Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Thủ thuật sử dụng máy tính trong thi trắc nghiệm vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.53 KB, 2 trang )

Thủ thuật sử dụng máy tính trong thi trắc
nghiệm vật lí
Chắc bạn nào học khối A cũng đều biết đến các chức năng rất hay của máy tính bỏ
túi dòng 570 (MS hay ES); tuy thế, tôi chắc rằng khong có nhiều người biết sử dụng
hết các chức năng đó; hôm nay tôi xin nói về việc sử dụng máy tính 570 trong việc
giải mạch điện xoay chiều mà không cần đến giản đồ véctơ; thay vào đó chúng ta sử
dụng số phức;
thực ra, những khóa học của tôi ko đc học về số phức, nhưng tôi đc biết chương trình
cải cách có đưa số phức vào, nên tôi bỏ qua luôn đọan đầu nói về các định nghĩa
trong số phức
đầu tiên phải nói đó là chương trình tính toán với số phức trong máy tính 570 là mode
CMLPX (2); trong mode này chúng ta có thể cộng trừ nhân chia lũy thừa (bậc 2), tính
modun, tính góc (agument), tính số phức liên hợp, chuyển đổi giữa các dạng
(a+bi)<-->lượng giác; chú ý rằng, dạng lượng giác ở đây đc viết là r(góc), với r là
modun và (góc) là agument, độ lớn góc đc viết sau kí hiệu chữ L hơi nghiêng [shift
(-)]; hệ số ảo là chữ i tương ứng với phím [eng]; khi tính toán, giá trị hiển thị là phần
thực (hay modun trong tùy chọn hiển thị dạng lượng giác), phần ảo hay góc có đc khi
bấm [shift =] ; chúng ta có thể lựa chon dạng hiển thị bằng cách vào mode disp chọn
a+bi thì kết quả luôn ở dạng thực ảo, chọn r(góc) thì kết quả hiển thị luôn là dạng
lượng giác
quy ước: 1 vecto tưong ứng với 1 số phức, với phần thực chính là độ lớn đại số hình
chiếu của nó lên Ox, phần ảo là độ lớn đại số hình chiếu của nó lên Oy.
như vậy 1 đoạn mạch RLC có tổng trở phức tương ứng là R+(Zl-Zc)i ,
tại sao lại có dấu - trước Zc, rất đơn giản, do Zc có góc lệch pha là -90 độ; 1 dòng
điện có dạng phức là I(phi), với I là giá trị hiệu dụng, (phi) là góc lệch pha của I so
với đường chuẩn; đuờng chuản có thể chọn tùy ý sao cho bài tóan là dễ giải nhất;
nói tóm lại, sau khi có 1 mạch điện xoay chiều, việc đầu tiên là chuyển đổi các đại
lượng của nó sang dạng số phức, sau đó tính toán bình thường như 1 mạch điện 1
chiều, chỉ khác là các đại lượng như tổng trở, dòng điện, điện áp, công suất (toàn
phần)... đều đcj tính toán ở dạng phức, và kết quả cũng là dạng phức, việc chúng ta
cần làm là viết các giá trị modun hay góc ra bài làm


Giá trị số liệu trong tính toán:
+ dòng điện: modun là giá trị hiệu dụng, góc là độ lệch pha so với đường chuẩn (đc
chọn từ đầu); chúng ta vẫn có các tính chất đối với dòng điện phức như dòng bình
thường, vẫn có thể cộng trong mạch song song, giữ nguyên giá trị (và góc) trong
mạch nối tiếp
+điện áp: modun là giá trị hiệu dụng, góc là độ lệch pha so với đường chuẩn; vẫn có
các tính chất bình thường của điện áp, cộng trong mạch nối tiếp và giữ nguyên trong
mạch song song
+tổng trở: modun là tổng trở bình thường, góc là độ lệch pha so với dòng điện; đến
đây có thể có bạn hỏi tại sao lại là lệch pha so với dòng điện, đừng lo, thực ra góc ở
đây là tính chất của bản thân mạch, ko liên quan đến pha của dòng điện hay điện áp,
chúng ta có thể tính toán bình thường
+công suất toàn phần (S): bao gồm công suất nhiệt trên điện trở và công suất phản
kháng trên tụ + cuộn cảm; với S=U*I với U,I là các số phức -->S là số phức; khi đó
P=|S|*cos(góc S) với |S| đc lấy từ máy là (abs S), góc S lấy từ máy là (arg S)
cách tính toán này không khó hiểu nhưng chắc chắn có nhiều điều mới lạ, tôi nói tới
đây định tìm 1 ví dụ nhưng ko có tài liệu, những bài tôi có đều ko phù hợp với các
bạn, mong rằng khi đọc tới đây, có gì thắc mắc hãy PM cho tôi, và nếu có bài nào hay
hãy post lên để chúng ta cùng thử cách làm mới này

×