Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

đỒ ÁN Tính Toán Và Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Bia Công Suất 3000 m3ngày.đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.5 KB, 49 trang )

Đồ án môn học xử lý nước thải.

Tính Toán Và Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải
Nhà Máy Bia Công Suất 3000 m3/ngày.đêm

ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm
MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01

THỊNH


Đồ án môn học xử lý nước thải.

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn và kính trọng sâu sắc đối với
thầy Lê Hoàng Nghiêm, thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành
báo cáo này. Em đã học hỏi được rất nhiều ở thầy. Phong cách làm việc, cũng như
phương pháp giảng dạy...Em luôn được thầy cung cấp các tài liệu, các chỉ dẫn cần thiết
trong suốt thời gian thực hiện báo cáo.
Em cũng xin thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu trường
Đại Học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cùng quý Thầy Cô trong Khoa Môi trường,
những người đã trang bị cho em rất nhiều kiến thức chuyên ngành, cũng như sự chỉ bảo,
giúp đỡ tận tình của quý Thầy Cô đối với em trong suốt quá trình học tập. Tất cả các
kiến thức mà em lĩnh hội được từ bài giảng của các Thầy Cô là vô cùng quý giá.
Xin Chân Thành Cảm Ơn.

ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh


GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm
MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01

THỊNH


Đồ án môn học xử lý nước thải.

MỞ ĐẦU
Hiện nay, ngành công ngiệp sản xuất bia đã và đang phát triển rất mạnh trên
thế giới cũng như tại Việt Nam. Trở thành một trong những ngành công nghiệp hàng
đầu đem lại giá trị kinh tế cao cho nền kinh tế thế giới nói chung cũng như tại Việt
Nam nói riêng. Tuy nhiên, cùng với tốc độ phát triển nhanh và mạnh của ngành
công nghiệp bia đã đem lại rất nhiều lợi ích về kinh tế thì ngành công nghiệp bia
cũng đem lại không ít các vấn đề về môi trường cho môi trường xung quanh.
Trong quá trình hoạt động sản xuất thì các nhà máy bia ngoài tạo ra sản
phẩm là bia thương phẩm, còn phát sinh một lượng lớn chất thải, trong đó đặc biệt
đáng quan tâm đó là nước thải. Mặc dù, hiện nay khi các nhà máy bia được xây
dựng thì đều quan tâm đến việc xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý nước thải phục vụ
cho nhà máy. Nhưng do một số vấn đề khách quan cũng như chủ quan: chưa xây
dựng xong, công suất xử lý không bảo đảm, hệ thống xây dựng không đồng bộ, chất
lượng nước thải đầu ra không đạt tiêu chuẩn, yếu tố kinh tế mà hiện nay có một số
nhà máy bia đã thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, đem lại tác
động xấu ảnh hưởng đến mỹ quan cho môi trường xung quanh, cũng như chất lượng
sống của người dân sống xung quanh các nhà máy bia.
Vậy nên việc thiết kế một hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy bia để phần
nào hạn chế được những tác động xấu do các nhà máy bia mang lại cho môi trường
hiện nay càng trở nên cần thiết không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới. Vì vậy,
em đã chọn đề tài “Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia công

suất 3000m3 / ngày đêm” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình, với mong muốn
góp một phần công sức của mình vào công cuộc bảo vệ môi trường ngành bia nói
riêng và môi trường công nghiệp nói riêng.

ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm
MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01

THỊNH


Đồ án môn học xử lý nước thải.

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NGÀNH BIA VÀ QUÁ TRÌNH SẢN SUẤT
BIA.
1.1. Thị trường bia tại Việt Nam .
1.2. Quy trình sản xuất bia.
1.2.1 Nguyên liệu sản xuất bia.
1.2.2 Quy trình sản xuất bia.
CHƯƠNG 2: CÁC NGUỒN THẢI VÀ TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI .
2.1. Các nguồn thải từ nhà máy bia.
2.2. Thành phần tính chất nước thải.
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ – LỰA CHỌN CÔNG
NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI.
3.1. Các phương pháp xử lý nước thải
3.1.1 Xử lý cơ học.
3.1.2 Xử lý hoá học.

3.1.3 Xử lý hoá lý.
3.1.4 Xử lý sinh học.
3.2. Lựa chọn quy trình công nghệ xử lý nước thải.
3.2.1Yêu cầu thiết kế
3.2.2 Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý
3.2.3 Đề xuất công nghệ xử lý nước thải
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ .
4.1. Thuyết minh công nghệ.
4.2. Tính toán các công trình đơn vị.
Lưu lượng tính toán
ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm
MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01

THỊNH


Đồ án môn học xử lý nước thải.

Song chắn rác
Hầm bơm tiếp nhận
Lưới chắn rác tinh
Bể điều hoà
Bể UASB
Bể Aerotank xáo trộn hoàn toàn
Bể lắng 2
Bể chứa bùn
Bể nén bùn trọng lực

Máy ép bùn băng tải
Hồ hoàn thiện

ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm
MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01

THỊNH


Đồ án môn học xử lý nước thải.

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NGÀNH BIA VÀ QUÁ TRÌNH SẢN
SUẤT BIA
1.1 THỊ TRƯỜNG BIA TẠI VIỆT NAM:
Quá trình hội nhập của Việt Nam với thế giới không chỉ mang lại những chuyển
biến tích cực về kinh tế mà còn cả về mặt đời sống tinh thần và văn hoá tiêu dùng, bên
cạnh đó xuất phát từ sự nâng cao nhận thức về sức khoẻ đã có sự chuyển dịch từ các
thức uống có độ cồn cao (các loại rượu mạnh) sang thức uống có độ cồn thấp hơn (bia).
Thị trường bia tại Việt Nam đang tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao hơn tăng
trưởng GDP. Theo thống kê tốc độ tăng trưởng về khối lượng của thức uống có cồn năm
2006 là 9% trong đó bia vẫn là nhóm chủ đạo chiếm 97% . Hơn 50% thị phần sản suất
bia tại Việt Nam chịu sự chi phối của Sabeco (31,4%) và công ty liên doanh bia VN
(Vietnam Brewery Ltd) (20,1%) . Các nhãn hiệu bia phổ biến hiện nay là Saigon
(Sabeco) (16,8%) , Heineken (10%) , Tiger ( Asia Pacific) (9,75%) …
1.2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT BIA:
1.2.1 Nguyên liệu sản xuất bia:
1.2.1.1 Nước:

Do thành phần chính của bia là nước nên nguồn nước và các đặc trưng của nó có
ảnh hưởng rất quan trọng tới các đặc trưng của bia. Nhiều loại bia chịu ảnh hưởng hoặc
thậm chí được xác định theo đặc trưng của nước trong khu vực sản xuất bia. Mặc dù ảnh
hưởng của nó cũng như là tác động tương hỗ của các loại khoáng chất hòa tan trong
nước được sử dụng trong sản xuất bia là khá phức tạp, nhưng theo quy tắc chung thì
nước mềm là phù hợp cho sản xuất các loại bia sáng màu. Do đó, để đảm bảo sự ổn định
về chất lượng và mùi vị của sản phẩm, nước cần được xử lý trước khi tham gia vào quá
trình sản xuất bia nhằm đạt được các chỉ tiêu chất lượng nhất định.
1.2.1.2 Malt:
Bằng cách ngâm hạt lúa mạch vào trong nước, cho phép chúng nảy mầm đến một
giai đoạn nhất định và sau đó làm khô hạt đã nảy mầm trong các lò sấy để thu được hạt
ngũ cốc đã mạch nha hóa (malt). Mục tiêu chủ yếu của quy trình này giúp hoạt hoá, tích
luỹ về khối lượng và hoạt lực của hệ enzin trong đại mạch. Hệ enzym này giúp chuyển
ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm
MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01

THỊNH


Đồ án môn học xử lý nước thải.

hóa tinh bột trong hạt thành đường hoà tan bền vững vào nước tham gia vào quá trình
lên men. Thời gian và nhiệt độ sấy khác nhau được áp dụng để tạo ra các màu malt khác
nhau từ cùng một loại ngũ cốc. Các loại mạch nha sẫm màu hơn sẽ sản xuất ra bia sẫm
màu hơn.
1.2.1.3. Hoa houblon:
Hoa houblon được con người biết đến và đưa vào sử dụng khoảng 3000 năm TCN.

Đây là thành phần rất quan trọng và không thể thay thế được trong quy trình sản xuất
bia, giúp mang lại hương thơm rất đặc trưng, làm tăng khả năng tạo và giữ bọt, làm tăng
độ bền keo và ổn định thành phần sinh học của sản phẩm.
Cây hoa bia được trồng bởi nông dân trên khắp thế giới với nhiều giống khác
nhau, nhưng nó chỉ được sử dụng trong sản xuất bia là chủ yếu. Hoa houblon có thể
được đem dùng ở dạng tươi, nhưng để bảo quản được lâu và dễ vận chuyển, houblon
phải sấy khô và chế biến để gia tăng thời gian bảo quản và sử dụng.
1.2.1.4. Gạo:
Đây là loại hạt có hàm lượng tinh bột khá cao có thể được sử dụng xản xuất được
các loại bia có chất lượng hảo hạng. Gạo được đưa vào chế biến dưới dạng bột nghiền
mịn để dễ tan trong quá trình hồ hoá, sau đó được phối trộn cùng với bột malt sau khi đã
đường hoá. Cần chú ý, hạt trắng trong khác hạt trắng đục bởi hàm lượng protein. Do đó,
trong sản xuất bia, các nhà sản xuất thường chọn loại hạt gạo có độ trắng đục cao hơn
1.2.1.5. Men:
Men bia là các vi sinh vật có tác dụng lên men đường. Các giống men bia cụ thể
được lựa chọn để sản xuất các loại bia khác nhau, Men bia sẽ chuyển hoá đường thu
được từ hạt ngũ cốc và tạo ra cồn và carbon đioxit (CO2).
1.2.2 Quy trình sản xuất bia:
Bia là sản phẩm thực phẩm thuôc loại đồ uống có độ cồn thấp , thu được bằng
cách lên men bia ở nhiệt độ thấp dịch đường ( chế biến từ malt đại mạch và các hạt giàu
tinh bột như gạo, bắp…) cùng với nước và hoa houblon . Tất cả các loại bia đều chứa
một lượng cồn từ 1,8-7% so với thể tích và khoảng 0.3-0.5% khí CO 2 tính theo trọng
lượng .Đây là hai sản phẩm chính của quá trình lên men bia từ các loại dịch đường đã
được houblon hoá , được tiến hành do một số chủng đặc hiệu của nấm men
ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm
MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01


THỊNH


Đồ án môn học xử lý nước thải.

saccharomyces. Ngoài ra trong bia còn chứa các hợp chất khác , một số là sản phẩm phụ
của quá trình lên men , một số là sản phẩm của quá trình tương tác hoá học , phần còn
lại là những cấu tử , hợp phần của dịch đường không bị biến đổi trong suốt quá trình
công nghệ . Tất cả những cấu tử này tuỳ vào mức độ và vai trò đều trực tiếp tham gia
vào việc định hình hương vị và nhiều chỉ tiêu chất lượng của bia thành phẩm . Với
hương thơm dặc trưng và vị đắng dịu của hoa houblon , các chất khoáng , chất tạo
hương… ở tỷ lệ cân đối đã tạo cho bia có một hương vị đậm đà mà không hề thấy ở các
sản phẩm khác . Nhân tố tạo ra tính độc đáo của bia trước hết là do đặc tính của nguyên
liệu sau đó là do tính chất của quá trình công nghệ .
Công nghệ sản xuất bia là quá trình phức tạp dù được thực hiện thủ công hay tự
động hoá thì đều phải trải qua các giai đoạn :


Chế biến dịch đường , houblon hoá.



Lên men chính để chuyển hoá dịch đường thành bia non , lên men phụ và tang
trữ bia non thành bia tiêu chuẩn



Lọc trong bia , đóng bao bì , hoàn thiện sản phẩm …

A/ Sản xuất dịch đường houblon hoá :

Sơ đồ công nghệ sản xuất dịch đường houblon hoá bao gồm :
 Làm sạch và đánh bóng malt .
 Nghiền malt :


Đập nhỏ hạt ra thành nhiều mảnh để tăng bề mặt tiếp xúc với nước , thúc đẩy
quá trình đường hoá và các quá trình thuỷ phân nhanh và triệt để hơn.



Có 3 cách tiến hành nghiền malt: nghiền khô, nghiền ẩm, nghiền nước.

 Đường hoá nguyên liệu :


Nguyên liệu sau khi đã nghiền nhỏ sẽ được hoà trộn với nước ở trong thiết bị
đường hoá . Lượng nước phối trộn với bột nghiền phụ thuộc vào chủng loại
bia và đặc tính kỹ thuật của hệ thống thiết bị .



Trong môi trường giàu nước các hợp chất thấp phân tử sẽ hoà tan vào nước
trở thành chất chiết của dịch đường sau này, các hợp chất cao phân tử như tinh

ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm
MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01


THỊNH


Đồ án môn học xử lý nước thải.

bột ,protein sẽ bị tác động bởi các nhóm enzim tương ứng khi t o khối dịch
được nâng đến điểm thích hợp dưới sự xúc tác của hệ enzim thuỷ phân các
hợp chất cao phân tử sẽ bị cắt thành sản phẩm thấp phân tử và hoà tan vào
nước trở thánh chất chiết của dịch đường.


Ở phân đoạn sản xuất dịch đường thường được bố trí các loại thiết bị chính
sau: thiết bị phối trộn , thiết bị đường hoá , thiết bị lọc , thiết bị đun dịch
đường với hoa houlon , thiết bị tách bã hoa …

 Lọc bã malt: sau khi đường hoá kết thúc , bao gồm 2 hợp phần: pha rắn và pha
lỏng.
• Thành phần pha rắn bao gồm các cấu tử không hoà tan của bột nghiền còn pha
lỏng bao gồm nước và các hợp chất thấp phân tử được trích ly từ malt hoà tan
trong đó . Pha rắn gọi là bã malt còn pha lỏng gọi là dịch đường .
• Mục đích của quá trình này là tách pha lỏng ra khỏi hỗn hợp để tiếp tục các
bước tiếp theo của quá trình còn pha rắn loại bỏ ra ngoài.
• Thiết bị lọc bã malt: thùng lọc đáy bằng, máy ép khung bản…
• Nấu dịch đường với hoa houblon:
• Trích ly chất đắng , tinh dầu thơm ,polyphenol và các thành phần khác của
hoa houblon vào dịch đường để làm nó có vị đắng và hương thơm dịu của hoa
– đặc trưng của bia .
• Polyphenol khi hoà tan vào dịch đường ở to cao sẽ tác dụng với với các hợp
chất protein tạo thành các phức chất màng nhầy dễ kết lắng sẽ kéo theo các
phần tử cặn lắng theo.

• Trường độ đun sôi với hoa phụ thuộc chất lượng nguyên liệu, cường độ đun,
nồng độ chất hoà tan… và nằm trong khoảng từ 1,5-2,5h.
 Làm lạnh và tách cặn dịch đường.
( Dịch đường: bao gồm nước và các cấu tử hoà tan, chất chiết: cấu tử hoà tan chứa
93% chất hữu cơ 7% chất vô cơ)
B/ Lên men chính lên men phụ và tàng trữ bia:
Lên men là giai đoạn quyết định đề chuyển hoá dịch đường houblon hoá thành bia
dưới tác động của nấm men thông qua hoạt động của chúng

ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm
MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01

THỊNH


Đồ án môn học xử lý nước thải.

 Lên men chính: một lượng lớn cơ chất trong dịch đường bị nấm men hấp thụ tạo
thành rượu etylic , khí CO2, các hợp chất dễ bay hơi …một phần nhỏ bị kết lắng
và phải loại bỏ ra ngoài .
 Lên men phụ và tàng trữ bia : ở giai đoạn này các quá trình sinh hoá lý xảy ra
hoàn toàn giống quá trình lên men chính nhưng với tốc độ chậm hơn vì nhiệt độ
thấp hơn và lượng nấm men cũng ít hơn , đây là quá trình nhằm chuyển hoá hết
phần đường có khả năng lên men còn tồn tại trong bia non .
 Làm trong bia : sự hiện diện của các hạt dạng keo , nấm men , nhựa đắng … góp
phần làm giảm độ bền của bia do đó làm trong giúp tăng thời gian bảo quản khi
lưu hành trên thị trường .

 Chiết bia vào chai : chai đựng bia phải làm từ thuỷ tinh chất lượng cao có màu
caphe hoặc xanh nhạt.
Quy trình sản xuất bia :

ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm
MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01

THỊNH


Đồ án môn học xử lý nước thải.
Xay nghiền

Malt khô

Ngâm nấu
đường hoá

Phế liệu
Xử lý

Nước

Lọc trong

Dịch đường


Hơi nước

Hoa
houblon

Đun sôi

Lắng trong

Không khí

Nén

Làm nguội
Xử lý
Lên men chính
Lên men phụ và
tàng trữ

Chai, lon

CO2

Lọc trong

Xuất
xưởng

Bia tươi
Rửa khử

trùng

ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm
MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01

Chiết chai,lon

Thanh
trùng

Dán nhãn

THỊNH


Đồ án môn học xử lý nước thải.

CHƯƠNG 2: CÁC NGUỒN THẢI VÀ TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI .
2.1. CÁC NGUỒN THẢI TỪ NHÀ MÁY BIA :
Các nguồn thải chính trong ngành bia gồm: Khí thải, nước thải, chất thải rắn.
Trong đó nước thải là vấn đề lớn trong ngành bia, có ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới
môi trường sống.
2.1.1. Khí thải
Hơi phát sinh từ quá trình nấu, hơi khí nén bị rò rỉ, bụi từ quá trình chuẩn bị
nguyên liệu.
Nguồn bụi phát sinh chủ yếu trong nhà máy bao gồm trong quá trình chuẩn bị
nguyên liệu, quá trình tiếp liệu, quá trình xay malt, quá trình nghiền gạo… Tuy nhiên tải

lượng bụi ở đây rất khó ước tính phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như loại nguyên liệu,
độ ẩm của nguyên liệu, tình trạng/tính năng của thiết bị máy móc…
Nhiệt tỏa từ quá trình nấu, nồi hơi (nguồn nhiệt rất lớn) và từ hệ thống làm lạnh
(nguồn nhiệt lạnh) và tiếng ồn do thiết bị sản xuất (máy bơm, máy lạnh, băng chuyền…)
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân và môi trường xung quanh.
2.1.2. Chất thải rắn
Các chất thải rắn chính của quá trình sản xuất bia bao gồm bã hèm, bã men, các
mảnh thủy tinh từ khu vực đóng gói, bột trợ lọc từ khu vực lọc, bột giấy từ quá trình rửa
chai, giấy, nhựa, kim loại từ các bộ phận phụ trợ, xỉ than, dầu thải, dầu phanh. Bã hèm
và bã men là chất hữu cơ, sẽ gây mùi cho khu vực sản xuất nếu không thu gom và xử lý
kịp thời.
Lượng chất thải rắn phát sinh khi sản xuất 1 hectolit bia
Chất ô nhiễm

Đơn
Lượng
vị

Bã hèm

kg

21 – 27

Ô nhiễm nguồn nước, đất, gây mùi khó chịu

Nấm men

kg


3–4

Ô nhiễm nguồn nước, đất, gây mùi khó chịu

Vỏ chai vỡ

chai

0,9

ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm
MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01

Tác động

Gây tai nạn cho người vận hành
THỊNH


Đồ án môn học xử lý nước thải.

Bùn hoạt tính

kg

0,3 – 0.4


Ô nhiễm nguồn nước, đất, gây mùi khó chịu

Nhãn, giấy

kg

1,5

Ô nhiễm nguồn nước, đất, gây mùi khó chịu

Bột trợ lọc

kg

0,2 – 0,6

Ô nhiễm nguồn nước, đất, gây mùi khó chịu

Plastic

kg

-

Tải lượng chất thải rắn cao, bãi chứa lớn

Kim loại

kg


-

Tải lượng chất thải rắn cao, bãi chứa lớn

2.1.3. Nước thải:
2.4.3.1. Nguồn gốc phát sinh nƣớc thải trong quy trình sản xuất bia.
Gồm 2 nguồn thải:
 Nước thải sinh hoạt: Có lưu lượng không lớn
 Nước thải sản xuất: bao gồm :
 Nước thải lọc bã hèm: Nước thải phát sinh từ giai đoạn lọc hèm nên chúng
bị nhiễm bẩn bởi các chất hữu cơ, cặn bã hèm, các vi sinh vật.
 Nước thải lọc dịch đường: Nước thải này thường bị nhiễm bẩn chất hữu cơ,
lượng Gluco trong nước này cũng ở mức cao, là môi trường thuận lợi cho
sự phát triển của các loại vi sinh vật. Có độ đục và độ màu khá cao.
 Nước thải từ các thiết bị trao đổi nhiệt: Là dòng thải có lưu lượng lớn nhất,
nhưng được xem như là sạch. Mặc dù có nhiệt độ cao từ 45-50 0C và có thể
lẫn một ít lượng dầu mỡ không đáng kể.
 Nước thải từ quá trình rửa chai: Đây là một trong những dòng thải có độ ô
nhiễm cao nhất trong dây chuyền sản xuất bia. Về nguyên lý để đóng chai
thì chai phải được rửa qua các bước: rửa với nước nóng, rửa bằng dung dịch
kiềm loãng nóng (1-3% NaOH), tiếp đó là rửa sạch bẩn và nhãn bên ngoài
chai và cuối cùng là phun kiềm nóng rửa bên trong và bên ngoài chai, sau
đó rửa sạch bằng nước nóng và nước lạnh. Do đó, nước thải phát sinh từ
quá trình rửa chai có độ pH cao khi được tập trung vào dòng thải của cả quy
trình khiến cho dòng thải của cả quy trình có pH kiềm tính.
ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm
MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01


THỊNH


Đồ án môn học xử lý nước thải.

 Nước thải phát sinh từ các thiết bị lọc bụi và bãi thải xỉ than: có lưu
lượng và hàm lượng cặn lơ lửng (bụi than) rất lớn. Dòng thải này xuất
hiện khi nồi hơi được cung cấp nhiệt nhờ than.
 Nước thải từ quá trình rửa thiết bị: thường có hàm lượng chất hữu cơ
cao đồng thời chứa dầu mỡ, cặn và trong trường hợp rửa nồi hơi có thể
chứa cả acid và kiềm.
Lưu lượng dòng thải và đặc tính dòng thải trong công nghệ sản xuất bia, còn biến
đổi theo chu kỳ và mùa sản xuất.

2.2 THÀNH PHẦN TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI :
Đặc trưng nước thải bia: có hàm lượng chất hữu cơ và cacbonateous cao.
 Nước thải lọc dịch đường:


Hàm lượng chất hữu cơ cao, lượng đường còn tồn trong nước cao là môi
trường thuận lợi cho sự phát triển của VSV, độ đục và độ màu cao.
 Nước thải của các thiết bị giải nhiệt:
• Có nhiệt độ khá cao khoảng 50oC, được coi là sạch.
 Nước thải lọc bã hèm : ô nhiễm hữu cơ nặng .v.v..
Tải lượng ô nhiễm trong nước thải bia là 6-8 kgBOD 5, 9-30 kgCOD,2-4 kg cặn lơ
lửng… cho 1000lit bia . Các nghiên cứu về thành phần , tính chất nước thải sản xuất
bia cho thấy hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải tại các cơ sở sản xuất bia lớn
hơn tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần .Kết quả phân tích nước thải tại một số nhà máy
bia:

Thành phần và tiêu chuẩn xả nƣớc thải sản xuất bia ra nguồn nƣớc mặt :
TT
1
2
3
4
5
6
7

Chỉ tiêu

Nước thải trƣớc xử lý

Tiêu chuẩn thải

pH
Hàm lượng cặn lơ lửng,mg/l
BOD5,mg/l
COD,mg/l
Tổng Nito
Tổng Photpho
Coliform,MPN/100ml

6-9,5
150-300
700-1500
850-1950
15-45
4,9-9,0

<10000

6-9
100
50
100
60
6
10000

ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm
MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01

THỊNH


Đồ án môn học xử lý nước thải.

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ – LỰA
CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
3.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI :
3.1.1 Xử lý cơ học :
Phương pháp xử lý cơ học dùng để tách các chất không hòa tan và một phần các
chất ở dạng keo ra khỏi nước thải.
 Song chắn rác, lưới lọc
Song chắn rác, lưới lọc dùng để giữ các cặn bẩn có kích thước lớn hoặc ở dạng sợi
như giấy, rau cỏ, rác… được gọi chung là rác. Rác thường được chuyển tới máy nghiền

rác, sau khi được nghiền nhỏ, cho đổ trở lại trước song chắn rác hoặc chuyển tới bể phân
hủy cặn.
Trong những năm gần đây, người ta sử dụng rất phổ biến loại song chắn rác liên
hợp vừa chắn giữ vừa nghiền rác đối với những trạm công suất xử lý vừa và nhỏ.
 Bể lắng cát
Bể lắng cát tách ra khỏi nước thải các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng lớn (như
xỉ than, cát…). Chúng không có lợi đối với các quá trình làm trong, xử lý sinh hoá nước
thải và xử lý cặn bã cũng như không có lợi đối với các công trình thiết bị công nghệ trên
trạm xử lý. Cát từ bể lắng cát đưa đi phơi khô ở trên sân phơi và sau đó thường được sử
dụng lại cho những mục đích xây dựng.
 Bể lắng
Bể lắng tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng khác với trọng lượng riêng của
nước thải. Chất lơ lửng nặng sẽ từ từ lắng xuống đáy, các chất lơ lửng nhẹ sẽ nổi lên bề
mặt. Cặn lắng và bọt nổi nhờ các thiết bị cơ học thu gom và vận chuyển lên công trình
xử lý cặn.
 Bể vớt dầu mỡ

ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm
MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01

THỊNH


Đồ án môn học xử lý nước thải.

Bể vớt dầu mỡ thường áp dụng khi xử lý nước thải có chứa dầu mỡ (nước thải
công nghiệp). Đối với nước thải sinh hoạt khi hàm lượng dầu mỡ không cao thì việc vớt

dầu mỡ thường thực hiện ngay ở bể lắng nhờ thiết bị gạt nổi.
 Bể lọc
Bể lọc có tác dụng tách các chất ở trạng thái lơ lửng kích thước nhỏ bằng cách cho
nước thải đi qua lớp vật liệu lọc, công trình này sử dụng chủ yếu cho một số loại nước
thải công nghiệp.
Hiệu quả xử lý của phương pháp cơ học:
Phương pháp xử lý nước thải bằng cơ học có thể loại bỏ khỏi nước thải 60% các
tạp chất không hoà tan và 20% BOD.
Hiệu quả xử lý có thể đạt tới 75% theo hàm lượng chất lơ lửng và 30% theo BOD
bằng các biện pháp làm thoáng sơ bộ hay đông tụ sinh học.
3.1.2 Xử lý hoá học :
Thực chất của phương pháp xử lý hoá học là đưa vào nước thải chất phản ứng nào
đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học và tạo cặn lắng hoặc tạo dạng
chất hòa tan nhưng không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường. Theo giai đoạn và
mức độ xử lý, phương pháp hóa học sẽ có tác động tăng cường quá trình xử lý cơ học
hoặc sinh học. Những phản ứng diễn ra có thể là phản ứng oxy hóa - khử, các phản ứng
tạo chất kết tủa hoặc các phản ứng phân hủy chất độc hại. Phương pháp xử lý hóa học
thường được áp dụng để xử lý nước thải công nghiệp. Tùy thuộc vào điều kiện địa
phương và điều kiện vệ sinh cho phép, phương pháp xử lý hoá học có thể hoàn tất ở giai
đoạn cuối cùng hoặc chỉ là giai đoạn sơ bộ ban đầu của việc xử lý nước thải.
 Phương pháp trung hòa
Dùng để đưa môi trường nước thải có chứa các axit vô cơ hoặc kiềm về trạng thái
trung tính pH=6.5 – 8.5. Phương pháp này có thể thực hiện bằng nhiều cách: trộn lẫn
nước thải chứa axit và nước thải chứa kiềm với nhau, hoặc bổ sung thêm các tác nhân
hóa học, lọc nước qua lớp vật liệu lọc có tác dụng trung hoà, hấp phụ khí chứa axit bằng
nước thải chứa kiềm…
 Phương pháp keo tụ (đông tụ keo)
ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm

MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01

THỊNH


Đồ án môn học xử lý nước thải.

Dùng để làm trong và khử màu nước thải bằng cách dùng các chất keo tụ (phèn) và
các chất trợ keo tụ để liên kết các chất rắn ở dạng lơ lửng và keo có trong nước thải
thành những bông có kích thước lớn hơn.
 Phương pháp ozon hoá
Là phương pháp xử lý nước thải có chứa các chất hữu cơ dạng hoà tan và dạng keo
bằng ozon. Ozon dễ dàng nhường oxy nguyên tử cho các tạp chất hữu cơ.
 Phương pháp điện hóa học
Thực chất là phá hủy các tạp chất độc hại có trong nước thải bằng cách oxy hoá
điện hoá trên cực anôt hoặc dùng để phục hồi các chất quý (đồng, chì, sắt…). Thông
thường 2 nhiệm vụ phân hủy các chất độc hại và thu hồi chất quý được giải quyết đồng
thời.
3.1.3 Xử lý hoá lý :
 Chưng cất
Là quá trình chưng nước thải để các chất hoà tan trong đó cùng bay hơi lên theo
hơi nước. Khi ngưng tụ, hơi nước và chất bẩn dễ bay hơi sẽ hình thành các lớp riêng biệt
và do đó dễ dàng tách các chất bẩn ra.
 Tuyển nổi
Là phương pháp dùng để loại bỏ các tạp chất ra khỏi nước bằng cách tạo cho chúng
khả năng dễ nổi lên mặt nước khi bám theo các bọt khí.
 Trao đổi ion
Là phương pháp thu hồi các cation và anion bằng các chất trao đổi ion (ionit). Các
chất trao đổi ion là các chất rắn trong tự nhiên hoặc vật liệu nhựa nhân tạo. Chúng không

hoà tan trong nước và trong dung môi hữu cơ, có khả năng trao đổi ion.
 Tách bằng màng
Là phương pháp tách các chất tan ra khỏi các hạt keo bằng cách dùng các màng
bán thấm. Đó là màng xốp đặc biệt không cho các hạt keo đi qua.
3.1.4 Xử lý sinh học :
ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm
MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01

THỊNH


Đồ án môn học xử lý nước thải.

Thực chất của phương pháp này là dựa vào khả năng sống và hoạt động của các vi
sinh để phân hủy – oxy hóa các chất hữu cơ ở dạng keo và hoà tan có trong nước thải.
Những công trình xử lý sinh học được phân thành 2 nhóm:
 Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên:
cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ sinh học… thường quá trình xử lý diễn ra chậm.
 Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện nhân tạo: bể
lọc sinh học (bể Biophin), bể làm thoáng sinh học (bể aerotank),… Do các điều
kiện tạo nên bằng nhân tạo mà quá trình xử lý diễn ra nhanh hơn, cường độ mạnh
hơn.
Quá trình xử lý sinh học có thể đạt được hiệu suất khử trùng 99,9% (trong các công
trình trong điều kiện tự nhiên), theo BOD tới 90 – 95%.
Thông thường giai đoạn xử lý sinh học tiến hành sau giai đoạn xử lý cơ học. Bể
lắng đặt sau giai đoạn xử lý cơ học gọi là bể lắng I. Bể lắng dùng để tách màng sinh học
(đặt sau bể biophin) hoặc tách bùn hoạt tính (đặt sau bể aerotank) gọi là bể lắng II.

Trong trường hợp xử lý sinh học nước thải bằng bùn hoạt tính thường đưa 1 phần bùn
hoạt tính quay trở lại ( bùn tuần hoàn) để tạo điều kiện cho quá trình sinh học hiệu quả.
Phần bùn còn lại gọi là bùn dư, thường đưa tới bể nén bùn để làm giảm thể tích trước khi
đưa tới các công trình xử lý cặn bã bằng phương pháp sinh học. Quá trình xử lý trong
điều kiện nhân tạo không loại trừ triệt để các loại vi khuẩn, nhất là vi trùng gây bệnh và
truyền nhiễm. Bởi vậy, sau giai đoạn xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo cần thực
hiện khử trùng nước thải trước khi xả vào môi trường.
Trong quá trình xử lý nước thải bằng bất kỳ phương pháp nào cũng tạo nên 1 lượng
cặn bã đáng kể (=0.5 – 1% tổng lượng nước thải). Nói chung các loại cặn giữ lại ở trên
các công trình xử lý nước thải đều có mùi hôi thối rất khó chịu (nhất là cặn tươi từ bể
lắng I) và nguy hiểm về mặt vệ sinh. Do vậy, nhất thiết phải xử lý cặn bã thích đáng.
3.2 LỰA CHỌN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI:
3.2.1Yêu cầu thiết kế :
Thành phần tính chất nước thải sản xuất bia với các thông số tính toán như sau:
Lưu lượng nước thải : Q= 3000 m3/ngày.đêm.
ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm
MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01

THỊNH


Đồ án môn học xử lý nước thải.

pH

SS(mg/l)


8

400

COD(mg/l) BOD5(mg/l)
3000

1600

Nt(mg/l)

Pt (mg/l)

60

8

Yêu cầu đầu ra đạt QCVN 24-2009 ( Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp) với nước thải đầu ra đạt loại B ( nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không
dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt ). Chọn Kq = 1, Kf = 1
pH

SS(mg/l)

5,5-9

100

COD(mg/l) BOD5(mg/l)
150


50

Nt(mg/l)

Pt (mg/l)

40

6

3.2.2 Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý :


Công nghệ xử lý phải đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả
thải vào nguồn thải.



Công nghệ đảm bảo mức an toàn cao trong trường hợp có sự thay đổi lớn về
lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm.



Công nghệ xử lý phải đơn giản, dễ vận hành, có tính ổn định cao, vốn đầu tư
kinh phí tối ưu.



Công nghệ xử lý phải mang tính hiện đại và có khả năng sử dụng trong một

thời gian .



Ngoài ra còn phải chú ý dến :

o Lưu lượng thành phần nước cần xử lý.
o Tính chất nước thải sau xử lý. o Điều kiện thực tế vận hành, xây dựng.
o Khả năng đầu tư.
3.2.3 Đề xuất công nghệ xử lý nước thải :
Sơ đồ công nghệ xử lý 1:

ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm
MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01

THỊNH


Đồ án môn học xử lý nước thải.

ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm
MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01

THỊNH



Đồ án môn học xử lý nước thải.
Nước thải

Song chắn
rác

Nước tách bùn

Hầm bơm
tiếp nhận

Lưới chắn
rác tinh

Sục khí

Bể điều
hoà
Bánh bùn

Thu khí

UASB

Máy ép bùn

Bể lọc sinh
học


Bể lắng 2

Bể thu bùn

Bể nén bùn

Hồ hoàn
thiện

Cống thoát

Sơ đồ công nghệ xử lý 2:
ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm
MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01

THỊNH


Đồ án môn học xử lý nước thải.
Nước thải

Song chắn
rác

Nước tách bùn


Hầm bơm
tiếp nhận

Lưới chắn
rác tinh

Sục khí

Bể điều
hoà
Bánh bùn

Thu khí

UASB

Sục khí

Bể
Aerotank

Bể lắng 2

Tuần
hoàn
bùn

Bể thu bùn

Máy ép bùn


Bể nén bùn

Hồ hoàn
thiện

Cống thoát

ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm
MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01

THỊNH


Đồ án môn học xử lý nước thải.

3.2.4 Phân tích và lựa chọn phương án:
Phương án 2(Bể Aerotank)
- Sử dụng phương pháp xử lý bằng vi sinh
- Quản lý đơn giản
- Dễ khống chế các thông số vận hành
- Cần có thời gian nuôi cấy vi sinh vật

Phương án 1(Bể lọc sinh học)
- Sử dụng phương pháp xử lý bằng vi sinh
- Quản lý đơn giản
- Khó khống chế các thông số vận hành

- Cần có thời gian nuôi cấy vi sinh vật, hình
thành màng vi sinh vật
- Cấu tạo đơn giản hơn bể lọc sinh học
- Cấu tạo phức tạp hơn bể Aerotank
- Không tốn vật liệu lọc
- Tốn vật liệu lọc
- Cần cung cấp không khí thường xuyên cho- Áp dụng phương pháp thoáng gió tự nhiên,
vi sinh vật hoạt động - Phải có chế độ
không cần có hệ thống cấp không khí
hoàn lưu bùn về bể Aerotank
- Không cần chế độ hoàn lưu bùn
- Không gây ảnh hưởng đến môi trường
- Đối với vùng khí hậu nóng ẩm, về mùa hè
- Hiệu quả xử lý COD, BOD, SS khi ra khỏi nhiều loại ấu trùng nhỏ có thể xâm nhập
vào phá hoại bể. Ruồi muỗi sinh sôi gây
bể Aerotank tốt hơn bể lọc sinh học
ảnh hưởng đến công trình và môi trường
sống xung quanh
- Hiệu quả xử lý COD, BOD, SS khi ra khỏi
bể lọc sinh học không bằng bể Aerotank

Qua đó cho thấy phương án 2 là phương án tối ưu nhất vừa về mặt xử lý vừa về
mặt kinh tế và quản lý trong tương lai.

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN
VỊ
4.1 THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ :
Nước thải từ các khâu sản xuất và sinh hoạt được thu gom vào hệ thống cống dẫn
vào trạm xử lý.
Đầu tiên, nước qua song chắn rác để loại rác , cặn , nắp chai , miểng chai ... có kích

thước lớn. Sau đó, rác sẽ được thu gom và chở đến bãi rác để xử lý.
ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm
MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01

THỊNH


Đồ án môn học xử lý nước thải.

Nước thải sau khi qua song chắn rác được dẫn đến hầm tiếp nhận rồi qua lưới chắn
rác tinh nhằm loại bỏ một lượng lớn cặn, bã hèm giúp giảm tải, tránh gây tắc nghẽn cho
các công trình phía sau.
Nước từ hầm tiếp nhận được bơm vào bể điều hoà để ổn định lưu lượng , nhiệt độ
và nồng độ của nước thải. Trong bể điều hoà có bố trí hệ thống phân phối khí nhằm
tránh các hạt cặn lơ lửng lắng xuống , tránh sinh mùi hôi .
Sau khi qua các công trình xử lý cơ học thì nồng độ của các chất ô nhiễm sẽ giảm
di một phần, cụ thể : BOD5 : 25%, COD : 30% , SS : 65% .
Nước thải sau đó được dẫn qua các công trình xử lý sinh học .
Tại bể kị khí UASB nhờ hoạt động phân huỷ của các VSV kị khí biến đổi chất hữu
cơ thành các dạng khí sinh học . chính các chất hữu cơ tồn tại trong nước thải là các chất
dinh dưỡng cho các VSV.
Sự phát triển của VSV trong bể thường qua 3 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1: Nhóm vi sinh vật tự nhiên có trong nước thải thủy phân các hợp
chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản có trọng lượng nhẹ như
Monosacarit, amino axit để tạo ra nguồn thức ăn và năng lượng cho vi sinh hoạt động.
+ Giai đoạn 2 : Nhóm vi khuẩn tạo men axit biến đổi các hợp chất hữu cơ đơn
giản thành các axit hữu cơ thường là axit acetic, nhóm vi khuẩn yếm khí tạo axit là

nhóm vi khuẩn axit focmo.
+ Giai đoạn 3 : Nhóm vi khuẩn tạo mêtan chuyển hóa hydro và axit acetic thành
khí mêtan và cacbonic. Nhóm vi khuẩn này gọi là Mêtan Focmo. Vai trò quan trọng của
nhóm vi khuẩn mêtan focmo là tiêu thụ hydrô và axit acetic, chúng tăng trưởng rất chậm
và quá trình xử lý yếm khí chất thải được thực hiện khí khí mêtan và cacbonic thoát ra
khỏi hỗn hợp.
Hiệu quả xử lý phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ pH... Các
yếu tố sinh vật như: số lượng và khả năng hoạt động phân hủy của quần thể vi sinh vật
có trong bể.

ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm
MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01

THỊNH


Đồ án môn học xử lý nước thải.

Việc làm giảm bớt nồng độ ô nhiễm hữu cơ ở bể UASB giúp cho bể hiếu khí
(Aerotank) hoạt động hiệu quả hơn vì nồng độ COD đã giảm nhiều, hiệu quả xử lý theo
COD từ 60÷80%.
Sau khi qua bể kị khí nước thải tiếp tục đến bể Aerotank. Tại bể Aerotank , các chất
hữu cơ còn lại sẽ được phân huỷ bởi các VSV hiếu khí, hiệu quả xử lý của bể Aerotank
dạt từ 75-90% và phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, pH, nồng độ oxy, lượng bùn…
Nước thải sau khi qua bể Aerotank các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học bị loại hoàn
toàn, còn lại chất khó phân huỷ .
Sau thời gian lưu nước nhất định nước được đưa sang bể lắng II để lắng các bông

bùn hoạt tính.
Bùn từ đáy bể lắng II được đưa vào hố thu bùn có 2 ngăn một phần bùn trong bể sẽ
được bơm tuần hoàn lại bể Aerotank nhằm duy trì nồng độ bùn hoạt tính trong bể, phần
bùn dư dược đưa qua bể nén bùn.
Tại bể nén bùn bùn dư được nén bằng trọng lực nhằm giảm thể tích của bùn. Bùn
hoạt tính của bể lắng II có độ ẩm cao 99-99,3% vì vậy cần phải thực hiện nén bùn để
giảm độ ẩm còn khoảng 95-97%.
Bùn sau khi nén được đưa qua máy ép băng tải và mang đi chôn lấp hợp vệ sinh
hay làm phân bón.
Nước sau khi qua lắng tiếp tục cho qua hồ hoàn thiện trước khi đưa đến nguồn tiếp
nhận.
Thành phần và tính chất nước thải
Thông số

Đầu vào

Quy chuẩn phát thải

pH

8

5.5 – 9

BOD5 (mg/l)

1600

50


COD (mg/l)

3000

150

SS (mg/l)

400

100

Nt (mg/l)

60

40

Pt (mg/l)

8

6

ĐỒ ÁN NƯỚC THẢI
Họ và tên: Lê Quốc Thịnh
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm
MSSV: 0150020139
LỚP: 01ĐH-KTMT01


THỊNH


×