Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Hợp tác đánh cá chung trên biển thực tiễn các nƣớc và liên hệ với việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG DUNG

HỢP TÁC ĐÁNH CÁ CHUNG TRÊN BIỂN – THỰC TIỄN
CÁC NƢỚC VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG DUNG

HỢP TÁC ĐÁNH CÁ CHUNG TRÊN BIỂN – THỰC TIỄN
CÁC NƢỚC VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 60380108

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Toàn Thắng

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phƣơng Dung


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn của mình, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
tới thầy – TS. Nguyễn Toàn Thắng là người đã hướng dẫn tôi hết sức tận tình trong
thời gian qua. Thầy đã gợi mở cho tôi nhiều ý tưởng và cho tôi những kiến thức
chuyên sâu mà chắc chắn với thời gian nghiên cứu hạn chế tôi không thể tự mình
khám phá.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu,
toàn thể quý thầy cô, cán bộ trong Phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học, Khoa Pháp
luật kinh tế và cán bộ Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

thạc sĩ.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình – những người đã luôn ở bên cổ vũ,
tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho tôi; cảm ơn cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi
trong công việc để tôi có thể dành thời gian cũng như tâm huyết cho công trình
nghiên cứu của mình./.
Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phƣơng Dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Giới thiệu khái quát về đề tài và tính cấp thiết của đề tài .......................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ............................................................3
4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................3
5. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn ................................3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ...........................................................4
7. Bố cục của luận văn ................................................................................................4
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ HỢP TÁC ĐÁNH CÁ CHUNG
TRÊN BIỂN ................................................................................................................5
1.1. Một số vấn đề lí luận về hợp tác khai thác chung trên biển ................................5
1.1.1. Khái niệm khai thác chung ................................................................................5
1.1.2. Phân loại khai thác chung .................................................................................8
1.2. Khái quát về hợp tác đánh cá chung trên biển ...................................................11
1.2.1. Khái niệm hợp tác đánh cá chung trên biển ....................................................11
1.2.2. Phân loại hợp tác đánh cá chung trên biển ......................................................13
1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi thỏa thuận hợp tác đánh cá
chung trên biển ..........................................................................................................14

1.2.4. Vai trò của hợp tác đánh cá chung trên biển ...................................................16
1.3. Mô hình hợp tác đánh cá chung trên biển điển hình ở một số nước ..................18
1.3.1. Hợp tác đánh cá chung tại vùng biển không chồng lấn ..................................19
1.3.1.1. Thỏa thuận Canada – Liên Xô (cũ) ..............................................................19
1.3.1.2. Hiệp định giữa Liên Xô – Guinea năm 1981 ...............................................21
1.3.1.3. Thỏa thuận Tri-ni-dad và To-ba-go với Bar-ba-dos ....................................23
1.3.2. Hợp tác đánh cá chung tại vùng biển chồng lấn .............................................25
1.3.2.1. Hiệp định giữa Nhật Bản và Hàn Quốc .......................................................25
1.3.2.2. Hiệp định giữa Senegal và Guinea Bissau ...................................................28
1.3.2.3. Hiệp định giữa Bar-ba-dos và Guy-a-na ......................................................33


Chương 2. THỰC TRẠNG HỢP TÁC ĐÁNH CÁ CHUNG GIỮA VIỆT NAM
VỚI CÁC QUỐC GIA ..............................................................................................35
2.1. Thỏa thuận hợp tác đánh cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam – Trung Quốc ......35
2.1.1. Lịch sử hình thành thỏa thuận hợp tác đánh cá ở Vịnh Bắc Bộ ......................35
2.1.2. Nội dung các thỏa thuận hợp tác đánh cá ở Vịnh Bắc Bộ ..............................37
2.1.3. Đánh giá về nội dung các thỏa thuận hợp tác đánh cá ở Vịnh Bắc BộVới tính
chất là một Hiệp định kinh tế - kỹ thuật, ngoài mục đích góp phần giữ gìn, phát triển
mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước và nhân dân hai nước
Việt Nam và Trung Quốc, việc ký Hiệp định hợp tác nghề cá còn góp phần tăng
cường hợp tác nghề cá giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ, bảo tồn và khai thác bền
vững tài nguyên sinh vật biển trong vùng nước Hiệp định.

42

2.1.4. Thực trạng thực thi các thỏa thuận hợp tác đánh cá Việt Nam – Trung Quốc46
2.1.5. Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực thi các thỏa thuận hợp tác
đánh cá giữa Việt Nam – Trung Quốc ......................................................................54
2.2. Các thỏa thuận có nội dung hợp tác đánh cá của Việt Nam với các quốc gia

khác ...........................................................................................................................56
2.2.1. Các thỏa thuận song phương có nội dung hợp tác đánh cá của Việt Nam .....56
2.2.2. Thỏa thuận đa phương có nội dung hợp tác đánh cá của Việt Nam ...............60
Chương 3. TRIỂN VỌNG HỢP TÁC ĐÁNH CÁ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC
NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ .......................................................................62
3.1. Khái quát về Biển Đông và tình hình tranh chấp ở Biển Đông .........................62
3.1.1. Khái quát về Biển Đông ..................................................................................62
3.1.2. Chính sách biển của các nhà nước liên quan đến vấn đề hợp tác nghề cá ở
Biển Đông .................................................................................................................64
3.2. Triển vọng hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và các nước ...................................74
3.2.1. Triển vọng hợp tác nghề cá ở khu vực Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung
Quốc ..........................................................................................................................74
3.2.2. Triển vọng hợp tác nghề cá trong Vịnh Thái Lan ...........................................75
3.3.3. Triển vọng hợp tác nghề cá ở quần đảo Trường Sa ........................................78


3.3. Một số đề xuất khi Việt Nam tiến hành đàm phán, ký kết và thực hiện các thỏa
thuận về hợp tác nghề cá ...........................................................................................80
3.3.1. Những yêu cầu chung ......................................................................................81
3.3.2. Kiến nghị mô hình hợp tác đánh cá chung trên biển.......................................85
KẾT LUẬN ...............................................................................................................90


1

MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về đề tài và tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, tài nguyên trên đất liền đang ngày bị cạn kiệt dần,
dân số thế giới bùng nổ thì biển như một cứu cánh giải quyết các vấn đề có tính chất
toàn cầu như lương thực, thực phẩm, năng lượng, nguyên liệu và môi trường sống.

Đặc biệt, sự phát triển của kinh tế thế giới theo xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập
trong thương mại, biển như một cầu nối thúc đẩy sự giao lưu thông thương giữa các
nước. Các quốc gia có biển và các quốc gia không có biển cùng nhau sử dụng, khai
thác các nguồn lợi từ biển. Song trên thực tế, việc chia sẻ và tái tạo các nguồn tài
nguyên, đặc biệt tài nguyên sinh vật, đang đứng trước nhiều thách thức. Với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật, con người tác động tới biển một cách có quy mô hơn,
cũng từ đó những thiệt hại con người gây ra cho biển này càng nhiều hơn dẫn tới
môi trường biển bị ô nhiễm, nhiều loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng. Do đó, song
song với việc khai thác cần phải có một cơ chế pháp luật hoàn thiện nhằm quản lý
có hiệu quả nguồn tài nguyên biển.
Trong xu thế hòa hoãn của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh, các nước
trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã thúc đẩy hợp tác khai thác và phát
triển chung. Các quá trình này đã làm cho môi trường an ninh trên biển dường như
an bình hơn. Điểm lợi không thể phủ nhận của mô hình khai thác chung nói chung
và hợp tác đánh chung trên biển nói riêng là góp phần xây dựng lòng tin, giảm tranh
chấp và phát triển hợp tác kinh tế - chính trị giữa các nước tham gia hợp tác. Mặt
khác hợp tác đánh cá chung cũng là giải pháp tạm thời, không ảnh hưởng đến việc
phân định cuối cùng nên cũng có thể đáp ứng được nhu cầu khai thác nguồn lợi hải
sản phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế.
Việt Nam là một trong những nước có vị trí địa lý thuận lợi, được quyền sử
dụng và khai thác một vùng biển rộng lớn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề
pháp lý trong việc quản lý, sử dụng và khai thác biển nhằm mục đích bảo vệ và tận
dụng tối ưu các tiềm năng của biển, trong đó không thể không nhắc tới tiềm năng về
hải sản, đã và đang là chủ đề quan tâm của các nhà khoa học hiện nay.


2

Với mong muốn nghiên cứu một cách tổng thể những quy định pháp luật
quốc tế cũng như trong nước về việc hợp tác đánh cá chung trên biển, các mô hình

hợp tác đánh cá điển hình. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá và bài học kinh
nghiệm nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp tác đánh cá chung trên
biển, đưa ra những dự báo về triển vọng hợp tác đánh cá tại các vùng biển tranh
chấp, trên cơ sở đó đề xuất mô hình hợp tác đánh cá phù hợp với điều kiện lịch sử,
kinh tế, chính trị,… của Việt Nam và các quốc gia tham gia ký kết để cùng nhau
chia sẻ, khai thác hiệu quả nguồn lợi hải sản của Biển Đông, tác giả đã chọn đề tài
“Hợp tác đánh cá chung trên biển. Thực tiễn các nƣớc và liên hệ với Việt
Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Khai thác chung nói chung và hợp tác đánh cá nói riêng là một trong những
kênh hữu hiệu góp phần khai thác hiệu quả nguồn lợi của biển đồng thời tạo cơ hội
để các bên tranh chấp xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, việc
nghiên cứu các vấn đề pháp lý trong việc hợp tác khai thác chung giữa Việt Nam và
các nước mới chủ yếu được nghiên cứu trong một số công trình nghiên cứu tổng thể
về biển như các công trình nghiên cứu của Ban Biên giới – Bộ Ngoại giao, công
trình nghiên cứu của Trung tâm luật biển và hàng hải quốc tế - Khoa luật Đại học
quốc gia Hà Nôi với một số cuốn sách như: Hợp tác khai thác chung trong luật biển
quốc tế những vấn đề lí luận và thực tiễn – tác giả Nguyễn Bá Diến (chủ biên); Vấn
đề hợp tác khai thác chung trong luật pháp và thực tiễn quốc tế - tác giả Nguyễn
Trường Giang (chủ biên); Hợp tác cùng phát triển ở các vùng biển trong pháp luật
và thực tiễn quốc tế - tác giả Nguyễn Bá Diến (chủ biên).
Ở cấp độ luận văn có một số tác giả lựa chọn một trong những khía cạnh nhỏ
của khai thác chung để nghiên cứu như: tác giả Nguyễn Thị Thanh Thúy năm 2009
với đề tài Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt
Nam; tác giả Phạm Quang Vinh năm 2015 với đề tài Về hợp tác khai thác chung
trên biển giữa Việt Nam với nước ngoài.


3


Có thể thấy, nội dung hợp tác khai thác chung đã có một số tác giả quan tâm
nghiên cứu, tuy nhiên hợp tác đánh cá chung trên biển thì hiện vẫn còn một khoảng
trống nhất định. Bởi vậy tác giả đã lựa chọn nội dung “hợp tác đánh cá chung trên
biển” làm nội dung nghiên cứu trọng tâm trong luận văn tốt nghiệp thạc sỹ luật học
tại Trường Đại học luật Hà Nội của mình.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là các mô hình hợp tác đánh cá chung điển hình trên
thế giới, nội dung các thỏa thuận hợp tác đánh cá giữa Việt Nam và các nước và
thực tiễn triển khai các thỏa thuận đó.
- Phạm vi nghiên cứu: Với dung lượng hạn chế của một luận văn thạc sỹ, khi
nghiên cứu mô hình hợp tác đánh cá chung điển hình trên thế giới, trong số hơn 100
thỏa thuận hợp tác đã được thiết lập, tác giả tập trung nghiên cứu sâu các mô hình
hợp tác đánh cá có những nét tương đồng nhất định với Biển Đông. Ở nội dung thực
trạng hợp tác đánh cá chung giữa Việt Nam với các nước, tác giả tập trung phân tích
hợp tác đánh cá giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Vịnh Bắc Bộ, trong đó ưu tiên
phân tích các hoạt động của Trung Quốc để rút ra những bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam.
4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách tổng thể những vấn đề lí luận chung về việc
hợp tác đánh cá chung trên biển, các mô hình hợp tác đánh cá điển hình. Tác giả
đưa ra những nhận xét, đánh giá và bài học kinh nghiệm nhằm góp phần hoàn thiện
hệ thống pháp luật về hợp tác đánh cá chung trên biển, đưa ra những dự báo về triển
vọng hợp tác đánh cá tại các vùng biển tranh chấp, trên cơ sở đó đề xuất mô hình
hợp tác đánh cá phù hợp với điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị,… của Việt Nam và
các quốc gia tham gia ký kết để cùng nhau chia sẻ, khai thác hiệu quả nguồn lợi hải
sản của Biển Đông
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, luận văn sử dụng
nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích để phân tích, đánh giá



4

các quy định pháp luật; phương pháp tổng hợp để tổng hợp các kết quả của thực
tiễn thi hành pháp luật; phương pháp diễn giải – quy nạp để trình bày các nội dung
cụ thể; phương pháp so sánh để so sánh các mô hình hợp tác đánh cá của các quốc
gia trên thế giới với nhau.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã phân tích và chỉ ra ưu, nhược điểm của một số
mô hình hợp tác đánh cá điển hình trên thế giới; phân tích nội dung các thỏa thuận
hợp tác đánh cá Việt Nam – Trung Quốc, thực trạng thực thi thỏa thuận và những
tồn tại.
- Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở phân tích tình hình tranh chấp Biển Đông,
chính sách pháp luật biển của các quốc gia trong khu vực, tác giả đưa ra dự báo về
khả năng hợp tác đánh cá tại các vùng biển cụ thể và đề xuất mô hình hợp tác đánh
cá phù hợp với điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị,… của Việt Nam và các quốc gia
tham gia ký kết.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, để đảm bảo tính
hợp lý, logic của nội dung luận văn, Luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Những vấn đề lí luận về hợp tác đánh cá chung trên biển
Chương 2. Thực trạng hợp tác đánh cá chung giữa Việt Nam với các quốc
gia
Chương 3. Triển vọng hợp tác đánh cá giữa Việt Nam và các nước và đề
xuất, kiến nghị


5

Chƣơng 1.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ HỢP TÁC ĐÁNH CÁ CHUNG TRÊN
BIỂN
1.1. Một số vấn đề lí luận về hợp tác khai thác chung trên biển
1.1.1. Khái niệm khai thác chung
Biển có vai trò quan trọng đối với con người và sự phát triển của mỗi quốc
gia. Đặc biệt, khi xã hội càng phát triển, nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên
ngày càng gia tăng trong khi đó tài nguyên biển không phải là vô hạn. Cùng với sự
phát triển của khoa học kỹ thuật, con người không ngừng mở rộng các hoạt động
của mình ra biển để phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội. Đây chính là những
nguyên nhân dẫn đến tranh chấp giữa các quốc gia trên biển. Tranh chấp biển
thường rất phức tạp, kéo dài và liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các quốc gia.
Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật biển (Công ước 1982) ra đời đã góp
phần thiết lập một trật tự pháp lý mới trên biển, với nhiều vùng biển có quy chế
pháp lý khác nhau:
“Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền
với lãnh hải đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo đó, các
quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của quốc gia
khác đều do quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh” (Điều 55 Công ước
1982) và “Vùng đặc quyền kinh tế không mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ
sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải” (Khoản 2 Điều 57 Công ước 1982).
Như vậy, với những quy định mới về vùng đặc quyền kinh tế thì quyền của
các quốc gia được mở rộng. Song ở những nơi có bờ biển hẹp thì các quốc gia có bờ
biển liền kề hoặc đối diện nhau sẽ có sự chồng lấn về chủ quyền hoặc quyền tài
phán. Khi thực hiện quyền mở rộng biển của mình trong các vùng biển hẹp (bề rộng
không quá 400 hải lý), các quốc gia có bờ biển tiếp giáp hay đối diện nhau đều có
mối quan tâm chung: Phân định các vùng biển chồng lấn. Tuy nhiên việc phân định
biển không phụ thuộc vào ý chí duy nhất của một quốc gia mà là một hành động
mang tính quốc tế, song phương hoặc đa phương, thể hiện sự phân chia, phù hợp



6

với luật pháp quốc tế, các danh nghĩa pháp lý tương ứng của mỗi quốc gia trên các
vùng biển chồng lấn. Giải quyết tốt vấn đề phân định sẽ góp phần giảm bớt xung
đột và căng thẳng về chính trị, quân sự từ đó tạo được một môi trường ổn định và
phạm vi biển rõ ràng cho phát triển, bảo vệ, quản lý, khai thác tài nguyên thiên
nhiên biển.1 Vì vậy, khai thác chung được đưa ra như một giải pháp để các quốc gia
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
một cách có hiệu quả môi trường biển chung.
Nhiều cuộc hội thảo, hội nghị quốc tế về vấn đề khai thác chung đã được tổ
chức. Tuy nhiên, mỗi học giả nhìn nhận khai thác chung ở mỗi khía cạnh khác
nhau, vì vậy vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về vấn đề này.
Giáo sư Luật quốc tế Masahiro Miyoshi, khi tóm lược các bài thảo luận tại
các cuộc Hội thảo do Trung tâm Đông Tây tổ chức về khai thác chung ở Đông Nam
Á đã ghi nhận rằng “Khái niệm về phát triển chung quốc tế … chưa được hiểu hoặc
được sử dụng một cách thống nhất”2. Theo ông có 2 dạng khai thác chung:
Một là: Khai thác chung khi mà việc phân định biên giới đã được giải quyết.
Hai là: Chế độ khai thác chung đối với khu vực có đường biên giới đang
phân định.3
Tại Hội thảo thứ 2 tổ chức vào 8/1983 do nhóm các Luật sư đã bình luận:
khai thác chung “được sử dụng thường xuyên như một thuật ngữ chung, từ “khai
thác chung” là một khái niệm rộng, từ việc đồng nhất hóa các tài nguyên được chia
sẻ cho đến việc đơn phương khai thác các nguồn tài nguyên ngoài ranh giới được
ấn định và các hình thức phát triển đa dạng giữa hai hai hình thức này”4.

Nguyễn Hồng Thao (1997), Những điều cần biết về luật biển, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.
262-310.
2
Masahiro Miyoshi (1990), “The joint Development of Offshore Oil and Gas in Ralation to
Maritime Boundary Delimitation”, Maritime Briefing, (Vol 2 number 5), International Boundaries

Research Unit, tr. 43.
3
Masahiro Miyoshi, tlđd chú thích 2, tr. 23.
4
British Institute of International and comparative Law (1990), Joint development at offshore Oil
and Gas – a model Agreement for joint development with explaratoty commentary, tr. 43.
1


7

Dưới góc độ chính trị, tiến sỹ - Wiliam Onorato đã định nghĩa khai thác
chung, là “Một thể chế mà theo đó toàn bộ vấn đề tranh chấp biên giới được gác
sang một bên để tạo bầu không khí hợp tác ngay từ ban đầu xung quanh việc khai
thác”.5 Ở góc độ này, khai thác chung chính là giải pháp để giảm thiểu xung đột về
chính trị, tháo gỡ những bất đồng, tạo dựng mối quan hệ bền vững, ổn định cùng
nhau khai thác tài nguyên biển.
Ở khía cạnh kinh tế, Giáo sư Luật học Ian Towsend – Gault Đại học Britesh
Colombia cho rằng “Khai thác chung là một quyết định do một hay nhiều nước mà
các nước này đóng góp bất kỳ quyền nào mà họ có đối với một vùng nhất định và
thực hiện việc cùng quản lý dưới một hình thức nào đó ở mức độ lớn hơn hoặc nhỏ
hơn vì mục đích thăm dò và khai thác tài nguyên ngoài khơi” 6. Như vậy, theo quan
niệm của Gault, khai thác chung đã được đặt dưới góc độ chủ quyền của quốc gia
đối với vùng được thỏa thuận khai thác chung. Khai thác chung là một thỏa thuận
giữa các quốc gia và về bản chất, quyền được phân chia sản phẩm khai thác của các
quốc gia có nguồn gốc từ việc các quốc gia trước đó đã “góp các quyền” của mình
để hình thành nên thỏa thuận khai thác chung. Tuy nhiên, vấn đề khai thác chung
mà Gault đề cập chưa được đầy đủ. Theo ông, khai thác chung chỉ nhằm khai thác
và thăm dò các nguồn tài nguyên ngoài khơi. Trên thực tế khai thác chung không
chỉ nhằm khai thác và thăm dò tài nguyên thiên nhiên biển mà còn chứa đựng trong

nó những mục tiêu chính trị.
Như vậy, khai thác chung được nhìn nhận dưới nhiều góc độ pháp lý khác
nhau. Tuy nhiên, khai thác chung được coi như một giải pháp làm dịu căng thẳng
chính trị và giúp các nước cùng nhau khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên
nhiên nên cần thiết phải đưa ra một cách hiểu bao quát và thống nhất về khái niệm
khai thác chung.

Zhi guo Gao, “The legal concept and aspects of joint development international law”, Ocean year
book, (13), tr. 111.
6
Gault.I.T (1988), “Joint development of offshore mineral resources – Progress and prospects for
the future”, Natural resources forum, tr. 275.
5


8

Cụm từ “khai thác chung” được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh “Joint
development” nghĩa gốc là “phát triển chung”. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu
Việt Nam thì “khai thác chung” không có nghĩa là hẹp hơn “phát triển chung”. Khai
thác chung cần phải hiểu không đơn thuần chỉ là khai thác chung một tài nguyên
nào đó mà bao gồm cả các hoạt động như thăm dò, nghiên cứu khoa học, quản lý,
bảo vệ môi trường, xây dựng đảo nhân tạo… vì một mục đích cùng phát triển
chung.
Qua việc nghiên cứu các quan điểm về khai thác chung, có thể định nghĩa
khai thác chung như sau: “Khai thác chung là một thỏa thuận quốc tế do hai hay
nhiều quốc gia xác lập nhằm thiết lập cơ chế nhất định để hợp tác thăm dò, khai
thác, bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên tại một vùng biển xác định trên
cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền của quốc gia đối với vùng biển đó và cùng
chia sẻ lợi nhuận một cách công bằng phù hợp với pháp luật quốc tế”.7

1.1.2. Phân loại khai thác chung
 Căn cứ vào đối tƣợng khai thác chung
- Khai thác chung nguồn tài nguyên nhiên nhiên phi sinh vật: Tài nguyên phi
sinh vật là đối tượng khai thác hiện nay chủ yếu là dầu và khí; việc khai thác các
quặng khoáng sản rắn như than, kim loại… ít được thực hiện bởi đòi hỏi công nghệ
hiện đại, chi phí cao hơn nhiều lần so với khai thác trên đất liền và giá trị kinh tế
khai thác được. Tài nguyên dầu và khí là nguồn năng lượng vô cùng quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, có phạm vi sử dụng rộng rãi cho nhiều
ngành công nghiệp. Dầu khí luôn là ngành công nghiệp mũi nhọn và là ngành khai
thác biển quan trọng trên thế giới.
Khai thác dầu khí đòi hỏi phải hiệu quả và nhiều vấn đề khắt khe như: bảo hộ
lao động, bảo vệ môi trường biển, chống ô nhiễm do tràn dầu và các chất thải gây
ra, bảo tồn tài nguyên sinh vật trong khu vực khai thác… Khai thác chung dầu khí
có bản chất là hợp nhất mỏ tài nguyên để bảo đảm khai thác hiệu quả cao và phân

Nguyễn Thị Thanh Thúy (2009), Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.22.
7


9

chia công bằng các lợi ích thu được. Do đó, cần phải đầu tư hoặc thu hút đầu tư để
lựa chọn công nghệ, nhà thầu có kinh nghiệm thăm dò, khai thác, quản lý hiệu quả
các hoạt động thăm dò và khai thác đó.
- Khai thác chung nguồn tài nguyên sinh vật: Tài nguyên sinh vật bao gồm
cá, các loài hải sản khác và tài nguyên thực vật. Khai thác tài nguyên sinh vật không
chỉ đòi hỏi hiệu quả, mà còn phải đáp ứng yêu cầu khai thác bền vững, bảo tồn, duy
trì khả năng sinh sản và phát triển nguồn tài nguyên đó. Việc khai thác tài nguyên
sinh vật phụ thuộc vào các yếu tố như mùa sinh sản, luồng cá, ngư trường, điều kiện

khí hậu, năng lực khai thác của mỗi quốc gia…
Khai thác tài nguyên sinh vật không cần đến công nghệ cao như khai thác
dầu khí và được thực hiện chủ yếu bởi các ngư dân và các doanh nghiệp có đội tàu
khai thác. Hoạt động khai thác của các đội tàu chịu sự quản lý của Nhà nước, đặc
biệt quy định về loại công cụ khai thác và định mức sản lượng khai thác. Khai thác
chung tài nguyên sinh vật có bản chất là hợp nhất ngư trường, hợp tác quản lý việc
khai thác (đánh giá trữ lượng và xác định khả năng cho phép khai thác thực tế, quy
định loại công cụ đánh bắt, xử lý các hành vi khai thác trái phép, thu thuế…) để bảo
tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản và bảo vệ lợi ích của ngư dân. Để làm tốt điều
đó, công tác tuyên truyền và phổ biến các quy định của thỏa thuận khai thác chung
cho các ngư dân là rất quan trọng, đồng thời mỗi Nhà nước cần có chính sách trợ
giúp các ngư dân để tăng cường năng lực khai thác, bảo đảm công bằng về lợi ích
tài nguyên.
- Khai thác chung các nguồn lợi, tiềm năng khác của biển: Trong xu thế phát
triển các hoạt động hợp tác trong các vùng biển giữa các quốc gia, nhằm khai thác
tận dụng tới mức tối đa tiềm năng và lợi ích mà biển và đại dương mang lại thì
trong lĩnh vực khai thác chung, các quốc gia còn hợp tác cùng nhau khai thác tiềm
năng và nguồn lợi của biển trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, du lịch, giao thông
vận tải,…
 Căn cứ vào chủ thể của quan hệ khai thác chung


10

- Khai thác chung hai bên (theo điều ước quốc tế song phương, còn gọi là
khai thác chung song phương). Cho đến nay, thực tiễn các thỏa thuận khai thác
chung phần lớn đều là các điều ước quốc tế song phương. Thỏa thuận khai thác
chung song phương dễ được xác lập vì sự thống nhất ý chí dễ thành công hơn là
việc xác lập các thỏa thuận ba hoặc bốn bên. Cơ chế hợp tác, việc thành lập cơ quan
quản lý chung, cũng như nguyên tắc hoạt động của cơ quan quản lý chung này chỉ

cần đại diện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa hai bên. Song, không phải
trong mọi trường hợp hợp tác song phương tại một vùng biển đều có thể thiết lập
được.
- Khai thác chung nhiều bên (theo điều ước quốc tế đa phương, còn gọi là
khai thác chung đa phương). Khai thác chung nhiều bên chỉ có thể và cần được xác
lập ở những vùng biển liên quan đến quyền chủ quyền của nhiều quốc gia – nhiều
quốc gia đóng góp chủ quyền đối với khu vực khai thác chung đó. Thực ra khả năng
hợp tác khai thác chung nhiều bên cũng chỉ dừng lại ở ba bên hoặc bốn bên và vùng
khai thác chung sẽ được xác lập là vùng biển yêu sách chồng lấn của các bên, có
tiềm năng khai thác tài nguyên thiên nhiên biển. Thỏa thuận khai thác chung nhiều
bên khó xác lập hơn thỏa thuận khai thác chung hai bên, cơ chế hợp tác hay phối
hợp cũng phức tạo hơn vì liên quan đến lợi ích của nhiều bên. Mặc dù vậy, đặc biệt
đối với vùng biển đang tranh chấp chưa có đường ranh giới phân định biển, cơ chế
thỏa thuận hợp tác nhiều bên có khả năng bảo đảm được yếu tố bình đẳng chủ
quyền và tự do ý chí thực sự của các bên trong quá trình đàm phán xác lập và thực
hiện thỏa thuận khai thác chung.
 Căn cứ vào các tiêu chí khác
- Căn cứ vào vị trí của vùng khai thác chung, hoạt động khai thác chung có
thể được phân chia thành: i) khai thác chung ở vùng biển nơi chưa có đường ranh
giới phân định biển; ii) khai thác chung ở vùng biển nơi đã có đường ranh giới phân
định biển, và vùng khai thác chung ở vùng biển thuộc chủ quyền của một quốc gia
nhất định.


11

- Căn cứ vào tiêu chí mục tiêu khai thác chung, có thể phân định các loại
hình: i) Khai thác chung vì mục đích lợi nhuận kinh tế; ii) Khai thác chung kết hợp
mục đích lợi nhuận và mục đích khác; iii) Khai thác chung đa mục tiêu.
- Căn cứ vào tiêu chí về phương thức quản lý, hoạt động khai thác chung có

thể được phân chia thành: i) Khai thác chung được quản lý bởi Chính phủ các quốc
gia; ii) Khai thác chung được quản lý bởi cơ quan, tổ chức được Nhà nước ủy
quyền. 8
1.2. Khái quát về hợp tác đánh cá chung trên biển
1.2.1. Khái niệm hợp tác đánh cá chung trên biển
Hợp tác đánh cá chung trên biển là một dạng của khai thác chung, trên cơ sở
nghiên cứu các quan điểm về khai thác chung, có thể hiểu “hợp tác đánh cá chung
trên biển là sự thỏa thuận của hai hay nhiều quốc gia đối với một vùng biển xác
định nhằm thiết lập cơ chế quản lý để thực hiện hoạt động đánh cá trên cơ sở bình
đẳng, tôn trọng chủ quyền của quốc gia đối với vùng biển đó và cùng chia sẻ lợi
nhuận một cách công bằng phù hợp với pháp luật quốc tế”.
Hợp tác đánh cá chung trên biển có một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, hợp tác đánh cá chung trên biển là một thỏa thuận quốc tế được
xác lập giữa các quốc gia, hoặc giữa các công ty được Nhà nước cho phép hay ủy
quyền ký kết với danh nghĩa Nhà nước, về việc cùng hợp tác khai thác một trong
các tài nguyên biển để phát triển, chịu sự điều chỉnh của Luật quốc tế hiện đại. Hợp
tác của các quốc gia trên cơ sở Hiệp định được coi là đặc trưng cơ bản nhất của việc
hợp tác đánh cá chung.
Điều 74 và Điều 83 Công ước 1982 khuyến nghị các quốc gia ven biển, trên
tinh thần hợp tác và hiểu biết lẫn nhau hướng đến một dàn xếp tạm thời có tính chất
thực tiễn trong trường hợp các quốc gia chưa có được sự thỏa thuận dứt khoát về
phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Trên thực tế việc xác lập và thực
hiện các dàn xếp tạm thời như thỏa thuận hợp tác đánh cá chung không phải là một

Nguyễn Bá Diến (chủ biên, 2009), Hợp tác khai thác chung trong luật biển quốc tế những vấn đề
lí luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr. 47-50.
8


12


nghĩa vụ bắt buộc của Công ước 1982 quy định cho các quốc gia và cũng không
phải là một nghĩa vụ theo tập quán quốc tế. Mặc dù vậy, khi các quốc gia ký kết các
thỏa thuận hợp tác đánh cá chung trên biển thì đây sẽ là quan hệ pháp luật chịu sự
điều chỉnh của Luật quốc tế.
Thỏa thuận hợp tác đánh cá chung trên biển được thể hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau như Hiệp định, Thỏa thuận ghi nhớ (MOU)… đều là các điều ước
quốc tế được ký kết bởi các quốc gia bình đẳng về chủ quyền trên cơ sở hợp tác
đánh cá. Luật quốc tế hiện đại điều chỉnh việc ký kết, nội dung thỏa thuận, hiệu lực
và việc thực thi các thỏa thuận hợp tác đánh cá chung theo các nguyên tắc cơ bản
của luật quốc tế như: nguyên tắc tự nguyện, nội dung thỏa thuận không được vi
phạm các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại, các quốc gia có nghĩa vụ
thực hiện đúng các nội dung đã cam kết.
Thứ hai, hợp tác đánh cá chung trên biển là một thỏa thuận mang tính tạm
thời được các quốc gia lựa chọn như một phương thức hữu hiệu nhằm giảm thiểu
các xung đột giữa các bên, khai thác và quản lý hiệu quả nguồn thủy sản trong khu
vực. Các thỏa thuận này không ảnh hưởng đến lập trường của các quốc gia về yêu
sách chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền chủ quyền và tài phán của quốc gia ven
biển đối với vùng đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa, không ảnh hưởng đến
kết quả phân định cuối cùng trong tương lai.
Các thỏa thuận khai thác chung nói chung và thỏa thuận hợp tác đánh cá
chung trên biển nói riêng đa số đều là các dàn xếp tạm thời và mang tính thời hạn và
không nhất thiết phải là một cam kết lâu dài hay vĩnh viễn như các thỏa thuận về
phân định biển. Thỏa thuận hợp tác đánh cá chung trên biển dẫn đến thiết lập một
quan hệ pháp lý dựa trên sự bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia, và do đó, nội
dung các thỏa thuận thường có điều khoản tuyên bố có tính chất bảo lưu về quyền
chủ quyền và xác định thời hạn cho quan hệ hợp tác đánh cá chung.
Thứ ba, hợp tác đánh cá chung trên biển được thực hiện trên cơ sở tự
nguyện. Do đó, các hiệp định hợp tác đánh cá chung cũng như các mô hình hợp tác



13

đánh cá chung cũng hết sức đa dạng và được áp dụng một cách mềm dẻo phù hợp
với đặc điểm địa lý khu vực, tình hình chung của các quốc gia.
Thứ tƣ, thỏa thuận hợp tác đánh cá chung trên biển thường được áp dụng tại
khu vực chồng lấn mà đường biên giới chưa được phân định hoặc ở khu vực có trữ
lượng thủy sản lớn song đường biên giới trên biển lại nằm vắt ngang. Việc hợp tác
đánh cá chung tại các khu vực này sẽ giúp tối ưu hóa việc quản lý và khai thác hiệu
quả nguồn lợi hải sản.
Thứ năm, hợp tác đánh cá chung trên biển là một thỏa thuận để thiết lập một
cơ chế hợp tác cùng tiến hành hoạt động nghiên cứu trữ lượng thủy sản, khai thác
và quản lý nguồn lợi này từ đó có một sự chia sẻ công bằng lợi ích thu được theo
một tỷ lệ nhất định. Đây là vấn đè vừa mang tính pháp lý, vừa mang tính lợi ích
kinh tế.
Tùy thuộc vào nội dung hợp tác mà các bên định ra một quy chế quản lý
riêng cho khu vực hợp tác. Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn mô hình quản lý hợp
tác cho phù hợp với tình hình thực tiễn vùng biển tranh chấp.
1.2.2. Phân loại hợp tác đánh cá chung trên biển
Có rất nhiều thỏa thuận về hợp tác đánh cá chung trên biển đã được kí kết
giữa các quốc gia trên thế giới, trong đó có thể phân định thành 3 nhóm sau:
Nhóm 1: Các thỏa thuận về hợp tác đánh cá được ghi nhận trong các thỏa
thuận song phương về khai thác chung dầu và khí gas: Thỏa thuận I-ran/ Sharjah
năm 1971 về các nguồn tài nguyên dầu mỏ; Thỏa thuận Malaysia/ Thái Lan năm
1979 về việc chính thức hóa các nguồn tài nguyên ở đáy biển trong vùng đã được
xác định của hai nước trong Vịnh Thái Lan; Thỏa thuận Nhật Bản/ Hàn Quốc năm
1974 liên quan đến việc khai thác chung phần phía Nam của vùng liền kề thềm lục
địa của hai nước;…
Nhóm 2: Các thỏa thuận đánh cá ở vùng biển cả: Nghị định thư Cá hồi hồng
(Salmon Pink) năm 1957; Công ước đánh bắt cá hồi trên sông Fraser; Công ước về

săn bắt cá voi quốc tế năm 1946, thành lập nên Ủy ban cá voi quốc tế (IWC); Công
ước năm 1949 liên quan đến việc thiết lập một Ủy ban quốc tế để điều tra về cá ngừ;


14

Công ước quốc tế năm 1952 về ngư trường cá tại vùng biển lớn (high seas fisheries)
ở Bắc Thái Bình Dương, thành lập Ủy ban nghề cá Bắc Thái Bình Dương (IPHC);
Công ước năm 1956 liên quan đến ngư trường cá trên các biển lớn của Tây Bắc
Thái Bình Dương, thành lập Hội đồng nghề cá Tây Bắc Thái Bình Dương (NPFSC);
Công ước năm 1959 liên quan đến việc đánh bắt cá ở Biển Đen, thành lập Ủy ban
chung về Biển Đen;…
Nhóm 3: Các thỏa thuận đánh cá ở vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia:
Hiệp ước Ác-hen-ti-na/ Urugoay về dòng sông La Plata và các giới hạn trên biển
năm 1975; Thỏa thuận nghề cá Canada/ Hoa Kỳ năm 1977; Thỏa thuận giữa
Côlômbia/ Cộng hòa Dominica về Tuyên bố về các vùng trên biển, đáy biển và sự
hợp tác trên biển năm 1978; Thỏa thuận Nga/ Nauy về việc dàn xếp tạm thời việc
đánh bắt cá trong vùng tiếp giáp trong biển Barent năm 1978; Hiệp ước Ô-xtơ-râyli-a/ Papua Niu Ghi-nê về chủ quyền và các đường biên giới trên biển trong khu vực
giữa hai nước năm 1978; Thỏa thuận nghề cá Tri-ni-dad và To-ba-go/ Vê-nê-zu-ê-la
năm 1985; Thỏa thuận Thụy Điển/ Nga về các nguyên tắc phân chia của các vùng
biển trong biển Baltic năm 1988…9
1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi thỏa thuận hợp tác đánh cá
chung trên biển
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, việc thiết lập và thực thi có hiệu
quả các thỏa thuận hợp tác khai thác chung giữa các quốc gia là kết quả của rất
nhiều yếu tố tổng hợp và cần phải có sự nghiên cứu và đầu tư thỏa đáng từ phía các
nhà nước, các tổ chức và cá nhân hữu quan. Trong đó các yếu tố sau sẽ tác động rất
lớn đến việc thiết lập cũng như thực hiện các thỏa thuận hợp tác đánh cá:
- Mối quan hệ giữa các quốc gia hữu quan; thiện chí của các bên về vấn đề
hợp tác cùng phát triển. Trong yếu tố này, ý chí chính trị của các nhà nước có vai

trò và ý nghĩa rất quan trọng chi phối việc thiết lập hay hủy bỏ quan hệ hợp tác đánh
cá chung. Thực tiễn cho thấy, mặc dù một số vùng biển có nhiều điều kiện và khả
nặng cho việc hợp tác đánh cá nhưng nếu các nhà nước hữu quan không tích cực
9

Nguyễn Bá Diến, tlđd chú thích 8, tr. 188-190.


15

hoặc có đường lối quan điểm không giống nhau thì quan hệ hợp tác đánh cá cũng sẽ
không thể thiết lập được.
- Chính sách, pháp luật biển quốc gia tham gia hợp tác đánh cá chung: đây là
cơ sở pháp lý cho việc hình thành các thỏa thuận đánh cá chung. Bên cạnh các quy
định của pháp luật quốc tế được sử dụng làm căn cứ chung, chính sách pháp luật
biển quốc gia cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc góp phần điều chỉnh
các vấn đề cụ thể trong cơ chế hợp tác đánh cá chung, như: hoạch định vùng biển
hợp tác chung, thành lập cơ quan quản lý chung, xác định các quyền và nghĩa vụ
của các bên tham gia quan hệ hợp tác đánh cá chung…
- Điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực tài chính,
nguồn nhân lực tham gia thực thi hoạt động hợp tác đánh cá chung: các quốc gia
tham gia quan hệ hợp tác đánh cá chung cần có đầy đủ các điều kiện nêu trên để
đảm bảo việc thực thi thỏa thuận hợp tác đã được thiết lập thông qua cơ chế đàm
phán, thương lượng giữa các bên. Thực tiễn cho thấy, nếu các điều kiện này của mỗi
quốc gia tham gia hợp tác mà ngang bằng nhau hoặc không quá chênh lệch thì việc
thực thi thỏa thuận hợp tác sẽ được thuận lợi, ít phát sinh những vấn đề khó khăn
cần phải giải quyết. Đây cũng chính là lý do vì sao mỗi quốc gia khi tính đến việc
thiết lập quan hệ hợp tác đánh cá chung với (các) quốc gia khác đều cần phải tính
toán và chú trọng đến những điều kiện này như là yếu tố đảm bảo sự thành công của
hoạt động hợp tác.

- Trình độ khoa học, nhận thức của đội ngũ chuyên gia tham gia hoạt động
đàm phán, ký kết và thực thi thỏa thuận hợp tác đánh cá chung: hợp tác đánh cá
chung là vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi đội ngũ chuyên gia tham gia đàm phán, ký
kết và thực thi phải am hiểu đầy đủ các kiến thức, kinh nghiệm chung và riêng một
cách toàn diện về các lĩnh vực kinh tế, chính trị - ngoại giao, khoa học kỹ thuật có
liên quan đến các vấn đề trên biển. Đây có thể coi là một trong những yếu tố quan
trọng quyết định sự thành bại của một thỏa thuận hợp tác đánh cá chung. Bất kỳ sự
kém cỏi nào về phẩm chất và trình độ của đội ngũ chuyên gia này đều ảnh hưởng
nghiêm trọng đến kết quả đàm phán nội dung các thỏa thuận hợp tác, vì họ có thể


16

vô tình hay cố ý gây ra những điều bất lợi cho quyền và lợi ích quốc gia mình trong
quan hệ hợp tác với (các) quốc gia khác.
- Cơ chế hợp tác quốc tế, phối hợp trong nước phục vụ các hoạt động trong
tiến trình đàm phán, ký kết và thực thi thỏa thuận hợp tác đánh cá chung: hoạt động
hợp tác đánh cá chung mặc nhiên đòi hỏi các quốc gia hữu quan (là một bên của
thỏa thuận) phải huy động tổng lực nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều tổ chức và cá
nhân tham gia không chỉ ở phạm vi trong nước mà cả ở phạm vi quốc tế (khu vực).
Trong bối cảnh như vậy, một cơ chế hợp tác hiệu quả trong phạm vi quốc gia sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập và thực thi có hiệu quả (các) thỏa thuận hợp
tác đánh cá chung; bởi hoạt động hợp tác trên biển có liên quan đến nhiều lĩnh vực
quản lý nhà nước khác nhau (quản lý tài nguyên, môi trường biển, nghiên cứu khoa
học, an ninh quốc phòng, giao thông vận tải, du lịch, ngoại giao, tư pháp, quản lý
hành chính,…) và do đó đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều bộ phận trong thiết chế bộ
máy của một nhà nước, kể cả người dân vùng ven biển của quốc gia đó.
Đây là những yếu tố căn bản mà mỗi quốc gia cần phải có để tiến hành các
hoạt động đàm phán, ký kết và thực hiện các thỏa thuận hợp tác đánh cá chung với
quốc gia liên quan. Chúng sẽ tạo ra một nội lực tổng hợp đảm bảo sự thành công và

ý nghĩa của hoạt động hợp tác đánh cá chung; vừa mang lại những lợi ích kinh tế xã hội nhất định vừa giữ vững an ninh, chủ quyền quốc gia và góp phần khẳng định
vị thế của mình trong khu vực và trên trường quốc tế.
1.2.4. Vai trò của hợp tác đánh cá chung trên biển
Biển có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người và sự phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia. Biển cung cấp nguồn tài nguyên vô cùng quý giá.
Ngày nay, khi nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, con người càng nhận thức được
vai trò thiết yếu của biển trong mối liên hệ trực tiếp đối với mọi mặt của đời sống,
kinh tế, xã hội… Điều đó đã góp phần thúc đẩy các quốc gia không ngừng tìm cách
để mở rộng thẩm quyền của mình ra biển, đây là một trong các nguyên nhân dẫn
đến phát sinh tranh chấp về chủ quyền giữa các quốc gia ven biển. Bên cạnh đó, sự
ra đời của Công ước 1982 với việc mở rộng quyền tài phán của quốc gia ven biển


17

trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cũng là một nguyên nhân dẫn tới tranh
chấp chủ quyền tại những vùng biển hẹp giữa các nước có bờ biển đối diện, tiếp liền
nhau.
Hơn thế, cá lại đóng vai trò là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng. Lượng
protein từ cá chiếm khoảng 22,3% trong bữa ăn hàng ngày ở Châu Á và con số này
chỉ là 16,1% trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc
(FAO) cảnh báo trữ lượng cá ở phía Tây Biển Đông đang bị khai thác quá mức.
Điều đó có nghĩa, sản lượng từ khai thác cá hoặc đang ở mức cao nhất hoặc đang có
xu hướng giảm; và một vài khu khai thác cá đã cạn kiệt.10
Chính những điều này đã làm cho các tranh chấp trên biển vốn đã căng thẳng
lại càng căng thẳng hơn. Sự căng thẳng của các quốc gia không những gây ra những
xung đột về chính trị mà còn cản trở quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên biển
khiến cho quá trình khai thác bị ngừng trệ, làm ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn lợi
kinh tế của các quốc gia.
Tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến vấn đề khai thác tài nguyên biển

nói chung và khai thác các nguồn lợi hải sản nói riêng thường xảy ra ở những khu
vực chưa có đường biên giới phân định biển, hoặc ở nơi tập trung trữ lượng hải sản
lớn mà có đường biên giới vắt qua. Trong khi chờ phân định biển, hợp tác đánh cá
chung là giải pháp phù hợp. Bởi trong khi chưa xác định được đường biên giới, nếu
để tranh chấp kéo dài có thể sẽ làm phát sinh những tranh chấp, bất đồng mới làm
ảnh hưởng đến quan hệ giữa các bên liên quan. Để làm dịu những căng thẳng chính
trị giữa các quốc gia, giúp duy trì hòa bình, ổn định khu vực, làm giảm xung đột và
va chạm trong khu vực tranh chấp, các quốc gia thường tìm đến một giải pháp tạm
thời – khai thác chung.
Hợp tác để cùng khai thác chung không làm ảnh hưởng tới yêu sách của các
bên tại khu vực tranh chấp bởi đó là giải pháp mang tính tạm thời. Hợp tác đánh cá
chung giúp các quốc gia có thể cùng nhau đánh bắt cá mà không trái với pháp luật
Will Rogers (2012), “Vai trò của tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông”, Nghiên cứu Biển Đông,
tại địa chỉ: ngày truy cập 4/7/2017.
10


18

quốc tế. Hơn nữa, tại khu vực đã có đường ranh giới xác định nhưng các quốc gia
có nhu cầu đánh cá chung thì đây được coi là một giải pháp nhằm tối ưu hóa phát
triển nguồn lợi hải sản và đảm bảo lợi ích hợp pháp của các bên trong khu vực này.
Như vậy có thể thấy, hợp tác đánh cá chung trên biển là một trong những
biện pháp hữu hiệu, phù hợp với những nguyên tắc, quy định của luật pháp quốc tế.
Nó vừa là giải pháp dung hòa lợi ích của các bên nhằm khuyến khích đầu tư cùng
nhau phát triển và khai thác nguồn lợi hải sản vừa có vai trò quan trọng trong quá
trình giải quyết phân định biển nói riêng cũng như duy trì hòa bình, ổn định an ninh
quốc tế.
1.3. Mô hình hợp tác đánh cá chung trên biển điển hình ở một số nƣớc
Từ xưa đến nay có rất nhiều quan điểm về hợp tác đánh cá chung, cụ thể:

- Hợp tác đánh cá chung là việc các quốc gia cùng hưởng chủ quyền trong
khu vực hợp tác. Theo quan điểm này, hợp tác đánh cá chung là phương thức hợp
tác đặc biệt giữa hai bên hay nhiều bên cùng nhau có chủ quyền với vùng biển nhất
định nhằm nghiên cứu trữ lượng cá, mùa sinh sản,… để đánh bắt có hiệu quả tại khu
vực này. Có nghĩa, các nước tham gia đánh bắt phải là các quốc gia có chủ quyền,
quá trình tiến hành đánh bắt chung là quá trình các quốc gia hữu quan cùng nhau
thực thi chủ quyền chung để đánh cá một cách hiệu quả nhất.
- Hợp tác đánh cá chung là việc các quốc gia cùng hưởng lợi ích kinh tế.
Chính nhu cầu khai thác hải sản để phát triển kinh tế khiến các quốc gia cùng nhau
đánh cá ở vùng biển tranh chấp để cùng hưởng lợi ích kinh tế. Việc các bên cùng
đánh cá không có nghĩa là các bên từ bỏ chủ quyền đối với vùng biển tranh chấp mà
là cùng nhau đánh bắt và tạm nhượng bộ một phần chủ quyền để dành lấy lợi ích
kinh tế cho quốc gia.
Từ những quan niệm khác nhau về hợp tác đánh cá chung cùng với tình hình
tranh chấp thực tế của từng khu vực đã xuất hiện một số mô hình hợp tác đánh cá
chung:
- Mô hình quản lý siêu quốc gia: Là mô hình mà việc quản lý khu vực tranh
chấp tiến hành hợp tác đánh cá chung được giao cho một cơ cấu siêu quốc gia, hai


×