khu công nghiệp, cụm công nghiệp).
Đổi mới, nâng cấp hệ thống giáo dục trên địa bàn là một trọng tâm để thu
hút, nâng cao chất lượng nhân lực. Vấn đề tự chủ, hệ thống khuyến khích, cải thiện
quản lý nội bộ hay mở thêm trường đặc thù,… có thể là những vấn đề đáng quan
tâm.


Việc phát triển cac vườn ươm công nghệ cần được nghiên cứu bài bản,
chuyên sâu, học hỏi kinh nghiệm phát triển của 12 vườn ươm toàn quốc còn tồn tại
ngày nay (xem thêm Phụ lục 1) và những thông lệ quốc tế tốt, tính đến điều kiện

Việt Nam/Hải Phòng và các tiến bộ công nghệ và xu hướng phát triển. Vấn đề
quan trọng không kém là cơ chế quản lý của Thành phố, quản trị vươn ươm, vị trí
đặt, chính sách ươm tạo và thu hút các bên có lợi ích liên quan.
Việc phát triển các cụm liên kết ngành (industrial cluster) cần gắn với thực
trạng phát triển, quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, chính sách
công nghiệp hỗ trợ và các mạng lưới trong nước, khu vực. Cơ chế chính sách tài
chính, thu hút thủ lĩnh để phát triển cũng quan trọng không kém.
Để thực hiện tốt các định hướng trên, đòi hỏi Lãnh đạo Hải Phòng, quyết
tâm thực hiện và tầm nhìn có lộ trình quy hoạch, thu hút, tính đến cục diện trong
nước và khu vực, thực trạng của các MNC và mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị hiện
hành, trong đó tính đến các cơ hội, rào cản từ hình thành Đặc Khu kinh tế Vân
Đồn cũng như các nhân tố ảnh hưởng kinh tế từ Trung Quốc. Tất nhiên, quyết tâm
chính trị cao nhất của Thành phố là xây dựng Chính quyền Thành phố kiến tạo,
phát triển trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ./.
Tài liệu tham khảo
Thu Quỳnh (2017), “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Ưu tiên cải cách thể chế và đổi
mới giáo dục”, Tạp chí Tia Sáng, số ra 04/07/2017
Martina Larkin (2017) “How Can Public Institutions Master the Fourth Industrial
Revolution?, Head of Europe and Euroasia, Executive Committee, World Economic
Forum.
World Economic Forum (2015), Global Competitiveness Report 2015, Geneva, 2015
Bộ Thông tin Truyền Thông (2017), Vietnam ICT Index 2016, Hà Nội, 2017


Phụ lục
Phụ lục 1 : Một số mô hình Vườn ươm tại Việt Nam mà Hải Phòng có
thể tham khảo
A. Cần Thơ
1. Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp công nghệ, thuộc Đại học Cần Thơ
(CTBI-CTU)

Được thành lập ngày 26/12/2012, là một tổ chức nhà nước, hoạt động phi lợi
nhuận, do trường Đại học Cần Thơ quản lý, cung cấp dịch vụ và cơ sở vật chất cần
thiết để hỗ trợ việc khởi nghiệp từ giai đoạn hình thành ý tưởng, tới phát triển sản
phẩm cho đến khi thành lập doanh nghiệp và phát triển thành doanh nghiệp (thành
công).
Trung tâm ươm tạo DNCN sẽ đóng vai trò cầu nối cho các mối liên kết giữa
doanh nghiệp và Trường Đại học – Viện nghiên cứu – các đơn vị cung cấp dịch vụ
cho doanh nghiệp và cả các cơ quan quản lý nhà nước, giúp doanh nghiệp vượt qua
những khó khăn khi nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới. Trung tâm cũng giúp
cho Trường Đại học – Viện nghiên cứu định hướng nghiên cứu ứng dụng và
thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học và tạo lập các yếu tố cho hoạt
động của thị trường công nghệ (bao gồm sản phẩm công nghệ, phía cung, phía cầu,
các phía trung gian, tư vấn, thông tin KH-CN)
2. Vườn ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc (Gọi tắt là
KVIP – Korea Viet Nam Incubator Park)
Đây là Dự án Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc
với tổng vốn đầu tư 21,13 triệu USD (trong đó Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ bằng
nguồn vốn ODA không hoàn lại là 17,7 triệu USD và nguồn vốn đối ứng của Việt
Nam là 3,4 triệu USD). Mục tiêu của Dự án là hỗ trợ nghiên cứu phát triển các
ngành có lợi thế cạnh tranh của thành phố Cần Thơ nói riêng và Đồng Bằng Sông
Cửu Long (ĐBSCL) nói chung.
Mục tiêu của KVIP:
1. Thu hút các nguồn lực khoa học công nghệ trong và nước ngoài, tạo động
lực thúc đẩy phát triển công nghệ đối với các ngành mục tiêu là chế biến nông,
thủy sản và cơ khí chế tạo máy nông nghiệp. Gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Thúc đẩy


đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ và phát
triển thị trường nhằm thương mại hóa sản phẩm sau ươm tạo.

2. Hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ góp phần quan
trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng
hoá, dịch vụ có lợi thế cạnh tranh của Cần Thơ và Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu
Long.
B. Đà Nẵng
1. Vườn ươm khởi nghiệp và sáng tạo CIT – Lotus Hub” - Trường CĐ
Công nghệ thông tin – Đại học Đà Nẵng
CIT – Lotus Hub trong khuôn khổ chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo
(IPP) – một dự án ODA đồng tài trợ bởi Chính phủ Việt Nam và Phần Lan (Quỹ
Lotus Fund) và tài trợ từ các trường cao đẳng, đại học, cộng đồng doanh nghiệp
công nghệ thông tin & truyền thông (CNTT&TT). Vườn ươm đầu tiên được quỹ
Lotus Fund đầu tư tại Việt Nam. Qũy Lotus Fund lựa chọn các dự án khả thi nhất
từ Vườn ươm để hỗ trợ kỹ thuật, tài chính để giúp các em biến các ý tưởng thành
sản phẩm có ích và thương mại hóa sản phẩm ra thị trường. “Vườn ươm khởi
nghiệp và sáng tạo CIT – Lotus Hub” hình thành nhằm ươm tạo các dự án khởi
nghiệp và sáng tạo được lựa chọn từ chương trình PISI – CIT 2015, tạo điều kiện
thuận lợi hỗ trợ cho tất cả học sinh-sinh viên và các bạn trẻ ở khu vực miền Trung
– Tây Nguyên trải nghiệm về khởi nghiệp và sáng tạo ngay khi còn ngồi trên ghế
nhà trường. .
2. Vườn ươm Doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng được thành lập với tên
gọi Công ty TNHH Đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp Đà Nẵng (DNES), vốn điều lệ
ban đầu 30 tỷ đồng, hoạt động theo mô hình công tư kết hợp với sự góp vốn từ
nguồn ngân sách nhà nước và vốn từ các tập đoàn, doanh nghiệp, doanh nhân.
Chức năng chính của Vườn ươm là thực hiện ươm tạo các ý tưởng, các đề án đáp
ứng điều kiện quy định thông qua hình thức xét tuyển, hỗ trợ mặt bằng hoạt động,
cung cấp cho các nhóm dự án thông tin về lĩnh vực chuyên môn; thực hiện tư vấn
và đào tạo các dịch vụ về khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính từ
các chuyên gia có kinh nghiệm, từ các doanh nhân đã thành đạt; thực hiện đầu tư
các dự án khởi nghiệp bao gồm dự án đầu tư ngắn hạn và dài hạn, kêu gọi liên kết
các quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào các dự án ươm

tạo có tính khả thi cao.


c) TP. Hồ Chí Minh
1. Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp công nghệ, Trường Đại học Nông
lâm TP.HCM và của thành phố Hồ Chí Minh
Được thành lập từ tháng 9/2007 với mục đích phát triển và thương mại hoá
tất cả các ý tưởng công nghệ thành tất cả các Doanh nghiệp lớn mạnh đóng góp
cho sự phát triển Kinh tế- xã hội, cũng như sự phát triển đào tạo, nghiên cứu khoa
học của trường nhà.
CTBI-NLU ươm ưu tiên tạo tất cả các doanh nghiệp công nghệ thuộc các
lĩnh vực là thế mạnh đào tạo và cứu nghiên của Trường như Nông nghiệp, Công
nghệ sinh học, Chế biến nông sản thực phẩm và Cơ khí-tự động hóa phục vụ tất cả
lĩnh vực trên.
2. Vườn Ươm Doanh Nghiệp Phần Mềm Quang Trung
Thành lập năm 2005 và đi vào hoạt động từ năm 2008 (được sự hỗ trợ của
Cộng đồng Châu Âu (EU) và Chính phủ Việt Nam), Công ty TNHH Ươm tạo
Doanh nghiệp Phần mềm Quang Trung (gọi tắt là QTSC Incubator) mang trên
mình sứ mệnh xây dựng một trung tâm ươm tạo chất lượng cao nhằm hỗ trợ và
nuôi dưỡng các doanh nghiệp phần mềm, công nghệ thông tin vượt qua những khó
khăn, rủi ro, thách thức trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. QTSC Incubator đồng
thời góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phần mềm thành ngành công
nghiệp mũi nhọn phát triển bền vững và tăng trưởng cao về kinh tế, tạo ra nhiều
việc làm mới, xây dựng thương hiệu CNTT quốc gia, đồng thời phát huy tiềm năng
và trí tuệ của người Việt Nam, đặc biệt là tiềm năng và trí tuệ của thế hệ trẻ Việt
Nam. Ngoài ra, QTSC Incubator còn tích cực khuyến khích hình thành phát triển
các doanh nghiệp phần mềm, công nghệ thông tin trong phạm vi thành phố HCM,
góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm thành ngành công nghiệp mũi
nhọn phát triển bền vững và tăng trưởng cao về kinh tế, tạo ra nhiều việc làm mới,
xây dựng thương hiệu CNTT quốc gia.

4) Hà Nội

1) Vườn ươm doanh nghiệp chế biến và đóng gói thực phẩm Hà Nội (HBI)
HBI là một dự án thuộc “Chương trình hỗ trợ khu vực tư nhân Việt Nam” do
EU tài trợ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Văn bản số 1432/CP-HTQT
ngày 30/09/2004 và Hiệp định tài trợ được Chính phủ Việt Nam và Uỷ ban Châu


Âu ký kết ngày 07/10/2004. Vườn ươm chính thức khai trương vào ngày
25/11/2007, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp trẻ trong
ngành chế biến và đóng gói thực phẩm.
Mục tiêu của Vườn ươm
Tạo ra một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như
các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, gồm:
- Trang thiết bị hỗ trợ các doanh nghiệp trẻ vượt qua khó khăn trong những
năm đầu kinh doanh.
- Nhà xưởng, kỹ thuật, tư vấn, mạng lưới và dịch vụ văn phòng.
- Thời gian ươm tạo: 2 đến 3 năm
Nguồn: Tổng hợp của tác giả.
Phụ lục 2. Xếp hạng ứng dụng CNTT của các tỉnh, TP

Nguồn: Báo cáo ICT Index 2017


Phụ lục 3. Các địa phương dẫn đầu về chỉ số sản xuất – kinh doanh
CNTT

Nguồn: Báo cáo ICT Index 2017

Phụ lục 4. Các địa phương dẫn đầu về chỉ số dịch vụ CNTT


Nguồn: Báo cáo ICT Index 2017


Phụ lục 5. Các địa phương dẫn đầu về chỉ số kinh doanh CNTT

Nguồn: Báo cáo ICT Index 2017

Phụ lục 6: Số lượng doanh nghiệp CNTT tại các địa phƣơng năm 2015

Nguồn: Báo cáo ICT Index 2017



×