Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

CÂU hỏi KIỂM TRA, sát HẠCH môn KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH THI CÔNG CHỨC HUYỆN ( CHỨC DANH CÔNG CHỨC tài CHÍNH kế TOÁN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.24 KB, 5 trang )

CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH
MÔN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
(Đối với chức danh công chức Tài chính – Kế toán)
* Câu 1. Hiện tại kế toán ngân sách cấp xã thực hiện hạch toán kế
toán theo phương pháp “kế toán đơn” hay “kế toán kép” và áp dụng chế độ
kế toán ngân sách xã theo quy định nào? Nhiệm vụ kế toán là gì?
Trả lời:
- Hiện tại kế toán ngân sách cấp xã thực hiện hạch toán kế toán theo
phương pháp “kế toán kép” và thực hành, hạch toán chứng từ sổ sách ngân sách
cấp xã thực hiện theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính, đã sửa đổi bổ sung theo thông tư số 146/2011/TT-BTC
ngày 26/10/2011 của Bộ Tài chính.
- Theo quy định tại Điều 5 Luật Kế toán năm 2003, nhiệm vụ kế toán là:
Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công
việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp,
thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài
sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp
phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
* Câu 2. Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán tối thiểu là mấy năm?
Trả lời:
Theo Điều 40 Luật số 03/2003/QH11 của Luật kế toán, tài liệu kế toán
phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:
Tối thiểu năm năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành
của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ
kế toán và lập báo cáo tài chính.
Tối thiểu mười năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ
kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác;


Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan
trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
* Câu 3: Dự phòng ngân sách được trích bao nhiêu % so với tổng chi
ngân sách nhà nước; Dự phòng ngân sách nhà nước được sử dụng trong các
trường hợp nào và thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách?
Trả lời:
Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 quy định tại Điều 9.
1. Dự toán chi ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền
địa phương được bố trí khoản dự phòng từ 2% đến 5% tổng số chi để chi phòng
chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc


phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán; Chính phủ
quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, định kỳ báo cáo Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất; Ủy ban nhân dân
quyết định sử dụng dự phòng ngân sách địa phương, định kỳ báo cáo Thường
trực Hội đồng nhân dân, báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất; Đối
với cấp xã, Ủy ban nhân dân quyết định sử dụng dự phòng ngân sách xã, định kỳ
báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, báo cáo Hội đồng nhân dân
tại kỳ họp gần nhất.
Chính phủ quy định phân cấp thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng
ngân sách trung ương và dự phòng ngân sách địa phương.
2. Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được tập quỹ dự trữ tài chính từ
các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách, bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng
năm và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật. Quỹ dự trữ tài
chính được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu chi khi nguồn thu chưa tập trung kịp
và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách; trường hợp đã sử dụng hết dự phòng
ngân sách thì được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để chi theo quy định của Chính
phủ nhưng tối đa không quá 30% số dư của quỹ.
Mức khống chế tối đa của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp do Chính phủ

quy định.
* Câu 4: Kỳ kế toán được quy định như thế nào? Thời gian chỉnh lý
quyết toán ngân sách cấp xã quy định đến hết ngày, tháng nào và phần kết
dư ngân sách xã được xử lý ra sao?
Trả lời:
- Tại điểm 3, Phần V, Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ
Tài chính, kỳ kế toán quy định là tháng, quý và năm.
+ Tháng tình từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
+ Quý tính từ ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của quý.
+ Năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12.
- Tại điểm 5, Phần V, Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ
Tài chính, thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách cấp xã đến hết ngày 31 tháng
01 năm sau.
- Tại điểm 8, Phần V, Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ
Tài chính, phần kết dư ngân sách cấp xã hàng năm được chuyển vào thu ngân
sách năm sau 100%.
* Câu 5: Việc thanh toán vốn tạm ứng đối với hợp đồng đầu tư xây
dựng cơ bản được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại Điều 10, Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài
chính, thanh toán vốn tạm ứng đối với hợp đồng thi công xây dựng như sau:
- Hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 20%
giá trị hợp đồng;
2


- Hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu
bằng 15% giá trị hợp đồng;
- Hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 10%
giá trị hợp đồng.

* Câu 6: Dự toán nguồn 13 (kinh phí thực hiện tự chủ) cuối năm nếu
phần chi thấp hơn so với dự toán được giao, kế toán xử lý như thế nào?
Trả lời:
Theo Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của
Bộ Tài chính và Bộ nội vụ, phần kinh phí tiết kiệm được xử lý như sau:
- Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động;
- Chi khen thưởng: Chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá
nhân theo kết quả công việc và thành tích đóng góp ngoài chế độ khen thưởng
theo quy định hiện hành của Luật Thi đua khen thưởng;
- Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể: Hỗ trợ các hoạt động đoàn thể;
hỗ trợ các ngày lễ, tết, các ngày kỷ niệm (kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam, ngày
thương binh liệt sỹ, ngày quân đội nhân dân... ), trợ cấp khó khăn thường xuyên,
đột xuất; trợ cấp ăn trưa, chi đồng phục cho cán bộ, công chức và người lao
động của cơ quan; trợ cấp hiếu, hỷ, thăm hỏi ốm đau; trợ cấp nghỉ hưu, nghỉ mất
sức; hỗ trợ cho cán bộ, công chức và người lao động trong biên chế khi thực
hiện tinh giản biên chế; chi khám sức khỏe định kỳ, thuốc y tế trong cơ quan; chi
xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi.
* Câu 7: Các hành vi bị nghiêm cấm trong kế toán?
Trả lời:
Theo Điều 14 Luật số 03/2003/QH11 của Luật kế toán, các hành vi bị
nghiêm cấm trong kế toán là:
1. Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai
man, tẩy xóa tài liệu kế toán.
2. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông
tin, số liệu kế toán sai sự thật.
3. Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan
đến đơn vị kế toán.
4. Huỷ bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ
quy định tại Điều 40 của Luật này.
5. Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng

thẩm quyền.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn đe dọa, trù dập người làm kế toán trong
việc thực hiện công việc kế toán.
3


7. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế
toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản, trừ doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh
doanh cá thể.
8. Bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu
chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 và Điều 53 của Luật này.
9. Các hành vi khác về kế toán mà pháp luật nghiêm cấm.
* Câu 8: Phần thu khác trên địa bàn xã không có trong dự toán được
giao, kế toán xử lý như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003
của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà
nước, quy định:
1. Các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thu, nộp và sử dụng ngân sách nhà
nước phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán theo đúng chế độ kế
toán nhà nước; quyết toán đầy đủ, kịp thời và trung thực các khoản thu, chi phát
sinh; sử dụng hoá đơn, chứng từ thu, chi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài
chính;
2. Nghiêm cấm các cấp chính quyền, tổ chức và cá nhân tự giữ lại nguồn
thu của ngân sách nhà nước hoặc dùng nguồn ngân sách nhà nước cấp để lập
quỹ ngoài ngân sách trái quy định của pháp luật.
Do đó tất cả các nguồn thu trên địa bàn xã đều phải nộp vào Kho bạc nhà
nước đúng theo quy định.
* Câu 9: Chữ viết và số sử dụng trong kế toán, nội dung
chứng từ kế toán được quy định như thế nào?

Trả Lời:
- Theo Điều 12 Luật số 03/2003/QH11 của Luật kế toán. Chữ viết và chữ
số sử dụng trong kế toán được quy định như sau:
1. Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng
tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính ở Việt
Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
2. Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số ả-Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9;
sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi
còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn
vị.
- Theo Điều 17 Luật số 03/2003/QH11 của Luật kế toán. Nội dung chứng
từ kế toán được quy định như sau:
1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
4


d) Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số;
tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên
quan đến chứng từ kế toán.
2. Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1
Điều này, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại
chứng từ.
* Câu 10: Những hành vi nào vi phạm pháp luật về ngân sách?
Trả lời:

Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, quy định tại Điều 72. Những hành vi
sau đây là những hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách:
1. Che dấu nguồn thu, trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ nộp ngân
sách nhà nước;
2. Cho miễn, giảm, nộp chậm các khoản nộp ngân sách và sử dụng nguồn
thu trái quy định hoặc không đúng thẩm quyền,
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, làm thiệt hại đến nguồn
thu ngân sách và tài sản của Nhà nước;
4. Thu sai quy định của pháp luật;
5. Chi sai chế độ, không đúng mục đích, không đúng dự toán ngân sách
được giao;
6. Duyệt quyết toán sai quy định của pháp luật;
7. Hạch toán sai chế độ kế toán của Nhà nước và Mục lục ngân sách nhà
nước;
8. Tổ chức, cá nhân được phép tự kê khai, tự nộp thuế hoặc đề nghị hoàn
thuế mà kê khai sai, nộp sai;
9. Quản lý hóa đơn, chứng từ sai chế độ; mua bán, sửa chữa, làm giả hóa
đơn, chứng từ; sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;
10. Trì hoãn việc chi ngân sách, quyết toán ngân sách;
11. Các hành vi khác trái với quy định của Luật này và những văn bản
pháp luật có liên quan.

5



×