Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tài liệu ôn thi cấp 3 môn ngữ văn tổng hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.46 KB, 20 trang )

Bếp lửa
Tác giả tên thật là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941. Quê ở huyện
Thạch Thất – Hà Nội. Bằng Việt làm thơ từ những năm 1960 và thuộc thế hệ nhà
thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông trong trẻo mượt
mà, thường khai thác những kỉ niệm và mơ ước của tuổi trẻ. Hiện nay ông là chủ
tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.
Bài thơ Bếp lửa được Bằng Việt sáng tác vào năm vào năm 1963, khi tác
giả đang là sinh viên theo học ngành luật ở Liên Xô cũ. Bài thơ được in trong
tập Hương Cây-Bếp lửa (1968), đây là tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu
Quang Vũ. Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ
gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể
hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà, đối với gia
đình, quê hương và đất nước. Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm, tự sự
và bình luận, thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền
với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi một kỉ niệm, xảm xúc, suy nghĩ về
bà và tình bà cháu. Mạch cảm xúc của bài thơ: Bài thơ là lời tâm sự của người
cháu hiếu thảo ở phương xa gửi về người bà, bài thơ được mở ra với hình ảnh
bếp lửa, từ đó gợi về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, từ những kỉ niệm tuổi
thơ ấy người cháu nay đã trưởng thành suy thấu hiểu cuộc đời bà, về lẽ sống
giản dị mà cao quý của bà, cuối cùng người cháu gửi niếm nhớ mong về với bà,
mạch cảm xúc đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm.
Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho cảm xúc để người cháu nhớ về bà. Khi
nhớ về quê hương, người ta thường nhớ về những kỉ niệm gắn liền trong quá
khứ như dòng sông, bến đò, cây đa,…Đối với Bằng Việt, dòng hồi tưởng được
bắt đầu với hình ảnh thân thương ấm áp “Bếp lửa”:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”.
Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn sương sớm” gợi tả hình ảnh bếp lửa có thật được
cảm nhận bằng thị giác, ẩn hiện trong màn sương giữa không gian mênh mông
của buổi sớm tinh mơ. Từ “ấp iu” vừa diễn tả công việc nhóm bếp, vừa gợi đôi
bàn tay dịu dàng, kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa.


từ nồng đượm còn gợi tình yêu thương, sự che chở,ôm ấp của lòng bà. Điệp ngữ
“một bếp lửa” kết hợp từ láy “chờn vờn” gợi lên thật sống động hình ảnh bếp lửa
lung linh gần gũi, thân thuộc trong mỗi gia đình VN. Hình ảnh “biết mấy nắng
mưa” không chỉ đơn thuần nói đến thời tiết mà còn cho thấy cuộc đời lận đận,
vất vả, lo toan của bà. Hình ảnh bếp lửa rất tự nhiên ấy đã đánh thức dòng hồi
tưởng của người cháu về bà, trong lòng đứa cháu đi xa trào dâng tình cảm nhớ
thương bà mãnh liệt. Chữ “thương” đi với chữ “bà” là hai thanh bằng đi liền
nhau tạo ra âm vang như ngân dài xao xuyến, như một nỗi nhớ trải dài của người
cháu đối với bà.


Từ hình ảnh bếp lửa, bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ sống bến
bà. Kí ức đưa người cháu trở về với những năm “đói mòn đói mỏi”, đó là những
năm tháng bị bao phủ bởi bóng đen ghê sợ của nạn đói năm 1945. Thành ngữ
“đói mòn đói mỏi” gợi cái đói kéo dài, cái đói ấy đã làm mỏi mệt, kiệt sức con
ngựa gầy rạc cùng với người bố đánh xe:
“Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”.
Trong những năm tháng ấy tuổi thơ của người cháu có nhiều gian khổ thiếu thốn
nhọc nhằn:
“Lên bốn tuổi trong đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi”.
Những năm tháng ấy đã gây cho người cháu một nỗi ám ảnh, người cháu nhớ
nhất là mùi khói bếp để “nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”, cho dù những năm
tháng trôi qua nhưng kí ức ấy đã trở thành một vết thương lòng đâu dễ nguôi
ngoai. Từ mùi khói bếp, người cháu nhớ đến âm thanh quen thuộc của tiếng
chim tu hú trong suốt 8 năm ròng cùng bà nhóm lửa, đó là những kỉ niệm đầy ắp
âm thanh,ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê
hương:
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa”.

Tiếng chim tu hú là tiếng chim quen thuộc trên cánh đồng quê mỗi độ hè về.
Tiếng chim tu hú như giục giã khắc khoải khiến lòng người trỗi dậy bao hoài
niệm nhớ mong: “Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”. Tiếng tu hú cũng gợi ra
không gian bao la, buồn vắng, tình cảnh vắng vẻ và nhớ mong của hai bà cháu:
“Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”.
Đặc biệt người cháu còn nhớ đến những năm tháng đau thương, vất vả, những
năm “giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”. “Mẹ cùng cha công tác bận không về”,
mặc dù phải trải qua những hoàn cảnh khắc nghiệt, thiếu thốn tình cảm cha mẹ
nhưng tuổi thơ của cháu vẫn luôn ấm áp bởi người cháu luôn sống trong tình yêu
thương, sự cưu mang, yêu thương, chăm sóc của bà. Bên bếp lửa bà hay “kể
chuyện những ngày ở Huế”, bà còn “bảo cháu nghe”, “bà dạy cháu làm”, “bà
chăm cháu học”. Bà thay thế lấp đầy tất cả những thiếu thốn của cuộc đời cháu,
bà là sự kết hợp cao quý giữa tình cha, nghĩa mẹ, công thầy. Bà là chỗ dựa tinh
thần vững chắc cho cháu, làm tròn nhiệm vụ hậu phương để người đi xa công tác
được yên lòng:
“Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yêu”.
Chữ “bà” với chữ “cháu” được điệp lại 4 lần gợi tình bà cháu quấn quýt, yêu
thương. Như vậy hình ảnh bà chính là hình ảnh của người bà, người mẹ VN với
đức tính cần cù, nhẫn nại, chịu thương chịu khó.


Từ những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu suy ngẫm về bà và
hình ảnh bếp lửa. Trước hết là những suy ngẫm về cuộc đời của bà. Hình ảnh bà
luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa:
“Rồi sớm rồi chiều….
…. Chứa niềm tin dai dẳng”.

Hình ảnh bếp lửa đã được thay thế bằng hình ảnh ngọn lửa cụ thể hơn mang ý
nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm và sự sống. Cái bếp lửa mà bà
nhen mỗi sớm, mỗi chiều không chỉ bằng nhiên liệu mà còn bằng ngọn lửa của
tình yêu thương luôn ủ sẵn trong lòng bà, ngọn lửa của niềm tin dai dẳng, ngọn
lửa thắp lên niềm tin, ý chí, hy vọng và nghị lực. Điệp ngữ “một ngọn lửa” nhấn
mạnh tình yêu thương ấm áp mà bà dành cho cháu. Hình ảnh bà trong tâm hồn
nhà thơ không chỉ là người nhóm lửa, người giữ lửa mà còn là người truyền lửa
– ngọn lửa của niềm tin, sự sống, tình yêu thương cho các thế hệ nối tiếp. Trong
suy ngẫm của người cháu, bà là một người phụ nữ tần tảo, nhẫn nại, chịu
thương, chịu khó, giàu đức hi sinh:
“Lận đận đời bà….
….Những tâm tình tuổi nhỏ”.
Cuộc đời của bà là một cuộc đời lận đận, gian truân, vất vả, trải qua nhiều nắng
mưa, năm tháng “mấy chục năm rồi”, đó cũng là hình ảnh của bao người phụ nữ
VN trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Trong khổ thơ thứ 6, điệp ngữ “nhóm”
được ngữ nhóm được nhắc lại 4 lần mang những ý nghĩa khác nhau. Từ nhóm
trong câu thơ: “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” là một động từ để chỉ hành
động làm cho lửa bén lên, cháy sáng lên, đồng thời cho thấy hình ảnh bếp hoàn
toàn có thật. Thế nhưng từ “nhóm” trong những câu thơ tiếp theo:
“Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”,
Lại mang ý nghĩa ẩn dụ diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà. Bà
không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng,
tỏa sáng trong mỗi gia đình. Bà đã nhóm lên, khơi dậy niềm yêu thương, những
kí ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời mỗi con người. Bà đã truyền hơi ấm tình
người, khơi dậy trong tâm hồn cháu tình yêu thương ruột thịt, tình cảm sẻ chia,
tình đoàn kết với làng xóm, rộng ra là tình yêu quê hương đất nước. Bà nhóm
bếp lửa vào mỗi sớm mai là nhóm lên niềm tin, sự sống, tình yêu thương, những
kí ức đẹp trong lòng cháu. Và như vậy hình ảnh bếp lửa đơn sơ giản dị đã mang

ý nghĩa khái quát trở thành ngọn lửa trong trái tim – một ngọn lửa ẩn chứa niềm
tin và sức sống của con người. Tiếp đó người cháu suy ngẫm về hình ảnh bếp
lửa, đó là bếp lửa kì lạ thiêng liêng, bếp lửa mà bà nhen mỗi sớm:
“Ôi kì là và thiêng liêng bếp lửa”.
Câu thơ cảm thán với cấu trúc đảo thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như khám
phá ra một điều kì diệu giữa cuộc sống bình dị. Bếp lửa đã trở thành biểu tượng
của tình yêu thương, của sức sống, của niềm tin. Nó có sức tỏa sáng mãnh liệt để
nâng bước ta đi trên con đường tới tương lai. Bếp lửa là hình ảnh của quê hương,


của đất nước trong lòng người đi xa, hướng người ta về cội nguồn, những truyền
thống đạo lí tốt đẹp của con người VN.
Kết thúc bài thơ là những dòng bộc lộ trực tiếp tình cảm tha thiết của
người cháu đối với bà và hình ảnh bếp lửa. Cho dù có gặp phải khoảng cách về
không gian, thời gian, những cám dỗ vật chất ở một nơi xa xôi “khói trăm tàu”,
“lửa trăm nhà”, “niềm vui trăm ngả” nhưng vẫn không thể làm cháu ngôi ngoai
nhớ về bà và hình ảnh bếp lửa. Người cháu không quên được những lận đận đời
bà, tấm lòng ấm áp của bà, những tận tụy hy sinh vì tình nghĩa của bà. Đó là đạo
lí thủy chung cao đẹp của con người VN được nuôi dưỡng trong tâm hồn con
người từ thuở ấu thơ. Bài thơ kết thúc bằng câu hỏi tu từ: “Sớm mai này bà
nhóm bếp lên chưa?”. Câu hỏi tu từ ấy gợi cho người đọc cảm nhận như có mọt
nỗi nhớ khắc khoải, thường trực, một nỗi nhớ không nguôi về bà. Nhớ về bà
cũng chính là nhớ về quê hương, nhớ về cội nguồn. Bài thơ chứa đựng một ý
nghĩa triết lí sâu sắc: Những gì thân thiết của tuổi thơ mỗi con người đều có sức
tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời, tình yêu
thương và lòng biết ơn bà chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn
bó với gia đình, quê hương, đất nước.

Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận tên khai sinh là Cù Huy Cận (1919-2005). Quê ở làng Ân Phú,

huyện Vụ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một cây bút nổi tiếng trong phong trào
Thơ mới với tập “Lửa thiêng”(1940). Ông tham gia Cách mạng từ năm 1945,
sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ nhiều trọng trách trong chính quyền Cách
mạng, đồng thời là một nhà thơ tiêu biểu trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Huy
Cận được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
vào năm 1996.
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác trong chuyến đi thực tế của
tác giả ở vùng mỏ Quảng Ninh vào năm 1958, đây là thời kì cuộc kháng chiến
chống Pháp đã kết thúc thắng lợi và miền Bắc đang bước vào xây dựng Chủ
nghĩa Xã hội. Bài thơ được in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”(1958), thuộc
thể thơ 7 chữ tự do. Bài thơ là một khúc tráng ca về lao động và thiên nhiên đất
nước giàu đẹp. Trong bài thơ có hai nguồn cảm hứng bao trùm và hài hòa với
nhau, đó là cảm hứng về lao động và cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ, sự thống
nhất giữa hai nguồn cảm hứng này được thể hiện qua kết cấu và hệ thống hình
ảnh của bài thơ, sự thống nhất ấy còn tạo ra những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ,
lung linh như những bức tranh sơn mài trong bài thơ này. Về nội dung, bài thơ
khắc họa nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và
con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và
cuộc sống. Về nghệ thuật, tác giả đã thành công khi sáng tạo hình ảnh thơ bằng


sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo, âm hưởng các câu thơ khỏe
khoắn, hào hùng, lạc quan.
Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi hoàng hôn thật huy hoàng,
tráng lệ, đầy sức sống. Trước hết là cảnh hoàng hôn trên biển được tác giả miêu
tả bằng một hình tượng độc đáo:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”.
Bằng các hình ảnh so sánh, nhân hóa với sự liên tưởng tượng thú vị, Huy Cận đã
miêu tả rất thực sự chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm khiến cảnh biển về

đêm thật kì vĩ, tráng lệ. Hình ảnh “mặt trời” được tác giả so sánh như “hòn lửa”
gợi hình ảnh mặt trời đỏ rực, tràn đầy sức sống. Đặc biệt, tác giả sử dụng nghệ
thuật nhân hóa với các từ “cài”, “sập” để cho ta thấy thiên nhiên vũ trụ như một
ngôi nhà lớn, màn đêm buông xuống như một cánh cửa không lồ với các lượn
sóng là then cài cửa. Có thể thấy thiên nhiên, vũ trụ đang đi vào trạng thái nghỉ
ngơi. Để phác họa được một bưc tranh thiên nhiên đẹp đến như vậy hẳn nhà thơ
phải là một người có cặp mắt tinh tế với một trái tim nhạy cảm. Màn đêm buông
xuống đã khép lại không gian của một ngày. Giữa lúc thiên nhiên vũ trụ đang đi
vào trạng thái nghỉ ngơi thì ngược lại, con người bắt đầu lao động:
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.
Sự đối lập này đã làm nổi bật tư thế lao động của con người trước biển cả. Từ
“đoàn thuyền” gợi không khí làm ăn tập thể bởi không phải chỉ có một con
thuyền đơn độc ra khơi mà là cả một đoàn thuyền cùng nhau ra khơi. Từ “lại”
vừa biểu thị sự lặp lại tuần tự, thường xuyên mỗi ngày của công việc đánh cá,
vừa biểu thị sự đối lập: thiên nhiên vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi đối lập với
con người lao động. Hình ảnh “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” là ẩn dụ cho
tiếng hát của con người có sức mạnh làm căng cánh buồm. Câu hát là niềm vui,
niềm say sưa hứng khởi của những con người lao động lạc quan yêu nghề, say
mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu Tổ Quốc.
Khổ thơ thứ hai bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” nói về những câu hát làm
nổi bật một nét tâm hồn của người dân chài:
“Hát rằng cá bạc biển đông lặng
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”.
Đoàn thuyền đánh cá ra khơi với một khí thế hào hứng, mạnh mẽ, sôi nổi tràn
ngập trong câu hát. Họ hát khúc ca để ca ngợi sự giàu có của biển cả, hát bài ca
gọi cá vào lưới, mong muốn đánh bắt được nhiều cá.
Bốn khổ thơ tiếp theo là cảnh đoàn thuyền đánh cá về đêm trên biển. Khổ

thơ thứ ba là cảnh biển rộng lớn mênh mông, khoáng đạt trong đêm trăng sáng.
Trên mặt biển đó có một con thuyền đang băng băng lướt đi trên sóng:


“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
Tác giả đã sử dụng hình ảnh nói quá:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lươt giữa mây cao với biển bằng”,
gợi cho ta thấy hình ảnh con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la giờ
đây qua cái nhìn của nhà thơ đã trở nên lớn lao, kì vĩ, ngang tầm vũ trụ. Con
thuyền ấy thật đặc biệt có gió là người cầm lái, còn trăng là cánh buồm, điều đó
gợi sự hòa quyện, nhịp nhàng của đoàn thuyền với biển trời thiên nhiên. Con
thuyền ấy băng băng lướt sóng ra khơi để “dò bụng biển”, công việc đánh cá
được “dàn đan”, sắp xếp như một thế trận hào hùng:
“Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
Tư thế và khí thế của những người ngư dân thật mạnh mẽ, đầy quyết tâm giữa
không gian bao la của biển trời. Như vậy tầm vóc của con người và đoàn thuyền
đã được nâng lên, hòa nhập vào kích thước của thiên nhiên vũ trụ. Những hình
ảnh thơ thật lãng mạn, bay bổng và con người có tâm hồn cũng thật vui vẻ phơi
phới. Công việc lao động nặng nhọc của những người dân chài đã trở thành một
bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng với thiên nhiên.
Khổ thơ thứ tư đã cho ta thấy vẻ đẹp nên thơ và sự giàu có của biển. Huy
Cận đã ngợi ca sự giàu có của biển cả bằng cách liệt kê tên của các loài cá dưới
biển như: “Cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song”. Đó đều là những loài cá quý, đem
lại giá trị kinh tế cao. Biển không chỉ giàu mà còn đẹp, biển đẹp một cách thơ
mộng. Khi màn đêm buống xuống, trăng bắt đầu lên, giữa không gian bao la

sóng nước, vầng trăng tỏa ánh sáng dịu dàng, mờ ảo xuống mặt biển, khiến cho
mặt biển mang một vẻ đẹp thật nên thơ. Huy Cận đã miêu tả màu sắc của các
loài cá bằng một loạt các tính từ chỉ màu sắc: “Lấp lánh, đen hồng, vàng chóe”.
Vẻ đẹp nên thơ của mặt biển hòa cùng với màu sắc của muôn loài cá dưới biển
đã tạo nên một bức tranh sơn mài tuyệt đẹp đầy màu sắc và chất lãng mạn. Hình
ảnh:
“Cá song lấp lánh đuốc đen hồng”,
quả là một hình ảnh ẩn dụ độc đáo gợi cho ta thấy những con cá song giống như
những ngọn đuốc đen hồng đang lao đi trong nước dưới ánh trăng lấp lánh. Tuy
nhiên “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe” lại là hình ảnh đẹp nhất. Trong đêm
trăng sáng, trăng soi bóng xuống mặt nước, những con ca quẫy đuôi như đang
quẫy ánh trăng tan ra vàng chóe. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng hình ảnh nhân
hóa:
“Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”.
Đêm được miêu tả như một sinh vật đại dương bởi nó thở, tiếng thở của đêm
chính là tiếng rì rào của sóng. Nhưng tưởng tượng của nhà thơ lại được cắt nghĩa
bằng một hình ảnh bất ngờ: “Sao lùa nước Hạ Long”, đây là một hình ảnh đảo


ngược, sóng biển đu đưa lùa bóng sao trời chứ không phải là bóng sao lùa sóng
nước. Có thể nói đây là một sáng tạo nghệ thuật của Huy Cận khiến cho cảnh
thiên nhiên thêm sinh động.
Khổ thơ thứ năm cho ta thấy tiếng hát căng tràn mặt biển, gọi cá vào.
Những người dân chài đã hát bài ca gọi cá vào với họ:
“Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”.
Câu thơ:
“Ta hát bài ca gọi cá vào”
gợi sự thân thiết, gợi niềm vui, yêu lao động. Bên cạnh đó hình ảnh “Gõ thuyền
đã có nhịp trăng cao” lại là một hình ảnh lãng mạn đầy chất thơ làm đẹp thêm

công việc đánh cá trên biển. Không phải con người gõ thuyền để xua cá vào lưới
mà là vầng trăng cao gõ, trong đêm trăng sáng, trăng in bóng xuống mặt biển,
sóng xô bóng trăng gõ vào mạn thuyền tạo nên nhịp điệu cho bài ca lao động. Có
thể thấy thiên nhiên đã cùng con người hòa đồng trong lao động. Biển không chỉ
giàu đẹp mà còn ân nghĩa thủy chung bao la như lòng mẹ, biển cung cấp cho con
người nhiều cá, nuôi lớn con người:
“Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”.
Hai câu thơ gợi sự giao hòa thân thiết giữa con người với biển trời quê hương.
Khổ thơ thứ sáu là bức họa khỏe khoắn về người dân chài. Một đêm trôi
đi thật nhanh trong nhịp điệu lao động hào hứng, hăng say:
“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay trùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”.
Những đôi bàn tay kéo lưới nhanh thoăn thoắt gợi lên vẻ đẹp rắn rỏi, khỏe mạnh
của những người dân chài khi kéo những mẻ lưới đầy cá nặng. Khi những mẻ
lưới vừa được kéo lên cũng là lúc bầu trời bắt đầu bừng sáng, những con cá với
những chiếc “vảy bạc đuôi vàng” quẫy dưới ánh sáng của rạng đông gợi lên
khung cảnh thật rực rỡ, huy hoàng, tươi đẹp. Câu thơ “Lưới xếp buồm lên đón
nắng hồng” tạo một sự nhịp nhàng giữa sự lao động của con người với sự vận
hành của vũ trụ. Dường như con người đang muốn chia sẻ niềm vui của mình
với ánh bình minh.
Khổ thơ cuối là cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về khi bình minh lên. Đoàn
thuyền đánh cá ra đi vào lúc hoàng hôn trong tiếng hát và trở về vào lúc bình
minh cũng trong tiếng hát:
“Câu hát căng buồm với gió khơi”.
Như vậy câu hát đã theo người dân chài trong suốt cuộc hành trình đi đánh cá.
Cấu trúc lặp như vậy tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, như một điệp khúc
ngân nga, nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương. Có lẽ câu hát



lúc ra đi thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng còn câu hát lúc trở về là câu hát vui
sướng trước thành quả lao động sau một đêm làm việc hăng say. Không chỉ co
hình ảnh câu hát được lặp lại, ta còn thấy hình ảnh mặt trời cũng xuất hiện. Nếu
như ở khổ thơ đầu là mặt trời của hoàng hôn thì ở khổ thơ này lại là mặt trời của
bình minh. Bình minh báo hiệu một ngày mới, báo hiệu một sự sống sinh sôi nảy
nở, là sự khởi đầu của những niềm vui, niềm hạnh phúc mà người dân chài có
được sau những chuyến hành trình vất vả. Đặc biệt ở khổ thơ cuối còn có một
hình ảnh rất hay và lãng mạn:
“Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”.
Đoàn thuyền ở đây sánh ngang với hình ảnh mặt trời. Đây là hình ảnh nhân hóa
đồng thời là một hình ảnh nói quá gợi khí thế lao động hào hứng, sôi nổi, mạnh
mẽ của những người dân chài. Dường như họ không cảm thấy mệt mỏi sau một
đêm lao động vất vả. “Đoàn thuyền” ở đây là một hình ảnh hoán dụ để chỉ người
dân chài, không phải đoàn thuyền chạy đua với mặt trời mà thực chất là con
người chạy đua cùng mặt trời và kết quả là con người đã chiến thắng, đã làm chủ
thiên nhiên. Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ nhưng lại mở ra một cảnh tượng
thật kì vĩ và chói lọi:
“Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.
Mặt trời từ từ nhô lên trên mặt biển, tỏa ánh sáng rực rỡ khiến cảnh biển bừng
sáng tạo nên một cảnh tượng tuyệt đẹp. Đoàn thuyền đánh cá trở về với những
khoang thuyền đầy ắp cá, mỗi mắt cá phản chiếu một mặt trời nhỏ, hàng vạn mắt
cá là hàng vạn mặt trời nhỏ. Đó thật sự là một cảnh tượng đẹp, huy hoàng. Hình
ảnh ấy cũng gợi cho ta thấy một cuộc sống hạnh phúc, no đủ sẽ đến với những
người dân chài.

Làng
Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài (1920-2007). Quê ông ở huyện Từ

Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Là nhà văn có sở trường viết truyện ngắn. Ông am hiểu và
gắn bó sâu sắc với nông thôn và người nông dân. Sáng tác của ông chủ yếu viết
về cuộc sống sinh hoạt ở nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân.
Truyện ngắn Làng được Kim Lân sáng tác trong thời kì đầu của cuộc
kháng chiến chống Pháp và được in lần đầu trên tạp chí văn nghệ năm 1948.
Truyện ngắn làng khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến của con người
thời kì kháng chiến, đó là tình cảm quê hương đất nước. Truyện cho thấy tình
yêu làng, yêu nước của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến
chống Pháp. Kim lân đã thành công khi xây dựng cốt truyện hợp lí, đặc sắc.
Truyện thuộc loại có cốt truyện tâm lí, không xây dựng trên các biến cốt sự kiện
bên ngoài mà chú trọng đến các tình huống bên trong nội tâm nhân vật, miêu tả
diễn biến tâm lí nhân vật, từ đó làm nổi rõ tính cách nhân vật và chủ đề tác


phẩm. Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai gắn liền với diễn biến cốt truyện.
Tình huống cơ bản của truyện làng là: ở nơi tản cư ông Hai một người nông dân
làng Chợ Dầu lúc nào cũng da diết nhớ về làng, tự hào hãnh diện về làng bỗng
bất ngờ nghe tin làng dầu của mình theo giặc. Đây là một tình huống đặc biệt,
gay gắt, một tình huống có tính chất thử thách nội tâm, đặt nhân vật ông Hai
trong tình huống ấy nhà văn đã thể hiện một cách sâu sắc và cảm động tình yêu
làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân VN trong thời kì
kháng chiến chống Pháp. Nhà văn Kim Lân đã khá thành công khi xây dựng
nhân vật ông Hai-một lão nông cần cù, chất phác, yêu mến, gắn bó với làng quê
như máu thịt, một lòng một dạ với kháng chiến, với cụ Hồ. Nhà văn đã đặt nhân
vật vào một tình huống độc đáo-tình huống có tính chất thử thách nội tâm để bộc
lộ rõ chiều sâu tâm trạng nhân vật, diễn biến tâm lí nhân vật được tác giả miêu tả
cụ thể, gợi cảm qua ý nghĩ, cảm giác, hành vi, ngôn ngữ…và qua các hình thức
trần thuật-đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. Ngôn ngữ của truyện mang
đậm tính khẩu ngữ, là lời ăn tiếng nói của người nông dân, lời trần thuật và lời
của nhân vật có sự thống nhất về sắc thái và giọng điệu do được trần thuật chủ

yếu ở điểm nhìn của nhân vật ông Hai, ngôn ngữ nhân vật ông Hai vừa mang nét
chung của người nông dân Bắc Bộ lại vừa đậm cá tính nhân vật nên rất sinh
động. Truyện được kể theo ngôi thứ ba, việc chọn ngôi kể như vậy đảm bảo tính
khách quan cho những sự việc được kể, gợi cảm giác chân thực cho người đọc.
Điểm nhìn trần thuật được đặt vào nhân vật ông Hai-nhân vật chính của tác
phẩm, vì vậy dù được kể theo ngôi thứ ba nhưng tác giả vẫn dễ dàng miêu tả một
cách tinh tế diễn biến tâm trạng ông Hai trong các tình huống khác nhau, tạo sự
chân thực, dễ đi sâu vào lòng người đọc. Nhà văn Kim lân thật tinh tế khi đặt tên
cho truyện ngắn của mình là làng, nhan đề làng tuy ngắn gọn chỉ là một danh từ
chung nhưng là một nhan đề giàu ý nghĩa, nhan đề ấy trước hết bộc lộ tình yêu
sâu sắc và cảm động của ông Hai đối với làng chợ Dầu của ông, đồng thời nhan
đề ấy cũng đã nói lên tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của những người
dân quê VN trong thời kì kháng chiến chống Pháp,tình yêu làng cũng chính là
tình yêu nước trung thành với kháng chiến, cái riêng đã hòa điệu trong cái chung
tạo cho tác phẩm một ý nghĩa sâu sắc, nhan đề ấy góp phần làm nổi bật chủ đề
của truyện. Truyện Làng kể về nhân vật ông Hai, một người nông dân làng chợ
Dầu, kháng chiến bùng nổ ông phải rời làng đi tản cư, ở nơi tản cư ông nhớ làng
da diết, rồi ông bất ngờ nghe tin làng mình theo giặc, ông lão vô cùng đau đớn,
tủi hổ, nhục nhã, suốt mấy ngày ông không dám đi đâu chỉ quanh quẩn trong nhà
với một tâm trạng nơm nớp lo sợ, ông lâm vào hoàn cảnh bế tắc khi bà chủ nhà
có ý đuổi khéo gia đình ông, trong ông diễn ra một cuộc xung đột nội tâm gay
gắt, rồi ông quyết định không về làng vì về làng là bỏ kháng chiến, để cho vơi đi
nỗi đau trong lòng, ông đã trò chuyện với đứa con nhỏ, ông đã xúc động đến trào
nước mắt khi nghe đứa con nói ủng hộ cụ Hồ, rồi cái tin làng Dầu ông theo giặc
được cải chính, ông đã vui sướng kheo với tất cả mọi người cái tin nhà ông bị
giặc đốt, làng ông đã chiến đấu dũng cảm.


Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai trước hết được thể hiện qua nỗi nhớ
làng của ông. Làng đối với ông Hai có một vị trí tinh thần đặc biệt, bởi vậy khi

phải xa làng đi tản cư lòng ông day dứt khôn nguôi. Ông ngày đêm khắc khoải
nhớ về nó, ông nhớ làng như nhớ một tình yêu, cứ mỗi lần nằm lên giường, vắt
tay lên trán là ông lại nghĩ về cái làng của ông, nhớ những ngày ở làng cùng anh
em đồng chí tham gia kháng chiến. Nỗi nhớ làng khiến ông thay đổi tâm tính:
“Lúc nào ông cũng thấy bực bội, ít nói, ít cười, cái mặt lúc nào cũng lầm lầm,
hơi một tí là gắt, hơi một tí là chửi”. Vì không thể trở về làng giữa lúc kháng
chiến đang ác liệt nên ông Hai thường ra phòng thông tin để nghe ngóng tình
hình chiến sự bởi nó có liên quan đến vận mệnh của làng ông. Khi nghe tin chiến
thắng vang dội khắp nơi, “ruột gan ông lão cứ múa cả lên”, đó là niềm vui của
một con người biết gắn bó tình cảm của mình với vận mệnh của toàn dân tộc, là
niềm vui mộc mạc của một tấm lòng yêu nước chân thành. Trong trái tim của
ông Hai lúc nào cũng có cả làng quê và đất nước, lúc nào hình ảnh ấy cũng trọn
vẹn và nặng đầy.
Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai còn được thể hiện rõ nét nhất qua
diễn biến tâm trạng của ông từ khi nghe tin dữ. Cái tin dữ “cả làng chúng nó Việt
gian theo Tây” từ miệng người đàn bà tản cư nói về làng của ông Hai đã khiến
ông lão sững sờ “ cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi
tưởng như đến không thở được”. Ống cố tỏ vẻ không đau đớn và dường như lờ
đi cái tin ấy, rồi ông cúi gằm mặt xuống mà đi. Về đến nhà ông nằm vật ra
giường, nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Ông thương các con
ông mới bằng ấy tuổi đã phải chịu tiếng là trẻ con làng Việt gian, ông căm giận
những kẻ làm tay sai cho giặc mà ông gọi là “chúng bay”. Lòng ông đau đớn
nhục nhã vô cùng. Sau khi đã trấn tĩnh lại, ông lão nghi ngờ: Làng ông khí thế
lắm cơ mà, toàn những người có tinh thần cả sao lại vậy được? Có lẽ đây là lần
đầu tiên ông dung lí trí để nghĩ về làng, để kiểm điểm từng người một cách vật
vã. Nhưng từ không tin đến nghi ngờ rồi ông lão buộc phải tin: “Thằng Chánh
Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi”. Bao nhiêu điều tự hào về làng
trước đấy của ông Hai giờ bỗng hoàn toàn sụp đổ. Từ lúc ấy trong tâm trí ông
cái tin dữ ấy xâm chiếm trở thành một nỗi ám ảnh nặng nề dau dứt, thường
xuyên trong ông. Suốt mấy ngày ông dám đi đâu chỉ quanh quẩn trong nhà với

một tâm trạng nơm nớp lo sợ, hễ thấy đám đông nào tụ tập nhắc đến hai chữ
“Việt gian:, “Cam nhông” là ông lại tự nhủ “Thôi lại chuyện ấy rồi”. Ông Hai rơi
vào hoàn cảnh bế tắc khi bà chủ nhà có ý đuổi khéo gia đình ông. Trong ông
diễn ra một cuộc xung đột nội tâm gay gắt, ông phải lựa chọn giữa về làng hay ở
lại, rồi ông đã quyết định ở lại vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Cuộc đấu
tranh nội tâm diễn ra gay gắt, song dù tình yêu làng của ông Hai có lớn lao đến
đâu cũng không thể tách rời tình yêu nước, ông dứt khoát: “Làng thì yêu thật
nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Ông Hai yêu làng đến như vậy mà
phải thù nó hẳn iển không còn đau đớn nào hơn. Để giải tỏa nỗi đau đớn trong
lòng, ông Hai đã trò chuyện với đứa con nhỏ, thực chất những lời tâm sự ấy là
những lời ông tự nhủ với chính mình. Không phải ngẫu nhiên mà ông muốn con


mình phải nhớ: “Nhà ta ở làng chợ Dầu”, có lẽ bởi ông muốn khẳng định tình
yêu tha thiết của mình vẫn hướng về làng chợ Dầu. Và khi đứa con nói ủng hộ
cụ Hồ Chí Minh muôn năm”, thì ông lão thực sự xúc động, “nước mắt ông lão
giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má”. Yêu làng, yêu nước nên ông muốn khắc
sâu vào trái tim bé bỏng của đứa con tấm lòng trung thành với kháng chiến, với
cụ Hồ. Tình cảm ấy thật sâu nặng, bền vững và thiêng liêng. Đến đây ta thấy rõ
tình yêu làng của ông Hai đã hòa nhập gắn bó với tình yêu nước rộng lớn, như
dòng sông cuồn cuộn đổ ra, hòa nhập với biển cả mênh mông.
Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai còn được thể hiện đầy đủ hơn qua
tâm trạng của ông khi nghe tin cải chính. Khi cái tin dữ làng ông theo giặc được
cải chính, ông Hai vui sướng vô cùng, cái mặt ông bỗng “tươi vui rạng rỡ hẳn
lên, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy”. Ông hào hứng chia quà cho các con. Rồi
ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người cái tin “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ.
Đối nhẵn!”. Hiếm có ai lại đi khoe nhà mình ị đốt như ông Hai, điều này dường
như đi ngược lại với tâm lí thông thường của người đời. Nhưng cũng dễ hiểu
thôi bởi trong sự cháy rụi của nhà ông là sự hồi sinh của một làng chợ Dầu
kháng chiến, một cái làng mà ông đã từng yêu và cũng là cái làng xứng đáng với

tình yêu ấy. Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai ta càng thấy rõ một điều rằng:
Cách mạng và kháng chiến đã làm nảy nở và phát triển những tình cảm cao đẹp
trong mỗi người nông dân VN, đó là tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu
nước, tấm lòng trung thành với kháng chiến với cụ Hồ.

Mùa xuân nho nhỏ
Nhà thơ Thanh Hải (1930-1980), tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn. Quê ở
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối cuộc
kháng chiến chống Pháp. Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền
văn học Cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. Thơ Thanh Hải có ngôn
ngữ trong sáng, giàu âm điệu, nhạc điệu, cảm xúc thiết tha, chân thành, bình dị
và sâu lắng.
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh Hải sáng tác vào tháng 11-1980
(được viết không lâu trước khi tác giả qua đời). Bài thơ thuộc thể thơ 5 chữ. Bài
thơ thể hiện niềm thiết tha yêu cuộc sống, gắn bó với đất nước, với cuộc đời và
ước nguyện chân thành của tác giả, mong muốn được cống hiên cho đất nước,
góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của đất nước. Mạch
cảm xúc của bài thơ bắt đầu từ những cảm xúc trước vẻ đẹp và sức sống của
mùa xuân thiên nhiên. Từ đó gợi lên cảm xúc và suy nghĩ về hình ảnh mùa xuân
của đất nước. Cuối cùng là những suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ mong
muốn hòa nhập cống hiến cho đời. Nhan đề “mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác
độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ, hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” là


biểu tượng cho những gì tinh túy đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con
người, nó thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa
cá nhân và cộng đồng, cuối cùng nó thể hiện ước nguyện chân thành của nhà
thơ, mong muốn là một mùa xuân nho nhỏ để góp phần vào mùa xuân lớn của
đất nước, cống hiến cho cuộc đời.
Cảm hứng xuân phơi phới của Thanh Hải đã dệt nên một bức tranh xuân rất

đẹp, đầy sức sống và tràn ngập niềm vui rạo rực. Bức tranh xuân mà tác giả vẽ
nên chỉ với một vài nét chấm phá nhưng vẫn đầy đủ hình ảnh, màu sắc và âm
thanh:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”.
Trong bức tranh ấy có một dòng sông xanh hiền hòa, làm nền cho sắc tím của
bông hoa-một màu tím đặc trưng của sứ Huế, tạo nên cảm giác mát dịu làm sao!
Ở câu thơ thứ nhất, tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ-đảo động từ “mọc”
lên đầu câu để làm nổi bật vẻ đẹp của bông hoa tím, đồng thời gợi sự vươn lên,
trỗi dậy và sức sống mãnh liệt của mùa xuân. Bức tranh ấy càng sống động hơn
bởi âm thanh vang vọng, rộn rã, tươi vui của tiếng chim chiền chiện. Tiếng chim
chiền chiện trong trẻo, ngân nga, lan tỏa khắp bầu trời, làm cho không khí của
mùa xuân trở nên náo nức lạ thường. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của
thiên nhiên được thể hiện qua cái nhìn trìu mến với cảnh vật, qua những lời bộc
lộ trực tiếp như lời trò chuyện với thiên nhiên “Ơi, hót chi mà”. Cảm xúc ấy còn
được thể hiện trong một động tác trữ tình vừa trân trọng, vừa thiết tha trìu mến
với mùa xuân: Đưa tay hững lấy từng giọt long lanh của tiếng chim chiền chiện.
Đặc biệt bằng sự cảm nhận tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ, nhà thơ đã tạo dựng
được một hình ảnh tuyệt đẹp, gợi ra sự liên tưởng phong phú cho người đọc về
âm thanh của tiếng chim chiền chiện:
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”.
“Giọt long lanh rơi” có thể hiểu là những giọt mưa, giọt sương của mùa xuân rơi
xuống những cành cây kẽ lá như những hạt ngọc. Ở đây “giọt long lanh rơi”
cũng có thể hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, đó chính là âm thanh
của tiếng chim chiền chiện. Âm mượt mà, trong cắt của tiếng chim thánh thót
như chuỗi ngọc long lanh, đọng lại làm thành từng giọt niềm vui, rơi xuống cõi
lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang rạo rực tình xuân. Như vậy từ

một hình tượng, một sự vật được cảm nhận bằng thính giác:
“Hót chi mà vang trời”,
Tác giả đã biến nó thành một sự vật có thể nhìn được bằng mắt-cảm nhận bằng
thị giác, bởi nó có hình khối, màu sắc:
“Từng giọt long lanh rơi”,
Và cuối cùng là cảm nhận bằng xúc giác:
“Tối đưa tay tôi hứng”.


Sự chuyển đổi cảm giác ấy là một sáng táo nghệ thuật gợi cảm từ con mắt tinh tế
của thi sĩ, Hình ảnh đưa tay “hứng” xiết bao yêu quý, nâng niu đã thể hiện được
cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trước cảnh thiên nhiên đất trời vào xuân.
Tóm lại, khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải đã tái hiện một
bức tranh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp, tràn đầy sức sống.
Khổ thơ thứ hai và thứ ba trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã cho ta
thấy cảm xúc của nhà thơ Thanh Hải trước mùa xuân của đất nước. Hai câu thơ:
“Mùa xuân người cầm súng”,
“Mùa xuân người ra đông”,
Nói về mùa xuân của đất nước với hai nhiệm vụ chính là chiến đấu và xây dựng.
Hình ảnh:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng”,
gợi liên tưởng đến hình ảnh những người chiến sĩ ra trận mang trên vai, trên
lưng những cành lá ngụy trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, trồi non của
mùa xuân. Ở hai câu thơ này, từ “lộc” còn khiến ta liên tưởng đến hình ảnh
người lính ra trận, mang theo sức sông của cả dân tộc. Chính màu xanh sức sống
đó đã tiếp thêm cho người lính sức mạnh, ý chí để họ vươn xa ra phía trước tiêu
diệt quân thù. Còn hình ảnh :
“Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ”,

Lại nói về những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm
những hạt mầm non trên những cánh đồng quê hương, từ “lộc” ở đây gợi cho ta
nghĩ tới những cánh đồng trải dài mênh mông với những chồi non mới nhú lên
xanh mướt từ những hạt thóc giống đầu xuân. Từ “lộc” là từ nhiều nghĩa, được
nhắc lại hai lần, đứng đầu hai câu thơ, nó vừa có nghĩa là trồi non, mầm non của
mùa xuân, vừa có nghĩa là sức sống, là niềm vui, niềm hạnh phúc, sự hứa hẹn và
may mắn. Ngoài ra từ “lộc” còn mang sức sống sức mạnh của con người. Như
vậy, có thể nói chính con người đã tạo nên sức sống của mùa xuân thiên nhiên,
đất nước. Trong hai câu thơ:
“Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”,
điệp ngữ “tất cả” nhấn mạnh sự đồng lòng nhất trí của mọi người trong mọi việc.
Đặc biệt, nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận mùa xuân đất nước bằng hai từ láy gợi
cảm “hối hả” và “xôn xao”. “Hối hả” là vội vã khẩn trương, liên tục không dừng
lại, còn “xôn xao”khiến ta nghĩ tới những âm thanh liên tiếp vọng về hòa lẫn với
nhau tạo nên âm thanh xao động. Đây chính là tâm trạng tác giả, là cái náo nức
trong tâm hồn. Tiếng lòng của tác giả như reo vui, náo nức trước tinh thần lao
động khẩn trương, hối hả của con người. Mùa xuân đất nước được làm nên từ
cái hối hả ấy, sức sống của đất nước, của dân tộc, cũng được tạo nên từ sự hối
hả, náo nức của ngươi cầm súng, người ra đồng. Nhà thơ tin tưởng vào tương lai
tươi sáng của đất nước cho dù trước mắt còn nhiều vất vả, khó khăn:
“Đất nước bốn nghìn năm


Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”.
Đất nước được tác giả hình dung bằng một hình ảnh so sánh thật đẹp, mang
nhiều ý nghĩa:
“Đất nước như vì sao”.

“Sao” là một nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp vĩnh hằng vượt qua mọi không gian
và thời gian, “sao” cũng là hình ảnh rạng ngời trên lá cờ Tổ quốc. Bằng hình ảnh
so sánh độc đáo ấy, Thanh Hải đã bộc lộc niềm tự hào về một đất nước Việt Nam
anh hùng và giàu đẹp. Đất nước mãi trường tồn, vĩnh cửu cùng vũ trụ, không
bao giờ mất đi, nhất định đất nước cũng sẽ tỏa sáng như những vì sao trong hành
trình đi đến tương lai rực rỡ, đi đến bến bờ hạnh phúc. Đó là ý chí quyết tâm,
niềm tin sắt đá, niềm tự hào của cả dân tộc. Ở câu thơ:
“Cứ đi lên phía trước”,
phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang
tiến lên phía trước, vượt qua mọi khó khăn để xây dựng đất nước giàu mạnh.
Khi đứng trước mùa xuân của đất nước, nhà thơ cảm thấy say mê, tự hào, tin
tưởng con người và cuộc sống quê hương đất nước khi vào xuân.
Khi đứng trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, nhà thơ mong muốn
hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của
mình cho cuộc đời chung. Ước nguyện của nhà thơ đã được bày tỏ một cách
chân thành qua những hình ảnh giản dị, tự nhiên, giàu ý nghĩa gây xúc động
trong lòng người đọc. Những hình ảnh ấy đẹp và giàu ý nghĩa bởi nhà thơ đã lấy
cái đẹp tinh túy của thiên nhiên để diễn tả vẻ đẹp của tâm hồn:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”.
Ở những khổ thơ trên ta thấy tác giả xưng “tôi” nhưng đến đây, tác giả lại sử
dụng đại từ xưng hô “ta”. Tác giả thay đổi đại từ xưng hô như vậy để cho ta thấy
ước nguyện cống hiến không còn là của riêng tác giả mà là ước nguyện chung
của nhiều người, trong đó có tác giả. Ước nguyện làm một “con chim hót” giữa
muôn ngàn tiếng chim vô tư để dâng tiếng hót làm vui cho đời, ước nguyện làm
“một nhành hoa” giữa rừng hoa rực rỡ để dâng hương sắc cho đời, ước nguyện
làm một “nốt trầm xao xuyến” trong bản hòa ca chung để ngợi ca quê hương đất
nước. Đặc biệt là ước nguyện làm một “mùa xuân nho nhỏ” để góp phần vào

mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời. Những hình ảnh bông hoa, tiếng chim
hót được tác giả phác họa ở phần đầu bài thơ giờ đây lại trở lại trong khổ thơ này
với giọng thơ êm ái, ngọt ngào. Cấu tứ lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ
và mang một ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho
đời là một lẽ tự nhiên. Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng điệp từ “ta” như một lời
khẳng định, nó như một tiếng lòng, một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình. Ước
nguyện cống hiến của nhà thơ và mọi người đã được đẩy lên thành một lẽ sống


cao đẹp, đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiêm tốn nhưng cũng vô cùng
mãnh liệt, bất chấp thời gian tuổi tác:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mười
Dù là khi tóc bạc”.
Ước nguyện cống hiến ấy vô cùng cháy bỏng nhưng được tác giả âm thầm “lặng
lẽ dâng cho đời”. “Nho nhỏ”, “lặng lẽ” là cách nói khiêm tốn, chân thành mà
giản dị, thái độ “lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường
nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý. Đặc biệt, ở khổ thơ này, tác giả sử
dụng điệp ngữ “dù là” như một lời khẳng định, quyết tâm, như một lời tự nhủ
với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi
mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của đất nước. Tóm lại,
qua khổ thơ thứ tư và thứ năm trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, ta thấy ước
nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ Thanh Hải.
Khổ thơ cuối bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải là
những lời ca ngợi quê hương, đất nước. Bài thơ khép lại trong âm điệu của khúc
dân ca Huế:
“Mùa xuân ta xin hát
Khúc Nam ai, Nam bình”.
Khổ thơ này hòa nhịp với cảm xúc chung của bài thơ. Khi được cống hiến, tâm

hồn thanh thản, cất cao lời ca tiếng hát. Cụm từ “Nước non ngàn dặm” được lặp
lại có tác dụng như một lời hát say mê yêu đời, yêu cuộc sống. Với tác giả, trên
đất nước này đâu đâu cũng đẹp, cũng thấm đượm tình người và luôn có tấm lòng
sẵn sàng cống hiến.

Truyện Kiều
Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở
làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân , tỉnh Hà Tĩnh. Ông sống vào khoảng cuối thế
kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, đây là thời kì lịch sử có nhiều biến đông dữ dội, chế
độ phong kiến bị khủng khoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến chém giết
lẫn nhau, nông dân nổi dậy ở khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Những
yếu tố này đã tác đông tới tình cảm và nhận thức của tác giả. Nguyễn Du sinh ra
trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học.
Cuộc đời của ông chìm nổi, gian truân. Ông có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn
hóa dân tộc và cả văn chương Trung Quốc. Ông đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với
nhiều hạng người nên có vốn sống phong phú, có nhận thức sâu rộng. Đặc biệt
ông có một trái tim giàu lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc đối với những
người nghèo khổ, với những đau khổ của nhân dân. Ông là đại thi hào của dân
tộc Việt Nam, một doanh nhân văn hóa thế giới, một ngôi sao chói lọi trong nền


văn học của VN. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá
trị lớn về cả chữ Hán và chữ Nôm, chữ Hán có 3 tập gồm 243 bài, sáng tác chữ
Nôm tiêu biểu nhất là “Truyện Kiều”.
Truyện Kiều ra đời vào đầu thế kỉ XIX, lúc đầu có tên là “Đoạn trường
tân thanh”(tiếng kêu nghe mới đứt ruột), sau đó đổi thành “Truyện Kiều”. Tác
phẩm này được sáng tác dựa trên tác phẩm văn học Trung Quốc: “Kim Vân Kiều
truyện” của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân nhưng đã có sự sáng tạo để phù hợp
với hoàn cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Về thể loại, truyện được viết theo
thể thơ lục bát, bằng chữ Nôm dài 3254 câu, chia làm 3 phần (gặp gỡ và đính

ước, gia biến và lưu lạc, đoàn tụ). Đề tài của truyện là viết về cuộc đời của Kiều
thông qua đó tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp, xô đẩy cuộc đời của người
phụ nữ vào bước đường cùng, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của Kiều và của
người phụ nữ. Tác phẩm còn phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đương thời
thống qua con mắt trông thấu 6 cõi, tấm lòng nghĩ tới muôn đời của nhà văn.
Câu chuyện kể về Thúy Kiều- một người con gái có tài, có sắc và hiếu nghĩa.
Trong hội đạp thanh Kiều gặp Kim Trọng, hai người yêu nhau sau đó đính ước.
Khi Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán
mình chuộc cha. Mã Giám Sinh đã mua Kiều. Tú Bà lập mưu biến Kiều thành
gái lầu xanh. Thúc Sinh đã chuộc Kiều rồi cưới làm vợ lẽ.Hoạn thư- vợ của Thúc
Sinh đánh ghen khiến Kiều phải bỏ trốn khỏi nhà Thúc Sinh. Sau khi bỏ trốn,
Kiều bị rơi vào tay của Bạc Bà và phải vào lầu xanh lần thứ hai.Tại đây Kiều
gặp Từ Hải-một anh hùng đội trời đạp đất. Từ Hải đã chuộc Kiều và giúp Kiều
báo oán, báo ân. Kiều mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Tù Hải bị chết đứng, Kiều bị ép
lấy viên thổ quan. Đau đớn, nhục nhã, nàng đã nhảy xuống sông Tiền Đường tự
tử được sư giác duyên cứu sau đó đi tu. Sau nửa năm, Kim Trọng trở lại kết
duyên cùng Thúy Vân theo lời trao duyên của Kiều. Sau này Kim trọng gặp lại
Thúy Kiều, Kiều đoàn tụ cùng gia đình sau mười lăm năm lưu lạc.
Giá trị tác phẩm được thể hiện qua giá trị nội dung và nhân đạo. Trước
hết là giá trị nội dung của tác phẩm gồm giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Giá
trị hiện thực phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đương thời với bộ mặt tàn
bạo của giai cấp thống trị, cho thấy sức mạnh của đồng tiền và số phần của
những con người bị áp bức, là nạn nhân của đồng tiền, nó còn phơi bày nỗi khổ
đau của những con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ. Còn giá trị nhân
đạo của tác phẩm thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của
con người, đặc biệt là người phụ nữ, lên án tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp
lên quyền sống của những con người lương thiện khiến họ điêu đứng, khổ sở,
đặc biệt truyện còn trân trọng, đề cao vẻ đẹp và tài năng của con người. Bên
cạnh đó là giá trị nghệ thuật, truyện Kiều được coi là đỉnh cao nghệ thuật của
Nguyễn Du. Về ngôn ngữ, tiếng việt trong truyện Kiều đã đạt tới độ giàu và đẹp,

nó không chỉ có chức năng biểu đạt, biểu cảm mà còn có chức năng thẩm mĩ.
Nghệ thuật tự sự của truyện thành công trên tất cả các phương diện: Ngôn ngữ
kể chuyện; nghệ thuật xây dựng nhân vật, nổi bật nhất là sử dụng bút pháp ước


lệ tượng trưng khi miêu tả nhân vật; nghệ thuật tả cảnh, bên cạnh những bức
tranh thiên nhiên chân thực sinh động còn có những bức tranh tả cảnh ngụ tình.

Viếng Lăng Bác
Viễn Phương (1928), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn. Quê ở tỉnh An
Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông hoạt động ở Nam Bộ.
Là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng
miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông nhỏ nhẹ, giàu chất mộng mơ
ngay cả trong những lúc khó khăn nhất.
Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác năm 1976, sau khi cuộc kháng
chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước được thống nhất, lăng chủ tịch Hồ
Chí Minh cũng vừa được khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, cùng
đoàn người vào lăng viếng Bác. Bài thơ được in trong tập “Như mây mùa xuân”
(1978), thuộc thể thơ tự do. Phương thức biểu đạt chủ yếu của bài thơ là biểu
cảm kết hợp với miêu tả. Về chủ đề, bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm
xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người khi vào lăng viếng Bác. Cảm xúc
bao trùm bài thơ là niềm xúc động, thương yêu thầm kín, lòng biết ơn, tự hào,
pha lẫn đau xót khi vào viếng lăng Bác. Mạch cảm xúc của bài thơ theo trình tự
của một cuộc vào lăng viếng Bác: Đầu tiên là cảm xúc trước cảnh trí ngoài lăng,
rồi đến cảm xúc khi hòa cùng dòng người vào lăng, đến cảm xúc khi vào trong
lăng và cuối cùng là ước nguyện muốn đươc ở bên Bác khi ra về.
Tình cảm chân thành và giản dị của đồng bào miền Nam muốn nhắn gửi
nhờ Viễn Phương nói hộ cùng Bác. Khi đến thăm lăng Bác, tác giả chứa chan
cảm xúc, mạch cảm xúc ấy được mở đầu bằng câu thơ:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”.

Câu thơ thật giản dị, thân quen với cách dùng đại từ xưng hô “con” gợi sự gần
gũi, thân thiết, ấm áp tình thân thương, diễn tả tâm trạng của một người con ra
thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách. Dòng cảm xúc của tác giả như vỡ òa, chan
chứa, sau bao nhiêu năm kìm nén. Tác giả đã sử dụng từ “thăm” thay cho từ
“viếng”, đó là cách nói giảm nói tránh nhằm làm giảm nhẹ nỗi đau thương mất
mát, đồng thời cho ta thấy Bác Hồ vẫn còn sống mãi trong tâm tưởng của mọi
người. Khi đứng trước lăng Bác, hình ảnh đầu tiên mà tác giả nhìn thấy và ấn
tượng nhất đó là hình ảnh “hàng tre”:
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”.
Khi bắt gặp hình ảnh “hàng tre”, nhà thơ có cảm giác thân thuộc như được trở về
quê hương, trở về cội nguồn. Hàng tre ấy như tỏa bóng mát rượi trên con đường
dẫn vào lăng Bác và như bao bọc ôm lấy bóng hình của Người-vị lãnh tụ vĩ đại
của dân tộc. Như vậy “hàng tre” đã trở thành biểu tượng cho đất nước, quê
hương, dân tộc Việt Nam. Bởi vậy tác giả mới thốt lên rằng:


“Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam”.
Từ cảm thán “ôi” thể hiện sự xúc động của nhà thơ trước hình ảnh hàng tre. Cây
tre Việt Nam tuy bình dị, mộc mạc mà bên trong tiềm tàng một sức sống dai
dẳng:
“Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.
Phải chăng đó cũng chính là sức sống của dấn tộc Việt Nam? Sức sống ấy cũng
dồi dào như màu xanh của sự kiên cường, bất khuất, không lùi bước trước kẻ
thù. Thật tài tình khi tác giả sử dụng hình ảnh “hàng tre” vừa mang ý nghĩa tả
thực, lại vừa mang ý nghĩ ẩn dụ. Cây tre tuy gầy guộc, mộc mạc song vẫn hiên
ngang, đó cũng chính là dân tộc Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng có một tâm hồn
thanh cao, sức sống bền bỉ, kiên cường.
Sự tôn kính của tác giả đối với Bác khi đứng trước lăng Người. Khổ thơ
thứ hai được bắt đầu bằng hình ảnh mặt trời:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
Hình ảnh “mặt trời”trong câu thơ:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng”,
là hình ảnh tả thực, đó là mặt trời của tự nhiên đem lại nguồn sáng cho thế gian,
là mặt trời rực rỡ vĩnh hằng ngày ngày đi qua trên lăng. Còn hình ảnh “mặt trời”
trong câu thơ:
“Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”,
là hình ảnh ẩn dụ để chỉ Bác Hồ kính yêu. Tác giả nhấn mạnh màu sắc “rất đỏ”
của “mặt trời” để gợi cho ta nhớ đến trái tim nhiệt huyết chân thành vì nước, vì
dân của Bác. Tác giả ví Bác như mặt trời bởi Bác là người soi sáng cho dân tộc
Việt Nam trên bước đường chiến đấu, đưa cả dân tộc thoát khỏi bóng tối nô lệ
đến với cuộc sống tự do, hạnh phúc. Thông qua hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”, nhà
thơ đã nêu lên được sự vĩ đại của Bác, đồng thời thể hiện niềm tôn kính, lòng
biết ơn vô hạn của nhân dân và của chính nhà thơ đối với Bác. Nhà thơ còn sáng
tạo một hình ảnh nữa về Bác:
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
Hình ảnh “ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh tả thực, gợi
cho ta thấy hình ảnh ngày ngày dòng người đi trong nỗi xúc động, bồi hồi, lòng
tiếc thương kính cẩn, trong lòng nặng trĩu nỗi nhớ thương. Nhịp thơ chậm, giọng
thơ trầm như bước chân dòng người vào lăng viếng Bác. Đọc đến câu thơ:
“Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”,
Ta thấy hình ảnh dòng người xếp hàng vào lăng như kết thành những tràng hoa
rực rỡ. Mỗi người vào lăng giống như một bông hoa đẹp, đang đến dâng lên Bác
cả tấm lòng cả cuộc đời, niềm thương, nỗi nhớ. Điệp từ “ngày ngày” nhấn mạnh
sự bất tận của tràng hoa dâng lên Bác. Tác giả chỉ sử dụng một từ “thương” thôi
mà gửi gắm trong đó cả tấm lòng của dân tộc Việt Nam đối với Bác. Hình ảnh
“tràng hoa” một lần nữa tô đậm thêm sự tôn kính, biết ơn và niềm tự hào của tác
giả cúng như của dân tộc Việt Nam đối với Bác. Tràng hoa ấy dâng lên “bảy



mươi chín mùa xuân”. “Bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ để chỉ
bảy mươi chín tuổi của Bác, con người bảy mươi chín tuổi ấy đã sống một cuộc
đời thật đẹp như những mùa xuân và đã làm ra những mùa xuân cho đất nước và
cho mỗi con người Việt Nam. Như vậy cuộc đời của chúng ta đã nở hoa dưới
ánh sáng của Bác.
Khổ thơ thứ ba bài thơ “Viếng lăng Bác” đã cho ta thấy cảm xúc của nhà
thơ khi vào trong lăng Bác. Niềm biết ơn thành kính chuyển sang niềm xúc động
nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác:
“Bác nằm trong một giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”.
Hai câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng
dịu nhẹ trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Bác Hồ kính yêu của chúng ta
đã ra đi nhưng đối với tác giả, Bác như đang ngủ-một giấc ngủ bình yên giữa
một vầng trăng sáng dịu hiền. Đó là giấc ngủ thanh bình, vĩnh hằng của một con
người cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho cuộc sống bình yên của nhân dân,
cuộc đời. Sinh thời Bác rất yêu trăng, trăng như người bạn tri ân, tri kỉ của
Người, chẳng những vậy mà thơ Bác luôn tràn ngập ánh trăng, trăng đã từng vào
thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây vầng trăng cũng đến để giữ giấc
ngủ ngàn thu cho Người. Hình ảnh “vầng trăng” dịu hiền còn gời cho ta nghĩ đến
tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác. Người có lúc như mặt trời rực rỡ, ấm áp,
có lúc dịu hiền như ánh trăng rằm. Tâm trạng xúc động của nhà thơ khi vào
trong lăng Bác được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa:
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”.
Bác ra đi nhưng hóa thân vào thiên nhiên đất trời của dân tộc, sống mãi trong sự
nghiệp và tâm trí của nhân dân như bầu trời xanh vĩnh viễn trên cao. Dù vẫn tin
như thế nhưng tác giả không thể không đau xót trước sự ra đi của Người, nhà thơ
không sao kìm được nỗi đau:
“Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
Đó là một nỗi đau quặn thắt, tên tái từ tận sâu đáy lòng như có hàng ngàn mũi

kim đâm vào trái tim thổn thức của nhà thơ khi đứng trước di hài Người. Đó là
sự rung cảm chân thành của nhà thơ.
Khổ thơ cuối bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương diễn tả tâm
trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên Bác. Câu thơ:
Mai về Miền Nam thương trào nước mắt”
Mở đầu cho những dòng thơ cuối như một lời giã biệt. Đọc khổ thơ, ta thấy mỗi
chữ, mỗi dòng như thấm đầy cảm xúc. Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt,
cảm xúc ấy là sự lưu luyến bịn rịn không muốn rời xa Bác. Đó cũng là tâm trạng
của muôn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác giả. Tình
yêu lòng kính yêu của nhà thơ và của mọi người như nén giữa tâm hồn trong
phút giấy đầy nhớ nhung lưu luyến này đã bật lên thành bao ước nguyện. ước
nguyện được hòa thành một con chim để cất tiếng hót trong lành quanh lăng
Bác, ước muốn làm một đóa hoa tỏa hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ và


cuối cùng là mong muốn được hóa thành một cấy tre trung hiếu để giữ giấc ngủ
bình yên cho Người. Những ước nguyện ấy cao đẹp, trong sáng quá bởi nó thể
hiện cái tâm niệm chân thành của nhà thơ và của mọi người: Hãy làm một cái gì
đó dù là rất nhỏ nhưng có ích cho đời để xứng đáng với sự hi sinh lớn lao mà
Người đã dành cho đất nước, nhân dân. Điệp ngữ muốn làm được lặp lại ba lần
để nhấn mạnh ý nguyện tha thiết, tâm trạng lưu luyến của nhà thơ và của mọi
người. Hình ảnh cây tre xuất hiện khép lại bài thơ một cách khéo léo tạo ra kết
thúc đầu cuối tương ứng.



×