Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Sinh học 8 bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.79 KB, 6 trang )

Bài 18.

GIÁO ÁN SINH HỌC 8
VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH
VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN

I-Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm huyết áp.
- Trình bày sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, nghĩa của tốc độ máu
chậm trong mao mạch.
- Trình bày điều hòa tim mạch bằng thần kinh.
- Kể một số bệnh tim mạch phổ biến và cách đề phòng.
- Trình bày y nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện khả năng làm việc của tim.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu sự hoạt động
phối hợp các thành phần cáu tạo của tim và hệ mạch là động lực vận chuyển máu qua hệ mạch.
- Kỹ năng ra quyết định: để có hệ tim mạch khỏe mạnh cần tránh các tác nhân có hại đồng thời
cần rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên và vừa sức.
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực.
3. Thái độ
- Có y thức rèn luyện hệ tim mạch tránh các tác nhân có hại.
II-Phương pháp
- Dạy học nhóm
- Vấn đáp -tìm tòi
- Trực quan.
III-Phương tiện
- Đồ thị sự biến đổi huyết áp trong hệ mạch của vòng tuần hoàn lớn.

TaiLieu.VN



Page 1


- Tranh Vai trò của các van và cơ bắp quanh thành mạch trong sự vận chuyển máu qua tĩnh
mạch.
- Bảng phụ bảng 18 trang 59 SGK.
IV-Tiến trình dạy – học
1. Ổn định: 1’
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Không có.
3. Bài mới: 35’
a. Mở bài: 2’
Dưới sự điều khiển của hệ thần kinh, các thành phần cấu tạo của tim đã phối hợp hoạt động
với nhau như thế nào để giúp máu tuần hoàn liên tục trong hệ tim mạch?
b. Phát triển bài: 33’
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự vận chuyển máu trong hệ mạch
Mục tiêu: Nêu được khái niệm huyết áp
Trình bày sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch, nghĩa của tốc
độ máu chậm trong mao mạch
TG

Hoạt động của GV

13’ - GV yêu cầu HS nghiên
cứu thông tin , quan sát H
18.1 ; 18.2 SGK, thảo luận
nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Lực chủ yếu giúp máu

tuần hoàn liên tục và theo
1 chiều trong hệ mạch
được tạo ra từ đâu ? Cụ thể
như thế nào ?

TaiLieu.VN

Hoạt động của HS

Nội dung

- Cá nhân tự nghiên cứu
thông tin, quan sát tranh,
thảo luận nhóm, thống nhất
câu trả lời.

I-Sự vận chuyển máu qua
hệ mạch
- Máu được vận chuyển qua
hệ mạch nhờ một sức đẩy do
tim tạo ra. Sức đẩy này tạo
nên một áp lực trong mạch
máu, gọi là huyết áp (huyết
áp tối đa khi tâm thất co,
huyết áp tối thiểu khi tâm
thất dãn).

+ Máu được vận chuyển
qua hệ mạch nhờ một sức
đẩy do tim tạo ra. Sức đẩy

này tạo nên một áp lực
trong mạch máu, gọi là
huyết áp (huyết áp tối đa
khi tâm thất co, huyết áp tối - Máu chảy trong hệ mạch
thiểu khi tâm thất dãn).
với những vận tốc khác

Page 2


+ Ở tĩnh mạch, sự vận
chuyển máu còn do sự co
dãn của các cơ bắp quanh
+ Huyết áp trong tĩnh thành mạch có sự hỗ trợ của
mạch rất nhỏ mà máu vẫn các van, sức hút của lồng
vận chuyển về tim là nhờ ngực khi ta hít vào, sức hút
tác động chủ yếu nào ?
của tâm nhĩ khi dãn.

nhau.
+ Ở động mạch, máu chảy
với vận tốc lớn (0,5 m/s) và
sau đó giảm dần.

+ Trong mao mạch, vận tóc
chỉ còn 0,001 m/s nhờ đó mà
sự trao đổi chất giữa mao
+ Đại diện nhóm trình bày, mạch với tế bào diễn ra dễ
các nhóm khác bổ sung.
dàng.

- HS quan sát.

- Gọi đại diện nhóm trình
bầy, nhóm khác nhận xét,
bổ sung.
- GV cho HS quan sát H
18.1 thấy huyết áp có trị số - HS quan sát.
giảm dần từ động mạch, tới
mao mạch sau đó tới tĩnh
mạch .

+ Ở tĩnh mạch, sự vận
chuyển máu còn do sự co
dãn của các cơ bắp quanh
thành mạch có sự hỗ trợ của
các van, sức hút của lồng
ngực khi ta hít vào, sức hút
của tâm nhĩ khi dãn.

- Cho HS quan sát H 18.2
thấy vai trò của cơ bắp và - HS chú y.
van tĩnh mạch trong sự vận
chuyển máu ở tĩnh mạch.
- HS ghi bài.
- GV giới thiệu thêm về
vận tốc máu trong mạch.
- GV nhận xét chung.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các tác nhân có hại cho tim mạch
Mục tiêu: Kể một số bệnh tim mạch phổ biến và cách đề phòng


TG

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

12’ - GV yêu cầu HS nghiên - Cá nhân nghiên cứu II-Vệ

TaiLieu.VN

sinh

tim

Page 3


cứu thông tin SGK và trả thông tin SGK, thảo luận mạch
lời câu hỏi:
nhóm và nêu được :
1. Cần bảo vệ tim
+ Hãy chỉ ra các tác nhân + Các tác nhân : khuyết mạch tránh các tác
gây hại cho hệ tim, mạch ? tật về tim mạch, sốt cao, nhân có hại
mất nhiều nước, sử dụng - Khi tim phải đập
chất kích thích, nhiễm nhanh hoặc đập
virut, vi khuẩn, thức mạnh kéo dài quá
ăn....

lâu dẫn đến bệnh
+ Nêu các biện pháp bảo + Biện pháp.
vệ tránh các tác nhân có Không sử dụng các chất
hại cho hệ tim mạch?
kích thích có hại : rượu,
thuốc lá, hêrôin...

suy tim và tới một
mức nào đó tim sẽ
ngừng đập hoàn
toàn. Có nhiều
nguyên nhân làm
 Cần kiểm tra sức khoẻ cho tim tăng nhịp
định kì hàng năm để không mong muôn
phát hiện khuyết tật liên có hại cho tim như:
quan đến tim mạch để + Van tim bị hở hay
điều trị kịp thời.
hẹp, mạch máu bị
 Khi bị sốc, hoặc tress xơ cứng.
cần điều chỉnh cơ thể + Cơ thể sốt cao,
theo lời bác sĩ.
mất máu hay mất
 Cần tiêm phòng các nước nhiều, quá hồi
bệnh có hại cho tim hợp, sợ hãi…
mạch : thương hàn, bạch + Khi sử dụng các
cầu, .. và điều trị kịp thời chất kích thích
các chứng bệnh như cúm (rượu, thuốc lá,
cúm, thấp khớp...
hêrôin…)
 Hạn chế ăn thức ăn hại - Có nhiều nguyên

cho tim mạch như : mỡ nhân làm tăng huyết
áp:
động vật...
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS ghi bài.

TaiLieu.VN

+ Do sốt hoặc
những cảm xúc âm
tính như tức giận,
cáu gắt…

Page 4


- Gọi HS khác nhận xét, bổ
sung.

+ Do một số virut,
vi khuẩn gây bệnh
kéo dài.

- GV nhận xét chung.

Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp rèn luyện hệ tim mạch
Mục tiêu: Trình bày y nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim

TG
8’


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

- Yêu cầu HS nghiên cứu - HS nghiên cứu bảng, 2. Cần rèn luyện hệ
bảng 18 giải thích câu hỏi: trao đổi nhóm nêu được : tim mạch
+ Các vận động viên thể
thao luyện tập lâu năm
thường có chỉ số nhịp
tim/phút thưa hơn người
bình thường. Chỉ số này là
bao nhiêu và có nghĩa gì ?
Có thể giải thích điều này
như thế nào khi số nhịp
tim/phút ít đi mà nhu cầu
oxi của cơ thể vẫn được
đảm bảo?

+ Vận động viên luyện
tập TDTT có cơ tim
phát triển, sức co cơ lớn,
đẩy nhiều máu (hiệu
xuất làm việc của tim
cao hơn).

Cần phải rèn luyện
tim mạch thường

xuyên, đều đặn, vừa
sức bằng các hình
thức: thể dục thể
thao, xoa bóp đồng
thời tránh các tác
nhân có hại cho tim
mạch.

+ Nêu các biện pháp rèn
luyện tim mạch ?

+ Biện pháp : tập thể dục
thể thao, xoa bóp đồng
thời tránh các tác nhân
- Gọi HS khác nhận xét, bổ có hại cho tim mạch.
sung.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung.
- GV liên hệ bản thân HS - HS ghi bài.
đề ra kế hoạch luyện tập
- HS đề ra một số kế
TDTT.
hoạch.

TaiLieu.VN

Page 5


4. Củng cố: 3’

- Gọi HS đọc khung màu hồng.
- GV nhắc lại trọng tâm bài học: khái niệm huyết áp, ya nghĩa của tốc độ máu vận chuyển
máu trong hệ mạch, bệnh về tim và cách phòng tránh, nghĩa và biện pháp rèn luyện tim.
5. Kiểm tra đánh giá: 5’
- Bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất
1. Trong chu kì tim, huyết áp tối thiểu tương ứng với pha
a. dãn chung.

b. Co tâm thất.

c. co tâm nhĩ.

c. giữa hai pha co tâm nĩ và dãn chung.

2. Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp?
a. Ăn nhiều thức ăn chứa tin bột. b. Những lo âu, phiền muộn, tức giận.
c. Bổ sung thiếu chất dinh dưỡng. d. Ít vận động.
- Đáp án: 1-a, 2-b.
6. Nhận xét, dặn dò: 1’
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Xem trước bài 19, mỗi nhóm chuẩn bị: 1 cuộn băng, 2 miếng gạc, 1 cuộn nhỏ bông, dây
cao su hoặc dây vải, 1 miếng vải mềm.
V-Rút kinh nghiệm tiết dạy
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________

TaiLieu.VN


Page 6



×