Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

CÂU hỏi KIỂM TRA, sát HẠCH môn KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH THI CÔNG CHỨC HUYỆN ( CHỨC DANH CÔNG CHỨC địa CHÍNH XD)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.02 KB, 5 trang )

CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH
MÔN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
(Đối với chức danh công chức Địa chính – Xây dựng)
Câu hỏi 1: Điều kiện để trở thành thành viên Hợp tác xã và Tổ hợp tác?
Trả lời:
a. Hợp tác xã
Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng
đủ các điều kiện sau đây:
- Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại
Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có
người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân
Việt Nam. Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;
- Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ
của hợp tác xã;
- Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
- Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Hợp tác xã và điều lệ
hợp tác xã.
- Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
b. Điều kiện, thủ tục kết nạp tổ viên tổ hợp tác:
- Điều kiện kết nạp tổ viên:
+ Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự nguyện
tham gia và tán thành các nội dung của hợp đồng hợp tác đều có thể trở thành tổ viên
tổ hợp tác. Một cá nhân có thể là thành viên của nhiều tổ hợp tác;
+ Hợp đồng hợp tác có thể quy định thêm về các tiêu chuẩn khác đối với tổ
viên tổ hợp tác.
- Thủ tục kết nạp tổ viên mới:
1


+ Cá nhân có đơn gửi tổ trưởng, trong đó nêu rõ nguyện vọng tham gia và cam
kết thực hiện hợp đồng hợp tác của tổ;


+ Hội nghị tổ viên xem xét, biểu quyết và công nhận tổ viên mới khi được đa
số tổ viên đồng ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Câu hỏi 2: Quan điểm tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh là
gì?
Trả lời:
Phát huy ưu thế của tỉnh về sản xuất nông nghiệp làm động lực phát triển kinh
tế, xã hội hiệu quả và bền vững. Lấy tái cơ cấu ngành nông nghiệp làm trọng tâm tái
cơ cấu kinh tế chung của tỉnh;
Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới quan hệ sản xuất làm động lực cho
tăng trưởng;
Sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tập trung, hiện đại, hướng về xuất
khẩu. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Chủ động và
kiên quyết tổ chức chuyển đổi lao động ra khỏi nông nghiệp thông qua các kênh thị
trường đa dạng từ xuất khẩu lao động đến tạo việc làm mới trong và ngoài tỉnh;
Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo cơ chế thị trường, dựa trên các
ngành hàng có ưu thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả thể hiện bằng giá trị, lợi nhuận;
Nhà nước làm tốt vai trò kiến tạo phát triển thông qua đổi mới cơ chế, chính
sách, thể chế và các hỗ trợ cần thiết, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh
tế hoạt động. Phát huy tinh thần tự chủ, tự lực của dân cư nông thôn, lấy nông dân làm
chủ thể của quá trình phát triển;
Lấy liên kết sản xuất và tiêu thu làm trung tâm của quá trình tái cơ cấu ngành
nông nghiệp; tập trung phát triển kinh tế hợp tác và thu hút các thành phần kinh tế làm
nhiệm vụ hàng đầu.
Câu hỏi 3: Mục tiêu chung để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp là
gì?
Trả lời:
Thực hiện tái cơ cấu để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững cả về kinh
tế, xã hội và môi trường nhằm: nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của
ngành; cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và
bảo vệ môi trường sinh thái; phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu

quả, chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và
đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
2


Câu hỏi 4: Tái cơ cấu trong Phát triển chế biến nông, lâm, thủy sản và
ngành nghề nông thôn gắn với đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và thúc đẩy
tiêu thụ sản phẩm như thế nào?
Trả lời:
Tạo điều kiện để các cơ sở chế biến đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng
sản phẩm, phát triển sản xuất các sản phẩm có giá trị cao, giảm dần tỷ lệ xuất khẩu
các sản phẩm thô, sơ chế. Sắp xếp lại các cơ sở quy mô nhỏ; khuyến khích đầu tư mở
rộng, nâng cấp, từng bước hiện đại hóa các cơ sở sơ chế, chế biến; đầu tư xây dựng
các kho lạnh để bảo quản, lưu trữ nguyên liệu và sản phẩm chế biến. Hỗ trợ các địa
phương xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung theo quy hoạch; kết hợp cơ chế
chính sách và các biện pháp hành chính đẩy nhanh tiến độ di dời các cơ sở sơ chế, chế
biến gây ô nhiễm vào khu, cụm công nghiệp. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các
chính sách khuyến công, chính sách hỗ trợ đổi mới công nghiệp, thiết bị đối với các
doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh;
Triển khai quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, tập trung các ngành
nghề có thế mạnh về nguyên liệu, thị trường, truyền thống sản xuất, tạo ra sản phẩm
có chất lượng, hiệu quả, có lợi thế cạnh tranh cao và có triển vọng phát triển lâu dài;
kết hợp giữa sản xuất thủ công với công nghệ hiện đại, nguyên liệu tự nhiên với nhân
tạo; chú y khôi phục, phát triển các nghề và làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc
văn hóa gắn với dịch vụ du lịch để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động
nông thôn.
Câu hỏi 5: Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới được
thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Cùng với phát triển sản xuất, tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng nông

thôn, kết nối nông thôn với thành thị. Phát triển các khu đô thị nhỏ, các cụm dân cư
với cách thức tổ chức cuộc sống tương tự như dân cư thành thị;
Hỗ trợ đầu tư tập trung và đồng bộ cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, chương
trình, giáo trình, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề,… theo
các nghề trọng điểm đã được quy hoạch đối với các trường cao đẳng nghề, trung cấp
nghề; mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao công nghệ mới,
chuyển giao các kỹ thuật và quy trình sản xuất mới cho các hộ nông dân; nhân rộng
các mô hình tốt trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề cho các làng
nghề, các vùng sản xuất chuyên canh, tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn;
Nâng cấp, phát triển cả về quy mô và chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở, nhất
là cấp huyện; tuyên truyền thuyết phục để khôi phục niềm ti của người dân vào chất
lượng các dịch vụ y tế tuyến cơ sở bằng các kết quả thiết thực;
3


Bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa, chuyển đổi các làng
nghề có điều kiện thành các điểm du lịch, kết nối các tuyến du lịch trong vùng và giữa
các vùng lân cận;
Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hình thức sản xuất thủ công
truyến thống, công nghệ thấp ở các làng nghề; xử lý có hiệu quả tình trạng ô nhiễm
môi trường từ rác thải; chất thải do hoạt động trồng trọt, chăn nuôi ở khu vực nông
thôn;
Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn.
Câu hỏi 6: Những chỉ tiêu phải thực hiện để đạt được tiêu chí về hệ thống
tổ chức chính trị xã hội vững mạnh( tiêu chí số 18)?
Trả lời:
Cán bộ, công chức của xã đạt chuẩn theo quy định.
Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở theo quy định.
Đảng bộ, chính quyến xã đạt tiêu chuẩn” trong sạch, vững mạnh” .
Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.

Câu hỏi 7: Những chỉ tiêu phải thực hiện để đạt được tiêu chí về thủy lợi
( tiêu chí số 3)?
Trả lời:
Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh được hiểu là:
đê hoặc bờ bao được xây dựng đạt chuẩn về phòng chống bão, triều cường và nước
dâng theo quy định; đối với công trình tưới tiêu phải đáp ứng được yêu cầu tưới, tiêu
chủ động cho sản xuất lúa, màu, cây công nghiệp hàng năm và nuôi trồng thủy sản
hoặc làm muối; cấp nước sinh hoạt, thoát nước dễ dàng,..
Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa đạt 45%( chỉ tiêu này
áp dụng tùy vào điệu kiện của từng địa phương).
Câu hỏi 8: Phạm vi bảo vệ đối với kênh thủy lợi trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh được quy định như thế nào?
Trả lời:
Phạm vi vùng phụ cận của kênh được tính từ mép kênh ra đất liền mỗi bên:
- Kênh tạo nguồn đến cấp I: tối thiểu là 15 mét.
- Kênh cấp II: tối thiểu là 10 mét.
- Kênh cấp III: lấy theo hiện trạng bờ kênh, tối thiểu là 3 m.

4


Câu hỏi 9: Xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản thì chủ cơ sở nuôi trồng
thủy sản phải có nghĩa vụ như thế nào?
Trả lời:
Không xả nước thải, chất thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra môi
trường;
Không vứt động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm,
chết ra môi trường;
Chữa bệnh, thu hoạch hoặc xử lý động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu
mắc bệnh truyền nhiễm, chết và áp dụng các biện pháp khác theo hướng dẫn của cơ

quan quản lý chuyên ngành thú y;
Khai báo dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của
Luật Thú y; cung cấp thông tin về dịch bệnh động vật thủy sản theo yêu cầu của cơ
quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;
Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường nuôi, dụng cụ nuôi trồng thủy sản
theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
Xử lý, tiêu hủy động vật thủy sản bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh;
Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu hỏi 10: Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm như thế nào trong
công tác xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn?
Trả lời:
Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;
Chỉ đạo nhân viên thú y cấp xã, tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm tra, giám
sát chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện cách lý động vật mắc bệnh, thống kê
số lượng động vật mắc bệnh, động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật; phối hợp với
cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện lấy mẫu bệnh phẩm;
Tổ chức phòng bệnh bằng vaccine, chống dịch bệnh, chữa bệnh động vật theo
hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
Quyết định và chỉ đạo tiêu hủy động vật trong ổ dịch bệnh động vật; vệ sinh,
khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động
vật;
Tổ chức việc kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào ổ
dịch bệnh động vật.

5



×