Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

GA DH THEO CHU DE - TTGDTX NINH GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.79 KB, 21 trang )

Chủ đề:
VĂN THUYẾT MINH
Giới thiệu chủ đề:
Hiện nay, trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 (tập 1, tập 2) có các bài học liên
quan đến văn bản thuyết minh như sau:
- Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh (1 tiết) – Làm văn.
- Lập dàn ý bài văn thuyết minh (1 tiết) – Làm văn.
- Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh (1 tiết) – Làm văn.
- Phương pháp thuyết minh ( 1 tiết) – Làm văn.
- Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh (1 tiết) – Làm văn.
- Tóm tắt văn bản thuyết minh (1 tiết) – Làm văn.
Có thể nhóm các bài học trên thành 01 chủ đề và đặt tên cho chủ đề này là: Văn thuyết
minh.
Phương pháp dạy học: dạy học tích hợp.
Thời gian dạy học: học kì 1 lớp 10.
Thời lượng dạy học và kiểm tra đánh giá: 06 tiết (trên lớp).
Hiện nay, các bài học trên đang được dạy tách rời nhau. Theo phân phối chương trình, phải
mất 5-6 tuần giáo viên mới dạy xong các bài học này. Để đổi mới phương pháp dạy học
Ngữ văn theo hướng xây dựng các chủ đề tích hợp, giúp HV gắn lý thuyết với thực hành,
vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn học tập và đời sống bản than,
cần nhóm các bài học trên thành 01 chủ đề để dạy học theo hướng tích hợp liên môn, với
việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, giúp cho việc dạy học Ngữ văn gắn với
thực tiễn hơn.
I. Mục tiêu dạy học chủ đề
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.1. Kiến thức
- Nêu được kết cấu của một văn bản thuyết minh.
- Hiểu được vai trò, vị trí và đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con
người và những kiến thức cơ bản về tính chuẩn xác, tính hẫp dẫn của văn bản thuyết minh.
- Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
- Chỉ ra được những kiến thức cơ bản về việc tóm tắt văn bản thuyết minh.


- Xác định rõ yêu cầu của phương pháp thuyết minh.
- Tích hợp liên môn với lịch sử địa phương lớp 10: Kiến thức về Chu Văn An,
Nguyễn Trãi, di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc và những làng nghề truyền thống của tỉnh Hải
Dương để học sinh vận dụng vào làm bài tập.
1.2. Kĩ năng
- Bước đầu vận dụng những kiến thức đã học để viết những văn bản thuyết minh có tính
chuẩn xác.
- Vận dụng những kiến thức đã học giúp HS lập dàn ý một bài văn thuyết minh có đề tài
gần gũi và quen thuộc.
- Sử dụng tương đối thuần thục các phương pháp thuyết minh.
- Tóm tắt được một văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản về một sản vật, một danh
lam thắng cảnh, một hiện tượng văn học.
- Vận dụng các kĩ năng đó để viết được một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi với đời
sống hoặc công việc học tập của các em. Từ đó viết được một bài văn thuyết minh hoàn
chỉnh.
1


1.3. Thái độ
- Yêu quý hơn nữa tiếng nói dân tộc.
- Thích thú đọc và viết văn thuyết minh trong nhà trường cũng như theo yêu cầu của cuộc
sống.
- Trân trọng những di sản văn học mà ông cha ta để lại.
- Yêu mến, giữ gìn và phát huy di sản văn học dân tộc.
2. Định hướng phát triển năng lực
- Học sinh biết cách thu thập thông tin, tìm ý, dựng đoạn văn và hoàn chỉnh bài văn thuyết
minh.
- Năng lực hợp tác với giáo viên để trả lời câu hỏi và giải quyết những tình huống đặt ra
trong bài học.
- Bồi dưỡng cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức đã học để thực hành văn bản...

3. Sản phẩm
- Dàn ý một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi và quen thuộc.
- Bài văn tóm tắt một văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản về một sản vật, một danh
lam thắng cảnh, một hiện tượng văn học.
- Bài viết văn thuyết minh có đề tài gần gũi với đời sống hoặc công việc học tập của các
em.
II. Chuẩn bị của giáo viên, học viên.
1. Giáo viên
- Giáo án.
- Các văn bản thuyết minh.
- Các phương tiện dạy học phù hợp.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu chủ đề theo hướng tích hợp liên môn.
2. Học viên
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi sách giáo khoa.
- Thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao.
III. Tổ chức hoạt động
1. Giới thiệu chung:
Chuỗi hoạt động được thiết kế dựa trên phương pháp dạy học tích hợp các phương
pháp chính như sau:
- Phương pháp dạy học lý thuyết.
- Phương pháp dạy thực hành.
- Phương pháp ra đề làm văn.
- Phương pháp chấm và trả bài làm văn.
- Phương pháp giao tiếp.
- Phương pháp rèn luyện theo mấu.
...
Sử dụng các phương pháp trên, GV sẽ tổ chức chuỗi hoạt động sau:
- GV hướng dẫn HV tìm hiểu các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh (1 tiết).
- GV hướng dẫn HV tìm hiểu và thực hành lập dàn ý bài văn thuyết minh (1 tiết).
- GV hướng dẫn HV tìm hiểu tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh (1 tiết).

- GV hướng dẫn HV tìm hiểu phương pháp thuyết minh ( 1 tiết).
- GV hướng dẫn HV luyện tập viết đoạn văn thuyết minh (1 tiết).
- GV hướng dẫn HV tóm tắt văn bản thuyết minh (1 tiết).
2. Thiết kế, tổ chức hoạt động
2


2.1. Hoạt động 1: (1 tiết trên lớp)
Tiết 1:
CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
a. Mục tiêu hoạt động: Giúp HV
-Trình bày và phân tích các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh: kết cấu theo thời
gian, không gian, kết cấu theo trật tự logic của đối tượng thuyết minh và nhận thức của
người đọc; kết cấu hỗn hợp.
- Xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu,
trình bày.
- Rèn kỹ năng nhận diện, phân tích và xây dựng kết cấu, bố cục văn bản thuyết minh theo
ba kiểu vừa học.
- Có ý thức vận dụng các hình thức kết cấu khi viết một bài văn thuyết minh.
- Giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương, bồi dưỡng lòng tự hào và yêu quê hương
đất nước mình.
b. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
I. GV giới thiệu chủ đề văn I. Giới thiệu chủ đề văn thuyết minh
thuyết minh
1.Văn bản thuyết minh
GV yêu cầu HS tái hiện lại kiến - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản nhằm
thức về văn bản thuyết minh đã giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan
học ở THCS đồng thời giới thiệu về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của một

cho HS về chủ đề văn thuyết sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự
nhiên, xã hội, con người.
minh.
2.Giới thiệu chủ đề văn thuyết minh
II. GV hướngdẫn HS tìm hiểu
kÕt cÊu văn bản thuyết minh.
GV yêu cầu HS kể tên 1 hoặc một
số bài văn thuyết minh đã học
hoặc đã viết ở THCS.
HV lấy ví dụ.
GV yêu cầu HS xác định trình tự
trình bày đối tượng thuyết minh
(kết cấu) trong văn bản vừa nêu?
HS hiểu kết cấu cảu bài văn
thuyết minh là gì?
* Lưu ý: Kết cấu của văn bản
thuyết minh phụ thuộc vào: Đối
tượng, mục đích thuyết minh và
người tiếp nhận.

II. Khái niệm kết cấu của văn bản
thuyết minh

III. GV hướng dẫn HS tìm hiểu
các hình thức kết cấu của văn
bản thuyết minh.
1. GV yêu cầu HS khai thác
ngữ liệu trong SGK.

III. Các hình thức kết cấu của văn bản

thuyết minh.
1. Tìm hiểu ngữ liệu

- Kết cấu của văn bản thuyết minh là cách
thức tổ chức, sắp xếp nội dung theo một
trình tự nhất định.

a. VB: Héi thæi c¬m thi ë §ång
3


GV gọi HS đọc văn bản “ Hội
thổi cơm thi ở Đồng Vân” .GV
chia nhiệm vụ: lớp chia 4 nhóm
thực hiện yêu cầu:
+Nhóm 1: xác định đối tượng và
mục đích thuyết minh của văn
bản?
+Nhóm 2: tìm các ý chính tạo
thành nội dung thuyết minh của
văn bản?
+Nhóm 3: Phân tích cách sắp xếp
các ý trong văn bản. Giải thích cơ
sở của cách sắp xếp ấy?
+Nhóm 4: Nêu các hình thức kết
cấu chủ yếu của văn bản mà em
vừa tìm hiểu?
HS trao đổi, cử đại diện trình bày.
GV yêu cầu các nhóm lắng nghe,
bổ sung.

GV chốt.
GV gọi HS đọc văn bản “Bưởi
Phúc Trạch”.
Gv tiếp tục chia lớp làm 4 nhóm
và cùng trả lời 4 câu hỏi SGK.
+Nhóm 4: xác định đối tượng và
mục đích thuyết minh của văn
bản?
+Nhóm 3: tìm các ý chính tạo
thành nội dung thuyết minh của
văn bản?
+Nhóm 2: Phân tích cách sắp xếp
các ý trong văn bản.Giải thích cơ
sở của cách sắp xếp ấy?
+Nhóm 1: Nêu các hình thức kết
cấu chủ yếu của văn bản thuyết
minh?
HS các nhóm suy nghĩ cử đại
diện trả lời các nhóm khác nhận
xét, bổ sung.

V©n.
* Đối tượng và mục đích
* Các ý chính của văn bản.
* Cách sắp xếp ý trong văn bản và cơ sở
của cách sắp xếp ấy.
* Các hình thức kết cấu chủ yếu được sử
dụng trong văn bản .
Theo trình tự thời gian: trình bày sự vật theo
quá trình hình thành, vận động và phát triển.


b.VB: Bëi Phóc Tr¹ch.
*.Đối tượng và mục đích thuyết minh của
văn bản
*.Các ý chính tạo thành nội dung thuyết
minh của văn bản.
*.Cách sắp xếp ý trong văn bản và cơ sở của
cách sắp xếp ấy.
*.Các hình thức kết cấu chủ yếu được sử
dụng trong văn bản
- Theo quan hệ không gian: sự vật được
miêu tả từ ngòa vào trong
- Theo quan hệ logic: đó là những phương
diện khác nhau của quả bưởi từ hình dáng
màu sắc đến mùi vị…

GV yêu cầu HS dựa vào hai ví dụ,
HS cho biết khi viết bài văn
thuyết minh có thể lựa chọn các
hình thức kết cấu như thế nào?
2. GV hướng dẫn HS tổng kết
4


qua phần ghi nhớ SGK.

2. Ghi nhớ: SGK T 168.

IV. GV hướng dẫn HS luyện
tập.


IV.Luyện tập
1. Bài 1
1. GV yêu cầu HS lựa chọn hình Bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão nên
thức kết cấu khi thuyết minh bài
chọn hình thức kết cấu hỗn hợp.
“Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão.
+ Giới thiệu Phạm Ngũ Lão.
+ Ông có tài đánh đông dẹp bắc.
+ Ca ngợi sức mạnh của quân dân đời Trần
trong đó có Phạm Ngũ Lão.
+ Ông còn băn khoăn về nợ công danh.
+ Ông so sánh mình với Gia Cát Lượng thì
thấy xấu hổ vì chưa làm được là bao để đền
2. GV yêu cầu HS xác định và sắp đáp nợ nước.
xếp nội dung khi thuyết minh một
2. Bài 2
di tích, một thắng cảnh của đất
Khi đối tượng thuyết minh là một di tích lịch
nước.
sử, danh lam thắng cảnh thì nội dung thuyết
minh thường là:
-Vị trí địa lí.
- Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc
của đối tượng.
- Những truyền thống văn hóa gắn liền với
đối tượng.
- Cách thưởng ngoạn đối tượng.
Lưu ý: cần lựa chọn hình thức kết cấu cho
3. GV yêu cầu HS vận dụng lí

phù hợp.
thuyết để thuyết minh một di tích
3. Bài 3
lịch sử mà HS đã được học
Thuyết minh về di tích lịch sử.
( thuyết minh dựa vào lịch sử địa a. Di tích Côn Sơn.
phương về Côn Sơn, Kiếp Bạc
- Vị trí địa lí: núi Kì Lân tức Côn Sơn cao
hoặc văn miếu Mao Điền).
gần 200m, dài trên 1km thuộc huyện Phượng
Sơn, nay là phường Cộng Hòa, xã Chí Linh,
Hải Dương.Phía Bắc giáp Ngũ Nhạc, phía
Tây giáp Kiếp Bạc, phía Nam là núi Phượng
Hoàng, phía Đông là Chi Ngại, quê hương
của Nguyễn Phi Khanh.
- Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp di tích
Côn Sơn: chùa Kì Lân- sau mở rộng thành
Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự do Huyền Quang
chủ trì.
Có 383 pho tượng; cửu phẩm Liên Hoa…
-Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang
là 3 vị tổ xác lập thiền phái này từng tu
hành, thuyết pháp ở đây.
- Gắn liền tên tuổi, cuộc đời Nguyễn Trãi.
5


b. Di tích Kiếp Bạc và văn miếu Mao
Điền.( HS tự làm).
c) Sản phẩm hoạt động

- Vở ghi nội dung cần đạt
- Một văn bản thuyết minh về di tích lịch sử địa phương.
2.2. Hoạt động 2: (1 tiết trên lớp)
Tiết 2:
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
a. Mục tiêu hoạt động: Giúp HV
- Biết lập dàn ý bài văn thuyết minh về đề tài quen thuộc.
- Giúp học sinh vận dụng những kiến thức và kĩ năng lập dàn ý và về văn thuyết minh để
lập được dàn ý cho một văn bản thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành lập dàn ý với những yêu cầu khác nhau như về đồ vật, loài
vật, danh thắng, di tích, danh nhân, đặc sản, thể loại văn học…
- Có ý thức nghiêm túc lập dàn ý khi viết văn bản thuyết minh.
b. Tổ chức hoạt động:
Ho¹t ®éng cña GV vµ HS
Néi dung cÇn ®¹t
I. GV hướng dẫn HS ôn tập về lập I. Dàn ý bài văn thuyết minh
dàn ý.
GV hướng dẫn HS trả lời 4 câu hỏi 1. Bố cục bài văn thuyết minh.
trong SGK.
+ Mở bài: giới thiệu sự vật, sự việc, đời sống
1. GV yêu cầu HS nhắc lại bố cục
cụ thể của bài viết.
ba phần của một bài văn và nhiệm
+ Thân bài: nội dung chính của bài viết.
vụ của mỗi phần.
+ Kết bài: nêu suy nghĩ, hành động của người
viết.
2. GV bố cục ba phần của một bài
2. Nhận xét bố cục của bài văn thuyết minh.
văn có phù hợp với văn bản thuyết

Bố cục ba phần của một bài văn phù hợp với
minh không? Vì sao?
bài văn thuyết minh. Bởi lẽ văn bản thuyết
minh là kết quả của thao tác làm văn. Cũng có
lúc người viết phải miêu tả, nêu cảm xúc, trình
bày sự việc.
3. GV yêu cầu HS so sánh phần mở 3. So sánh MB, KB của văn bản thuyết
bài và phần kết bài của một bài văn minh và văn bản tự sự.
tự sự với mở bài và kết bài của một Nhìn chung là tương đồng giữa văn bản tự sự
bài văn thuyết minh để thấy được
và văn bản thuyết minh ở hai phần mở bài và
những điểm tương đồng và khác
kết bài.Song có điểm khác ở phần kết bài.
biệt.
Ở văn bản tự sự chỉ cần nêu cảm nghĩ của
người viết, ở văn bản thuyết minh phải trở lại
đề tài văn bản thuyết minh, lưu lại những cảm
xúc, suy nghĩ lâu bền trong lòng độc giả.Điều
này thì văn bản tự sự không cần thiết.
4. GV yêu cầu HS xác định trình tự 4. Các trình tự sắp xếp ý.
6


sp xp ý ( cho phn thõn bi) k
di õy cú phự hp vi yờu cu
mt bi vn thuyt minh khụng? Vỡ
sao?
- Trỡnh t thi gian( t trc n
nay).
- Trỡnh t khụng gian ( t gn n

xa, t trong ra ngoi, t trờn xung
di).
- Trỡnh t nhn thc ca con
ngi( t quen n l, t d thy
n khú thy).
- Trỡnh t chng minh phõn
tớch( hoc phn bỏc chng minh).
Hs suy ngh tr li.
Gv nhn xột, cht ý.
II. GV hng dn HS cỏch lp
dn ý bi vn thuyt minh.
GV yờu cu HS xỏc nh vic cn
lm lp dn ý cho bi vn thuyt
minh t kt qu tt.

III. GV hng dn HS luyn tp
1. GV chia lp lm 4 nhúm. Mi
nhúm lm mt bi tp trong SGK
Tr. 171.
Nhúm 1. Xõy dng dn ý cho bi
vn thuyt minh gii thiu mt tỏc
gi vn hc( c th: Nguyn Trói).

-Theo trỡnh t thi gian: (t trc n nay)
- Theo trỡnh t khụng gian( t gn n xa, t
trong ra ngoi, t trờn xung di).iu ny
tựy thuc vo tng i tng. Song nờn i
ngc li( t xa n gn, t ngoi vo trong, t
di lờn trờn).
- Theo trỡnh t nhn thc ca con ngi( t

quen n l, t d thy n khú thy).
- Trỡnh t chng minh : nờn chng minh c
th, ngn gn, tiờu biu.Khụng cú s phn bỏc
trong vn bn thuyt minh.
Lu ý: Không bắt buộc theo một
trình tự nhất định

II. Lập dàn ý bi vn thuyt minh
1. Xác định đề tài
- Căn cứ vào đề bài
- Tránh lạc đề
2. Lập dàn ý
Xõy dng dn ý: ba phn
M bi: li gii thiu phi thc s thu hỳt
mi ngi v ti la chn.
Thõn bi: cn tỡm ý, chn ý v sp xp cỏc ý
Tỡm ý, chn ý: cn cung cp cho ngi c
nhng tri thc no? Nhng tri thc y cú
chun xỏc, khoa hc, ỏng tin cy khụng?
Sp xp ý: cn b trớ cỏc ý theo h thng
gii thiu c rnh mch v trụi chy.
Kt bi: Tr li vi phn m bi v cn nờu
n tng, suy ngh, cm ng v lõu bn trong
lũng ngi c.
Thuyt minh v cuc i, s nghip ca Chu
Vn An .
III. Luyện tập
Bi 1. Xõy dng dn ý cho bi vn thuyt
minh gii thiu mt tỏc gi vn hc :Nguyn
Trói

(1) M bi : Gii thiu khỏi quỏt v Nguyn
Trói (h tờn, tui, quờ quỏn,).
(2) Thõn bi :
- Cuc i v s nghip vn hc :
+ Hon cnh xut thõn, truyn thng gia ỡnh,
hc vn, ng i,
7


Nhóm 2: Xây dựng dàn ý cho bài
văn thuyết minh giới thiệu một tấm
gương học tốt.

Nhóm 3. Xây dựng dàn ý cho bài
văn thuyết minh giới thiệu một
phong trào của trường (hoặc của
lớp).

Nhóm 4. Xây dựng dàn ý cho bài
văn thuyết minh về một quy trình
sản xuất (hoặc các bước của một
quá trình học tập).

+ Các chặng đường sáng tác và những tác
phẩm chính.
- Phong cách nghệ thuật :
+ Những đặc điểm nổi bật về nội dung trong
sáng tác của Nguyễn Trãi
+ Những đặc sắc nghệ thuật mà trong các sáng
tác của Nguyễn Trãi.

(3) Kết bài :
- Khẳng định về vị trí của Nguyễn Trãi trong
sự phát triển của văn học Việt Nám.
- Nêu suy nghĩ, cảm nhận về cuộc đời, sự
nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi.
2. Bài 2. Xây dựng dàn ý cho bài văn thuyết
minh giới thiệu một tấm gương học tốt.
(1) Mở bài : Giới thiệu chung về gương học tốt
(là ai ? ở đâu ?... ).
(2) Thân bài :
- Hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập,

- Quá trình phấn đấu trong học tập.
- Những kết quả học tập tốt.
(3) Kết bài :
- Khẳng định về tấm gương học tập.
- Suy nghĩ về bài học rút ra cho bản thân
và cho mọi người.
3. Bài 3. Xây dựng dàn ý cho bài văn thuyết
minh giới thiệu một phong trào của trường
(hoặc của lớp).
(1) Mở bài : Giới thiệu chung về phong trào
(Là phong trào gì, trong lĩnh vực hoạt động
nào, diễn ra ở đâu ?).
(2) Thân bài :
- Phong trào đã được phát động, hưởng
ứng ra sao ?
- Diễn biến của phong trào.
- Những kết quả cho thấy sự thành công,
hiệu quả của phong trào.

(3) Kết bài : Ý nghĩa của phong trào.
4. Bài 4. Xây dựng dàn ý cho bài văn thuyết
minh về một quy trình sản xuất (hoặc các
bước của một quá trình học tập).
(1) Mở bài : Giới thiệu chung về quy trình sản
xuất (hoặc các bước của một quá trình học
tập).
(2) Thân bài :
- Mô tả quy trình sản xuất (hoặc các bước
8


2. GV giao BTVN cho HS:
Lập dàn ý bài văn thuyết minh giới
thiệu về di tích lịch sử Đền Tranh
tại Ninh Giang- Hải Dương.

của một quá trình học tập) : bắt đầu như thế
nào, diễn biến qua các công đoạn (các bước,
các giai đoạn, các quá trình,…) ra sao ?
- Sản phẩm của quy trình sản xuất(hoặc kết
quả của một quá trình học tập) là gì, chất
lượng, giá trị ra sao ?
(3) Kết bài : Nhận xét về quy trình sản xuất
(hay các bước của một quá trình học tập)

c) Sản phẩm hoạt động
-Vở ghi nội dung cần đạt
- Dàn ý cho các bài văn thuyết minh: giới thiệu một tác giả văn học Nguyễn Trãi;
giới thiệu một phong trào của trường (hoặc của lớp); thuyết minh về một quy trình sản

xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập).
2.3. Hoạt động 3: (1 tiết trên lớp)
Tiết 3:
TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
a. Mục tiêu hoạt động: Giúp HV
- Nắm được những kiến thức cơ bản về tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để viết những văn bản thuyết minh một cách
chuẩn xác và hấp dẫn.
- Nhận diện về các biểu hiện của tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh thông qua các ví
dụ.
- Biết viết bài văn thuyết minh có tính chuẩn xác.
- Có ý thức và thái độ nghiêm túc để viết bài văn thuyết minh có tính hấp dẫn và chuẩn
xác.
b. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
I. GV hướng dẫn HS tìm hiểu I. Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh.
tính chuẩn xác trong văn bản 1. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo
thuyết minh.
tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh.
1. GV hướng dẫn HS tìm hiểu
tính chuẩn xác và một số biện
pháp đảm bảo tính chuẩn xác a. Khảo sát ngữ liệu: Phần I.2- Sgk (24)
của văn bản thuyết minh.
- Câu (a) có 3 chỗ không chuẩn xác:
GV yêu cầu hsinh thực hiện các +, Chương trình Ngữ Văn 10 không phải chỉ có
nhiệm vụ trong Sgk- 24,25.
VHDG mà còn có VH viết, VHNN.
- GV gọi hsinh đọc ngữ liệu.
+, Phần VHDG không phải chỉ có ca dao mà còn

9


Trên cơ sở trả lời những câu hỏi
đã nêu, GV yêu cầu HS cho biết:
yêu cầu khi viết vbản thuyết minh
và giải thích vì sao cần có những
yêu cầu đó.
2. GV yêu cầu HS nêu những
biện pháp để đạt được sự chuẩn
xác cần khi viết vb thuyết minh.
II. GV hướng dẫn HS tìm hiểu
tính hấp dẫn của văn bản thuyết
minh.
1. GV hướng dẫn HS tìm hiểu
tính hấp dẫn và một số biện pháp
tạo tính hấp dẫn của văn bản
thuyết minh.
GV yêu cầu HS hãy đọc đoạn văn
1 trang 26.
GV yêu cầu HS phân tích biện
pháp làm cho luận điểm “ Nếu bị
… kìm hãm” trở nên cụ thể, dễ
hiểu, hấp dẫn.

HS phân tích tính hấp dẫn…

GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK.

có nhiều thể loại khác.

+, Chương trình NVăn 10 không học tục ngữ,
câu đố.
- Câu (b) chưa chuẩn xác vì không phù hợp với ý
nghĩa thực của những từ “ thiên cổ hùng văn”. “
Thiên cổ hùng văn” là áng văn của nghìn đời chứ
không phải là áng hùng văn viết cách đây 1000
năm.
- Văn bản dẫn ở (c) không thể dùng để thuyết
minh về nhà thơ NBKhiêm vì nội dung của nó
chỉ là tiểu sử của NBKhiêm chứ không nói đến
NBKhiêm với tư cách nhà thơ.
b. Ghi nhớ:
- Chuẩn xác là yêu cầu đầu tiên và cũng là yêu
cầu quan trọng nhất của văn bản thuyết minh.
2. Một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác
- Sgk (24)

II. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
1. Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính
hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
a. Khảo sát ngữ liệu: Phần II.2.1 (26) + BT1 (27)
*, Phần II.2.1:
- Câu đầu tiên nêu luận điểm khái quát.
- Các câu sau đã đưa hàng loạt những ví dụ cụ
thể về người và loài vật để làm sáng tỏ luận
điểm.
- Vận dụng tổng hợp các phương pháp liệt kê,
nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích khiến
cho vđề trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn, sinh
động.

*, BT1(27):
- Đoạn văn thuyết minh của VBằng sinh động,
hấp dẫn vì:
+, Sử dụng linh hoạt các kiểu câu( đơn, ghép,
nghi vấn, cảm thán, câu kđịnh)
+, Dùng những từ ngữ giàu tính hình tượng, giàu
liên tưởng “ Bó hành hoa xanh như lá mạ…”
+, Bộc lộ trực tiếp cảm xúc: “ Trông mà thèm
quá!... Có ai lại đừng vào ăn…”
b. Ghi nhớ:
10


- Hấp dẫn là yêu cầu quan trọng không thể thiếu> vbản thuyết minh:
+, giúp: hiểu rõ, thích thú -> đối tượng.
2. GV hướng dẫn HS tìm hiểu 2. Một số biện pháp tạo tính hấp dẫn
một số biện pháp tạo tính hấp
( Sgk-25)
dẫn
GV yêu cầu HS:
* Ghi nhớ ( Sgk- 27)
Nếu chỉ đạt yêu cầu chuẩn xác,
vbản thuyết minh có lôi cuốn, thu
hút được người đọc ( nghe)
không? Tính hấp dẫn có vai trò
như thế nào?
Nêu một số biện pháp tạo tính hấp
dẫn.
Những điểm cần lưu ý qua bài
học.

- Gọi 2 hsinh đọc Ghi nhớ.
III. GV hướng dẫn HS luyện tập III. Luyện tập
1. Mục II.2.2 ( Sgk- 26)
2. BT2 (SBT- 11)
c) Sản phẩm hoạt động
-Vở ghi nội dung cần đạt
- Kết quả phần bài tập.
2.4. Hoạt động 4: (1 tiết trên lớp)
Tiết 4:
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
a. Mục tiêu hoạt động: Giúp HV
- Nắm được những kiến thức cơ bản về một số phương pháp thuyết minh thường gặp.
- Bước đầu vận dụng những kiến thức đã học để viết được những văn bản thuyết minh có
sức thuyết phục cao.
- Xác định được đúng phương pháp thuyết minh với mỗi đối tượng thuyết minh.
- Lựa chọn các phương pháp thuyết minh sao cho phù hợp với yêu cầu của bài và làm bài
văn tang sức hấp dẫn.
- Nhận thức được việc nắm vững phương pháp thuyết minh là cần thiết không chỉ cho
những bài tập làm văn trước mắt mà còn cho cuộc sống sau này.Từ đó có ý thức vận dụng
phương pháp thuyết minh phù hợp với văn bản thuyết minh.
b. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
I. GV hướng dẫn HS tìm hiểu I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết
tầm quan trọng của phương minh.
pháp thuyết minh.
1. Khảo sát ngữ liệu:
11



1. GV hướng dẫn HS khảo sát
ngữ liệu.
Gv treo bảng phụ ( hoặc y/cầu hs
theo dõi Sgk-48)
Hsinh đọc đoạn văn.

a1, “ Ông lại khéo tiến cử người tài giỏi… đều
nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự…”.
- Công lao tiến cử người tài giỏi cho đnước của
TQTuấn.
- Phương pháp thuyết minh: liệt kê.

2. GV hướng dẫn HS kết luận
qua phần ghi nhớ.
GV yêu cầu HS xác định:
Người viết muốn thuyết minh
điều gì?

2. Ghi nhớ
- Phương pháp thuyết minh: có vai trò rất
qtrọng; có mqhệ không thể tách rời với mđích
thuyết minh.

II. GV hướng dẫn HS tìm hiểu II. Một số phương pháp thuyết minh.
một số phương pháp thuyết 1. Ôn tập các ppháp thuyết minh đã học.
minh.
a, Khảo sát ngữ liệu (Sgk-49)
1. GV hướng dẫn HS ôn tập các - a2: phương pháp giải thích
phương pháp thuyết minh đã - a3: phương pháp dùng số liệu, so sánh.
học.

- a4: ppháp so sánh, liệt kê ( mtả).
GV yêu cầu HS khảo sát ngữ liệu
(Sgk-49) và xác định:
Phương pháp thuyết minh trong
từng ngữ liệu.
Người viết có thể đạt được mđích
của mình ko nếu bản thân họ còn
chưa biết thuyết minh thế nào để
làm rõ công lao ấy?
Qua ptích ngữ liệu GV yêu cầu
HS cho biết tầm quan trọng của
ppháp thuyết minh. Xác định mối
qhệ của nó với mđích thuyết
minh.
b, Ghi nhớ:
Gv yêu cầu hs đọc ghi nhớ.
- Phương pháp thuyết minh: phong phú, đa
dạng .
2. GV hướng dẫn HS tìm hiểu
thêm một số phương pháp 2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết
thuyết minh.
minh.
- Gv yêu cầu hs quan sát ngữ liệu a, Khảo sát ngữ liệu: a1(49), b(50)
trong Sgk-49 phần a và đánh kí - a1: Phương pháp chú thích
hiệu a1,a2, a3, a4 và xác đinh:
Phương pháp thuyết minh mà tác
giả sử dụng trong mỗi đoạn trích.
PTích tác dụng của từng ppháp
trong việc làm cho svật hay hiện
tượng được thuyết minh càng

thêm chuẩn xác, sinh động và hấp
dẫn.
12


HS rút ra nhận xét về việc vận -> Chú thích: là phần giảng giải làm rõ nghĩa
dụng các ppháp thuyết minh trong thêm.
bài văn thuyết minh ?
* Ví dụ: Phú là một thể văn có vần hoặc xen lẫn
văn vần và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong
- Gv yêu cầu HS đọc lại câu văn tục, kể sự việc.
‘‘ Ba-sô là bút danh”. Vì sao ko
thể cho rằng tác giả câu đó đã - b: -> mục đích 2: chủ yếu
thuyết minh bằng cách định
nghĩa?
-> phương pháp giảng giải nguyên nhân – kết
Hãy xét xem thông tin “ là bút quả => làm cho bài văn thuyết minh sáng tỏ, dễ
danh” có nêu lên được những đặc hiểu, vừa logích, khoa học lại vừa cụ thể, sinh
điểm bản chất giúp người đọc động khiến người đọc ko chỉ hiểu rõ vì sao có
phân biệt được Ba sô với các nhà bút danh Ba sô mà còn thích thú với bút danh có
thơ, nhà văn khác ko?
nguồn gốc rất thi vị và độc đáo đó. Đây là một
Vậy thế nào là thuyết minh bằng ppháp thuyết minh có nhiều ưu điểm, tác giả lại
cách chú thích?
có lối viết linh hoạt, giàu hình ảnh -> rất nên học
So với cách thức thuyết minh tập.
bằng định nghĩa, cách thức thuyết
minh bằng chú thích có điểm gì
giống và khác?
- Gv hướng dẫn hsinh tìm hiểu

VD (50)
-> y/cầu hs đọc:
1. Niềm say mê cây chuối của Ba
sô.
2. Lai lịch bút danh Ba sô.
Theo em trong 2 mđích ấy, mđích
nào là chủ yếu ? Vì sao?
Phương pháp thuyết minh của
đoạn văn? chỉ rõ đâu là nguyên
nhân, đâu là kquả? Vì sao có thể
nói cách thuyết minh ở đoạn văn
cụ thể, hấp dẫn
b, Ghi nhớ:
- Hai phương pháp: chú thích; giảng giải nguyên
nhân – kết quả.
III. GV hướng dẫn HS tìm hiểu
yêu cầu đối với việc vận dụng III. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương
phương pháp thuyết minh.
pháp thuyết minh.
- Việc vận dụng ppháp thuyết minh phải do
Từ những d/c trong bài học, em mđích thuyết minh quyết định.
nhận thấy người làm văn cần căn - Ngoài mđích làm rõ sự vật, hiện tượng cần
cứ vào đâu để quyết định nên được thuyết minh, việc sdụng ppháp thuyết
chọn ppháp thuyết minh nào minh còn phải làm cho vbản thuyết minh có khả
trong bài nói ( viết) của mình?
năng gây hứng thú và trở nên hấp dẫn đvới
người đọc, người nghe.
Việc vdụng ppháp thuyết minh
13



phải nhằm đạt tới mđích chủ yếu
là nói cho thật rõ về svật hay hiện
tượng. Nhưng đó có phải là
mđích duy nhất ko? Những d/c
trong bài học cho thấy: ppháp
thuyết minh còn được vận dụng
để đạt tới mđích nào khác nữa?
? Nhận xét về sự lựa chọn, vận
dụng và phối hợp các ppháp
thuyết minh trong đoạn trích
IV. GV hướng dẫn HS luyện tập IV. Luyện tập
1. BT trắc nghiệm ( Sách BT trắc nghiệm- 299).
2. BT1 (51)
- Người viết đã biết chọn lựa, vận dụng và phối
hợp các ppháp thuyết minh 1 cách khéo léo:
+, ppháp chú thích: “ Hoa lan đã được… loài
hoa”
+, ppháp phân loại: Họ lan thường được chia…
thảm mục.
+, ppháp liệt kê, nêu ví dụ: Có thể nói… bay
lượn.
c) Sản phẩm hoạt động
-Vở ghi nội dung cần đạt
- Kết quả phần bài tập.
2.5. Hoạt động 5: (1 tiết trên lớp)
Tiết 5:
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
a. Mục tiêu hoạt động: Giúp HV
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học về đoạn văn, về văn thuyết minh để viết được một

đoạn văn có đề tà gần gũi quen thuộc trong học tập hoặc trong đời sống.
- Củng cố vững chắc kĩ năng viết đoạn văn đã học.Đồng thời thấy được mối liên quan chặt
chẽ giữa các kĩ năng đó với kĩ năng lập dàn ý.
- Có hứng thú và ý thức viết văn, đọc văn.
b. Tổ chức hoạt động:
Néi dung cÇn ®¹t
Ho¹t ®éng cña GV và HS
I. GV yêu cầu hs nhắc lại kiến I. Lý thuyết.
thức:
1. Khái niệm đoạn văn thuyết minh.
1. GV yêu cầu HS nêu lại khái .
niệm đoạn văn.
- Đoạn văn:
+, Nội dung: thể hiện 1 ý của vbản.
+, Hình thức: viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng
dấu chấm xuống dòng.
- Yêu cầu:
14


Một đoạn văn cần đạt được
những yêu cầu nào trong các yêu
cầu sau? ( Sgk-62) Vì sao?
2. GV yêu cầu HS so sánh
đoạn văn tự sự và một đọan
văn thuyết minh. Giải thích.

3. GV yêu cầu HS nêu lại bố
cục và trình tự sắp xếp các ý
của bài văn thuyết minh.


II. GV hướng dẫn HS luyện
tập.
1. GV hướng dẫn HS viết đoạn
văn thuyết minh:
GV yêu cầu HS lập dàn ý đại
cương cho bài viết.
Dàn ý gồm mấy phần?
Xác định nội dung cụ thể cho
từng phần?

+, Tập trung làm rõ 1 ý chung, 1 chủ đề…
+, Liên kết chặt chẽ với các đoạn…
+, Diễn đạt chính xác, trong sáng.
2. So sánh đoạn văn tự sự - đoạn văn thuyết
minh.
- Giống nhau: cấu trúc đoạn, đạt 3 yêu cầu trên.
- Khác :
+, Đoạn tự sự : kể (tả) giúp người đọc hình dung
được sự việc, các câu nối tiếp nhau theo trình tự
kể vì vậy không cần có câu chủ đề và câu kết
đoạn.
+, Đoạn thuyết minh chủ yếu là trình bày, giới
thiệu, giải thích để người đọc hiểu rõ đối tượng
thuyết minh theo trình tự giới thiệu vấn đề, thường
có câu chủ đề và khi cần nhấn mạnh, có câu kết
đoạn.
3. Bố cục.
- Ba phần :
+, nêu vấn đề thuyết minh

+, giảng giải, trình bày, giới thiệu
+, tiểu kết vấn đề.
- Các ý sắp xếp theo trình tự : thời gian (di tích
lịch sử), không gian (danh lam thắng cảnh), nhận
thức, phản bác- chứng minh ( vấn đề XH)
II. Luyện tập.
1. Viết đoạn văn thuyết minh:
- Đề tài: Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi.
 Dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả: Nguyễn
Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một danh nhân
văn hóa thế giới…
- Thân bài:
+, Cuộc đời NTrãi: năm sinh- mất, quê quán, hoàn
cảnh xuất thân, sự nghiệp - biến cố trong cđời.
+, Sự nghiệp thơ văn: tác phẩm chính, NTrãi- nhà
văn chính luận kiệt xuất, NTrãi- nhà thơ trữ tình
sâu sắc.
- Kết bài: Đánh giá chung: NTrãi 1 hiện tượng
VH kết tinh truyền thống VH Lí –Trần, đồng thời
mở đường cho cả một giai đoạn phát triển mới.

GV yêu cầu hs triển khai viết
đoạn văn 1 trong 2 ý sau:
 Viết đoạn văn:
- Gọi 2 hs lên bảng viết còn lại - NTrãi – nhà văn chính luận kiệt xuất.
viết ra giấy.
- NTrãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc.
- Gọi hs nhận xét đoạn văn trên
2 phương diện: nội dung, hình


15


thức.
- G bổ sung, sửa chữa.
- Cho hs đọc đoạn văn ( Sgk63), em học tập được gì từ đoạn
văn?
? Để có thể viết tốt 1 đoạn văn
thuyết minh cần phải đạt được
những yêu cầu nào?
HS rút ra kết luận trong phần ghi
nhớ.
2. GV giao bài tập về nhà cho * Ghi nhớ ( Sgk – 63)
HS:
Đề bài: Viết một bài văn thuyết
minh giới thiệu về di tích lịch sử
Đền Tranh tại Ninh Giang- Hải
Dương.
c) Sản phẩm hoạt động
-Vở ghi nội dung cần đạt
- Kết quả phần bài tập.
2.6. Hoạt động 6: (1 tiết trên lớp)
Tiết 6:

Tãm t¾t v¨n b¶n thuyÕt minh

a. Mục tiêu hoạt động: Giúp HV
- Nắm được những kiến thức cơ bản về mục đích, yêu cầu,cách tóm tắt một văn bản thuyết
minh.

- Tóm tắt được văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản về một sản vật, một danh lam
thắng cảnh, một hiện tượng văn học
- Kĩ năng tóm tắt văn bản thuyết minh và trình bày một cách mạch lạ trước tập thể lớp.
- Thích thú đọc và viết văn thuyết minh trong nhà trường cũng như trong cuộc sống.
b. Tổ chức hoạt động:
Néi dung cÇn ®¹t
Hoạt động của GV và HS
I. GV hướng dẫn HS tìm I. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản
hiểu mục đích, yêu cầu tóm thuyết minh.
tắt văn bản thuyết minh.
- Mục đích: hiểu, ghi nhớ những nội dung
cơ bản của bài văn hoặc giới thiệu với
GV yêu cầu HS xác định:
người khác về đối tượng thuyết minh…
Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn - Yêu cầu: ngắn gọn, rành mạch, sát văn
bản tự sự?
bản gốc.
II. GV hướng dẫn HS tìm II. Cách tóm tắt một văn bản thuyết
hiểu cách tóm tắt một văn minh
bản thuyết minh
16


1. GV hướng dẫn HS tìm 1. Tìm hiểu ngữ liệu :
hiểu ngữ liệu :
GV gọi hs đọc ngữ liệu và tìm - Văn bản “ Nhà sàn” thuyết minh về nhà
hiểu:
sàn – một công trình xây dựng gần gũi,
quen thuộc của bộ phận khá lớn người dân
Đối tượng thuyết minh của miền núi nước ta và một số dân tộc khác ở

văn bản Nhà sàn
ĐNÁ.
Đại ý của vbản.

- Đại ý: thuyết minh kiến trúc, nguồn gốc ,
tiện ích và sự hấp dẫn của nhà sàn.

HS xác định bố cục và nêu ý - Bố cục: 3 phần
chính từng phần.
+, Mở bài: từ đầu -> cộng đồng: định nghĩa
và nêu mục đích sử dụng của nhà sàn.
+, Thân bài: từ “ toàn bộ…là nhà sàn”:
thuyết minh cấu tạo, nguồn gốc, công dụng
của nhà sàn.
+, Kết bài: Còn lại: Đánh giá, ngợi ca vẻ
đẹp sự hấp dẫn của nhà sàn …
- Tóm tắt:
GV yêu cầu HS viết tóm tắt
vbản “ Nhà sàn” với độ dài
khoảng 10 câu.
3. Nhận xét
3. GV hướng dẫn HS nhận - Xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt
xét.
- Đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng.
Qua tìm hiểu ngữ liệu, hãy - Tìm bố cục của văn bản..
nêu cách tóm tắt 1 vbản thuyết - Viết tóm lược các ý.
minh?
III. Luyện tập
* BT 1( 71)
III. GV hướng dẫn HS luyện a, Đối tượng thuyết minh: tiểu sử, sự

tập.
nghiệp nhà thơ Ma-su-ô-Ba-sô và những
Yêu cầu hs đọc và làm BT1 đặc điểm của thể thơ hai cư.
(71)
b, Bố cục
Xác định đối tượng thuyết - Đoạn 1: tóm tắt tiểu sử và giới thiệu
minh
những tác phẩm của Ba sô
- Đoạn 2: thuyết minh về đặc điểm nội
Tìm bố cục của vbản
dung và nghệ thuật của thơ hai cư.
* BT 2 (71)
Tóm tắt phần thuyết minh thơ a, Văn bản “ Đền Ngọc Sơn và hồn thơ
hai cư ?
HN” thuyết minh về một thắng cảnh. Nét
Yêu cầu hs đọc và làm BT2 khác các vbản trước là ở đối tượng ( thắng
(71)
cảnh) và ở nội dung ( vừa tập trung vào
những đặc điểm kiến trúc, vừa ca ngợi vẻ
đẹp nên thơ của đền Ngọc Sơn, đồng thời
bày tỏ tình yêu, niềm tự hào đvới 1 di sản
17


vhóa đặc sắc của dtộc)
b, Tóm tắt:
Đến thăm đền Ngọc Sơn , hình
tượng kiến trúc đầu tiên gây ấn tượng là
Tháp Bút, Đài Nghiên. Tháp Bút dựng trên
núi Ngọc Bội, đỉnh tháp có ngọn bút trỏ

lên trời xanh, trên mình tháp là ba chữ “ tả
thanh thiên” đầy kiêu hãnh. Cạnh Tháp Bút
là cổng Đài Nghiên. Gọi là Đài Nghiên bởi
cổng này là hình tượng “ cái đài” đổ “
nghiên mực” hình trái đào tạc bằng đá, đặt
trên đầu ba chú ếch với thâm ý sâu xa “ ao
nghiên ruộng chữ”. Phía sau Đài Nghiên là
cầu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc- nơi tọa
lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước.
IV. Câu hỏi kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực
1. Bảng mô tả mức độ nhận thức của học viên ở chủ đề Văn thuyết minh.
GV dựa vào bảng dưới đây để biên soạn câu hỏi sử dụng trong quá trình dạy học
hoặc kiểm tra, đánh giá kết quả của HV khi kết thúc chủ đề.
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
– Nêu được các
– Hiểu và lựa chọn – Sưu tầm và
– Xây dựng được
khái niệm của văn hình thức kết cấu
phân tích một số kết cấu cho văn
bản thuyết minh,
cho văn bản thuyết văn bản thuyết
bản phù hợp với
phương pháp
minh phù hợp với minh để nhận ra
đối tượng thuyết
thuyết minh, các
đối tượng thuyết

tính hợp lí trong
minh.
hình thức kết cấu
minh.
kết cấu của văn
của văn bản thuyết
bản thuyết minh.
minh.
– Nhận biết được
– Hiểu được cách
bố cục ba phần của lập dàn ý cho bài
bài văn thuyết
văn thuyết minh.
minh.

– Lập được dàn ý
cho một bài văn
thuyết minh có đề
tài gần gũi quen
thuộc.

– Tự đưa ra vấn
đề thuyết minh và
luyện tập lập dàn
ý cho bài văn
thuyết minh.

– Hiểu thế nào là
– Nhận diện về các tính chuẩn xác, hấp
biểu hiện của tính dẫn của văn bản

chuẩn xác, hấp dẫn thuyết minh.
của văn bản thuyết
minh qua các ví dụ
cụ thể.

– Sưu tầm và tìm
hiểu một số văn
bản thuyết minh
và chỉ ra tính
chuẩn xác, hấp
dẫn.

– Viết một đoạn
văn thuyết minh
về một thắng cảnh
hoặc một di tích
lịch sử có tính
chuẩn xác, hấp
dẫn.

18


– Lấy ví dụ có sử
– Hiểu rõ tầm quan dụng các phương
pháp thuyết minh
trọng của phương
đã học và nhận
pháp thuyết minh
xét về sự lựa

và những yêu cầu
chọn, vận dụng
đối với việc vận
– Nhận biết một số dụng phương pháp phối hợp các
phương pháp
phương pháp
thuyết minh.
thuyết minh cụ thể.
thuyết minh.
– Hiểu được cách
tóm tắt văn bản
thuyết minh.

– Chọn một văn
bản thuyết minh
và tóm tắt văn
bản thuyết minh
đó.

– Viết một đoạn
văn có vận dụng
các phương pháp
thuyết minh vừa
học.

– Vận dụng
những kiến thức
đã học về văn bản
thuyết minh để
tạo lập văn bản

thuyết minh.

2. Minh họa một số câu hỏi đánh giá kết quả học tập chủ đề Văn thuyết minh.
Phần I: Đọc- hiểu:
Đọc đoạn văn thuyết minh sau và cho biết:
Nam Định vốn mới là mảnh đất sinh ra những chiếc bánh gai thơm ngon, dẻo ngọt và trở
thành một thứ đặc sản tiêu biểu của đất thành Nam này. Nhưng đến với Hải Dương người
ta cũng không khỏi ngỡ ngàng vì hương vị hấp dẫn của bánh gai Ninh Giang.
Bánh có vỏ làm từ bột nếp hoà với lá gai đã được giã nhuyễn làm lên sắc đen huyền mà
hấp dẫn đến lạ kỳ. Gạo được ngâm trong nước lạnh qua một đêm cho hạt mọng nước, thật
mẩy rồi mới để ráo nước sau đó xay nhuyễn làm bột. Từ bột ấy kết hợp với lá gai được
tước gân, luộc lên rồi lại giã nhuyễn, thêm vào chút đường cho bánh có vị ngọt mới tạo
thành vỏ bánh.
Bánh có vỏ làm từ bột nếp hoà với lá gai đã được giã nhuyễn làm lên sắc đen huyền mà
hấp dẫn đến lạ kỳ.
Còn nhân bánh là tổng hợp rất nhiều nguyên liệu phải chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng. Bắt đầu
từ đỗ xanh bỏ vỏ, ngâm đãi thật sạch đồng thời cho hạt đỗ mọng nước. Đem luộc đỗ lên
sao cho hạt đỗ bở tơi, vừa xốp lại vừa mịn mà vẫn giữ được màu vàng óng dậy lên mùi
thơm bùi đặc trưng của đỗ rồi giã nhuyễn.
Ngoài ra, thịt mỡ, lạc, sen, dừa, hương liệu thơm… mỗi loại một ít vì những nguyên liệu
trên đều làm tôn lên vẻ thơm ngậy của nhau, không cái nào át cái nào. Từng ấy thứ trộn
19


đều làm nên nhân bánh. Tuy nhiên, mỗi gia đình sẽ có một bí quyết nào đó để làm nên
thương hiệu bánh gai của riêng mảnh đất này.
Cũng giống như bánh đậu xanh, bánh gai là một thứ quà mà bất cứ người con trên đất
Hải Dương, mỗi khi đi xa đều muốn mang theo như thể mang cả cái hồn bình dị quê
hương mình.
( Theo />Câu 1. Văn bản trên đề cập đến đối tượng nào? (Nhận biết)

Câu 2. Theo anh (chị) người viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào? Tác dụng của
phương pháp thuyết minh đó? (Thông hiểu)
Câu 3. Tóm tắt văn bản thuyết minh trên trong khoảng 5 - 7 câu. (Vận dụng)
Câu 4. Là người con của quê hương Ninh Giang anh (chị) có suy nghĩ như thế nào về
trách nhiệm gìn giữ nét đẹp văn hóa ẩm thực truyền thống của quê hương mình. Trả lời
trong khoảng 10 dòng. (Vận dụng cao)
Phần II: Làm văn:
Viết một bài văn thuyết minh giới thiệu về di tích lịch sử Đền Tranh tại Ninh Giang - Hải
Dương.

20


Tài liệu tham khảo
1. Chương trình giáo dục phổ thông - giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành.
2. Chuẩn kiến thức kỹ, năng môn Ngữ văn lớp 10. Nhiều tác giả. Nhà XBGD Việt Nam.
3. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10. Nhiều tác giả. Nhà XBGD Việt Nam.
4. Tài liệu tập huấn đổi mới PPDH và KTĐG do Bộ GDĐT biên soạn.
5. Tài liệu tập huấn xây dựng chuyên đề môn Ngữ văn THPT do Bộ GDĐT biên soạn.
6. Các tài liệu chuyên môn của một số Dự án giáo dục.
7. Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg
ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
8. Bernd Meier: Lý luận dạy học hiện đại – Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp
dạy học. Nguyễn Văn Cường. NXB Đại học Sư phạm, năm 2014.
9. Các tài liệu tham khảo khác.

21




×