Tải bản đầy đủ (.docx) (196 trang)

Luận văn Phát triển nguồn nhân lực y tế vùng đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 196 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

NGUYỄN TIẾN CƯỜNG

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC Y TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số

: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẬU

TP. HỒ CHÍ MINH – 2015


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
6

TÀI

1.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực y tế ở nước ngoài



6

1.2. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực y tế ở trong nước

12

1.3. Nhận xét chung về những nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

18

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ

21

2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò nguồn nhân lực y tế

21

2.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực y tế

32

2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới nguồn nhân lực y tế

37

2.4. Mô hình tổ chức hệ thống y tế Việt Nam

46


2.5. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển nguồn nhân lực y tế và
bài học cho vùng đồng bằng sông Hồng

53

Chương 3. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG GIAI ĐOẠN 2008-2014

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng có
hưởng đến nguồn nhân lực y tế

69
ảnh
69

3.2. Tình hình nguồn nhân lực y tế vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2008-2014
76
3.3. Đánh giá chung

106

Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC Y TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

122

4.1. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực y tế vùng đồng bằng sông Hồng
đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030


122

4.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực y tế vùng đồng bằng sông Hồng

126

KẾT LUẬN

149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN

152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

153

PHỤ LỤC

163


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

:

Bảo hiểm xã hội


BV

:

Bệnh viện

CBNVYT

:

Cán bộ, nhân viên y tế

CBYT

:

Cán bộ y tế



:

Cao đẳng

CNH, HĐH

:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa


CSVC

:

Cơ sở vật chất

CSYT

:

Cơ sở y tế

CSSK

:

Chăm sóc sức khỏe

ĐBSH

:

Đồng bằng sông Hồng

ĐH

:

Đại học


KTXH

:

Kinh tế xã hội

KHCN

:

Khoa học công nghệ

KTV

:

Kỹ thuật viên

NNL

:

Nguồn nhân lực

NNLYT

:

Nguồn nhân lực y tế


NLYT

:

Nhân lực y tế

WHO

:

Tổ chức Y tế Thế giới
(World Health Organization)

WPRO

:

Khu vực Tây Thái Bình Dương WHO
(Western Pacific Region)


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ
Trang

Danh mục bảng
Bảng 2.1: So sánh một số chỉ số về NNLYT tại khu vực Đông Nam Á, Tây
Thái Bình Dương và một số quốc gia trong vùng

34


Bảng 2.2. Xu hướng biến đổi bệnh tật, tử vong

44

Bảng 3.1: Dân số các vùng miền cả nước 2008-2014

70

Bảng 3.2: Số lượng và phân bố lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên theo KV
thành thị/nông thôn và vùng kinh tế - xã hội năm 2014

71

Bảng 3.3: So sánh tỷ lệ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo
của các vùng kinh tế - xã hội trong cả nước, năm 2014

72

Bảng 3.4: Tổng số CBNV y tế trong biên chế và định biên của y tế địa phương vùng
đồng bằng sông Hồng, 2008 -2014
Bảng 3.5: Phân bố dân số và nhân lực y tế theo vùng lãnh thổ, 2014

77
78

Bảng 3.6: Các chỉ số cơ bản về NNLYT cơ hữu sự nghiệp công lập vùng
ĐBSH, 2008-2014

80


Bảng 3.7: Cơ sở KCB tư nhân và bán công các vùng trong cả nước 2013

81

Bảng 3.8: Cơ sở KCB tư nhân và bán công vùng ĐBSH

81

Bảng 3.9. Cơ cấu CBNV y tế sự nghiệp công lập vùng ĐBSH theo ngành đào
tạo, 2008 – 2014

90

Bảng 3.10: Cơ cấu trình độ của CBNV y tế cơ hữu sự nghiệp công lập tuyến
tỉnh, huyện, xã vùng ĐBSH, năm 2012, 2014

92

Bảng 3.11: Cơ cấu CBNV y tế cơ hữu sự nghiệp công lập theo ngành và bậc
học vùng ĐBSH năm 2014
Bảng 3.12: Phân bố CBYT vùng ĐBSH theo tuyến y tế, 2008 -2014

94
95

Bảng 3.13: Cơ cấu CBYT phân bố theo tuyến tỉnh, huyện, xã vùng ĐBSH 20082014
Bảng 3.14. Phân bổ CBNV y tế tuyến xã theo địa phương vùng ĐBSH, 2012

96

102


Bảng 3.15. Ý kiến của cán bộ quản lý, nhân viên y tế thuộc đối tượng nghiên
cứu về việc được đào tạo, cập nhật kiến thức, thông tin liên quan tới
công việc đang đảm nhiệm

116

Bảng 3.16: Nhu cầu được đào tạo cập nhật để đáp ứng yêu cầu công việc đang
đảm nhiệm của cán bộ quản lý, nhân viên y tế thuộc đối tượng
nghiên cứu
Bảng 4.1: Nhu cầu CBNV y tế vùng ĐBSH theo quy mô dân số 2015, 2020

117
122

Bảng 4.2: Dự báo nhu cầu CBNV y tế các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH theo
quy mô dân số 2020

123

Bảng 4.3: Tỷ lệ giường bệnh tuyến tỉnh, huyện, xã vùng ĐBSH so với cả nước 123
Bảng 4.4: Nhu cầu CBNV y tế các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH theo giường
bệnh ở tuyến tỉnh, huyện, xã đến 2020

124

Danh mục hình
Hình 2.1: Khung lý thuyết về hệ thống y tế (theo WHO)


30

Hình 2.1. Mô hình tổ chức ngành y tế Việt Nam phân chia theo 2 khu vực phổ cập
và chuyên sâu

49

Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Tổng số cán bộ y tế khu vực công lập các tỉnh ĐBSH, 2008-2014

77

Biểu đồ 3.2. Số lượng CBNV y tế vùng đồng bằng sông Hồng theo ngành đào
tạo 2008, 2014

91

Biểu đồ 3.3. Trình độ của CBNV y tế tuyến tỉnh, huyện, xã vùng đồng bằng sông
Hồng năm 2014

93


6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của quá trình
sản xuất, là yếu tố quyết định trong phát triển kinh tế của mỗi ngành, mỗi vùng, mỗi
địa phương. Vị trí của NNL đang ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình tăng

trưởng và phát triển kinh tế nói chung và phát triển hệ thống y tế nói riêng. Ngành y
tế là một ngành đặc thù, liên quan trực tiếp với tính mạng và sức khỏe của con
người do vậy việc phát triển NNLYT lại càng trở nên quan trọng, luôn được quan
tâm và đặt lên hàng đầu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) bao gồm 11 tỉnh và thành phố là Hà
Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam
Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh. Diện tích tự nhiên là 14.862 km2 (chiếm
4,5% diện tích cả nước), dân số 20.702.200 người chiếm 22,8 % dân số cả nước với
khoảng 12,03 triệu lao động đang làm việc (chiếm 22, 4% lực lượng lao động cả
nước) và 85% số này ở trong độ tuổi 15-44. Mật độ dân số: 983 Người/km 2 cao nhất
so với các khu vực khác trong cả nước (Mật độ dân số của cả nước là 274.0
(Người/km2) [79]. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng có nhiều lợi thế về quan hệ kinh
tế mang tính liên vùng. Trên địa bàn, có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng
chạy qua thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa. Nhiều tỉnh, thành phố có
tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế và công nghiệp cao như: Hà Nội Hải
Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc…. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp và ngành dịch
vụ ở mức cao, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp chiếm trên 80% trong cơ cấu
kinh tế ngành, trong đó ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng hơn 41%. Thời kỳ 2001-2010,
khu vực ĐBSH đã đóng góp gần 30% cho tăng trưởng GDP của cả nước [74].
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội chung, thời gian vừa qua các tỉnh đồng
bằng sông Hồng đã không ngừng đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng các
dịch vụ y tế và đã trở thành thành địa bàn đạt nhiều thành tựu trong việc nâng cao


chất lượng công tác y tế, không ngừng phát triển, hoàn thiện trên cả nội dung y tế
chuyên sâu và y tế cộng đồng trong vùng kinh tế trọng điểm. Bộ máy của ngành y tế
ngày càng được củng cố quản lí theo ngành, thống nhất từ tỉnh đến cơ sở, mở rộng,
phát triển đồng bộ theo hướng nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám chữa
bệnh và chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành y tế các tỉnh khu vực ĐBSH cũng
bộc lộ nhiều bất cập, như hệ thống kết cấu hạ tầng y tế xuống cấp, trang thiết bị
chưa đồng bộ, đầu tư cho ngành chưa đáp ứng nhu cầu phát triển..... Riêng về nguồn
nhân lực y tế - yếu tố cốt lõi để thực hiện tốt các nhiệm vụ của ngành, cũng bộc lộ
những hạn chế cần gấp rút khắc phục: Số lượng còn thiếu so với yêu cầu; phân bố
không đều theo địa phương; cơ cấu chưa phù hợp giữa các chuyên khoa, giữa tỷ lệ
bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên; trình độ và thái độ phục vụ của một bộ phận
CBYT tế còn bộc lộ những hạn chế; chưa có những chính sách cụ thể, hấp dẫn để
phát triển nguồn nhân lực tại chỗ cũng như phân bổ NNLYT chất lượng cao về các
địa phương... Tất cả những nội dung trên đang đặt ra những thách thức cần giải
quyết đối không chỉ đối với ngành y tế, mà hơn thế đây là một thách thức lớn đối
với sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Việc phát triển NNL ngành y tế vùng
ĐBSH trở thành một nhu cầu cấp bách nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và
khám chữa bệnh, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, góp phần đưa đời sống kinh tế xã
hội của vùng phát triển bền vững, dài hạn trong tương lai.
Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Nguồn nhân lực y tế vùng
Đồng bằng sông Hồng” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị
kinh doanh của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng NNLYT vùng ĐBSH: thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân; từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển NNLYT của vùng
đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về NNLYT như: Khái niệm về NNL và
NNLYT; đặc điểm, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và nội dung phát triển NNLYT…
- Phân tích, đánh giá thực trạng NNLYT vùng ĐBSH từ năm 2008 đến 2014, làm rõ
những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển NNLYT đáp ứng nhu cầu chăm sóc,
bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân vùng ĐBSH đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là NNLYT vùng ĐBSH dưới góc độ
kinh tế chính trị học: số lượng, chất lượng và cơ cấu NNLYT trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ của ngành y tế và trong mối quan hệ tác động tới quá trình tăng
trưởng, phát triển kinh tế xã hội của vùng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
+ Đề tài nghiên cứu NNLYT của vùng ĐBSH, bao gồm tổng thể những

người có khả năng lao động đang và sẽ tham gia hoạt động trong lĩnh vực y tế như
bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý trong ngành
y tế....
Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam do khó khăn về thu thập thông tin nên còn
một số nhóm đối tượng chưa có số liệu thống kê đầy đủ (ví dụ lĩnh vực y tế tư nhân,
bà đỡ/mụ vườn, lương y, lái xe cấp cứu, cộng tác viên y tế, kỹ thuật viên trang thiết
bị y tế, cán bộ BHYT…). Đặc biệt là số người làm việc trong lĩnh vực y tế tư nhân
thường xuyên biến động, việc khảo sát, thống kê về số lượng, trình độ của những
đối tượng này là phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian. Nghiên cứu sinh chưa thể đưa
vào nghiên cứu một cách đầy đủ, chi tiết, cụ thể những đối tượng này trong phạm vi
nghiên cứu của luận án.
- Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng NNLYT và đề xuất phương
hương, giải pháp phát triển NNLYT thuộc các cơ sở y tế công lập tuyến


tỉnh/thành phố, huyện, xã của vùng ĐBSH (không nghiên cứu tình hình NNLYT
của các cơ sở y tế thuộc tuyến Trung ương).

- Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu giới hạn từ năm 2008 đến 2014. Các đề
xuất cho giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng,
Nhà nước, Bộ Y tế và các bộ ngành có liên quan về phát triển NNLYT đáp ứng nhu
cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Luận án cũng sẽ bám sát
những chủ trương, chính sách của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân và Sở Y tế các tỉnh,
thành vùng ĐBSH.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã sử dụng các phương
pháp như: trừu tượng hóa khoa học, thống kê, phân tích, tổng hợp, phương pháp so
sánh để làm rõ thực trạng NNLYT vùng ĐBSH.
Để có thêm thông tin, tư liệu cho việc nghiên cứu, tác giả còn tiến hành khảo
sát thực tiễn với 03 mẫu phiếu điều tra nhằm tìm hiểu ý kiến của CBYT trên địa bàn
tỉnh Hải Dương về chế độ chính sách, điều kiện làm việc, nhu cầu đào tạo và đào
tạo lại và một số vấn đề liên quan, cũng như mức độ hài lòng của họ đối với công
việc và các kiến nghị đề xuất với cỡ mẫu 934 phiếu điều tra dành cho các đối tượng
là cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế, cán
bộ, nhân viên y tế các tuyến tỉnh, huyện, xã và nhân viên y tế cơ sở (nhân viên y tế
thôn bản, khu dân cư). Cụ thể:
- 449 phiếu dành cho đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan quản lý
nhà nước trong lĩnh vực y tế: Sở y tế, phòng y tế, trung tâm y tế chi cục
DSKHHGĐ, chi cục ATVSTP, Trưởng trạm y tế xã; Cán bộ lãnh đạo, quản lý
khoa/phòng, điều dưỡng trưởng các Bệnh viện, cơ sở KCB.
- 300 phiếu dành cho đối tượng là cán bộ, nhân viên các chuyên ngành và các trình
độ đang công tác tại các cơ sở y tế y tế các tuyến trên địa bàn tỉnh Hải



Dương, trong đó 150 phiếu dành cho CBNV y tế tuyến tỉnh, 150 phiếu dành cho
CBNV y tế tuyến huyện, xã, phường.
- 185 phiếu dành cho đối tượng nhân viên y tế tuyến xã bao gồm dược tá, nhân viên y
tế thôn bản.
Kết quả khảo sát thực tiễn được dùng làm căn cứ để tham chiếu phân tích
thực trạng chế độ chính sách, điều kiện làm việc, bố trí, sử dụng, nhu cầu đào tạo và
đào tạo lại, mức độ hài lòng đối với công việc và một số vấn đề liên quan tới
NNLYT vùng ĐBSH. Ngoài ra tác giả luận án còn sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu kinh tế học, sử dụng các số liệu thứ cấp và kết quả nghiên cứu của một
số công trình đã công bố.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về NNL nói chung và
NNLYT nói riêng:
+ Làm rõ khái niệm về NNL và NNLYT;
+ Phân tích và làm rõ đặc điểm của NNL y tế;
+ Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến NNLYT;
- Phân tích thực trạng NNLYT vùng ĐBSH từ năm 2008 đến 2013, làm rõ những kết
quả đạt được, những những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân.
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm phát triển NNLYT đáp ứng nhu cầu khám
chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH.
- Kết quả nghiên cứu của luận án là căn cứ khoa học cho việc xây dựng quy hoạch và
phát triển nhân lực của ngành y tế vùng ĐBSH giai đoạn 2015 -2020 và tầm nhìn
năm 2030.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo và các địa phương
trong công tác nghiên cứu, phát triển NNLYT đáp ứng nhu cầu xã hội.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội
dung luận án có kết cấu 4 chương, 13 tiết.



Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
NNL là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của quá trình sản xuất và
hiện nay NNL đang càng ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình tăng trưởng
và phát triển kinh tế. Ngành y tế là một ngành đặc thù, liên quan trực tiếp tới tính
mạng và sức khỏe của con người do vậy việc phát triển nguồn nhân lực y tế luôn
được quan tâm và đặt lên hàng đầu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Thời gian vừa qua, vấn đề NNLYT được các nhà khoa học, các chuyên gia
hoạch định chính sách trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ
khác nhau với hệ thống tài liệu khá phong phú. Trong chương này, luận án sẽ tổng
quan một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến NNLYT của các tác
giả trong và ngoài nước.
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ Ở NƯỚC
NGOÀI

1.1.1. Các báo cáo của WHO hoặc của các tổ chức phi Chính phủ
Các công trình nghiên cứu ngoài nước về nhân lực y tế thường là các báo cáo
của WHO hoặc của các tổ chức phi chính phủ. Một số công trình tiêu biểu của
WHO hướng tới mục đích xây dựng chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân
lực y tế cho tương lai. Tiêu biểu phải kể đến như:
WHO, Báo cáo thường niên năm 2006, với tiêu đề “Working together for
health" [115], đã phân tích khá toàn diện hiện trạng về cơ cấu, trình độ của hệ thống
nhân lực y tế toàn cầu, những điểm cần ưu tiên trong thời gian tới cũng như những
chính sách tổng quát cho giai đoạn tiếp theo.
WHO và WPRO, "Chiến lược khu vực về nguồn nhân lực y tế 2006-2015"
(Regional Strategy on Human Resources for Health 2006-2015) [116] đã khái quát
thực trạng phát triển NNLYT ở một số quốc gia, lựa chọn, phân tích, đánh giá và rút
ra những bài học cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Công trình này cũng hướng



dẫn xây dựng chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế cho các quốc
gia đang phát triển.
WHO, "Tăng cường hệ thống y tế để cải thiện kết quả sức khỏe: Chương
trình hành động của WHO" (Everybody’s business: Strengthening health systems to
improve health outcomes: WHO’s framework for action) [118], hiện nay cơ cấu
bệnh tật có nhiều thay đổi do vậy xây dựng chiến lược tăng cường hệ thống y tế trên
cơ sở có sự can thiệp và tác động của KHCN để nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi
thọ cho con người có tầm quan trọng đặc biệt. Chương trình hành động của WHO
được thực hiện từ năm 2007 đến 2015 để giải quyết các nhu cầu cấp thiết góp phần
cải thiện hiệu suất của hệ thống y tế đồng thời giúp cho hệ thống y tế có khả năng
đáp ứng các vấn đề sức khỏe trong hiện tại và thách thức trong tương lai; đồng thời
đảm bảo sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong lĩnh vực y tế. Mục tiêu chính
của chương trình hành động là tăng cường vai trò của WHO trong hệ thống y tế của
thế giới với nhiều biến động và thay đổi.
1.1.2. Sách chuyên khảo và tham khảo
World Federation for Medical Education (2003), "Liên đoàn thế giới về giáo
dục y tế. Tiêu chuẩn toàn cầu để nâng cao chất lượng đào tạo y tế" (Global
Standards for Quality Improvemen) [121], đã nêu rõ nhiệm vụ và mục tiêu đầu ra
cần phải thực hiện trong quá trình đào tạo để nâng cao năng lực của NLYT để cải
thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh. Tài liệu này là cơ sở có giá trị cho
công tác xây dựng hệ thống đào tạo, xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
và đãi ngộ đối với đội ngũ y bác sỹ.
Bruce Fried, Myron D. Fottler trong: "Nguyên tắc cơ bản của NNL trong
chăm sóc sức khỏe" (Fundamentals of Human Resources in Healthcare Paperback )
[93], đã trình bày các nội dung cơ bản về quản lý có hiệu quả nguồn lực quan trọng
nhất của tổ chức y tế - đó là nguồn nhân lực trong tổ chức, cung cấp một số khái
niệm và công cụ thực hành cần thiết để vượt qua các thách thức trong quản lý nhân
viên ngành y tế. Nội dung cuốn sách bao gồm: khái quát về sức khỏe và an toàn tại
nơi làm việc, yêu cầu quản lý lực lượng lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa, chú



trọng lợi ích của nhân viên và tìm cách thiết lập lợi ích, đào tạo và phát triển nghề
nghiệp cho NLYT.
Fleming Fllon Jr, Charles R. McConnell trong: "Quản lý nguồn nhân lực
trong chăm sóc sức khỏe" (Human Resource Management in Health Care) [97],
cuốn sách bao gồm các chủ đề quan trọng như tuyển dụng, đào tạo, chấm dứt hợp
đồng, vấn đề pháp lý, công đoàn lao động, v.v. Mỗi chương giới thiệu một nghiên
cứu trường hợp điển hình trong quản lý nhân lực y tế.
Walter J Flynn, Robert L. mathis, John H Jackson trong: "Quản lý nguồn
nhân lực y tế" (Healthcare Human Resource Management) [114], đã nghiên cứu các
vấn đề: Bản chất và các thách thức trong quản lý NNLYT; năng lực, cơ cấu và tiêu
chuẩn nhân lực y tế; quản lý chiến lược NNLYT; các nhân tố pháp lý tác động đến
nguồn nhân lực y tế; thiết kế và phân tích công việc; tuyển dụng và lựa chọn nhân
sự; Đào tạo và phát triển NLYT; quản lý theo kết quả thực thi trong ngành y tế; chế
độ đãi ngộ đối với NLYT. Các vấn đề trên được trình bày như những gợi ý về
nguyên tắc đối với việc quản trị NNL trong lĩnh vực y tế.
Nancy J. Niles trong: "Các quan điểm cơ bản trong quản lý nguồn nhân lực y
tế" (Basic Concepts Of Health Care Human Resource Management) [108], đã cung
cấp các quan điểm cơ bản của quản lý nhân sự trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Các nội dung này phản ánh một cách nhìn hiện đại về vai trò của NNLYT và các
cách tiếp cận mới đến quản trị nhân lực trong lĩnh vực y tế.
1.1.3. Bài viết trong các sách, báo và tạp chí
Marchal B, Kegels trong: "Sự mất cân bằng nhân lực y tế trong xu hướng
toàn cầu hóa: tình trạng chảy máu chất xám" (Health workforce imbalances in
times of globalization: brain drain or professional mobility. International Journal
of health Planning and Management) [106], bài viết đề cập đến vai trò, tầm quan
trọng chiến lược của NLYT đối với hoạt động của hệ thống y tế quốc gia cũng như
trong việc kiểm soát dịch bệnh quốc tế. Chảy máu chất xám từ nông thôn ra thành
thị, và từ các nước công nghiệp phát triển là một hiện tượng phổ biến trong lĩnh

vực y tế. Nhưng trong những năm gần đây tình trạng này diễn ra nghiêm


trọng hơn, đặc biệt là ở châu Phi. Nghiên cứu này phân tích về cơ chế cơ bản của
việc di chuyển lao động y tế và chiến lược có thể làm giảm tác động tiêu cực của
nó đối với dịch vụ y tế. Việc mở cửa các biên giới quốc tế đối với hàng hóa và
lao động là một chiến lược quan trọng trong việc toàn cầu hóa nền kinh tế thế
giới. Hiện nay, đi kèm với thực trạng này là tình trạng "chảy máu chất xám” gây
nhiều ảnh hưởng xấu cho các nước kém phát triển, trong đó không chỉ mất nguồn
nhân lực cần thiết, mà còn ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển kinh tế xã hội
của những quốc gia này.
Vujicic M, Zurn P trong: "Tính năng động của thị trường lao động sức
khỏe" (International Journal of Health Planning and Management) [113], bài viết
đề cập đến một trong những thành phần quan trọng nhất của hệ thống chăm sóc
sức khỏe là NNLYT - người cung cấp dịch vụ. Một thách thức phải đối mặt với
các nhà hoạch định chính sách là để đảm bảo rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe
có đội ngũ NLYT đủ năng lực cung cấp dịch vụ để cải thiện hoặc duy trì sức
khỏe dân số. Đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải đánh giá nhu cầu chăm
sóc sức khỏe của nhân dân, từ đó đánh giá nhu cầu về cầu nhân lực y tế để đáp
ứng những nhu cầu đó. Có các chính sách đảm bảo NNLYT đáp ứng nhu cầu thực
tế của các vùng miền về kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Cuốn sách cũng phân
tích về chính sách NLYT truyền thống ở các nước đang phát triển chủ yếu tập
trung vào việc xác định nhu cầu NLYT để đáp ứng sự gia tăng dân số và phần
lớn bỏ qua các khía cạnh động lực thị trường lao động. Đây là một trong những lý
do mà chính sách nhân lực y tế thường không đạt được mục tiêu đã đặt ra. Do đó
cần thiết phải kết hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng nhân lực
lao động y tế đồng thời xây dựng được chế độ đãi ngộ phù hợp đối với CBYT
trong quá trình xây dựng chính sách phát triển NLYT.
Ronald M. Harden trong: "Xu hướng và tương lai của giáo dục y tế sau đại
học" (Trends and the future of postgraduate education) [111], tác giả cho rằng: đào

tạo chuyên khoa và chuyên khoa sâu, vai trò thuộc về Bộ Y tế và các hiệp hội nghề
y; Xu hướng đào tạo chuyên khoa sau đại học phải tập trung vào kết quả đầu ra. Kết


quả đầu ra của quá trình đào tạo là yếu tố quan trọng nhất và được quyết định bởi
các quyết định liên quan đến chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, đội ngũ cán bộ
giảng dạy và cơ sở thực hành tiền lâm sàng và lâm sàng vv... Nghiên cứu này cũng
chỉ ra rằngcông nghệ giáo dục mới sẽ được mở rộng và phát triển nhanh chóng như
công nghệ mô phỏng đã tạo ra những kết quả rất tốt trong đào tạo như thông tin
được phản hồi có hiệu quả hơn, người học được thực hành lặp đi lặp lại, xây dựng
được một loạt các tình huống giả định khó giải quyết, có thể lựa chọn nhiều cách
thức học tập, tạo được các trường hợp biến thể về triệu chứng lâm sàng, có môi
trường học tập được kiểm soát và có thể học theo từng cá nhân. Nghiên cứu này còn
cho thấy, việc đánh giá năng lực và tính chuyên nghiệp trong công tác đào tạo
NLYT đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
De Costa, Ayesha, et al trong: "Tìm hiểu mối quan hệ giữa bối cảnh và
nguồn nhân lực y tế tỉnh Madhya Pradesh, Ấn Độ" (Exploring relationships
between context and human resource for health Madhya Pradesh province, India)
[95], đã đề cập đến thực trạng tại Ấn Độ có sự đa dạng trong việc cung cấp các dịch
vụ chăm sóc y tế và làm rõ mối quan hệ giữa khu vực chăm sóc sức khỏe công lập
và và tư nhân dưới sự tác động ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế xã hội và tăng
dân số. Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Madhya Pradesh - Ấn độ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tốc độ đô thị hóa có ảnh hưởng lớn tới việc gia tăng mật độ và
số lượng các đơn vị y tế tư nhân và NLYT tư nhân.
Lyn N. Henderson và Jim Tulloch trong: "Khuyến khích duy trì và thúc đẩy
nhân viên y tế tại khu vực Châu Á và Thái Bình Dương" (Incentives for retaining
and motivating health workers in Pacific and Asian countries) [105], cho rằng để
cho phát triển NNLYT hiệu quả thì cần phải có phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên
quan, có sự hiểu biết một cách sâu sắc và toàn diện về văn hóa, xã hội, chính trị và
kinh tế trong việc phát triển chiến lược, hoạch định chính sách và thực hiện các sáng

kiến phát triển NNLYT.
Pascal Zurn *, Mario R Dal Poz, Barbara Stilwell và Orvill Adams trong: “Sự
mất cân bằng trong lực lượng lao động y tế” (Imbalance in the health workforce)
[110],


đã cho rằng sự mất cân bằng trong NNLYT là mối quan tâm lớn của các nước phát
triển và đang phát triển. Bài viết này đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng làm mất cân
bằng nhân lực y tế như nhu cầu lao động y tế, cung ứng lao động y tế, hệ thống chăm
sóc sức khỏe, chính sách, nguồn lực và các yếu tố "toàn cầu".
Buchan, J trong ”Cải cách ngành y tế và nguồn nhân lực: Bài học từ Vương
quốc Anh” (Health sector reform and human resources: lessons from the United
Kingdom) [94], đánh giá nguồn nhân lực (HR) trong cải cách hệ thống Dịch vụ Y tế
Quốc gia (NHS) ở Vương quốc Anh, và làm nổi bật những bài học cho các hệ thống
y tế của các nước đang trải qua cải cách hay tái cơ cấu. Cải cách ngành y tế ở nhiều
quốc gia trong những năm 1980 và 1990 đã tập trung vào việc thay đổi cơ cấu, và
giảm thiểu chi phí y tế dưới sự ra đời của cơ chế thị trường và sự lựa chọn của
người tiêu dùng. Bài viết kết luận rằng những thay đổi đáng kể nhất đã xảy ra khi
thực hiện cải cách hệ thống Dịch vụ y tế quốc gia bằng việc thay đổi nhân sự và văn
hóa tổ chức, cá nhân và thay đổi thái độ của người quản lý và nhân viên trong hệ
thống y tế.
Gilles Dussault và Carl-Ardy Dubois trong: “Nguồn nhân lực cho chính
sách y tế: một thành phần quan trọng trong chính sách y tế” (Human resources for
health policies: a critical component in health policies) [98], đã đề cập đến: i) vai
trò trung tâm của lực lượng lao động trong ngành y tế; ii) Những thách thức nảy
sinh trong quá trình cải cách hệ thống y tế; iii) Các giải pháp khắc phục những tác
động về nhân lực y tế (và do đó về cung cấp dịch vụ) nảy sinh trong quá trình cải
cách hệ thống y tế. Thực trạng mất cân bằng trong quá trình phát triển nguồn nhân
lực y tế: không phù hợp về số lượng, sự chênh lệch về chất lượng, phân bố không
đồng đều và thiếu sự phối hợp giữa các hoạt động quản lý nhân sự và nhu cầu của

chính sách y tế. Đồng thời đưa ra các đề xuất khác nhau trong việc phát triển
NNLYT. Cũng theo bài viết: sự phát triển của chính sách NNL là một cầu nối quan
trọng trong chính sách y tế và cần giải quyết sự mất cân bằng về NNLYT và thúc
đẩy việc thực hiện cải cách các dịch vụ y tế.
Ngoài ra phải kể đến một số bài viết đăng trên tạp chí Phát triển nguồn nhân
lực (Human resources for health). Đây là tạp chí có nhiều bài liên quan đến nguồn


nhân lực, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Một số bài viết tiêu biểu có thể kể đến
gồm: Sự mất cân bằng trong lực lượng lao động y tế của nhóm tác giả Zurn P, Dal
Poz MR, Stilwell B, Adams O với tiêu đề " Sự mất cân bằng nhân lực y tế”
(Imbalance in the health workforce) [124]; Mario Dal Poz với tiêu đề “Giải quyết
nguồn nhân lực cho cuộc khủng hoảng y tế: nghiên cứu chính sách ở châu Phi”
(Solving the human resources for health crisis: research to inform policy in Africa)
[107]; Hannamaria Kuusio và nhóm nghiên cứu với bài viết “ Nguồn nhân lực bác
sĩ ở nước ngoài làm việc trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Phần Lan: Nghiên cứu
định tính và định lượng” (Inflows of foreign-born physicians and their access to
employment and work experiences in health care in Finland: qualitative and
quantitative study) [102].
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ Ở TRONG
NƯỚC

1.2.1. Công trình khoa học, đề tài nghiên cứu, kết quả hội nghị, hội thảo về nguồn
nhân lực y tế
Viện Chiến lược và Chính sách y tế trong: “Nghiên cứu quản lý nguồn nhân
lực y tế trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước” [86], đã tập trung
phân tích 1) Bản chất của lao động y tế; 2) Các khái niệm công cụ và cách tiếp cận
nghiên cứu nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực; 3) Quan điểm phát triển y tế
bền vững và vấn đề quản lý nhân lực y tế; 4) Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ y
tế về cơ cấu, trình độ; 5) Một số vấn đề về nhân lực bệnh viện; 6) một số vấn đề về

nguồn nhân lực y tế dự phòng; 6) Một số vấn đề về nhân lực y tế ở các vùng có khó
khăn; 7) Phân tích một số chính sách đối với cán bộ y tế, đặc biệt là cán bộ y tế
vùng khó khăn và nêu lên những vấn đề cấp bách đặt ra cho quản lý nhân lực y tế;
8) Đề xuất các giải pháp tổng thể và cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng
và tạo NNLYT đảm bảo số lượng và chất lượng trong quá trình công nghiệp hoáhiện đại hoá đất nước.
Vũ Đình Chính trong: "Đánh giá thực trạng đào tạo và sử dụng nguồn nhân
lực kỹ thuật viên y tế tại các bệnh viện thuộc 28 tỉnh phía Bắc" [37], đã đánh giá


thực trạng đội ngũ kỹ thuật viên y tế và trang thiết bị tại các bệnh viện thuộc 28 tỉnh
phía Bắc; Xác định thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy 5 chuyên ngành kỹ thuật
tại các trường đào tạo KTV y tế; Tìm hiểu khả năng tìm kiếm việc làm của đội ngũ
kỹ thuật viên y tế tốt nghiệp tại trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế I trực thuộc Bộ Y tế
đồng thời đề xuất một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực KTV y tế cho 28 tỉnh
phía Bắc nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Phạm Đức Mục và các cộng sự trong: "Kết quả điều tra nguồn nhân lực
điều dưỡng, hộ sinh, KTV và hộ lý các bệnh viện Việt Nam 2003" [ 60], đã mô tả
một số đặc điểm NNL y tá - điều dưỡng và hộ sinh trong bối cảnh NNL bệnh viện
năm 2003 để thiết lập một số chỉ tiêu cơ bản làm cơ sở cho việc lập kế hoạch phát
triển nguồn nhân lực điều dưỡng - hộ sinh và để đánh giá chiều hướng phát triển
nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên phù hợp mục tiêu của ngành
y tế Việt Nam.
Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Y tế trong: "Đào tạo nhân lực y tế nhằm đáp
ứng nhu cầu xã hội" [10], đã đề cập tới các giải pháp kiện toàn và nâng cao chất
lượng đào tạo nhân lực cho ngành y tế đồng thời khẳng định đào tạo theo nhu cầu
xã hội là một mô hình mới vừa đảm bảo tính hiệu quả vừa thực hành tiết kiệm trong
công tác đào tạo. Đây là mô hình mới dựa trên cơ sở phối hợp và hài hoà lợi ích của
4 nhóm đối tượng là: cán bộ có cơ hội làm việc và thể hiện chuyên môn được đào
tạo; nhà quản lý (các cơ quan quản lý nhà nước); nhà cung cấp dịch vụ đào tạo (các
nhà trường); và nhà sử dụng lao động (các cơ sở khám chữa bệnh). Đây còn là bước

đột phá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong thời gian tới. Theo mô hình này,
nhà trường phải dạy những nội dung mà xã hội cần, chứ không dạy cái nhà trường
có; cán bộ được học những nội dung cần thiết, chứ không học dàn trải; nhà sử dụng
lao động có thể khai thác, sử dụng lao động hiệu quả ngay, mà không phải bỏ tiền
cho đào tạo lại; nhà quản lý cũng thực hiện việc điều chỉnh nhu cầu và ban hành
chính sách thuận lợi hơn.
Phạm Văn Lình và cộng sự trong: "Nghiên cứu tình hình nhân lực y tế vùng
đồng bằng sông Cửu long thực trạng và giải pháp" [58], đã tiến hành điều tra, thống


kê đội ngũ cán bộ y tế đang công tác tại các cơ sở y tế công lập thuộc 13 tỉnh, thành
phố vùng đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) bằng phương pháp thống kê y học
thông thường và đề xuất các giải pháp khả thi để giải quyết các bất cập giữa nhu cầu
NLYT và khả năng đào tạo để đáp ứng yêu cầu xã hội.
Bộ Y tế trong: "Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế" (JAHR) [23], là báo
cáo do Bộ Y tế cùng với các đối tác phát triển chỉ đạo thực hiện, tập trung vào phân
tích hệ thống y tế Việt Nam, vấn đề NLYT, cập nhật và cung cấp thông tin để phân
tích thực trạng, dự báo những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới và đề xuất
định hướng cho các giải pháp tương ứng.
Bộ Y tế trong: "Quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012- 2020"
[28], đã đề cập đến hiện trạng phát triển, quy mô, phân bố nhân lực y tế nói chung,
hiện trạng đào tạo NLYT, những thành tựu nổi bật,những bất cập cần khắc phục,
chính sách tuyển dụng và đãi ngộ đối với NLYT Việt Nam hiện nay. Dự báo những
nhân tố tác động đến phát triển nhân lực giai đoạn 2012- 2020. Dự báo nhu cầu lao
động của ngành và một số giái pháp chung để phát triển NLYT. Đề cập tới các chính
sách về NNLYT ở Việt Nam, hầu như các vấn đề ưu tiên được xác định cho các
nước trong khu vực cũng đã được đề cập trong Quy hoạch phát triển NLYT 20122020. Tuy nhiên Quy hoạch tập trung chủ yếu vào phát triển NNL thông qua đào
tạo, mà chưa đề cập nhiều đến vai trò của công tác quản lý nhà nước, lập kế hoạch,
điều hành, gồm cả các vấn đề về duy trì NNL.
Bộ Y tế, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế trong: "Phân tích thực trạng và

đề xuất sửa đổi bổ sung một số chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức ngành y
tế" [29], đánh giá thực trạng và đề xuất sửa đổi và bổ sung chế độ phụ cấp đặc thù
cho cán bộ, viên chức ngành y tế với mục tiêu cụ thể: i) Rà soát và phân tích các
chính sách về chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức ngành y tế. ii) Đánh giá việc
triển khai, thực hiện các chính sách y tế và tác động của các chính sách này đối với
duy trì và phát triển NLYT tại các tuyến. iii) Đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách về
chế độ phụ cấp cho cán bộ, viên chức ngành y tế.


Một số kết quả nghiên cứu, khảo sát tiêu biểu của bộ Y tế có thể kể đến là:
Bộ Y tế (2007), Khảo sát mạng lưới chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 64 tỉnh Việt
Nam. Vụ Sức khỏe sinh sản; Bộ Y tế (2008), Đề án đổi mới cơ chế hoạt động, cơ
chế tài chính (trong đó có cơ chế tiền lương và giá dịch vụ y tế) đối với đơn vị sự
nghiệp Y tế công lập; Bộ Y tế (2008), Chỉ thị số 06/2008/CT-BYT về việc tăng
cường chất lượng đào tạo nhân lực y tế; Bộ Y tế (2009) Số liệu về số sinh viên dự
kiến tốt nghiệp hằng năm. Vụ Khoa học - Đào tạo; Bộ Y tế (2008) Kế hoạch đào tạo
lại năm 2009; Bộ Y tế, Nhóm đối tác y tế (2008) Báo cáo chung Tổng quan ngành Y
tế năm 2007....Trương Việt Dũng, Phạm Ngân Giang, và cộng sự (2007), Báo cáo
chuyên đề: Phân tích và đề xuất lựa chọn chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế
góp phần đổi mới, hoàn thiện hệ thống y tế Việt Nam theo hướng công bằng, hiệu
quả và phát triển. Hà Nội. Đây là kết quả sự hợp tác giữa Bộ Y tế Việt Nam và
WHO nhằm tìm kiếm những chính sách phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống y tế
Việt Nam tầm nhìn tới năm 2020. Vụ Khoa học - Đào tạo (2007), Một số vấn đề
trong đào tạo NLYT, Tài liệu báo cáo Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu của Thứ
trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến; Bộ Y tế (2004), Tài liệu hội nghị kết hợp trường Y
Dược và bệnh viện trong công tác đào tạo NLYT...
1.2.2. Bài viết trong các sách, báo và tạp chí
Trương Việt Dũng, Phạm Xuân Việt, Phạm Ngân Giang trong: "Đào tạo nhân
lực y tế nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội" [44], đã đề cập đến vai trò của NNLYT,
nghịch lý trong phân bố NLYT giữa các vùng miền của Việt Nam, tình hình đáp ứng

nhu cầu xã hội của NLYT và khả năng đáp ứng của các cơ sở đào tạo, và đề xuất
một số giải pháp khắc phục những bất cập trong cung ứng NLYT hiện nay.
Lương Ngọc Khuê trong: "Thực trạng nguồn nhân lực bệnh viện tại Việt
Nam giai đoạn 2008 - 2010" [57], đã đề cập đến các nội dung: Nhân lực là nguồn
lực quan trọng nhất trong sự hoạt động và phát triển cho bệnh viện nói riêng và
ngành y tế nói chung. Trong những năm qua, mặc dù phải đối diện với nhiều khó
khăn, thách thức nhưng Bộ y tế thực hiện được nhiều chính sách, giải pháp để


nhằm cũng cố quản lý, đào tạo phát triển NNL bệnh viện về cả số lượng và chất
lượng và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Nghiên cứu này được thực hiện
với mục tiêu: Đánh giá thực trạng và sự biến động nguồn nhân lực qua các năm
2008-2010. Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp nghiên
cứu tài liệu. Kết quả: (1) Cơ cấu nhân lực đã có sự thay đổi tích cực, các chỉ số cơ
bản đã ban đầu đáp ứng được quy định theo Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLTBYT-BNV, tỷ lệ Điều dưỡng, Nữ hộ sinh, kỹ thuật viên trên bác sĩ năm 2010 đạt 2,7
tăng trung bình 17,5%/năm, tỷ lệ cán bộ y tế trên giường bệnh thực kê đạt 1,07; (2)
Trình độ nguồn lực còn chưa đồng đều giữa các tuyến (Trung ương, tỉnh, huyện),
tuyến huyện còn thiếu nguồn lực trình độ cao. Kết luận: Mặc dù nhân lực phục vụ
chăm sóc người bệnh chỉ tăng nhẹ, nhưng cơ cấu nhân lực đã và đang dần dần đáp
ứng được các quy định trong Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV để đảm bảo chất
lượng chăm sóc người bệnh.
1.2.3. Luận án tiến sĩ
Nguyễn Trường Giang trong: “Đổi mới cơ chế quản lý kinh phí ngân sách
nhà nước trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của nhà nước” [50], đã đề cập tới các vấn đề lý luận về vai
trò, vị trí của NSNN trong phát triển sự nghiệp y tế trong giai đoạn chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN ở nước
ta, đồng thời phan tích thực trạng sử dụng NSNN trong lĩnh vực y tế và đề xuất các
giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý NSNN trong y tế
trong việc huy động các nguồn viện phí, bảo hiểm y tế và các nguồn lực khác bổ

sung cho NSNN trong y tế.
Trịnh Minh Hoan trong: "Vai trò y tế tư nhân qua nghiên cứu trường hợp tại
thành phố Đà Nẵng" [54], đã đề cập tới thực trạng vai trò y tế tư nhân trong chăm
sóc sức khỏe hiện nay, những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của y tế tư nhân và
dự báo xu hướng biến đổi của y tế tư nhân theo định hướng đẩy mạnh CNH, HĐH.
Hà Thế Tấn trong: "Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ảnh hướng xấu đến
sức khỏe nhân viên y tế và đề xuất biện pháp can thiệp" [71], nghiên cứu điều kiên


môi trường lao đôn g, ý thức chấp hành nôi quy, các biên pháp phòng hô ̣ của nhân
viên y tế: Điều kiện cơ sở hạ tầng của các cơ sở y tế còn chưa được đảm bảo: 40,3%
bố trí nơi làm việc không thật hợp lý. Chỉ có 64,9% cơ sở hạ tầng đạt yêu cầu, chỉ
có 68,9% cơ sở có bản nội quy, quy trình, 42,3% các cơ sở y tế không có hệ thống
xử lý nước thải và 49% không có hệ thống hấp sấy công nghiệp. Trang thiết bị
phòng hộ cá nhân, tập thể thiếu về số lượng (62,2%) và chưa đảm bảo về chất
lượng (11,2%). 42% NVYT thường xuyên bị quá tải; chỉ số sử dụng giường
trung bình của các bệnh viện đạt 120 ± 24,8 (%). Hiểu biết và chấp hành thực
hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân của NVYT chưa cao: Hiểu biết về vệ sinh bàn
tay chiếm 40,8%, tỷ lệ tuân thủ vệ sinh bàn tay chiếm 6,2%, tỷ lệ không thường
xuyên đeo khẩu trang khi khám bệnh là 27,6%. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe nhân viên y tế: +Yếu tố nguy cơ lây nhiễm bệnh cho NVYT là:
Bị tổn thương do vật sắc nhọn, khối lượng công viêc nhiều, thiếu trang bị phòng
hô, đã từng bị máu, bệnh phẩm tiếp xúc trực tiếp với da niêm mạc, đã từng đi
phòng chống dịch tại cộng đồng. +Yếu tố nguy cơ stress nghề nghiệp cho NVYT
là: Khối lượng công việc nhiều, lo lắng nhiều bị lây nhiễm bên h tại môi trường
làm viêc̣ , đã từng lây nhiễm bên h, đã từng bị tổn thương do vât sắc nhọn. Tuyến
trung ương bị stress cao hơn tuyến huyên và tỉnh. +Yếu tố nguy cơ nhiễm
HbsAg cho NVYT là: tình trạng đã từng bị tổn thương do vât sắc nhọn là yếu tô
nguy cơ nhiễm HBsAg. Các khoa có nguy cơ cao là: Cấp cứu, gây mê hồi sức;
xét nghiêm; truyền nhiễm; nôị , khám bên h, nhi; ngoại. + Khối lượng công việc

nhiều làm tăng nguy cơ bị tổn thương do vật sắc nhọn; Hậu quả về sức khỏe và
tính mạng của nhân viên y tế ở nước ta: + NVYT đã từng mắc bệnh là 15,8%. +
Stress liên quan đến nghề nghiệp của NVYT là 13%. NVYT bị lăng mạ 18,4%,
hành hung 2,4%. Từ 1995 - 2004, đã có 2.487 NVYT bị lăng mạ và 327 NVYT
bị hành hung. + Tỷ lệ NVYT bị tổn thương do vật sắc nhọn là 48%, trong đó chỉ
có 1.449/7.267 trường hợp tổn thương do vật sắc nhọn được thông báo chiếm
19,9% tổng số tổn thương, trong đó có 286 trường hợp bị phơi nhiễm với HIV
qua các tổn thương do dụng cụ sắc nhọn khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV.


Phạm Quang Hòa trong: "Thực trạng quá tải ở bệnh viện các tuyến và mối
liên quan với hoạt động khám chữa bệnh của trạm y tế xã tại tỉnh Thái Bình" [55],
đã mô tả và xác định nguyên nhân quá tải ở bệnh viện công lập tuyến tỉnh và tuyến
huyện tại tỉnh Thái Bình năm 2009, phân tích mối liên quan giữa hoạt động khám
chữa bệnh của trạm y tế xã với tình trạng quá tải tại bệnh viện tỉnh Thái Bình.
Phạm Văn Tác trong: "Quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau
đại học trong lĩnh vực y tế" [69], đã đề cập đến cơ sở khoa học của quản lý nhà
nước đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế; các nhân tố tác
động đến quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học sự phát triển
hoạt động đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế; chính
sách của nhà nước đối với đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y
tế và điều kiện vật chất để tạo môi trường hoạt động cho đội ngũ cán bộ chuyên
khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế. Thực trạng đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và
thực trạng thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ chuyên khoa
sau đại học; và các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đội ngũ cán bộ
chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế.
1.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN

1.3.1. Những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Qua nghiên cứu các công trình về NNLYT ở nhiều cấp độ khác nhau cả trong
nước và ngoài nước, tác giả có một số nhận xét, đánh giá về các vấn đề đã được
nghiên cứu giải quyết như sau:
Các nghiên cứu nêu trên với nhiều cách tiếp cận khác nhau đã đề cập tới một
số khái niệm, phạm trù có liên quan đến NNLYT nói chung và hiện trạng cơ cấu,
trình độ của hệ thống NLYT toàn cầu, những điểm cần ưu tiên cho phát triển và
chính sách phát triển trong các giai đoạn tiếp theo; Chính sách chung cho phát triển
NNLYT cho các quốc gia đang phát triển; Chương trình hành động chung của thế
giới để cải thiện hệ thống y tế; Nhiệm vụ của đào tạo để nâng cao năng lực của
NLYT để cải thiện chất lượng CSSK người bệnh; Nội dung quản lý và chính sách


phát triển NNLYT ở một số địa phương, khu vực trên thế giới như Ấn độ, Châu Á
Thái Bình Dương, châu Phi...
Một số nghiên cứu đã tập trung vào phân tích hệ thống y tế Việt Nam, quan
niệm về NLYT, thực trạng NLYT bao gồm: hiện trạng phát triển, quy mô, phân bố,
chính sách tuyển dụng và đãi ngộ đối với NLYT ở một số địa phương, khu vực
trong nước; Hiện trạng đào tạo NLYT, những thành tựu nổi bật, những bất cập cần
khắc phục, dự báo những nhân tố tác động đến phát triển nhân lực, những vấn đề
cần giải quyết trong thời gian tới dưới các góc độ, khía cạnh khác nhau và đề xuất
một số định hướng phát triển và các giải pháp tương ứng để phát triển NLYT.
Một số nghiên cứu đã đề cập tới các chính sách về NNLYT, vai trò, tầm
quan trọng các nội dung đào tạo, giám sát chất lượng, sử dụng và chính sách đãi ngộ
sau khi tốt nghiệp đối với NLYT. Một số công trình nghiên cứu cũng đã đề cập đến
mối quan hệ giữa điều kiện kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội của vùng, miền, địa
phương đối với sự phát triển hệ thống y tế và NLYT dưới các góc độ và mức độ
khác nhau.
Như vậy, hầu hết các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nói trên đã
đề cập tới vấn đề NNLYT dưới các góc độ, khía cạnh khác nhau tạo tiền đề cho việc
nghiên cứu về NNLYT và đặc biệt có giá trị tham khảo đối với tác giả trong việc

nghiên cứu, thực hiện luận án về NNLYT vùng ĐBSH.
1.3.2. Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án
1.3.2.1. Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu
Từ các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, cho thấy những
“khoảng trống” cần phải được tiếp tục nghiên cứu, đó là:
- Chưa có công trình nào phân tích, làm rõ một cách có hệ thống, toàn diện, đầy đủ
dưới góc độ kinh tế chính trị về khái niệm NNLYT; Đặc điểm, vai trò, tầm quan
trọng của NNLYT trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của
hệ thống y tế trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân;


- Chưa có nghiên cứu toàn diện về những nhân tố ảnh hưởng đến NNLYT; Yêu cầu
và nội dung phát triển NNLYT để có căn cứ đánh giá và đề xuất giải pháp phát triển
NNLYT đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân vùng ĐBSH trong
giai đoạn hiện nay.
- Chưa có công trình nào phân tích, đánh giá một cách có căn cứ khoa học về thực
trạng NNLYT vùng ĐBSH. Theo đó, chưa có hệ thống những giải pháp toàn diện,
thiết thực và khả thi nhằm đảm bảo phát triển NNLYT vùng ĐBSH đáp ứng nhu
cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân của vùng.
1.3.2.2. Hướng nghiên cứu của luận án
Về mặt lý luận, luận án tập trung làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản
về NNL y tế dưới góc độ kinh tế chính trị học như: khái niệm về NNL và NNLYT;
Đặc điểm, vai trò, tầm quan trọng, những nhân tố ảnh hưởng đến NNLYT; Xác định
nội dung phát triển NNLYT đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức
khỏe của nhân dân.
Về mặt thực tiễn, luận án tập trung vào nghiên cứu những vấn đề sau đây:
- Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển NNLYT cho sự nghiệp chăm sóc
sức khỏe nhân dân, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho cho vùng ĐBSH;
- Phân tích thực trạng NNLYT vùng ĐBSH giai đoạn 2008-2014, làm rõ những kết
quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và xác định nguyên nhân của hạn chế, yếu

kém;
- Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển NNLYT đáp ứng nhu cầu khám chữa
bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng ĐBSH đến 2020, tầm nhìn 2030.


×