Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Báo cáo thực tập hệ thống đèn điện tại công ty thế minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.72 MB, 46 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ II

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
HỆ: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
KHÓA: 2014 – 2019
Đề tài:

BÁO CÁO THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐÈN ĐIỆN
TẠI BỆNH VIỆN UNG BỨU CỦA CÔNG TY THẾ
MINH
Sinh viên thực hiện

: PHẠM THANH TÂM

Mã sinh viên

: N14DCDT254

Lớp

: D14CQKD02 – N

Giáo viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN TRỌNG HUÂN

TP.HCM, tháng 08 năm 2018



HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ II

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
HỆ: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
KHÓA: 2014 – 2019
Đề tài:

BÁO CÁO THỰC TẬP HỆ THỐNG ĐÈN ĐIỆN
TẠI BỆNH VIỆN UNG BỨU CỦA CÔNG TY THẾ
MINH
Sinh viên thực hiện

: PHẠM THANH TÂM

Mã sinh viên

: N14DCDT254

Lớp

: D14CQKD02 – N

Giáo viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN TRỌNG HUÂN


TP.HCM, tháng 08 năm 2018


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy ThS. Nguyễn
Trọng Huân đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Kỹ thuật Điện tử 2, trường Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến
thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập
không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu bài báo cáo mà còn là hành trang quý báu
để em bước vào đời một cách vững chắc, nhiệt huyết và tự tin.
Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty TNHH xây dựng và xây lắp điện Thế
Minh nói chung và em xin cám ơn anh Sơn, anh Duy cùng tất cả các anh/chị trong phòng
thi công đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em có cơ hội thực tập tại công ty. Qua
công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích để giúp ích cho công việc
sau này của bản thân.
Vì kiến thức bản thân và thời gian còn hạn chế, trong quá trình thực tập tại công ty ,
hoàn thiện bài báo cáo thực tập này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận
được những ý kiến đóng góp từ cô cũng như quý anh/chị tại công ty.
Cuối cùng em kính chúc quý cô dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc.
Đồng kính chúc các anh, chị trong công ty TNHH xây dựng và xây lắp điện Thế Minh
luôn mạnh khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc và cuộc sống.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực tập

PHẠM THANH TÂM


NHẬN XÉT BÀI LÀM

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 08 năm 2018.


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Phối cảnh cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM sau khi hoàn thành...........6
Hình 1.2: Mặt bằng khu vực tầng 1 đến tầng 4 của Bệnh viện Ung Bứu cơ sở 2...........6
Hình 1.3: Mặt bằng khu vực tầng 5 đến tầng 10 của Bệnh viện Ung Bứu cơ sở 2 ........7
Hình 2.1: Tủ điện cung cấp điện....................................................................................8
Hình 2.2: Máy phát điện cho xí nghiệp..........................................................................9
Hình 2.3: Hệ thống chiếu sáng điện đường..................................................................10
Hình 2.4: Hệ thống thu lôi cho căn hộ.........................................................................10

Hình 2.5: Hình nền khởi động phần mềm AutoCAD 2017..........................................13
Hình 2.6: Các bước để đọc bản vẽ điện công trình.......................................................14
Hình 2.7: Bản vẽ hệ thống điện công trình...................................................................15
Hình 2.8: Bản vẽ ghi chú ký hiệu một số thiết bị thường dùng....................................16
Hình 2.9: Các thiết bị thường được bố trí trong hệ thống điện công trình....................16
Hình 2.10: Ví dụ về cách đi dây công tắc trong điện công trình..................................17
Hình 2.11: Các kiểu đi dây của hệ thống điện công trình.............................................18
Hình 2.12: Ví dụ về ổ cắm điện công trình..................................................................19
Hình 2.13: Sơ đồ nguyên lý một hệ thống công trình...................................................20
Hình 2.14 : Hệ thống máng tại Bệnh viện Ung Bứu cơ sở 2........................................21
Hình 2.15 : Hệ thống đèn chiếu sáng phòng 2 giường.................................................22
Hình 2.16: Hệ thống đèn chiếu sáng phòng 3 giường..................................................22
Hình 2.17: Hệ thống chiếu sáng hành lang và phòng trực............................................23
Hình 2.18: Hệ thống công tắc phòng 3 giường............................................................24
Hình 2.19: Hệ thống công tắc Phòng 1 giường............................................................24


Hình 2.20: Hệ thống công tắc phòng trực....................................................................25
Hình 2.21: Quy định kết nối ống âm sàn với máng cáp...............................................25
Hình 2.22: Quy định kết nối ống nổi với máng cáp.....................................................26
Hình 2.23: Quy định kết nối đế với ống dây điện........................................................26
Hình 2.24: Bản vẽ chiếu sáng đang thi công................................................................28
Hình 2.25: Thi công kéo điện chiếu sáng tại bệnh viện................................................29
Hình 2.26: Dây điện treo chờ thả xuống lafong kết nối với đèn chiếu sáng.................29
Hình 2.27: Bản vẽ ổ cắm trục 21 – 24 của công trình..................................................30
Hình 2.28: Dây ổ cắm cùng với dây công tắc, điện nhẹ được kéo xuống đế................30
Hình 2.29: Dây điện được đưa về nơi để gắn tủ điện...................................................31
Hình 2.30: Máy đo độ phóng điện................................................................................31
Hình 2.31: Nắp máng đường dây điện.........................................................................32
Hình 2.32: Thang máng...............................................................................................32

Hình 2.33: Cắt nắp máng.............................................................................................33
Hình 3.1: Bản vẽ thiết kế hệ thống chiếu sáng công trình............................................34
Hình 3.2: Bản vẽ Shop hệ thống chiếu sáng công trình thi công..................................34


LỜI MỞ ĐẦU
1. Mục đích báo cáo.

Trong thời đại Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa cùng với sự phát triển của hệ thống
hạ tầng kỹ thuật như hiện nay đòi hỏi một nguồn nhân lực với yêu cầu cao về kỹ năng:
vừa vững về lý thuyết và thành thạo về thực hành.
Trước đòi hỏi thực tế của sản suất và xã hội như vậy đòi hỏi ngành kỹ thuật phải có
những bước phát triển vượt bậc đáp ứng nhu cầu của sản xuất và xã hội bắt kịp xu thế xã
hội.
Chúng em những sinh viên ngành kỹ thuật ngoài kiến thức đã được nắm bắt ở
trường cần phải có những kiến thức thực tế ngoài xã hội. Thời gian thực tập chính là cơ
hội và thử thách giúp chúng em áp dụng được những kiến thức đã học vào thực tế.
Thực tập là giai đoạn quan trọng trong quá trình học tập, đó là thời gian chúng em
có thể hiểu rõ và sâu hơn, thực tế hóa lý thuyết học trong trường và được bổ sung những
kiến thức mới, có thêm kinh nghiệm trong công việc.
Thông qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH xây dựng và xây lắp điện Thế
Minh, địa chỉ 196/1/15 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
và được ban lãnh đạo công ty cử xuống công trình “Bệnh viện Ung Bứu cơ sở 2” em đã
học hỏi được rất nhiều về công việc của một kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp
tương lai.
2. Đối tượng báo cáo.

Thi công hệ thống đèn điện tại bệnh viện Ung Bứu cơ sở 2 của công ty TNHH xây
điện và xây lắp điện Thế Minh.
3.


Phạm vi báo cáo.

- Phạm vi nội dung: Thực hiện và thi công lắp đặt hệ thống đèn điện, ổ cắm tại bệnh
viện Ung Bứu cơ sở 2 của công ty TNHH xây dựng và xây lắp điện Thế Minh.
- Phạm vi không gian: Tại văn phòng thi công của công ty TNHH xây dựng và xây
lắp điện Thế Minh tại Bệnh viện Ung Bứu cơ sở 2.
4. Kết quả thực tập.

* Về kiến thức.
- Hiểu và trình bày đúng nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các thiết bị
điện, khái niệm cơ bản, quy ước sử dụng trong ngành Điện công nghiệp và Điện dân
dụng.
SVTH: PHẠM THANH TÂM

LỚP: D14CQKD02 – N

Trang 7


- Đọc và hiểu được các bản vẽ thiết kế của ngành điện, phân tích được nguyên lý các bản
vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điểu khiển.
- Hiểu và vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và phụ tải điện xác
định (Phân xưởng, một thiết bị máy móc, một hộ dùng điện, một tòa nhà,…).
- Hiểu và vận dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện.
- Vận dụng được những kiến thức cơ bản và chuyên môn đã học để giải thích các thiết
bị điện. Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để giải thích tình
huống trong lĩnh vực điện công nghiệp dân dụng.
- Tiếp cận được những kiến thức chuyên sâu và có thể theo học ở các bậc học cao hơn
của một ngành điện công nghiệp và dân dụng.

* Về kỹ năng.
- Lắp đặt và tổ chức lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống cấp điện của một xí
nghiệp, căn hộ, tòa nhà, nhà xưởng…
- Sữa chữa, bảo trì và chỉnh định các thiết bị điện trên các dây chuyền sản suất, điện
chiếu sáng, điện máy móc đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật.
- Phán đoán đúng và sữa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều
khiển tự động.
- Vận hành được các hệ thống điều khiển tự động.
- Đọc, hiểu bản vẽ và tự lắp đặt bố trí các đường dây điện, thiết bị điện.
- Có khả năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.
5. Kết cấu khóa luận.

Nội dung bài báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 phần như sau.
Chương 1: Tổng quan về đề tài.
Chương 2: Hệ thống điện công trình.
Chương 3: Thết kế một hệ thống điện công trình.

SVTH: PHẠM THANH TÂM

LỚP: D14CQKD02 – N

Trang 8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1. Giới thiệu về công ty.

- Tên công ty: Công ty TNHH xây dựng và xây lắp điện Thế Minh.

- Trụ sở chính: 136 Nguyễn Văn Hường, P. Thảo Điền, Q.2, Tp. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: (84-028) 36365575 – 36365576.

Fax: (84-028) 35192135.

- Email:
- Website: www.theminh.com
1.1. Lịch sử thành lập và phát triển.
Thành lập theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 0303502175 được cấp bởi
Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh lần đầu ngày 24/09/2004 và đăng kí thay
đổi lần thứ chín ngày 17/09/2015.
Công ty TNHH xây dựng và xây lắp điện Thế Minh (gọi tắt là Công ty Thế Minh) là
nhà thầu cung cấp và lắp đặt hệ thống Cơ Điện Lạnh, được thành lập vào tháng 9 năm
2014. Khởi đầu, Công ty TNHH xây dựng và xây lắp điện Thế Minh là một nhà thầu thực
hiện các dự án vừa và nhỏ. Sau nhiều năm kinh nghiêm và nỗ lực không ngừng, Công ty
Thế Minh đã từng bước phát triển.
Công ty TNHH xây dựng và xây lắp điện Thế Minh cung cấp các dịch vụ chuyên
nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế qua việc áp dụng các hệ thống và phương
pháp phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015 cho các công trình
xây dựng mà Công ty tham gia.
Công ty TNHH xây dựng và xây lắp điện Thế Minh đã áp dụng, duy trì và cái tiến
thường xuyên Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và đã được
Công ty QMS Certification Services kiểm tra đánh giá vào ngày 23/03/2018 và cấp giấy
chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001:2015 ngày
23/03/2015 theo giấy chứng nhận số 017-02175Q đính kèm.
1.2. Các ngành kinh doanh chính.
Lĩnh vực hoạt động của công ty: là nhà thầu Cơ Điện chuyên cung cấp và lắp đặt các
hệ thống:
- Hệ thống điện.
- Hệ thống thông tin liên lạc.

SVTH: PHẠM THANH TÂM

LỚP: D14CQKD02 – N

Trang 9


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

- Hệ thống điều hòa không khí và thông gió.
- Hệ thống cấp thoát nước.
- Hệ thống bảo vệ báo động.
- Hệ thống báo cháy và chữa cháy.
-…
Cho các công trình nhà máy tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, và các cao ốc
thương mại và dân dụng cao cấp.
1.3. Sơ đồ hoạt động công ty
- Sơ đồ tổ chức công ty:

SVTH: PHẠM THANH TÂM

LỚP: D14CQKD02 – N

Trang 10


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Sơ đồ tổ chức công trường.


SVTH: PHẠM THANH TÂM

LỚP: D14CQKD02 – N

Trang 11


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

2. Nội dung thực tập.

2.1. Địa điểm thực tập.
- Tên công trình “Bệnh viện Ung Bứu cơ sở 2”, 39059 Xa Lộ Hà Nội, Long Thạnh
Mỹ, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

SVTH: PHẠM THANH TÂM

LỚP: D14CQKD02 – N

Trang 12


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Hình 1.1: Phối cảnh cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM sau khi hoàn thành.

Hình 1.2: Mặt bằng khu vực tầng 1 đến tầng 4 của Bệnh viện Ung Bứu cơ sở 2.

SVTH: PHẠM THANH TÂM


LỚP: D14CQKD02 – N

Trang 13


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Hình 1.3: Mặt bằng khu vực tầng 5 đến tầng 10 của Bệnh viện Ung Bứu cơ sở 2.
- Quy mô công trình:
- Tổng diện tích xây dựng 5,5 ha.
- Tòa nhà gồm 10 tầng, có 2 tầng hầm và sân đỗ dành cho trực thăng khoảng 300m 2
trên tầng thượng.
- Bệnh viện có tổng diện tích sàn xây dựng là 120000m2.
2.2. Thuyết minh công việc.
- Ngày 25/06/2018 – 01/07/2018: Đi dây ánh sáng khu vực các phòng trục 4 – 8 của
tầng 9.
- Ngày 02/07/2018 – 08/07/2018: Đi dây ánh sáng khu vực các phòng trục 16 – 20
của tầng 9.
- Ngày 02/07/2018 – 08/07/2018: Đi dây ánh sáng khu vực hành lang, phòng trực và
khu xéo của tầng 9.
- Ngày 09/07/2018 – 15/07/2018: Đi dây ổ cắm điện, ổ cắm TV đèn exit khu vực các
phòng của trục 4 – 9 của tầng 9.
- Ngày 16/07/2018 – 22/07/2018: Đi dây ổ cắm điện, ổ cắm TV đèn exit khu vực các
phòng của trục 15 – 20 của tầng 9.
- Ngày 23/07/2018 – 29/07/2018: Lắp hệ thống máng khu vực tầng 8.
SVTH: PHẠM THANH TÂM

LỚP: D14CQKD02 – N

Trang 14



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

- Ngày 30/07/2018 –05/08/2018: Đậy nắp máng cáp điện khu vực đã kéo.

SVTH: PHẠM THANH TÂM

LỚP: D14CQKD02 – N

Trang 15


CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐIỆN CÔNG TRÌNH THI CÔNG

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐIỆN CÔNG TRÌNH THI CÔNG
1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống cơ điện M&E.

Trong hệ thống cơ điện M&E (Mechanical & Electrical), có rất nhiều hạng mục
trong đó bao gồm hệ thống điện hay còn gọi là điện nặng (Electrical) và hệ thống điện nhẹ
ELV (Extra Low Voltage systems) là 2 hạng mục quan trọng không thể thiếu trong các
công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Hệ thống điện chiếm khoảng 40 – 60%
khối lượng của phần M&E (tùy từng dự án, thậm chí có thể lên tới 70 – 80%).
Các hệ thống này mang lại các lợi ích và tiện dụng rất lớn, đáp ứng được mọi yêu
cầu cho người sử dụng và Chủ đầu tư công trình.
Hệ thống điện động lực truyền tải nguồn điện đến các hộ, các phụ tiêu thụ điện. Biến
năng lượng điện thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng để phục vụ
mục đích của người sử dụng.
1.1. Hệ thống điện bao gồm các phần.
1.1.1. Hệ thống điện động lực.


Hình 2.1: Tủ điện cung cấp điện.

SVTH: PHẠM THANH TÂM

LỚP: D14CQKD02 – N

Trang 16


CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐIỆN CÔNG TRÌNH THI CÔNG

Là hệ thống cấp nguồn chính (Main Power Supply) cho các hộ tiêu thụ điện như các
công trình dân dụng và công nghiệp chính bao gồm.
- Các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 220kV/0.4kV và các tủ đóng
cắt chính MSB (Main Switch Board).
- Các trạm biến áp, tủ đo lường, đồng hồ điện, cáp trung thế, cáp hạ thế.
- Các hệ thống các tủ điện phân phối (Submain Power Supply) cấp điện cho động
lực, sản suất, sinh hoạt,… có thể có thêm hệ thống điều chỉnh điện áp AVR (Automatic
Voltage Regulator system).
- Hệ thống công tắc ổ cắm điện (Socket Outlet system).
1.1.2. Hệ thống máy phát và nguồn dự phòng (Backup Generator system).

Hình 2.2: Máy phát điện cho xí nghiệp.
Bao gồm: Máy phát điện, bồn dầu, hệ thống bơm dầu, ống dẫn cấp dầu, tủ ATS, tủ
hòa đồng bộ.
Hệ thống aquy dự phòng UPS cho các hộ phụ tải loại 1 như bệnh viện, trung tâm
thông tin viễn thông, nhà quốc hội,…
1.1.3. Hệ thống điện chiếu sáng (Lighting system).
Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt, chiếu sáng sản suất kinh doanh, chiếu sáng mỹ thuật,

trang trí đô thị, quảng cáo, chiếu sáng đường phố đô thị,…
SVTH: PHẠM THANH TÂM

LỚP: D14CQKD02 – N

Trang 17


CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐIỆN CÔNG TRÌNH THI CÔNG

Hệ thống chiếu sáng chỉ dẫn và chiếu sáng sự cố (Emergency Lighting, Exit
Lighting & Sign Boards).

Hình 2.3: Hệ thống chiếu sáng điện đường.
1.1.4. Hệ thống thu lôi, thoát sét và tiếp đất (Lightning Protection system).

Hình 2.4: Hệ thống thu lôi cho căn hộ.
SVTH: PHẠM THANH TÂM

LỚP: D14CQKD02 – N

Trang 18


CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐIỆN CÔNG TRÌNH THI CÔNG

Hệ thống tiếp đất là tập hợp các vật thể có khả năng dẫn điện ở bất kì hình dạng nào
(kim loại dạng ống, thanh, dây, tấm hoặc điện cực than chì,…) được bố trí tiếp xúc với đất
được nối lại với nhau bởi các dây kim loại, tạo với đất sự liên kết về điện, có một điện trở
xác định. Các dây nối dẫn điện dùng để nối mạng tiếp đất bới các kết cấu kim loại và thiết

bị cần được tiếp đất cũng là một bộ phận của hệ thống tiếp đất. Hệ thống tiếp dất có thể
chia ra nhiều chức năng như: Tiếp đất chống sét, tiếp dất công tác, tiếp đất bảo vệ.v.v.
Bao gồm: Hệ thống cọc tiếp đất, thanh tiếp đất, hộp kiểm tra, đai đẳng thế, dây dẫn
sét, bộ đếm sét, kim thu sét. Việc thiết kế, chọn vật liệu, phương thức tiếp đất cần dựa trên
cơ sở tính toán và đặc điểm địa hình cụ thể.
Hệ thống thu lôi thoát sét là nơi đón nhận và làm tiêu tán dòng điện do sét đánh trực
tiếp. Mỗi dây dẫn đi xuống đều phải được nối với hệ thống tiếp đất và phải được liên kết
tốt về điện. Một hệ thống tiếp đất chống sét tốt sẽ chịu được dòng sét đánh, làm tiêu tán
dòng điện một cách nhanh chóng và an toàn. Một yêu cầu quan trọng hàng đầu là hệ
thống tiếp đất chống sét trực tiếp là phải có giá trị điện trở tiếp đất nhỏ hơn 10 Ohm. Hệ
thống tiếp đất chống sét phải đảm bảo tiêu tán dòng sét, quá áp và không gây nguy hiểm
do điện áp bước gây ra.
1.1.5. Hệ thống đèn báo không.
Bao gồm: Bộ điều khiển, đèn báo không, hệ thống lắp đèn. Hệ thống đèn báo không
lắp đặt bắc buộc tại các công trình cao tầng như các tòa nhà, cao ốc, cột Antena,…
1.1.6. Hệ thống điện mặt trời (Sola system).
Có thể lắp đặt từ các hộ gia đình cho đến công trình, tổ hợp các công trình hoặc khu
dân cư, công nghiệp. Thường lắp tại các đảo, các khu vực xa trung tâm không có mạng
lưới điện quốc gia.
1.2. Hệ thống cơ bao gồm các phần.
1.2.1. Hệ thống cấp nước.
Hệ thống nước bên trong (Hệ thống cấp nước ăn uống, sinh hoạt, hệ thống cấp nước
sản xuất, hệ thống cấp nước chữa cháy) bao gồm: Đường ống dẫn nước vào, hố đồng hồ
đo nước, mạng lưới đường ống chính, ống nhánh, ống phân phối nước dẫn đến các dụng
cụ vệ sinh, thiết bị sản xuất và thiết bị chữa cháy, … Tuỳ theo lưu lượng của áp lực hệ
thống cấp nước bên ngoài, chức năng của công trình và quy trình công nghệ mà hệ thống
cấp nước bên trong còn có: máy bơm, két nước áp lực, két nước khí nén, bể chứa nước
được bố trí ở bên trong hay ở gần công trình. Ngoài ra, trên đường ống phân phối bố trí hệ
thống các van nhằm khống chế (van khóa, van một chiều, van phao), điều tiết lưu lượng
(van cân bằng), áp lực (van giảm áp, đồng hồ đo áp lực).

Hệ thống cấp nước ngoài bao gồm: trạm bơm cấp nước, mạng lưới đường ống chính
và ống phân phối, đồng hồ nước.
SVTH: PHẠM THANH TÂM

LỚP: D14CQKD02 – N

Trang 19


CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐIỆN CÔNG TRÌNH THI CÔNG

1.2.2. Hệ thống thoát nước.
Nước thải được thu gom từ các thiết bị dùng nước (thiết bị vệ sinh; thiết bị dân dụng
khác: máy giặt, máy rửa chén; mương, rãnh thu nước) thông qua hệ thống ống thoát trước
khi được thoát ra ngoài. Tùy theo mức độ ô nhiễm của nguồn nước thoát mà nước thải
này được xử lý trước khi thải ra cống thoát chung của khu vực.
1.2.3. Hệ thống xử lý nước thải.
Toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt, sản xuất sau khi qua bể tự
hoại, bể tách dầu mỡ sơ cấp sẽ được thu gom và tập trung về hầm bơm của trạm xử lý
nước thải. Tùy theo yêu cầu, mức độ, quy mô của từng dự án mà chọn các phương pháp
xử lý cho phù hợp.
Bao gồm các phương pháp sau:
- Phương pháp xử lý cơ học: lắng đọng tự nhiên,
- Phương pháp xử lý sinh học: nhóm vi sinh kỵ khí và hiếu khí,
- Phương pháp xử lý hóa học: keo tụ, khử trùng,
1.2.4. Hệ thống chữa cháy.
Hệ thống PCCC là một trong những hệ thống quan trọng của hệ thống M&E trong
bất kỳ công trình nào. Hệ thống PCCC mang lại lợi ích lớn cho nhà đầu tư, cũng như
người sử dụng nhằm bảo vệ và giảm thiểu thiệt hại về con người và tài sản khi có sự cố
cháy nổ xảy ra. Tùy công năng sử dụng của công trình, của khu vực có nguy cơ cháy mà

bố trí thiết bị phòng cháy chữa cháy cho phù hợp.
1.2.5. Hệ thống điều hòa, thông gió.
Theo chức năng, chế độ hoạt động và yêu cầu về môi trường vi khí hậu, hệ thống
điều hòa không khí của các tòa nhà được thiết kế theo một giải pháp tổng thể, có khả năng
tạo ra môi trường vi khí hậu thích hợp cho từng khu vực trong tòa nhà, đáp ứng được các
tiêu chuẩn thông dụng trên thế giới. Theo quan điểm đó, hệ thống điều hòa không khí cho
tòa nhà được thiết kế để đảm bảo những chỉ tiêu cơ bản sau đây:
- Đảm bảo những thông số nhiệt độ, độ ẩm, độ trong sạch của không khí trong tòa
nhà theo tiêu chuẩn tiện nghi của con người trong mọi điều kiện thời tiết. Nhiệt độ và độ
ẩm ở các phòng có thể đặt và duy trì ở các mức khác nhau tùy theo yêu cầu của người sử
dụng.
- Lượng không khí sạch do hệ thống điều hòa không khí cung cấp đảm bảo mức tối
thiểu 20 ¸ 30m3/h người.
- Không khí trong tòa nhà được tổ chức thông thoáng hợp lý với mục đích tránh các
hiện tượng như không khí từ các khu vệ sinh,... lan truyền đến nơi khác hoặc không khí
nóng ẩm bên ngoài lọt vào tòa nhà gây ra hiện tượng đọng sương trong các phòng.
SVTH: PHẠM THANH TÂM

LỚP: D14CQKD02 – N

Trang 20


CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐIỆN CÔNG TRÌNH THI CÔNG

- Hệ thống điều hoà không khí có khả năng tự động điều chỉnh công suất theo tải
nhiệt thực tế của tòa nhà tại từng thời điểm nhằm mục đích nâng cao hiệu suất của hệ
thống và tiết kiệm chi phí vận hành.
- Các thiết bị của hệ thống có độ tin cậy cao, vận hành đơn giản và thuận tiện khi
bảo dưỡng và sửa chữa.

- Toàn bộ hệ thống được thiết kế, lắp đặt không ảnh hưởng đến nội thất và kiến trúc
của công trình. Độ ồn do hệ thống gây ra không ảnh hưởng đến các khu vực của tòa nhà
và các khu vực xung quanh.
2. Tìm hiểu bản vẽ điện công trình.

2.1. Tìm hiểu về phần mềm AutoCAD.
2.1.1. Giới thiệu chung về phần mềm.

Hình 2.5: Hình nền khởi động phần mềm AutoCAD 2017
AutoCAD là phần mềm ứng dụng CAD để vẽ (tạo) bản vẽ kỹ thuật cho thiết kế 2D
hay 3D, được phát triển bởi tập đoàn Autodesk. Phần mềm này được giới thiệu lần đầu

SVTH: PHẠM THANH TÂM

LỚP: D14CQKD02 – N

Trang 21


CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐIỆN CÔNG TRÌNH THI CÔNG

tiên vào tháng 11 năm 1982 tại hội chợ COMDEX và đến tháng 12 năm 1982 công bố
phiên bản đầu tiên.
Autodesk AutoCAD là một trong những ứng dụng thiết kế trên máy tính mạnh nhất,
với công cụ này ta có thể vẽ đồ họa 2D, 3D, vẽ kỹ thuật hay thiết kế gần như bất cứ điều
gì trong mọi lĩnh vực hoạt động với độ chính xác tuyệt vời.
2.1.2. Các phiên bản của Autodesk AutoCAD.
Các phiên bản của AutoCAD chạy trên Microsft Windows bao gồm các phiên bản:
R13, R14, CAD2000, CAD2004, CAD2005, CAD 2006, CAD2007, CAD2008,
CAD2009, CAD2010, CAD2011, CAD2012, CAD2013, CAD2014, CAD2015,

CAD2016, CAD2017 và mới nhất hiện nay là AutoCAD 2018.
2.1.3. Ứng dụng của phần mềm.
Phần mềm AutoCAD làm việc trong một số chuyên ngành lĩnh vực phổ biến: Cơ
khí, kiến trúc, dân dụng, điện tử.
- Cơ khí: Chuẩn bị kế hoạch cho máy móc và thiết bị cơ khí.
- Kiến trúc: Xây dựng kế hoạch cho các tòa nhà dân cư và thương mại.
- Xây dựng và dân dụng: Lập kế hoạch để sử dụng trong việc thiết kế và xây dựng
đường xá, cầu cống, hệ thống thoát nước và các dự án lớn khác.
- Điện: Làm việc với thợ điện để chuẩn bị sơ đồ bố trí hệ thống điện hệ thống dây
điện.
- Điện tử: Cũng chuẩn bị sơ đồ hệ thống dây điện để sử dụng trong việc tạo, lắp đặt
và sửa chữa các thiết bị điện tử.
2.2. Cách đọc bản vẽ một công trình.

SVTH: PHẠM THANH TÂM

LỚP: D14CQKD02 – N

Trang 22


CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐIỆN CÔNG TRÌNH THI CÔNG

Hình 2.6: Các bước để đọc bản vẽ điện công trình.
Bước 1: Đảm bảo các bản vẽ cần thiết.
- Bản vẽ thể hiện bố trí các thiết bị chiếu sáng trong, ngoài nhà.
- Bản vẽ thể hiện bố trí ổ cắm, tủ điện điều khiển.
- Bản vẽ thể hiện cách đi dây nguồn chính (đoạn từ đồng hồ điện đến các tủ điện
tầng).
- Bản vẽ bổ trí các nguồn đặc biệt khác (như cửa cuốn, cổng, máy bơm nước, máy

lạnh, quạt hút, …).
- Bản vẽ sơ đồ nguyên lý.

Hình 2.7: Bản vẽ hệ thống điện công trình.
Bản thiết kế giống như một sự cam kết giữa các bên với nhau về những công việc
mà họ sẽ thực hiện. Nếu thiếu một trong số các bản vẽ nêu trên thì chắc chắn sẽ có một
vài công việc chưa được quy định rõ. Tất cả các bản vẽ này bên thiết kế có thể dễ dàng
cung cấp cho chúng ta.
Bước 2: Đọc bảng ghi chú ký hiệu.
SVTH: PHẠM THANH TÂM

LỚP: D14CQKD02 – N

Trang 23


CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐIỆN CÔNG TRÌNH THI CÔNG

Đây là bảng quy định về cách kí hiệu các thiết bị như đèn, ổ cắm, máy lạnh, của
thiết kế. Tùy từng bản vẽ tùy từng thiết kế sẽ có bảng ghi chú ký hiệu riêng.

Hình 2.8: Bản vẽ ghi chú ký hiệu một số thiết bị thường dùng.
Bước 3: Đọc cách bố trí thiết bị.
Đây là phần quen thuộc nhất mà ta thường làm và cũng rất quan trọng. Thông qua
việc xác định cách bố trí của các thiết bị sẽ giúp ta đưa ra các phương án hợp lý khi thi
công.

SVTH: PHẠM THANH TÂM

LỚP: D14CQKD02 – N


Trang 24


CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐIỆN CÔNG TRÌNH THI CÔNG

Hình 2.9: Các thiết bị thường được bố trí trong hệ thống điện công trình
Các yếu tố cần xác định của một thiết bị là:
- Vị trí lắp đặt.
- Cách lắp đặt (trên trần, tường, sàn) và cao độ (nếu có).
- Kích thước, hình dạng thực tế (có thể tìm qua internet).
- Các thông số kèm theo.
Bước 4: Đọc cách đi dây.
Chúng ta sẽ chia thành các phần sau:
- Phần chiếu sáng.
- Phần nguồn cho ổ cắm và các thiết bị đặc biệt (máy bơm, máy nước nóng,…).
- Phần cho điều hòa không khí (máy lạnh, quạt hút,…).
* Phần chiếu sáng.
Các điểm mà bạn cần lưu ý gồm:
- Đèn được điều khiển bởi công tắc nào, thuộc cụm công tắc nào, vị trí ở đâu.
- Nguồn cấp cho cụm công tắc đó ký hiệu là gì.
* Ví dụ cụ thể:

SVTH: PHẠM THANH TÂM

LỚP: D14CQKD02 – N

Trang 25



×